Tài liệu Vấn đề sở hữu ruộng đất ở huyện Hà Châu, tỉnh Hà Tiên nửa đầu thế kỷ XIX qua nghiên cứu tư liệu địa bạ năm minh mạng thứ 17 (1836): An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 23 – 36
23
VẤN ĐỀ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN HÀ CHÂU, TỈNH HÀ TIÊN
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX QUA NGHIÊN CỨU TƯ LIỆU ĐỊA BẠ
NĂM MINH MẠNG THỨ 17 (1836)
Bùi Hoàng Tân1
1Trường Đại học Cần Thơ
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 06/02/2018
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
08/05/2018
Ngày chấp nhận đăng:
06/2018
Title:
Towards the land ownership in
Ha Chau district, Ha Tien
province in the first half of the
nineteenth century through
cadastral registers of Minh
Mang dynasty 17 (1836)
Keywords:
Ha Chau district, Ha Tien
province, the land ownership,
cadastral register, Minh Mang
dynasty
Từ khóa:
Huyện Hà Châu, tỉnh Hà Tiên,
sở hữu ruộng đất, địa bạ,
Minh Mạng
ABSTRACT
Ha Chau district, Ha Tien province in the first half of the 19th century was
one of the new lands to be explored. Although the land area is quite large,
but not much for the cultivation. Basically, the ownership of land ...
14 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề sở hữu ruộng đất ở huyện Hà Châu, tỉnh Hà Tiên nửa đầu thế kỷ XIX qua nghiên cứu tư liệu địa bạ năm minh mạng thứ 17 (1836), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 23 – 36
23
VẤN ĐỀ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN HÀ CHÂU, TỈNH HÀ TIÊN
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX QUA NGHIÊN CỨU TƯ LIỆU ĐỊA BẠ
NĂM MINH MẠNG THỨ 17 (1836)
Bùi Hoàng Tân1
1Trường Đại học Cần Thơ
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 06/02/2018
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
08/05/2018
Ngày chấp nhận đăng:
06/2018
Title:
Towards the land ownership in
Ha Chau district, Ha Tien
province in the first half of the
nineteenth century through
cadastral registers of Minh
Mang dynasty 17 (1836)
Keywords:
Ha Chau district, Ha Tien
province, the land ownership,
cadastral register, Minh Mang
dynasty
Từ khóa:
Huyện Hà Châu, tỉnh Hà Tiên,
sở hữu ruộng đất, địa bạ,
Minh Mạng
ABSTRACT
Ha Chau district, Ha Tien province in the first half of the 19th century was
one of the new lands to be explored. Although the land area is quite large,
but not much for the cultivation. Basically, the ownership of land in Ha Chau
district is small and fragmented, not similar to other areas in the South of
Vietnam. Basing on the data shown in the cadastral register of Ha Chau
district, the author has analyzed and highlighted some basic issues of land
ownership in Ha Chau. In addition, this paper would give a recommendation
for further studying on the national sovereignty in the Southwest frontier in
the relationship between Dai Nam and Chan Lap in the nineteenth century
TÓM TẮT
Huyện Hà Châu, tỉnh Hà Tiên ở nửa đầu thế kỉ XIX là một trong những vùng
đất mới được khai phá, tuy có diện tích lãnh thổ tương đối lớn nhưng diện
tích canh tác thực sự chưa nhiều. Về cơ bản, sở hữu ruộng đất ở huyện Hà
Châu với quy mô nhỏ lẻ và manh mún, chưa đạt mức độ cực đại về tập trung
ruộng đất như các khu vực khác ở Nam bộ. Thông qua khai thác và nghiên
cứu nguồn tư liệu địa bạ huyện Hà Châu, tác giả đã phân tích và làm nổi bật
một số vấn đề cơ bản về sở hữu ruộng đất nơi đây. Ngoài ra, bài viết còn có
ý nghĩa trong việc gợi mở nghiên cứu mới về xác lập chủ quyền lãnh thổ ở
vùng biên giới Tây Nam trong mối quan hệ giữa Đại Nam và Chân Lạp ở thế
kỉ XIX.
1. GIỚI THIỆU
Sở hữu ruộng đất là một trong những nội dung
quan trọng của nghiên cứu lịch sử Việt Nam, bởi
nó chứa đựng những biến động to lớn và sâu sắc
về sự phát triển lãnh thổ và văn hóa dân tộc. Đối
với huyện Hà Châu, tỉnh Hà Tiên ở nửa đầu thế
kỷ XIX có nhiều điểm khác biệt trong sở hữu
ruộng đất do những đặc trưng về điều kiện tự
nhiên và tình hình chính trị - xã hội. Do vậy,
nghiên cứu về vấn đề sở hữu ruộng đất ở huyện
Hà Châu nửa đầu thế kỷ XIX không chỉ nhằm làm
rõ những đặc điểm trong sở hữu ruộng đất ở một
địa phương Nam bộ mà còn góp phần làm sáng tỏ
những điểm nổi bật của quá trình quản lý và thực
thi chủ quyền lãnh thổ của triều Nguyễn ở vùng
đất biên giới trọng yếu này.
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 23 – 36
24
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp
phương pháp logic, tác giả đã tiếp cận, đối chiếu
và phân tích nguồn sử liệu triều Nguyễn và tư liệu
địa bạ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I – Hà Nội,
đặc biệt là 44 đơn vị địa bạ huyện Hà Châu[1]
được lập vào năm Minh Mạng thứ 17. Thông qua
đó, từng bước cung cấp các luận cứ khoa học để
đem lại kết quả nghiên cứu học thuật mang tính
khách quan nhất.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Khái quát về huyện Hà Châu nửa đầu thế
kỷ XIX
Trước thế kỷ XIX, vùng đất Hà Châu thuộc địa
phận của vương quốc Phù Nam, sau khi vương
quốc Phù Nam sụp đổ đã bị người Chân Lạp tiếp
quản. Song, họ chưa thực sự làm chủ và tổ chức
hoạt động canh tác ở nơi này và cơ bản đây vẫn là
vùng đất hoang. Đến khoảng đầu thế kỷ XVIII,
Mạc Cửu và dòng họ Mạc đến định cư và mở
mang đất Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau và Phú
Quốc, bao gồm cả phần đất đai thuộc Hà Châu sau
này. Năm 1708, Mạc Cửu đã quy phục chính
quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ đây toàn
bộ đất đai ở trấn Hà Tiên, bao gồm cả phần đất Hà
Châu chính thức thuộc chủ quyền của Việt Nam
dưới thời chúa Nguyễn. Cuối thế kỷ XVIII, dưới
sự tác động từ tình hình bất ổn về chính trị trong
nước, đặc biệt là cuộc nội chiến Tây Sơn với
chính quyền chúa Nguyễn thì Hà Châu thuộc
quyền kiểm soát của chính quyền Tây Sơn.
Đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Ánh đã khôi phục lại
triều Nguyễn, khi đó đã “lấy Mạc Tử Thiêm làm
cai Cai cơ trấn thủ trấn Hà Tiên, lại ở trấn ấy. Sai
gọi nhân dân về ở, tha bớt cho thuế đinh điền”
(Trịnh Hoài Đức, 1998, tr. 135). Như vậy, dưới
thời vua Gia Long, đất Hà Châu vẫn thuộc quyền
quản lý của trấn Hà Tiên. Năm 1825, vua Minh
Mạng cho bỏ cấp đạo và đặt đơn vị hành chính
huyện Hà Tiên quản lý hai tổng Hà Thanh và tổng
Hà Nhuận “bắt đầu đặt huyện Hà Tiên, lĩnh 2 tổng
(Hà Thanh và Hà Nhuận)” (Quốc Sử quán triều
Nguyễn, 2006, Đại Nam thực lục [ĐNTL], t. 2, tr.
462). Năm 1826 cho sáp nhập huyện Hà Tiên vào
phủ An Biên. Năm 1832, đổi tên phủ An Biên
thành phủ Khai Biên đồng thời đổi tên huyện Hà
Tiên thành huyện Hà Châu và giao cho phủ Khai
Biên quản lý “tỉnh Hà Tiên: thống trị phủ Khai Biên
và 3 huyện Hà Châu, Long Xuyên, Kiên Giang. Phủ
Khai Biên nguyên là phủ An Biên đổi ra; huyện Hà
Châu nguyên là huyện Hà Tiên đổi ra” (Quốc Sử
quán triều Nguyễn, 2006, ĐNTL, t. 3, tr. 394).
Địa danh Hà Châu được ghi nhận lầu đầu tiên trong
sử sách triều Nguyễn năm 1832. Căn cứ vào ghi
chép của Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC), địa
giới của huyện Hà Châu ở nửa đầu thế kỷ XIX
“huyện Hà Châu: đông tây cách nhau 27 dặm, nam
bắc cách nhau 42 dặm, phía đông đến địa giới huyện
Hà Âm tỉnh An Giang 25 dặm, phía tây giáp biển 2
dặm, phía nam giáp địa giới huyện Kiên Giang 22
dặm, phía bắc đến địa giới Cao Miên 20 dặm”
(Quốc Sử quán triều Nguyễn, 2006, ĐNNTC, t. 5,
tr. 8). Kết hợp với ghi chép trong 44 tập địa bạ
huyện Hà Châu, có thể xác định địa hạt quản lý của
huyện Hà Châu gồm 5 tổng: Hà Nhuận, Hà Thanh,
Nhuận Đức, Thanh Di và Phú Quốc, trong đó Phú
Quốc là tổng hải đảo duy nhất. Năm 1867, khi
Pháp chiếm 3 tỉnh Nam Kỳ, đồng nghĩa đất đai ở
Hà Châu nằm trong tay thực dân Pháp.
Căn cứ vào cách xác định “tứ cận giáp giới” kết hợp
với bản đồ [2], địa phận huyện Hà Châu nửa đầu thế
kỷ XIX về cơ bản tương ứng với địa giới của thị
xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương và huyện đảo Phú
Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay; phần đất
các tổng Hà Nhuận và Nhuận Đức tương ứng với
địa giới các huyện Banteay Meas, Kampong Trach
của tỉnh Kampot, huyện Kiri Vong của tỉnh Takéo
và thành phố Keb thuộc lãnh thổ Campuchia hiện
nay.
3.2 Sở hữu ruộng đất ở huyện Hà Châu, tỉnh
Hà Tiên nửa đầu thế kỷ XIX
3.2.1 Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước
* Về phân loại
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 23 – 36
25
Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước ở huyện Hà
Châu bao gồm quan điền, quan thổ và công điền,
công thổ. Trong đó:
Quan điền, quan thổ là loại ruộng đất thuộc sở
hữu công do nhà nước trực tiếp quản lý. Quan
điền do các cơ binh đồn trú khai khẩn, chủ yếu là
quan sơn điền. Quan thổ chủ yếu là đất trồng tiêu
của tư nhân bị bỏ hoang.
Công điền, công thổ là ruộng đất thuộc sở hữu
nhà nước được phân giao cho xã, thôn canh tác và
nộp thuế theo hạng ruộng đất công đã quy định.
Công điền được ghi trong địa bạ là bản thôn đồng
canh, bản xã đồng canh. Công thổ chủ yếu là đất
dân cư “những dân cư, chỗ nào là đất hoang và gò
đống, trong sổ không ghi người nào trước đã nộp
thuế thì liệt làm hạng đất dân cư, miễn thuế; nếu
có chủ khai nhận, thì cho dân đánh giá, nộp thuế
theo hạng đất công” (Quốc Sử quán triều Nguyễn,
2006, ĐNTL, t. 4, tr. 983).
* Về diện tích
Qua thống kê 44 địa bạ huyện Hà Châu cho thấy,
diện tích ruộng đất công ở huyện Hà Châu là 158
mẫu chiếm 21,48% tổng diện tích ruộng đất của
huyện.
Bảng 1. Thống kê diện tích ruộng đất công
Đơn vị tính: mẫu. sào. thước. tấc [3]
TT Tổng Tổng diện tích Ruộng đất công Tỉ lệ %
1 Hà Nhuận 48.7. 2.6 2.7. 1.5 5,56
2 Hà Thanh 255.2. 0.1 109.5. 7.1 42,93
3 Nhuận Đức 88.3.14.0 15.2. 2.7 17,22
4 Phú Quốc 17.3.11.3 11.3. 4.5 65,21
5 Thanh Di 329.0. 1.4 19.8. 9.5 6,04
Tổng cộng 738.6.14.4 158.6.10.3 21,48
Nguồn: Địa bạ huyện Hà Châu năm Minh Mạng thứ 17 (1836)
Theo đó, tổng Hà Thanh có diện tích ruộng đất
công nhiều nhất huyện với hơn 109 mẫu. Tổng Hà
Thanh có vị trí tiếp giáp với sông Giang Thành
nối liền đầm Đông Hồ và nhiều kênh rạch thông
ra biển nên việc khai khẩn đất đai của quân đồn
trú dễ dàng hơn. Mặt khác, đây còn nơi đặt lỵ sở
của tỉnh Hà Tiên “trước kia tỉnh lỵ Hà Tiên ở xã
Mỹ Đức huyện Hà Châu, năm Minh Mệnh thứ 9
dời đến thủ sở Giang Thành, năm thứ 14 lại dời về
chỗ cũ” (Quốc Sử quán triều Nguyễn, 2006,
ĐNNTC, t. 5, tr. 12). Do vậy, dân cư tập trung
sinh sống đông đúc ở khu vực trung tâm, căn cứ
theo nguyên tắc lập công thổ thì đất dân cư ở
huyện Hà Châu được xác định là công thổ. Vì thế,
tổng Hà Thanh có diện tích ruộng đất công lớn
hơn so với các tổng còn lại của huyện Hà Châu.
Trong khi đó, tổng Hà Nhuận có diện tích ruộng
đất công nhỏ nhất huyện Hà Châu với khoảng 2
mẫu. Địa phận của tổng Hà Nhuận ở nửa đầu thế
kỷ XIX tương ứng với các phần đất thuộc lãnh thổ
Campuchia tiếp giáp với biên giới Việt Nam tại
thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ngày nay, do điều
kiện tự nhiên ở khu vực này còn nhiều khó khăn
nên việc thực hiện chính sách khai hoang của nhà
nước còn nhiều hạn chế. Mặt khác, tình hình xã
hội nơi đây luôn xáo trộn, mãi đến năm 1836 phần
lớn các xã thôn mới được tái lập và đo đạc ruộng
đất. Vì thế, quá trình khai hoang cũng gần như
phải thực hiện lại từ đầu.
Riêng tổng Phú Quốc, diện tích ruộng đất công,
chủ yếu là công thổ chiếm tỉ lệ lớn so với tổng
diện tích ruộng đất của tổng. Phú Quốc là hải đảo
nên thuận lợi cho đánh bắt thủy hải sản và là nơi
diễn ra các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa.
Chính vì thế, phần lớn đất đai của tổng Phú Quốc
là đất dân cư được xếp vào hạng công thổ.
Cơ cấu diện tích giữa quan điền, quan thổ và công
điền, công thổ, như sau:
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 23 – 36
26
Bảng 2. So sánh diện tích quan điền, quan thổ và công điền, công thổ ở huyện Hà Châu
Đơn vị tính: mẫu. sào. thước. tấc
TT Tổng Quan điền, quan thổ Tỉ lệ % Công điền, công thổ Tỉ lệ %
1 Hà Nhuận - 0 2.7. 1.5 5,56
2 Hà Thanh 74.9. 6.9 29,37 34.6. 0.2 13,56
3 Nhuận Đức 15.2. 2.7 17,22 - 0
4 Phú Quốc - 0 11.3. 4.5 65,21
5 Thanh Di 18.0. 1.9 5,48 1.8. 7.6 0,56
Tổng cộng 108.1.11.5 14,64 50.4.13.8 6,84
Nguồn: Địa bạ huyện Hà Châu năm Minh Mạng thứ 17 (1836)
Theo đó, huyện Hà Châu chỉ có 3 tổng Hà Thanh,
Nhuận Đức và Thanh Di có diện tích quan điền,
quan thổ nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng diện
tích các loại ruộng đất của huyện. Trong đó, tổng
Hà Thanh có diện tích quan điền, quan thổ khá
lớn và chiếm tỉ lệ cao (69,28%) so với tổng diện
tích quan điền, quan thổ ở huyện Hà Châu. Mặc
dù tổng Thanh Di có diện tích quan điền, quan thổ
rất nhỏ và chỉ chiếm tỉ lệ 5,48% so với tổng diện
tích ruộng đất của tổng (329.0.1.4/18.0.1.9) nhưng
nhìn tổng thể thì tổng Nhuận Đức mới thực sự có
diện tích quan điền, quan thổ nhỏ nhất và chỉ
chiếm tỉ lệ 14,07% trong tổng diện tích quan điền,
quan thổ ở huyện Hà Châu. So sánh với các loại
ruộng đất khác ở huyện Hà Châu thì quan điền,
quan thổ có diện tích là 108.1.11.5, chỉ hơn 1/10
tổng diện tích ruộng đất ở huyện.
Qua đó phản ánh tình hình khai khẩn ruộng đất ở
huyện Hà Châu do các cơ binh thực hiện chưa đạt
tỉ lệ cao do điều kiện tự nhiên nơi đây còn nhiều
khó khăn và hạn chế về nguồn nhân lực. Chủ yếu
là khai phá đất đai xung quanh lỵ sở Hà Tiên và
khu vực đóng quân “Trần Trấn chọn được vùng
thôn Bình An, xã Mỹ Đức (thuộc huyện Hà Châu,
gần đồn Chu Nham), đều có đất bỏ không, có thể
xây cất được, bèn liệu địa thế rộng, hẹp, xin vát
lính cơ Hà Tiên (nguyên là dân Phiên vốn quen
thủy thổ) 50 người giữ đồn Chu Nham, 100 người
đến chỗ gần đó cày cấy ở đồn điền Bình An: hễ
khi việc làm ruộng đã rồi, thì lại luyện tập thao
diễn. Lại chiêu mộ dân nghèo ở hai huyện Kiên
Giang, Hà Châu, cấp cho trâu cày, đồ làm ruộng
và thóc giống để khai khẩn. Vua y cho” (Quốc Sử
quán triều Nguyễn, 2006, ĐNTL, t. 4, tr. 562). Do
vậy, diện tích ruộng đất thuộc loại quan điền,
quan thổ ghi nhận trong địa bạ huyện Hà Châu là
khá ít so với các loại ruộng đất khác.
Về cơ bản, quan điền có diện tích và tỉ lệ lớn hơn
so với quan thổ, tỉ lệ phân phối giữa quan điền và
quan thổ không đều ở các tổng và các xã, thôn.
Trong đó, diện tích quan điền chỉ có ở 2 tổng Hà
Thanh và Thanh Di, diện tích quan thổ tuy nhỏ
hơn nhưng được phân phối ở 3 tổng Hà Thanh,
Nhuận Đức và Thanh Di. Diện tích quan điền giữa
2 tổng Hà Thanh và Thanh Di chênh lệch hơn 51
mẫu, trong khi đó diện tích quan thổ ở các tổng
không vượt quá 10 mẫu. Tuy nhiên trong phân
phối diện tích quan thổ ở các xã, thôn có sự chênh
lệch khá lớn. Ví dụ, quan thổ ở thôn Tư Nghĩa
thuộc tổng Thanh Di chỉ có 2 sào, trong khi đó
thôn Hòa Luật thuộc tổng Nhuận Đức có đến 15
mẫu quan thổ. Sự chênh lệch về diện tích phụ
thuộc vào vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở các
khu vực đất đai và sự tác động bởi các điều kiện
xã hội ở huyện Hà Châu nửa đầu thế kỷ XIX.
Xét về diện tích công điền và công thổ thì diện
tích công thổ tuy có lớn hơn so với công điền
nhưng vẫn chiếm tỉ lệ rất nhỏ (6,84%) so với tổng
diện tích ruộng đất huyện Hà Châu. Trong đó,
tổng Hà Thanh là nơi có diện tích công thổ nhiều
nhất huyện, do tổng này có vị trí tiếp giáp với
sông Giang Thành nối liền đầm Đông Hồ và nhiều
kênh rạch thông ra biển nên việc khai khẩn đất đai
dễ dàng hơn. Và đây còn là nơi đặt lỵ sở của tỉnh
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 23 – 36
27
Hà Tiên “trước kia tỉnh lỵ Hà Tiên ở xã Mỹ Đức
huyện Hà Châu, năm Minh Mệnh thứ 9 dời đến
thủ sở Giang Thành, năm thứ 14 lại dời về chỗ cũ,
năm thứ 15 xây bảo Trấn Biên, nhân lấy làm tỉnh
lỵ. Lỵ sở phủ An Biên ở địa phận thôn Mỹ Đức
huyện Hà Châu, là huyện kiêm lý của phủ, dựng
từ năm Minh Mệnh thứ 15” (Quốc Sử quán triều
Nguyễn, 2006, ĐNNTC, t. 5, tr. 12). Do vậy, dân
cư tập trung sinh sống ở khu vực trung tâm khá
đông đúc nhằm thuận tiện cho hoạt động kinh tế.
Căn cứ vào nguyên tắc lập công thổ thì tổng Hà
Thanh có diện tích và tỉ lệ diện tích công thổ cao
hơn so với các tổng còn lại. Tổng Thanh Di có
diện tích ruộng đất lớn nhưng diện tích công thổ ít
nhất huyện. Do dân cư còn thưa thớt và nơi đây
không thuận tiện cho dân cư tập trung buôn bán,
phần lớn đất đai chủ yếu để canh tác nông nghiệp.
Riêng tổng Phú Quốc, do điều kiện địa hình hải
đảo thuận lợi cho đánh bắt thủy hải sản và là nơi
diễn ra các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa
nên phần lớn đất đai thuộc hạng công thổ.
Công điền, công thổ có diện tích ít nhất trong tổng
diện tích ruộng đất canh tác ở huyện Hà Châu.
Qua đó cho thấy, việc thực hiện chính sách công
điền ở huyện Hà Châu còn gặp nhiều trở ngại vì:
- Phần lớn ruộng đất ở Hà Châu đã được khai
khẩn và canh tác từ đầu thế kỷ XVIII dưới thời
Mạc Cửu và dân cư nơi đây chủ yếu là các
nhóm nhập cư người Hoa từ Trung Hoa, nhóm
người Việt từ miền Trung, nhóm người Khmer
từ Chân Lạp, thông thường họ di cư theo hộ
gia đình. Do vậy, họ chỉ khai hoang đất đai sẵn
có và mặc nhiên thuộc quyền sở hữu của họ.
Do vậy, khi triều Nguyễn đo đạc lại ruộng đất
đã gặp khó khăn trong việc thực hiện chính
sách công điền, công thổ ở Hà Châu.
- Đất đai ở huyện Hà Châu nhiều nhưng dân cư
còn thưa thớt và không ổn định bởi đây là
“một địa phương bị khói lửa tàn hại, dân
chúng điêu đứng quá nhiều từ năm 1771”
(Phạm Văn Sơn, 1961, q. IV, tr. 255) và đặc
biệt là sự quấy nhiễu thường xuyên của quân
Xiêm “năm 1833, thủy quân Xiêm La với 100
chiến thuyền từ biển xông vào Hà Tiên”
(Phạm Văn Sơn, 1961, q. IV, tr. 365). Vì thế,
tình hình xã hội luôn xáo trộn, mãi đến năm
1836 thì phần lớn là các xã thôn mới được tái
lập.
- Xã hội ở Hà Châu với thành phần chủ yếu là
thương nhân và tạo nên xã hội mang tính chất
không điển hình. Do vậy, nông nghiệp không
phải là kinh tế trọng tâm thay vào đó là kinh tế
thương nghiệp mang tính chủ đạo, đặc biệt
thương mại biển. Trải qua nhiều biến động
chính trị nên thương nghiệp ở đây đã bị suy
tàn nhưng về cơ bản nơi đây vẫn có ưu thế
mạnh so với nông nghiệp.
Vì thế, so với tình hình chung ở Nam Kỳ thì công
điền, công thổ tỉnh Hà Tiên có tỉ lệ cao 77,10%
(Nguyễn Đình Đầu, 1992, tr. 150). Tỉ lệ này do
chịu ảnh hưởng bởi diện tích công điền ở huyện
Kiên Giang và Long Xuyên (Nguyễn Đình Đầu,
1994, tr. 228, 257). Vì đây là những vùng đất
chưa được khai phá nhiều và đất đai tương đối
màu mỡ hơn so với huyện Hà Châu nên nhà nước
đã hỗ trợ nhân dân cùng khai phá nên chính sách
công điền ở hai huyện này dễ dàng thực hiện hơn.
Trong khi đó, ở huyện Hà Châu vốn có nền tảng
phát triển kinh tế hàng hóa nên đã kích thích năng
suất lao động, tính năng động của con người và xã
hội vùng đất này. Việc thực hiện chính sách công
điền, công thổ đối với ruộng đất ở huyện Hà Châu
xuất phát ý muốn chủ quan của nhà nước. Điều
này rất khó để thích ứng với tình hình địa phương
và trở thành chính sách lạc hậu trong quản lý
ruộng đất của triều Nguyễn trong bối cảnh mới.
Những yếu tố trên đã góp phần lý giải vì sao diện
tích công điền, công thổ ở huyện Hà Châu rất nhỏ
so với diện tích ruộng đất canh tác của huyện.
Về cơ bản, diện tích ruộng đất công ở huyện Hà
Châu được ghi nhận trong địa bạ là số liệu cuộc
tổng kiểm kê ruộng đất năm 1836. Công cuộc
khai phá đất hoang đối với nơi đây vẫn tiếp diễn
trong những năm sau đó. Do vậy, diện tích ruộng
đất công sẽ có sự gia tăng, đặc biệt từ năm 1850
đến năm 1866, triều đình đã có nhiều biện pháp
tích cực thúc đẩy quá trình khai phá và định cư ở
vùng này “năm 1866, nha Đinh điền An Giang,
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 23 – 36
28
Hà Tiên cho biết đã chiêu mộ được 1646 người,
khai khẩn được 8333 mẫu đất và thành lập được
149 thôn ấp” (Lê Văn Năm, 2000, tr. 56).
* Về quy mô sở hữu
Quy mô sở hữu ruộng đất công được xem xét ở
từng loại hình ruộng đất. Trong đó:
Quan điền là 75 mẫu chia làm 3 sở giao cho các
cơ binh canh tác ở 2 thôn Bình An thuộc tổng Hà
Thanh và thôn Sa Kỳ thuộc tổng Thanh Di, nộp
kho hằng năm khoảng 1725 thăng thóc tương
đương 4657,5 kg thóc[4], bình quân khoảng 62,1
kg thóc/mẫu. Mức thuế đó phản ánh quy mô nhỏ
về sở hữu diện tích quan điền.
Quan thổ có tổng cộng 34 sở trồng tiêu vốn thuộc
sở hữu của 30 chủ, bình quân khoảng 0,94
mẫu/người. Qua đó, thể hiện quy mô sở hữu quan
thổ là nhỏ lẻ, đồng thời phản ánh quan thổ chủ
yếu là chuyển đổi hình thức sở hữu đối với các sở
đất vườn tiêu đã bị bỏ hoang.
Theo đó, huyện Hà Châu có 3 sở công điền tập
trung ở tổng Hà Thanh với diện tích là 15.3.11.4
mẫu, bình quân diện tích sở hữu là 5 mẫu/sở.
Kết quả thống kê phản ánh sự chênh lệch giữa các
xã, thôn sở hữu công thổ. Trong đó:
Tổng Hà Nhuận có 3/5 thôn có công thổ chiếm
60% tổng số thôn của tổng. Bình quân diện tích
công thổ là 0.9 mẫu/thôn.
Tổng Hà Thanh có 10/11 thôn có công thổ chiếm
90,91% số xã, thôn của tổng. Bình quân diện tích
công thổ là 1.9 mẫu/thôn.
Tổng Phú Quốc có 9/10 thôn có diện tích công thổ
chiếm 90% số thôn của tổng. Bình quân diện tích
công thổ là 1.2 mẫu/thôn.
Tổng Thanh Di có 1/11 thôn có diện tích công thổ
chiếm 9,09% số thôn của tổng. Bình quân diện
tích công thổ là 1.8 mẫu/thôn.
Theo đó, mức bình quân sở hữu công thổ ở huyện
Hà Châu là 1.5mẫu/thôn.
3.2.2 Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân
* Khát quát về ruộng đất tư hữu
Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân là hình thức sở
hữu và sử dụng đối với ruộng đất canh tác thuộc
về tư nhân được ghi nhận trong số địa bạ của xã,
thôn với tên gọi là tư điền, tư thổ để phân biệt với
công điền, công thổ. Dưới triều Nguyễn, ruộng
đất tư chiếm số lượng lớn trong các loại ruộng đất
ở Nam Kỳ, loại ruộng đất này được đo đạc và ghi
chép khá kỹ trong địa bạ theo cấp hành chính tỉnh,
huyện, tổng, xã thôn. Đối với địa bạ Hà Châu thì
không ghi cụ thể là tư điền, tư thổ mà chỉ ghi nhận
là một sở ruộng hoặc sở đất có diện tích là bao
nhiêu mẫu. sào. thước. tấc, giáp giới theo tứ cận
đông – tây – nam – bắc những đâu, do người bản
thôn hoặc bản xã tên họ là gì được phân canh
hoặc người địa phương khác phụ canh.
* Diện tích sở hữu
Qua khảo sát 44 đơn vị địa bạ huyện Hà Châu,
tổng số diện tích ruộng đất tư và tỉ lệ so sánh được
thống kê ở Bảng 3:
Bảng 3. Thống kê diện tích các loại ruộng đất ở huyện Hà Châu
Đơn vị tính: mẫu. sào. thước. tấc
TT Tổng Tổng diện tích Tỉ lệ % Tư điền, tư thổ Tỉ lệ %
1 Hà Nhuận 48.7. 2.6 100 46.0. 1.1 94,44
2 Hà Thanh 255.2. 0.1 100 145.6. 8.0 57,07
3 Nhuận Đức 88.3.14.0 100 73.1.11.3 82,78
4 Phú Quốc 17.3.11.3 100 6.0. 6.8 34,79
5 Thanh Di 329.0. 1.4 100 309.1. 6.9 93,96
Tổng cộng 738.6.14.4 100 580.0. 4.1 78,52
Nguồn: Địa bạ huyện Hà Châu năm Minh Mạng thứ 17 (1836)
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 23 – 36
29
Kết quả thống kê cho thấy, diện tích ruộng đất tư
hữu ở huyện Hà Châu là 580.0.4.1 chiếm tỉ lệ
78,52% tổng diện tích ruộng đất. So sánh với diện
tích hiện nay chỉ chiếm 0,18% tổng diện tích vùng
Hà Tiên, Kiên Lương và Phú Quốc. Nếu so sánh
với diện tích ruộng đất tư ở Nam Kỳ thì ruộng đất
tư ở huyện Hà Châu rất nhỏ, ví dụ như: tổng Lợi
Trinh (Định Tường) là 17442.1 mẫu, tổng Hòa
Lạc (Gia Định) là 23402.5 mẫu, tổng Bảo Ngãi
(Vĩnh Long) là 1164.4 mẫu, tổng An Thạnh (An
Giang) là 642.9 mẫu (Trần Thị Thu Lương,
1994, tr. 65).
Có sự khác biệt khi Hà Tiên là tỉnh có diện tích
ruộng đất tư thấp nhất ở Nam Kỳ với 22,90%
(Nguyễn Đình Đầu, 1992, tr. 122), ngược lại
huyện Hà Châu có tỉ lệ diện tích ruộng đất tư khá
lớn với 78,52%. Điều này cho thấy, sự phát triển
của ruộng đất tư hữu ở Hà Châu do được khai phá
và canh tác lâu đời hơn so với các khu vực khác
của tỉnh Hà Tiên như huyện Long Xuyên, Kiên
Giang. Trong tổng diện tích ruộng đất tư thì diện
tích ruộng tư là 271.6.4.1 chiếm 36,77% và diện
tích đất tư là 308.4.0.0 chiếm 41,75% trong tổng
diện tích ruộng đất ở huyện Hà Châu.
Đất tư có diện tích lớn hơn so với ruộng tư do đặc
điểm địa hình huyện Hà Châu là núi đồi tương đối
cao và thổ nhưỡng nơi đây không đạt được phì
nhiêu tốt nhất cho việc trồng lúa nước. Ngoại trừ
một số khu vực trung tâm lỵ sở Hà Tiên và khu
vực quanh sông Giang Thành vẫn có thể trồng
lúa, chủ yếu là sơn điền nhờ vào nguồn nước lưu
thông từ kênh Vĩnh Tế đến sông Giang Thành
“những vùng thuận tiện giao thông, ngoại thương,
gần nguồn nước ở thượng nguồn sông Hậu, hạ lưu
sông Tiền, giáp vịnh Thái Lan và dọ sông Cửu
Long (Hà Tiên – Kiên Giang), Định Tường (Tiền
Giang), An Giang, Vĩnh Long (Cửu Long) là khu
vực sầm uất nhất, lấy sản xuất lúa nước làm
chính, vụ lúa nằm trọn trong mùa mưa, hoàn toàn
nhờ nước trời” (Kim Khôi, 1981, tr. 26). Điều này
đã ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích canh tác
nông nghiệp, đặc biệt là diện tích trồng lúa ở vùng
này.
Xem xét cụ thể diện tích từng loại sở hữu ruộng
và đất, nhận thấy có sự chênh lệch về tỉ lệ diện
tích ruộng tư và đất tư giữa các tổng ở huyện Hà
Châu (Bảng 4):
Bảng 4. Thống kê diện tích ruộng đất tư ở huyện Hà Châu
Đơn vị tính: mẫu. sào. thước. tấc
TT Tổng Ruộng tư Tỉ lệ % Đất tư Tỉ lệ %
1 Hà Nhuận 8.9. 5.0 3,29 37.0.11.1 12,02
2 Hà Thanh 10.6. 1.5 3,90 135.0. 6.5 43,79
3 Nhuận Đức 56.4. 1.3 20,77 16.7.10.0 5,44
4 Phú Quốc - 0 6.0. 6.8 1,96
5 Thanh Di 195.6.11.3 72,04 113.4.10.6 36,79
Tổng cộng 271.6. 4.1 100 308.4. 0.0 100
Nguồn: Địa bạ huyện Hà Châu năm Minh Mạng thứ 17 (1836)
Về cơ bản, giữa các tổng thuộc huyện Hà Châu có
sự khác nhau trong cơ cấu diện tích ruộng tư và
đất tư đã tạo ra sự chênh lệch trong tỉ lệ diện tích
ruộng tư và tỉ lệ diện tích đất tư. Diện tích ruộng
đất tư ở huyện Hà Châu có 271.6.4.1 mẫu ruộng
tư và 308.4.0.0 mẫu đất tư. Việc phân bố diện tích
ruộng tư giữa các tổng có sự chênh lệch nhất định
tùy thuộc vào điều kiện đất đai.
Trong 5 tổng, chỉ duy nhất tổng Phú Quốc không
có diện tích ruộng tư và diện tích đất tư nhỏ do
đặc điểm địa hình hải đảo. Tổng Thanh Di là tổng
có diện tích ruộng tư nhiều nhất và chiếm tỉ lệ
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 23 – 36
30
diện tích ruộng tư lớn nhất huyện Hà Châu. Bởi
tổng Thanh Di thuộc khu vực tương ứng với phần
lớn đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng nằm
trong nội địa của huyện Kiên Lương ngày nay,
với điều thuận lợi về nguồn nước đặc biệt là tiếp
giáp với sông Giang Thành và kênh Vĩnh Tế.
Tổng Hà Nhuận tương ứng với phần đất nhỏ hẹp
nằm giáp biên giới giữa Việt Nam và Campuchia
ngày nay, do địa hình bị chia cắt với nhiều núi đồi
nên đất đai không thuận lợi cho canh tác nông
nghiệp. Vì thế, tổng Hà Nhuận có diện tích ruộng
tư ít nhất huyện Hà Châu.
Trong khi đó, diện tích đất tư được phân bố hầu
khắp 5 tổng thuộc huyện Hà Châu, riêng tổng Hà
Thanh có diện tích đất tư với tỉ lệ lớn nhất. Tổng
Hà Thanh tương ứng với khu vực đất đai nằm rìa
Tây Bắc huyện Kiên Lương tiếp giáp với biên
giới Camphuchia ngày nay và phía Tây Nam của
tổng Hà Thanh tiếp giáp với vịnh Thuận Yên nằm
trong vùng biển Tây Nam Việt Nam ngày nay.
Địa hình nơi đây tuy không bằng phẳng, đất đai
chưa đủ màu mỡ để trồng lúa nhưng có điều kiện
thuận lợi để trồng các loại cây nông nghiệp khác.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên ở huyện Hà Châu
còn nhiều khó khăn cho canh tác nông nghiệp, đặc
biệt là trồng lúa nước nhưng phần lớn diện tích
đất đai đã khai khẩn ở huyện Hà Châu đều được
trồng trọt một số loại cây nông sản nhất định. Đặc
biệt, nông sản ở huyện Hà Châu nổi tiếng với một
số sản phẩm như hồ tiêu, dâu, cau, trầu và làm
muối, nhất là hồ tiêu chỉ trồng ở Hà Châu đã tạo
nên đặc trưng riêng biệt của nông sản vùng này.
* Cách thức sở hữu
Cách thức sở hữu ruộng đất tư ở Nam Kỳ bao
gồm sở hữu đơn chủ và sở hữu đa chủ. Theo đó,
sở hữu đơn chủ là hình thức sở hữu do một cá
nhân đứng tên trên một hoặc nhiều diện tích ruộng
đất khác nhau; sở hữu đa chủ hay đồng sở hữu là
hình thức có ít nhất hai hay nhiều người cùng
đứng tên sở hữu trên một diện tích ruộng đất.
Khảo sát địa bạ huyện Hà Châu cho thấy, sở hữu
đơn chủ là phổ biến nơi đây và không có hiện
tượng đồng sở hữu như các vùng khác ở Nam Kỳ
là vì:
- Hà Châu là vùng đất biên giới, chịu nhiều biến
động xã hội trong nước và sự tranh chấp của
các nước trong khu vực. Do vậy, tình hình dân
cư có sự biến động thường xuyên và đời sống
xã hội không ổn định.
- Hà Châu có địa hình chịu sự chia cắt khá mạnh
bởi núi đồi và thiếu nguồn nước ngọt nên tình
hình khai khẩn và canh tác ruộng đất gặp
nhiều khó khăn. Ngoài ra, dân số quá ít không
đủ lực lượng khai khẩn đất hoang nên chưa thể
tạo ra cách thức sở hữu đa chủ như các khu
vực khác ở trung tâm đồng bằng Nam bộ, mà
chủ yếu là sở hữu đơn chủ nhỏ lẻ đối với
những nơi có điều kiện thuận lợi trong khẩn
hoang và canh tác.
* Quy mô sở hữu
Sở hữu ruộng đất theo số lượng chủ sở hữu:
Ruộng đất tư ở huyện Hà Châu thuộc về 184 chủ
sở hữu ruộng tư và 214 chủ sở hữu đất tư.
Bảng 5. Phân loại số lượng chủ sở hữu ruộng tư và đất tư ở huyện Hà Châu
Đơn vị tính: người
TT Tổng
Ruộng tư Đất tư
Số lượng chủ sở hữu Số lượng chủ sở hữu
< 1 mẫu
1 – 5
mẫu
5 – 10
mẫu
10 – 15
mẫu
< 1 mẫu
1 – 5
mẫu
5 – 10
mẫu
10 – 15
mẫu
1 Hà Nhuận 5 5 - - 32 11 - -
2 Hà Thanh 4 1 1 - 37 40 3 -
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 23 – 36
31
TT Tổng
Ruộng tư Đất tư
Số lượng chủ sở hữu Số lượng chủ sở hữu
< 1 mẫu
1 – 5
mẫu
5 – 10
mẫu
10 – 15
mẫu
< 1 mẫu
1 – 5
mẫu
5 – 10
mẫu
10 – 15
mẫu
3 Nhuận Đức 32 18 1 - 10 4 1 -
4 Phú Quốc - - - - 4 3 - -
5 Thanh Di 58 53 4 2 38 26 4 1
Tổng cộng 99 77 6 2 121 84 8 1
Nguồn: Địa bạ huyện Hà Châu năm Minh Mạng thứ 17 (1836)
Theo đó, mức sở hữu dưới 1 mẫu có 99 chủ sở
hữu ruộng tư và 121 chủ sở hữu đất tư; mức sở
hữu từ 1 mẫu đến 5 mẫu có 77 chủ sở hữu ruộng
tư và 84 chủ sở hữu đất tư; mức sở hữu từ 5 mẫu
đến 10 mẫu có 6 chủ sở hữu ruộng tư và 8 chủ sở
hữu đất tư; mức sở hữu từ 10 mẫu đến 15 mẫu có
2 chủ sở hữu ruộng tư và 1 chủ sở hữu đất tư. Sở
hữu bình quân ruộng đất tư ở huyện Hà Châu
khoảng 1,45 mẫu/chủ và mỗi chủ sở hữu 1,2 sở
ruộng đất tư. Bình quân sở hữu ruộng tư là 1,47
mẫu/chủ, bình quân sở hữu đất tư là 1,44
mẫu/chủ. Trong đó:
- Tổng Hà Nhuận: bình quân sở hữu ruộng đất
tư là 0,87 mẫu/chủ, trong đó bình quân sở hữu
ruộng tư là 0,89 mẫu/chủ, bình quân sở hữu
đất tư là 0,86 mẫu/chủ.
- Tổng Hà Thanh: bình quân sở hữu ruộng đất
tư là 1,7 mẫu/chủ, trong đó bình quân sở hữu
ruộng tư là 1,77 mẫu/chủ, bình quân sở hữu
đất tư là 1,69 mẫu/chủ.
- Tổng Hà Nhuận: bình quân sở hữu ruộng đất
tư là 1,1 mẫu/chủ, trong đó bình quân sở hữu
ruộng tư là 1,1 mẫu/chủ, bình quân sở hữu đất
tư là 1,1 mẫu/chủ.
- Tổng Phú Quốc: bình quân sở hữu đất tư là
0,85 mẫu/chủ.
- Tổng Thanh Di: bình quân sở hữu ruộng đất tư
là 1,66 mẫu/chủ, trong đó bình quân sở hữu
ruộng tư là 1,67 mẫu/chủ, bình quân sở hữu
đất tư là 1,64 mẫu/chủ.
Huyện Hà Châu có khoảng 220 chủ sở hữu ruộng
đất dưới 1 mẫu và chỉ số ít chủ sở hữu ruộng đất
với quy mô từ 5 mẫu trở lên và hầu như không có
cá nhân nào sở hữu trên 15 mẫu ruộng đất. Mức
bình quân sở hữu ruộng đất tư ở Hà Châu tuy có
sự khác biệt giữa các tổng nhưng điểm chung là
sở hữu dưới 2 mẫu, trong đó mức bình quân cao
nhất là tổng Hà Thanh và nhỏ nhất là tổng Phú
Quốc. Sở hữu ruộng đất tư ở huyện Hà Châu
không lớn như các khu vực khác ở Nam Kỳ lục
tỉnh do “điều kiện đất đai không thuận lợi cho
nông nghiệp nên diện tích khai phá vùng Hà Tiên
thật sự không nhiều. Đến đầu thế kỷ XIX, có thể
người dân chỉ mới khai phá trồng trọt được ở
quanh thị trấn Hà Tiên và dọc rạch Giang Thành”
(Lê Văn Năm, 2000, tr. 52).
Nhìn chung, quy mô sở hữu ruộng đất của tư nhân
còn nhỏ lẻ và xu hướng tập trung ruộng đất vào
tay các chủ sở hữu ở huyện Hà Châu chưa đạt
mức độ cao như các khu vực khác ở Nam Kỳ.
Điều đó phản ánh thực trạng xã hội ở Hà Châu
chưa có sự phân cực giàu nghèo quá lớn như khu
vực đồng bằng trung tâm. Trường hợp ở tổng Hòa
Lạc, huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định là một ví dụ
điển hình về sự chênh lệch trong tư hữu ruộng đất:
có đến 98,8% diện tích ruộng đất nằm trong tay
người khá giả, những người sở hữu nhỏ chỉ còn
1,1% diện tích ruộng đất tư (Trần Thị Thu Lương,
1994, tr. 139).
Sở hữu ruộng đất theo giới tính:
Toàn huyện Hà Châu có 10 chủ tư hữu ruộng đất
là nữ giới, tập trung ở 2 tổng Hà Thanh và Nhuận
Đức.
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 23 – 36
32
Bảng 6. Bình quân sở hữu ruộng đất theo giới tính nữ
Đơn vị tính: mẫu. sào. thước. tấc
TT Tổng Tổng diện tích Số chủ Diện tích sở hữu
Tỉ lệ
%
Bình quân diện tích
1 Hà Nhuận 46.0. 1.1 - - - -
2 Hà Thanh 145.6. 8.0 6 20.0.14.4 13,80 3.3. 3.6
3 Nhuận Đức 73.1.11.3 4 1.3.12.8 1,89 0.3. 2.8
4 Phú Quốc 6.0. 6.8 - - - -
5 Thanh Di 309.1. 6.9 - - - -
Tổng cộng 580.0. 4.1 10 21.4.12.2 3,70 2.1. 4.1
Nguồn: Địa bạ huyện Hà Châu năm Minh Mạng thứ 17 (1836)
- Tổng Hà Thanh có 6 chủ sở hữu nữ chiếm
60% số chủ nữ của huyện, diện tích ruộng đất
của chủ là nữ có 20.0.14.4 chiếm 13,80% diện
tích ruộng đất tư, bình quân tư hữu ruộng đất
là 3,3 mẫu/chủ.
- Tổng Nhuận Đức có 4 chủ sở hữu nữ chiếm
40% số chủ nữ của huyện, diện tích ruộng đất
của chủ là nữ có 1.3.12.8 chiếm 1,89% diện
tích ruộng đất tư, bình quân tư hữu ruộng đất
là 0.3 mẫu/chủ.
Mức bình quân chung về sở hữu ruộng đất của các
chủ nữ ở huyện Hà Châu là rất nhỏ và số chủ sở
hữu là nữ chiếm số lượng rất ít so với số lượng
chủ sở hữu là nam giới nhưng đã phản ánh một
góc độ khác về sự bình đẳng giữa nam và nữ
trong việc tư hữu ruộng đất ở huyện Hà Châu,
tỉnh Hà Tiên nửa đầu thế kỷ XIX.
Sở hữu ruộng đất theo chức dịch:
Chức dịch ở huyện Hà Châu bao gồm Cai tổng,
Xã trưởng, Thôn trưởng, Dịch mục và Tả bạ.
Huyện có 35/87 chức dịch có ruộng đất tư chiếm
40,23%.
Bảng 7. Bình quân sở hữu ruộng đất của chủ sở hữu là chức dịch
Đơn vị tính: mẫu. sào. thước. tấc
TT Tổng Tổng diện tích Số chủ Diện tích sở hữu Tỉ lệ % Bình quân diện tích
1 Hà Nhuận 46.0. 1.1 2 3.1. 6.5 6,83 1.5. 8.2
2 Hà Thanh 145.6. 8.0 2 3.8.13.8 2,67 1.9. 0.7
3 Nhuận Đức 73.1.11.3 12 17.8. 1.8 24,34 1.4. 8.4
4 Phú Quốc 6.0. 6.8 0 - 0 -
5 Thanh Di 309.1. 6.9 19 30.9.11.8 10,02 1.6. 2.7
Tổng cộng 580.0. 4.1 35 55.8. 3.9 9,62 1.5. 9.5
Nguồn: Địa bạ huyện Hà Châu năm Minh Mạng thứ 17 (1836)
Theo đó, chức dịch tổng Phú Quốc không có
ruộng đất tư, tổng Hà Nhuận và tổng Hà Thanh có
số lượng chức dịch ít nhất, tổng Thanh Di có số
lượng chức dịch nhiều nhất trong tổng số chức
dịch có ruộng đất tư. Tổng diện tích ruộng đất
thuộc tư hữu của chức dịch là 55.8.3.9 chiếm
9,62% diện tích ruộng đất tư của huyện và mức
bình quân sở hữu ruộng đất là 1.5.9.5. Trong đó:
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 23 – 36
33
- Tổng Hà Nhuận: diện tích ruộng đất tư của
chức dịch là 3.1.6.5 chiếm 6,83% diện tích
ruộng đất tư của tổng, bình quân sở hữu ruộng
đất của chức dịch là 1.5.8.2.
- Tổng Hà Thanh: diện tích ruộng đất tư của
chức dịch là 3.8.13.8 chiếm 2,67% diện tích
ruộng đất tư của tổng, bình quân sở hữu ruộng
đất của chức dịch là 1.9.0.7.
- Tổng Nhuận Đức: diện tích ruộng đất tư của
chức dịch là 17.8.1.8 chiếm 24,34% diện tích
ruộng đất tư của tổng, bình quân sở hữu của
chức dịch là 1.4.8.4.
- Tổng Thanh Di: diện tích ruộng đất tư của
chức dịch là 30.9.11.8 chiếm 10,02% diện tích
ruộng đất tư của tổng, bình quân sở hữu của
chức dịch là 1.6.2.7.
Số chức dịch ở huyện Hà Châu không có ruộng
đất là 52/87 người chiếm 59,77% số chức dịch
của huyện. Số chức dịch sở hữu dưới 1 mẫu có 13
chủ chiếm 14,94% và có tổng diện tích là
6.1.14.1. Số chức dịch sở hữu từ 1 mẫu đến 3 mẫu
có 19 chủ chiếm 21,84% và có tổng diện tích
31.3.11.8 chiếm 56,21%. Số chức dịch sở hữu từ
3 mẫu đến 5 mẫu có 1 chủ chiếm 2,30% với diện
tích là 4.4.3.0 chiếm 7,92%. Số chức dịch sở hữu
từ 5 mẫu đến 10 mẫu có 2 chủ chiếm 2,30% với
tổng diện tích 13.8.5.0 chiếm 24,78% diện tích
ruộng đất của chức dịch ở huyện.
Qua đó cho thấy, quy mô sở hữu của các chức
dịch khoảng 3 mẫu chiếm số lượng lớn 32/35 chủ;
số chủ sở hữu diện tích ruộng đất từ 3 mẫu trở lên
chiếm số lượng ít. Trong khi đó, số chức dịch
không có ruộng đất là 52/87 chủ, chiếm hơn 50%
số chức dịch của huyện Hà Châu, riêng tổng Phú
Quốc có 20 chức dịch không có ruộng đất tư.
Bình quân sở hữu ruộng đất của các chức dịch rất
nhỏ, chỉ khoảng 1.5 mẫu/chủ tương đương với
mức bình quân sở hữu ruộng đất chung ở huyện
Hà Châu. Như vậy, quy mô sở hữu ruộng đất của
bộ máy quản lý xã, thôn ở huyện Hà Châu có mức
sở hữu nhỏ. Họ chỉ là những người canh tác
ruộng, chưa thể là tầng lớp đại địa chủ kiêm tính
ruộng đất như các khu vực khác ở Nam Kỳ. Vì thế
đã tạo ra điểm khác biệt về tình hình sở hữu ruộng
đất ở huyện Hà Châu nửa đầu thế kỷ XIX.
3.3 Một số nhận xét
3.3.1 Ruộng đất ở huyện Hà Châu có sự chênh
lệch lớn trong phân phối
Sở hữu ruộng đất ở huyện Hà Châu có sự chênh
lệch về diện tích và tỉ lệ diện tích giữa các tổng và
giữa các xã, thôn trong cùng tổng. Tổng sở hữu
chưa đầy 20 mẫu ruộng đất, điển hình là tổng Phú
Quốc trong khi đó có tổng sở hữu hàng trăm mẫu
ruộng đất như tổng Hà Thanh và tổng Thanh Di.
Tình hình phân phối diện tích ruộng đất giữa các
xã, thôn cũng tương tự khi có chủ sở hữu từ 10
đến 15 mẫu, ngược lại có chủ chỉ canh tác từ 1
đến 2 sào ruộng đất.
Sự chênh lệch còn thể hiện ở cơ cấu diện tích giữa
các loại hình ruộng đất: diện tích quan điền, quan
thổ; diện tích ruộng đất công và diện tích ruộng
đất tư. Vì thế đã phản ánh được xu thế phát triển
mạnh của tình hình tư hữu ruộng đất ở huyện Hà
Châu nửa đầu thế kỷ XIX.
Sự chênh lệch còn được thể hiện trong phân phối
ruộng đất theo chủ sở hữu. Ngoài số ruộng đất
thuộc sở hữu nhà nước được phân canh cho các xã
dân canh tác theo quy định còn có ruộng đất tư
của 398 chủ sở hữu. Trong đó, 184 chủ sở hữu
ruộng với tổng diện tích hơn 271 mẫu, 214 chủ sở
hữu đất với tổng diện tích hơn 308 mẫu và có sự
chênh lệch về quy mô tư hữu ruộng và đất giữa
các chủ sở hữu.
Sự chênh lệch về sở hữu ruộng đất được thể hiện
trong phân phối ruộng đất theo giới tính ở huyện
Hà Châu. Số chủ sở hữu là nữ có 10/398 chủ sở
hữu tổng diện tích ruộng đất là 21/580 mẫu ruộng
đất, trong khi đó chủ sở hữu là nam sở hữu diện
tích là 559/580 mẫu ruộng đất. Điều đó cho thấy,
sự chênh lệch lớn về tình hình phân phối ruộng
đất và quy mô sở hữu ruộng đất giữa nam và nữ ở
huyện Hà Châu đồng thời phản ánh về vấn đề
bình đẳng giữa nam và nữ trong sở hữu ruộng đất
ở huyện Hà Châu nửa đầu thế kỷ XIX.
Sở hữu ruộng đất của bộ máy quản lý xã, thôn ở
huyện Hà Châu còn cho thấy sự chênh lệch về
diện tích và tỉ lệ diện tích ruộng đất tư hữu. Toàn
huyện có 87 chức dịch, trong đó 35/87 chức dịch
sở hữu 55/580 mẫu ruộng đất tư và số còn lại
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 23 – 36
34
không có ruộng đất. Quy mô sở hữu của các chủ
là chức dịch khoảng 1.5 mẫu/chủ. Qua đó đã phản
ánh, quy mô sở hữu nhỏ lẻ và manh mún đối với
ruộng đất của bộ máy quản lý xã, thôn ở huyện và
họ chỉ là những người canh tác ruộng không hẳn
đã là đại địa chủ hay thuộc loại “cường hào cậy
mạnh, bá chiếm, người nghèo không đất cắm dùi”
(Quốc Sử quán triều Nguyễn, 2006, ĐNTL, t. 4, tr.
915) như báo cáo của Kinh Lược sứ Trương Đăng
Quế.
Nhìn chung, sự chênh lệch trong phân phối ruộng
đất là điều tất yếu vì phụ thuộc vào các yếu tố như
đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội và
nguồn nhân lực ở huyện Hà Châu nửa đầu thế kỷ
XIX.
3.3.2 Ruộng đất tư hữu chiếm ưu thế so với các
loại hình sở hữu ruộng đất công
Nửa đầu thế kỷ XIX, phần lớn đất đai tỉnh Hà
Tiên nói chung chưa được khai khẩn nhiều và dân
cư hãy còn thưa thớt, đặc biệt là khu vực có địa
hình thấp như huyện Kiên Giang và Long Xuyên.
Nhờ vào sự hỗ trợ của nhà nước nên diện tích
canh tác được mở rộng, đồng nghĩa với đó là
ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước được xác lập. Vì
thế đã làm tăng tỉ lệ diện tích ruộng đất thuộc sở
hữu công ở tỉnh Hà Tiên cao nhất so với các tỉnh
khác ở Nam Kỳ. Tuy nhiên, có một thực tế trái
ngược khi diện tích ruộng đất tư hữu ở huyện Hà
Châu là 580/738 mẫu chiếm 78,52% và ruộng đất
công chỉ có 50/738 mẫu chiếm 6,84%, riêng
ruộng công chỉ có 15 mẫu (2,08%) và đất công là
35 mẫu (4,75%). Tỉ lệ này phù hợp với xu thế
chung của tình hình sở hữu ruộng đất ở Nam Kỳ
nhưng lại là nét đặc trưng riêng ở tỉnh Hà Tiên
vào nửa đầu thế kỷ XIX. Điều này cho thấy, xu
hướng phát triển mạnh mẽ của hình thức tư hữu
ruộng đất ở huyện Hà Châu nửa đầu thế kỷ XIX,
đồng thời phản ánh nhiều khó khăn của triều đình
trong việc thực hiện chính sách công điền, công
thổ đối với Nam Kỳ nói chung và huyện Hà Châu
nói riêng. Có thể nói, tư hữu ruộng đất ở huyện
Hà Châu là sản phẩm khách quan của lịch sử. Mặc
dù, khi lập địa bạ đã kết hợp với việc thực hiện
chính sách công điền, công thổ đối với vùng đất
này ở một mức độ nhất định, nhưng ruộng đất tư
hữu ở huyện Hà Châu vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn rất
nhiều so với ruộng đất thuộc sở hữu công.
3.3.3 Hình thức sở hữu ruộng đất mang tính
đặc trưng là sở hữu đơn chủ
Ở Nam Kỳ nửa đầu thế kỷ XIX, hai hình thức sở
hữu song song là sở hữu đơn chủ và sở hữu đa
chủ đối với ruộng đất tư dần trở nên phổ biến, đặc
biệt là sở hữu đa chủ - “sản phẩm của hoàn cảnh
hình thành và phát triển ruộng đất tư ở Nam bộ”
(Trần Thị Thu Lương, 1994, tr. 209). Tuy nhiên, ở
huyện Hà Châu thì ngược lại, sở hữu đơn chủ là
phổ biến và là sản phẩm của điều kiện tự nhiên ở
vùng đất này.
Huyện Hà Châu nằm trong khu vực thường xuyên
xảy ra các tranh chấp giữa Xiêm, Chân Lạp và
Đại Nam nên tình hình xã hội khá phức tạp. Bên
cạnh đó, điều kiện tự nhiên chủ yếu là địa hình bị
chia cắt mạnh bởi núi đồi và ít sông ngòi, lại có cả
phần đất ở hải đảo. Những yếu tố ấy đã hạn chế
rất lớn số lượng dân cư đến nơi đây khai khẩn
trong bối cảnh đất hoang hóa và rừng rậm còn khá
nhiều. Vì vậy, việc khai hoang và canh tác nơi đây
cơ bản là vì sự tồn tại chứ không vì tham vọng
làm giàu, do đó sở hữu đơn chủ đối với từng diện
tích nhỏ là tất yếu. Điều này lý giải vì sao ở Hà
Châu không tồn tại sở hữu đa chủ nhiều như các
khu vực đất đai trung tâm đồng bằng Nam bộ.
3.3.4 Quy mô sở hữu ruộng đất tư còn nhỏ lẻ,
mức độ tập trung về tư hữu ruộng đất
chưa cao
Huyện Hà Châu có nhiều khó khăn và cách xa
trung tâm đồng bằng Nam bộ nên không là “vùng
đất hứa” đối với những người có vật lực tìm đến
sinh cơ lập nghiệp. Thành phần cư dân phần lớn là
tù phạm, trốn tô thuế, dân phiêu tán số ít còn lại
là những thương nhân Hoa kiều. Do vậy, quá trình
khẩn hoang ở nơi đây diễn ra chậm chạp với diện
tích nhỏ và thưa thớt. Qua phân tích địa bạ, huyện
Hà Châu có 220 chủ sở hữu nhỏ hơn 1 mẫu và
bình quân sở hữu không vượt quá 2 mẫu/người.
Do vậy, có thể khẳng định tư hữu nhỏ về ruộng
đất ở huyện Hà Châu chịu sự tác động của điều
kiện tự nhiên và xã hội nơi đây.
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 23 – 36
35
Điều đó phản ánh tình hình xã hội ở huyện Hà
Châu vào nửa đầu thế kỷ XIX chưa bị phân hóa
xã hội gay gắt như các khu vực khác ở Nam Kỳ
vốn đã hình thành quan hệ địa chủ và tá điền.
Trong đó có những địa chủ được biết đến là
những chủ đất với diện tích sở hữu hàng nghìn
mẫu như trường hợp địa chủ Mai Văn Lộc ở Tiền
Giang có 1106 mẫu ở thôn Bình Ân, Lê Văn Hiệu
có 2278 mẫu ở thôn Bình Xuân (Nguyễn Phúc
Nghiệp, 2013, tr. 34). Quy mô sở hữu nhỏ và canh
tác manh mún như vậy đã phản ánh mức độ tập
trung ruộng đất rất thấp và chưa thể xảy ra tình
trạng kiêm tính ruộng đất.
3.3.5 Tình hình sở hữu ruộng đất tư ở huyện
Hà Châu nửa đầu thế kỷ XIX phản ánh
quá trình xác lập và thực thi chủ quyền
đối với vùng lãnh thổ Tây Nam Việt Nam
dưới triều Nguyễn
Nghiên cứu về tình hình ruộng đất ở huyện Hà
Châu qua những ghi nhận trong địa bạ năm Minh
Mạng thứ 17 (1836) không chỉ giúp hình dung rõ
tình hình sở hữu đất đai, mà còn góp phần khẳng
định chủ quyền lãnh thổ quốc gia cả trên đất liền
lẫn hải đảo ở Tây Nam Việt Nam trong mối quan
hệ với Chân Lạp ở nửa đầu thế kỷ XIX. Những
ghi nhận về tình trạng sở hữu và canh tác ruộng
đất ở huyện Hà Châu qua địa bạ đã góp phần
khẳng định chủ quyền quốc gia đối với các phần
lãnh thổ biên giới, đất liền và hải đảo của Việt
Nam dưới triều Nguyễn. Đồng thời, cho thấy tiến
trình thực thi chủ quyền của dân tộc Việt Nam đối
với các phần lãnh thổ này đã diễn ra liên tục và
thường xuyên, thể hiện ở việc khai hoang mở rộng
diện tích canh tác, tổ chức các hoạt động kinh tế
và việc nộp tô thuế hoa lợi cho triều đình nhà
Nguyễn. Những thông tin giá trị được ghi chép
trong địa bạ triều Nguyễn là căn cứ khoa học quan
trọng nhằm bác bỏ những luận cứ bất hợp lý mà
các học giả quốc tế đưa ra tranh luận về vấn đề
phân định biên giới giữa Campuchia và Việt Nam
hiện nay.
4. KẾT LUẬN
Qua phân tích địa bạ huyện Hà Châu cho thấy, sự
tồn tại hai hình thức sở hữu: ruộng đất thuộc sở
hữu nhà nước bao gồm quan điền, quan thổ và
công điền, công thổ; ruộng đất thuộc sở hữu tư
nhân. Trong đó, ruộng đất tư của huyện Hà Châu
nửa đầu thế kỷ XIX có xu hướng phát triển mạnh.
Về cách thức sở hữu, ruộng đất do nhà nước trực
tiếp hay gián tiếp quản lý đều được phân giao cho
xã dân cày cấy và nộp thuế theo quy định. Ruộng
đất tư chỉ tồn tại hình thức sở hữu đơn chủ đã tạo
ra nét đặc trưng trong sở hữu ruộng đất ở đồng
bằng Nam bộ nửa đầu thế kỷ XIX. Quy mô sở
hữu ruộng đất nhỏ lẻ và chưa có sự tập trung cao
để có thể tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ trong
nông nghiệp. Và thực trạng sở hữu ruộng đất này
ở huyện Hà Châu là sản phẩm của hoàn cảnh tự
nhiên và xã hội nơi đây. Thông qua nguồn tư liệu
địa bạ, góp phần khái quát được tình hình sở hữu
ruộng đất của vùng đất biên giới mang tính đặc
thù này. Trải qua gần hai thế kỷ đến nay, tình hình
ruộng đất ở các khu vực thuộc tỉnh Hà Tiên cũng
đã có nhiều thay đổi lớn như: quyền sở hữu ruộng
đất thuộc về nhà nước và nhân dân chỉ là chủ thể
sử dụng ruộng đất; cách thức quản lý đất đai được
quy định rõ ràng, chặt chẽ trên các văn bản pháp
lý; ruộng đất được tập trung với quy mô lớn tuân
theo các chính sách hoạch định sử dụng đất đai
phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Song, việc nghiên cứu tình hình
ruộng đất qua địa bạ ở huyện Hà Châu, tỉnh Hà
Tiên vẫn luôn có giá trị trong việc góp phần quan
trọng vào việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ
quốc gia cả trên đất liền lẫn hải đảo ở vùng Tây
Nam của Việt Nam trong mối quan hệ với Chân
Lạp ở nửa đầu thế kỷ XIX.
CHÚ THÍCH
[1] Trung tâm lưu trữ quốc gia I. 44 địa bạ của các
xã, thôn thuộc huyện Hà Châu, tỉnh Hà Tiên
năm 1836: Hoa Giáp thôn (kí hiệu 16527:6),
Tiên Hưng thôn (16447:5), Tiên Hưng Tây
thôn (16450:8), Tiên Long thôn (16443:9),
Tiên Phước thôn (16449:4), Bình An thôn
(16518:7), Hòa Mỹ Đông thôn (16529:4), Hòa
Thuận thôn (16432:4), Mỹ Đức xã (16433:11),
Tân Thạnh thôn (16442:7), Thạnh Long thôn
(16452:5), Thuận An thôn (16453:17), Tiên
Mỹ thôn (16444:4), Tiên Quán xã (16448:5),
Tiên Thái thôn (16446:4), Vy Sơn thôn
(16456:5), Cố Tham xã (16427:6), Đôn Hậu
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 23 – 36
36
thôn (16429:5), Hòa Luật thôn (16528:9), Lộc
Trĩ thôn (16532:8), Mụ Sơn thôn (16435:4),
Nhượng Lộ thôn (16438:6), Tầm Lai thôn
(16440:5), An Thái thôn (16516:4), Cẩm Sơn
thôn (16426:4), Dương Đông thôn (16526:6),
Hàm Ninh thôn (16431:5), Mỹ Thạnh thôn
(16434:4), Tân Tập thôn (16441:4), Phú Đông
thôn (16538:5), Phước Lộc thôn (16439:4),
Thái Thạnh thôn (16451:5), Tiên Tỉnh thôn
(16445:5), Cần Thu thôn (16523:5), Côn Văn
thôn (16428:6), Dương Hòa thôn (16430:14),
Mông Mậu xã (16436:13), Nam An thôn
(16437:5), Nam Hoa thôn (16537:5), Sa Kỳ
thôn (16543:11), Thuận Đức thôn (16454:9),
Trà Câu thôn (16568:6), Trác Việt thôn
(16565:6), Tư Nghĩa thôn (16455:7). Hà Nội.
[2] Tham khảo và đối chiếu theo bản đồ của
Philippe Langlet, Quach Thanh Tam. (2001).
Atlas Historique Des Six Provinces Du Sud Du
Vietnam du milieu du XIXe au début du XXe
siècle, tr.145 – 181.
[3] Theo Nguyễn Đình Đầu. (2016). Góp phần
nghiên cứu vấn đề đo, đong, cân, đếm của Việt
Nam xưa in trong Tạp ghi Việt Sử Địa. Thành
phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ, tr. 126: 1
tấc = 3,2639344m2; 1 thước = 32,639344m2;
1 sào = 489,44016m2; 1 mẫu = 4894,4016m2.
[4] Theo Vũ Huy Phúc. (1979). Tìm hiểu chế độ
ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Hà
Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr.28: định
chuẩn mức thuế dưới triều Minh Mạng, sơn
điền huyện Hà Châu là 23 thăng thóc/mẫu.
Vậy, số lượng thóc quan điền phải nộp hằng
năm là 75 mẫu x 23 thăng = 1725 thăng thóc.
Quy đổi đơn vị, 1 thăng tương đương 20 lít
hoặc 2,7kg, với 1725 thăng thóc tương ứng
4657,5 kg thóc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kim Khôi. (1981). Vài nét về quá trình khai thác
nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Tạp
chí Nghiên cứu lịch sử, 6(201), 25 – 35.
Nguyễn Đình Đầu. (1992). Chế độ công điền công
thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ
lục tỉnh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Trẻ.
Nguyễn Đình Đầu. (1994). Nghiên cứu địa bạ
triều Nguyễn – Hà Tiên (Minh Hải, Kiên
Giang). Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.
Trịnh Hoài Đức. (1998). Gia Định thành thông
chí (Đỗ Mộng Khương – Nguyễn Ngọc Tĩnh
biên dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Trần Thị Thu Lương. (1994). Chế độ sở hữu và
canh tác ruộng đất ở Nam bộ nửa đầu thế kỉ
XIX. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Văn Năm. (2000). Tình hình định cư, khai phá
vùng Châu Đốc – Hà Tiên hồi thế kỷ XIX. Tạp
chí Nghiên cứu Lịch sử, 2 (309), 51 – 58.
Nguyễn Phúc Nghiệp. (2013). Một vài nhận xét về
sở hữu tư điền, tư thổ ở Nam Bộ nửa đầu thế kỉ
XIX: trường hợp ở tỉnh Tiền Giang. Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, 8 (448), 31 – 36.
Quốc sử quán triều Nguyễn. (2006). Đại Nam
nhất thống chí (Viện Sử học biên dịch). Tập 5.
Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa.
Quốc sử quán triều Nguyễn. (2006). Đại Nam
thực lục, (Viện Sử học biên dịch). Tập 2. Hà
Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Quốc sử quán triều Nguyễn. (2006). Đại Nam
thực lục (Viện Sử học biên dịch). Tập 3. Hà
Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Quốc sử quán triều Nguyễn. (2006). Đại Nam
thực lục (Viện Sử học biên dịch). Tập 4. Hà
Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
Phạm Văn Sơn. (1961). Việt sử tân biên: từ Tây
Sơn mạt điệp đến Nguyễn sơ. Quyển IV. Sài
Gòn: Đại Nam xuất bản.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1569815060_03_bui_hoang_tan_xpdf_9927_2189591.pdf