Tài liệu Vấn đề Phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: nhìn lại một số khía cạnh phương pháp luận từ cách tiếp cận xã hội học: 14 Xã hội học số 3 (87), 2004
vấn đề Phân tầng xã hội việt nam hiện nay:
nhìn lại Một số khía cạnh ph−ơng pháp luận từ
cách tiếp cận xã hội học
Trịnh Duy Luân
Công cuộc Đổi mới trong gần 2 thập kỷ qua đã làm thay đổi căn bản diện mạo
đời sống kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Việt Nam. Thể chế kinh tế
thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa - sản phẩm của Đổi mới đã phát huy hiệu
quả của nó ở tốc độ tăng tr−ởng kinh tế cao và ổn định cùng với việc nâng cao mức
sống của hầu hết các tầng lớp dân c−. Bên cạnh đó, kinh tế thị tr−ờng cũng sản sinh
ra không ít những hệ quả xã hội mà chúng ta đang phải chú ý giải quyết. Một trong
các hệ quả nh− vậy là chính là sự phân tầng xã hội hay là sự phân hóa giàu - nghèo
trong các nhóm dân c−. Trong những năm gần đây, vấn đề này đã đ−ợc giới nghiên
cứu khoa học xã hội, giới quản lý đề cập đến khá th−ờng xuyên. D−ới đây sẽ đề cập
tới một số khía cạnh ph−ơng pháp luận và ph−ơng pháp nghiên cứu vấn đề này từ
các...
11 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề Phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: nhìn lại một số khía cạnh phương pháp luận từ cách tiếp cận xã hội học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 Xã hội học số 3 (87), 2004
vấn đề Phân tầng xã hội việt nam hiện nay:
nhìn lại Một số khía cạnh ph−ơng pháp luận từ
cách tiếp cận xã hội học
Trịnh Duy Luân
Công cuộc Đổi mới trong gần 2 thập kỷ qua đã làm thay đổi căn bản diện mạo
đời sống kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Việt Nam. Thể chế kinh tế
thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa - sản phẩm của Đổi mới đã phát huy hiệu
quả của nó ở tốc độ tăng tr−ởng kinh tế cao và ổn định cùng với việc nâng cao mức
sống của hầu hết các tầng lớp dân c−. Bên cạnh đó, kinh tế thị tr−ờng cũng sản sinh
ra không ít những hệ quả xã hội mà chúng ta đang phải chú ý giải quyết. Một trong
các hệ quả nh− vậy là chính là sự phân tầng xã hội hay là sự phân hóa giàu - nghèo
trong các nhóm dân c−. Trong những năm gần đây, vấn đề này đã đ−ợc giới nghiên
cứu khoa học xã hội, giới quản lý đề cập đến khá th−ờng xuyên. D−ới đây sẽ đề cập
tới một số khía cạnh ph−ơng pháp luận và ph−ơng pháp nghiên cứu vấn đề này từ
cách tiếp cận xã hội học.
1. Về khái niệm Phân tầng xã hội
Phân tầng xã hội là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. Nó
đ−ợc định nghĩa là ”sự xếp hạng (ranking) một cách ổn định các vị trí trong xã hội
xét từ góc độ quyền lực, uy tín hoặc các đặc quyền đặc lợi không ngang nhau”. Trong
sự phân tầng xã hội, có các “tầng” (stratum), mỗi tầng là một tập hợp ng−ời (cá nhân)
giống nhau về địa vị/vị thế, bao gồm địa vị kinh tế (tài sản, thu nhập), địa vị chính
trị (quyền lực) hay địa vị xã hội (nh− uy tín), từ đó mà họ có đ−ợc những cơ hội thăng
tiến, sự phong th−ởng và những thứ bậc nhất định trong xã hội. Sự phân tầng xã hội
th−ờng đ−ợc mô tả d−ới dạng các “tháp phân tầng” với những hình dáng khác nhau
tùy thuộc vào đặc tr−ng của các loại xã hội.
Trong lịch sử, các nhà xã hội học ph−ơng Tây đã đ−a ra nhiều yếu tố để xác
định khái niệm phân tầng xã hội. Điển hình nhất là nhà xã hội học Đức Max Weber,
đã bao hàm trong khái niệm phân tầng xã hội cả việc phân chia xã hội thành các giai
cấp. Bên cạnh đó, ông không chỉ nhấn mạnh vào tiêu chí kinh tế, sở hữu (nh− th−ờng
dùng khi xác định sự phân chia giai cấp), mà còn sử dụng đồng thời các tiêu chí về
chính trị (quyền lực) và tiêu chí văn hóa (nh− uy tín) để định nghĩa khái niệm phân
tầng xã hội.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Trịnh Duy Luân 15
Talcott Parsons, nhà xã hội học Mỹ coi phân tầng xã hội là sự sắp xếp các cá
nhân vào một hệ thống xã hội trên cơ sở sự phân chia những ngạch bậc và những
tiêu chuẩn chung về giá trị. Phân tầng xã hội là kết quả trực tiếp của phân công lao
động xã hội và sự phân hóa của những nhóm xã hội khác nhau. Còn theo Smelser,
phân tầng xã hội gắn liền với những biện pháp mà nhờ đó sự bất bình đẳng đ−ợc l−u
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong đó hình thành nên những tầng lớp/giai
tầng khác nhau trong xã hội. Phân tầng xã hội phản ánh sự bất bình đẳng mang
tính cấu trúc của tất cả các xã hội, sự khác nhau về khả năng thăng tiến xã hội của
các cá nhân bởi địa vị của họ trong các bậc thang xã hội.
Nh− vậy, về cơ bản, phân tầng xã hội là một sự phân chia mang tính cấu trúc
thành các tầng lớp, giai tầng xã hội dựa trên các đặc tr−ng vị thế kinh tế xã hội của
các cá nhân, trong đó sử dụng đồng thời 3 loại các dấu hiệu, tiêu chí: về kinh tế (tài
sản, thu nhập), về chính trị (quyền lực, tổ chức) và văn hóa (uy tín). Khái niệm phân
tầng xã hội vì vậy phân biệt với các khái niệm gần gũi nh−: phân hóa giai cấp, phân
hóa giàu nghèo, phân cực xã hội. Các khái niệm sau này về cơ bản có thể xem nh−
những biến thể, hay là tr−ờng hợp riêng của phân tầng xã hội.
Trong lịch sử, t−ơng ứng với các loại xã hội khác nhau, có những hệ thống
phân tầng xã hội khác nhau. Một số quốc gia có thể có sự bất bình đẳng về kinh tế
rất cao, song quyền lực lại đ−ợc phân bố một cách dân chủ, mang tính bình đẳng
hơn. Trong khi ở một số quốc gia khác, bất bình đẳng về kinh tế có thể không lớn,
nh−ng quyền lực lại bị tập trung cao độ trong tay một nhóm cầm quyền, độc tài. Các
nhà xã hội học th−ờng dẫn ra những ví dụ điển hình. Chẳng hạn: N−ớc Anh trong
lịch sử đã là một xã hội giai cấp, dựa trên cơ sở những khác biệt về sở hữu tài sản.
N−ớc Đức Quốc xã đã từng đ−ợc phân tầng theo quyền lực. Xã hội đẳng cấp Nam Phi
là ví dụ về một xã hội phân tầng theo sự thống trị về chủng tộc.
Phân tầng xã hội cũng phản ánh những bất bình đẳng xã hội đã thành mô
hình, hay đã đ−ợc cấu trúc hóa giữa tất cả các nhóm ng−ời khác nhau, chứ không
riêng giữa các cá nhân. Phân tầng xã hội cũng có liên hệ mật thiết tới các cơ may,
vận hội trong cuộc đời của các cá nhân và các nhóm xã hội. Những cơ may, vận hội
trong cuộc đời đến với họ th−ờng không đồng đều, cũng nh− việc hội đủ các điều kiện
để tận dụng, khai thác các cơ may, vận hội đó cũng rất khác nhau.
Các hệ thống phân tầng xã hội là t−ơng đối ổn định vì chúng th−ờng gắn liền
một cách có hệ thống với các thiết chế xã hội quan trọng nh− kinh tế, gia đình, chính
trị, giáo dục hay tôn giáo. Các nhà xã hội học tập trung chú ý tới phân tầng xã hội vì
nó có tiềm năng gây ra các căng thẳng và biến động xã hội.
Khái niệm phân tầng xã hội đ−ợc bắt đầu sử dụng ở n−ớc ta ch−a lâu (từ đầu
những năm 1990), trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung
sang cơ chế thị tr−ờng. Chính các quá trình thực tiễn đã làm xuất hiện khái niệm
này trong hệ từ vựng khoa học xã hội. Tuy nhiên, việc triển khai nghiên cứu và vận
dụng khái niệm này trong thực tế còn nhiều điều bất cập và trên thực tế cũng còn rất
ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này từ góc nhìn ph−ơng pháp tiếp cận cũng
nh− ph−ơng pháp hệ nghiên cứu.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: nhìn lại một số khía cạnh 16
2. Khái niệm phân tầng xã hội theo thu nhập và mức sống
Khái niệm phân tầng xã hội vừa nêu trên thực chất chỉ ở trên bình diện lý
thuyết, vĩ mô. Để đ−a vào phân tích những vấn đề thực tế, một cách thực nghiệm, cần
phải tìm ra các ph−ơng pháp và các chỉ báo cần thiết để thực hiện việc đo l−ờng này.
Một số nhà nghiên cứu Mỹ đã đề xuất khái niệm “địa vị kinh tế - xã hội”
(viết tắt là SES) với việc sử dụng các chỉ báo về uy tín nghề nghiệp, học vấn và mức
thu nhập của một ng−ời nào đó. Ba chỉ báo này có quan hệ khá mật thiết với nhau
và trong một mức độ nào đó cho thấy cá nhân đó đ−ợc đặc tr−ng bởi một địa vị kinh
tế - xã hội nào. Việc đánh giá và xếp hạng uy tín nghề nghiệp đ−ợc xem là một vấn
đề khá lý thú nh−ng cũng rất khó khăn về mặt ph−ơng pháp. Nhìn chung ng−ời ta
cho rằng, uy tín nghề nghiệp (qua thang đánh giá thứ tự), mức độ thu nhập và học
vấn chuyên môn là 3 tham số quan trọng nói lên địa vị kinh tế - xã hội của một cá
nhân, quy định cá nhân đó thuộc vào giai tầng nào trong các thang bậc vị thế xã
hội cụ thể.
Các nhà xã hội học chú ý đến cả 3 hệ thống phân tầng: theo tài sản, thu nhập
(dấu hiệu kinh tế), theo quyền lực (chính trị, quân sự) và theo uy tín (chế độ đẳng
cấp). Trong những xã hội cụ thể, th−ờng có sự đan xen các yếu tố, dấu hiệu của sự
phân tầng vì chúng th−ờng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, mỗi dấu hiệu
đều có những khó khăn riêng trong việc tiếp cận và đo l−ờng chúng, đặc biệt đối với
các dấu hiệu quyền lực và uy tín.
Nhìn chung, ng−ời ta đều thừa nhận rằng, việc đo l−ờng các khác biệt về kinh
tế (tài sản và thu nhập) dễ hơn nhiều so với 2 lĩnh vực còn lại trong định nghĩa về
phân tầng xã hội, tức là về quyền lực chính trị và uy tín xã hội. Thực ra, trong việc
xác định những khác biệt về kinh tế, vấn đề đo l−ờng chính xác các khác biệt về tài
sản và thu nhập cũng không dễ dàng, nhất là trong các xã hội đang phát triển. Vì
vậy, có thể là hợp lý khi các nhà nghiên cứu tạm thời chấp nhận việc sử dụng các chỉ
báo về thu nhập và mức sống để xem xét sự phân tầng xã hội, tức là chỉ theo các dấu
hiệu kinh tế. Bởi vì, sẽ cần rất nhiều thời gian để xử lý các vấn đề ph−ơng pháp luận
và ph−ơng pháp cụ thể nếu muốn đo l−ờng đồng thời cả 3 loại dấu hiệu này để xác
định sự phân tầng xã hội thực tế.
Kết quả là, trong các tài liệu nghiên cứu và cả các ph−ơng tiện truyền thông
thời gian qua ở n−ớc ta th−ờng sử dụng thêm một khái niệm có nội hàm hẹp hơn-
khái niệm “phân hóa giàu - nghèo”- đi kèm theo khái niệm phân tầng xã hội. Điều
này là có lý, nh− đã nói trên, và nó cũng phản ánh một sự thật là hầu hết các nghiên
cứu và các kết luận về phân tầng xã hội ở n−ớc ta gần đây thực chất mới chỉ đề cập
tới sự phân hóa giàu nghèo chứ ch−a phải sự phân tầng xã hội với nghĩa chính xác
của từ này. Trong các nghiên cứu, điều tra về phân tầng xã hội, th−ờng các nhà
nghiên cứu chỉ sử dụng các chỉ báo về thu nhập bình quân để đo l−ờng, nhận xét và
đánh giá là chủ yếu. Chính vì thế một số nhà nghiên cứu khoa học xã hội đã thận
trọng hơn bằng cách sử dụng khái niệm phân tầng xã hội theo thu nhập, mức sống
thay cho khái niệm phân tầng xã hội nói chung.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Trịnh Duy Luân 17
3. Các chỉ báo đ−ợc sử dụng trong các nghiên cứu về phân tầng xã
hội theo thu nhập và mức sống
Với h−ớng tiếp cận nói trên, các nghiên cứu về phân tầng xã hội vừa qua đã cố
gắng sử dụng những hệ chỉ báo khá linh hoạt và đa dạng để đo l−ờng và phân loại
các nhóm/tầng xã hội theo thu nhập và mức sống.
Chẳng hạn, trong cuộc nghiên cứu về những biến đổi xã hội trong thời kỳ Đổi
mới tại Hà Nội vào năm 1992, (đây là lần đầu tiên, khái niệm phân tầng xã hội đ−ợc
sử dụng) các tác giả của nghiên cứu, sau khi tìm hiểu khái niệm phân tầng xã hội về
mặt lý thuyết và khả năng đo l−ờng nó, đã đề xuất ý t−ởng sử dụng khái niệm phân
tầng xã hội theo mức sống. Nghiên cứu đã xây dựng một bộ gồm 4 chỉ báo “khách
quan” và 1 chỉ báo “chủ quan” để xét sự phân tầng các hộ gia đình theo mức sống. Đó
là các chỉ báo:
1. Điều kiện nhà ở: bao gồm các yếu tố: sở hữu, diện tích và loại nhà, khu phụ,
vị trí, hoạt động cải tạo nâng cấp trong 5 năm qua, chất l−ợng nhà và đánh giá.
2. Tiện nghi trong nhà: bao gồm 12 loại tiện nghi chủ yếu, đa số mới xuất hiện
trong đời sống của các gia đình trong 5 năm vừa qua. (Ví dụ: tivi màu, xe máy, đầu
video, máy giặt, máy điều hòa nhiệt độ ...)
3. Chi tiêu: gồm các yếu tố: thói quen dùng năng l−ợng đun nấu; tiền điện
hàng tháng; thói quen ăn sáng, ăn tr−a; chi cho việc học của con cái, các chi tiêu cho
nhu cầu văn hóa (hầu hết là các chỉ báo gián tiếp).
4. Thu nhập: gồm các yếu tố: nguồn thu nhập, mức độ ổn định/bất ổn định
của thu nhập, tổng thu nhập và thu nhập bình quân trong gia đình (theo kê khai của
chủ hộ).
5. Chỉ báo chủ quan: gồm 2 loại đánh giá:
- Tự đánh giá của chủ hộ về mức sống của gia đình hiện nay trên thang đo
5 bậc.
- Đánh giá của điều tra viên qua phỏng vấn và quan sát đánh giá mức sống hộ
gia đình (cũng trên thang đo 5 bậc này) trên cơ sở các nhận xét về nhà ở, tiện nghi,
gia phong (phong cách ứng xử, giao tiếp), gia cảnh, trang trí nội thất, phong cách trả
lời, v.v... hoặc một phần thông tin thu thập đ−ợc từ bên ngoài (từ cán bộ tổ dân phố,
ph−ờng, hàng xóm, v.v).
Đáng chú ý là nghiên cứu này đã vận dụng cả 2 ph−ơng pháp để xác định và
đánh giá mức sống của các tầng lớp/giai tầng dân c−. Đó là ph−ơng pháp tạm gọi là
“khách quan” và ph−ơng pháp đánh giá “chủ quan”. Các nhà nghiên cứu ph−ơng Tây
đã từng sử dụng cả 2 ph−ơng pháp này khi nghiên cứu cấu trúc phân tầng của xã
hội. Họ cũng đã có những bài học kinh nghiệm tốt cho chúng ta trong việc tiến hành
các ph−ơng pháp này. Đ−ơng nhiên là sẽ rất khó khăn khi đánh giá chủ quan và
khách quan khác nhau quá xa. Lúc đó sẽ phải quyết định đâu là đánh giá gần đúng
nhất với thực tế theo các tiêu chuẩn đ−ợc áp dụng cho tất cả?
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: nhìn lại một số khía cạnh 18
Một công trình nghiên cứu khác của Viện Xã hội học thuộc ch−ơng trình
nghiên cứu khoa học cấp nhà n−ớc KX-04 cũng đã tập trung cho chủ đề phân tầng xã
hội trong 1992-1994. Trong công trình này, các tác giả chỉ sử dụng khái niệm phân
tầng xã hội, không nói cụ thể là phân tầng xã hội theo mức sống. Tuy nhiên, xem xét
hệ biến số đ−ợc sử dụng khi thu thập thông tin cũng nh− khi phân tích kết quả cho
thấy về thực chất, nghiên cứu này cũng chỉ tập trung vào phân tầng xã hội theo thu
nhập và mức sống. Có thể dẫn ra cụ thể hơn các biến số đó gồm:
Hai biến số phụ thuộc:
1. Sự tích tụ vất chất của các tầng lớp khác nhau. Thực chất vẫn bám sát mức
thu nhập bình quân của cá nhân và hộ gia đình, đ−ợc phân nhóm theo chính các mức
thu nhập này hoặc chia theo “ngũ vị phân” 20% từ d−ới lên. Biến số thu nhập đ−ợc
tính toán trên cơ sở hộ gia đình và cá nhân kê khai trong tháng với các khoản mục
chính là:
- L−ơng và các khoản phụ cấp của nghề chính
- Thu nhập do làm thêm có liên quan đến nghề chính
- Các loại lãi suất nếu có
- Những khoản thu nhập khác
2. Sự đầu t− và tiêu dùng văn hóa của các tầng lớp khác nhau. Các chỉ báo
đ−ợc sử dụng gồm:
- Việc đầu t− cho học hành của con cái (kể cả việc tìm tr−ờng tốt, lớp tốt, học thêm)
- Đầu t− thời gian chăm sóc việc học của con
- Mua sắm các loại sách báo, ph−ơng tiện nghe nhìn cho gia đình
Sáu biến số độc lập:
1. Truyền thống gia đình: nguồn gốc xuất thân của chồng, vợ
2. Trình độ học vấn và chuyên môn có đ−ợc qua các thời kỳ
3. Nghề nghiệp và sự thăng tiến trong nghề có liên quan đến quyền lực có thể có
4. Tính tích cực chính trị
5. Môi tr−ờng và vị trí của chỗ ở hiện nay
6. Tuổi của ng−ời đ−ợc hỏi
Tuy nhiên, xét cả về phạm vi, quy mô của các biến số cũng nh− khả năng đo
l−ờng chính xác các giá trị thực của chúng thì tất cả đều là những chủ đề có thể gây
tranh luận về ph−ơng pháp và kỹ thuật tính toán. Vấn đề này hãy còn bỏ ngỏ và
ch−a đ−ợc chú ý trong các điều tra và nghiên cứu về phân tầng xã hội trong những
năm qua.
Nh− vậy, các nghiên cứu xã hội học những năm vừa qua đã hình thành nên
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Trịnh Duy Luân 19
nhiều nguồn số liệu về thực trạng phân tầng xã hội ở n−ớc ta hiện nay. Song về cơ
bản, nghiên cứu và đo l−ờng sự phân tầng xã hội ở ta thời gian qua mới thực hiện ở
một giác độ quy giản: sự phân hạng các nhóm hộ gia đình trên cơ sở thu nhập và một
phần tài sản (nh− nhà ở, tiện nghi sinh hoạt,...) với thang đo 5 nhóm mức sống để
phản ánh sự phân hóa giàu - nghèo ở các địa ph−ơng, các vùng, hay trong các nhóm
xã hội nghề nghiệp. Các chỉ báo này nhiều khi đ−ợc phân tích và rút ra kết luận nh−
là/đồng nhất với sự phân tầng xã hội. Nhiều nghiên cứu xã hội học sau đó lại th−ờng
sử dụng chỉ báo này nh− là một biến số độc lập để phân tích và giải thích các biến số
phụ thuộc khác khác. Sự phân tầng xã hội theo quyền lực và uy tín hầu nh− không
đ−ợc đề cập đến. Có chăng, trong một số nghiên cứu xã hội học đã cố gắng phác họa
chân dung các nhóm (tầng) mức sống với câu hỏi “họ là ai?”, qua đó liên kết các biến
số thu nhập/mức sống với các biến số chỉ địa vị chính trị, quyền lực, uy tín xã hội
khác và các dấu hiệu khác.
Thêm vào đó, các chuẩn đ−ợc sử dụng để phân hạng mức sống lẫn tên gọi của
các nhóm mức sống còn rất không thống nhất giữa các công trình nghiên cứu, vì thế
rất khó so sánh cả theo không gian lẫn thời gian. (Ngoại trừ các phân tích trên nền
số liệu của các cuộc điều tra mức sống dân c− VLSS 1993, 1998). Trong một số
nghiên cứu, các chỉ số thống kê nh− hệ số Ghi-ni cũng đã đ−ợc sử dụng để đánh giá
mức độ phân tầng/phân hóa/phân cực xã hội giữa các vùng, miền hay giữa các nhóm
xã hội.
4. Tháp phân tầng: mô hình nhận diện và phân tích sự phân tầng xã
hội đ−ợc nghiên cứu
Để mô hình hóa cấu trúc phân tầng của một xã hội, ng−ời ta th−ờng sử dụng
các “tháp phân tầng”, t−ơng tự nh− “tháp dân số”, tức là sắp xếp các “tầng” theo thứ
tự từ d−ới đáy là các tầng lớp nghèo khổ/hạ l−u lên đến tầng lớp trung bình (trung
l−u thấp và cao) và trên cùng là tầng lớp giàu có (th−ợng l−u), cùng với tỷ lệ phần
trăm mà các tầng lớp này chiếm trong cơ cấu xã hội. Trong lịch sử, ng−ời ta đã “loại
hình hóa” một số kiểu tháp phân tầng đặc tr−ng cho các xã hội. Chẳng hạn có 5 kiểu
th−ờng gặp sau:
1. Tháp hình nón. Phản ánh mức độ bất bình đẳng cao của các xã hội, ở đó
nhóm ng−ời giàu, có quyền lực (phần đỉnh tháp) chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong khi đa số
nghèo khổ (ở đáy tháp) lại chiếm tỷ lệ rất cao.
2. Tháp hình nón cụt. Tầng lớp giàu có tăng lên, tầng lớp trung l−u chiếm tỷ
trọng lớn hơn, mức độ bình đẳng cao hơn.
3. Tháp hình thoi (quả trám/con quay). Cả 2 nhóm giàu và nghèo đều chiếm
tỷ lệ nhỏ, nhóm trung l−u chiếm đa số nằm ở phần thân tháp. Tuy nhiên khoảng
cách của 2 nhóm đỉnh và đáy tháp còn khá xa.
4. Tháp hình trụ: tỷ lệ các nhóm giàu có, nghèo và trung l−u t−ơng đối đồng
đều. Tùy vào chiều cao của tháp để nói về mức độ bình đẳng xã hội.
5. Tháp hình “đĩa bay”, thấp dẹt. Có thể có 2 trạng thái: bình quân nghèo khổ
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: nhìn lại một số khía cạnh 20
hoặc xã hội lý t−ởng, thịnh v−ợng toàn dân, với tuyệt đại bộ phận các thành viên của
xã hội có mức sống trung l−u và khá giả (xã hội trung l−u).
Các kết quả nghiên cứu khảo sát phân tầng xã hội theo mức sống ở Việt Nam
vừa qua cũng th−ờng phân chia thành 5 nhóm mức sống và dùng các tỷ lệ phần trăm
thể hiện trên các “tháp phân tầng” nh− vậy để định dạng và phân tích. Hình dạng
thông th−ờng của các tháp phân tầng này là hình thoi (con quay). Phần đỉnh thể
hiện nhóm giàu có/khá giả còn bé và nhọn (với tỷ lệ vài phần trăm); phần giữa phình
rộng, thể hiện nhóm mức sống trung bình với tỷ lệ trên d−ới 50% (ch−a thể gọi là
trung l−u?); còn phần đáy thể hiện nhóm mức sống nghèo (với tỷ lệ dao động từ vài
phần trăm đến 20 % tùy thuộc từng tr−ờng hợp).
Tháp phân tầng này có thể phản ánh cơ cấu các ”tầng” mức sống cũng nh−
mức độ phân hóa/phân cực xã hội giữa chúng. Đối với khu vực đô thị, các tháp phân
tầng th−ờng có hình thoi đều (con quay) với phần trên và phần d−ới t−ơng đối đồng
đều, cho thấy tỷ lệ nhóm giàu có và tỷ lệ nhóm nghèo xấp xỉ gần nhau (ở mức 5-6%).
Trong khi đó tháp phân tầng đối với các vùng nông thôn lại có dạng hình thoi cao-
nhọn ở phần trên, thấp - bè ở phần d−ới, cho thấy tỷ lệ thấp các hộ giàu (khoảng 2-
3%) và tỷ lệ khá cao (tới 20-30%) các hộ nghèo.
Phân tích tháp phân tầng, ng−ời ta cũng th−ờng chú ý đến sự chênh lệch giữa
nhóm trên đỉnh tháp (nhóm giàu có) và nhóm d−ới đáy tháp (nhóm nghèo) xét trong
từng yếu tố cấu thành nên mức sống.
Ví dụ về Tháp phân tầng xã hội theo mức sống trong nghiên cứu Hà
Nội 1992
Với mẫu khảo sát trên 800 hộ gia đình thuộc 4 quận nội thành Hà Nội, theo
bộ các chỉ báo vừa nêu ở trên, nghiên cứu đã thu đ−ợc cơ cấu theo tỷ lệ phần trăm
của 5 nhóm hộ gia đình theo mức sống nh− sau:
Nhóm mức
sống
Các tên gọi của nhóm Tỷ lệ % trong
mẫu khảo sát
I Nhóm hộ có mức sống cao nhất (còn gọi là nhóm “khá giả”/ “giàu
có”/ nhóm “đỉnh”)
4,9
II Nhóm hộ có mức sống trung bình khá (còn gọi là mức sống “thỏa mái”) 30,0
III Nhóm hộ có mức sống trung bình (còn gọi là “tạm đủ”) 49,3
IV Nhóm hộ có mức sống trung bình kém (còn gọi là “chật vật”) 11,9
V Nhóm hộ có mức sống kém: Thấp nhất (còn gọi là “nghèo” / nhóm
“đáy”)
4,0
Kết quả này đ−ợc thể hiện trên “tháp phân tầng” theo mức sống d−ới đây, với
“đỉnh” là mức sống I và “đáy” là mức sống V.
Nhận xét
Về hình dáng, tháp có hình “con quay” với phần giữa thân (mức sống trung
bình) phình rộng, phản ánh mức độ đồng đều, sản phẩm của chủ nghĩa bình quân
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Trịnh Duy Luân 21
thời bao cấp còn rất rõ. Đỉnh và đáy tháp (tỷ lệ hộ có mức sống giàu và mức sống
nghèo) rất hẹp phản ánh mức độ phân cực “giàu - nghèo” còn hạn chế. Tỷ lệ mức sống
trung bình khá v−ợt tỷ lệ mức sống trung bình kém 2,5 lần. Đáng tiếc là không có
một tháp phân tầng t−ơng tự vào thời kỳ 1970-1980 để có thể so sánh. Song nếu đ−ợc
tái hiện, tháp phân tầng thời kỳ bao cấp sẽ còn phình rộng hơn ở mức sống trung
bình và hẹp hơn ở cả 2 phía đỉnh và đáy tháp, phản ánh một thời kỳ điển hình với
mức sống định l−ợng bình quân theo tem phiếu.
Tháp phân tầng theo mức sống
Mẫu khảo sát 800 hộ gia đình nội thành Hà Nội năm 1992
4,9%
30,0%
49,3%
11,9%
4,0%
5. Nghiên cứu phân tầng xã hội trên cơ sở kết quả của các cuộc điều
tra thống kê
Một h−ớng nghiên cứu quan trọng khác là xử lý và phân tích kết quả của các
cuộc điều tra mức sống dân c− và hộ gia đình để từ đó rút ra các kết luận về thực
trạng và xu h−ớng phân hóa giàu nghèo (hay phân tầng xã hội theo thu nhập hoặc
mức sống).
Những phân tích d−ới đây là minh họa cho h−ớng nghiên cứu này trên cơ sở
số liệu của hai cuộc Điều tra mức sống toàn quốc (VLSS) năm 1993 và năm 1998, và
cuộc Điều tra hộ gia đình đa mục tiêu 1994-1997.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: nhìn lại một số khía cạnh 22
Trong thập kỷ 90, mức sống của đại đa số dân c− n−ớc ta đã tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức sống cũng ngày càng tăng, tạo nên một sự phân
tầng xã hội rõ nét hơn giữa và trong hầu hết các nhóm xã hội. Chẳng hạn, chênh lệch
về chi tiêu giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất khoảng 5,52 lần năm
1998, còn năm 1993 là 4,58 lần. Còn chênh lệch theo thu nhập thì cao hơn. Năm
1998, chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất là
11,26 lần, giữa nhóm 10% giàu nhất và nhóm 10% nghèo nhất là hơn 20 lần, còn
giữa nhóm 5% giàu nhất và nhóm 5% nghèo nhất là hơn 40 lần.
Sự phân tầng theo mức sống hiện nay cũng có liên quan với số nhân khẩu và
tỷ lệ phụ thuộc của hộ gia đình (tỷ lệ ng−ời ngoài độ tuổi lao động so với ng−ời trong
độ tuổi lao động). Tỷ lệ này của 20% hộ nghèo nhất là 1,13, cao gấp đôi so với nhóm
20% hộ giàu nhất (0,54).
Ng−ời có học vấn càng cao càng có nhiều khả năng thuộc vào nhóm có mức
sống cao. Trong những chủ hộ có học vấn đại học cao đẳng trở lên, 70% thuộc nhóm
20% giàu nhất, chỉ có 1,5% thuộc nhóm 20% nghèo nhất. Chi tiêu của hộ có chủ hộ
học vấn đại học / cao đẳng trở lên cao gấp 2,33 lần (năm 1993) và 3,4 lần (năm 1998)
so với hộ có chủ hộ ch−a bao giờ đến tr−ờng.
Phân tầng mức sống cũng gắn liền với sự khác biệt khu vực (nông thôn/đô thị)
và vùng kinh tế-xã hội. 97% dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% nghèo
nhất là ở nông thôn. 65% dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% giàu nhất là
ở đô thị. Sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn đóng góp phần chủ yếu
(tới 96%) vào mức độ phân tầng mức sống nói chung trên quy mô toàn quốc.
Phần lớn dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% giàu nhất sống ở các
vùng: Đông Nam Bộ 37%), đồng bằng sông Hồng (21%) và đồng bằng sông Cửu Long
(18%) trong khi ở vùng núi phía Bắc chỉ có gần 7% và ở Bắc Trung Bộ là 6%.
Phân tầng mức sống liên quan đặc biệt rõ rệt theo các khu vực kinh tế. Phần
lớn ng−ời làm việc trong khu vực kinh tế nhà n−ớc có mức sống thuộc nhóm 20% giàu
nhất, hoặc rơi vào 2 nhóm trên (75-80%). Tình hình cũng t−ơng tự nh− vậy ở nhóm
làm việc trong doanh nghiệp n−ớc ngoài. Chỉ có 1/3 lao động trong doanh nghiệp t−
nhân và gần 1/5 lao động trong hộ sản xuất kinh doanh nhỏ thuộc vào nhóm 20%
giàu nhất. Khoảng 40% những ng−ời lao động thuộc hợp tác xã, doanh nghiệp t−
nhân và hộ sản xuất kinh doanh nhỏ thuộc vào nhóm có mức sống d−ới trung bình.
3/4 ng−ời thuộc nhóm 20% nghèo nhất là lao động trong hộ sản xuất kinh doanh nhỏ
và "khác", trong khi 60% ng−ời thuộc nhóm 20% giàu nhất làm việc trong 3 khu vực
của nhà n−ớc.
Nh− vậy, phân tầng mức sống gắn với những tiêu chí mang tính kinh tế-chính
trị sau đây: có khả năng sẽ có mức sống cao hơn nếu gắn với khu vực nhà n−ớc (bao
gồm kinh tế, hành chính, sự nghiệp, chính trị-xã hội), với khu vực chính quy (chẳng
hạn, doanh nghiệp có đăng ký), với khu vực đầu t− n−ớc ngoài. Ng−ợc lại, mức sống
thấp hơn th−ờng gắn với những ng−ời làm việc trong khu vực ngoài nhà n−ớc, khu
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Trịnh Duy Luân 23
vực phi chính quy (informal sector, nh− hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, hợp tác xã).
Phân tầng xã hội cũng có biểu hiện trong lĩnh vực phúc lợi xã hội. Trợ cấp
phúc lợi xã hội (tức trợ cấp mang tính công cộng) là công cụ mà nhà n−ớc dùng để
giảm bớt những chênh lệch quá lớn, bảo đảm công bằng xã hội hiện nay. Tuy nhiên
những trợ cấp này còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của dân c−
(khoảng 4,4%). Có nghĩa là dân c− Việt Nam chủ yếu có thu nhập từ lao động cá
nhân và gia đình. Thu nhập do phân phối lại mang tính xã hội còn thấp. Trong việc
phân phối phúc lợi xã hội, chiếm tỷ trọng cao nhất là chi cho bảo hiểm xã hội, bao
gồm chi h−u trí và mất sức lao động (82,4%), tiếp theo là chi cho bảo trợ xã hội
(16,0%). Chi cho xóa đói giảm nghèo là 1,1%. T−ơng quan giữa phúc lợi xã hội và
phân tầng xã hội chỉ ra rằng hiện nay chủ yếu là nhóm có mức sống “trung bình” và
“trên trung bình” đ−ợc h−ởng phúc lợi cao hơn các nhóm khác.
Qua phân tích trên, nhìn chung, hiện trạng phân tầng xã hội ở n−ớc ta là khá
đặc tr−ng cho thời kỳ đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
kinh tế thị tr−ờng. Mức chênh lệch giữa các tầng lớp ch−a lớn, tốc độ tăng chênh lệch
ch−a cao. Tuy nhiên có những đặc điểm cần l−u ý là: các tầng lớp trung l−u (nhóm
20% thứ 3 trong thang phân loại 5 nhóm của các cuộc Điều tra mức sống) và trung
l−u trên (nhóm 20% thứ 4) th−ờng gắn với khu vực nhà n−ớc, gắn với khu vực kinh tế
chính quy. Hai nhóm này cũng đ−ợc h−ởng lợi nhiều hơn từ việc phân phối phúc lợi
xã hội so với các nhóm còn lại.
6. Kết luận:
Thực chất cách tiếp cận và ph−ơng pháp nghiên cứu về phân tầng xã hội ở
Việt Nam thời gian qua mới chỉ là nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo, khoảng cách
giữa các nhóm theo chỉ báo kinh tế, thu nhập, mức sống. Các cuộc điều tra định
l−ợng dựa trên các chỉ báo này đã đ−ợc tiến hành để mô tả và xác định thực trạng và
đặc tr−ng của vấn đề. Tuy nhiên, để tiếp cận và phân tích có cơ sở khoa học vững
chắc về sự phân tầng xã hội theo đúng nghĩa của từ này cần dựa trên nhiều thông
tin và chỉ báo khác nữa, cũng nh− cần có thêm những cách tiếp cận thích hợp hơn.
Nó ít nhiều sẽ mang tính lý thuyết và vĩ mô hơn.
Đ−ơng nhiên là vẫn rất cần tiến hành th−ờng xuyên các cuộc điều tra, nghiên
cứu quy mô lớn và định l−ợng về sự phân hóa giàu nghèo, t−ơng quan mức sống giữ
các tầng dân c− để có cái nhìn tổng thể về xu h−ớng biến đổi các bất bình đẳng xã
hội. Song cũng cần có các h−ớng tiếp cận mới, với thế mạnh của một số ngành khoa
học xã hội để tìm hiểu sâu hơn động thái của các nhóm/tầng xã hội đáng chú ý trong
giai đoạn hiện nay. Ví dụ, giai tầng nào, nhóm xã hội nào đang là động lực của sự
phát triển, hoặc đang có triển vọng trở thành một lực l−ợng nh− vậy? Đã hình thành
một tầng lớp trung l−u mới của xã hội Việt Nam hay ch−a, nếu có ai là những thành
viên và xu thế vận động, phát triển của nó nh− thế nào? Đóng góp của nó cho sự phát
triển của đất n−ớc trong t−ơng lai sẽ nh− thế nào?.... Cần phân tích một số
nhóm/giai tầng xã hội mới, đáng chú ý nh−: giới doanh nhân; giới trí thức, đặc biệt
là trí thức khoa học kỹ thuật; công nhân kỹ thuật, tay nghề cao; giới quản lý và đội
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: nhìn lại một số khía cạnh 24
ngũ công chức. Và cần chỉ ra xu h−ớng biến đổi của các nhóm này d−ới tác động của
của các nhân tố mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc trong
thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Việc khai thác triệt để nguồn dữ liệu thống kê kinh tế xã hội, các cuộc tổng
điều tra dân số, điều tra mức sống dân c−, kết hợp với các nghiên cứu chọn mẫu,
định tính và phân tích xã hội học sẽ là h−ớng có triển vọng để hiểu và nắm bắt đ−ợc
bản chất của sự phân tầng xã hội ở n−ớc ta hiện nay. Đó không chỉ là h−ớng nghiên
cứu thích hợp về mặt xã hội mà còn là h−ớng nghiên cứu kinh tế - chính trị về cấu
trúc xã hội và về mô hình xã hội tổng thể của đất n−ớc trong giai đoạn mới.
Sau cùng, theo kinh nghiệm của Trung Quốc, các nhà xã hội học cũng đã phát
triển một số h−ớng phân tích về kết cấu giai tầng của xã hội Trung Quốc hiện nay.
Giáo s− Lục Học Nghệ, gần đây đã xuất bản công trình “Báo cáo nghiên cứu giai tầng
xã hội Trung Quốc đ−ơng đại” Nxb Văn Hiến, Bắc Kinh, 2002). Theo tác giả, nghiên
cứu này vận dụng một h−ớng tiếp cận mới, đ−ợc gọi là “giai tầng luận”, thay thế cho
quan điểm giai cấp cứng nhắc thời kỳ tr−ớc cải cách (theo đó, trong xã hội chủ nghĩa
chỉ còn 2 giai cấp công nhân, nông dân và 1 tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa). Quan
điểm giai tầng là phù hợp với thực tế xã hội thời cải cách, khai phóng, mở cửa. Cũng
theo tác giả quan điểm này, xã hội Trung Quốc đ−ơng đại có 10 tầng lớp xã hội đ−ợc
phân tầng theo 3 tiêu chí cơ bản là: nguồn lực tổ chức (chính trị), nguồn lực kinh tế
và nguồn lực văn hóa. Sự phân hóa thành ng−ời giàu - ng−ời nghèo, tầng lớp có lợi
thế - tầng lớp yếu thế, đều căn cứ ở việc họ không có, hoặc có 1, 2, hay cả 3 nguồn lực
này với các mức độ khác nhau.
Thiết nghĩ đây cũng là những gợi mở rất đáng l−u ý để có thể thực hiện các
nghiên cứu phân tích t−ơng tự đối với sự phân tầng xã hội và biến đổi của cơ cấu xã
hội Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới, sau khi v−ợt qua các khuôn khổ lý
thuyết đã có, phát triển và bổ sung các cách tiếp cận và ph−ơng pháp mới, thích hợp
với điều kiện phát triển kinh tế xã hội thực tế của đất n−ớc trong giai đoạn hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Caroline Hodges Persell. Social Stratification, Class and Poverty. in: Understanding
society. An Introduction to sociology. Happer and Row Publisher. N.Y. 1987.
2. Viện Xã hội học: Hà Nội: Những biến đổi xã hội trong thời kỳ Đổi mới. (Báo cáo tổng kết
đề tài khảo sát thực trạng kinh tế-xã hội 4 quận nội thành Hà Nội, tháng 5/1992)
3. T−ơng Lai: Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội. Sách tham khảo nội bộ. Nxb Khoa
học xã hội. Hà Nội - 1995.
4. Trịnh Duy Luân (Chủ biên): Phát triển xã hội ở Việt Nam: Một tổng quan xã hội học năm
2000. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - 2002.
5. Lục Học Nghệ (chủ biên): Báo cáo nghiên cứu giai tầng xã hội Trung Quốc đ−ơng đại.
Nxb Văn Hiến Khoa học xã hội. Bắc Kinh - 2002, tr.9.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so3_2004_trinhduyluan_1632.pdf