Tài liệu Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lâu dài của nhà trường ở trường Đại học thủ đô Hà Nội: 134 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN,
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ LÂU DÀI CỦA NHÀ TRƯỜNG
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Vũ Đình Hiếu
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một nhiệm vụ gắn liền với quá trình
xây dựng và phát triển của bất kì một trường đại học nào. Tuỳ từng thời kì phát triển của
nhà trường mà nhiệm vụ này có những yêu cầu khác nhau. Việc nâng cao chất lượng đội
ngũ giảng viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được tiến hành trong điều kiện phải tinh
giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ và tổ chức bộ máy; Nhà trường đang tiến tới cơ chế tự
chủ. Đây là một khó khăn lớn, cần tìm cách khắc phục để bảo đảm cho sự phát triển của
Nhà trường.
Từ khoá: Nâng cao chất lượng, đội ngũ giảng viên, trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Nhận bài ngày 26.4.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.5.2018
Liên hệ tác giả: Vũ Đình Hiếu; Email: vdhieu@daihocthudo.edu.vn
1. MỞ ĐẦU
Tro...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lâu dài của nhà trường ở trường Đại học thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
134 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN,
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ LÂU DÀI CỦA NHÀ TRƯỜNG
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Vũ Đình Hiếu
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một nhiệm vụ gắn liền với quá trình
xây dựng và phát triển của bất kì một trường đại học nào. Tuỳ từng thời kì phát triển của
nhà trường mà nhiệm vụ này có những yêu cầu khác nhau. Việc nâng cao chất lượng đội
ngũ giảng viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được tiến hành trong điều kiện phải tinh
giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ và tổ chức bộ máy; Nhà trường đang tiến tới cơ chế tự
chủ. Đây là một khó khăn lớn, cần tìm cách khắc phục để bảo đảm cho sự phát triển của
Nhà trường.
Từ khoá: Nâng cao chất lượng, đội ngũ giảng viên, trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Nhận bài ngày 26.4.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.5.2018
Liên hệ tác giả: Vũ Đình Hiếu; Email: vdhieu@daihocthudo.edu.vn
1. MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hoá và chịu tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 hiện nay, nguồn nhân lực thế giới nói chung và nguồn nhân lực Việt Nam nói riêng có
rất nhiều cơ hội, song bên cạnh đó cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Nhận
thức được vai trò con người trong phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta luôn luôn quan tâm đến
công tác giáo dục và đào tạo. Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng Cộng sản Viêt Nam đã xác định 12 nhiệm vụ phát triển đất nước trong 5 năm
2016 2020; trong đó có nhiệm vụ “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học,
công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công
nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước”.
Để có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp đổi mới và phát triển đất
nước; yếu tố đầu tiên mà chúng ta phải quan tâm chính là các nhà trường và đội ngũ các
nhà giáo. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, trong đó có giảng viên các trường đại học
là một vấn đề không phải bây giờ mới đặt ra. Nó đã, đang và sẽ theo suốt quá trình tồn tại
và phát triển của bất cứ nhà trường nào.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 23/2018 135
2. NỘI DUNG
2.1. Vai trò và những yêu cầu đối với người giảng viên trong bối cảnh đổi mới
hiện nay
Chỉ thị số 40CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
(khoá IX) về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo
dục đã chỉ rõ: “Mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục được chuẩn
hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao
bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo; thông qua việc quản
lí, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đồng thời Chỉ thị cũng chỉ rõ: “Tuy nhiên, trước những yêu
cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ
nhà giáo có những hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở các
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối
giữa các môn học, bậc học, vùng, miền. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ
nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lí thuyết, ít chú ý đến phát triển tư
duy, năng lực sang tạo, kĩ năng thực hành của người học; một bộ phận nhà giáo thiếu
gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt học học sinh, sinh
viên. Năng lực của sự nghiệp giáo dục. Chế độ, chính sách còn bất hợp lí, chưa tạo được
động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này”.
Đội ngũ nhà giáo có nhiệm vụ đào tạo những thế hệ người Việt Nam có bản lĩnh, có lí
tưởng, có khả năng sáng tạo làm chủ được tri thức hiện đại, quyết tâm đưa đất nước lên
trình độ phát triển sánh kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
Gắn liền với sự chăm lo phát triển một nền giáo dục đào tạo vững mạnh, xây dựng
đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện là hết sức quan trọng. Luật Giáo dục 2005 khẳng định:
“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”.
Giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam,
trong đó, đội ngũ giảng viên trong nhà trường đóng vai trò quyết định chất lượng đào tạo.
Đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng và Đại học có nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa
học, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân vừa có
đức lại vừa có trình độ kĩ thuật tiên tiến... góp phần trực tiếp “nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Chính vì vậy mà việc phát triển đội ngũ giảng
viên ở trường Đại học, Cao đẳng là việc làm cần thiết, cấp bách hiện nay.
136 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
2.2.1. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội với nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao cho Thủ đô
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội được thành lập ngày 06 tháng 01 năm 1959. Trải
qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã luôn luôn hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước; với thế mạnh là
đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở.
Do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và do sự nỗ lực phấn đấu không
ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhiều thế hệ thầy trò, Trường Đại học Thủ đô Hà
Nội được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, theo Quyết
định số 2402/QĐTTg ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi được thành lập, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội phấn đấu “Xây dựng và phát
triển nhà trường thành đại học đa ngành, chất lượng cao, đào tạo theo định hướng nghề
nghiệp ứng dụng; mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng và đổi mới quản lí đào
tạo”; theo tinh thần của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ Trường lần thứ XVI (nhiệm
kì 2015 2020). Ngoài việc tiếp tục phát huy thế mạnh là đào tạo các ngành Sư phạm, Nhà
trường hiện đang mở rộng lĩnh vực đào tạo ra các ngành nghề ngoài Sư phạm.
Giai đoạn 2015 2020 là giai đoạn quan trọng, là tiền đề cho sự phát triển của Nhà
trường trong quá trình đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả
nước. Điều đó đòi hỏi Trường cần có một chiến lược phát triển toàn diện để thay đổi về
chất nhằm tương xứng với vị thế của một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực.
2.2.2. Những vấn đề xung quanh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
Giảng viên có thể định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng đều thống nhất về bản
chất của nhà giáo và phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục Đại học 2012.
Đó là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục đại học, nhằm thực
hiện mục tiêu của giáo dục, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội.
Đội ngũ giảng viên là một tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu
khoa học ở các trường Cao đẳng, Đại học; gắn kết với nhau để thực hiện nhiệm vụ; theo hệ
thống, mục tiêu giáo dục; cùng trực tiếp giảng dạy và giáo dục sinh viên theo những
nguyên tắc, quy định của Nhà nước nói chung, ngành Giáo dục nói riêng.
Theo chức danh nghề nghiệp, giảng viên được xếp thành 3 hạng:
Giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01;
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 23/2018 137
Giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02;
Giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03.
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa nhu
cầu phát triển của đất nước. Phát triển nguồn nhân lực thực chất là đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao vai trò của nguồn lực con người trong sự phát triển kinh tế xã hội, qua đó làm
tăng giá trị của con người.
Việc phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là yêu cầu bắt buộc và chỉ
được thực hiện tốt khi gắn kết việc đào tạo, bồi dưỡng; sử dụng hợp lí năng lực, trình độ
của giảng viên; có chính sách đãi ngộ vật chất, tinh thần phù hợp; tạo động lực, điều kiện,
môi trường sư phạm để người giảng viên đóng góp, gắn bó lâu dài với nhà trường.
Để phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy trong trường Đại học, người ta thường sử
dụng các phương pháp sau:
Kế hoạch hoá việc xây dựng đội ngũ giảng viên;
Tuyển dụng giảng viên.
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên sẽ gồm 3 mặt:
Nâng cao thể lực;
Nâng cao trí lực;
Nâng cao tâm lực.
Sự hợp lí về cơ cấu đội ngũ giảng viên thể hiện ở:
Cơ cấu về chuyên môn;
Cơ cấu về trình độ đào tạo;
Cơ cấu thâm niên nghề nghiệp;
Cơ cấu về độ tuổi;
Cơ cấu theo giới tính.
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên gồm có:
a) Nhân tố chủ quan
Các nhân tố thuộc về giảng viên;
Các nhân tố thuộc về nhà trường: chính sách tuyển dụng, quản lí và sử dụng giảng
viên; phân công, bố trí công việc phù hợp với năng lực của giảng viên; chiến lược phát
triển đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất trong nhà trường; môi trường làm việc...
138 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
b) Các nhân tố khách quan
Chính sách vĩ mô, sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế;
Sự phát triển của hệ thống cung cấp dịch vụ phát triển đào tạo;
Thị trường lao động.
Để nâng cao chất lượng dạy và học của Nhà trường, đáp ứng yêu cầu xã hội; Trường
Đại học Thủ đô Hà Nội nhận thức rõ tầm quan trọng của người thầy sẽ đóng vai trò quyết
định chất lượng giáo dục và đào tạo. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
là nhiệm vụ cần thiết để nâng cao uy tín của Nhà trường, tạo ra đội ngũ lao động có chất
lượng cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Nhà trường và của đất nước. Những kết quả
đã đạt được là nguồn động lực, là niềm tin to lớn giúp cho tập thể cán bộ, viên chức và
người lao động vững tin vào việc thực hiện thành công sứ mệnh của Nhà trường.
2.2.3. Tình hình xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường hiện nay gồm: Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng và 02
Phó Hiệu trưởng); 09 phòng chức năng, 09 đơn vị phục vụ đào tạo và 13 khoa. Tổng số cán
bộ, giảng viên, chuyên viên và nhân viên phục vụ là 375 người; trong đó:
Cán bộ giảng dạy: 215 người (57,3%)
Cán bộ quản lí, chuyên viên và nhân viên phục vụ: 160 người (42,6%)
Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động toàn trường
được thống kê như sau:
Đơn vị: Người
Năm học
Trình độ
2015 – 2016 2016 – 2017 2017 – 2018 Ghi chú
Giáo sư 1 1 1
Phó Giáo sư 7 7 7
Tiến sĩ 38 41 47
Thạc sĩ 173 203 208
Đại học 77 83 89
Trình độ khác 36 22 23
Cộng 332 357 375
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội)
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 23/2018 139
Đối với công tác tuyển dụng, hàng năm Nhà trường căn cứ vào yêu cầu quy hoạch và
định hướng phát triển ngành nghề chuyên môn để đề nghị chỉ tiêu biên chế và xác định nhu
cầu tuyển dụng.
Đối tượng tuyển chọn làm giảng viên từ nhiều nguồn:
Công chức, viên chức đang công tác tại các trường Đại học, cơ quan, đơn vị khác; có
nhiều kinh nghiệm thực tế liên quan đến các chuyên ngành đào tạo của Trường.
Sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học trong và ngoài nước có thành tích học tập
và rèn luyện tốt, có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Trường.
Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chế độ, chính sách đối với giảng
viên trên cơ sở các văn bản, quy định của Nhà nước; đảm bảo kịp thời, công bằng, đúng
đối tượng như chế độ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp các loại, nâng bậc lương thường
xuyên và trước thời hạn... Chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... được đảm bảo. Việc duy trì thu nhập tăng thêm, chế độ hè, lễ,
tết... cũng được lãnh đạo Nhà trường cố gắng ở mức cao nhất.
Nhà trường luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các giảng viên đăng kí tham gia
các đề tài nghiên cứu khoa học. Đây vừa là nhiệm vụ bắt buộc đối với giảng viên, vừa là cơ
hội để họ tự rèn luyện, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kĩ năng
nghề nghiệp nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.
Trong nhiều năm qua, lãnh đạo Nhà trường rất quan tâm đến công tác xây dựng và
phát triển đội ngũ giảng viên cả về số lượng và chất lượng, xem đây là điều kiện bảo đảm
cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà trường. Từ đó, đội ngũ giảng viên của
Nhà trường không ngừng được củng cố và phát triển.
Nhận thức về yêu cầu học tập, nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên đã được nâng
lên một bước đáng kể trước yêu cầu nhiệm vụ mới của Nhà trường. Chất lượng đào tạo của
Nhà trường luôn luôn được dư luận xã hội đánh giá cao; sinh viên, học sinh đều tự hào khi
có những năm tháng được học tập dưới mái trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
Tuy vậy, bên cạnh những thành tích đạt được, việc phát triển đội ngũ giảng viên vẫn
tồn tại một số hạn chế:
Thứ nhất: Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà trường tuy có
sự quan tâm của Đảng uỷ và cán bộ lãnh đạo các cấp; song vẫn còn lúng túng trong khi
thực hiện, hiệu quả đạt được chưa cao.
Thứ hai: Quy mô, chất lượng của giảng viên chưa được đồng đều giữa các khoa. Ở
một số khoa còn có tình trạng có môn thiếu giảng viên, có môn thừa.
140 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Thứ ba: Các nguồn thông tin đánh giá đội ngũ giảng viên chưa đủ tính thuyết phục.
Kết quả đánh giá chưa được sử dụng làm căn cứ cho việc sắp xếp, sử dụng, luân chuyển,
đào tạo giảng viên; mà mới chỉ dùng vào việc bình xét thi đua, khen thưởng cuối năm là
chủ yếu.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do:
Quy trình tuyển dụng giảng viên mặc dù được tính toán rất kĩ và tuyệt đối tuân thủ
các quy định của pháp luật, nhưng kết quả tuyển dụng lại không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của nhà tuyển dụng. Do đó, rất khó đáp ứng được nhu cầu bổ sung giảng viên có chất
lượng cao cho các bộ môn trong Nhà trường.
Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, giảng viên rất khó khăn do phải tinh giản biên
chế và cơ cấu lại đội ngũ và tổ chức bộ máy; các chế độ, chính sách chưa đủ để động viên,
khuyến khích giảng viên học tập nâng cao trình độ, năng lực và làm việc lâu dài cho Nhà
trường; nguồn tuyển sinh không ổn định làm cho có lúc thừa hoặc thiếu giảng viên; hiện
tượng giảng viên xin chuyển đi nơi khác, làm cho Trường phải tuyển giảng viên thay thế
diễn ra thường xuyên.
Do thiếu giảng viên ở một số mã ngành mới; cho nên toàn bộ đội ngũ giảng viên
tham gia giảng dạy các mã ngành đó đều phải làm việc vượt định mức, làm cho thời gian
làm công tác nghiên cứu khoa học, thực tế chuyên môn... bị hạn chế.
Mục tiêu phát triển của trường Đại học Thủ đô Hà Nội là trở thành trường đại học đa
ngành, đa lĩnh vực, có uy tín trong nước và tiếp cận với các trường đại học trong khu vực.
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội sẽ là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu
khoa học của Thủ đô và đất nước; là nơi tập trung các chuyên gia, giảng viên có trình độ
cao; các chương trình đào tạo liên kết có uy tín; cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại với
các dịch vụ hoàn hảo cung cấp nhân lực cho đất nước.
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội luôn luôn quan tâm đến việc nâng cao nền tảng công
nghệ thông tin và truyền thông để mở rộng môi trường hoạt động và phát triển.
Nhà trường đang tập trung sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực, lấy nội lực là chính và
ngoại lực là yếu tố quan trọng để xây dựng quan hệ gắn kết mật thiết với môi trường trong
nước và quốc tế.
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch; từng bước phát triển toàn diện, bền vững và ưu tiên
đầu tư phát triển các hướng trọng điểm.
2.3. Phương hướng phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cần phải có chuyển biến mới về quy mô, chất lượng
đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện tốt công tác phát triển, nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động của Nhà trường.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 23/2018 141
Nhà trường cần xác định rõ tư tưởng, quan điểm của việc phát triển, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động là công tác vô cùng quan trọng không chỉ
thuộc về trách nhiệm của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu; mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị của Nhà trường.
Trường cần có kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực lâu dài cho các khoa, phòng, đơn vị
trực thuộc; đảm bảo đủ số lượng, đúng chuyên ngành theo yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường.
Từ thực tiễn và yêu cầu trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ giảng viên tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội như sau:
Xây dựng kế hoạch chiến lược nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Tiếp tục
đánh giá, lựa chọn, bố trí lại đội ngũ giảng viên; gắn việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ chuyên môn với việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học... để có một đội
ngũ đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp ngang tầm
nhiệm vụ mới.
Tuyển dụng viên chức và lao động hợp đồng đáp ứng đủ tiêu chuẩn của vị trí việc
làm; nhưng phải phù hợp với cơ chế tự chủ sẽ được áp dụng, động viên được giảng viên
yên tâm làm việc lâu dài cho Nhà trường, bảo đảm sự kế thừa giữa các thế hệ, tránh hiện
tượng hụt hẫng nhân sự như đã từng xảy ra.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp
và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và chuyên viên; xứng đáng là một trung tâm
giáo dục, khoa học công nghệ của Thủ đô; đáp ứng với yêu cầu phát triển và hội nhập của
Nhà trường.
Gắn kết việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên với việc xây dựng quy hoạch
cán bộ lãnh đạo các cấp. Thông qua các hoạt động của Nhà trường để các viên chức trong
quy hoạch rèn luyện, phấn đấu; để có đầy đủ các tiêu chí cần thiết khi được xét bổ nhiệm.
Việc triển khai thực hiện các giải pháp trên đòi hỏi lãnh đạo nhà trường và mỗi cán bộ,
giảng viên phải hiểu rõ bản chất của từng giải pháp và mối quan hệ giữa các giải pháp.
Trên cơ sở thực tế của Trường mình; phải phát huy tư duy sáng tạo, linh hoạt sao cho phù
hợp để mỗi giải pháp đều có tác dụng cao nhất trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên. Đó
là những việc làm thiết thực để nâng cao chất lượng giảng viên, góp phần đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời
kì hội nhập và phát triển.
3. KẾT LUẬN
Trên đây là một số giải pháp sơ bộ nhằm từng bước kiện toàn và nâng cao chất lượng
đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Trong hệ thống giáo dục đại học,
chất lượng đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng to lớn, quyết định đến chất lượng đào tạo. Để
142 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
tồn tại và phát triển, việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là rất quan
trọng và không bao giờ được coi nhẹ. Vì vậy, lãnh đạo Nhà trường cần quan tâm, chỉ đạo
tích cực hơn nữa để thực hiện các giải pháp mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Nhà nước,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cũng cần kịp thời bổ sung,
hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp khi chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm; bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của Nhà trường trong điều kiện mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI), Báo cáo Chính trị tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá IX), Chỉ thị số 40CT/TW ngày 15
tháng 6 năm 2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
giáo dục.
3. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá XI), Luật Giáo dục số
38/2005/QH11 được Quốc hội khoá XI, kì họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
4. Đảng uỷ Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (khoá XV), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội lần thứ XVI (nhiệm kì 2015 2020).
5. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá XIII), Luật Giáo dục Đại học số
08/2012/QH13 được Quốc hội khoá XIII, kì họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012.
6. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số
36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 quy định mã số và tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
7. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XII), Nghị quyết số
39NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức.
8. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XII), Quy định số
105QĐ/TW ngày 19 tháng 12 năm 2017 về phân cấp quản lí cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu
cán bộ ứng cử.
ENHANCING THE HUMAN QUALITY TO MEET LONG
TERM TASK OF HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY
Abstract: Improving the quality of teaching staffs is one of important tasks along with the
construction and development of the university. It is also depended on each period with
each various task. In the context of staff restructure and organizational structure aiming
to the selfmanagement, it is considered the difficult task which should be overcome to
ensure the development of the university.
Keywords: Quality enhancement, teaching staff, Hanoi Metropolitan Univesity.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33_2663_2208432.pdf