Vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý nước thải

Tài liệu Vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý nước thải: CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 4.1 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỰC TẾ: Trạm xử lý nước thải thực phẩm của công ty Seaspimex: Hình 4.1: Trạm xử lý nước thải thực phẩm của công ty Seapimex. Chú thích: 1.Ngăn tập trung nước thải 6.Bể lắng đứng đợt 1 11.Máy nén khí 2.Ngăn tiếp nhận 7.Bể aerotank 12.Ngăn chứa bùn tươi 3.Song chắn rác 8.Bể lắng đứng đợt 2 13.Bể nén bùn trọng lực 4.Bể lắng cát 9.Máng trộn, bể tiếp 14.Bể metan 5.Bể điều hòa xúc chlorine 15.Thiết bị ép bùn 16.Trạm bơm nước thải Công nghệ Xử lý nước thải của ngành chế biến thủy sản công ty Agrex Sài Gòn: Hình 4.2: Công nghệ Xử lý nước thải của ngành chế biến thủy sản công ty Agrex Sài Gòn: Chú thích: 1.Song chắn rác 5.Bể lắng đợt 2 8.Cấp không khí nén 2.Bể điều hòa 6.Bể tiếp xúc 9.Bể nén bùn 3.Bể lắng 1 7.Công trình xả nước thải 10.Trạm bơm bùn 4.Bể xử lý sinh học dính ra sông Sài Gòn 11.Sân phơi bùn bám 4.2 Đặc tính nước thải công ty TNHH Thủy Sản Minh Khuê và tiêu chuẩn xả thải: Thông s...

docx8 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý nước thải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 4.1 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỰC TẾ: Trạm xử lý nước thải thực phẩm của công ty Seaspimex: Hình 4.1: Trạm xử lý nước thải thực phẩm của công ty Seapimex. Chú thích: 1.Ngăn tập trung nước thải 6.Bể lắng đứng đợt 1 11.Máy nén khí 2.Ngăn tiếp nhận 7.Bể aerotank 12.Ngăn chứa bùn tươi 3.Song chắn rác 8.Bể lắng đứng đợt 2 13.Bể nén bùn trọng lực 4.Bể lắng cát 9.Máng trộn, bể tiếp 14.Bể metan 5.Bể điều hòa xúc chlorine 15.Thiết bị ép bùn 16.Trạm bơm nước thải Công nghệ Xử lý nước thải của ngành chế biến thủy sản công ty Agrex Sài Gòn: Hình 4.2: Công nghệ Xử lý nước thải của ngành chế biến thủy sản công ty Agrex Sài Gòn: Chú thích: 1.Song chắn rác 5.Bể lắng đợt 2 8.Cấp không khí nén 2.Bể điều hòa 6.Bể tiếp xúc 9.Bể nén bùn 3.Bể lắng 1 7.Công trình xả nước thải 10.Trạm bơm bùn 4.Bể xử lý sinh học dính ra sông Sài Gòn 11.Sân phơi bùn bám 4.2 Đặc tính nước thải công ty TNHH Thủy Sản Minh Khuê và tiêu chuẩn xả thải: Thông số Giá trị đầu vào (mg/l) Tải lượng (kg/ngày) QCVN 11:2008/BTNMT CỘT B Chất rắn lơ lửng SS 153,5 44,98 100 COD 1173 343,69 80 BOD5 999 292,71 50 Tổng nitơ (N) 100,5 29,45 60 Tổng Phospho 88,5 25,93 20 4.3 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải thủy sản công xuất 300 m3/ngày: ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG SUẤT 300 M3/NGÀY NƯỚC THẢI LÀM THỨC ĂN GIA XÚC THÙNG CHỨA RÁC SCR BỂ THU GOM LCR BỂ ĐIỀU HÒA BỂ KEO TỤ TẠO BÔNG BỂ CHỨA BÙN BỂ LẮNG 1 BỂ NÉN BÙN BỂ UASB Bùn BỂ AEROTANK Bùn tuần hoàn MÁY ÉP BÙN BỂ LẮNG 2 Bùn CHÔN LẤP BỂ KHỬ TRÙNG Nguồn tiếp nhận Hình 4.3: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải. 4.4 Thuyết minh quy trình công nghệ: Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt từ các nguồn của nhà máy thông qua mạng lưới thoát nước đến song chắn rác kích thước lớn để loại bỏ các tạp chất thô rồi vào lưới chắn rác để tiếp tục loại bỏ các chất rắn kích thước nhỏ hơn và vào bể thu gom. Sau đó nước thải được bơm lên ngăn tiếp nhận của bể điều hòa. Nước thải vào bể điều hòa và nhờ các dòng khí nén sục dưới đáy mà nó được hòa trộn đều để có tính chất đồng nhất. Tiếp đó, nước từ bể điều hòa được đưa qua bể keo tụ nhằm kết lại các hạt keo để qua bể lắng 1 thực hiện quá trình lắng, một số cặn sẽ lắng xuống đáy, phần nước trên sẽ được đưa qua bể UASB để thực hiện quá trình phân hủy sinh học kỵ khí. Nước vào bể UASB theo kiểu đi từ dưới lên xuyên qua lớp bùn lơ lửng và phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí. Sau khi ra khỏi bể UASB, nước đã giảm một lượng COD đáng kể và được đưa qua công trình xử lý hiếu khí bể Aerotank để tiếp tục phân hủy phần chất hữu cơ còn lại. Tại đây nước thải được trộn đều với bùn hoạt tính và nhờ oxy không khí do máy thổi khí cung cấp, vi sinh vật hiếu khí có trong bùn phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Nước thải có chứa bùn hoạt tính được dẫn sang bể lắng đợt 2 để tách bùn. Phần nước trong cho vào bể khử trùng có cung cấp Clorua vôi để khử trùng nước thải. nước thải sau khi ra khỏi hệ thống đạt tiêu chuẩn xả thải và xả ra nguồn tiếp nhận. Cặn thu được đưa vào bể chứa bùn hoặc hút bỏ. Một phần bùn hoạt tính từ bể lắng đợt 2 được tuần hoàn trở lại bể Aerotank. Phần còn lại cùng với bùn từ bể lắng 1 và phần bùn trong bể UASB định kỳ 2 tháng xả một lần được đưa vào bể chứa bùn, sau đó cho vào bể nén bùn (nước tách bùn được đưa trở lại hầm tiếp nhận), lượng bùn đặc, ổn định đưa đến máy ép bùn, ép thành bánh. Sau đó thuê đơn vị có chức năng đến thu gom đúng qui định… 4.5 Vai trò của từng công trình đơn vị: Song chắn rác và lưới chắn rác Song chắn tác với kích thước lớn, khe hở giữa hai song liền nhau là 16mm có tác dụng giữ lại các chất rắn thô kích thước lớn hơn 16mm như vở tôm, vây cá, đuôi cá… có trong nước thải nhằm tránh tắt nghẹt đường ống, mương dẫn hay hư hỏng bơm. Sau đó, lượng rác này được gom bằng thủ công. Rác được tập trung lại, đưa đến bãi rác hoặc làm thức ăn gia súc. Lưới chắn rác tiếp tục giữ lại các chất rắn có kích thước lớn hơn 1mm không bị giữ lại bở song chắn rác như đầu mực, râu mực, những mảnh thịt vụn, vảy cá… Những chất này có hàm lượng hữu cơ khá cao, chứa một lượng đạm không nhỏ do đó có thể thu gom lại để làm thức ăn gia súc. Bể gom Bể gom, đặt chìm dưới mặt đất, có tác dụng tập trung, thu gom nước thải từ các nguồn trong nhà máy để tiếp chuyển lên bể điều hòa nhờ bơm. Bể điều hòa Do tính chất nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuất, phụ thuộc vào loại nước thải theo từng công đoạn, từng loại sản phẩm nên bể điều hòa có nhiệm vụ là điều hòa, ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải, duy trì dòng vào gần như không đổi cho các công trình đơn vị sau. Nhờ đó mà giảm kích thước thiết bị và khắc phục được những vấn để vận hành do sự dao động lưu lượng hay quá tải, nâng cao hiệu suất của các quá trình sau. Bể keo tụ tạo bông Để loại bỏ các phần tử căn lơ lửng dạng hạt keo ổn định khó lắng sang mất ổn định, dễ lắng, ta dùng bể keo tụ. Phương pháp này ta cho các hóa chất vào và phân tán nhanh trong nước chứa các phần tử lơ lửng kích thước bé. Mục đích của kết bông là tạo điều kiện cho các phần tử đã mất ổn định tiếp xúc với nhau nhờ bộ phận khuấy chậm để chúng kết dính tạo thành bông cặn và được loại bằng phương pháp lắng hoặc lọc. Bể lắng 1 Trong trường hợp này bể lắng có chức năng loại bỏ các chất cặn nặng, bông cặn nhờ chức năng lắng của bể. Nhờ vậy mà quá trình phân hủy kỵ khí trong UASB được thực hiện tốt hơn. Bể UASB Đây là bể có chức năng chính yếu trong dây chuyền xử lý nước thải. Nước thải đi từ dưới lên xuyên qua lớp bùn lơ lửng và quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ. Điều kiện tối ưu cho quá trình được đảm bảo nhờ các công trình đơn vị trước đó nên nước thu được từ bể UASB giảm được một lượng COD, BOD đáng kể, thuận tiện cho công trình xử lý hiếu khí tiếp theo. Bể Aerotank Nước thải sau khi qua quá trình xử lý sinh học kỵ khí trong UASB đã giảm hàm lượng lớn các chất hữu cơ nên được dẫn đến bể Aerotank. Trong để Aerotank các vi sinh vật hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ hòa tan và dạng kẹo trong nước thải để tăng trưởng. Vi sinh vật phát triển thành phần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Hỗn hợp nước và bùn hoạt tính được dẫn sang bể lắng đợt 2. Bể lắng đợt 2 Nhiệm vụ của bể lắng đợt 2 là lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải, phần nước trong đưa qua máng trộn. Lượng bùn lắng một phần tuần hoàn trở lại bể Aerotank, phần còn lại đưa vào bể phân hủy kỵ khí. Bể khử trùng Với nhiệm vụ xáo trộn, khuếch tán đều hóa chất khử trùng vào trong nước thải, bể trộn được xây dựng theo kiểu vách ngăn, khuấy trộn bằng thủy lực. Đây là công trình dùng để nước thải và chlorine có đủ thời gian để tiếp xúc 30 phút nhằm tiêu diệt hiệu quả các loại vi trùng gây bệnh trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Bể nén bùn Độ ẩm của các loại bùn sinh ra rất cao (≈ 98%). Do đó bể nén bùn có chức năng làm tăng nồng độ bùn, loại bỏ một phần nước ra khỏi hỗn hợp nhờ hệ thanh dọc khuấy nhẹ khối bùn, nước trào lên trên làm cho cặn đặc hơn. Từ đó mà khối lượng bùn phải vận chuyển hay công suất yêu cầu của máy lọc ép băng tải sau đó được giảm đi. Máy lọc ép băng tải Máy lọc ép băng tải làm việc theo nguyên tắc lọc trọng lực một lần nữa làm giảm độ ẩm của bùn, dễ dàng vận chuyển đi nơi khác, phù hợp cho san lấp, bón phân, không gây ô nhiễm môi trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx12_CHƯƠNG 4.docx
Tài liệu liên quan