Tài liệu Vấn đề kiểm tra, đánh giá (KTĐG) sinh viên tại khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc: TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 1 - 7
1
VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (KTĐG) SINH VIÊN
TẠI KHOA NGỮ VĂN - TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Phạm Thị Phƣơng Huyền
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Đổi mới kiểm tra đánh giá là một yêu cầu quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc cần thiết phải đổi mới KTĐG kết quả học tập của sinh viên để kịp thời
bắt nhịp với xu thế chung. Chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sau: Chuyển từ KTĐG kiến thức sang KTĐG
năng lực; Thống nhất cách thức KTĐG ở các học phần chuyên ngành; Vận dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động KTĐG.
Từ khóa: Đánh giá, kiểm tra, Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc.
1. Đặt vấn đề
Đổi mới kiểm tra, đánh giá là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục phổ
thông hiện nay. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 - NQ/TW đã
nêu: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo đảm
bảo ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề kiểm tra, đánh giá (KTĐG) sinh viên tại khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 1 - 7
1
VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (KTĐG) SINH VIÊN
TẠI KHOA NGỮ VĂN - TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Phạm Thị Phƣơng Huyền
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Đổi mới kiểm tra đánh giá là một yêu cầu quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc cần thiết phải đổi mới KTĐG kết quả học tập của sinh viên để kịp thời
bắt nhịp với xu thế chung. Chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sau: Chuyển từ KTĐG kiến thức sang KTĐG
năng lực; Thống nhất cách thức KTĐG ở các học phần chuyên ngành; Vận dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động KTĐG.
Từ khóa: Đánh giá, kiểm tra, Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc.
1. Đặt vấn đề
Đổi mới kiểm tra, đánh giá là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục phổ
thông hiện nay. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 - NQ/TW đã
nêu: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo đảm
bảo trung thực khách quan Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình dạy học với
đánh giá cuối kì, cuối năm học, đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học, đánh
giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội” [1].
Từ yêu cầu đổi mới KTĐG của giáo dục phổ thông đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên
cũng phải đổi mới KTĐG giá cho phù hợp với thực tiễn. Đây cũng là vấn đề dành được sự
quan tâm của tất cả giảng viên trong Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc hiện nay.
2. Nội dung
2.1. Kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực người học
KTĐG là một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học. Đó là động lực thúc đẩy
sự đổi mới của quá trình dạy học. Tác giả Đinh Trọng Cường đã chỉ rõ những điểm khác biệt
giữa KTĐG kiến thức, kĩ năng và KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực người học [3], đó là:
Tiêu chí so sánh Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kỹ năng
1. Mục đích chủ yếu - Đánh giá khả năng người học vận dụng các
kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn
đề thực tiễn của cuộc sống.
- Vì sự tiến bộ của người học so với chính
mình.
- Xác định việc đạt kiến thức, kỹ
năng theo mục tiêu của chương
trình giáo dục.
- Đánh giá, xếp hạng giữa những
người học với nhau.
2. Ngữ cảnh đánh giá Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc
sống của người học.
Gắn với nội dung học tập (những
kiến thức, kỹ năng, thái độ) được
học trong nhà trường.
Ngày nhận bài: 7/9/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017
Liên lạc: Phạm Thị Phương Huyền, e - mail: huyenptp@gmail.com
2
Tiêu chí so sánh Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kỹ năng
3. Nội dung đánh giá - Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở nhiều
môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những
trải nghiệm của bản thân người học trong
cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực
thực hiện).
- Quy chuẩn theo các mức độ phát triển
năng lực của người học.
- Những kiến thức, kỹ năng, thái
độ ở một môn học.
- Quy chuẩn theo việc người học
có đạt được hay không một nội
dung đã được học.
4. Công cụ đánh giá Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh
thực.
Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong
tình huống hàn lâm hoặc tình
huống thực.
5. Thời điểm đánh giá Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy
học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.
Thường diễn ra ở những thời
điểm nhất định trong quá trình
dạy học, đặc biệt là trước và sau
khi dạy.
6. Kết quả đánh giá - Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó
của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành.
- Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng
phức tạp được coi là có năng lực cao hơn.
- Năng lực người học phụ thuộc
vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ
hay bài tập đã hoàn thành.
- Càng đạt được nhiều đơn vị
kiến thức, kỹ năng thì càng được
coi là có năng lực cao hơn.
2.2. Vấn đề KTĐG sinh viên ở Khoa Ngữ văn hiện nay
Việc KTĐG sinh viên tại Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc từ trước đến nay
luôn đảm bảo đúng quy định về KTĐG theo học chế đào tạo tín chỉ (TC) do Bộ giáo dục và
Đào tạo quy định tại Quy định số 43/2007/QĐ - BGD&ĐT. Tuy nhiên, việc áp dụng các hình
thức đánh giá lại phụ thuộc vào điều kiện của từng giảng viên, vào tính chất của học phần và
mục tiêu đặt ra đối với mỗi môn học.
a. Đánh giá quá trình
Đánh giá quá trình là đánh giá năng lực của sinh viên (SV) trong suốt quá trình học tập
các học phần, bao gồm tất cả các hoạt động quan sát của giảng viên (GV), các bài kiểm tra,
thực hành
Hiện nay, việc đánh giá này hoàn toàn do GV tự thực hiện. Điểm đánh giá quá trình là
điểm trung bình chung của các tiêu chí (a,b,c,d,e) chiếm trọng số 30% hoặc 40%, trong đó:
(a) Tính chuyên cần của SV;
(b) Thái độ ý thức tham gia thảo luận trên lớp của SV;
(c) Điểm kiểm tra thường xuyên;
(d) Điểm kiểm tra giừa kì;
(e) Điểm thực hành (nếu có).
3
Cụ thể, trong tổng số 26 học phần (HP) chuyên ngành bắt buộc, có 25 HP có tỉ trọng
điểm 30%, và 01 HP có tỉ trọng điểm 40%. Có HP chỉ gồm 03 loại điểm là: Chuyên cần, kiểm
tra giữa kì và thực hành nhưng có những học phần gồm cả 05 loại điểm: Chuyên cần, ý thức
tham gia thảo luận, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kì, thực hành. Vì vậy, các HP nên
thống nhất về tỉ trọng điểm và loại điểm thành phần để tạo sự đồng bộ trong toàn Khoa.
b. Đánh giá kết thúc học phần
Đánh giá kết thúc HP là đánh giá để nhận định năng lực của mỗi SV sau khi đã thực
hiện xong nhiệm vụ học tập ở trên lớp. SV phải thực hiện một bài kiểm tra dưới hình thức viết
hoặc vấn đáp. Việc đánh giá này được thực hiện với sự tổ chức và giám sát của các phòng
chức năng trong Trường. Với hình thức viết (đây là hình thức phổ biến), GV ra một đề thi có
thể là tự luận hoặc trắc nghiệm, thời gian làm bài từ 90 đến 150 phút tuỳ theo số lượng tín chỉ.
Việc chấm điểm bài thi được thực hiện bởi các GV cùng chuyên môn trong Khoa. Với hình
thức vấn đáp, GV trực tiếp giảng dạy phối hợp với một GV cùng chuyên môn tổ chức cho SV
bốc thăm câu hỏi và trực tiếp đánh giá bằng điểm số sau khi SV hoàn thành câu trả lời. Thực
tiễn đánh giá thi kết thúc học phần cho thấy:
Nội dung câu hỏi kiểm tra chưa phong phú, chưa hướng đến đánh giá năng lực SV.
Phần lớn câu hỏi yêu cầu SV tái hiện lại kiến thức lí thuyết, chỉ có một số ít câu hỏi ở dạng
vận dụng. Một số GV đã có ý thức đặt câu hỏi hướng đến phát triển sự sáng tạo của SV.
Nhưng nhìn chung các câu hỏi chủ yếu vẫn là để đánh giá xem khả năng lĩnh hội kiến thức
của SV như thế nào mà chưa có câu hỏi đánh giá xem SV đã làm được những gì từ những
điều đã được học. Chính vì thế, có những SV đạt điểm cao là do học tủ, học lệch, học thuộc
lòng mà không hiểu bản chất của vấn đề. Với phương thức KTĐG như vậy dẫn đến tình trạng
có nhiều SV chỉ tập trung học khi kì thi sắp đến, còn lại không chuyên tâm vào việc học tập
trong suốt thời gian dài của năm học.
2.3. Đề xuất một số giải pháp đổi mới KTĐG kết quả học tập của sinh viên
Xuất phát từ yêu cầu của xu thế đổi mới giáo dục hiện nay và thực tiễn vấn đề KTĐG
kết quả học tập của SV tại Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc, chúng tôi đề xuất một
số giải pháp đổi mới KTĐG kết quả học tập của SV như sau:
2.3.1. Chuyển từ KTĐG kiến thức sang KTĐG năng lực
Vấn đề KTĐG kết quả học tập của SV hiện nay vẫn chủ yếu là đánh giá kiến thức với
mục đích chính là nhằm xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng của SV theo mục tiêu của
chương trình giáo dục. SV đạt được nhiều kiến thức, kĩ năng thì được đánh giá là có năng lực
tốt hơn.
Trong khi đó, theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không
lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm mà chú trọng khả năng vận
dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng cụ thể. Để chứng minh SV có năng
lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho SV được giải quyết vấn đề trong tình huống
4
mang tính thực tiễn. Khi đó SV vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở
nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm
bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành
một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, có thể đồng thời đánh giá được cả kĩ năng nhận thức, kĩ
năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của SV. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn
toàn dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là
tổng hòa kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức, được hình thành
từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.
Để chuyển dần việc KTĐG kiến thức sang KTĐG năng lực SV, Khoa Ngữ văn Trường
ĐHTB cần hướng đến một số nhiệm vụ sau:
- Coi trọng KTĐG cả quá trình
Để đánh giá chính xác năng lực của SV phải coi trọng việc KTĐG quá trình, từ khi SV
bắt đầu một HP cho đến khi kết thúc HP đó. Có thể thực hiện như sau:
+ Tổ chức KTĐG chất lượng đầu vào của SV khi bắt đầu học phần
Việc KTĐG chất lượng đầu vào của SV khi bắt đầu một học phần là rất cần thiết bởi lẽ
điều này không chỉ giúp GV nắm được năng lực thực tế ở giai đoạn khởi điểm của SV để tìm
kiếm phương pháp dạy học phù hợp mà còn giúp chính SV thấy được năng lực của mình để
điều tiết quá trình học tập của bản thân.
Để đánh giá chất lượng đầu vào của SV, các tổ chuyên môn phải chủ động xây dựng kế
hoạch ngay từ đầu năm học và tổ chức KTĐG chất lượng đầu vào của SV ở các học phần do
tổ chuyên môn quản lí một cách khoa học. Các hình thức thi cần vận dụng sao cho phù hợp,
thiết thực và hiệu quả. Kết quả đánh giá phải khách quan bởi đây chính là căn cứ để nắm bắt
sự tiến bộ của SV trong suốt quá trình học tập.
+ Điều chỉnh trọng số điểm thành phần trong đánh giá quá trình
Bám sát yêu cầu của quá trình KTĐG theo năng lực nhằm phát huy hơn nữa vai trò của
GV trong việc KTĐG kết quả học tập của SV, đồng thời tạo điều kiện cho SV chủ động thể
hiện năng lực của bản thân trong quá trình học tập, việc KTĐG quá trình nên được điều chỉnh
lại cho thống nhất ở tất cả các HP. Theo chúng tôi trọng số điểm KTĐG quá trình phải chiếm
tỉ trọng từ 40% tổng điểm của cả học phần, trong đó điểm thực hành phải chiếm tỉ trọng 20%.
Có thể phân bổ như sau:
Kí hiệu điểm Nội dung điểm đánh giá Tỉ trọng điểm (40% hoặc 50%)
a Chuyên cần 5%
b Thái độ ý thức tham gia thảo luận trên lớp 5%
c Điểm kiểm tra thường xuyên 5%
d Điểm kiểm tra giữa kì 5%
e Điểm thực hành 20%
5
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá càng đa dạng thì mức độ chính xác trong đánh giá càng cao vì
phản ánh khách quan tốt hơn. Vì vậy, cần khuyến khích GV áp dụng đa dạng các hình thức
đánh giá: Đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sản phẩm,
bằng hồ sơ SV, bằng trình bày miệng, thảo luận thông qua hoạt động tương tác giữa GV và
SV, giữa SV với SV
Câu hỏi KTĐG cần chọn lọc, tập trung vào loại câu hỏi vận dụng nhằm đánh giá năng
lực của SV trong việc vận dụng lí thuyết vào giải quyết nhiệm vụ thực tiễn để giúp SV trau
dồi kĩ năng nghề nghiệp.
Khoa Ngữ văn cần xây dựng quy định về việc ra đề thi, trong đó bắt buộc mỗi đề thi
phải có ít nhất 40% điểm số đánh giá năng lực của SV trong việc vận dụng kiến thức đã học
vào giải quyết một nhiệm vụ cụ thể của thực tiễn.
Ví dụ: Trong HP Tác phẩm văn học và loại thể, sau khi học xong chương Nhân vật văn
học, GV có thể thiết kế các câu hỏi để đánh giá kết quả học tập của SV như sau:
Nội dung câu hỏi Loại câu hỏi Trọng số điểm
Căn cứ vào kết cấu, nhân vật văn học được chia làm mấy loại? Nhận biết 1,0
Nhà văn Nam Cao đã sử dụng các phương thức, phương tiện và
biện pháp nghệ thuật nào để xây dựng nhân vật Chí Phèo?
Thông hiểu 2,0
Bằng việc sử dụng lí thuyết về phân loại nhân vật văn học, hãy
phân loại các nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
Vận dụng thấp 3,0
Bằng việc sử dụng một số chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, việc làm,
ngôn ngữ Hãy sáng tạo một nhân vật văn học.
Vận dụng cao 4,0
2.3.2. Vận dụng công nghệ thông tin trong KTĐG
Đối với GV khoa Ngữ văn Trường Đại học Tây Bắc, việc vận dụng CNTT trong dạy
học và trong đánh giá kết quả học tập của SV mới chỉ được thực hiện ở một số GV trẻ. Đặc
biệt, một số ít GV do dạy nhiều lớp hoặc kiêm nghiệm các công tác khác, nên việc KTĐG
sinh viên chưa thực hiện đúng theo lịch trình giảng dạy, có khi yêu cầu SV phải thực hiện
nhiều bài kiểm tra trong một thời điểm, thường là thời điểm sắp kết thúc học phần. Khi đó GV
chỉ kịp chấm bài và công bố điểm cho SV mà không còn thời gian nhận xét về chất lượng bài
làm của SV để SV nắm bắt những ưu điểm và hạn chế của bản thân. Do đó, GV cần phải thay
đổi cách thức KTĐG như hiện nay bằng việc sử dụng phần mềm vi tính kết nối với mạng
internet để đảm bảo tính chính xác và tính hiệu quả cho quá trình đánh giá kết quả học tập của
SV. Cụ thể:
- Mỗi GV thiết lập một địa chỉ email (gọi là tài khoản của học phần) tương ứng với học
phần mình giảng dạy và yêu cầu SV thường xuyên truy cập vào tài khoản để theo dõi nội
dung học tập, kế hoạch học tập, kế hoạch KTĐG, những phản hồi của GV cũng như ý kiến đề
xuất của SV
6
Trong tài khoản HP, GV phải cung cấp đầy đủ các thông tin như:
+ Mục tiêu của học phần, mức độ đạt mục tiêu học tập của SV;
+ Hệ thống năng lực, kĩ năng đặc thù mà SV cần rèn luyện và phát triển trong từng giai
đoạn triển khai học phần;
+ Kế hoạch, lịch trình kiểm tra đánh giá;
+ Các công cụ và tiêu chí kiểm tra đánh giá (chủ yếu kiểm tra đánh giá nhận thức và
kỹ năng);
+ Hệ thống bài tập, bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá, tiêu chí đánh giá
- Chuyển việc ra đề và yêu cầu SV làm bài kiểm tra trên giấy bằng việc GV trực tiếp ra
đề kiểm tra trong tài khoản HP và yêu cầu SV gửi bài kiểm tra vào tài khoản. GV chấm điểm
và nhận xét về năng lực của SV trên chính bài làm đã được SV gửi vào tài khoản này. Cách
thức KTĐG như trên sẽ cho phép tất cả các SV trong lớp được tham khảo bài làm của nhau và
chia sẻ góp ý, cũng như học hỏi lẫn nhau.
Sau khi GV hoàn thành việc đánh giá sẽ công khai kết quả vào Bảng điểm đã được thiết
kế trong tài khoản học phần. Như vậy, mỗi SV không chỉ biết được năng lực của bản thân mà
còn nhận biết được NL của bạn học trong lớp để có thể tham gia vào quá trình đánh giá lẫn
nhau, từ đó sẽ giúp SV có thêm động lực phấn đấu và sự thi đua trong học tập.
Tóm lại, sử dụng nhiều kênh thông tin cho quá trình đánh giá. Chuyển KTĐG từ một
hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp KTĐG vào quá trình dạy học, xem
KTĐG là một phương pháp dạy học là mục tiêu đổi mới từ KTĐG kiến thức sang KTĐG
năng lực mà khoa Ngữ văn trường Đại học Tây Bắc cần hướng đến.
3. Kết luận
KTĐG quả học tập của SV là một vấn đề hết sức quan trọng. Do đó cần phải có những
thay đổi về nội dung, phương pháp và hình thức KTĐG mới có thể khắc phục được những tồn
tại của phương pháp KTĐG truyền thống, đồng thời đáp ứng được mục tiêu giáo dục và sự
phát triển của thời đại. Đổi mới KTĐG sẽ góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng
đào tạo của Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tây Bắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Một số vấn đề về đổi mới chương trình và sách giáo
khoa giáo dục phổ thông, Tài liệu lưu hành nội bộ.
[2] Hoàng Hòa Bình (Chủ biên) (2014). Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[3] Đinh Trọng Cường (2015). Một số vấn đề về kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận
năng lực người học. Truy cập tại: http:// bacgiang.edu.vn, ngày truy cập: 05/01/2015.
[4] Đỗ Ngọc Thống (2008). Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh - nhìn từ yêu cầu của
PISA, Tạp chí Tia sáng. Truy cập tại: ngày truy cập: 03/12/2008.
7
TESTING AND EVALUATION IN THE FACULTY OF PHILOLOGY
TAY BAC UNIVERSITY
Pham Thi Phuong Huyen
Tay Bac University
Abstract: Testing and assessing students’ learning results is a must innovation in education and training
today. It is of great urgence for the Faculty of Philology - Tay Bac University to renew testing and assessing system
to keep pace with common trends. In this article, we would like to propose the following measures: transforming
from testing and assessing on knowledge to testing and assessing on competence; unifying the method testing and
assessing in specialized modules; applying infomation technology to testing and assessing activities.
Keywords: Evaluation, philology, Tay Bac University, testing.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23_8278_2135965.pdf