Tài liệu Vấn đề khái niệm và định hướng dạy học văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn của một số nước trên thế giới: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 62 (02/2019) No. 62 (02/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
26
VẤN ĐỀ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC VĂN BẢN
THÔNG TIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
The issue of concept and orientation in teaching informational texts in language
arts and literature curricula of some countries in the world
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thúy
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Tóm tắt
Năng lực đọc hiểu văn bản thông tin đóng một vai trò rất quan trọng, hỗ trợ cho sự thành công của
người học trong tương lai. Bài viết này, trên cơ sở tìm hiểu dạy học văn bản thông tin trong chương
trình Ngữ văn của một số nước trên thế giới đã xác định lại đặc điểm của văn bản thông tin và những
định hướng dạy học loại văn bản này trong chương trình của các nước; từ đó đưa ra một số gợi ý cho
việc dạy học loại văn bản...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề khái niệm và định hướng dạy học văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn của một số nước trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 62 (02/2019) No. 62 (02/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
26
VẤN ĐỀ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC VĂN BẢN
THÔNG TIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
The issue of concept and orientation in teaching informational texts in language
arts and literature curricula of some countries in the world
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thúy
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Tóm tắt
Năng lực đọc hiểu văn bản thông tin đóng một vai trò rất quan trọng, hỗ trợ cho sự thành công của
người học trong tương lai. Bài viết này, trên cơ sở tìm hiểu dạy học văn bản thông tin trong chương
trình Ngữ văn của một số nước trên thế giới đã xác định lại đặc điểm của văn bản thông tin và những
định hướng dạy học loại văn bản này trong chương trình của các nước; từ đó đưa ra một số gợi ý cho
việc dạy học loại văn bản này trong chương trình Ngữ văn của nước ta sau năm 2018.
Từ khóa: Văn bản thông tin, chương trình Ngữ văn, năng lực đọc hiểu.
Abstract
Informational text reading comprehension competency has an extremely important role, supporting
students to succeed in the future. Therefore, on the basis of studying the teaching of informational texts
in Language Arts and Literature curricula of some countries in the world, this paper redefines the
characteristics of informational texts, orientations of teaching these texts in these curricula; and offers
some suggestions for teaching this type of text in our Language Arts and Literature curriculum after
2018.
Keywords: informational text, Language Arts and Literature curriculum, reading comprehension
competency.
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh xã hội bùng nổ thông
tin như hiện nay, năng lực tiếp cận và làm
chủ thông tin đóng vai trò rất quan trọng,
quyết định sự thành công của mỗi cá nhân
trong công việc và cuộc sống. Vì vậy,
trong chương trình dạy học Ngữ văn của
một số nước trên thế giới, bên cạnh văn
bản (VB) văn chương, học sinh còn được
học đọc hiểu một hệ thống VB khác có nội
dung liên quan trực tiếp đến thế giới hiện
thực, không sử dụng những yếu tố hư cấu,
tưởng tượng, thực hiện chức năng chủ yếu
là cung cấp thông tin. Đó chính là văn bản
thông tin (VBTT). Trong Chương trình
Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông
tư số 32/2018/TT-BGDĐT, VBTT cũng
được đề cập đến với tư cách là một trong
Email: thuyntn@hcmue.edu.vn
NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
27
ba loại VB mà học sinh cần phải đọc hiểu.
Vì vậy, qua bài viết này, chúng tôi muốn
trình bày cách hiểu và những định hướng
dạy học loại VB này trong chương trình
Ngữ văn của một số nước trên thế giới, từ
đó đưa ra gợi ý đối với việc dạy học kiểu
VB này trong chương trình Ngữ văn ở
nước ta sau năm 2018.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu việc dạy học VBTT trong
chương trình Ngữ văn của một số nước,
chúng tôi chủ yếu sử dụng nhóm phương
pháp nghiên cứu lí thuyết, cụ thể như sau:
- Phân tích và tổng hợp lí thuyết:
Phương pháp phân tích được sử
dụng để nghiên cứu VB chương trình
Ngữ văn của các nước ở khía cạnh dạy
học đọc hiểu VBTT theo cách phân tích
chúng thành từng bộ phận nhằm tìm hiểu
vấn đề một cách toàn diện. Còn phương
pháp phân tích tổng hợp được dùng để
liên kết, sắp xếp các tài liệu thành một hệ
thống lí thuyết đầy đủ, sâu sắc về vấn đề
nghiên cứu.
- Phân loại và hệ thống hóa lí thuyết:
Phương pháp phân loại được sử dụng
để sắp xếp các tài liệu khoa học thành một
hệ thống logic chặt chẽ theo từng vấn đề.
Còn phương pháp tổng hợp lại được dùng
để sắp xếp các tri thức khoa học thành một
hệ thống trên cơ sở các kiểu loại VBTT và
chuẩn đầu ra của việc dạy học loại VB này
trong chương trình Ngữ văn của một số
nước nhằm làm cho sự hiểu biết về vấn đề
nghiên cứu được toàn diện và sâu sắc hơn.
Cơ sở dữ liệu được thu thập, khảo sát
là VB chương trình Ngữ văn của một số
nước như Australia, NewZealand, Mỹ,
Anh, Singapore, đó là những nước có nền
giáo dục tiên tiến đại diện cho một số châu
lục trên thế giới. Hầu hết các VB chương
trình được khảo sát đều là những VB mới
nhất của những nền giáo dục ấy.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Khái niệm văn bản thông tin
3.1.1. Vấn đề tên gọi văn bản thông tin
trong chương trình Ngữ văn của một số nước
Chương trình Ngữ văn của một số
nước đã dùng những tên gọi khác nhau để
chỉ loại VB có nội dung liên quan trực tiếp
đến thế giới hiện thực, không sử dụng
những yếu tố hư cấu, tưởng tượng, thực
hiện chức năng chủ yếu là cung cấp thông
tin. Chẳng hạn như:
- Trong khung chuẩn cơ bản chương
trình Tiếng Anh của liên bang ở Mỹ (sau
đây xin gọi là chương trình Ngữ văn của
Mỹ), khái niệm văn bản thông tin
(informational text) được sử dụng trong
tương quan với khái niệm văn bản văn
chương (literary text) để tạo thành hệ thống
VB hoàn chỉnh.
- Chương trình Ngữ văn Tiểu học
và Trung học của Singapore xác định
rõ hai loại VB chính được dạy là VB
văn học (literary text) và VB thông tin
(informational text)/ VB chức năng
(functional text)1.
- Ở Úc, chương trình Ngữ văn của
quốc gia sử dụng khái niệm VB tưởng
tượng, hư cấu (imaginative text), VB thông
tin (informative text), VB thuyết phục
(persuasive text) trong cấu trúc hệ thống
VB của chương trình2. Trong đó, VB thông
tin và VB thuyết phục có nội dung liên
quan trực tiếp đến thế giới hiện thực và
không sử dụng các yếu tố hư cấu.
- Còn trong chương trình Ngữ văn của
Anh thì “tất cả học sinh đều được khuyến
khích đọc rộng ở cả hai loại VB: VB hư
cấu (fiction) và VB phi hư cấu (non-
fiction) để phát triển kiến thức của họ cũng
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019)
28
như những hiểu biết về thế giới mà họ đang
sống, để thiết lập một nhận thức đúng đắn
cùng tình yêu đối với việc đọc và cũng để
tích lũy kiến thức thông qua chương trình.”
[7, tr.14].
- Chuẩn cơ bản của chương trình đọc –
viết cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi của New
Zealand cũng quy định rõ hệ thống VB sử
dụng trong chương trình là VB hư cấu
(fiction text) và VB phi hư cấu (non-fiction
text).
Từ việc điểm qua hệ thống khái niệm
VB được sử dụng trong chương trình Ngữ
văn của một số nước trên thế giới, chúng
tôi nhận thấy ở các nước, chương trình
Ngữ văn đều sử dụng đa dạng loại VB
trong dạy học. Ít nhất là có hai hệ thống
VB cùng tồn tại trong chương trình, một hệ
thống liên quan đến tác phẩm văn chương,
tạm gọi là VB văn học và một hệ thống
khác có nhiệm vụ cung cấp và truyền tải
thông tin, tạm gọi là VB thông tin. Trong
đó tên gọi của hệ thống VB cung cấp và
truyền tải thông tin thay đổi tùy theo từng
nước, ví dụ như informational text trong
chương trình của Mỹ và Singapore,
informative text và persuasive text trong
chương trình của Úc và non-fiction text
trong chương trình của Anh và New
Zealand. Đó là điểm khác biệt giữa các
chương trình. Tuy nhiên trong chương
trình của bang California (Mỹ), bên cạnh
khái niệm informational text còn một khái
niệm khác được nhắc tới với ý nghĩa tương
đương, đó là expository text, tạm dịch là
VB trình bày, bình luận
3.1.2. Các khái niệm có liên quan đến
văn bản thông tin
Trong chương trình Ngữ văn của các
nước, hệ thống VBTT được sử dụng với
nhiều tên gọi khác nhau. Vấn đề đặt ra là
nên hiểu các khái niệm này như thế nào.
3.1.2.1. Khái niệm văn bản phi hư cấu
Theo Wikipedia, VB chủ yếu được
phân chia thành hai loại phổ biến là VB phi
hư cấu (non-fiction) và VB hư cấu
(fiction). “VB phi hư cấu là một câu
chuyện được xây dựng dựa trên sự kiện và
thông tin có thật. VB phi hư cấu có thể là
một câu chuyện kể, một VB miêu tả lại sự
việc đã xảy ra, hoặc là một sản phẩm giao
tiếp khác mà tác giả của nó tin rằng sự
khẳng định và miêu tả là có thật. Những sự
khẳng định và miêu tả này có thể chính xác
hoặc không, có thể mô tả đúng hoặc sai về
đối tượng. Tuy nhiên, người ta cho rằng
tác giả của những VB ấy tin rằng chúng
đúng sự thật tại thời điểm mà họ soạn thảo,
hoặc ít nhất đã khiến người tiếp nhận VB
tin rằng chúng đúng về phương diện lịch
sử hoặc theo kinh nghiệm. Việc báo cáo về
niềm tin của mọi người đối với những VB
loại này không nhất thiết là sự chứng thực
về tính chân thực của chúng, chỉ đơn giản
nó đúng sự thật khi mọi người tin nó. ()
VB phi hư cấu không nhất thiết chỉ là VB
viết, vì tranh ảnh và phim cũng có nội dung
miêu tả sự thật về một đề tài, vấn đề nào
đó” [12]. Từ định nghĩa trên, Wikipedia đã
xác định những kiểu VB cụ thể thuộc loại
VB này: “bài tiểu luận, bài báo, ký sự,
nhật ký, các tài liệu, VB khoa học, tranh
ảnh, tiểu sử, sách giáo khoa, sách hướng
dẫn du lịch, bản vẽ chi tiết, tài liệu kỹ
thuật, sách hướng dẫn sử dụng, biểu đồ”
[12].
Tuy nhiên sự phân loại này chỉ có ý
nghĩa tương đối vì có những VB mang đặc
điểm của cả hai loại VB ấy, chẳng hạn như
VB tự biểu hiện, thư từ, tạp chí và VB có
yếu tố tưởng tượng, hư cấu. Một số VB hư
cấu có thể bao hàm những yếu tố phi hư
NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
29
cấu. Trong khi đó, một số VB phi hư cấu
lại chứa đựng những yếu tố tiền giả định,
sự suy diễn hoặc điều tưởng tượng không
thể xác minh, kiểm chứng. Điều đó có thể
khiến người đọc hiểu sai bản chất của VB
phi hư cấu. Vì thế thuật ngữ VB phi hư cấu
có tính văn chương (literary non-fiction)
được sử dụng trong quan hệ đối lập với
khái niệm VB phi hư cấu thuần túy, để chỉ
những VB phi hư cấu có sử dụng yếu tố
văn chương. Những yếu tố có tính sáng tạo
và văn chương thường được cho là không
phù hợp với VB phi hư cấu nhưng vẫn xuất
hiện và thường không làm mờ đi thông tin
của VB. Sự đơn giản, sáng rõ và trực tiếp
là những yêu cầu được đặt ra với VB phi
hư cấu. Khái niệm này cũng được nhắc đến
trong chương trình Tiếng Anh của Mỹ.
3.1.2.2. Khái niệm văn bản thông tin
Duke3 đã từng đưa ra định nghĩa về
VBTT (informational text/ informative
text) như sau: “Mục đích chính của VBTT
là truyền tải thông tin về thế giới tự nhiên
và xã hội, điển hình là từ những người
được cho là biết thông tin đến những người
được cho là không biết.” [6, tr.16]. Từ định
nghĩa trên, Duke cho rằng VB tiểu sử, VB
miêu tả các quy trình hay hướng dẫn các
thao tác đều là VB phi hư cấu, không phải
là VBTT vì mục đích chính của chúng là
truyền tải thông tin về cuộc đời của một cá
nhân hoặc hướng dẫn thao tác chứ không
phải chuyển tải thông tin về một điều gì đó.
Do đó “những VB phi hư cấu có tính chất
kể chuyện hoặc là “những câu chuyện kể
về sự thật” cũng là VB phi hư cấu chứ
không phải là VBTT vì mục đích chính là
kể về một sự kiện hoặc một chuỗi các sự
kiện đã xảy ra.” [6, tr.16]. Từ đó, Duke đã
khẳng định VBTT trình bày toàn bộ các
phân lớp của sự vật (khác với tiểu sử, chỉ
tập trung vào một cá thể, một cá nhân) và
nhìn đối tượng theo cách phi thời gian
(khác với tiểu sử, chỉ tập trung vào những
điểm thời gian đặc biệt). Do đó, VBTT có
nội dung bao quát hơn. Trên cơ sở ấy,
nhóm nghiên cứu của Duke đã xác định các
đặc điểm cơ bản của VBTT gồm: VB có sự
trình bày và lặp lại của đề tài, chủ đề; miêu
tả những thuộc tính và những sự kiện đặc
thù; sử dụng cấu trúc so sánh/ tương phản
và phân loại; sử dụng từ ngữ kỹ thuật;
minh họa bằng thực tế hoặc hình ảnh; các
chương mục; giúp đỡ, hỗ trợ, định hướng
cho người đọc bằng mục lục, số trang, đề
mục và những phương tiện hình ảnh đa
dạng như biểu đồ, bảng biểu và sơ đồ. Vì
vậy, việc đọc hiểu VBTT không đơn giản
chỉ là đọc lần lượt theo từng dòng; mà còn
phải đọc những sơ đồ, bảng biểu và suy
nghĩ, tính toán; rồi tiếp tục đọc VB và xem
xét lại sơ đồ, bảng biểu hoặc tính toán.
Việc đọc cứ trở đi trở lại nhưng không theo
đường thẳng; mà có thể tiến về phía trước
rồi lại đọc lùi về sau và khai thác tối đa
hiệu quả thông tin từ những phương tiện
thể hiện đặc thù của loại VB này để giúp
cho việc đọc hiểu sâu hơn, rõ ràng hơn.
Chẳng hạn như trong VBTT, việc sử dụng
hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ hỗ trợ tích
cực cho người đọc trong quá trình giải mã
thông tin. Do vậy, người đọc cần được
trang bị kỹ năng đọc hiểu loại công cụ này
để có thể sẵn sàng giải mã chúng chứ
không phải là bỏ qua chúng trong quá trình
đọc. Về hình thức thể hiện của VBTT, theo
Duke, có nhiều loại khác nhau. Có loại VB
là sách (Vd: sách tham khảo, sách giáo
khoa, sách chuyên ngành, sách viết về
những thông tin mang tính quá trình) và
những loại VB không phải là sách (Vd: tạp
chí, báo, áp phích quảng cáo, trang web và
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019)
30
CD-ROM ).
3.1.2.3. Khái niệm văn bản trình bày,
bình luận
Trong chương trình của một số quốc
gia, khái niệm VB trình bày, bình luận
(expository text) được sử dụng để thay thế
cho khái niệm VB phi hư cấu hay VBTT.
Khái niệm này xuất hiện trong cách nhìn
nhị phân của một số tác giả về các loại VB,
bao gồm narrative text (tạm dịch là VB
trần thuật) và expository text (tạm dịch là
VB trình bày, bình luận). Moss đã đưa ra
cách định nghĩa expository text như sau:
“Trong khi mục đích của “narrative text”
là kể chuyện, thì mục đích của “expository
text” là thông báo, miêu tả hoặc báo cáo,
tường thuật. Trong “narrative text” thì tác
giả sẽ tưởng tượng, hình dung ra nhân vật,
sự kiện và sử dụng cấu trúc của một câu
chuyện kể để tạo ra câu chuyện. Còn khi
viết VBTT, tác giả sẽ tổ chức bài viết của
mình theo hướng đạt đến những thông tin
về chủ đề mà họ muốn hướng đến. Họ sẽ tổ
chức, sắp xếp thông tin sao cho hợp lý và
hấp dẫn bằng cách sử dụng các cấu trúc
khác nhau của “expository text”. []
Những VB dạng “expository text” cũng có
cấu trúc riêng của nó. Những cấu trúc này
sẽ cung cấp cho người học một sơ đồ chỉ
dẫn họ khám phá, tìm hiểu nội dung VB. Sự
nhận thức của người học về cấu trúc và
cách thức tổ chức của VB “expository
text” càng lớn bao nhiêu thì việc họ nắm
bắt thông tin của người viết sẽ càng nhanh
hơn ấy nhiêu.”. [10, tr.712]
3.1.2.4. Điểm thống nhất và khác biệt
giữa các khái niệm
Từ định nghĩa về các khái niệm, người
viết nhận thấy tuy chương trình của các
nước sử dụng những tên gọi khác nhau để
định danh cho loại VB ấy nhưng nhìn
chung các tên gọi đều được dùng để chỉ
một loại VB có nội dung liên quan trực tiếp
đến thế giới thực (không chứa những yếu
tố hư cấu, tưởng tượng). Trong đó được sử
dụng rộng rãi nhất là hai khái niệm VB phi
hư cấu (non-fiction) và VB thông tin
(informational text).
Cả hai loại VB này đều được tạo lập từ
những thông tin có thật. Có tác giả cho
rằng hai khái niệm này đồng nhất với nhau,
vậy nên họ thường dùng hai khái niệm này
thay thế cho nhau. Nhưng cũng có một số
nhà nghiên cứu như nhóm của Duke (2003)
lại cho rằng hai khái niệm này không hoàn
toàn đồng nhất với nhau, VBTT chỉ là một
loại rất quan trọng của VB phi hư cấu vì
VB phi hư cấu bao gồm tất cả các VB viết
về những sự việc có thật. Theo Duke
“VBTT khác với các loại khác của VB phi
hư cấu ở mục đích, đặc điểm và hình thức”
[6, tr.16]. Vì vậy một số tiểu loại của VB
phi hư cấu lại không được nhóm của Duke
xếp vào loại VBTT, chẳng hạn như tiểu sử,
tự truyện và những VB thuyết minh về quy
trình hoặc thao tác thực hiện. Sự phức tạp
trong việc xác định khái niệm và phân loại
VBTT là một minh chứng cho thấy ranh
giới giữa các loại VB là hết sức mong
manh. Vì vậy, việc xác định, lựa chọn
những kiểu cụ thể của loại VB này trong
CT Ngữ văn của một số nước cũng rất khác
nhau tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia
nhưng nhìn chung vẫn phải bảo đảm được
những đặc trưng cơ bản của VBTT.
Còn khái niệm VB trình bày, bình
luận, liên quan như thế nào với hai khái
niệm trên để có thể được dùng tương
đương với khái niệm VBTT? Các nhà
nghiên cứu thường có khuynh hướng nhị
phân các loại VB theo hai hướng như sau:
hướng thứ nhất chia các loại VB thành
NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
31
fiction (VB hư cấu) và non-fiction (VB phi
hư cấu); hướng thứ hai chia các loại VB
thành narrative text (VB trần thuật) và
expository text (VB tình bày, bình luận).
Hướng phân loại thứ nhất chủ yếu căn cứ
vào nội dung của VB, còn hướng thứ hai
chủ yếu dựa vào cách thức tổ chức của VB.
Mục đích của VB trần thuật là kể chuyện
nên thường được tổ chức theo kết cấu một
câu chuyện với mở đầu, phát triển và kết
thúc, do đó loại VB này thường có nhân
vật, bối cảnh, mâu thuẫn và đề tài. Còn VB
trình bày, bình luận thường được tổ chức
theo những dạng cấu trúc như: miêu tả,
nguyên nhân – kết quả, tiến trình thời gian,
so sánh – tương phản, nêu vấn đề – giải
quyết vấn đề để giải thích thông tin. Từ đó
có thể thấy mục đích của VBTT và VB
trình bày, bình luận là giống nhau. Thật ra,
hai loại VB này chỉ là một, sở dĩ có hai tên
gọi như vậy là do tiêu chí định danh khác
nhau, một số nhà nghiên cứu gọi VBTT vì
căn cứ định danh là nội dung của VB, còn
nếu gọi là VB trình bày, bình luận thì căn
cứ định danh lại dựa vào cấu trúc của VB.
Vậy có thể thấy vấn đề tên gọi của loại
VB này khá phức tạp. Nhìn chung trong
chương trình của các nước, loại VB này có
thể được gọi với nhiều khái niệm khác
nhau nhưng đều phản ánh những sự việc,
sự kiện có thật trong thế giới hiện thực.
Khác với VB văn học là sản phẩm của hư
cấu, tưởng tượng.
Từ việc tìm hiểu những khái niệm trên,
chúng tôi cho rằng trong chương trình Ngữ
văn của nước ta sau năm 2018 hệ thống
những VB có nội dung liên quan đến người
thật, việc thật; không sử dụng các yếu tố hư
cấu, tưởng tượng và mục đích chính là
cung cấp thông tin nên được gọi là VB
thông tin. Tên gọi ấy khái quát được nhiều
kiểu loại VB. Nếu xác định như thế thì
trong chương trình Ngữ văn của chúng ta,
tiểu sử và tự truyện sẽ không thuộc loại VB
này và tất cả những kiểu VB thuộc VB
trình bày, bình luận (expository text) và
VB thuyết phục (persuasive texts) trong
chương trình của Singapore và Úc nên
được xếp vào loại VB này vì chúng vẫn
mang những đặc điểm của VBTT.
3.2. Định hướng dạy học văn bản
thông tin trong chương trình Ngữ văn
của một số nước trên thế giới
Qua khảo sát việc dạy học VBTT
trong chương trình của một số nước, chúng
tôi nhận thấy chương trình Ngữ văn của
nước ta sau năm 2018 có thể tham khảo
một số định hướng sau:
3.2.1. Định hướng về thời lượng dạy
học văn bản thông tin
Trong chương trình Ngữ văn của một
số nước trên thế giới, VBTT đóng vai trò
rất quan trọng. Chương trình Ngữ văn của
Mỹ đã chỉ ra rằng trong chương trình đọc
hiểu của trường phổ thông tỷ lệ VBTT
được giảng dạy ngày một tăng lên theo
cấp lớp:
Lớp VB văn học VB thông tin
4 50% 50%
8 45% 55%
12 30% 70%
[5, tr.5]
Theo chương trình Ngữ văn của Mỹ:
“Phần lớn chương trình đọc hiểu bắt buộc
trong những trường cao đẳng và chương
trình đào tạo nhân lực là những VB được
viết theo cấu trúc VBTT và chứa đựng
nhiều thử thách về nội dung” [5, tr.4]. Do
đó chương trình giáo dục phổ thông phải
quan tâm đến VBTT trong việc rèn luyện
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019)
32
kỹ năng đọc hiểu để học sinh được chuẩn
bị đầy đủ hơn trước khi bước vào những
bậc học cao hơn trong tương lai. Vì vậy,
theo chương trình của Mỹ, tỷ lệ đọc hiểu
VB văn học sẽ giảm dần, còn tỷ lệ của
VBTT sẽ tăng dần theo cấp lớp và chiếm
khối lượng đáng kể trong chương trình đọc
hiểu đế đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp và
cuộc sống của người học trong tương lai.
3.2.2. Định hướng về sự đa dạng kiểu
loại văn bản thông tin
- Chương trình Ngữ văn của Singapore
đã chia VBTT (informational text)/ VB
chức năng (functional text) thành hai tiểu
loại: “VBTT (informational text) (chẳng
hạn như VB hành chính, VB kể lại sự thật
việc thật, VB tường thuật thông tin và VB
giải thích) thường trình bày các ý chính và
có những ý chi tiết hỗ trợ; còn VB trình
bày, bình luận (exposition) lại trình bày
mối liên hệ giữa các lập luận (chẳng hạn
như tiểu sử, các bài báo, tạp chí, tập san)”
[9, tr.34].
- Chương trình Ngữ văn của Mỹ xác
định VBTT (informational texts) được dạy
với những loại cụ thể như:
Trong chương trình từ mẫu giáo đến
lớp 5, VBTT được xác định với những loại
cụ thể như: “VB phi hư cấu có tính văn
chương (Literacy Nonfiction) gồm tiểu sử
và tự truyện; VB về lịch sử, khoa học
(Historical, Scientific Texts) gồm sách viết
về lịch sử, khoa học xã hội, khoa học tự
nhiên và nghệ thuật; VB thuộc lĩnh vực kỹ
thuật (Technical Texts) gồm những VB
hướng dẫn, những mẫu đơn và những VB
trình bày về nhiều lĩnh vực được thể hiện
dưới dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ hoặc dữ
liệu thông tin đã được số hóa, v.v.” [5,
tr.31].
Trong chương trình từ lớp 6 đến lớp
12, VBTT chỉ còn được giảng dạy với một
loại là VB phi hư cấu có tính văn chương
(Literacy Nonfiction) được chia thành
những tiểu loại cụ thể như: “những kiểu VB
giải thích; VB thể hiện sự tranh luận; VB
chức năng dưới hình thức những bài tiểu
luận, những bài phát biểu, nói chuyện,
những mẩu ý kiến cá nhân; bài tiểu luận về
nghệ thuật hay văn học; tiểu sử; tự truyện;
bài báo; VB miêu tả; báo cáo về các vấn
đề lịch sử, khoa học, kỹ thuật hoặc kinh tế
(bao gồm cả những nguồn tư liệu đã được
số hóa) dành cho đại chúng.” [5, tr.57]
- Chương trình Ngữ văn của Úc quy
định các kiểu loại cụ thể của VBTT
(informative texts) và VB thuyết phục
(persuasive texts) như sau:
VB thông tin (informative text): “Loại
văn bản này bao gồm những kiểu VB cụ thể
như VB giải thích và miêu tả các hiện
tượng tự nhiên, VB thuật lại các sự kiện,
VB hướng dẫn, VB trình bày các quy tắc và
luật lệ, quy định cũng như những VB tường
thuật tin tức ngắn gọn.” [1, tr.200].
VB thuyết phục (persuasive text):
“Loại VB này bao gồm những VB quảng
cáo; những VB thể hiện sự tranh luận, thảo
luận; những bài bút chiến, luận chiến;
những bài luận có sức thuyết phục và cả
những bài báo.” [1, tr.200].
Từ đó, có thể nhận thấy trong chương
trình Ngữ văn của một số nước, VBTT
được dạy với sự đa dạng về kiểu loại. Mặc
dù đa dạng về kiểu loại nhưng nhìn chung
đó đều là những VB có nội dung liên quan
trực tiếp đến thế giới thực, không mang
màu sắc hư cấu, tưởng tượng. Tuy nhiên,
chương trình Ngữ văn của Mỹ đã có một
số sự khác biệt khi xếp những VB thể hiện
sự tranh luận vào nhóm VBTT trong khi
chương trình của Úc lại gọi kiểu VB ấy là
NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
33
VB thuyết phục, còn chương trình
Singapore lại xếp nó vào nhóm VB trình
bày, bình luận và các nước thường đặt
kiểu VB này trong thế tương quan với
VBTT. Chương trình Ngữ văn của Việt
Nam sau năm 2018 cũng đã xác định VB
nghị luận là một loại VB riêng mà người
học cần phải tìm hiểu bên cạnh VB văn
học, VBTT. Ngoài ra, chương trình Mỹ
cũng đã xác định rõ VB không liên tục
(VB có thông tin được trình bày dưới dạng
đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, số hóa) cũng là
một dạng của VBTT – điều mà chương
trình của một số nước chưa đề cập đến
một cách tường minh.
3.2.3. Định hướng về chuẩn đầu ra
của việc dạy học văn bản thông tin
Trong chương trình Ngữ văn của một
số nước, chuẩn đầu ra của việc dạy học
VBTT được thiết kế rất chi tiết, cụ thể; chủ
yếu hướng đến việc hình thành và rèn
luyện năng lực tiếp nhận và tạo lập VBTT
cho người học.
- Chương trình Ngữ văn của Singapore
đã xác định rõ những kỹ năng, chiến lược,
thái độ và hành vi cần phải đạt được khi
đọc và quan sát VBTT (informational
texts)/ VB chức năng (functional texts) ở
bậc trung học như sau:
+ Về bố cục VB: Xác định những đặc
điểm thuộc về kỹ thuật in ấn và trực quan;
xác định những đặc điểm của VB; nhận
diện mô hình cấu trúc của VB.
+ Về sự phản hồi đối với VB: Dự đoán
nội dung của VB dựa vào kiến thức nền;
những đặc điểm thuộc về kỹ thuật in ấn và
trực quan; mô hình và cấu trúc tổ chức VB.
+ Giải thích những dự đoán về nội
dung của VB có thể chấp nhận được không
hay phải thay đổi, điều chỉnh. Tại sao?
+ Trình bày lại ý tưởng chính và
những chi tiết quan trọng.
+ Kiểm tra/ nghiên cứu những ý kiến
tranh luận, trái chiều đối với một vấn đề,
bao gồm cả chất lượng của những tranh
luận ấy.
+ Xác định và đưa ra những bằng
chứng chứng minh cho những tranh luận,
gồm có: sự kiện; nguyên nhân; yêu cầu đặt
ra đối với những người có thẩm quyền; sử
dụng phương pháp logic trong tranh luận.
+ Nhận xét cách sử dụng ngôn ngữ của
tác giả đã thay đổi như thế nào cho phù
hợp với mục đích và đối tượng hướng đến
của VB để đạt hiệu quả như mong muốn.
[9, tr.45]
- Trong chương trình Ngữ văn của Mỹ,
mục tiêu cần đạt của việc dạy học VBTT
chủ yếu cũng hướng đến kỹ năng đọc hiểu.
Chẳng hạn, việc đọc hiểu VBTT ở lớp 9 –
10 cần phải đạt được những kết quả sau:
“Về ý chính và chi tiết: trích dẫn
được những chứng cứ mạnh mẽ và xuyên
suốt VB để củng cố cho kết quả phân tích
đã được thể hiện rõ trong VB cũng như kết
quả suy luận từ VB; xác định được ý chính
của VB và phân tích sự phát triển của ý
chính qua diễn biến của VB, bao gồm cả
việc nó hiện lên nổi bật như thế nào trong
VB và được chắt lọc, định hình như thế nào
qua những chi tiết cụ thể; cung cấp được
một bản tóm tắt khách quan về VB; phân
tích xem tác giả đã sắp xếp và phân tích hệ
thống các ý kiến và sự kiện như thế nào,
bao gồm cả trật tự sắp xếp, cách giới thiệu
và phát triển các quan điểm cũng như sự
nối kết giữa các ý kiến và sự kiện đó.
Về kỹ xảo ngôn ngữ được sử dụng
trong VB và cấu trúc VB: xác định được ý
nghĩa của từ ngữ được sử dụng trong VB,
bao gồm ý nghĩa ẩn dụ, ý nghĩa mở rộng,
và cả ý nghĩa chuyên môn; phân tích được
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019)
34
những tác động cộng hưởng của việc lựa
chọn từ ngữ đối với ý nghĩa và giọng điệu
của VB; phân tích chi tiết những ý kiến và
sự khẳng định của tác giả đã được phát
triển và chắt lọc như thế nào qua những
câu văn, đoạn văn đặc biệt hoặc là từ
những bộ phận lớn hơn câu, đoạn; xác
định được quan điểm hoặc mục đích của
tác giả qua VB và phân tích được tác giả
đã sử dụng hình thức tu từ nào để phát
triển quan điểm hoặc mục đích của mình
” [5, tr.40].
- Trong chương trình Ngữ văn của Úc,
VBTT được dạy chủ yếu ở phần kiến thức
về ngôn ngữ (Language) và phần kỹ năng
đọc viết (Literacy). Chuẩn đầu ra của việc
dạy VBTT trong chương trình của Úc
không được tách thành phần riêng như
trong chương trình Ngữ văn của Singapore
và Mỹ. Trong phần kiến thức về ngôn ngữ
(Language), học sinh thường được học về
VBTT qua những hiểu biết liên quan đến
cấu trúc và tổ chức của VB, cách thức sử
dụng ngôn ngữ để thể hiện và phát triển ý
tưởng. Còn ở phần kỹ năng đọc viết
(Literacy), chuẩn đầu ra đối với việc dạy
học VBTT là những nội dung liên quan
đến kỹ năng đọc và viết VB trong ngữ
cảnh, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong sự
tương tác với những cá nhân khác, kỹ năng
hiểu – phân tích – đánh giá các ý kiến,
thông tin, vấn đề từ nhiều nguồn khác nhau
và kỹ năng tạo lập VB. Ở đây, chúng tôi
xin nêu ra một số ví dụ cụ thể về chuẩn đầu
ra trong chương trình Ngữ văn lớp 6 của
Úc mà chúng tôi cho rằng có liên quan đến
việc dạy học VBTT:
“Tìm hiểu đa dạng các loại VB từ VB
hàng ngày, VB hành chính, VB văn học và
VBTT; thảo luận về những yếu tố liên
quan đến cấu trúc VB và những đặc điểm
ngôn ngữ; so sánh cấu trúc tổng thể và
hiệu quả sự lựa chọn của tác giả ở hai hay
nhiều VB.” [1, tr.108]
“Quan sát xem chuỗi các sự kiện liên
tiếp được thể hiện bằng những phương tiện
hình ảnh như thế nào, bao gồm cả những
tranh hài hước, chuỗi hình ảnh được sắp
xếp theo dòng thời gian, những biểu đồ có
tính quá trình, biểu đồ phát triển, biểu đồ
chu trình, chuỗi hình ảnh trong những
quyển sách hình ảnh.” [1, tr.110]
“So sánh nhiều VB với nhau bao gồm
cả những VB đa phương tiện để tìm hiểu
các cách khác nhau mà các VB đã sử dụng
để trình bày ý kiến và sự kiện.” [1, tr.114]
Từ việc khảo sát ấy, chúng tôi nhận
thấy chuẩn đầu ra được xác định rõ là vừa
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ
bản về loại VB này, vừa phát triển cho các
em những kỹ năng cụ thể để tương tác với
loại VB này trong cuộc sống, đó là những
kỹ năng liên quan đến việc tạo lập và tiếp
nhận VB trong hoạt động giao tiếp, cụ thể
là kỹ năng đọc và viết. Do đó, có thể nói
chương trình dạy học VBTT ở một số
nước đã hướng đến việc phát triển năng
lực tạo lập và tiếp nhận loại VB này cho
người học.
3.3. Một số gợi ý từ việc khảo sát
chương trình dạy học văn bản thông tin
của một số nước trên thế giới
Thứ nhất, trong chương trình Ngữ văn
của chúng ta sau năm 2018, VBTT nên
được cân nhắc giảng dạy ở một mức độ
phù hợp với vị trí quan trọng của loại VB
này trong cuộc sống. Nếu chúng ta chỉ coi
trọng VB văn học mà quên đi vai trò của
VBTT trong việc chuẩn bị kỹ năng đọc
hiểu cho học sinh thì các em sẽ gặp nhiều
khó khăn trong công việc và cuộc sống khi
VBTT là đối tượng mà các em phải tiếp
NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
35
cận nhiều hơn và thường xuyên hơn.
Thứ hai, khi thiết kế nội dung giảng
dạy VBTT trong chương trình Ngữ văn sau
năm 2018, các tác giả sách giáo khoa nên
lưu ý đến tính đa dạng của kiểu loại VB
này để giúp học sinh tiếp cận càng nhiều
kiểu loại VBTT cụ thể càng tốt vì đây chủ
yếu là những dạng VB mà các em tiếp xúc
hàng ngày. Đó cũng là một trong những
tiêu chí để học sinh cảm thấy môn Ngữ văn
thiết thực, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống
và công việc của họ.
Thứ ba, việc dạy học đọc hiểu loại VB
này trong chương trình hiện hành ở nước ta
tuy có được đề cập đến nhưng tỷ lệ chưa
tương xứng với vai trò quan trọng của VB
trong cuộc sống. Trong chương trình Ngữ
văn trung học phổ thông hiện hành của
nước ta, VBTT được thể hiện dưới hình
thức những VB cung cấp cho người học
thông tin liên quan đến lịch sử văn học, lý
luận văn học và những vấn đề cấp thiết
trong cuộc sống4. Theo quan niệm của
chương trình hiện hành, VB nghị luận sẽ
được nhìn nhận như một tiểu loại trong VB
văn học. Vì vậy nếu quan niệm VBTT là
những VB chủ yếu dùng để cung cấp thông
tin thì tỷ lệ xuất hiện của loại VB này trong
nội dung dạy học đọc hiểu của bộ sách giáo
khoa Ngữ văn Cơ bản bậc trung học phổ
thông được thể hiện như sau:
Khối
lớp
Tỷ lệ VBTT
(không bao gồm VB nghị luận)
10 17.4%
11 14.6%
12 17.5%
Những con số thống kê cho thấy sự
xuất hiện của VBTT trong chương trình
đọc hiểu hiện nay của nước ta chiếm tỷ lệ
khá khiêm tốn trong toàn bộ hệ thống VB
bắt buộc của chương trình Ngữ văn trung
học phổ thông. Hơn nữa, đây vẫn là những
bài học được thiết kế trong mạch chương
trình theo định hướng nội dung nên mục
tiêu chủ yếu vẫn là tìm hiểu nội dung của
VB chứ chưa hướng đến việc hướng dẫn
người học hình thành và phát triển năng
lực đọc hiểu VBTT. Chẳng hạn như mức
độ cần đạt của nhóm VB liên quan đến vấn
đề quá trình văn học ở lớp 10 đã được
chương trình xác định như sau: “Hiểu được
những nét chính về quá trình phát triển và
những đặc điểm cơ bản của văn học Việt
Nam; hiểu được những nét chính về đặc
trưng và giá trị của văn học dân gian Việt
Nam; hiểu được những nét chính về quá
trình phát triển, đặc điểm và thành tựu cơ
bản” [2, tr.153]. Nhìn chung, cách tiếp cận
ấy chủ yếu vẫn hướng đến nội dung của
VB. Vì thế từ kinh nghiệm xây dựng
chương trình dạy học VBTT của một số
nước, chúng tôi hi vọng rằng chương trình
của chúng ta sau năm 2018 sẽ chú ý nhiều
hơn đến việc dạy loại VB này theo hướng
phát triển năng lực cho người học.
4. Kết luận
Trên cơ sở khảo sát việc dạy học
VBTT trong chương trình Ngữ văn của
một số nước trên thế giới, chúng tôi tiến
hành xác lập các khái niệm liên quan đến
VBTT và tìm hiểu định hướng dạy học
VBTT trong chương trình của các nước ấy.
Từ đó, chúng tôi đã đưa ra những gợi ý đối
với việc dạy học VBTT trong chương trình
Ngữ văn ở nước ta sau năm 2018. Những
định hướng ấy được hi vọng góp phần làm
nên những thay đổi căn bản của chương
trình Ngữ văn sau năm 2018, hướng đến
việc phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ
cho học sinh.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019)
36
Chú thích:
1 Một trong hai mục tiêu quan trọng trong CT
Tiếng Anh của Singapore là: “Nghe, đọc và
quan sát với thái độ phê phán, đánh giá, sự
chính xác; hiểu và đánh giá được những VB
thuộc hai loại VB là VB văn học và VB thông
tin/ VB chức năng ở cả dạng VB in và VB đa
phương tiện.” [9, tr.10]
2 Khái niệm về từng loại VB được xác định
dựa theo mục đích của VB, trong đó VB
thông tin và VB thuyết phục được định nghĩa
như sau:
VB thông tin (informative text): “là những VB
mà mục đích chính là cung cấp thông tin.
Chúng bao gồm những VB có nội dung quan
trọng về phương diện văn hóa trong xã hội và
nội dung thông tin có thể được đánh giá như
một kho lưu trữ tri thức hoặc chỉ là một phần
của cuộc sống hàng ngày.” [1, tr.200]
VB thuyết phục (persuasive text): “là những
VB mà mục đích chính là đưa ra một quan
điểm và thuyết phục người đọc, người xem
hoặc người nghe.” [1, tr.200]
3 Theo Duke và Tower (2004), VB phi hư cấu
được chia thành 5 loại như sau: VBTT, sách
trình bày khái niệm, VB miêu tả quá trình,
tiểu sử và những VB là tài liệu tham khảo.
Cách sử dụng thuật ngữ VBTT (informational
text) của họ hẹp hơn cách mà các nhà nghiên
cứu khác vẫn thường sử dụng.
4 Trong chương trình Ngữ văn hiện hành (ban
hành năm 2006), những VB đề cập đến
những vấn đề cấp thiết trong cuộc sống được
gọi là VB nhật dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ACARA (2018), The English – The
Australian Curriculum.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương
trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương
trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn.
4. California Department of Education (2007),
Language Arts Framework for California
Public Schools (Kindergarten Through
Grade Twelve).
5. Common Core State Standards Initiative
(2017), Common core standards for English
language arts & literacy in history/social
studies, science, and technical subjects.
6. Duke, N. K. (2003), Reading and writing
informational text in the primary grades,
Scholastic Teaching Resources.
7. GOV.UK (2013), The National Curriculum
in England (Framework Document)..
8. Maloch, B., & Bomer, R. (2013),
“Informational texts and the common core
standards: What are we talking about,
anyway?”, Language Arts, 90(3), 205.
9. Ministry of Education Singapore (2010),
English Language Syllabus 2010 - Primary
& Secondary (Express/ Normal [Academic]).
10. Moss, B. (2004), “Teaching expository text
structures through information trade book
retellings”, The reading teacher, 57(8), 710-
718.
11. New Zealand Ministry of Education (2013),
The New Zealand Curriculum.
12. Wikipedia, the free encyclopedia. Non-fiction.
Ngày nhận bài: 20/7/2016 Biên tập xong: 15/02/2019 Duyệt đăng: 20/02/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 65_4918_2214970.pdf