Vấn đề đầu tư của thực dân Pháp ở tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945

Tài liệu Vấn đề đầu tư của thực dân Pháp ở tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0019 Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 134-144 This paper is available online at VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở TỈNH SƠN LA TỪ NĂM 1895 ĐẾN NĂM 1945 Tống Thanh Bình Khoa Sử - Địa, Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Bài báo viết về vấn đề đầu tư của thực dân Pháp tại tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945, bao gồm những nhân tố ảnh hưởng, vốn, lĩnh vực đầu tư và nhận xét những tác động của việc Pháp đầu tư tới tỉnh Sơn La. Từ những số liệu trong các báo cáo kinh tế của Pháp ở các tài liệu lưu trữ, đối chiếu với nhiều nguồn tư liệu khác, bằng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và các phương pháp liên ngành, tác giả đi đến những nhận xét về vấn đề đầu tư của Pháp ở Sơn La như sau: Số vốn đầu tư không nhiều, tập trung vào hệ thống cơ sở hạ tầng là chủ yếu, trong khi việc khai thác mỏ và nguồn lợi từ nông nghiệp - vốn là hai đối tượng chính của cuộc khai thác lại không được chú ý. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề đầu tư của thực dân Pháp ở tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0019 Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 134-144 This paper is available online at VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở TỈNH SƠN LA TỪ NĂM 1895 ĐẾN NĂM 1945 Tống Thanh Bình Khoa Sử - Địa, Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Bài báo viết về vấn đề đầu tư của thực dân Pháp tại tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945, bao gồm những nhân tố ảnh hưởng, vốn, lĩnh vực đầu tư và nhận xét những tác động của việc Pháp đầu tư tới tỉnh Sơn La. Từ những số liệu trong các báo cáo kinh tế của Pháp ở các tài liệu lưu trữ, đối chiếu với nhiều nguồn tư liệu khác, bằng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và các phương pháp liên ngành, tác giả đi đến những nhận xét về vấn đề đầu tư của Pháp ở Sơn La như sau: Số vốn đầu tư không nhiều, tập trung vào hệ thống cơ sở hạ tầng là chủ yếu, trong khi việc khai thác mỏ và nguồn lợi từ nông nghiệp - vốn là hai đối tượng chính của cuộc khai thác lại không được chú ý. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế, xã hội trì trệ ở tỉnh Sơn La nửa đầu thế kỉ XX. Từ khóa: Đầu tư, tỉnh Sơn La, thời Pháp thuộc, 1895 – 1945. 1. Mở đầu Sơn La - một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, trung tâm của khu vực Tây Bắc, tiếp giáp hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của Lào và một số tỉnh thuộc Đông Bắc, Bắc Miền Trung, Tây Bắc Việt Nam. Vị trí địa lí cùng nguồn tài nguyên phong phú đã thu hút sự quan tâm của thực dân Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Từ trước tới nay, việc nghiên cứu về tỉnh Sơn La tập trung chủ yếu trên khía cạnh dân tộc học, văn hóa hoặc lịch sử đảng, trong khi nghiên cứu về lịch sử kinh tế chưa thực sự được chú ý. Một số cuốn sách tiêu biểu về tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc chủ yếu viết về quá trình Pháp xâm lược và quá trình đấu tranh chống Pháp của nhân dân Tây Bắc, dung lượng viết về kinh tế Sơn La thời Pháp thuộc không nhiều, vấn đề đầu tư của thực dân Pháp gần như không được bàn đến. Điều đó khiến cho việc tìm hiểu về tình trạng kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La thời gian này gặp nhiều khó khăn. Trên bình diện cả nước, việc nghiên cứu về vấn đề đầu tư của Pháp và đầu tư từng lĩnh vực đã được các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm. Tác giả Tạ Thị Thúy đã đề cập đến vấn đề đầu tư của Pháp trên quy mô cả nước trong thời gian từ năm 1919 đến năm 1929. Tác giả Nguyễn Ngọc Cơ và Lê Thị Hương đề cập đến quá trình thăm dò, khai thác và chế biến quặng kim loại ở Cao Bằng thời Pháp thuộc. Tiếp đó, năm 2009, tác giả Hà Thị Thu Thủy nghiên cứu về hoạt động khai thác mỏ kim loại của tư bản Pháp ở Thái Nguyên (1906 – 1945). Ở miền Nam, hệ thống giao thông Ngày nhận bài: 15/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/4/2017 Liên hệ: Tống Thanh Bình, e-mail: tongbinhnwuni@gmail.com 134 Vấn đề đầu tư của thực dân Pháp ở tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945 ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1860 – 1945) được nhóm tác giả: Ngô Minh Oanh, Bành Thị Hằng Tâm nghiên cứu. . . Những công trình trên đã phần nào phản ánh quy mô, mức độ và kết quả đầu tư của Pháp ở các tỉnh thành trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào tìm hiểu về việc Pháp đầu tư ở Sơn La – một tỉnh miền núi có nhiều khác biệt so với các tỉnh thành khác: cách xa các trung tâm lớn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tài nguyên phân tán, trữ lượng không nhiều, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu. . . Dựa trên những số liệu từ các tài liệu lưu trữ, đối chiếu với nhiều nguồn tư liệu của địa phương, bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic và các phương pháp liên ngành, tác giả sẽ trình bày về mức độ đầu tư của Pháp trên từng lĩnh vực, từ đó lí giải những nhân tố tác động đến việc đầu tư của Pháp và đánh giá hệ quả của việc đầu tư tới kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những nhân tố tác động đến việc đầu tư của Pháp ở Sơn La 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Địa hình: Tỉnh lị Sơn La cách thủ đô Hà Nội 320 km, nằm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm lớn nên việc đi lại khó khăn. Địa hình có độ dốc lớn và mức độ chia cắt sâu, chia cắt ngang mạnh ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất. Khí hậu: Sơn La thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa khô kéo dài gây thiếu nước cho cây trồng, mùa mưa với lượng nước lớn gây lũ lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất. Sông ngòi: Hệ thống sông suối ở Sơn La có mật độ khá dày, phân bố không đều, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh gồm Sông Đà, sông Mã cùng hàng chục suối lớn và hàng trăm suối nhỏ. Hệ thống sông suối có giá trị kinh tế cao trong khai thác thủy điện và nông nghiệp. Đất: Đặc điểm chung của đất Sơn La là tầng đất khá dầy, thấm nước tốt, tỉ lệ đạm và lân trong đất cao. Dọc Quốc lộ 6 là 2 cao nguyên: Mộc Châu và Nà Sản, tương đối rộng và bằng phẳng, đất đai màu mỡ, là những điều kiện thuận lợi để hình thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn, quy mô tập trung. Nước: Nguồn nước gồm nước mặt, nước ngầm và nước nóng nước khoáng. Việc điều tiết nguồn nước rất quan trọng để phục vụ các hoạt động sản xuất. Rừng: Sơn La được ví là mái nhà phòng hộ cho đồng bằng Bắc Bộ, có vai trò quan trọng trong việc phòng chống xói mòn, rửa trôi, ngăn chặn lũ. Nguồn lợi từ rừng tương đối lớn với hệ động, thực vật phong phú, đa dạng. Nhờ có luật tục bảo vệ rừng nên thời Pháp thuộc, dù không có phân bón cho cây trồng nhưng chất lượng đất rất tốt để canh tác. Tài nguyên khoáng sản: Sơn La có rất nhiều, trong đó có những loại khoáng sản quý như Niken, đồng, than, vàng, thủy ngân, Ma-nhê-zit đá vôi, sét cao lanh nhưng chủ yếu là mỏ nhỏ, phân bố rải rác trên khắp địa bàn tỉnh, trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác không thuận lợi. Đặc điểm này chi phối lớn tới hoạt động khai thác mỏ của Sơn La thời Pháp thuộc. Thiên nhiên ưu đãi đã khiến con người ở đây khá an phận, họ không đầu tư nhiều cho sản xuất, sản phẩm làm ra chỉ đủ dùng, không trở thành hàng hóa để trao đổi. 135 Tống Thanh Bình 2.1.2. Xã hội Sơn La thời Pháp thuộc có 12 dân tộc sinh sống gồm: Kinh, Thái, Mông, Mường, Dao, Lào, La Ha, Xinh Mun, Khơ Mú, Hoa, Tày, Kháng. Trong đó, dân tộc Thái chiếm đa số, dân tộc Kinh và Hoa chiếm tỉ lệ vô cùng ít ỏi. Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ người Pháp lên sinh sống, làm việc ở Sơn La với số lượng ít, chiếm gần 0,02 % dân số [1; 43] và thường xuyên thuyên chuyển. Người Thái sống tập trung vùng thung lũng có nhiều ruộng nước, hầu hết các dân tộc khác như người Mông và các tộc người Xá (La Ha, Khơ mú, Xinh Mun, Kháng. . . ) bị đẩy lên vùng cao. Người Kinh và người Hoa chủ yếu sống ở khu vực trung tâm châu lị, tỉnh lị và các cảng sông để buôn bán, khai mỏ. Theo nhận xét của người Pháp, người Thái rất an phận, họ chỉ sản xuất ra đủ dùng chứ không quan tâm đến việc tăng năng suất lao động. Vì thế, nền kinh tế luôn trong tình trạng tự cấp tự túc trong khi sự giao lưu về kĩ thuật sản xuất giữa người Kinh với các dân tộc không nhiều nên sự chuyển biến trong hoạt động sản xuất rất hạn chế. Với tỉ lệ dân cư chiếm số đông, cùng quá trình xác lập quyền lực của mình, người Thái có sức mạnh chi phối trong kết cấu xã hội tỉnh Sơn La. Họ vừa nắm quyền quản lí ruộng đất, vừa cai quản những người đồng tộc, khác tộc tạo nên chế độ phìa tạo rất đặc trưng trong xã hội Sơn La trước năm 1945. Chính trị Ngày 10 tháng 10 năm 1895 là mốc đánh dấu sự thành lập tỉnh Sơn La dưới sự quản lí của Pháp. Từ đây, tỉnh được điều hành bởi một Công sứ, một Phó Công sứ người Pháp, đội ngũ giúp việc và hệ thống chính quyền cũ của địa phương. Khác với các tỉnh đồng bằng, do số lượng ít, nhân viên Tòa Công sứ ở Sơn La phụ trách hầu hết các lĩnh vực mang tính kiêm nhiệm như: thu thuế, tài chính, tòa án, quân đội, sở công chính, sở thú y, giáo dục, y tế... Sự kiêm nhiệm đó khiến hoạt động của bộ máy chính quyền không hiệu quả, đó là chưa kể đến năng lực yếu kém của hệ thống chức dịch người địa phương - “Quan lại hương chức là những người lười nhác, kém thông minh và không có chí tiến thủ” [2] - ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội của tỉnh. Kinh tế và cơ sở hạ tầng Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ đạo, sản xuất theo lối manh mún, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp. Thủ công nghiệp sản xuất chỉ phục vụ nhu cầu từng hộ gia đình, sản phẩm không trở thành hàng hóa. Công nghiệp gần như không có gì ngoài một số mỏ của người Hoa và người Việt với trữ lượng không đáng kể. Thương nghiệp không có điều kiện phát triển. Kinh tế Sơn La trước năm 1895 là nền kinh tế phong kiến lạc hậu, dựa vào thiên nhiên, tự cấp tự túc, hoạt động sản xuất mang tính độc lập từng gia đình. Trước năm 1895, đường xá đi lại vô cùng khó khăn do địa hình nhiều sông, suối, núi cao, vực sâu,. . . người dân đi lại chủ yếu bằng đường thủy qua hệ thống sông Đà, sông Mã, phương tiện di chuyển đường thủy chủ yếu bằng thuyền, bè. Đường bộ thường là những con đường mòn vừa bé lại chênh vênh theo sườn núi, rậm rạp, nhiều thú dữ. Việc di chuyển chủ yếu là đi bộ hoặc dùng trâu, bò, ngựa làm phương tiện. Chính vì sự cách trở đó nên việc thông thương rất khó khăn, mất nhiều thời gian. Các chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Trên phạm vi cả nước, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) đã khiến cơ sở hạ tầng được đầu tư, các ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp. . . có nhiều chuyển biến. Cơ cấu kinh tế, xã hội thay đổi theo hướng hiện đại, xuất hiện mầm mống tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất tới Sơn La rất 136 Vấn đề đầu tư của thực dân Pháp ở tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945 mờ nhạt. Về hướng đầu tư trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919 – 1929) có sự khác biệt rõ rệt so với lần thứ nhất: nông nghiệp là ngành được ưu tiên hàng đầu, tiếp đến là công nghiệp, mỏ, ngân hàng, thương nghiệp, giao thông. Số vốn đầu tư lớn, mức độ đầu tư quyết liệt hơn trước, dù vậy, cũng như cuộc khai thác lần thứ nhất, những chính sách khai thác lần thứ hai cũng không dẫn đến những chuyển biến mạnh mẽ trong kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La. Có thể thấy, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị của tỉnh Sơn La vừa có những thuận lợi vừa có những khó khăn trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Trong 50 năm cai trị, thực dân Pháp đã đầu tư và khai thác nguồn tài nguyên ở một chừng mực nhất định, vừa du nhập những yếu tố mới vào hoạt động sản xuất và đời sống xã hội vừa kìm hãm kinh tế, xã hội địa phương trong sự trì trệ, lạc hậu. 2.2. Quá trình đầu tư của thực dân Pháp ở Sơn La (1895 – 1945) 2.2.1. Vốn đầu tư Mục đích đầu tư của Pháp ở Sơn La Để đạt được mục đích khai thác nguồn tài nguyên, nhân lực, thị trường tiêu thụ. . . ở thuộc địa, hoạt động đầu tư phải diễn ra, song mức độ đầu tư ở mỗi vùng sẽ nhiều ít khác nhau, tùy thuộc tiềm năng vùng đất đó. Vì nhiều nguyên nhân, việc đầu tư của Pháp ở Sơn La khá mờ nhạt, tuy nhiên, hoạt động này vẫn diễn ra trong suốt 5 thập kỉ Pháp cai trị. Bất cứ nhà tư bản nào khi đầu tư luôn hướng đến lợi nhuận, ở Sơn La cũng không ngoại lệ song do những đặc điểm của địa phương nên mục đích đầu tư bị chi phối bởi nhiều nhân tố khác. Một trong những lí do để Pháp đầu tư ở Sơn La là tầm quan trọng của vị trí địa lí và sự đa dạng thành phần dân cư. Đây là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam Pháp không thể bỏ qua, Pháp muốn nắm được vùng đất này để kiểm soát những tỉnh còn lại của vùng Tây Bắc. Chỉ với tuyến đường nối từ Hà Nội tới Sơn La, Điện Biên, Lai Châu sẽ giúp Pháp khống chế được một phần quan trọng của vùng thượng du Bắc Kỳ. Đây cũng là nơi Pháp thực hiện chính sách “Chia để trị” với ý đồ lập một “xứ Thái tự trị” như đã tiến hành với xứ Mường ở Hòa Bình để có sự hậu thuẫn cho việc thống trị của Pháp trên toàn vùng Tây Bắc. Vì thế, bản thân thực dân Pháp cũng thừa nhận, những tuyến đường Pháp mở ra ở Sơn La mang tính chất chiến lược nhiều hơn thương mại. Chính vì vậy, việc tạo cơ hội phát triển một số ngành kinh tế tại địa phương cũng không ngoài mục đích thu hút người dân bản địa vào những công việc cụ thể, tạo sự ổn định về chính trị, xã hội. Có thể nói, việc đầu tư của Pháp tại Sơn La thiên về mục đích chính trị nhiều hơn những tính toán lợi ích kinh tế. Vốn đầu tư Số tiền đầu tư cho tỉnh được lấy từ hai nguồn chính: ngân sách liên bang và ngân sách tỉnh – là nguồn ngân sách có nguồn gốc từ các loại thuế: thuế trực thu (thuộc ngân sách cấp xứ, cấp tỉnh), thuế gián thu (thuộc ngân sách liên bang) và vốn vay của các cá nhân dưới hình thức công trái [3; 17]. Ngoài ra, phải kể đến nguồn vốn từ các quỹ tín dụng nông nghiệp và vốn tư nhân của tư bản chính quốc và tư bản bản xứ. Trên thực tế, nguồn vốn từ quỹ tín dụng nông nghiệp không mấy hiệu quả ở Sơn La “tập trung vào tay một nhóm nhỏ người, trong khi đại đa số cư dân lại không được hưởng một lợi ích gì của quy chế tín dụng này” [4;166]. Sau này có các hình thức tín dụng như Hội nông tín tương tế bản xứ, Bình dân nông phố ngân hàng nhưng không phát huy tác dụng, vì thế, nguồn vốn tư nhân đầu tư vào Sơn La vô cùng ít ỏi. Theo tài liệu chúng tôi có được, ngân sách đầu tư cho tỉnh Sơn La chủ yếu lấy từ ngân sách Liên bang và ngân sách tỉnh. Nguồn vốn từ thuế thân: Năm 1903, lần đầu tiên, chính quyền bảo hộ ban hành biểu thuế áp 137 Tống Thanh Bình dụng với dân tộc thiểu số ở vùng cao. “Ở tỉnh Vạn Bú (Sơn La), các hộ gia đình người Mèo, Mán, Dao, 2 đồng / 1 năm. Hộ gia đình người Xá 1 đồng / 1 năm và được miễn thuế ruộng đất. Còn lại các dân đinh thuộc dân tộc Thái phải đóng thuế thân như dân đinh người bản xứ ở vùng đồng bằng, tức là nội đinh đóng 2,5 đồng, ngoại đinh 0,3 đồng” [5; 32]. Biểu thuế này được áp dụng đến 1939, sau đó được thay thế bằng biểu thuế suất mới theo hướng tăng mức thuế cho mọi đối tượng. Trong đó, dân tộc Thái mức thuế hạng 13, 14 tương ứng việc đóng 2,5 đồng/1 năm và 1 đồng trên/1 năm, còn thuế hộ gia đình ở tỉnh Sơn La áp dụng đối với người Khạ (có thể là người Kháng – tác giả) và người Xá: Thuế hộ 1,5 đồng/1 năm, tiền chuộc lao dịch 5 ngày tương ứng đóng 0,5 đồng/1 năm [5;117-119]. Về thực chất, biểu thuế này là một sự bóc lột tinh vi của thực dân Pháp, những người có số ruộng đất không đáng kể trước đây không phải nộp thuế thì nay bị đánh đồng vào hạng 2,5 đồng hoặc 1 đồng. Nguồn vốn từ thuế nhân lực: Chế độ đi sưu từ chỗ vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của người dân nay đã bị thay thế bằng thuế nhân lực, với giá 1,5 đồng cho 10 ngày/ 1 dân đinh. Trên thực tế, người dân vừa phải nộp tiền mà vẫn phải đi sưu dịch khi Nhà nước cần. Họ trở nên điêu đứng và bị bần cùng hóa. Nguồn vốn từ thuế ruộng đất: Từ năm 1926, một biểu thuế suất mới áp dụng chung cho người bản xứ, Á kiều và những người đồng hóa với mức định suất tăng hơn so với trước. Theo đó, ruộng trồng lúa chia làm 3 hạng, đối với đất trồng các loại cây khác chia thành 5 hạng. Bên cạnh đó còn có thuế phụ thu cho loại ruộng đất chính ngạch của người bản xứ, Á kiều và người đồng hóa. Biểu thuế trên áp dụng cho cả tỉnh Sơn La và được duy trì đến năm 1945. Bảng 1. Thuế trực thu của tỉnh Sơn La trong các năm Năm Thuế trực thu (Đồng) Ghi chú 1902 43.241,21 1922 52.000 1923 77.000 1927 83.675,17 1928 84.328 Dự kiến Nguồn: Hồ sơ số RST 55027, RST 36550 – 21, RST 78527 – 01, TTLTQG I, Hà Nội [6-8] Do ngân sách thu được không nhiều, cộng với việc tính toán lợi nhuận không cao nên các khoản chi cho các lĩnh vực của tỉnh cũng hạn chế. 2.3. Nội dung đầu tư 2.3.1. Cơ sở hạ tầng Giao thông Đường bộ: 3 tuyến đường chính được Pháp mở ở Sơn La trong quá trình cai trị gồm: Tuyến đường 41 từ Suối Rút (Hòa Bình) lên Sơn La dài 251 km (tính đến năm 1935), sau này chính là tuyến đường huyết mạch Quốc lộ 6 nối Sơn La với Hà Nội. Tuyến đường Tạ Khoa – biên giới Lào (Sầm Nưa): dài 77,6 km, qua địa phận châu Phù, châu Mộc và đến biên giới Lào, sau này là đường Quốc lộ 43. Tuyến Sơn La – Tạ Bú: dài 29,5 km nối Sơn La với cảng Tạ Bú, sau này là đường tỉnh lộ 106 nối Sơn La với Mường La. Ngoài ra còn có nhiều tuyến đường nhánh nối trung tâm các châu với mường, xã, bản nhưng chủ yếu là đường nhỏ, gồ ghề, rất khó đi. 138 Vấn đề đầu tư của thực dân Pháp ở tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945 Nguyên nhân Pháp mở 3 tuyến đường: Tuyến đường 41: Đây là tuyến đường huyết mạch nối Hà Nội, Hòa Bình với Sơn La. Ngoài tuyến đường thủy sông Đà, đây là con đường bộ quan trọng hàng đầu để thông thương với Sơn La, vì vào mùa mưa lũ, giao thông đường thủy gần như tê liệt. Trong tính toán của thực dân Pháp, việc mở đường 41 còn nhằm phục vụ việc giãn dân từ đồng bằng lên các vùng thượng du, lập đồn điền và khai thác tài nguyên, buôn bán với miền xuôi. Đồng thời, Pháp muốn xóa bỏ những ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Tây Bắc và kiểm soát tình hình an ninh chính trị của Sơn La. Tất nhiên, không phải tất cả diễn ra như tính toán của thực dân Pháp, sự thất bại trong việc mở đồn điền, khai mỏ. . . ở Sơn La là một dẫn chứng. Tuyến đường Tạ Khoa – biên giới Lào nối từ Phù Yên qua Tạ Khoa, Mộc Châu với Lào. Tuyến đường này vừa có chức năng kết nối vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc vừa phá vỡ thế cô lập của tỉnh Hủa Phăn của Lào. Con đường này rút ngắn khoảng cách Sầm Nưa - Hà Nội xuống còn 1 ngày đi đường qua cửa khẩu đoạn Lóng Sập, Mộc Châu, tăng tiềm năng thương mại của thị trấn Mộc Châu – nằm ở điểm giao nhau với đường 41. Tuyến đường Tạ Bú – Sơn La: Con đường này được mở từ rất sớm bởi đó là đường vận chuyển hàng hóa từ cảng Tạ Bú tới các vùng trong tỉnh và vùng Điện Biên, Lai Châu, Lào. Hơn nữa Tạ Bú từng là nơi đóng trụ sở đầu tiên của thực dân Pháp trước khi chuyển đến địa điểm mới ở Sơn La năm 1904, nên việc thi công được tiến hành sớm và liên tục trong thời Pháp cai trị. Tuy nhiên, việc đi lại rất khó khăn do có nhiều đoạn đường hiểm trở, trong đó đèo Cao Pha nổi tiếng khó đi. Quá trình thi công: Tuyến đường 41 được thi công từ cuối thế kỉ XIX nhưng đến năm 1917 yêu cầu mở con đường Suối Rút – Sơn La mới được đặt ra, đến năm 1934 việc thi công toàn tuyến đường được thực hiện với mức chi phí khoảng 30.000 đồng [9] nâng tổng chiều dài tuyến đường là 251 km năm 1935, giúp việc đi lại giữa Hòa Bình – Sơn La – Lai Châu bớt khó khăn hơn trước. Hơn 200 km đường được rải đá, đoạn rộng nhất là 6 mét, còn lại lòng đường trung bình rộng 2,5 mét đến 3 mét. Một số đoạn được xây cầu bằng bê tông, cầu gỗ thay thế cầu tre, chịu được trọng tải 1 đến 3 tấn. Tuyến đường Tạ Khoa – Sầm Nưa: dài 77,6 km được hoàn thành năm 1935 với chi phí năm 1935 là 8.000 đồng [10]. Tuyến Sơn La – Tạ Bú dài khoảng 29,5 km được hoàn thành năm 1935 đã giúp việc đi lại từ Sơn La vào cảng Tạ Bú dễ dàng hơn trước. Đường xá được mở rộng, rải đá đã giúp giảm thời gian từ “ngày đường” xuống còn bằng “giờ”, rút ngắn thời gian đi từ Hòa Bình tới Sơn La còn 7 giờ đồng hồ, từ Sơn La tới Tuần Giáo còn hơn 2 tiếng, từ Sơn La tới Lai Châu chỉ 6 tiếng [11]. Đường sắt: Trong khi tuyến đường sắt được mở ở hầu khắp các tỉnh thành, trong đó có cả các tỉnh miền núi như Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, . . . thì Pháp không xây dựng đường sắt ở Sơn La. Địa hình Sơn La chia cắt mạnh, hiểm trở, núi cao xen lẫn đồi, cao nguyên, lòng chảo. . . nên chi phí đầu tư xây dựng lớn, so với lợi ích thu được, hiệu quả đầu tư không cao. Chính vì vậy, suốt thời kì Pháp thuộc, Pháp không có ý định mở tuyến đường sắt tới một số tỉnh Tây Bắc. Trường học Năm 1905, thực dân Pháp đã có chủ trương mở trường học ở Sơn La nhưng không được thực hiện [12] do thời điểm đó, ở Bắc Kỳ “ngân sách cho năm 1904 hoàn toàn không có, năm 1905 ngân sách cho các trường thiếu trầm trọng, đặc biệt không có tiền xây trường mới” [13; 68]. Năm 1917, trường học đầu tiên được mở ở tỉnh lị, từ 1920 trường được mở ở tất cả các châu. Ở Sơn La chỉ có trường Tiểu học Pháp – Việt, gồm trường kiêm bị và trường sơ đẳng, trường sơ đẳng ở cấp xã. Năm 1935, hệ thống trường cấp xã của Sơn La như sau: 139 Tống Thanh Bình Bảng 2. Hệ thống trường cấp xã của tỉnh Sơn La năm 1935 – 1936 Địa điểm mở trường Số lượng Số học sinh Trẻ em Nam Nữ Quý tộc Bình dân Châu Sơn La 3 19 0 10 9 Châu Mai Sơn 4 56 0 42 14 Châu Thuận 6 133 3 75 61 Châu Yên 2 29 1 30 0 Châu Mộc 3 48 0 13 35 Châu Phù Yên 2 39 0 32 7 Tổng 20 324 4 202 126 Nguồn: Hồ sơ số RST 74292TTLTQG I, Hà Nội [14] Ngoài ra còn có hệ thống trường nghề và trường thừa phái. Tuy gọi là trường nhưng quy mô nhỏ bé, sơ sài, chỉ gồm vài ba lớp học nên vốn đầu tư cho trường không nhiều. Ngân sách giáo dục chủ yếu chi cho việc trả lương, còn lại việc xây dựng do nhân dân tự đóng góp. Bệnh viện, trạm xá Kinh phí đầu tư cho y tế Sơn La thấp, không ổn định: năm 1925: 17.336,20 đồng, dự kiến năm 1928: 8.191,80 đồng [15], [8] (trong khi cả nước ngân sách y tế hai năm trên lần lượt là: 4.297.000 đồng và 6.717.000 đồng) [16]. So với kinh phí của cả nước năm 1925 và 1928 thì ngân sách y tế ở Sơn La chỉ bằng 0,4% và 0,12%. Với nguồn kinh phí trên, một bệnh viện ở Sơn La, một trạm xá ở Mai Sơn, Vạn Yên, Mộc Châu, Phù Yên, Thuận Châu, 1 trạm cấp thuốc ở Quang Huy được thành lập nhưng cơ sở vật chất hết sức thiếu thốn. Năm 1924, ở Sơn La có 28 giường bệnh, Mai Sơn 7 giường, Vạn Yên 6 giường [15]. . . trong khi số lượt bệnh nhân khám và điều trị hàng chục nghìn lượt, cho thấy tình trạng quá tải của bệnh viện. Năm 1935 số người đến khám 23.184 người, số người nằm viện 237 người, năm 1936, số người khám 26.154 người, số nằm viện 291 người [14], [17]. Lĩnh vực y tế đã có một số kĩ thuật mới của y học phương Tây được du nhập vào Sơn La như tiến hành các ca tiểu phẫu, đại phẫu, đỡ đẻ tại bệnh viện, khám chữa phụ khoa, tiêm vắc xin, cấp phát thuốc phòng dịch, chú ý đào tạo đội ngũ bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh.... Việc chăm sóc sức khỏe chủ yếu cho người Pháp và tầng lớp trên của xã hội, một bộ phận lớn nhân dân không được sử dụng các dịch vụ y tế. Xây dựng các trụ sở làm việc, nhà tù, đô thị... Năm 1904, Pháp chuyển trụ sở làm việc từ Tạ Bú ra Sơn La, Pháp chọn đồi Khau Cả làm địa điểm xây dựng trụ sở. Trên khu vực đồi Khau Cả, Pháp cho xây dựng Tòa Công sứ, Trại Giám binh, Nhà Giám ngục, Trường Tiểu học, Nhà thương, nhà ở của nhân viên Tòa công sứ, kho bạc, sở thu thuế, Nhà tù. . . Dưới chân đồi Khau Cả là một số cơ quan như bưu điện, nhà máy phát điện, nhà máy bơm nước, lò mổ gia súc, nghĩa địa và các khu dân cư. Xây dựng một số cây cầu bằng gỗ và xi măng, lắp đặt hệ thống ống thoát nước, đào rãnh dẫn nước. . . Pháp đã bước đầu quy hoạch và xây dựng đô thị ở Sơn La theo hướng hiện đại với hệ thống điện, đường, trường, trạm. . . tương đối đầy đủ. Hệ thống cấp nước, xử lí nước thải, cách bố trí nhà ở, vệ sinh nơi ở. . . là những vấn đề mới mẻ so với trước đã phần nào giúp đời sống người dân quanh khu vực Tòa Công sứ được cải thiện hơn. 2.3.2. Nông nghiệp Trước tiên là việc thử nghiệm một số giống cây trồng mới để thích ứng với đất đai và khí hậu ở Sơn La. Một ban nghiên cứu về giống lúa được thành lập, các giống lúa mẫu ở Cao Bằng 140 Vấn đề đầu tư của thực dân Pháp ở tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945 được trồng thử nghiệm trên đất khô ở tỉnh Sơn La [9]. Bên cạnh đó là việc người Pháp trồng thử nghiệm lúa mì ở Mộc Châu những năm 20 của thế kỉ XX nhưng không thu được kết quả như mong đợi. Ngoài ra, họ còn du nhập một loại cây công nghiệp vào Sơn La như cây Tếch và Xoan, Long não. . . Đồn điền Đồn điền ở Sơn La chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn từ 1898 cho đến 1909 [18]. Do địa bàn Sơn La quá rộng, ngày 28 – 6 – 1909, Toàn quyền đông Dương ra Nghị định tách châu Điện Biên, châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai thành lập một tỉnh mới là Lai Châu. Theo đó, hàng nghàn héc ta thuộc đồn điền của Morant và Gros thuộc vùng đất Điện Biên Phủ đã trực thuộc tỉnh Lai Châu. Trong các tư liệu lưu trữ mà chúng tôi khai thác được từ đầu thế kỉ XX cho đến năm 1939 đều khẳng định: Không có đồn điền người Âu ở Sơn La [9, 11, 17, 18]. Kết quả khảo sát điền dã của tác giả cũng cho thấy điều đó, ở Sơn La trong một thời gian dài không có đồn điền. Việc ở Sơn La đồn điền không phát triển còn vì lí do chính sách của thực dân Pháp. Từ cuối thế kỉ XIX đến trước 1913, phong trào chiếm đất lập đồn điền của người Pháp diễn ra ồ ạt nhờ sự trợ giúp của chính quyền thực dân thông qua các Nghị định như: 5 – 9 – 1888, 18 – 8 – 1896. Người Việt không thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhượng đất này. Đến 1913, việc khẩn hoang có sự điều chỉnh: theo tinh thần Nghị định ngày 27 – 12 – 1913, người bản xứ đã được bình đẳng với công dân Pháp trong việc nhượng đất lập đồn điền, họ cũng là một lực lượng quan trọng trong khẩn hoang. Từ 1913 đến 1945, hàng loạt Nghị định mới được ban hành, bổ sung, đáng lưu ý là Nghị định ngày 13 – 11 – 1925 về việc di dân tự do dưới hình thức tiểu đồn điền nhằm “thúc đẩy sự phát triển của tiểu đồn điền nhượng cho những người Việt. . . trên các vùng trung du và thượng du Bắc Kỳ” [19; 392]. Phạm vi áp dụng của Nghị định này bao gồm hầu hết các tỉnh miền núi Tây Bắc, Đông Bắc nhưng không bao gồm tỉnh Sơn La. Vì thế, việc khẩn hoang dưới hình thức các tiểu đồn điền cho người Việt đã không diễn ra ở Sơn La suốt một thời gian dài. Phải đến năm 1939, theo tinh thần Nghị định ngày 7 – 6 – 1939, bổ sung về việc nhượng tiểu đồn điền cho người bản xứ ở Bắc Kỳ thì phạm vi áp dụng của Nghị định 13 – 11 – 1925 mở rộng đối với cả tỉnh Sơn La. Đến năm 1940 trở đi, ở Sơn La đã xuất hiện tiểu đồn điền của người Việt nhưng số lượng không đáng kể. Hoạt động sản xuất nông nghiệp Về hệ thống thủy lợi: về cơ bản người Pháp không đầu tư cho hệ thống thủy nông, thủy lợi. Họ vẫn duy trì cách thức dẫn nước vào ruộng của người địa phương bằng hệ thống mương, phai, lái, lín (đập, mương, máng dẫn nước. . . ). Tình trạng thiếu nước vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa thường xuyên diễn ra khiến năng suất cây trồng thấp Về phân bón: không được sử dụng trên đồng ruộng, nguyên nhân do thói quen của người địa phương, họ càng không biết đến phân hóa học trong sản xuất. Mặt khác, do các đồn điền không tồn tại nên đã không có sự du nhập những biện pháp kĩ thuật mới tại đây. Công cụ sản xuất: Hầu như không có gì mới, người nông dân vẫn làm ruộng với lối canh tác cũ, sử dụng sức kéo trâu bò, công cụ thô sơ như cày, cuốc, dao, liềm,. . . chưa có sự hiện diện của máy móc trên các cánh đồng như một số nơi vùng đồng bằng. Chăn nuôi Nhận thấy chăn nuôi trâu bò, ngựa là thế mạnh của một tỉnh miền núi, người Pháp có sự quan tâm nhất định trong hoạt động chăn nuôi. Thể hiện qua việc chú trọng việc chăm sóc sức khỏe cho đàn gia súc gia cầm, chú ý cải tiến chất lượng con giống, du nhập một số giống vật nuôi thử nghiệm, xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. . . Năm 1938, bác sĩ thú y đã tổ chức hai đợt thiến trâu bò, một ở Mai Sơn và một ở Mộc Châu, 25 con nghé và 19 con bò mộng đã bị thiến, 9 141 Tống Thanh Bình con bò mộng đã được chọn ở châu Mộc để phối giống. Đầu năm 1938, một mẫu lai An Nam được gọi là Humour, được thực hiện phối giống trong những khu khác nhau (18 lần trong năm 1939), mẫu thứ hai là Faune cũng đã được tiến hành [20]. Ngoài ra, họ còn thử nghiệm nuôi cừu và la nhưng không thành do khí hậu Sơn La không phù hợp, cừu cho ít lông và dễ mắc bệnh. Nhìn chung, hai lĩnh vực chủ đạo của nông nghiệp là trồng trọt và chăn nuôi chưa được Pháp đầu tư đúng mức, về cơ bản vẫn theo lối sản xuất cũ, lạc hậu, hiệu quả kinh tế chưa cao. 2.3.3. Công nghiệp khai mỏ Khai mỏ Từ khi Pháp xâm lược đến những năm đầu thế kỉ XX, chưa diễn ra hoạt động thăm dò và khai thác mỏ ở Sơn La [21] đến năm 1907 hoạt động thăm dò đã được tiến hành, đặc biệt trong thời gian từ 1911 đến 1913 đã có 41 đơn xin thăm dò và khai thác mỏ. Do nhiều khó khăn, triển vọng khai thác tỏ ra không hiệu quả, nên sau đó, hầu hết các dự án thăm dò mỏ này đã phải ngưng trệ, bỏ dở hoặc từ bỏ không thực hiện được [22]. Sau khi mỏ Vạn Sài (thuộc châu Phù Yên) đóng cửa, không có mỏ được vận hành trên địa bàn tỉnh năm 1917 – 1918. Trong tài liệu năm 1919 – 1920 [23] có nói đến việc gián đoạn thăm dò và khai thác các mỏ khoáng sản bị ngừng trệ do chiến tranh Thế giới thứ nhất và đề xuất, muốn khai thác được cần có một con đường tốt, bằng phẳng để xe ô tô tải và xe tải nặng có thể vận chuyển được khoáng sản. Năm 1929, có 100 đơn xin khai mỏ và 16 đơn xin nhượng mỏ tạo nên một cơn sốt nhưng không một cuộc khai thác nào được tiến hành năm đó [24]. Có những năm không có mỏ nào được khai thác trên địa bàn tỉnh “Từng có thời điểm nhiều công ty mỏ đã thử khởi động lại việc khai thác các mỏ vàng, bạc hoặc đồng từng được người Hoa thực hiện, nhưng rồi họ từ bỏ ý định và không buồn nhắc đến nữa, vì kết quả đạt được chẳng thấm tháp gì so với kinh phí bỏ ra” [9]. 2.4. Tác động của việc đầu tư của Pháp ở Sơn La Việc đầu tư cho giao thông đã giúp cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn. Tuy nhiên, việc đường sắt không được xây dựng là một “thiệt thòi” cho tỉnh Sơn La. Từ chỗ, người dân trước đây phải di chuyển chủ yếu bằng đường thủy và hệ thống đường mòn cheo leo theo vách núi, khó đi, mất nhiều thời gian thì đến thời Pháp thuộc, các đoạn đường rải đá đã kết nối các vùng miền, xóa bỏ tình trạng biệt lập của Sơn La. Việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn do sức người, sức ngựa được thay thế bằng xe kéo, ô tô loại nhỏ, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển. Vì địa hình chia cắt hiểm trở đã tạo rào cản cho việc xây dựng đường sắt ở Sơn La, làm mất đi yếu tố kích thích sự phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu các vùng miền. Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng như trường, trạm, xây dựng đô thị đã tạo một diện mạo mới cho tỉnh Sơn La so với những bản làng truyền thống trước đây. Dù số vốn đầu tư cho các lĩnh vực trên không nhiều nhưng phần nào đã góp phần hình thành dáng dấp một đô thị miền núi với hệ thống: trường, trạm, trụ sở làm việc, trung tâm buôn bán, khu dân cư, khu vui chơi. . . Người dân lần đầu tiên được tiếp cận và sử dụng một số dịch vụ như khám chữa bệnh, trường học, điện, bưu điện. . . và thay đổi theo lối sinh hoạt hiện đại hơn như: cách thức giữ gìn vệ sinh, các bài trí chỗ ở, cách bảo vệ sức khỏe. . . dù số lượng đó không nhiều. Khai thác mỏ không được đầu tư đã tác động đến kinh tế, xã hội của tỉnh. Hệ quả tích cực là môi trường không bị phá hủy nhưng cũng chính vì thế, không một ngành công nghiệp nào được hình thành, quá trình phá vỡ nền kinh tế tự nhiên diễn ra hết sức chậm chạp, không có sự du nhập kĩ thuật sản xuất hiện đại. Xã hội không có nhiều biến động vì không hình thành đội ngũ công 142 Vấn đề đầu tư của thực dân Pháp ở tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945 nhân công nghiệp. Quá trình di dân từ đồng bằng lên Sơn La không đáng kể, kết cấu dân cư không có nhiều thay đổi. Điều này khác với một số tỉnh miền núi có hoạt động khai thác mỏ phát triển như Cao Bằng, Thái Nguyên... Đồn điền trong một thời gian dài không tồn tại đã khiến cho những yếu tố mới mẻ của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại không được du nhập vào Sơn La. Người dân vẫn sản xuất trên đồng ruộng theo cách thức truyền thống, manh mún, năng suất thấp, sản lượng thậm chí không đáp ứng đủ nhu cầu địa phương. Đội ngũ công nhân nông nghiệp không xuất hiện, cách thức bóc lột trên ruộng toàn mường của phìa tạo (tầng lớp thống trị) về cơ bản vẫn được duy trì như cũ nhưng có thêm sự câu kết với thực dân Pháp. Không có đồn điền nên sự di dân từ miền xuôi lên miền núi không đáng kể, số điền chủ người Pháp và người Kinh cũng chiếm tỉ lệ vô cùng ít ỏi, chỉ tồn tại trong một số thời điểm nhất định. So với các tỉnh miền núi Tây Bắc và vùng đồng bằng, chính sách nhượng đất của thực dân Pháp đã thất bại ở Sơn La. 3. Kết luận Từ việc nghiên cứu một số lĩnh vực kinh tế được Pháp đầu tư như: cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, khai mỏ. . . có thể thấy: Ngân sách đầu tư của thực dân Pháp cho tỉnh Sơn La không đáng kể, chủ yếu huy động từ nguồn ngân sách ít ỏi thu được từ thuế của địa phương. Giao thông đường bộ là lĩnh vực được Pháp ưu tiên hàng đầu trong quá trình đầu tư ở Sơn La. Nông nghiệp, khai mỏ không được chú ý đầu tư, khai thác. Vì thế, kinh tế Sơn La thời Pháp thuộc rất ít sự chuyển biến, kinh tế đồn điền không phát triển như các tỉnh khác, công nghiệp khai mỏ gần như không có gì. Kinh tế trì trệ kéo theo sự lạc hậu của xã hội. Quá trình cai trị của thực dân Pháp đã đưa đến những hậu quả tiêu cực nhiều hơn tích cực, diện mạo Sơn La có sự thay đổi nhất định nhưng về cơ bản vẫn bảo lưu gần như nguyên vẹn tính chất phong kiến lạc hậu trong cách thức sản xuất và đời sống xã hội. Mặc dù vậy, vấn đề đầu tư của thực dân Pháp cũng để lại nhiều bài học có thể vận dụng trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh ở hiện tại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tổng cục Thống kê, 2004. Số liệu thống kê Việt Nam thế kỉ XX, tập I. Nxb Thống kê, Hà Nội. [2] Rapports politiques et économiques mensuels et annuels de la province de Son La 1913-1915. Hồ sơ số RST 81545, TTLTQG I. [3] Tạ Thị Thúy, 2005. Vấn đề đầu tư của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử 7, tr.15- 23 [4] Phạm Quang Trung, 1997. Lịch sử tín dụng nông nghiệp Việt Nam (1875 – 1945). Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [5] Hồ Tuấn Dung, 2003. Chế độ thuế của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ từ 1897 đến 1945. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Rapport sur la situation de la province de Van Bu 1902. Hồ sơ số RST 55027, TTLTQG I, Hà Nội. [7] Rapport annuel sur la situation générale de la province de Son La (1922-1923). Hồ sơ số 36550 – 21, TTLTQG I, Hà Nội. [8] Réunions des Conseils provinciaux des provinces de Moncay, NamDinh, Phu Tho, Quang Yen, Son La, Son Tay, Vinh Yen du Tonkin de la session 1927. Hồ sơ số RST 78527 – 01, TTLTQG I, Hà Nội. [9] Rapport économique de la province de Son La de 1934. Hồ sơ số RST 74290, TTLTQG I, Hà Nội. 143 Tống Thanh Bình [10] Rapport économique de la province de Son La de 1935. Hồ sơ số RST 74291, TTLTQG I, Hà Nội [11] Rapport économique de la province de Son La de 1933. Hồ sơ số RST 74289, TTLTQG I, Hà Nội. [12] A.s Création d’une école à Son La 1905. Hồ sơ số 33647, TTLTQG I, Hà Nội. [13] Trần Thị Phương Hoa, 2012. Giáo dục Pháp – Việt ở Bắc Kỳ (1884 – 1945). Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [14] Rapport annuel sur la situation politique générale du 1er Juin 1935 au 31 Mai 1936 de la province de Son La. Hồ sơ số RST 74292, TTLTQG I, Hà Nội. [15] Rapport annuel sur la situation général de la province de Son La du 1er Juillet 1924 au 30 Juin 1925. Hồ sơ số RST 36558 – 22, TTLTQG I, Hà Nội. [16] Tạ Thị Thúy (Chủ biên), 2013. Lịch sử Việt Nam tập 7 (từ năm 1897 đến năm 1918). Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [17] Rapport économique de la province de Son La de 1936. Hồ sơ số RST 74293, TTLTQG I, Hà Nội. [18] Statistique des concessions dans la province de Son La en 1898. Hồ sơ số AFC 543, TTLTQG I, Hà Nội. [19] Tạ Thị Thúy, 2001. Việc nhượng đất, khẩn hoang ở Bắc Kỳ từ 1919 đến 1945. Nxb Thế giới, Hà Nội. [20] Rapport économique de la province de Son La de 1939. Hồ sơ số RST 74296, TTLTQG I, Hà Nội. [21] Hồ sơ số AFC 69, TTLTQG I, Hà Nội [22] Demandes d’autorisation de recherches en périmètre réservédans la province de Son La, de 1907 à 1913 formulées par des explorateurs indigènes. Hồ sơ số RST 77162, TTLTQG I, Hà Nội. [23] Rapport annuel sur la situation générale de la province de Son La du 1er Juillet au 30 Juin 1920. Hồ sơ số RST 36535 (07), TTLTQG I, Hà Nội [24] Rapports économiques annuels des provinces de Phuc Yen, Phu Tho, Quang Yen, Son La et Son Tay de l’année 1929. Hồ sơ RST 78473 – 02, TTLTQG I, Hà Nội. ABSTRACT The French investment in Son La province from 1895 to 1945 Tong Thanh Binh Faculty of History and Geography, Tay Bac University The content of this article is about the French investment in Son La from 1895 to 1945, including: factors that affect, capital, investment sectors and compliment on the impact of the French investment in Son La province. From the statistics in some reports by the French in the archives, compared with many other resources, according to historical, logical methods and interdisciplinary methods, the author jumps to conclusion about the French investment in Son La as follows: Total investment capital was not much, mainly focusing on infrastructure system, while the mining and agricultural resources - which were two of the main objects of the exploitation were unnoticed. This was one of the causes of the economic and social stagnant situation in Son La province in the first half of the twentieth century. Keywords: Investment, Son La province, the French colonial period, 1895 - 1945. 144

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4683_ttbinh_1831_2128488.pdf