Tài liệu Vấn đề đẳng cấp trong kịch thơ Sơkuntơla của Kaliđasa - Lê Thị Bích Thủy: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0079
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 23-29
This paper is available online at
VẤN ĐỀ ĐẲNG CẤP TRONG KỊCH THƠ SƠKUNTƠLA CỦA KALIĐASA
Lê Thị Bích Thủy
Vụ Các trường chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Tóm tắt. Vấn đề đẳng cấp được phản ánh sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống,
văn hóa, xã hội Ấn Độ, trở thành nguồn đề tài hấp dẫn và được khai thác dưới nhiều góc
độ khác nhau trong văn học Ấn Độ. Trong kịch thơ Sơkuntơla, Kaliđasa dùng chính những
quy phạm khắt khe của chế độ đẳng cấp để len lỏi, làm rạn nứt chế độ đẳng cấp đã tồn tại,
bám rễ từ lâu trong đời sống của người dân Ấn Độ và phản ánh vấn đề đẳng cấp trong xã
hội Ấn Độ thông qua việc thể hiện mối quan hệ của các nhân vật thuộc các đẳng cấp trên,
qua các xung đột kịch và đặt trong không gian nghệ thuật vườn tu linh thiêng.
Từ khóa: Vấn đề đẳng cấp, kịch thơ Sơkuntơla, Kaliđasa.
1. Mở đầu
Trong nền văn học viết Ấn Độ, nhà viết ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề đẳng cấp trong kịch thơ Sơkuntơla của Kaliđasa - Lê Thị Bích Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0079
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 23-29
This paper is available online at
VẤN ĐỀ ĐẲNG CẤP TRONG KỊCH THƠ SƠKUNTƠLA CỦA KALIĐASA
Lê Thị Bích Thủy
Vụ Các trường chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Tóm tắt. Vấn đề đẳng cấp được phản ánh sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống,
văn hóa, xã hội Ấn Độ, trở thành nguồn đề tài hấp dẫn và được khai thác dưới nhiều góc
độ khác nhau trong văn học Ấn Độ. Trong kịch thơ Sơkuntơla, Kaliđasa dùng chính những
quy phạm khắt khe của chế độ đẳng cấp để len lỏi, làm rạn nứt chế độ đẳng cấp đã tồn tại,
bám rễ từ lâu trong đời sống của người dân Ấn Độ và phản ánh vấn đề đẳng cấp trong xã
hội Ấn Độ thông qua việc thể hiện mối quan hệ của các nhân vật thuộc các đẳng cấp trên,
qua các xung đột kịch và đặt trong không gian nghệ thuật vườn tu linh thiêng.
Từ khóa: Vấn đề đẳng cấp, kịch thơ Sơkuntơla, Kaliđasa.
1. Mở đầu
Trong nền văn học viết Ấn Độ, nhà viết kịch thơ Kaliđasa được xem như vì sao sáng trên
bầu trời, là “kì công thứ nhất” và vở kịch thơ Sơkuntơla của ông là đỉnh cao của nghệ thuật sân
khấu cổ điển, là tiếng đồng vọng sâu sắc giữa tư tưởng nhân văn cao cả của ông với ước mơ của
nhân dân Ấn Độ. Kaliđasa và những tác phẩm của ông đã có ảnh hưởng lớn tới nền văn học Ấn
Độ và thế giới, được quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Ở Việt Nam đã có nhiều
tài liệu giới thiệu về tiểu sử, cuộc đời Kaliđasa và kịch thơ Sơkuntơla. Cao Huy Đỉnh khẳng định
kịch thơ Sơkuntơla là “kì công thứ nhất của văn học Ấn Độ. Sự ảnh hưởng của Sơkuntơla với nền
văn học Ấn Độ và thế giới là vô cùng to lớn” [3;17]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Đàn trong các
công trình nghiên cứu của mình về văn hóa Ấn Độ nói chung [2] và sự ảnh hưởng của Kaliđasa đối
với văn học cổ điển Ấn Độ nói riêng cũng đã khẳng định tư tưởng nghệ thuật của Kaliđasa và tác
phẩm của ông “tiêu biểu cho sự hoàn thiện của phong cách Xăngcơrít” [1;26]. Trong công trình
nghiên cứu về văn hóa Ấn Độ, tác giả Nguyễn Thừa Hỷ cũng đã dành một số trang để giới thiệu
về Kaliđasa [5]. Trong cuốn giáo trình Văn học Ấn Độ của tác giả Lưu Đức Trung đã nghiên cứu
một cách hệ thống nền văn học Ấn Độ trong suốt chiều dài hình thành và phát triển của nó. Trong
công trình này, tác giả đã khẳng định vị trí của Kaliđasa và kịch thơ Sơkuntơla trong nền văn học
cổ điển Ấn Độ [6].
Như vậy, các nhà nghiên cứu mới chỉ giới thiệu những nét đặc sắc của văn hóa, văn học Ấn
Độ với các tác giả tiêu biểu trong đó có Kaliđasa dựa trên những đặc trưng nền tảng văn hóa và
tác phẩm tiêu biểu là Sơkuntơla. Ở bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu vấn đề đẳng cấp được
Kaliđasa phản ánh trong kịch thơ Sơkuntơla.
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016
Liên hệ: Lê Thị Bích Thủy, e-mail: lebichthuyhcm@gmail.com
23
Lê Thị Bích Thủy
2. Nội dung nghiên cứu
Hindu giáo là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ, với tư cách là “tôn giáo thống lĩnh”
đã ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc trong đời sống, văn hóa, xã hội Ấn Độ cổ đại. Một trong những biểu
hiện rõ nét là chế độ độ đẳng cấp trong cơ cấu xã hội truyền thống. Chế độ đẳng cấp trong xã hội
Ấn Độ cổ đại là vấn đề nổi bật mà sự trì trệ của nó “là phản động, là kìm hãm, là những hàng rào
ngăn cản sự tiến bộ”. Lúc đầu sự phân chia đẳng cấp chỉ là sự phân biệt chủng tính, màu da giữa
người Arian và người bản địa, về sau đã hình thành chế độ đẳng cấp như một cố gắng tổ chức xã
hội của các chủng tộc, được gắn vào yếu tố thiêng liêng huyền bí và mở rộng bằng sự phân biệt về
nghề nghiệp, tôn giáo, tục cấm kị hôn nhân, quan niệm về sự trong sạch và giao tiếp trong xã hội.
Theo truyền thuyết Ấn Độ, khi tạo lập thế giới vị thần Purusa đã tự phân thân thành bốn
đẳng cấp: miệng thuộc đẳng cấp tăng lữ, tay thuộc tầng lớp võ sĩ, đùi thuộc tầng lớp bình dân và
chân thuộc tầng lớp tiện dân. Trong bộ luật Manu và thánh điển của đạo Bàlamôn, người ta chia
thành bốn đẳng cấp chính trong xã hội Ấn Độ cổ đại: Đẳng cấp Brahmin bao gồm các tu sĩ, các
thầy giáo, các nhà làm luật. Đẳng cấp này ngày càng có vị trí cao trong xã hội Ấn Độ và được
tôn sùng là thần sáng tạo, được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi và không ai có thể bắt tội hoặc xử
phạt người thuộc đẳng cấp này; Đẳng cấp Kshatrya gồm những người cầm quyền (vua chúa) và
các chiến binh. Đây là những người có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, tham gia chiến tranh và ban phát
của bố thí. Buổi đầu với tư cách là người đứng đầu trong việc tổ chức, xây dựng lãnh thổ và chỉ
huy quân đội nên những người này được coi là đẳng cấp cao nhất trong xã hội. Trong các buổi tế
lễ, vua là người chủ lễ còn những người thuộc đẳng cấp Bàlamôn chỉ đóng vai trò phụ. Nhưng khi
chiến tranh kết thúc, toàn thể cộng đồng tập trung phát triển sản xuất và theo tín ngưỡng của người
Ấn Độ luôn tôn trọng sự tiếp xúc với Thượng Đế vì vậy đẳng cấp Brahmin chuyên làm công việc
cúng lễ ngày càng được tôn sùng hơn đẳng cấp vương công, võ sĩ; Đẳng cấp Vaishya gồm nông
dân, thợ thủ công, thương nhân. Đây là đại đa số những người lao động sản xuất ra của cải vật chất
trong xã hội; Đẳng cấp Sudra là đẳng cấp cuối cùng trong xã hội gồm tiện dân, những người làm
công việc tôi tớ, phục vụ,... có nhiệm vụ phục vụ các đẳng cấp trên và không được phép đến những
nơi linh thiêng. Ngoài ra trong xã hội Ấn Độ còn có một tầng lớp được coi là ngoài đẳng cấp là
Paria (những người cùng khổ) ở vùng Đêcan và người Chadala ở hạ lưu sông Hằng. Đó là những
người làm những công việc bị coi là hèn mọn, bẩn thỉu và những người bị khai trừ ra khỏi đẳng
cấp cũ của họ. Họ không được xã hội thừa nhận và bị đối xử tàn tệ [7].
Trong mối quan hệ giữa các đẳng cấp thì người Ấn Độ tin tưởng rằng ông cha ở đẳng cấp
nào thì con cháu sẽ thuộc đẳng cấp đó, như cái hạt đã nảy mầm thành cây và cái cây không có
quyền lựa chọn cái hạt mà từ đó nảy nở lớn lên nên con người không có quyền lựa chọn đẳng cấp
như ý muốn và đó cũng là nghiệp (Karma) của con người từ kiếp trước. Trong các đẳng cấp, chỉ
có ba đẳng cấp Brahmin, Kshatrya, Vaishya được tham dự vào các nghi lễ tôn giáo, được thụ giáo
các sư phụ Brahmin và nghiên cứu kinh Veda,... Trong đó, Brahmin có đặc quyền, đặc lợi nhiều
nhất, họ nắm độc quyền tri thức và chỉ họ mới có quyền thuyết giải kinh Veda cho quần chúng,
nắm độc quyền tôn giáo trong các nghi lễ thờ phụng. Chính vì vậy chế độ đẳng cấp luôn được giáo
lí Bàlamôn bảo vệ. Đồng thời, triết lí tôn giáo Bàlamôn lại lấy chế độ phân biệt đẳng cấp làm nền
tảng xã hội cho mình để bảo vệ quyền lợi và địa vị cho những người thuộc đẳng cấp trên. Quan hệ
cấp bậc giữa các đẳng cấp ngoài những định kiến và sự đánh giá xã hội thì sự phân biệt đẳng cấp
hết sức khắt khe đối với những quan hệ hôn nhân, giao tiếp, ăn uống, đụng chạm,. . . Những người
thuộc đẳng cấp dưới không được kết hôn và giao tiếp với những người thuộc đẳng cấp trên, không
được tham gia vào các nghi lễ thờ cúng trong đền. Ngược lại, người đẳng cấp dưới phải phục tùng
vô điều kiện mọi mệnh lệnh, yêu cầu và tôn kính người đẳng cấp trên, đặc biệt là đối với đẳng cấp
24
Vấn đề đẳng cấp trong kịch thơ Sơkuntơla của Kaliđasa
Brahmin, tăng lữ Bàlamôn. Những cuộc hôn nhân ngoài đẳng cấp đều bị cấm kị và coi là bất hợp
pháp, con cái được sinh ra sẽ thuộc về tầng lớp thấp hèn nhất trong xã hội; những cuộc tiếp xúc
của đẳng cấp dưới với ba đẳng cấp trên hoàn toàn bị cấm; các hoạt động và nghi lễ trong xã hội
bị phân biệt đối xử,. . . Sự phân chia đẳng cấp đã trở thành nghĩa vụ, bổn phận của mỗi người dân
trong xã hội Ấn Độ cổ đại phải tuân theo và thực hiện. Tùy theo công đức hay tội lỗi ở kiếp này
mà người ta có thể thay đổi đẳng cấp cấp của mình ở kiếp sau bằng cách đầu thai vào những người
thuộc đẳng cấp cao quý hay thấp hèn.
Qua quá trình phát triển, sự phân biệt đẳng cấp với những nguyên tắc khắt khe ngày càng trở
nên tồi tệ, nghiệt ngã và vô nhân đạo. Tầng lớp thống trị ở Ấn Độ trong một thời gian dài đã dùng
nhiều biện pháp để duy trì sự bền vững của đẳng cấp, triệt để lợi dụng nó nhằm xoa dịu, ru ngủ
nhân dân Ấn Độ, đặc biệt là làm cho đời sống của những người dân đẳng cấp Sudra và Paria ngày
càng trở nên khốn khổ. Cùng với tôn giáo, đẳng cấp với những thiên kiến, thói quen, lễ nghi,. . .
như một thứ thuốc mê công hiệu triệt tiêu ý thức đấu tranh, phản kháng của con người qua hàng
ngàn năm lịch sử, bám rễ sâu rộng trong đời sống văn hóa Ấn Độ và gây cản trở lớn cho sự phát
triển của Ấn Độ, là vết rạn nứt sâu sắc nhất trong đời sống Ấn Độ. Các nhân cách lớn của Ấn Độ
qua các thời đại đã lên tiếng phản đối những thiên kiến vô lí này và cho rằng chế độ đẳng cấp cần
phải được thủ tiêu hoàn toàn bởi “chế độ đẳng cấp, như chúng ta biết, là một điều lỗi thời. Nó phải
ra đi nếu cả Ấn Độ giáo lẫn nước Ấn Độ muốn được tồn tại và ngày một phát triển” (Mahatma
Gandhi)
Vấn đề đẳng cấp được phản ánh sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, văn hóa, xã
hội Ấn Độ, trở thành nguồn đề tài hấp dẫn và được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau trong
văn học Ấn Độ. Kalđasa là nhà soạn kịch cung đình, chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng, giáo
lí Bàlamôn và những quy phạm khắt khe của sân khấu triều đình nên ông đã lấy phân biệt đẳng
cấp làm cơ sở xã hội, là nền tảng để phản ánh trong văn học. Tuy nhiên, Kaliđasa đã dùng chính
những quy phạm khắt khe của chế độ đẳng cấp để len lỏi và làm rạn nứt chế độ đẳng cấp đã tồn
tại, bám rễ từ lâu trong đời sống của người dân Ấn Độ. Ông luôn hiểu rằng hàng rào đẳng cấp và
tôn giáo càng kìm hãm con người bao nhiêu thì khi ấy ý thức đấu tranh, tinh thần phản kháng của
con người càng quyết liệt bấy nhiêu và Kaliđasa đã hiện thực hóa những tư tưởng này trong vở kịch
Sơkuntơla. Chính điều này đã làm nên sự thành công của vở kịch Sơkuntơla và nâng tầm tư tưởng
của Kaliđasa vượt lên hẳn các tác giả đương thời và các thế kỉ sau.
Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật sân khấu cổ điển Ấn Độ với nghệ thuật dân
gian đã hình thành và phát triển từ bao đời, Kaliđasa đã thể hiện vấn đề đẳng cấp một cách sâu sắc,
coi đây là cái nền để triển khai các mối quan hệ và sự phát triển tính cách của các nhân vật. Trong
vở kịch, bên cạnh không gian nghi ngút khói hương của những vườn tu linh thiêng, thái độ kính
trọng đối với tăng lữ Bàlamôn, những lời lẽ đường mật của đẳng cấp thống trị còn có sự xuất hiện
của những câu bông đùa, hình ảnh của những người thuộc đẳng cấp thấp với bản chất thật thà, chất
phác. Qua đó thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật thuộc đẳng cấp thống trị, xung đột giữa bổn
phận đạo đức và ý thức muốn thoát khỏi rào cản đẳng cấp của các nhân vật, thoát khỏi không gian
ẩn dật của những vườn tu. Đồng thời thể hiện thái độ châm biếm một cách kín đáo sự nhu nhược,
lộng quyền của đẳng cấp trên, ca ngợi và bênh vực những con người thuộc đẳng cấp dưới. Chính
điều này đã mang lại cho vở kịch giá trị hiện thực, có ý nghĩa phê phán và thể hiện được thái độ
của tác giả trước vấn đề đẳng cấp được xem là “nỗi đau nhức nhối” trong xã hội Ấn Độ, thể hiện
tư tưởng tiến bộ, tài năng sáng tạo của nhà soạn kịch Kaliđasa.
Đẳng cấp Brahmin và Kshatrya là hai đẳng cấp thống trị trong xã hội Ấn Độ, nắm uy quyền,
cai quản và chi phối tất cả thần dân của những đẳng cấp dưới. Đó là các tu sĩ, thầy cúng chuyên
25
Lê Thị Bích Thủy
cử hành việc tế lễ thần linh và vương công, quý tộc thì gìn giữ trật tự, bảo vệ bờ cõi đất nước. Hai
đẳng cấp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bảo vệ, hỗ trợ nhau để đàn áp, bóc lột những người
thuộc đẳng cấp dưới buộc họ phải phục tùng, tôn kính đẳng cấp trên và nhằm duy trì chế độ đẳng
cấp, bảo vệ quyền lợi của mình. Trong kịch thơ Sơkuntơla, Kaliđasa đã thể hiện một cách sâu sắc
mối quan hệ giữa các nhân vật thuộc những đẳng cấp này. Đó là quan hệ tâng bốc nhau giữa tu sĩ
Bàlamôn và vua chúa, võ sĩ mà đại diện là Đusơnta. Ở hồi I của vở kịch, khi Đusơnta đang trên
chặng đường đi săn đầy nguy hiểm thì vô tình lạc vào vườn tu của đạo sĩ Kanwa, một vài tu sĩ ra
ngăn nhà vua không không nên giết “con hươu non vô tội” và ca ngợi nhà vua là một đấng minh
quân “thật xứng đáng là hành động của một vị quốc vương, chói ngời cả dòng họ Puru” [3,26]; khi
các tu sĩ đến nhờ nhà vua ở lại để diệt trừ tà ma giúp họ yên tâm cầu nguyện, lễ thánh ở hồi III,
Kaliđasa cũng đã miêu tả cảnh các tu sĩ tâng bốc nhà vua: “Quốc vương trông thật oai phong lẫm
liệt, nhưng cũng rất hiền từ. Cốt cách ấy chỉ có ở bậc vua chúa mà đức tài, phong độ, ngang với
thánh hiền” và:
“Kì diệu gì bằng cánh tay gân guốc của quốc vương
Mạnh mẽ và đẫy đà như đòn thép ngăn cổng thành
Một mình trị vì cả toàn cõi đất
Xanh thẳm và bao la đến tận biển” [3;54].
Khi các tu sĩ gặp nhà vua trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều xuất hiện những lời ngợi ca
và đức vua coi đó như hành động ban phúc và đáp lại với thái độ tôn kính, biết ơn. Đây là một thủ
tục không thể thiếu trong các cuộc tiếp xúc giữa hai đẳng cấp này, giúp họ củng cố quyền lực của
đẳng cấp mình. Thái độ tôn trọng, cung kính giáo sĩ Bàlamôn, coi họ như những vị thánh còn có
cả trong tất cả các nhân vật trong vở kịch. Những người thuộc đẳng cấp Brahmin tự coi mình là
“đấng bảo hộ” và tự hào nói rằng vì có họ mà nhà vua mới có thể “vươn cánh tay gân guốc cầm
dây cung” và thế gian này mới được hưởng bình an, hạnh phúc. Ngay cả nhà vua Đusơnta cũng tỏ
rõ lòng thành kính đối với tăng lữ Bàlamôn. Khi đặt chân đến vườn tu, Đusơnta đã dừng xe, cởi
đồ trang sức, mặc quần áo xuềnh xoàng, đi lại nhẹ nhàng để tránh làm kinh động đến những người
đang tu luyện nơi đây và tránh sự nổi giận của các tăng lữ Bàlamôn bởi:
“Một ngọn lửa đang cháy ngầm ngột ngạt
Có sức tàn phá, sẽ bùng lên dữ dội
Nếu ta dại dột châm ngòi” [3;49].
Tuy bề ngoài cung kính, tôn trọng nhau nhưng sâu bên trong những người ở hai đẳng cấp
này vẫn ngấm ngầm đề phòng và công kích nhau. Khi những tu sĩ đến nhà, vua Đusơnta vừa vui
nhưng cũng vừa sợ hãi còn khi những người trong hoàng cung đưa Sơkuntơla đến kinh thành gặp
quốc vương thì môn đệ của Kanwa là Xaratwata tỏ ra chê bai, tự coi đẳng cấp của mình là trong
sạch và những người thuộc đẳng cấp khác là dơ bẩn, là “đám người chen chúc đi tìm lạc thú” và
ông ví như:
“Người tắm rồi nhìn kẻ dơ bẩn
Người thanh khiết nhìn kẻ tục tằn
Người tỉnh táo nhìn kẻ mê muội
Hay người tự do nhìn kẻ nô lệ” [3;105].
Kaliđasa đã nhìn thấu suốt mối quan hệ giữa hai đẳng cấp thống trị trong xã hội qua những
lời nói hoa mĩ, khuôn sáo tâng bốc nhau luôn lặp đi lặp lại nhưng cũng luôn luôn đề phòng, công
kích nhau để phê phán một cách kín đáo, vạch trần bản chất giả tạo, xu nịnh của những kẻ cầm
quyền.
Vấn đề đẳng cấp tồn tại hàng ngàn năm và bám rễ sâu rộng trong tiềm thức của mỗi người
26
Vấn đề đẳng cấp trong kịch thơ Sơkuntơla của Kaliđasa
dân Ấn Độ. Người dân Ấn Độ coi đó là bổn phận thiêng liêng, là đạo lí cao nhất trong cuộc đời.
Người thuộc đẳng cấp trên được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi và người đẳng cấp dưới phải tôn
kính, phục tùng mọi mệnh lệnh của đẳng cấp trên và được thừa nhận như một chân lí được truyền
dạy qua các thế hệ thực hiện đúng bổn phận của đẳng cấp để tránh quả báo trong thế giới mai hậu.
Sự phân biệt đẳng cấp này cũng tồn tại trong ngõ ngách tâm hồn của các nhân vật trong kịch thơ
Sơkuntơla. Mỗi nhân vật với những tính cách, thế giới riêng những đều chung một niềm tin mãnh
liệt vào giáo lí Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, chi phối mọi suy nghĩ, hành động của các nhân vật.
Đusơnta là một quốc vương cai quản toàn thiên hạ, với tài năng và sức mạnh đã được người
người ca ngợi nhưng cũng là một ông vua mộ đạo, sùng tín. Đusơnta là nhân vật đại diện cho đạo
đức của đẳng cấp Kshatrya, luôn mẫu mực làm trọn bổn phận và trách nhiệm của đẳng cấp quý tộc
nhưng cũng là người có trái tim biết rung động và say mê trước cái đẹp. Trước vẻ đẹp trong sáng,
lộng lẫy của Sơkuntơla, nhà vua Đusơnta đã yêu nàng ngay từ những cái nhìn đầu tiên nhưng luôn
e ngại hàng rào đẳng cấp không cho kết hôn giữa những người không cùng đẳng cấp. Trong đoạn
đối thoại giữa nhà vua và anh hề ở hồi II “ngươi tưởng rằng ta vốn dòng dõi Puru mà lại đi yêu một
người không hợp với lễ giáo sao” cho thấy tình yêu của nhà vua dù có tha thiết, mãnh liệt đến đâu
cũng không thể chiến thắng được sức mạnh của giáo lí và đạo đức truyền thống về vấn đề đẳng
cấp. Khi biết Sơkuntơla không thuộc đẳng cấp với hiền sĩ Kanwa mà là con của tiên nữ Mênaka và
vị thánh sư Visuamit’ra mà trước đây cũng thuộc dòng dõi hoàng gia thì mọi băn khoăn, hoài nghi
trong Đusơnta được cởi bỏ và tràn đầy hi vọng:
“Hãy hi vọng lên, hỡi lòng ta
Những nghi ngờ day dứt đã qua
Điều mà tưởng như lửa bỏng không gần nổi
Thì giờ đây đã trở thành ngọc ánh mát bàn tay” [3;39].
Sơkuntơla với trái tim yêu mãnh liệt cũng run sợ trước lễ giáo và hàng rào đẳng cấp. Với
tình yêu nồng nhiệt, chân thành, nỗi nhớ nhung Đusơnta ngập tràn trong lòng khiến cho nàng quên
cả bổn phận, không đón tiếp chu đáo đạo sĩ Đuvasa để ngài tức giận và nàng bị chịu lời nguyền sẽ
bị người yêu ruồng rẫy trong niềm uất hận đắng cay. Vì thế khi Đusơnta không nhận nàng thì nàng
tin rằng đó là định mệnh không thể thay đổi được mà phải chấp nhận “vì kiếp trước em đây ăn ở
chẳng lành nên bây giờ mới bị nghiệp chướng”. Ngay cả hiền sĩ Kanwa và các tu sĩ trong vườn tu
cũng coi hàng rào đẳng cấp là thứ uy quyền tuyệt đối và giáo lí Bàlamôn là là quyền lực tối cao
mà con người không thể cưỡng lại. Khi không thấy nhà vua đến đón Sơkuntơla thì ngài lo sợ định
kiến xã hội không cho phép con gái khi đi lấy chồng lại ở lại nhà bố mẹ đẻ nên đã cho người đưa
Sơkuntơla đến kinh thành gặp vua mặc dù ông yêu thương, chăm sóc Sơkuntơla như con gái nhưng
vẫn tin theo khuôn phép, đạo lí từ ngàn đời nay cho rằng:
“Con gái là của nợ, là viên ngọc quý
Mà cha mẹ vay của nhà chồng
Đến khi chồng đòi là phải trả” [3;99].
Nhưng đến khi nhà vua ruồng rẫy Sơkuntơla, các tu sĩ cũng đã đấu tranh quyết liệt để giúp
nàng đòi lại công lí nhưng cuối cùng vẫn bỏ đi, mặc nàng ở lại trong nỗi thất vọng bởi trong họ vẫn
có một niềm tin sâu sắc vào thần thánh và tôn giáo. Rõ ràng giáo lí Bàlamôn như một thứ thuốc
mê đã ru ngủ và trói buộc con người trong những bổn phận đạo đức cao cả, thiêng liêng mà dù
muốn hay không thì tất cả đều phải thừa hưởng và chấp nhận.
Là nhà soạn kịch cung đình, phục vụ cho đẳng cấp thống trị nên Kaliđasa không tránh khỏi
bị ảnh hưởng những quy phạm khắt khe của chế độ đẳng cấp và sân khấu cung đình. Trong kịch
Sơkuntơla, Kaliđasa phản ánh vấn đề đẳng cấp qua những xung đột kịch. Khi Sơkuntơla chìm đắm
trong tình yêu với Đusơnta mà quên đi bổn phận người con gái nhà tu hành phải tiếp đón chu đáo
27
Lê Thị Bích Thủy
đạo sĩ Đuvasa khi ghé am tu. Người Bàlamôn vốn có quyền uy cao nhất, là những người trung gian
giữa con người và thần linh nên họ tự cho mình có quyền quyết định tất cả. Vì vậy, đạo sĩ Đuvasa
rất tức giận khi Sơkuntơla không đón tiếp mình:
“Đồ khốn nạn! Con bé kia sao dám khinh mạt cả vị khách như ta
Ta có nên đứng đây nữa không?
Đến như ta, một nhà tu chân chính
Dày công khổ hạnh đáng kính đủ điều
Mà vẫn không được chào đón
Điều thánh dạy là điều dung khách” [3;77-78].
Xung đột kịch được đẩy lên đỉnh điểm khi Sơkuntơla không nhận ra sư có mặt của đạo sĩ
nên không làm tròn bổn phận của mình và phải chịu lời nguyền là chịu đựng đầy ải những tháng
năm xa cách người chồng yêu quý. Ở hồi V khi lời thần chú của đạo sĩ Đurava có hiệu lực làm
cho vua Đusơnta quên, không nhận ra Sơkuntơla và từ chối không nhận nàng vào cung, các tu sĩ
quay về vườn tu để nàng một mình kêu khóc thảm thiết và hoàn toàn tuyệt vọng. Khán giả bên
cạnh sự thương cảm đối với Sơkuntơla lại cũng đồng tình với sự cảm phục của quan quân chứng
kiến dành cho vua Đusơnta vì cư xử phù hợp với đạo đức của nhà vua: “Đáng kính vô cùng, quốc
vương ta giàu đức độ đã tỏ ra tôn trọng công lí! Của đẹp hiếm có dâng đến tận tay như thế thật là
một dịp tốt, nếu là người khác thì ai mà còn ngập ngừng” [3,110]. Tác giả tập trung xây dựng xung
đột kịch qua xung đột trong bản thân của mỗi con người để làm nổi bật bổn phận đạo đức, người
của đẳng cấp nào thì phải làm tròn bổn phận của đẳng cấp ấy. Sơkuntơla vì chìm trong khát khao
yêu đương với Đusơnta mà thất lễ với đạo sĩ và nàng phải gánh chịu hậu quả do hành động mình
gây ra. Nhưng cuối cùng sự đoàn tụ của Sơkuntơla và Đusơnta cho thấy con người có thể lỗi lầm
nhưng nếu kiên trì, nhẫn nại, phấn đấu thực hiện bổn phận thì có thể tìm lại được hạnh phúc trong
sự hòa hợp khát khao yêu đương cùng hoàn thành bổn phận.
Bên cạnh đó, để nêu bật chủ đề chống phân biệt đẳng cấp và ngợi ca tình yêu, Kaliđasa đã
xây dựng những không gian kịch linh động phù hợp với tiến trình phát triển tính cách của nhân
vật và chủ đề tác phẩm, mang đậm bản sắc văn hóa Ấn Độ. Trong đó tiêu biểu nhất là không gian
vườn tu thiêng liêng xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm qua lời miêu tả của các nhân vật. Đây là
không gian xuất hiện của các nhân vật, ghi nhận những biến cố, sự phát triển tính cách và các xung
đột kịch.
Sơkuntơla và Đusơnta gặp nhau trong vườn tu linh thiêng, yêu nhau say đắm và kết thúc
bằng sự gặp gỡ sau nhiều năm xa cách. Bởi theo quan niệm của người dân Ấn Độ thì khung cảnh
vườn tu là chốn linh thiêng, yên tĩnh, thanh bình, nơi tâm hồn con người được giải thoát, thảnh thơi
và không gian này có ở nhiều nơi trên đất nước Ấn Độ.
“Nơi ẩn dật yên tĩnh này thật êm ả thanh bình
Luồng dục vọng không hề vẩn đục” [3;29].
Khung cảnh vườn tu qua lời miêu tả của các nhân vật hiện lên thật thơ mộng, linh thiêng,
đặc biệt là cảnh các tu sĩ thực hiện phép tu khổ luyện không làm cho các nhân vật khiếp sợ mà
thêm phần cảm phục, kính trọng:
“Hướng về bầu trời nam tham thiền nhập định
Một tổ kiến lớn bọc nửa thân người như bọc lấy thân cây
Một xác rắn gớm ghiếc quấn quanh ngực thay cho sợi chỉ thần
Tóc xõa xuống vai một mớ rối bù
Chim chóc chui vào trong làm tổ” [3;151].
Không gian vườn tu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần qua lời miêu tả của nhân vật hoặc hiện
28
Vấn đề đẳng cấp trong kịch thơ Sơkuntơla của Kaliđasa
diện, in dấu trong tâm trí nhân vật. Tác giả đặt nhân vật trong những không gian vườn tu để cho
các nhân vật tự cảm nhận, thực hiện bổn phận đạo đức của mình, thanh lọc tâm hồn, giải quyết các
mâu thuẫn bản ngã trong mỗi con người và tin tưởng vào khả năng siêu thoát khi con người thực
hiện đúng bổn phận đạo đức của mình. Đồng thời, đưa không gian nghệ thuật độc đáo này vào
trong tác phẩm để phần nào phản ánh tư tưởng, tình cảm và đức tin của người dân Ấn Độ vào chế
độ đẳng cấp, tôn giáo và đây là nét đặc trưng trong đời sống văn hóa Ấn Độ.
3. Kết luận
Vấn đề đẳng cấp được khai thác và phản ánh dưới nhiều góc độ khác nhau trong văn học
Ấn Độ. Kaliđasa tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của văn học truyền thống và phát triển chủ đề này
trong kịch thơ Sơkuntơla. Mặc dù còn bị hạn chế do bị chi phối bởi các quy phạm khắt khe của sân
khấu cung đình nhưng Kaliđasa đã phản ánh vấn đề đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ thông qua việc
thể hiện mối quan hệ của các nhân vật thuộc các đẳng cấp trên, qua các xung đột kịch và đặt trong
không gian nghệ thuật vườn tu linh thiêng. Tác giả đã dùng chính những giáo lí, quan niệm thần
thánh để bóc trần bản chất của giai cấp thống trị và đưa hình ảnh của những con người thấp kém
trong xã hội lên sân khấu làm tăng thêm giá trị hiện thực, thể hiện thái độ ngợi ca, bênh vực người
lao động, bảo vệ người phụ nữ, giúp họ đấu tranh để bảo vệ quyền sống, quyền hạnh phúc và thể
hiện khát vọng về một xã hội bình đẳng, yên bình không bị ngăn cách bởi hàng rào đẳng cấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đức Đàn, 1997. Kaliđasa và ảnh hưởng của ông trong văn học cổ điển Ấn Độ. Tạp
chí Văn học, số 7, 26-31.
[2] Nguyễn Đức Đàn, 1998. Tư tưởng Triết học và đời sống văn hóa văn học. Nxb Văn học, Hà
Nội.
[3] Cao Huy Đỉnh dịch, 1962. Kịch Sơkuntơla của Kaliđasa. Nxb Văn học, Hà Nội.
[4] Cao Huy Đỉnh,1993. Văn hóa Ấn Độ. Nxb Văn hóa, Hà Nội.
[5] Nguyễn Thừa Hỷ, 1986. Tìm hiểu văn hóa Ấn Độ. Nxb Văn hóa, Hà Nội.
[6] Lưu Đức Trung, 1997. Văn học Ấn Độ. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[7] Lương Duy Thứ (chủ biên), 1996. Đại cương văn hóa phương Đông. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
ABSTRACT
Caste in poetic drama Sakuntala of Salidasa
Le Thi Bich Thuy
Department for Schools of Politics, Ho Chi Minh National Academy of Politics
Caste is profoundly reflected in all aspects including life, culture and society of India, and it
becomes interesting topic and beexploited in many different aspects of Indian literature. In poetic
drama Sakuntala, based on strictly norms of caste system which is the weakness of the existing
caste system and affected to the Indian life for a long time ago, Kalidasa reflected the problems of
caste in Indian society through the relation of characters of upper class and conflicts which was
put in the context of the sacred Covent Garden.
Keywords: Caste, poetic drama, Sakuntala, Kalidasa.
29
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4520_ltbthuy_7814_2131882.pdf