Tài liệu Vấn đề con người trong di sản văn hóa Hồ Chí Minh: 82
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG DI SẢN VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Tốt*, Đặng Việt Thành**
TÓM TẮT
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân vĕn hóa kiệt xuất
của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời phấn đấu, hi sinh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Người
để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta nhiều tài sản tinh thần vô giá về cuộc đời, nhất là tư tưởng về con
người, về “dân” và tư tưởng phục vụ, yêu quý, kính trọng nhân dân. Con người trong tư tưởng Hồ
Chí Minh vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng. Tư tưởng của Người vẫn còn nguyên giá
trị trong sự nghiệp cách mạng đổi mới của chúng ta hôm nay.
Từ khóa: Con người; Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng nhân loại.
ISSUES IN HUMAN HERITAGE HO CHI MINH CITY
ABSTRACT
Ho Chi Minh President – the national liberation Hero, a famous cultural outstanding person
of Vietnam. He was the one who devoted aii his life for national independence and socialism. He
left the whole Par...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề con người trong di sản văn hóa Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
82
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG DI SẢN VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Tốt*, Đặng Việt Thành**
TÓM TẮT
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân vĕn hóa kiệt xuất
của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời phấn đấu, hi sinh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Người
để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta nhiều tài sản tinh thần vô giá về cuộc đời, nhất là tư tưởng về con
người, về “dân” và tư tưởng phục vụ, yêu quý, kính trọng nhân dân. Con người trong tư tưởng Hồ
Chí Minh vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng. Tư tưởng của Người vẫn còn nguyên giá
trị trong sự nghiệp cách mạng đổi mới của chúng ta hôm nay.
Từ khóa: Con người; Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng nhân loại.
ISSUES IN HUMAN HERITAGE HO CHI MINH CITY
ABSTRACT
Ho Chi Minh President – the national liberation Hero, a famous cultural outstanding person
of Vietnam. He was the one who devoted aii his life for national independence and socialism. He
left the whole Party anh people the valuables spirits of life, most people are thinking about thought
of people, the “people” and thought to serve, love, respect for people. People in Ho Chi Minh
ideology and driving force, has been the target of the revolution. His thoughts remain valid for the
revolutionary innovation of us today.
Keywords: Humans; President Ho Chi Minh, human liberation.
* TS. GV. Trường T39, Bộ Công an
** ThS. GV. Trường T39, Bộ Công an
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt
lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên
suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Hồ
Chí Minh. Ngay khi nước ta vừa giành được
độc lập sau bao nĕm nô lệ, Người đã khẳng
định trong Tuyên ngôn độc lập: “Tất cả
mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
Tạo hóa cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được; trong những quyền ấy,
có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc”. Và thậm chí đến cuối
đời, qua bản Di chúc thiêng liêng, ta cũng
thấy được tình yêu thương bao la, vô bờ ấy:
“Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương
yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể
bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng
chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi
đồng quốc tế”.
83
Vấn đề con người . . .
Trong mỗi thời đại, mỗi dân tộc đều có
những vĩ nhân kiệt xuất của nước mình,
nhưng hiếm thấy một vĩ nhân mà sự nghiệp
gắn với vận mệnh của dân tộc, của Tổ quốc,
gắn với lịch sử của thời đại như Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Người là vị anh hùng dân tộc vĩ đại
của nhân dân Việt Nam, đồng thời là người
chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân
tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế. Đối với Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc
và đất nước không tách rời giải phóng giai
cấp, giải phóng xã hội, giải phóng loài người.
Để đưa công cuộc giải phóng ấy đến thắng lợi
cuối cùng, để xây dựng xã hội mới thành công
cần phải có lực lượng. Lực lượng ấy chính là
con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
mới, tức con người phát triển toàn diện được
hình thành trên cơ sở nhận thức những quan
điểm chung về bản chất con người là “tổng
hòa quan hệ xã hội”. Xuất phát từ quan niệm
con người vốn gắn với xã hội. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nêu lên một định nghĩa về con
người hết sức độc đáo: “Chữ người, nghĩa hẹp
là gia đình, anh, em, họ, hàng, bầu bạn. Nghĩa
rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài
người”. Với nghĩa đó, khái niệm con người
đã mang trong nó bản chất xã hội, quan hệ
gần là gia đình, anh, em, họ hàng, bầu bạn;
quan hệ xa là làng xóm, quê hương, đồng
bào, nhân loại. Nói đến bản chất con người
phải thấy được nền tảng chung giữa người và
người. Song bản thân nhu cầu tồn tại của con
người không thể có được khi tách con người
ra khỏi xã hội. Cho nên, bản chất xã hội của
con người vẫn là bản chất cơ bản nhất. Nói
đến con người phải nói đến con người xã hội
sẽ không là con người với tư cách là thành
viên của xã hội.
Trong di sản vĕn hóa Hồ Chí Minh không
có con người trừu tượng mà chỉ có con người
cụ thể, con người với ý nghĩa đầy đủ nhất,
đó là mỗi một người có cuộc sống riêng của
họ, có những mối quan hệ riêng của họ gắn
với gia đình, người thân thuộc, hàng xóm,
quê hương, với tập thể, đồng bào trong cộng
đồng dân tộc và cao hơn là với nhân loại. Đối
với Hồ Chí Minh, mặt tốt xấu của con người
không phải bộc lộ một cách tự nhiên, vô cớ,
mà thường có nguyên nhân sâu xa của nó,
xuất phát từ nguồn gốc xã hội. Khi nói đến
vấn đề có liên quan đến bản chất con người,
Hồ Chí Minh có cách giải thích riêng, rất độc
đáo và phù hợp với tư duy biện chứng về bản
chất con người.
Khái niệm con người luôn luôn được nhắc
đến như một mục tiêu thiêng liêng, cao cả
của sự nghiệp cách mạng mà Hồ Chí Minh
theo đuổi. Tư tưởng về con người, về việc
giải phóng và phát triển con người, coi con
người là nhân tố quyết định thành công của
cách mạng, luôn quán xuyến gần như toàn
bộ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh.
Tư tưởng ấy được Người vận dụng và phát
triển trong suốt cả cuộc đời. Người rất ít
dùng khái niệm con người mang nội hàm con
người chung chung, ngoài hai trường hợp đặc
biệt ở vào hai thời điểm rất có ý nghĩa, đó
là trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp các
thuộc địa, đĕng trên trang nhất số đầu tiên của
báo Người cùng khổ (La Paria), và trường
hợp thứ hai trong bản Di chúc thiêng liêng
của Người. Trong Tuyên ngôn của Hội Liên
hiệp các thuộc địa có câu chỉ ra rằng người
bản xứ thiếu hẳn các quyền lợi gắn liền với
“phẩm giá con người”. Trong lời kêu gọi của
báo Người cùng khổ viết rằng, sứ mệnh của
báo là “giải phóng con người”. Còn trong bản
bổ sung cho Di chúc thì Người viết “Đầu tiên
là công việc đối với con người”.
84
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Qua đó, vấn đề giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng con người, mong
đem lại tự do và hạnh phúc cho con người,
luôn luôn là trung tâm và là điều trĕn trở
suốt cuộc đời trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn
toàn được độc lập, dân ta hoàn toàn tự do,
đồng bào ta ai cũng có cơm ĕn áo mặc, ai
cũng được học hành”9. Vì điều ham muốn
tột bậc đó, Hồ Chí Minh đã phải bôn ba trên
khắp thế giới, chịu đựng biết bao gian truân
khổ ải mới tìm được chân lý cách mạng,
không chỉ giải thoát con người khỏi cảnh nô
lệ mà còn hướng tới mục tiêu giải phóng con
người khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nói về mục
tiêu lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta, chủ yếu Người nhấn mạnh đến việc
chĕm lo con người, sao cho người lao động
có công ĕn việc làm, sao cho ai cũng được
ấm no, hạnh phúc. Hồ Chí Minh nói: “Nói
một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội
trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động
thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có
công ĕn việc làm, được ấm no và sống một
đời hạnh phúc”10. Không chỉ một lần mà hầu
như bất cứ lúc nào có dịp nói đến cách mạng,
đến mục tiêu xã hội chủ nghĩa, Người cũng
nhấn mạnh việc chĕm lo cho con người, trước
hết là người lao động. Nói rõ hơn ý tưởng
của mình về mục tiêu cách mạng đối với con
người, Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nếu nước
độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc,
tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì”11.
Điều đó chứng tỏ, Hồ Chí Minh có sự nhất
quán và rất triệt để về mục tiêu cách mạng vì
sự nghiệp giải phóng con người, tất cả vì con
người, cho con người và do con người.
Vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí
Minh là tư tưởng “có dân là có tất cả”, biết
dựa vào dân, tin ở dân, đoàn kết toàn dân, bồi
dưỡng, đào tạo họ, phát huy mọi nĕng lực của
con người, của từng cá nhân và của cả cộng
đồng, sẽ tạo ra sức mạnh, tạo ra động lực cách
mạng. Từ đó, Hồ Chí Minh đề ra khẩu hiệu:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công,
thành công, đại thành công”. Nhờ tư tưởng
đại đoàn kết đó, Người tập hợp được một cách
rộng rãi mọi lực lượng có thể đoàn kết được,
đưa cách mạng nước ta đi đến thắng lợi hoàn
toàn. Đồng thời, Người thực hiện được mục
tiêu lý tưởng của mình. Những tư tưởng ấy là
nền tảng của việc hình thành chiến lược con
người mà Hồ Chí Minh đã từng ấp ủ và hiện
nay chúng ta đang ra sức xây dựng và thực
hiện trong quá trình hội nhập quốc tế.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan niệm
về con người nói chung, con người mới nói
riêng được hình thành và phát triển dần dần.
Lúc đầu, khi mới ra đi tìm đường cứu nước,
Người mới chỉ cảm nhận được một cách cụ
thể thân phận con người mất nước và tội ác
của bọn thực dân Pháp ở Việt Nam. Dần dần,
trong quá trình tiếp xúc với những người cùng
khổ ở các nước mà Người đã trải qua, nhất
là sau khi hoạt động phong trào công nhân,
tiếp thu chủ nghĩa Mác –Lênin, Hồ Chí Minh
mới thấy rõ hơn về tình cảnh những người lao
dộng cùng khổ trên khắp thế giới và giữa họ
cùng có chung một kẻ thù là chủ nghĩa thực
dân và chủ nghĩa đế quốc chuyên nghề đi áp
bức, bóc lột những người lao dộng, gây ra biết
bao tai họa cho nhân loại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
dần dần hình thành và phát triển, đầu tiên họ
là những con người bản xứ, người dân mất
nước, người nô lệ ở quê hương, đất nước
mình, sau nữa họ là những người lao động bị
áp bức, bóc lột ở chính quốc, người nô lệ và
người cùng khổ trên khắp châu lục. Hồ Chí
Minh không chỉ tin ở con người nói chung,
mà hơn thế, Người thấy trong quảng đại quần
chúng nhân dân cũng như trong những người
cùng khổ, những người nô lệ đã được hình
thành một lực lượng nòng cốt tạo thành hạt
nhân cho phong trào cách mạng. Họ chính là
9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, tập 4, tr. 161.
10 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, tập 10, tr. 17.
11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, tập 5, tr. 56.
85
Vấn đề con người . . .
những con người mới có mặt ở mọi nơi, có
ý thức cách mạng cao và sẵn sàng chiến đấu
vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng
giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải
phóng con người.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, hai bình diện
con người mất nước và con người cùng khổ
không tách rời nhau. Họ có chung một thân
phận là con người nô lệ, con người không có tự
do và chịu áp bức, bóc lột của bọn tư sản ở mọi
nơi trên thế giới. Đó chính là cơ sở tư tưởng để
Người thấy rõ mối quan hệ gắn bó giữa người
dân mất nước, chịu cảnh nô lệ ở quê hương
mình với người dân cùng khổ ở khắp các châu
lục, kể cả các nước tư bản chủ nghĩa phát triển.
Cũng từ đó, Hồ Chí Minh cũng tìm thấy con
đường cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt
Nam. Đó là con đường cách mạng giải phóng
dân tộc kết hợp với cách mạng xã hội chủ nghĩa,
giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã
hội, giải phóng con người. Giải phóng con
người khỏi áp bức, bóc lột, khỏi nghèo nàn,
lạc hậu nhằm đem đến cho con người một cuộc
sống, tự do, hạnh phúc, có việc làm và công
bằng xã hội là những mục tiêu cao cả đó. Cũng
chính là những mục tiêu mà Hồ Chí Minh đòi
hỏi đối với con người mới, con người cùng
chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng cao cả dưới
ngọn cờ của Người.
Vượt trội hơn, Hồ Chí Minh đã phát hiện
rất sớm, sức mạnh của con người ở ngay các
dân tộc bị áp bức đến cùng cực, bị đầu độc
cả về thể xác lẫn tinh thần, trước hết là đồng
bào ở quê hương mình. Người đã phân tích:
“Người Đông Dương không được học, đúng
thế, bằng sách vở và bằng diễn vĕn. Nhưng
người Đông Dương nhận được sự giáo dục
bằng cách khác. Đau khổ, nghèo đói và sự
đàn áp tàn bạo là những người thầy học duy
nhất của họ” và “Đằng sau sự phục tùng tiểu
cực, người Đông Dương giấu một cái gì sôi
sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê
gớm khi thời cơ đến”12.
Hồ Chí Minh kêu gọi giai cấp công nhân
và nhân loại tiến bộ trên thế giới cứu đồng
bào mình: “Nhân dân toàn thể loài người,
nhân danh tất cả các đảng viên xã hội phái
hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: “Các đồng
chí hãy cứu chúng tôi!”. Con đường cứu các
dân tộc bị áp bức đó, Hồ Chí Minh khẳng
định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu
nhân loại, đem lại cho mọi người không phân
biệt chủng tộc và nguồn gốc tự do, bình đẳng,
bác ái, đoàn kết ấm no trên quả đất, việc làm
cho mọi và vì mọi người, niềm vui, hòa bình,
hạnh phúc”13. Rõ ràng, đây là bước ngoặc
lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lòng tin
ở con người, tạo ra sự chuyển biết dứt khoát
từ lập trường của chủ nghĩa yêu nước truyền
thống đến chủ nghĩa xã hội khoa học, hình
thành tư tưởng của Người về cách mạng giải
phóng dân tộc kết hợp với giải phóng xã hội,
giải phóng con người. Từ đó, Người khẳng
định: Con người là vốn quý nhất. con người
được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo
đúng đắn sẽ tạo ra tất cả, cho nên trong thư từ
biệt các bạn cùng hoạt động, trước lúc bí mật
rời Pari sang nước Nga Xô-viết, tháng 6 nĕm
1923, Người viết: “Chúng ta phải làm gì?...
Đối với tôi câu trả lời đã rõ ràng: Trở về nước,
đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ,
huấn luyện họ, đưa họ ra tranh đấu giành tự
do, độc lập”14.
Niềm tin của Hồ Chí Minh đối với nhân
dân ta còn dựa trên sự hiểu biết sâu sắc
truyền thống lịch sử dân tộc và con người
Việt Nam: “Dân ta có một lòng nồng nàn
yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị
xâm lĕng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó
kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,
to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khĕn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
cướp nước”15. Như vậy, Hồ Chí Minh không
chỉ tin ở con người nói chung mà trước hết
là tin ở con người Việt Nam, ở đồng bào đau
12 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, tập 1, tr. 28.
13 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, tập 1, tr. 461.
14 Trần Dân Tiên: Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch. In lần thứ 9, Nxb. Vĕn học, 1989, tr. 171.
15 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, tập 6, tr. 171.
86
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
khổ của mình và niềm tin ấy có cơ sở khoa
học và thực tiễn vững chắc.
Trong chủ nghĩa nhân vĕn Hồ Chí Minh
nổi trội một đặc điểm là ở chỗ, Người không
chỉ tin yêu con người cùng giai cấp đã giác
ngộ con đường cách mạng vô sản, mang thế
giới quan chủ nghĩa Mác – Lênin, mà còn
hơn thế, Người thông cảm với những người
cùng khổ trên khắp thế giới. Người muốn giải
phóng cho tất cả mọi người khỏi áp bức, bóc
lột, khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Tình cảm yêu
thương con người của Hồ Chí Minh thật bao
la, rộng mở và nhờ tình cảm yêu thương con
người ấy, Người đã tìm được con đường cứu
nước cho dân tộc mình, đồng thời mở ra một
triển vọng mới cho sự nghiệp cách mạng vô
sản thế giới. Cũng nhờ tình cảm yêu thương
con người vô biên ấy, Hồ Chí Minh đã tạo
cho mình một chủ nghĩa nhân vĕn mới, phát
triển chủ nghĩa nhân vĕn mácxít lên một tầm
cao mới trong thời đại cách mạng vô sản đã
lan rộng trên toàn thế giới, đến cả những dân
tộc chưa biết đến giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa. Đó là một quan niệm mới về chủ
nghĩa nhân vĕn, vừa rất đậm đà bản sắc dân
tộc, vừa phù hợp với thời đại cách mạng vô
sản trên phạm vi toàn thế giới, vừa rất phương
Đông, vừa tiếp thu được những tinh hoa của
chủ nghĩa nhân vĕn đã từng tồn tại ở phương
Tây cũng như trong lịch sử nhân loại.
Vấn đề con người trong di sản vĕn hóa Hồ
Chí Minh luôn luôn là cơ sở lý luận trong sự
nghiệp bồi dưỡng con người mới của chúng
ta. Những nhận thức trên đây là sự đóng góp
nhỏ bé vào sự nghiệp đó. Hiện nay, Đảng ta
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động,
vì thế tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
thống nhất với tư tưởng, quan điểm của Đảng
ta. Ngày nay, khi mà cả nước đang bước vào
hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, để
đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc
nĕm châu” và để đến nĕm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại thì chiến lược phát triển con người
càng được chú trọng hơn bao giờ hết, con
người phải trở thành mục tiêu và động lực cho
sự phát triển. Trước mắt và cả về lâu dài ta có
rất nhiều việc cần làm để thực hiện chiến lược
đó nhưng trước tiên, trong lúc này, các cấp,
các ngành cần phải ra sức đẩy mạnh Cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, ra sức thực hành tiết kiệm,
chống tham ô, lãng phí, quan liêu; quyết tâm
xây dựng nước ta thành một xã hội thực sự
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
vĕn minh” như Vĕn kiện Đại hội lần thứ XI
đã đề cập. Con người trong tư tưởng Hồ Chí
Minh vừa là động lực, vừa là mục tiêu của
cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp
cách mạng đổi mới của chúng ta hôm nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồng Khanh: Chuyện thường ngày của Bác Hồ, Nxb. Thanh Niên, 2009.
[2]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1987, tập 1.
[3]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1987, tập 4.
[4]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1987, tập 5.
[5]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6.
[6]. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tập 7.
[7]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1987, tập 10.
[8]. Trần Dân Tiên: Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch. In lần thứ 9, Nxb. Vĕn học,
1989.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26_1721_2145315.pdf