Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới

Tài liệu Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới: Xã hội học, số 4 (116), 2011 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 22 VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI BÙI TẤT THẮNG* I. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong tiến trình CNH, HĐH đất nước Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, vấn đề chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng luôn được xem như một trong những nội dung chủ yếu, có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, cùng với nhiều tiêu chí khác, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng của khu vực nông nghiệp giảm đi đồng thời với quá trình gia tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ phản ánh mức độ thành công của CNH, HĐH. CNH là một thời kỳ lịch sử đặc biệt, có khởi đầu và có kết thúc. Nội dung của giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy là: “biến nền sản xuất xã hội chủ yếu dựa trên phương thức sản xuất nông nghiệp sang phương thức sản xuấ...

pdf9 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 4 (116), 2011 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 22 VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI BÙI TẤT THẮNG* I. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong tiến trình CNH, HĐH đất nước Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, vấn đề chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng luôn được xem như một trong những nội dung chủ yếu, có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, cùng với nhiều tiêu chí khác, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng của khu vực nông nghiệp giảm đi đồng thời với quá trình gia tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ phản ánh mức độ thành công của CNH, HĐH. CNH là một thời kỳ lịch sử đặc biệt, có khởi đầu và có kết thúc. Nội dung của giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy là: “biến nền sản xuất xã hội chủ yếu dựa trên phương thức sản xuất nông nghiệp sang phương thức sản xuất công nghiệp”. Mức độ dài ngắn của quá trình CNH ở các nước không giống nhau, do phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan. Với những nước đi tiên phong trong quá trình CNH (những nước CNH kiểu cổ điển), quá trình CNH về cơ bản kéo dài hàng trăm năm. Lý do chủ yếu mang tính khách quan nhiều hơn, do phải trả giá cho sự “dò đường”, xét về mọi phương diện. Những nước đi sau phân thành nhiều loại: một số ít thành công với thời gian chỉ 2-3 thập kỷ; nhiều nước khác mất quá nửa thế kỷ tính từ sau thế chiến thứ II, tuyên bố tiến hành CNH, nhưng đến nay vẫn đang còn “nghèo nàn, lạc hậu”. Lý do thành công và chưa thành công mang tính chủ quan nhiều hơn, vì về cơ bản, chính sách phát triển luôn có ý nghĩa quyết định. Các tiêu chí định lượng về mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường bao gồm tỷ trọng các khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp (nông nghiệp và dịch vụ) trong GDP, trong tổng lao động xã hội; tỷ trọng giá trị sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao, sản phẩm qua chế biến trong tổng giá trị sản phẩm hàng hóa Lịch sử CNH của những nền kinh tế đã hoàn thành quá trình CNH cho thấy rằng, các mô hình (cách thức tiến hành) CNH có thể khác nhau, nhưng đều có chung đặc điểm là, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thường được CNH, HĐH sau cùng. CNH nông nghiệp được hiểu là quá trình chuyển bản thân nền sản xuất nông nghiệp sang sản xuất và kinh doanh theo lối công nghiệp (tại địa bàn nông thôn). Vì vậy, việc hoàn thành quá trình CNH của cả nền kinh tế sẽ được ghi nhận ở thời điểm đánh dấu sự hoàn thành của CNH nông nghiệp. Thành ra, theo nguyên lý tốc độ di chuyển của cả đoàn quân không phải phụ thuộc vào người đi nhanh nhất, mà phụ thuộc vào người đi sau cùng; tốc độ * PGS.TS, Viện Chiến lược phát triển. Bùi Tất Thắng 23 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn CNH của cả nền kinh tế không phải phụ thuộc vào sự phát triển của riêng lĩnh vực công nghiệp, mà sẽ phụ thuộc vào tốc độ hoàn thành việc chuyển chính nền sản xuất nông nghiệp sang sản xuất và kinh doanh theo lối công nghiệp. Như vậy, xét ở góc độ toàn bộ nền kinh tế, quá trình CNH nói chung đã mặc nhiên bao hàm quá trình CNH (và ngày nay là cả HĐH) nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, sự chậm trễ của quá trình CNH nông nghiệp so với các lĩnh vực phi nông nghiệp, nông thôn là vì tính đặc thù khách quan của bản thân lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Với tư cách là một lĩnh vực sản xuất, đối tượng của quá trình CNH nông nghiệp khó khăn hơn, tốn kém hơn, và vì thế, thường mất nhiều thời gian hơn. Khó khăn là vì đối tượng sản xuất của nông nghiệp liên quan đến sinh vật sống, người lao động ở lại lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nông thôn lại thường có mức học vấn bình quân thấp hơn các lĩnh vực phi nông nghiệp...; tốn kém là vì việc xây dựng những điều kiện tiền đề cho chế độ sản xuất và kinh doanh theo lối công nghiệp như kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước, công trình công cộng... không thể tập trung trên một địa bàn hẹp như thành phố. Cũng chính vì lý do này, đã có những nền kinh tế đã không chú ý đúng mức đến quá trình CNH nông nghiệp và phát triển nông thôn, mà hầu như chỉ tập trung chủ yếu vào khu vực phi nông nghiệp và đô thị, nên đã xảy ra tình trạng hình thành một nền kinh tế “nhị nguyên”, đối lập nhau giữa một bên là khu vực công nghiệp và đô thị hiện đại, còn bên kia là khu vực nông nghiệp lạc hậu và nông thôn nghèo nàn. Nguyên lý tốc độ di chuyển của cả đoàn quân không phải phụ thuộc vào người đi nhanh nhất, mà phụ thuộc vào người đi sau cùng, đã cho thấy, quá trình CNH của những nền kinh tế “nhị nguyên” vẫn chưa được hoàn tất. Như vậy, kết thúc thời kỳ CNH, nền sản xuất xã hội đã chủ yếu dựa trên phương thức sản xuất công nghiệp, còn bản thân nền nông nghiệp thì đã sản xuất và kinh doanh theo lối công nghiệp. Vậy thế nào là phương thức sản xuất công nghiệp và nền sản xuất nông nghiệp được tiến hành sản xuất và kinh doanh theo lối công nghiệp? Trước khi phương thức sản xuất công nghiệp ra đời, nền sản xuất xã hội từng trải qua nhiều nghìn năm lấy sản xuất nông nghiệp (truyền thống) làm sinh kế. Nếu phân chia lịch sử phát triển của xã hội loài người theo cách tiếp cận “hình thái kinh tế xã hội” của K. Marx thì lối sản xuất nông nghiệp (truyền thống) đã tồn tại qua 3 hình thái kinh tế xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Cho đến khi công cuộc CNH bắt đầu ở Tây Âu vào khoảng giữa thế kỷ XVII thì phương thức sản xuất công nghiệp bắt đầu hình thành và dần dần thay thế kiểu sản xuất nông nghiệp truyền thống. Vì sự khởi đầu của CNH cũng đồng thời là sự khởi đầu quá trình bùng nổ quan hệ thị trường (thị trường hóa) và hình thành hình thái kinh tế xã hội TBCN, nên với những nước CNH kiểu cổ điển (bây giờ đã thành các nước công nghiệp phát triển), người ta không thể phủ nhận mối quan hệ tương tác hữu cơ, tất yếu giữa CNH - thị trường hóa và hình thái kinh tế xã hội TBCN. Lịch sử CNH nửa sau thế kỷ XX ở một số nước theo mô hình khác: CNH - phi thị trường hóa và CNXH (hiện thực) đã không thành công, đối lập với một số nước đã thành công nhờ đi theo mô hình cũ (CNH - thị trường hóa và hình thái kinh tế xã hội TBCN), đã cho thấy, cho đến nay chưa có mô hình thành công nào khác đã được thực tiễn ghi nhận. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế.. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 24 Như vậy, một nền kinh tế được dựa trên phương thức sản xuất công nghiệp (đã CNH) và nền sản xuất nông nghiệp được tiến hành sản xuất và kinh doanh theo lối công nghiệp có hai đặc trưng nổi bật là: Thứ nhất, sản xuất dựa trên nền tảng công nghệ-kỹ thuật hiện đại (so với sản xuất nông nghiệp bằng kỹ thuật sản xuất thủ công truyền thống trước đó). Sản xuất nông nghiệp trong điều kiện đã CNH nông nghiệp có áp dụng kỹ thuật cơ khí hóa, tự động hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, sinh học hóa (áp dụng những thành tựu mới nhất về giống cây trồng, vật nuôi, chế độ chăm sóc, bảo vệ động thực vật); nên năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt. Chính nhờ đặc trưng này mà việc rút bớt lao động từ khu vực nông nghiệp để chuyển sang các khu vực khác diễn ra một cách an toàn, khiến cho năng suất lao động tổng thể nền kinh tế ngày càng nâng cao. Thứ hai, CNH tiến hành trong điều kiện thị trường hóa và thúc đẩy sự phát triển của thị trường thông qua việc mở rộng quá trình phân công lao động xã hội và tạo ra những thị trường mới cũng như nâng cao mức cầu của thị trường. Không có nền sản xuất dựa trên công nghệ-kỹ thuật hiện đại (do nền công nghiệp hiện đại sáng tạo ra), thì không thể tiến hành CNH. Nhưng bản thân nền sản xuất dựa trên công nghệ-kỹ thuật hiện đại lại chỉ ra đời và phát triển được nhờ cơ chế thị trường. Không có cơ chế thị trường, nền sản xuất dựa trên công nghệ-kỹ thuật hiện đại (hay CNH) không thể vận hành và phát triển được. Ngày nay, trong điều kiện lực lượng sản xuất đã rất phát triển, khoa học-công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ở mọi lĩnh vực, trong đó có sản xuất nông nghiệp, xu hướng thị trường hóa toàn cầu sẽ cho phép các yếu tố nêu trên của lực lượng sản xuất đến di chuyển dễ dàng hơn, mở ra khả năng lớn hơn trong việc sử dụng thành tựu CNH của những nước đi trước để tiến hành CNH ở các nước chậm phát triển. Đối với phần đông các nước chậm phát triển, có thể không cần thiết phải phát triển ngành này hay ngành kia, tập trung nguồn lực phát triển nhanh những lĩnh vực công nghệ hiện đại này hay lĩnh vực vực công nghệ hiện đại khác, nhưng không thể bỏ qua việc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, vì chỉ khi hoàn tất quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn, quá trình CNH tổng thể nền kinh tế mới hoàn thành. Như vậy, CNH, HĐH là làm cho nông nghiệp trở thành ngành kinh tế tuy đối tượng vẫn là cây trồng, vật nuôi, địa bàn sản xuất vẫn là những vùng nông thôn rộng rộng lớn, gắn với đất đai, nguồn nước, với điều kiện tự nhiên, môi trường như trước; nhưng đã thay đổi hẳn về phương thức (cách thức) sản xuất, kinh doanh. Đó là việc áp dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, là sản xuất và kinh doanh theo lối công nghiệp. Nhờ đó mà năng suất lao động, năng suất ruộng đất cao hơn, sản lượng nhiều hơn, ít bị rủi ro hơn..., và là điều kiện để tăng thu nhập cao hơn, có cuộc sống vật chất và tinh thần tốt hơn. Ở góc độ tổng thể nền kinh tế, đã có nhiều nghiên cứu thảo luận về các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành CNH, HĐH. Trong đó, tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu kinh tế được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Xin nêu một số ví dụ tiêu biểu: - Giáo sư Mỹ H. Chenery, cố vấn Ngân hàng thế giới, chia thời kỳ công nghiệp hóa làm 3 giai đoạn, giai đoạn khởi đầu, giai đoạn phát triển và giai đoạn hoàn thiện, không Bùi Tất Thắng 25 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn kể một thời đoạn tiền công nghiệp hóa và một thời đoạn hậu công nghiệp hóa. Tương ứng với mỗi giai đoạn có xác định chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, tỷ lệ cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành công nghiệp, cơ cấu lao động và cơ cấu không gian (Bảng 1). Bảng 1: Các giai đoạn công nghiệp hóa theo H. Chenery Chỉ tiêu cơ bản Tiền CNH Khởi đầu CNH Phát triển CNH Hoàn thiện CNH Hậu CNH GDP/người USD 1964 USD 2004 100-200 720-1.440 200-400 1.440- 2.880 400-800 2.880-5.760 800-1.550 5.760-10.810 >1.500 >10.810 Cơ cấu ngành A>I A>20% A<I A<20% I>S A<10% I>S A<10% I<S Tỷ trọng CN chế tác > 20% 20-40% 40-50% 50-60% >60% Lao động NN >60% 45-60% 30-45% 10-30% <10% Đô thị hoá 75% Ghi chú : A: Nông nghiệp; I: Công nghiệp; S: Dịch vụ. (Nguồn: Chen Jiagui, Huang Qunhui and Zhong Hongưu.-The synthetic Evaluation and Analysis on Regional Industrializa-tion. Economic Studies. Bẹijing.6-2006). - Trong bộ chỉ tiêu đánh giá về CNH gồm 11 hạng mục do nhà xã hội học người Mỹ A. Inkeles đề xuất, bao gồm trong đó nhiều chỉ tiêu về văn hóa và xã hội, nhưng chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế vẫn chiếm vị trí quan trọng trong các chỉ tiêu về kinh tế (Bảng 2). Bảng 2: Chỉ tiêu công nghiệp hóa do A.Inkeles giới thiệu Chỉ tiêu cơ bản Đơn vị Chuẩn CNH Trị số tham khảo (Mỹ) 1 GDP/đầu người USD >3000 3243 (1965) 2 Tỷ trọng A/GDP % 12-15 11 (1929) 3 Tỷ trọng S/GDP % > 45 48 (1929) 4 Lao động phi NN % > 75 79 (1929) 5 Tỷ lệ biết chữ % > 80 - 6 Tỷ lệ sinh viên ĐH % 12 - 15 16 (1945) 7 Bác sĩ / 1000 dân người > 1 1,3 (1960) 8 Tuổi thọ trung bình năm > 70 70 (1960 9 Tăng dân số % < 1 1 (1965) 10 Tử vong sơ sinh %0 < 3 2,6 (1960) 11 Đô thị hoá % > 50 66 (1960) Chú thích : A: Nông nghiệp; S : Dịch vụ; ĐH : Đại học. (Nguồn: Tạ Lập Trung. Nên đối xử thế nào với các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phát triển xã hội (Trung tâm thông tin mạng Hỗ Liên, Trung Quốc). - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 1979) sử dụng 3 tiêu chí để coi một nước đang phát triển là NIE, bao gồm: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế.. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 26 + Số lượng tuyệt đối lao động làm việc trong ngành công nghiệp và tỷ trọng của lao động làm việc trong ngành công nghiệp trong tổng lao động tăng nhanh. + Thị phần trong xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo thế giới tăng nhanh. + GDP bình quân đầu người thực tế tăng nhanh đến mức giúp các nước này thành công trong việc thu hẹp khoảng cách với các nước công nghiệp tiên tiến. Theo tiêu chí này, OECD coi các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Nam Tư, Brazil, Mehico, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan là các nền kinh tế mới CNH (NIEs). - Đặc biệt, Giáo sư Jungho Yoo (KDI School of Public Policy and Management, Korea) đã so sánh thời kỳ CNH giữa các nước dựa trên một tiêu chí duy nhất là coi thời điểm bắt đầu tiến trình CNH ở một nền kinh tế khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động xã hội và kết thúc khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chỉ còn 20% tổng lao động xã hội, và đã đưa ra kết quả so sánh thời gian thực hiện CNH của một số nước trên thế giới như sau: Bảng 3: Thời gian hoàn thành CNH theo tiêu chí cơ cấu lao động TT Nước Năm bắt đầu Năm kết thúc Thời gian hòan thành CNH (số năm) 1 Hà Lan 1840 1938 98 2 Đan Mạch 1842 1958 114 3 Bỉ 1849 1924 75 4 Pháp 1858 1962 104 5 Ai rơ len 1865 1919 114 6 Hoa Kỳ 1881 1935 54 7 Đức 1881 1949 68 8 Canađa 1888 1929 41 9 Na Uy 1891 1959 68 10 Thụy Điển 1906 1951 45 11 Nhật Bản 1930 1969 39 12 Italia 1932 1966 34 13 Venezuela 1940 1972 32 14 Tây Ban Nha 1946 1979 33 15 Phần Lan 1946 1971 25 16 Bồ Đào Nha 1952 1988 36 17 Đài Loan 1960 1980 20 18 Malaysia 1969 1995 26 19 Hàn Quốc 1970 1989 19 Nguồn: Jungho Yoo (KDI School of Public Policy and Management, Korea) Có thể còn có những tranh luận về điểm khởi đầu và điểm kết thúc của quá trình CNH theo quan điểm này, nhưng cách tiếp cận ở đây là xuất phát từ chỉ tiêu chuyển dịch Bùi Tất Thắng 27 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn cơ cấu lao động trong mối tương quan giữa tỷ trọng lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp để đánh giá tiến trình CNH, và coi đó là chỉ tiêu cần thiết duy nhất. Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn được coi là một trong những tiêu chí chủ yếu đánh giá mức độ hoàn thành của tiến trình CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, những nghiên cứu cho đến nay hầu hết được tiếp cận và có đối tượng là toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những đối tượng nghên cứu cấp vùng, tỉnh hoặc các đơn vị kinh tế - hành chính nhỏ hơn, chắc chắn cần có những nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn, nhất là ở góc độ định lượng của chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. II. Xây dựng nông thôn mới nhìn từ tiêu chí chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hiện nay, khắp các vùng nông thôn trên cả nước đang triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây là chương trình to lớn, rộng khắp và có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình CNH, HĐH đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Tư tưởng cơ bản của chương trình xây dựng nông thôn mới bắt nguồn từ quan điểm về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng, mà trực tiếp là Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư ngày 5/8/2008 "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”). Để thực hiện Nghị quyết này, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để triển khai thực hiện Chương trình hành động này, ngày 16 tháng 04 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 491/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể: nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế-xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị. Thực hiện theo 19 tiêu chí này, ngày 4/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; theo đó, đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới và đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới). Cho đến giữa năm 2011, đã có hơn 900 xã trên địa bàn nông thôn toàn quốc (khoảng 1/10 tổng số xã) đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong số 19 chỉ tiêu, có chỉ tiêu thứ 12 trong Mục: Kinh tế và tổ chức sản xuất quy định Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là dưới 30% so với tổng số lao động nông thôn (tính chung cho toàn bộ các xã), và 45% ở các xã thuộc Trung du miền núi phía Bắc, 25% ở các xã thuộc vùng ĐBSH, 35% ở các xã vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và vùng ĐBSCL, và 40% ở các xã vùng Tây Nguyên. Qua mấy năm triển khai xây dựng chương trình nông thôn mới, các ý kiến đánh giá về kết quả thực hiện còn khác nhau. Theo các phương tiện thông tin đại chúng, trong khi có ý kiến khẳng định đã có 85 xã hoàn thành chương trình này (tính đến giữa năm 2011) (Xem: Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chiến lược. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế.. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 28 Home/Xay-dung-nong-thon-moi-la-nhiem-vu-chien-luoc/20114/76937.vgp. 6:44 PM, 21/04/2011); Cùng lúc thì lại có thông tin khác: “Theo các tỉnh báo cáo lên là có 85 xã cơ bản đạt, nhưng tới nay vẫn chưa giám định được “cơ bản đạt” là đạt những cái gì, như thế nào”. (Chưa xã nào đạt tiêu chí nông thôn mới. nao-dat-tieu-chi-nong-thon-moi.htm. 13/06/2011- Sài gòn tiếp thị). Bảng 4: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp theo tiêu chí xã nông thôn mới TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu chung Chỉ tiêu theo vùng TDMN phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung bộ Duyên hải Nam TB Tây Nguyên Đông Nam bộ ĐB sông Cửu Long 12 Cơ cấu lao động Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp < 30% 45% 25% 35% 35% 40% 20% 35% Nguồn: Trích từ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đã có nhiều ý kiến đề nghị cần được nghiên cứu thêm về các tiêu chí liên quan đến quy hoạch, hạ tầng kinh tế-xã hội, văn hóa - xã hội - môi trường và kinh tế và tổ chức sản xuất. Trong khuôn khổ chủ đề thảo luận, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào tiêu chí về Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Đây là một trong những tiêu chí mà nhiều ý kiến cho rằng khó có thể hoàn thành đối với nhiều xã. Trên cơ sở phân tích sâu vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình CNH, HĐH ở tầm vĩ mô, đối chiếu với những vấn đề đặt ra từ góc độ vi mô và điều kiện cụ thể của dân cư và sản xuất nông nghiệp nước ta, chúng tôi cũng chia sẻ với nhận định này. Trong 20 năm qua, bình quân lao động trong khu vực nông nghiệp giảm mỗi năm bình quân khoảng 1%, nhưng số lượng tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng lên, cho đến năm 2010, khi tỷ trọng lao động của khu vực nông nghiệp giảm xuống dưới 50% tổng lao động xã hội, thì số lượng tuyệt đối mới bắt đầu giảm xuống. Nếu dựa trên kinh nghiệm thực tế 20 năm qua, để đến năm 2020, tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm xuống còn dưới 30% (tính chung cả nước), mỗi năm phải giảm gần 2%, một tốc độ rất cao, rất khó có khả năng đạt được. Bùi Tất Thắng 29 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Bảng 5: Một số chỉ số phản ánh quan hệ nông nghiệp, nông thôn so với cả nước Chỉ số 2005 2006 2007 2008 2009 2010* Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 % GDP Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 20,97 20,40 20,34 22,21 20,91 20,58 Lao động Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (1000 người) 23563,2 - 23931,5 24303,4 24605,9 23896,3 % Lao động Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 55,10 - 52,90 52,30 51,50 48,70 % Lao động Nông thôn 53,40 54,40 56,30 57,00 58,00 58,50 % Dân số Nông thôn 72,90 72,34 71,80 71,01 70,26 69,83 * Sơ bộ Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhưng giả sử tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm xuống đạt mức còn dưới 30% (tính chung cả nước) như đã đề ra, thì cơ cấu vùng miền như ghi ở Bảng 4 lại tỏ ra chưa thực sự thuyết phục. Ở hai vùng ĐBSH và ĐBSCL là hai nơi chủ yếu chứa đựng 3,8 triệu ha đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia, nơi nhiệm vụ chính của một số xã trong đó là chuyên canh lúa, chắc chắn không nên đặt vấn đề đều phải có tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp là 25% ở vùng ĐBSH và 35% ở vùng ĐBSCL vào năm 2020. Ở đây cũng vậy, có thể bình quân toàn vùng thì ĐBSH là 25% và ĐBSCL là 35%, nhưng từng xã nông thôn trong đó thì không nhất thiết và không thể đều đạt ngưỡng này. Vấn đề những người lao động nói chung và người trồng lúa nói riêng là năng suất lao động của họ và thu nhập thực tế của họ được cải thiện như thế nào. Nếu thu nhập của những người trồng lúa được xã hội “phân công” chuyên môn hóa sản xuất ra lương thực vì mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng ngang bằng với những người lao động ở các khu vực ngành nghề khác, thì đối với các xã trong vùng chuyên canh lúa có nhất thiết phải giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống như tiêu chí thứ 12 mới được cộng nhận đạt danh hiệu nông thôn mới không? Từ thực tế này, chúng tôi xin kiến nghị: - Một là, cần có chính sách riêng cho khu vực chuyên canh nông phẩm, đặc biệt là chuyên canh sản xuất lương thực dưới danh nghĩa vì sự đảm bảo an ninh lương thực quốc gia theo hướng đảm bảo cho những người lao động nông nghiệp trồng lúa cũng có thu nhập thực tế không thua kém lao động trong các loại ngành nghề khác. - Hai là, nghiên cứu lại tiêu chí thứ 12: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; trong đó đối với các xã trong vùng chuyên canh cây Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế.. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 30 lương thực thì không nhất thiết phải có cùng tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp như của chung toàn vùng hay toàn quốc. - Ba là, đối với các xã trong vùng chuyên canh cây lương thực, có thể thay tiêu chí tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp bằng tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo, huấn luyện kỹ thuật (trong lĩnh vực canh tác nông nghiệp). Tài liệu trích dẫn Lê Phượng 2011. Chưa xã nào đạt tiêu chí nông thôn mới, trên trang moi.htm (truy cập ngày 13/6/2011).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2011_buitatthang_8287.pdf