Tài liệu Vấn đề chuẩn hoá hệ thuật ngữ thông tin - Thư viện tiếng Việt: 30 Thông tin Khoa học xã hội, số 1.2008
vấn đề CHUẩN HOá
Hệ THUậT NGữ THÔNG TIN-THƯ VIệN TIếNG VIệT
V−ơng ToμN(*)
Hoạt động th− viện tr−ớc kia th−ờng dừng ở chức năng l−u trữ
(archivage); sau đó, với chức năng cung cấp t− liệu
(documentation), vμ những năm gần đây lμ gắn với hoạt động
phân tích, xử lý, l−u trữ, tìm kiếm vμ phổ biến thông tin. Nguồn
t− liệu chủ yếu của th− viện nay không chỉ còn lμ sách. Những
biến động rất đáng kể đã diễn ra ở tất thảy những gì có liên quan
đến hoạt động th− viện: từ đối t−ợng phục vụ, nội dung, ph−ơng
thức, đến ph−ơng tiện hoạt động... dẫn đến sự gắn kết thông
tin-th− viện, với một loạt dịch vụ, tiện ích mới, thân thiện hơn
với ng−ời sử dụng.
Do quan niệm vμ thực tiễn có thể còn khác nhau về nhận thức cũng
nh− cách lμm, nên không ít thuật ngữ mới vμ những thay đổi về nội
dung ở thuật ngữ đã có, đ−ợc hiểu ch−a có sự thống nhất, đôi khi
đã dẫn đến tranh luận. Bμi viết cho thấy việc h−ớng tới chuẩn
hoá hệ thuật ngữ thô...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề chuẩn hoá hệ thuật ngữ thông tin - Thư viện tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 Thông tin Khoa học xã hội, số 1.2008
vấn đề CHUẩN HOá
Hệ THUậT NGữ THÔNG TIN-THƯ VIệN TIếNG VIệT
V−ơng ToμN(*)
Hoạt động th− viện tr−ớc kia th−ờng dừng ở chức năng l−u trữ
(archivage); sau đó, với chức năng cung cấp t− liệu
(documentation), vμ những năm gần đây lμ gắn với hoạt động
phân tích, xử lý, l−u trữ, tìm kiếm vμ phổ biến thông tin. Nguồn
t− liệu chủ yếu của th− viện nay không chỉ còn lμ sách. Những
biến động rất đáng kể đã diễn ra ở tất thảy những gì có liên quan
đến hoạt động th− viện: từ đối t−ợng phục vụ, nội dung, ph−ơng
thức, đến ph−ơng tiện hoạt động... dẫn đến sự gắn kết thông
tin-th− viện, với một loạt dịch vụ, tiện ích mới, thân thiện hơn
với ng−ời sử dụng.
Do quan niệm vμ thực tiễn có thể còn khác nhau về nhận thức cũng
nh− cách lμm, nên không ít thuật ngữ mới vμ những thay đổi về nội
dung ở thuật ngữ đã có, đ−ợc hiểu ch−a có sự thống nhất, đôi khi
đã dẫn đến tranh luận. Bμi viết cho thấy việc h−ớng tới chuẩn
hoá hệ thuật ngữ thông tin-th− viện đang lμ một trong
những nhiệm vụ cấp bách không chỉ của giới ngôn ngữ học.
1. Th− viện - thông tin hay thông tin - th−
viện?
Hoạt động th− viện tr−ớc đây
th−ờng kết hợp với l−u trữ (archivage),
rồi với công tác t− liệu (documentation),
vμ tiếp theo đó đến nay lμ với hoạt động
phân tích, xử lý, l−u trữ, tìm kiếm vμ phổ
biến thông tin.
Cũng chính do sự phát triển vμ gắn
kết nh− vậy cho nên tên gọi của ngμnh
th− viện học (tiếng Pháp:
bibliothéconomie; tiếng Anh: library
science) th−ờng kết hợp với l−u trữ học
(archivistique) cần thiết đ−ợc bổ sung lμ
đ−ơng nhiên, nh−ng cho đến nay, ý kiến
vẫn còn ch−a thống nhất nên gọi lμ khoa
học thông tin - th− viện (ví nh− một số
tác giả ở Vụ Th− viện, Bộ Văn hoá-Thể
thao - Du lịch) hay theo thứ tự ng−ợc lại
(ví nh− một số tác giả ở Trung tâm
Thông tin Khoa học vμ Công nghệ Quốc
gia) lμ th− viện - thông tin (**), hoặc lμ
thông tin - th− viện học hay theo thứ tự
ng−ợc lại, tức lμ khoa học th− viện vμ
thông tin, t−ơng ứng với library and
information science trong tiếng Anh vμ
science de la bibliothèque et de
(*) PGS, TS. Viện Thông tin KHXH
(**) Nh− ta có thể nhận thấy trong hai cuốn sách mới
xuất bản gần đây có tựa đề: Tra cứu thông tin trong
hoạt động th− viện-thông tin/ Trần Thị Bích Hồng,
Cao Minh Kiểm. H.: ĐHVH, 2004, 312 tr.; Các th−
viện vμ trung tâm thông tin-th− viện ở Việt Nam/
Nguyễn Thị Ngọc Thuần ch. b.; Nguyễn Hữu Giới;
Nguyễn Thanh Đức b.s. H., 2006, 336 tr.
Vấn đề chuẩn hoá hệ thuật ngữ... 31
l’information trong tiếng Pháp. Tuy có
quan hệ mật thiết với nhau, thông tin
học đ−ợc hiểu lμ khoa học về thông tin
(vμ th− viện), có khi đ−ợc phân biệt với
tin học, t−ơng ứng với informatics, thuộc
lý thuyết về thông tin, phục vụ thuần tuý
cho công nghệ thông tin,...
T−ơng tự nh− vậy, tuy giới chuyên
môn có thể khai thác từ Mạng Thông tin
- Th− viện Việt Nam, nh−ng tên các cơ
quan hay bộ phận tr−ớc đây quen gọi lμ
th− viện thì nay, do đ−ợc hiện đại hoá vμ
nhất lμ đã v−ợt xa khuôn khổ hoạt động
của một th− viện truyền thống, ng−ời ta
ghép nó với t− liệu vμ/hoặc thông tin
nh−: Trung tâm Thông tin, T− liệu Khoa
học Công nghệ Quốc gia, về sau vắn tắt
hơn thμnh Trung tâm Thông tin Khoa
học vμ Công nghệ Quốc gia (trong đó có
Th− viện Khoa học kỹ thuật tr−ớc đây),
thậm chí chỉ gọi lμ Trung tâm thông tin
nh−: Trung tâm Thông tin Thanh niên
Việt Nam. Lại có tr−ờng hợp tuy gọi lμ
Viện Thông tin..., nh−ng trong đó có th−
viện, mμ không phải nhμ nghiên cứu nμo
cũng biết, chẳng hạn, trong Viện Thông
tin KHXH có Th− viện KHXH.
Không hẳn do công việc khác nhau
về cơ bản, ở Viện KHXH Việt Nam (theo
Danh bạ điện thoại. Hμ Nội, 4/2006), tên
Phòng Th− viện đ−ợc dùng ở phần lớn
các Viện nghiên cứu chuyên ngμnh/vùng,
mμ Tr−ởng phòng lμ ng−ời quản lý.
Riêng ở Viện Kinh tế Việt Nam, ng−ời
quản lý Phòng Th− viện đ−ợc gọi lμ Giám
đốc. Tên Phòng T− liệu - Th− viện đ−ợc
dùng ở Viện Văn học vμ Viện Khảo cổ
học lμ những đơn vị có truyền thống hơn
nửa thế kỷ. Tên Phòng Thông tin - T−
liệu - Th− viện đ−ợc dùng ở Viện Xã hội
học, Viện Tâm lý học vμ Tạp chí KHXH
Việt Nam. Tên Phòng Thông tin-Th−
viện đ−ợc dùng ở Viện nghiên cứu Châu
Phi vμ Trung Đông lμ một trong những
đơn vị mới đ−ợc thμnh lập gần đây. [Cf.
Phòng Thông tin-Th− viện (Viện Hải
d−ơng học, Nha Trang)].
Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ lμ Agence
intergouvernementale de la
Francophonie (AIF), nay lμ Organisation
intergouvernementale de la
Francophonie (OIF) có Centre
international francophone de
Documentation et d’ Information (Cifdi),
Bộ Ngoại giao Pháp có Centre de
Ressources et Documents, ở Nga có
Otdelenije bibliotekovedenija vμ tên
tiếng Anh lμ Library Science Department
(thuộc International Informatization
Academy)
Th− viện đại học cũng không tránh
khỏi ảnh h−ởng nμy: nơi vẫn giữ tên Th−
viện (Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ
Chí Minh), nơi đổi thμnh Trung tâm
Thông tin -Th− viện (Đại học KHXH &
NV, Đại học Quốc gia Hμ Nội ; Đại học
Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh); hai chữ Th−
viện đ−ợc hiểu có trong Trung tâm Thông
tin-Học liệu = Learning and Information
Resource Center (Đμ Nẵng) mμ tr−ớc đây
gọi lμ Trung tâm Thông tin-T− liệu, có
tên tiếng Pháp lμ Centre de l’
Information et de la Documentation. Có
nơi còn gọi hẳn thμnh Trung tâm Học
liệu = Learning Resource Center (ĐH
Thái Nguyên, ĐH Cần Thơ)
Các cơ sở đμo tạo cũng trăm hoa đua
nở khi tìm một tên gọi chính thức thích
hợp: nơi thì gọi lμ Khoa Th− viện-Thông
tin, nơi đặt theo thứ tự ng−ợc lại. Ta gặp:
Khoa Th− viện, Tr−ờng Cao đẳng Văn
hóa (Tp. HCM). Khoa Th− viện-Thông
tin, Tr−ờng Cao đẳng S− phạm, nay lμ
Đại học Sμi Gòn (Tp. HCM). Khoa Th−
viện-Thông tin học, ở các Tr−ờng Đại học
Văn hóa Hμ Nội, Đại học KHXH&NV
(Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh)
Trong khi đó, ta gặp Library and
Information Science College (ở Mỹ, Thuỵ
Điển,...), Division of Information Services
32 Thông tin Khoa học xã hội, số 1.2008
(ở Griffith University, Australia), école
de bibliothéconomie et des sciences de
l’information - EBSI (trong Université de
Montréal, Canada) ; école de
bibliothéconomie et des sciences de
l'information en Europe, école de
bibliothéconomie, archivistique et
documentation μ l’Institut Supérieur de
Documentation (Université de Tunis),...
Dù quan niệm vμ thực tiễn có thể
còn khác nhau về nhận thức vμ cách lμm,
nh−ng đâu đâu ta cũng thấy nói đến kết
hợp th− viện truyền thống với th− viện
hiện đại, vμ ứng dụng công nghệ thông
tin vμo hiện đại hoá th− viện, tuy ai
cũng hiểu không phải th− viện hiện đại
chỉ cần có dμn máy tính nối mạng, một
vμi CSDL đ−ợc gọi lμ tích hợp, nh−ng
mới chỉ gồm những dữ liệu đ−ợc tích (từ
nhiều nguồn), mμ ch−a hợp (một khi các
biểu ghi cho những tμi liệu giống hệt
nhau, đ−ợc tích vμo những đợt khác
nhau, vẫn nằm ở những vị trí khác nhau
trong một CSDL).
Cần hết sức tránh sử dụng tuỳ tiện
thuật ngữ trong lập luận khoa học, tiến
tới chuẩn hoá vμ thống nhất thuật ngữ
khoa học trên mọi mặt (ngay cả cách
phiên âm, chuyển tự) lμ rất cần thiết.
Tình trạng còn những khác biệt hiện nay
(thậm chí thiếu nhất quán ở ngay một tác
giả) không phải không gây trở ngại cho
việc hiểu thuật ngữ một cách chính xác.
Trong thực tế, không phải mọi thuật
ngữ đều có mμu sắc khoa học nh− nhau.
Đôi khi, sự phân biệt cũng chỉ mang tính
t−ơng đối, ví nh− cách phân loại thμnh
th− viện chuyên (đa) ngμnh/ th− viện
công cộng (mμ theo chúng tôi, nên gọi lμ
th− viện đại chúng) vì chẳng lẽ th− viện
chuyên ngμnh thì không còn lμ th− viện
công cộng (Cf. Public library/ Specialized
and multi-sectoral libraries), dù x−a kia
th− viện luôn đ−ợc coi nh− lμ các thiết
chế công cộng thì nay có thể đ−ợc “t−
nhân hóa”, hoặc đ−ợc phép lấy các dịch
vụ mμ họ cung cấp lμm một trong những
nguồn thu nhập. Do vậy, ta cμng thấy rất
cần phải có những định nghĩa tiếng Việt
để xác định cho rõ khái niệm của từng
thuật ngữ. Các định nghĩa nμy th−ờng
đ−ợc hệ thống hoá trong một cuốn từ
điển giải thích.
2. Hệ thuật ngữ thông tin-th− viện trong
tiếng Việt khoa học
2. 1. Ngôn ngữ khoa học đ−ợc phân
biệt với ngôn ngữ chung rõ nhất ở vốn từ
vựng, đó lμ hệ thuật ngữ khoa học, vμ ở
phong cách ngôn ngữ đ−ợc sử dụng trong
lập luận khoa học. Bất cứ ngμnh khoa
học nμo cũng cần phải có một tập hợp từ
ngữ đ−ợc xác định một cách nghiêm
ngặt, dùng để biểu thị các sự vật, hiện
t−ợng, hoạt động, đặc điểm, trong ngμnh
đó. Lớp từ vựng bao gồm những đơn vị
nh− vậy đ−ợc gọi lμ hệ thuật ngữ của mỗi
ngμnh khoa học, góp phần hình thμnh
ngôn ngữ khoa học, ở ta lμ tiếng Việt
khoa học. Tính chất khoa học của thuật
ngữ đ−ợc thể hiện ở tính chính xác, tính
hệ thống vμ tính quốc tế của nó, mμ
chúng tôi đã có dịp đề cập đến (1).
Ng−ời lμm công tác khoa học không
đ−ợc phép lầm lẫn thuật ngữ với từ
thông th−ờng đồng âm. Trong văn bản
khoa học, sự lầm lẫn chỉ xảy ra khi
không nắm chắc khái niệm nên không
phân biệt từ thông th−ờng với thuật ngữ
có mμu sắc, phong cách khoa học không
thực rõ rμng. Đối với những thuật ngữ có
phạm vi sử dụng đ−ợc mở rộng, do ngμnh
khoa học đó trực tiếp gắn với sinh hoạt
hằng ngμy của mọi thμnh viên trong xã
hội thì mμu sắc khoa học của chúng có
phần mờ đi, nên khi dùng chúng trong
văn bản khoa học cμng phải thận trọng, vì
sự lầm lẫn tai hại rất dễ xảy ra do không
hiểu chính xác khái niệm mμ chúng biểu
thị, nhất lμ ở tr−ờng hợp thuật ngữ có
diện mạo ngữ âm không xa lạ với diện
Vấn đề chuẩn hoá hệ thuật ngữ... 33
mạo ngữ âm từ Việt thông th−ờng (Ví dụ:
mở trong kho mở, th− viện mở,... khác
trong kinh tế mở, đại học mở,...).
Do quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ,
số l−ợng tên gọi ít hơn số l−ợng sự vật
đ−ợc gọi tên nên có những thuật ngữ
biểu thị các sự vật, hiện t−ợng, đối t−ợng
khác nhau (về bản chất hoặc mức độ
rộng/hẹp) thuộc các ngμnh khoa học khác
nhau. Ví dụ ngôn ngữ tự nhiên vμ ngôn
ngữ tìm tin, ngôn ngữ lập trình, l−u
thông hμng hoá vμ l−u thông tμi liệu, hồn
ma vμ phiếu ma, tμi nguyên thiên
nhiên vμ tμi nguyên thông tin, lớp một,
hai, ba vμ t− liệu cấp một, hai, ba,
Về nguyên tắc, mọi từ ngữ khoa học
đều mang mμu sắc, phong cách khoa học.
Mμu sắc nμy đ−ợc thể hiện rõ rμng ở các
thuật ngữ có phạm vi hẹp, ở đây lμ trong
khoa thông tin-th− viện, nh−: dịch vụ
(cung cấp thông tin), phân cấp theo cấu
trúc vμ phân cấp theo ký hiệu, v.v...
Ng−ời ngoμi chuyên ngμnh có thể hiểu
không hoμn toμn chính xác các khái niệm
nh−: th− viện ảo, kiểm soát th− tịch,
phân tích chủ đề, khổ mẫu chuẩn, tr−ờng
đảo, v.v... , nhất lμ khi chúng đ−ợc sử
dụng phổ biến ở dạng tắt, nh−: ISBD (mô
tả th− mục theo tiêu chuẩn quốc tế),
ISBN (chỉ số sách theo tiêu chuẩn quốc
tế), ISDS (hệ thống quốc tế dữ liệu xuất
bản phẩm ra tiếp tục), ISSN (chỉ số xuất
bản phẩm ra tiếp tục theo tiêu chuẩn
quốc tế),... Do yêu cầu chính xác, một số
thuật ngữ thông tin-th− viện mang hình
thức từ vay m−ợn, ngoại lai nh− catalô
(<= catalogue; cf: mục lục), phích (<=
fiche; cf: phiếu), mơ nu (<= menu; cf: thực
đơn), vi rút (virus), v.v...
Đôi khi ngay trong ngμnh thông tin-
th− viện, ở các n−ớc khác nhau, các
tr−ờng phái, thậm chí các tác giả khác
nhau sử dụng những hệ thuật ngữ riêng
để thể hiện rõ hơn quan điểm của mình.
Chúng tôi đã có dịp bμn đến các dạng
tóm tắt văn bản, với nội dung có phần
khác biệt – nên không hẳn đã có sự
t−ơng ứng về thuật ngữ giữa các ngôn
ngữ. Chẳng hạn, tiếng Việt có: tóm tắt,
giới thiệu sách, điểm sách, l−ợc thuật,
bình thuật,... (tạp chí Thông tin Khoa
học xã hội luôn có mục Giới thiệu sách
nhập về Th− viện...); tiếng Pháp có
résumé, lecture (de livre); compte-rendu
(tạp chí Bulletin de la Société de la
Linguistique de Paris ra mỗi năm 2 số thì
số thứ 2 luôn dμnh điểm lại các công trình
ngôn ngữ học trên thế giới mμ Toμ soạn
tiếp cận đ−ợc), annotation (trong các
bulletin signalétique),...; tiếng Anh có:
summary, abstract, book review,(tạp chí
Vietnam Social Science luôn có mục Book
review); tiếng Nga có referat (Viện Thông
tin KHXH Nga có bộ referativnyi zhurnal)
th−ờng đ−ợc dịch sang tiếng Việt lμ l−ợc
thuật, obzor th−ờng dịch lμ tổng thuật
hoặc tổng quan(2)
Nhìn chung, tính chính xác đòi hỏi
thuật ngữ phải thể hiện đúng nhất nội
dung khoa học một cách rõ rμng. Trong
hoạt động thông tin-th− viện, việc sử
dụng thuật ngữ một cách chính xác tuyệt
đối sẽ không lμm ng−ời nhận tin (nghe
hoặc đọc) hiểu sai hoặc lẫn lộn từ khái
niệm nμy sang khái niệm khác. Sự phù
hợp giữa hình thức thuật ngữ vμ nội
dung khái niệm lμ điều tất yếu cần thiết
trong lập luận khoa học, nh−ng chớ nên
hiểu điều nμy một cách máy móc, xem nó
nh− một chân lý tuyệt đối, bởi vì cần phải
thừa nhận rằng có một số tr−ờng hợp,
hình thức ký hiệu ngôn ngữ không hoμn
toμn phù hợp với nội dung khái niệm
đúng nh− chân lý khách quan tuyệt đối.
Lại có tr−ờng hợp, lúc đầu có sự phù
hợp, nh−ng về sau, do con ng−ời hiểu
biết thêm, nội dung khái niệm đ−ợc thay
đổi, song hình thức ký hiệu ngôn ngữ thì
vẫn thế. Vμ cũng không phải không có
tr−ờng hợp mặt chủ quan của con ng−ời
34 Thông tin Khoa học xã hội, số 1.2008
không thật phù hợp với mặt khách quan
nội dung ý nghĩa của thuật ngữ.
Khoa thông tin-th− viện cũng gặp
những vấn đề nμy, bởi vì nó có thể sử
dụng các từ hμng ngμy rồi gán cho chúng
các nghĩa hμm chỉ vμ các định nghĩa
chuyên ngμnh, những nghĩa nμy đôi khi
lại khác nhau giữa các ngμnh học. Đó lμ
ch−a kể do khoa học phát triển, ngôn
ngữ đ−ợc dùng để truyền đạt thông tin
chuyên ngμnh cũng luôn đ−ợc bổ sung vμ
có khi thay đổi.
Tuy phải đối mặt với các vấn đề tμi
chính vμ phải lựa chọn tμi liệu bổ sung,
nh−ng các th− viện truyền thống vẫn
tiếp tục giữ vai trò lμ nguồn cung cấp
thông tin rất phong phú cho nghiên cứu.
Có điều lμ tμi nguyên thông tin cần bổ
sung không còn chỉ lμ ấn phẩm trên giấy
nh− tr−ớc. Không gian sử dụng để công
bố nay đã thay đổi. Tác phẩm xuất bản
cá nhân trên mạng cũng dần dần đ−ợc
thừa nhận; danh mục điện tử có vai trò
nh− phiếu đục lỗ tr−ớc đây... Vì thế, th−
viện có thể không có tμi liệu nguồn
(không phải l−u trữ). Cơ sở dữ liệu
th−ờng xuyên đ−ợc l−u trong th− viện
d−ới dạng tập hợp đĩa CD-ROM đ−ợc
xem lμ một trong những nguồn tμi liệu
điện tử. Với các cách bảo quản hiện đại,
ngân hμng dữ liệu chia sẻ các tập hợp dữ
liệu có thể cho phép ng−ời đọc truy cập
thẳng đến ấn bản điện tử
2.2. Khi xây dựng hay chuyển dịch
một văn bản khoa học từ ngôn ngữ nμy
sang ngôn ngữ khác cần triệt để khai
thác tính hệ thống về ngữ nghĩa của kiểu
tạo từ. Do vậy, cách tạo thuật ngữ lμ một
việc lμm hoμn toμn có ý thức: trong khi
bảo đảm tính chính xác của các hình vị
hợp thμnh, kiểu cấu tạo thuật ngữ phải
phù hợp với vị trí, quan hệ các khái niệm
mμ chúng biểu thị trong t−ơng quan với
các khái niệm khác. Ví dụ, trong công tác
phân loại có: ấn định chỉ số phân loại,
chọn số phân loại, thiết lập số phân loại,
môn loại,
Trong khoa học, dù lμ trình bμy luận
điểm của bản thân hay phản ánh quan
điểm của ng−ời khác, tr−ớc hết phải xác
định cho tốt thuật ngữ định sử dụng.
Nếu thấy cần thiết, tác giả hoặc dịch giả
cần chỉ rõ ý nghĩa của từng thuật ngữ
cần sử dụng vμ trong tr−ờng hợp có thể,
cũng chỉ ra t−ơng ứng giữa chúng với các
thuật ngữ đã dùng (ở các tác giả khác
hay trong nguyên ngữ) thuận tiện cho
việc tra cứu khi cần.
Sự xuất hiện các công cụ điện tử
trong xã hội thông tin đã dẫn đến những
thay đổi rất cơ bản trong th− viện, lĩnh
vực có bề dμy lịch sử nh−ng vốn chỉ hoạt
động nặng theo truyền thống. Vμ từ mấy
thập niên trở lại đây, nó đã kéo theo
những thay đổi trong cơ cấu tổ chức vμ
nội dung đμo tạo của ngμnh học nμy.
Các kỹ thuật mới cho phép xác định
các nguồn tμi nguyên thông tin tiềm năng,
trong đó nhiều quá trình mới xuất hiện
cho phép tìm kiếm các nguồn tin điện tử
nói chung vμ các nguồn tin trên mạng nói
riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình l−u trữ vμ tìm kiếm thông tin, vμ đã
mở ra những triển vọng ch−a từng thấy
cho hoạt động, nay th−ờng đ−ợc gộp chung
thμnh lĩnh vực thông tin–th− viện.
Hiện nay, mạng tμi liệu tra cứu trực
tuyến xuất hiện với một khối l−ợng lớn:
từ điển nói chung vμ từ điển chuyên
ngμnh bằng nhiều thứ tiếng, giáo trình
đi kèm các tμi liệu phân tích các dữ liệu
khoa học vμ các tμi liệu đa dạng tập hợp
“những vấn đề đ−ợc quan tâm nhiều
nhất”. Bạn đọc không nhất thiết cứ phải
b−ớc chân đến tận nơi nh− tr−ớc mμ vẫn
sử dụng đ−ợc tμi nguyên thông tin đ−ợc
l−u trữ hay truy cập qua địa chỉ riêng
của th− viện. Hoạt động th− viện đ−ợc
đánh giá không chỉ ở thái độ tận tình của
thủ th−, cùng với số l−ợng vμ số l−ợt tμi
Vấn đề chuẩn hoá hệ thuật ngữ... 35
liệu đ−ợc bạn đọc đến tận nơi khai thác
(nh− tr−ớc kia) mμ (ngμy nay) còn bằng
số l−ợt vμ thời gian truy cập vμo
trang/cổng điện tử vμ mức độ thân thiện
của th− viện hiện đại.
Các nhμ chuyên môn nay th−ờng nói
đến tin học hoá th− viện, xây dựng th−
viện số, th− viện điện tử, địa chỉ điện tử,
báo/tạp chí điện tử, nh−ng các thuật ngữ
đ−ợc dùng d−ờng nh− chỉ lμ sao phỏng từ
n−ớc ngoμi (th−ờng lμ tiếng Anh). Còn
thiếu những định nghĩa thống nhất cho nội
dung thuật ngữ bằng tiếng Việt.
Chẳng vậy mμ cách đây ch−a lâu,
“Việt Nam ta có th− viện số hay ch−a?”
đã trở thμnh chủ đề đ−ợc bμn luận khá
hứng thú trong nhóm, sau khi tờ Tia
sáng cho công bố bμi Cấp thiết xây dựng
th− viện số của Đμo Tiến Khoa
(
8), theo đó “có một nhu cầu hết sức thiết
thân đối với các nhμ khoa học, đó lμ cần
sớm có một Th− viện số (Digital Library)
cho cộng đồng khoa học n−ớc nhμ”, mμ
không giải thích cách tác giả hiểu thế nμo
lμ th− viện số. Vì thế, có nhμ chuyên môn
cho rằng cuộc tranh luận nên quay trở lại
vấn đề căn bản nhất, đó lμ khái niệm
Digital Library mμ chúng ta vẫn dịch lμ
Th− viện số, trong khi library không phải
lúc nμo cũng lμ th− viện (hiểu theo nghĩa
th− viện lμ nơi chúng ta đang lμm việc).
Vμ chính quan niệm nh− vậy, nên theo
nhμ chuyên môn nμy, digital library cũng
có những cách hiểu khác nhau.
Đây lμ những thuật ngữ biểu thị
các khái niệm khoa học đ−ợc xác định,
nên không thể sử dụng chúng tuỳ tiện,
mμ phải có sự cân nhắc, chọn thuật ngữ
một cách thích hợp.
2.3. Đ−ợc biết, việc xây dựng vμ
chuẩn hoá thuật ngữ khoa học tiếng Việt
đ−ợc chú ý ở n−ớc ta từ những năm 60
của thế kỷ tr−ớc, cùng với sự ra đời của
Tổ thuật ngữ ở Uỷ ban Khoa học Nhμ
n−ớc, mμ sau nμy đ−ợc chia thμnh Tổ
Thuật ngữ vμ Từ điển Khoa học thuộc
Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Đến
năm 1968, Tổ nμy nhập với Tổ Ngôn ngữ
hợp thμnh Viện Ngôn ngữ học. Mảng
nghiên cứu nμy đã rộ lên – vμ trong giai
đoạn nμy, cuốn Từ điển thuật ngữ th−
viện học Nga - Anh - Pháp - Việt lμ công
trình tập thể của những ng−ời lμm công
tác th− viện ở miền Bắc khi đó khởi thảo,
đã đ−ợc Viện Ngôn ngữ học giúp đỡ biên
soạn vμ chỉnh lý. Từ điển bao gồm các
thuật ngữ của th− viện học, th− mục học
vμ một số thuật ngữ của các ngμnh liên
quan nh− xuất bản, in, phát hμnh, thông
tin khoa học, v. v th−ờng gặp trong công
tác th− viện, th− mục (3). Phần chính lμ
bảng đối chiếu Nga - Việt. Sau đó lμ các
bảng tra Anh - Việt vμ Pháp - Việt (đối
chiếu qua tiếng Nga). Cuối cùng lμ bảng
tra đối chiếu ng−ợc Việt - Nga, Anh, Pháp.
Rồi cho đến những năm 90 thì công
việc nghiên cứu giảm dần, để lại khoảng
trống nghiên cứu thuật ngữ học. Tuy
vậy, cũng nhằm đáp ứng nhu cầu của
thực tiễn, công việc biên soạn vμ biên
dịch các tập thuật ngữ chuyên ngμnh lại
không hề dừng. Thay cho việc có chỉ đạo
khoa học vμ h−ớng dẫn nghiệp vụ tập
trung tại một cơ quan khoa học nh− giai
đoạn tr−ớc, những năm gần đây, ta thấy
các nhμ chuyên môn vẫn th−ờng tập hợp
nhau lại, cùng biên soạn để cho ra các
tập thuật ngữ, thống nhất cách giải thích
vμ/hoặc đối chiếu phục vụ cho chính
ngμnh mình.
Nhận thấy hoạt động nghiên cứu lý
luận vμ thực tiễn th− viện học, t− liệu vμ
thông tin học ở trên thế giới cũng nh− ở
n−ớc ta đã không ngừng phát triển, mμ
kết quả lμ một số thuật ngữ mới đã xuất
hiện vμ b−ớc đầu đ−ợc chuẩn hoá, đ−ợc
sự hỗ trợ của Ngân hμng dữ liệu Cộng
đồng các n−ớc có sử dụng tiếng Pháp
36 Thông tin Khoa học xã hội, số 1.2008
(BIEF), một cuốn Từ điển t− liệu vμ th−
viện học Pháp-Việt đã đ−ợc Trung tâm
Thông tin T− liệu Khoa học vμ Công nghệ
Quốc gia chủ trì biên soạn vμ xuất bản
năm 1997 (4). Từ điển nμy bao gồm các
thuật ngữ đ−ợc chọn lọc từ các lĩnh vực
th− viện, thông tin khoa học vμ một số
ngμnh liên quan nh− tin học, l−u trữ,
xuất bản, phát hμnh vμ ấn loát, vμ cũng
thu thập một số cụm từ tuy không phải lμ
thuật ngữ nh−ng th−ờng gặp trong báo
chí vμ tμi liệu nghiệp vụ, cho phép tra tìm
cách chuyển các thuật ngữ tiếng Pháp
(nh− disque souple vμ disquette, rayonnage
en métal vμ rayonnage métallique đều lμ
những mục từ riêng) sang tiếng Việt (lần
l−ợt chỉ lμ đĩa mềm, giá kệ kim loại),
không có phần tra ng−ợc lại.
Nh− thế, cả hai cuốn từ điển trên
đều mới chỉ đối chiếu các thuật ngữ
t−ơng ứng. Cho đến nay, ch−a hề có một
cuốn từ điển thuật ngữ giải thích nμo cho
ngμnh thông tin-th− viện đ−ợc biên soạn
với bảng từ xuất phát lμ tiếng Việt. Tuy
nhiên, phải kể một đóng góp rất đáng
trân trọng: đó lμ thông qua hoạt động
của Hội Hỗ trợ Th− viện vμ Giáo dục Việt
Nam (LEAF - VN), một số cán bộ th−
viện ng−ời Việt Nam nay định c− ở n−ớc
ngoμi (Mỹ vμ Canada) đã biên dịch vμ
xuất bản trong khuôn khổ bảo trợ của
Hiệp hội th− viện Mỹ cuốn Từ điển giải
nghĩa th− viện học vμ tin học Anh-Việt:
Glossary of Library and Information
Science (5). Vμ sau đó, các dịch giả tiếp
tục cập nhật vμ thông báo cho đồng
nghiệp trong n−ớc biết.
Vậy lμ cho đến nay, ngμnh thông tin
- th− viện vẫn ch−a có một cuốn từ điển
thuật ngữ mμ bảng từ xuất phát bằng
tiếng Việt, xác định rõ từng khái niệm
đ−ợc sử dụng - chứ không phải chỉ lμ sao
phỏng bằng cách “tạm” dịch từ một thứ
tiếng n−ớc ngoμi nμo đó, mμ ng−ợc lại,
chúng cần đ−ợc đối chiếu với các ngoại
ngữ phổ biến trên thế giới - để đi tới một
cách hiểu thống nhất trong ngμnh, tr−ớc
cuộc hội nhập để phát triển.
Ngμnh thông tin–th− viện cần tham
khảo hệ thuật ngữ đ−ợc sử dụng ở Liên
đoμn T− liệu Quốc tế (FID = Fédération
internationale de documentation) vμ tổ
chức quốc tế (mμ tên gọi trong các ngôn
ngữ khác nhau cũng thu hút đ−ợc sự
quan tâm của chúng ta), đó lμ IFLA,
xuất phát từ tên đầy đủ bằng tiếng
Anh lμ: International Federation of
Library Associations and Institutions,
tiếng Đức lμ Internationaler Verband der
bibliothekarischen Vereine und
Institutionen, tiếng Nga:
Mezhdunarodnaja Federatsija
Bibliotechnykh Associasii i
Uchrezhdenija, tiếng Pháp: Fédération
Internationale des Associations de
Bibliothécaires et des Bibliothèques,
tiếng Tây Ban Nha: Federacin
International de Asociationes de
Bibliotecarios y Bibliotecas đ−ợc dịch
lμ Liên hiệp hội Th− viện Quốc tế, có
ng−ời dịch lμ Hiệp hội Th− viện Thế giới,
hoặc đầy đủ hơn lμ Liên đoμn các Hiệp
hội Th− viện Quốc tế (6).
Xây dựng hệ thuật ngữ khoa học vμ
biên soạn từ điển giải thích thuật ngữ
tiếng Việt cho ngμnh thông tin - th− viện
đ−ợc đặt ra lúc nμy nhằm đáp ứng một
trong những nhu cầu của thực tiễn đời
sống ngôn ngữ. Do vậy, đây lμ một trong
những việc cần đ−ợc quan tâm, vμ trong
bμi nμy, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến
những khía cạnh ngôn ngữ học của công
việc nμy, đó lμ thống nhất hệ thuật ngữ
cho ngμnh thông tin-th− viện cũng chính
lμ góp phần hoμn thiện ngôn ngữ khoa
học tiếng Việt.
Vấn đề chuẩn hoá hệ thuật ngữ... 37
3. Thống nhất và chuẩn hoá hệ thuật ngữ
thông tin-th− viện góp phần hoàn thiện
tiếng Việt khoa học
Sự phát triển nhanh chóng vμ mạnh
mẽ các ngμnh khoa học đã tạo ra nhiều
ngôn ngữ riêng biệt: ng−ời ta nói đến
ngôn ngữ toán học, ngôn ngữ y học, ngôn
ngữ thông tin... bên cạnh ngôn ngữ nói,
ngôn ngữ viết. Các ''ngôn ngữ'' lμ các
ngôn ngữ khoa học cụ thể, cùng tồn tại
vμ hình thμnh nên tiếng Việt khoa học.
Tình trạng sử dụng thuật ngữ tuỳ
tiện, thiếu tính hệ thống, thiếu thống
nhất khi có thể thống nhất, chắc chắn
ph−ơng hại đến tính chính xác của văn
bản khoa học. Thống nhất hệ thuật ngữ
của từng ngμnh khoa học cũng lμ một
nhu cầu bức bách để h−ớng tới chuẩn hoá
ngôn ngữ toμn dân.
Công nghệ thông tin phát triển cũng
đã tạo điều kiện cho hệ thuật ngữ tiếng
Việt trong lĩnh vực thông tin-th− viện
không ngừng giμu lên, đáp ứng yêu cầu
về ngôn ngữ trong thời kỳ đổi mới. Cập
nhật những tri thức mới của ngμnh
thông tin-th− viện thông qua việc hệ
thống hoá vμ xác định nghĩa của các
thuật ngữ khoa học hiện đang đ−ợc sử
dụng trong lĩnh vực nμy vừa có giá trị
khoa học, vừa mang tính thời sự rất rõ
rệt. Đó lμ ch−a kể lĩnh vực nμy còn liên
quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực hoạt
động xã hội vμ các ngμnh khoa học khác.
Trong tình hình ấy, việc tổ chức biên
soạn vμ xuất bản một công trình từ điển
thuật ngữ giải thích vμ/hoặc đối chiếu
với các ngôn ngữ phổ biến trên thế giới,
với bảng từ xuất phát lμ tiếng Việt, lμ hết
sức cấp thiết, để đi tới thống nhất cách
hiểu vμ chuẩn hoá cách dùng thuật ngữ
trong ngμnh thông tin-th− viện. Lμm tốt
công việc nμy hẳn sẽ góp phần để hội
nhập quốc tế mμ không bị hoμ tan, nhờ
đó ngôn ngữ khoa học tiếng Việt đ−ợc
hoμn thiện trong thời đại công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất n−ớc, theo h−ớng
chuẩn hoá tiếng Việt.
Tuy nhiên cần l−u ý rằng ngμy nay,
quan niệm về chuẩn ngôn ngữ không còn
cứng nhắc nh− tr−ớc. Nói về tính biến
động của chuẩn ngôn ngữ, Claude
Hagège viết: "Tất cả các ngôn ngữ trên
thế giới, kể cả những ngôn ngữ mμ bạn
thấy ở trạng thái văn học nhất, cho ra
đời những kiệt tác văn ch−ơng, thì trên
mình chúng lúc nμo cũng mang đầy
những "lỗi". Lỗi hôm qua trở thμnh
chuẩn hôm nay. Lỗi hôm nay sẽ lμ chuẩn
ngμy mai" (7, tr.58).
Tμi liệu tham khảo
1. V−ơng Toμn. Ngôn ngữ khoa học vμ
ngôn ngữ trong thông tin KHXH. T/c.
Thông tin KHXH, 1987, No.1.
2. V−ơng Toμn. Thử đề xuất quy trình tự
động tóm tắt văn bản khoa học. "Bản
tin Th− viện - Công nghệ thông tin".
Tr−ờng Đại học Khoa học tự nhiên Tp.
Hồ Chí Minh, 3/2007.
3. ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện
Ngôn ngữ. Từ điển thuật ngữ th− viện
học Nga-Anh-Pháp-Việt. H. : KHXH,
1972, 394 tr.
4. Trung tâm Thông tin T− liệu Khoa học
vμ Công nghệ Quốc gia (biên soạn). Từ
điển t− liệu vμ th− viện học Pháp-Việt.
H., 1997, 140 tr.
5. Từ điển giải nghĩa th− viện học vμ tin học
Anh-Việt (Glossary of Library and
Information Science). Ng−ời dịch: Phạm
Thị Lệ H−ơng, Lâm Vĩnh Thế, Nguyễn Thị
Nga. In lần thứ nhất. Arizona: Galen
Press, Ltd. 1996, 279 tr.
6. Các khoa học xã hội trên thế giới. Chu
Tiến ánh, V−ơng Toμn dịch; Phạm
Khiêm ích biên tập, giới thiệu. H.:
ĐHQG Hμ Nội, 2006.
7. Le plurilinguisme, Ethique de l'avenir".
Assises de l'enseignment du franais et en
franais. AUF, 1998.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_de_chuan_hoa_he_thuat_ngu_thong_tin_thu_vien_tieng_viet_1581_2178591.pdf