Vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Trịnh Thị Kim Thoa

Tài liệu Vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Trịnh Thị Kim Thoa: Trịnh Thị Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 77 - 82 77 VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ TÂN THỊNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Trịnh Thị Kim Thoa* Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Định Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên. Trong thời gian qua công tác giáo dục pháp luật về bình đẳng giới (BĐG) trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật BĐG cho chị em. Tuy nhiên, công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới đất nước [5]. Bài viết đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật về bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS ở xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa Từ khóa: Bình đẳng giới, giáo dục pháp luật, giáo dục bình đẳng giới, phụ nữ dân tộc thiểu ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Trịnh Thị Kim Thoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trịnh Thị Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 77 - 82 77 VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ TÂN THỊNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Trịnh Thị Kim Thoa* Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Định Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên. Trong thời gian qua công tác giáo dục pháp luật về bình đẳng giới (BĐG) trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật BĐG cho chị em. Tuy nhiên, công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới đất nước [5]. Bài viết đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật về bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS ở xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa Từ khóa: Bình đẳng giới, giáo dục pháp luật, giáo dục bình đẳng giới, phụ nữ dân tộc thiểu số, hôn nhân và gia đình. ĐẶT VẤN ĐỀ* Tân Thịnh là một xã nghèo nằm ở phía Đông huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ các cánh đồng hẹp, nên lực lượng lao động chủ yếu làm nông nghiệp trồng lúa nước và trồng cây chè, thu nhập hằng năm của người dân còn thấp. Trong tổng số 1350 lao động nữ của toàn xã, tỷ lệ lao động nữ là người DTTS chiếm 75,3%, trong đó dân tộc Tày, Nùng, Dao chiếm đại đa số. Trong các gia đình người DTTS sống tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa tình trạng bất BĐG vẫn diễn ra, mà đối tượng chủ yếu là người phụ nữ. Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến thực trạng BĐG và công tác giáo dục BĐG cho phụ nữ DTTS trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ DTTS ở xã Tân Thịnh nâng cao ý thức pháp luật hơn nữa giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong hôn nhân, gia đình PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập số liệu trên địa bàn xã Tân Thịnh với 275 mẫu khảo sát trong thời gian 1 năm (1/2016 đến 12/2016). Đối tượng là người phụ nữ DTTS tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa với * Tel: 0915 798456, Email: ttkthoa@ictu.edu.vn các chỉ tiêu về BĐG trong tiếp cận, kiểm soát nguồn lực, lợi ích và ra quyết định trong gia đình, BĐG trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, BĐG về phân công lao động trong gia đình, Các phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, điều tra, phỏng vấn, phân tích định lượng, thống kê,đã được sử dụng để thu thập, phân tích thông tin để đảm bảo tính chính xác của kết quả nghiên cứu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa Nhận thức về BĐG của phụ nữ DTTS Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mức sống của người dân được ngày càng được cải thiện và trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, vai trò của người phụ nữ DTTS ở địa bàn xã Tân Thịnh ngày càng được nâng cao, có nhiều phụ nữ lao động, sản xuất, kinh doanh, tham gia các hoạt động xã hội,... chứng tỏ phụ nữ DTTS ở địa phương ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới. Thế nhưng để thực hiện BĐG còn không ít khó khăn. Theo khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Định Hóa tổ chức tại xã Tân Thịnh vào năm 2016 có 56/105 người (chiếm khoảng 56 %) người được hỏi khẳng định tại địa phương Trịnh Thị Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 77 - 82 78 đã có bình đẳng giữa nam và nữ [1]. Tuy nhiên, các dẫn chứng để chứng minh cho sự khẳng định này như phụ nữ đã làm tốt công việc gia đình, nuôi con ngoan, nam giới làm ra tiền nuôi gia đình, nam giới làm các công việc nặng, phụ nữ làm các công việc nhẹ... của những người trả lời cho thấy họ chưa có được quan điểm, nhận thức đúng về BĐG. Số còn lại (chiếm 44%) cho rằng ở địa phương vẫn còn có tư tưởng coi trọng nam hơn nữ, được biểu hiện tập trung ở việc: thích đẻ con trai hơn con gái, coi công việc nội trợ, chăm sóc con cái là công việc của phụ nữ, khi chia thừa kế thường dành cho con trai nhiều hơn, coi việc thực hiện các biện pháp tránh thai là của phụ nữ, đầu tư và quan tâm đến việc học tập của con trai nhiều hơn, yêu cầu con gái làm việc nhà nhiều hơn con trai,... Tâm lý mong có con trai để có chỗ dựa lúc tuổi già là một hiện tượng xã hội khá phổ biến không chỉ ở người dân tộc Kinh mà còn có ở những gia đình DTTS nơi đây, tâm lý đó bắt nguồn từ những vấn đề mang tính truyền thống. Thực trạng BĐG trong tiếp cận, kiểm soát nguồn lực, lợi ích và ra quyết định trong gia đình Theo quy định của Luật BĐG thì người vợ và người chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự cũng như các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân, gia đình [4]. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. Tuy nhiên, trong thực tế tại địa phương, việc thực hiện nguyên tắc này còn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Điều này được thể hiện rõ nét ở việc đăng ký người đứng tên chủ hộ gia đình. Chỉ có 34,5 % nữ giới chiếm 1/3 so với nam giới đứng tên chủ hộ trong các gia đình DTTS. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng, họ không có điều kiện tiếp xúc, va chạm nhiều với xã hội để tìm hiểu cái mới, học tập các kinh nghiệm thực tế để tiến bộ. Bảng 1. Tỷ lệ nam, nữ đứng tên chủ hộ gia đình ở xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa Chủ hộ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Nam giới 170 65,5 Nữ giới 95 34,5 Tổng 275 100 Nguồn: Công an xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, năm 2016 Khả năng tham gia của nam và nữ vào việc quyết định những vấn đề liên quan đến sản xuất và tái sản xuất như tài sản gia đình, đầu tư vào sản xuất, số con sinh và sự tham gia của họ vào công việc trong xã hội cũng không giống nhau. Điều này được thể hiện ở bảng 2. Các vấn đề liên quan đến sản xuất chủ yếu là người nam giới quyết định. Các vấn đề về định hướng sản xuất, kinh doanh, nuôi con gì, trồng cây gì đều thuộc quyền quyết định của nam giới chiếm từ 61,8% đến 85,5%. Những việc tầm quan trọng thấp hơn như thuê phương tiện lao động, kỹ thuật canh tác thì chỉ có khoảng 16,4% nữ giới được tự ra quyết định, phần còn lại phụ thuộc vào nam giới. Tuy nhiên, đến việc buôn bán sản phẩm, đem lại nguồn tài chính cho gia đình lại chủ yếu do nam giới thực hiện 79,3% để kiểm soát nguồn tài chính của gia đình. Bên cạnh việc quyết định những vấn đề về lao động sản xuất, kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự chênh lệch lớn về vai trò của phụ nữ và nam giới trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến việc lớn trong gia đình (bảng 3). Bảng 2. Quyết định những vấn đề liên quan đến sản xuất trong gia đình DTTS ở xã Tân Thịnh (ĐVT: %) Hoạt động lao động sản xuất Nam giới Nữ giới Cả hai giới Cơ cấu vật nuôi, cây trồng 70,2 26,2 3,6 Kỹ thuật canh tác 68,4 23,6 8,0 Định hướng sản xuất, kinh doanh 85,5 12,7 1,8 Mua vật tư nông nghiệp 70,2 22,5 7,3 Buôn bán sản phẩm 79,3 14,5 6,2 Thuê phương tiện, lao động 61,8 21,8 16,4 Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa (năm 2016) Trịnh Thị Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 77 - 82 79 Bảng 3. Quyết định những vấn đề liên quan đến việc lớn trong gia đình DTTS ở xã Tân Thịnh (ĐVT: %) Hoạt động Nam giới Nữ giới Cả hai giới Mua sắm tài sản đắt tiền 72,7 18,2 9,1 Xây, sửa nhà cửa 81,5 14,9 3,6 Hoạt động cộng đồng 69,1 21,8 5,5 Số con 78,2 20,4 1,5 Sinh con trai 79,3 14,5 6,2 Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa (năm 2016) Bảng 4. Sử dụng các biện pháp tránh thai của người phụ nữ DTTS tại xã Tân Thịnh (ĐVT: Người) STT Nội dung Năm 2017 1 Sử dụng vòng tránh thai 58 2 Sử dụng thuốc tiêm 23 3 Sử dụng thuốc uống 45 4 Sử dụng bao cao su 40 5 Triệt sản 0 Tổng số cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai 166 Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa (năm 2016) Bảng 5. Phân công lao động trong gia đình các DTTS ở xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa Hoạt động lao động Nam giới (%) Nữ giới (%) Chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm 36,4 63,6 Chăm sóc cây trồng, mùa vụ 22,2 77,8 Cày bừa, trồng rừng 52,5 47,5 Buôn bán, trao đổi sản phẩm kinh tế 82,6 17,4 Sửa chữa nhà cửa, đồ dùng gia đình 76,2 23,8 Công việc nội trợ 26,3 73,7 Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa (năm 2016) Các việc lớn trong gia đình khi quyết định mua sắm các tài sản đắt tiền, xây dựng nhà cửa đều thuộc quyền chi phối chủ yếu của nam giới. Các hoạt động cộng đồng nam giới được quyền thường xuyên tham gia, còn phụ nữ DTTS chủ yếu ở nhà, chăm lo gia đình và con cái. Tỷ lệ phụ nữ được tham gia hoạt động cộng đồng chỉ chiếm 21,8%. Đối với việc con cái trong gia đình, người nam giới cũng là người quyết định sinh bao nhiêu con và phải bắt buộc có con trai hay không. Nhiều gia đình, người phụ nữ phải chấp nhận sinh nhiều con, cho đến khi có được con trai theo ý của người chồng dù họ có muốn hay không. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của người phụ nữ. Bên cạnh đó, người phụ nữ DTTS tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa hiếm khi được đứng tên chủ sở hữu đối với các tài sản có giá trị trong gia đình. Người đàn ông thường là người đứng tên sở hữu tài sản của hai vợ chồng. Việc tiếp cận các nguồn lực trong gia đình như tài sản, tiền bạc cũng rất khó khăn đối với người phụ nữ DTTS tại xã Tân Thịnh. Những vấn đề thể hiện ở trên minh chứng cho việc nhận thức về BĐG của người phụ nữ DTTS tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa còn rất thấp. Họ không biết quyền lợi của bản thân, do vậy không đấu tranh, không có động lực để nâng cao giá trị bản thân và tiếng nói của mình trong gia đình. Thực trạng BĐG trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình Quan niệm về vai trò của phụ nữ như người phụ thuộc vào chồng ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi sinh sản của phụ nữ DTTS. Phụ nữ DTTS vẫn là đối tượng chính của các biện pháp tránh thai, và là người chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản. Trong những năm qua việc sử dụng các biện pháp tránh thai của đồng bào DTTS tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa gần đây có chiều hướng gia tăng, thể hiện việc tiếp cận những thông tin và dịch vụ tránh thai. Trịnh Thị Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 77 - 82 80 Việc các chương trình bảo vệ sức khỏe sinh sản vẫn nhằm vào phụ nữ tạo thêm một gánh nặng cho người phụ nữ vốn đã rất bận bịu với các trách nhiệm khác trong gia đình. Phụ nữ là người có trách nhiệm chính trong chăm sóc sức khỏe cho các thành viên gia đình, nhưng bản thân phụ nữ ít được chăm sóc. Thời gian nghỉ thai sản của phụ nữ DTTS còn ngắn, không có điều kiện để phục hồi sức khỏe. Ở Định Hóa, vùng DTTS có 1/3 số phụ nữ không nghỉ trước khi sinh; trên 40% phụ nữ nghỉ sau khi sinh không quá 31 ngày [1]. Thực trạng BĐG về phân công lao động trong gia đình Sự bất bình đẳng trong công việc gia đình có thể thấy rất rõ qua các công việc mà người phụ nữ và người đàn ông đảm nhận. Những việc được coi là “nhẹ” bao gồm việc chăn nuôi gia súc, cày cấy, chăm sóc mùa vụ sau khi xuống giống, nấu nướng, chăm sóc con cái, được coi là công việc của người phụ nữ. Ngoài ra, người phụ nữ DTTS còn phải đảm đương toàn bộ trách nhiệm nội trợ sau ngày làm việc vất vả. Những hoạt động đóng góp vào phát triển kinh tế gia đình như buôn bán, trao đổi sản phẩm lại là người đàn ông nắm giữ. Thực trạng Công tác giáo dục BĐG tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Định Hóa và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Thịnh đã nỗ lực trong việc tuyên truyền thông tin pháp luật về BĐG nói chung và trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của người phụ nữ DTTS nói riêng. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức BĐG cho phụ nữ DTTS đã được thực hiện thông qua nhiều hình thức [1]: Thứ nhất, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: trang thông tin điện tử của Tổ chức Hội, Sổ tay pháp luật, loa phóng thanh tại đơn vị, bản tin, pa nô, áp phích. là công cụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật kịp thời và hiệu quả đến Hội viên. Thứ hai, tập huấn và thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên: tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức 3 lớp tập huấn BĐG cho cán bộ chủ chốt các tổ chức hội cấp huyện, trong đó có Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Định Hóa. Nội dung các buổi tập huấn là các kiến thức chính sách pháp luật về bình đẳng giới; công tác quản lý nhà nước và các cơ chế phối hợp liên ngành trong triển khai thực hiện bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Thứ ba, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Định Hóa và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã tổ chức 5 buổi sinh hoạt chuyên đề, 3 hội thi, 6 câu lạc bộ (câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ pháp luật, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội,...) với 120 hội viên phụ nữ DTTS tham gia. Những năm gần đây, Thực hiện Nghị quyết 06/NQ-BCH Hội LHPN Việt Nam khóa XI về “tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS trong tình hình hiện nay” [2], các cấp Hội đã tập trung truyền thông đến hội viên, phụ nữ về di cư tự do bất hợp pháp; tuyên truyền về luật Hôn nhân và Gia đình với vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; các luật pháp, chính sách liên quan đến đời sống phụ nữ DTTS, tôn giáo, trong đó có chính sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người DTTS khi sinh con đúng chính sách dân số... Ngoài ra, Hội còn xây dựng mô hình câu lạc bộ không thách cưới, không tảo hôn, gia đình 5 không, 3 sạch ở các thôn, bản để tuyên truyền, vận động chị em từ bỏ những hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh, kết hôn đúng độ tuổi theo quy định của Luật Hôn nhân - Gia đình. Đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp Những kết quả đạt được: Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BĐG cho phụ nữ DTTS tại xã Tân Thịnh đã góp phần làm chuyển biến nhận thức, hành vi của cộng đồng dân cư về giới và BĐG. Người phụ nữ hiểu hơn về vị trí, vai trò của mình trên các lĩnh vực của đời sông xã hội như: trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình, trong lựa chọn sinh con theo giới tính. Trong công cuộc đổi mới, công tác này góp phần không nhỏ vào việc thay đổi nhận thức của phụ nữ theo hướng tiến bộ về vị trí, vai trò và giúp họ khẳng định được bản thân mình trong xã hội. Một số tồn tại, hạn chế: Thứ nhất, công tác tuyền truyền, tập huấn, hướng dẫn và thực hiện chính sách pháp luật, cũng như Luật BĐG cho phụ nữ tại các cấp Hội còn ít, hiệu quả chưa cao. Trịnh Thị Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 77 - 82 81 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: - Trình độ học vấn thấp, người phụ nữ DTTS chủ yếu vẫn làm nông nghiệp; - Từ phía các gia đình: Trên thực tế tại xã Tân Thịnh hiện nay, vẫn nhiều gia đình còn có tình trạng định kiến giới của các bậc cha mẹ biểu hiện như: quan niệm cho rằng các con gái không cần có học vấn cao mà cần phải làm việc nội trợ giúp gia đình; do đó họ thường khuyến khích người con trai trong gia đình tích cực học tập thay vì khuyến khích con gái học cao hơn. - Hoạt động của các chi Hội Liên hiệp Phụ nữ chất lượng chưa cao do điều kiện địa bàn hiểm trở, khó khăn trong việc tiếp cận các gia đình nên quá trình trao đổi, thông tin hai chiều còn hạn chế. Giải pháp: Phát huy vai trò nỗ lực vươn lên của phụ nữ DTTS ở xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa. Thực tế hiện nay, người phụ nữ DTTS ở xã Tân Thịnh còn mang nặng tâm lý tự ti bởi chịu ảnh hưởng nặng nề của phong tục tập quán “trọng nam khinh nữ”. Để có thể xóa bỏ tâm lý tự ti bản thân mỗi người phụ nữ phải cố gắng học tập, nâng cao trình độ cho bản thân mình. Đây sẽ là điều kiện quan trọng để tiến tới BĐG thực sự trong gia đình. Đồng thời cần huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị vào công tác giáo dục pháp luật về BĐG cho phụ nữ DTTS như tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, mời chuyên gia đến nói chuyện,... để giáo dục BĐG cho chị em phụ nữ. Thứ hai, việc phối hợp triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật BĐG cho phụ nữ ở một số ngành chưa được quan tâm nhiều, chưa đa dạng, phong phú, mới chỉ dừng lại ở các Hội nghị triển khai, tập huấn. Hoạt động của các chi Hội Liên hiệp Phụ nữ chất lượng chưa cao do điều kiện địa bàn hiểm trở, khó khăn trong việc tiếp cận các gia đình nên quá trình trao đổi, thông tin hai chiều còn hạn chế. Sở dĩ có tình trạng trên nguyên nhân là do cán bộ lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ; ngại đi tập huấn, nâng cao nhận thức về BĐG; thiếu sâu sát, coi công tác tiến bộ phụ nữ không phải là trọng tâm công tác của chính quyền, của người đứng đầu, của lãnh đạo các cấp, các ngành, mà chỉ là của riêng nữ giới, dẫn đến hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ chỉ mang tính hình thức. Do đó cần đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BĐG trong hôn nhân gia đình. Về nội dung: Do trình độ dân trí thấp và vốn hiểu biết xã hội còn hạn chế, nên nội dung tuyên truyền cần dễ hiểu, ngắn gọn súc tích. Trước hết cần tuyên truyền, phổ biến các kiến thức cơ bản về giới, bình đẳng giới, vai trò giới; phổ biến nội dung Luật BĐG, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật HN&GĐ... đến từng người dân trên địa bàn toàn xã. Về đối tượng: Từ thực trạng về BĐG trong gia đình DTTS, cho thấy không chỉ giáo dục BĐG cho phụ nữ mà còn phải hướng tới đối tượng nam giới trong gia đình DTTS ở địa phương. Nam giới cũng cần được tuyên truyền, vận động để có cách nhìn nhận cởi mở, tích cực về BĐG, nhất là về sự cần thiết phải nâng cao vai trò giới, vai trò của phụ nữ, tiến tới xóa bỏ những định kiến và cách suy nghĩ khuôn mẫu cứng nhắc, lạc hậu về vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ. Ngoài ra cần chú ý tới nhóm những người có tuổi, người già vì chính họ là tác nhân quan trọng nhất trong trong việc tuyên truyền, giáo dục về BĐG cho thế hệ trẻ Về hình thức tuyên truyền: Cần đa dạng, với tư duy cụ thể, đồng bào DTTS cần lượng thông tin phù hợp, người thật, cần có nhiều hình ảnh trực quan, sinh động dễ hiểu (song ngữ: tiếng phổ thông và tiếng dân tộc) qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc tuyên truyền trực tiếp trong các cuộc họp, sinh hoạt cộng đồng, các phiên chợ, lễ hội, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, biểu đạt bằng pa nô, áp phích. Thứ ba, việc cập nhật các quy định pháp luật về BĐG để tuyên truyền, giáo dục cho phụ nữ DTTS ở địa phương vẫn còn chưa kịp thời. Hoạt động tư vấn về thực hiện bình đẳng giới, tư vấn giới thiệu việc làm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, phương pháp hoạt động chưa theo kịp sự đổi mới trong giai đoạn hiện nay. Trịnh Thị Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 77 - 82 82 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do số lượng cán bộ, báo cáo viên thực hiện công tác phổ biến, giáo dục BĐG cho phụ nữ còn ít so với yêu cầu. Chất lượng, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế, về cơ bản chưa được đào tạo chuyên sâu về kiến thức pháp luật nói chung và luật BĐG nói riêng. Vì vậy, cần phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, cán bộ chuyên trách cơ từ khâu rà soát, tuyển chọn đến việc tổ chức đào tạo, tập huấn. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu thực trạng BĐG tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa cho thấy: Nhận thức của người phụ nữ DTTS về BĐG đã được nâng lên nhưng họ chưa thực sự có được quan điểm đúng về BĐG; Người phụ nữ DTTS chưa được thực sự được bình đẳng trong việc tiếp cận, kiểm soát nguồn lực, lợi ích và ra quyết định trong gia đình. Người đàn ông thường là người đứng tên sở hữu tài sản của vợ chồng. Những vấn đề liên quan đến sản xuất và tái sản xuất hay những việc lớn trong gia đình (mua sắm các tài sản đắt tiền, xây dựng nhà cửa) đều thuộc quyền chi phối chủ yếu của nam giới. Ngay trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình thì người phụ nữ DTTS vẫn là đối tượng chính của các biện pháp tránh thai, và là người chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức BĐG cho phụ nữ DTS đã được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú. Trong công cuộc đổi mới, công tác này góp phần không nhỏ vào việc thay đổi nhận thức của phụ nữ theo hướng tiến bộ về vị trí, vai trò và giúp họ khẳng định được bản thân mình trong xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (2012, 2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo tổng kết hoạt động công tác hội các năm. 2. Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (2015), Báo cáo của Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2010 - 2015. 3. Nghị quyết 06/NQ-BCH ngày 19 tháng 2 năm 2014 của Hội LHPN Việt Nam: Nghị quyết về tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS trong tình hình hiện nay. 4. Quốc hội (2006), Luật BĐG năm 2006 và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Thông báo kết luận số 196/TB - TW ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Ban Ban Bí thư về Đề án Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới. SUMMARY GENDER EQUALITY IN THE FIELD OF MARRIAGE AND FAMILY FOR WOMEN OF ETHNIC MINORITY IN TAN THINH COMMUNE, DINH HOA DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE Trinh Thi Kim Thoa * University of Information and Communication Technology - TNU Dinh Hoa is a mountain district in the northwest of Thai Nguyen province. In recent years, education on gender equality law in general and education on gender equality in the field of marriage and family in particularly for ethnic minority women have gained many achievements. Significantly, contributing to raising the level of knowledge about gender equality for women. However, gender equality and the advancement of women are still limited, failing to meet the requirements of the country's renewal process. The paper proposes some solutions to improve the quality of legal education on gender equality for women ethnic minority in Tan Thinh commune, Dinh Hoa district. Keywords: Gender equality, Law education, Education on gender equality, Ethnic minority women, Marriage and family. Ngày nhận bài: 17/8/2018; Ngày phản biện: 14/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018 * Tel: 0915 798456, Email: ttkthoa@ictu.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf447_497_1_pb_9713_2127121.pdf