Tài liệu Vận chuyển người bệnh phẫu thuật thần kinh bằng đường hàng không: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 Tổng Quan
1
VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT THẦN KINH
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Lê Điền Nhi
TÓM TẮT
Sự vận chuyển các người bệnh (NB) được thực hiện hoặc bằng xe cứu thương hoặc bằng đường hàng không
(phi cơ, trực thăng), tùy thuộc vào bệnh lý của NB, điều kiện địa dư và thời tiết. Với những người bệnh bị chấn
thương sọ não (CTSN), chấn thương cột sống (CTCS) nặng, đa chấn thương hay những người bệnh bị đột quỵ,
bệnh lý não bộ nặng cần can thiệp phẫu thuật sớm, nếu được chăm sóc tích cực và vận chuyển mau lẹ đến những
bệnh viện hay Trung tâm Y khoa có chuyên khoa sâu với nhiều phương tiện hồi sức và phẫu thuật thì kết quả điều
trị có thể tốt hơn. Ở Việt Nam, hiện nay cũng có hệ thống phi cơ trực thăng của quân đội và của Hàng không Việt
Nam. Tác giả trình bày tổng quan về việc vận chuyển bằng đường hàng không các loại bệnh lý kể trên với việc
chăm sóc, theo dõi và hồi sức tích cực trong khi vận chuyển của đội ngũ nhân v...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận chuyển người bệnh phẫu thuật thần kinh bằng đường hàng không, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 Tổng Quan
1
VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT THẦN KINH
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Lê Điền Nhi
TÓM TẮT
Sự vận chuyển các người bệnh (NB) được thực hiện hoặc bằng xe cứu thương hoặc bằng đường hàng không
(phi cơ, trực thăng), tùy thuộc vào bệnh lý của NB, điều kiện địa dư và thời tiết. Với những người bệnh bị chấn
thương sọ não (CTSN), chấn thương cột sống (CTCS) nặng, đa chấn thương hay những người bệnh bị đột quỵ,
bệnh lý não bộ nặng cần can thiệp phẫu thuật sớm, nếu được chăm sóc tích cực và vận chuyển mau lẹ đến những
bệnh viện hay Trung tâm Y khoa có chuyên khoa sâu với nhiều phương tiện hồi sức và phẫu thuật thì kết quả điều
trị có thể tốt hơn. Ở Việt Nam, hiện nay cũng có hệ thống phi cơ trực thăng của quân đội và của Hàng không Việt
Nam. Tác giả trình bày tổng quan về việc vận chuyển bằng đường hàng không các loại bệnh lý kể trên với việc
chăm sóc, theo dõi và hồi sức tích cực trong khi vận chuyển của đội ngũ nhân viên y tế chuyên sâu nhằm mục
đích cải tiến kết quả điều trị và giúp giảm tỉ lệ tử vong.
Từ khóa: vận chuyển người bệnh bằng đường hàng không, chấn thương sọ não, chấn thương cột sống
ABSTRACT
AIR EVACUATION OF THE NEUROSURGICAL PATIENT
Le Dien Nhi
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 – No. 6 - 2019: 01 – 09
The transport of the patients is realized by ground vehicle or by air plane depends on pathological signs of the
patients, geographical conditions and weather conditions. Rapid transport by air (AE: Air Evacuation) with
effective medical care en route has markedly changed the way in which head, spine – injured patients and stroke
patients can be managed and transported from the field to facilities that offer definitive neurosurgical care. In
VietNam, now there are the activities of Army helicopter system and VietNam Airline helicopter system. The
author presents the over-view of the Air Evacuation of the Neurosurgical Patient with an accurate evaluation of
the patient’s neurological condition, acute stabilization, and in-transport medical management during AE to hit
the mark of improving the treatment result and reducing the fatal casualty.
Key word: air evacuation, head-injured patient, spine-injured patient
VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH CẦN
PHẪU THUẬT THẦN KINH BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Lượng giá ban đầu người bệnh bị chấn
thương sọ não và các bệnh lý về sọ não nặng
Khi đường thông khí của người bệnh (NB)
được an toàn và NB đã ổn định về mặt huyết
động học thì cần sự đánh giá ban đầu về thần
kinh với thang điểm Glasgow (GCS: Glasgow
Coma Scale)(3,6)(Bảng 1).
Nếu có ghi chữ “T” theo sau điểm đáp ứng
lời nói chỉ dẫn là NB được đặt nội khí quản.
Đáp ứng “gồng cứng mất vỏ” và “gồng cứng
mất não” có nghĩa là tình trạng người bệnh nặng
(Hình 1, 2).
Khám đồng tử rất có giá trị vì có thể cung
cấp những thông tin về máu tụ trong sọ và tụt
não. Cần dùng đèn sáng chiếu trực tiếp vào mắt
*Chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh, Tham vấn Ngoại Thần kinh tại Bệnh viện Trưng Vương
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Điền Nhi ĐT: 0909025672 Email: lediennhi@yahoo.com
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6* 2019
2
để lượng định độ lớn và phản xạ của đồng tử.
Bảng 1. Thang điểm Glasgow
Mở mắt Đáp ứng lời nói Đáp ứng vận động
Tự nhắm và mở
mắt: 4đ
Trả lời đúng câu hỏi,
định hướng tốt: 5đ
Thi hành được các y
lệnh về vận động: 6đ
Chỉ mở mắt khi
có kích thích với
tiếng động: 3đ
Có lầm lẫn trong khi
trả lời câu hỏi: 4đ
Kích thích đau phản
ứng chính xác: 5đ
Chỉ mở mắt khi
có kích thích
đau: 2đ
Chỉ nói những tiếng
vô nghĩa: 3đ
Kích thích đau phản
ứng không chính
xác: 4đ
Không mở mắt
dù có kích thích
đau: 1đ
Ú ớ không thành
tiếng rõ ràng: 2đ
Kích thích đau gồng
cứng mất vỏ: 3đ
Hoàn toàn im lặng:
1đ
Kích thích đau gồng
cứng mất não: 2đ
Kích thích đau hoàn
toàn không đáp ứng:
1đ
Hình 1. Đáp ứng “Gồng cứng mất vỏ. Nguồn:
Netter Neurology, 2012, Saunders, an imprint of
Elsevier Inc(2)
Hình 2. Đáp ứng “gồng cứng mất não” Nguồn:
Netter Neurology, 2012, Saunders, an imprint of
Elsevier Inc(2)
Phân loại chấn thương sọ não (CTSN)
CTSN được xếp loại theo 3 phương pháp:
Mức độ nặng, cơ chế gây chấn thương và hình thái.
Mức độ nặng
Nhẹ: GCS 13-15;
Vừa: GCS 9-12;
Nặng: GCS ≤ 8. Người bệnh bị CTSN nặng
thì 90% trong tình trạng hôn mê.
Cơ chế
CTSN do vật tù (như trong tai nạn xe ô tô,
đầu bị đập vào kính chắn gió); CTSN xuyên thấu
do 1 viên đạn bắn vào sọ hoặc bị đâm vào đầu
bằng dao. Cần phân biệt là có hay không có vào
màng cứng.
Hình thái
Hai loại chính là nứt sọ và các thương tổn
trong sọ.
Các loại chấn thương sọ não đặc biệt
Nứt sọ
Có thể là nứt sọ đường thẳng hay nứt sọ
hình sao, nứt sọ lõm sọ hay nứt sọ không lõm sọ,
nứt sọ hở hay nứt sọ kín. Dấu hiệu lâm sàng có
thể chỉ dẫn là nứt sọ gồm xây xát da đầu hoặc
rách da đầu hình sao. Vết rách da đầu phải được
rửa sạch, cắt lọc và khâu lại vì có thể gây mất
máu. Da đầu phải được băng ép kín để tránh
mất máu. Sờ nhẹ nhàng vùng nầy với bàn tay
mang găng có thể phát hiện lõm sọ, mảnh xương
vỡ. Dấu hiệu Battle (bầm sau tai) và dấu hiệu
bầm quanh mắt (raccoon’s eyes: mắt gấu trúc) là
chỉ dẫn của vỡ sàn sọ. Các dấu hiệu khác là dịch
não tủy trong rò từ tai hay mũi hoặc liệt dây thần
kinh VII. CT-Scan đầu với cửa sổ xương cho thấy
rõ nứt sọ.
Nứt sọ cũng thường phối hợp với một
thương tổn trong sọ như một máu tụ hay dập
não. Các thương tổn trong sọ có thể khu trú như
máu tụ ngoài màng cứng, máu tụ dưới màng
cứng, máu tụ trong não và dập não hoặc là
thương tổn lan tỏa như tổn thương trục lan tỏa
(Diffuse Axonal Injury: DAI) và chấn động não
nhẹ (mild concussion).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 Tổng Quan
3
Máu tụ ngoài màng cứng (Epidural hematoma)
Máu tụ ngoài màng cứng (MTNMC) là máu
tụ đóng cục nằm giữa màng cứng và mặt trong
của hộp sọ, có hình thấu kính 2 mặt lồi (Hình 3),
thường do nứt sọ và rách động mạch màng não
giữa nhưng cũng có thể chảy máu từ thương tổn
tĩnh mạch. Người bệnh có thể có “khoảng tỉnh”,
sau đó NB rơi vào hôn mê. Loại này chiếm độ
1% số CTSN, điều quan trọng là phải chẩn đoán
sớm để mổ kịp thời mới cứu sống được NB. Tỉ lệ
tử vong gia tăng từ 0%, đến 9%, đến 20%, lần
lượt với NB không bị hôn mê, lơ mơ, và hôn mê
sâu trước khi can thiệp phẫu thuật. Chẩn đoán
được và điều trị phẫu thuật sớm làm hạ tỉ lệ tử
vong từ 20-55% xuống còn 5 - 10%(6).
Hình 3. Sơ đồ cho thấy nứt sọ vùng đính trái và máu
tụ ngoài màng cứng bên dưới. Nguồn: Diagnostic
Imaging BRAIN, Osborn AG (2010), Second edition,
Amirsys Publishing, Inc(5)
Máu tụ dưới màng cứng cấp tính (Acute
subdural hematoma)
Máu tụ dưới màng cứng (MTDMC) là máu
tụ nằm giữa màng cứng và não, trên CT-Scan
có dạng mặt lồi (Hình 4). Loại máu tụ nầy
thường gặp hơn MTNMC, xảy ra ở độ 30% số
CTSN, thường do rách các tĩnh mạch bắt cầu
giữa các xoang tĩnh mạch và não hoặc do rách
bề mặt não. Trong nhiều lô nghiên cứu tử
vong lên đến 60% và thường phối hợp với tổn
thương não bên dưới. Cần phải mau chóng
dùng thuốc làm giảm áp lực trong sọ, ví dụ
như mannitol, và mổ lấy máu tụ. Trong 1
nhóm nghiên cứu 82 NB bị MTDMC cấp tính,
những NB được mổ trong vòng 4 giờ có tỉ lệ tử
vong 30% so với tỉ lệ tử vong 90% nếu phẫu
thuật để muộn hơn 4 giờ(6). Vì vậy, điều quan
trọng là phải vận chuyển thật nhanh các NB
này đến nơi có chuyên khoa Ngoại Thần kinh.
Hình 4. Sơ đồ máu tụ dưới màng cứng cấp tính bán
cầu gây chèn ép bán cầu não trái, có dập não xuất
huyết và tổn thương sợi trục lan tỏa (DAI). Nguồn:
Diagnostic Imaging BRAIN, Osborn AG (2010),
Second edition, Amirsys Publishing, Inc(5)
Máu tụ trong não (Intracerebral hematoma)
Máu tụ trong não (MTTN) là máu tụ nằm
trong nhu mô não, do chấn thương hoặc do đột
quỵ vì tăng huyết áp hoặc do vỡ túi phình mạch
máu não hay dị dạng động-tĩnh mạch não.
MTTN có thể gây hiệu ứng khối choán chỗ nhiều
cần phải mổ lấy máu tụ, đặc biệt khi loại máu tụ
này nằm trong thùy thái dương gần thân não
(Hình 5).
Hình 5. Máu tụ trong não ở hạch nền bên trái do
Đột quỵ bởi tăng huyết ápmáu có đổ vào hệ thống
não thất bên. Nguồn: Diagnostic Imaging BRAIN,
Osborn AG (2010), Second edition, Amirsys
Publishing, Inc(5)
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6* 2019
4
Dập não (Contusion)
Dập não thường gặp ở CTSN, thường gặp ở
vùng trán hay ở cực thái dương, do cơ chế giảm
tốc nhanh. Trong thời gian nhiều giờ hay nhiều
ngày phần dập não nầy tiến triển thành máu tụ
trong não gây ra hiệu ứng khối choán chỗ, làm
tăng áp lực trong sọ và cần mổ lấy máu tụ ra
(Hình 6).
Hình 6. Axial Flair MR cho thấy dập não ở vỏ não
thái dương và hồi thẳng của thùy trán (các mũi tên
trắng). Nguồn: Diagnostic Imaging BRAIN, Osborn
AG (2010), Second edition, Amirsys Publishing, Inc(5)
Tổn thương sợi trục lan tỏa (Diffuse axonal
injury: DAI)
Hình 7. Tổn thương sợi trục lan tỏa (DAI) với nhiều
ổ xuất huyết ở thể chai và phần thân não trên. Nguồn:
Diagnostic Imaging BRAIN, Osborn AG (2010),
Second edition, Amirsys Publishing, Inc(5)
DAI là kết quả của các sợi trục bị xé rách
trong lúc giảm tốc nhanh của não. Những người
bệnh bị tổn thương sợi trục lan tỏa nặng chiếm
đến 36% các NB bị CTSN với triệu chứng lâm
sàng gồng cứng mất vỏ hay gồng cứng mất não
và thường bị tàn phê nặng nếu còn sống sót. CT-
Scan não có thể cho thấy những dập não điểm
nhỏ trên toàn thể não và MRI có thể cho thấy các
thay đổi ở chất trắng, đặc biệt ở thể trai (Hình 7).
Tránh các tổn thương thứ phát khi vận chuyển
người bệnh
Thương tổn nguyên phát xảy ra lúc bị chấn
thương gây tổn thương trực tiếp lên hộp sọ, não
bộ và các mô xung quanh. Thương tổn thứ phát
xảy ra sau đó, gồm có sự phát triển phù não,
xuất huyết trong sọ như MTNMC hoặc MTDMC
và xuất huyết trong não. Thiếu oxy trong não
(Hypoxemia) và thiếu máu não gây nhồi máu
não (Ischemia) có thể do tăng áp lực trong sọ và/
hoặc do shock. Dù nhân viên y tế không thể
ngăn cản hay kiểm soát được tổn thương nguyên
phát, họ có thể giúp giảm được tác hại của tổn
thương thứ phát(3,4,6). Để giảm bớt các tác hại đó
cần phải thực hiện các nguyên tắc sau đây(6):
Ổn định thật nhanh đường thông khí, thở, và
tuần hoàn.
Chuyển NB nhanh chóng đến nơi có đầy đủ
phương tiện y khoa chuyên ngành và hồi sức
tích cực. Nếu vận chuyển NB bằng xe cứu
thương mất quá nhiều thời gian vì quá xa hoặc
đường đi không thông thoáng hoặc ở vùng đồi
núi khó di chuyển hay ở biển đảo xa bờ thì vận
chuyển NB bằng đường hàng không là thuận lợi
nhất. Tuy nhiên, người chỉ huy đội nhân viên y
tế cần cân nhắc mọi yếu tố liên quan đến tình
trạng NB để quyết định việc chọn phương tiện
vận chuyển NB: bằng xe cứu thương hay bằng
đường hàng không.
Giúp tối ưu tình trạng huyết động học và
tình trạng thở oxy của NB trong khi vận chuyển.
Cần phải tránh giảm oxy máu (Hypoxemia)
và giảm dung lượng máu (Hypovolemia). Vì vậy
theo ý kiến chúng tôi cần có đội ngũ chuyển vận
gồm nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, nhân
viên gây mê, ) được huấn luyện kỹ về chuyên
môn, có nhiều kinh nghiệm trong hồi sức cấp
cứu, ít nhất đã phục vụ trong chuyên ngành 3
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 Tổng Quan
5
năm, cũng như cần liên lạc thường xuyên với các
chuyên gia y tế ở nơi sẽ chuyển NB đến để thông
báo và trao đổi về tình hình diễn tiến của người
bệnh. Hệ thống vận chuyển NB bằng đường
hàng không của nước ta còn non trẻ so với các
nước tiên tiến, tuy vậy cũng cần trang bị phương
tiện và dụng cụ y khoa tối thiểu trên phi cơ để
nhân viên y tế có thể cấp cứu hồi sức cho NB
trong khi vận chuyển.
Nhiệm vụ của nhóm vận chuyển là phải
nhận biết các thay đổi mơ hồ từ lúc bắt đầu vận
chuyển cho đến điểm đến. Ba yếu tố quan trọng
nhát là mức độ của tình trạng tri giác, chức năng
đồng tử, và vận động của các chi. Sự giảm GCS 2
điểm giữa các lần khám thường là một chỉ dẫn
về sự trở năng quan trọng về trạng thái thần
kinh. Sự khác biệt của đồng tử trên 1 mm phải
được xem là thứ phát sau bệnh lý não cho đến
khi có thể chứng minh ngược lại. Điều nầy đặc
biệt phải ghi nhớ nếu cùng lúc có tổn thương
mặt hay hốc mắt(6).
Sự duy trì đường thở rất quan trọng với NB
bị CTSN. Dù NB tỉnh, đáp ứng tốt vẫn phải cho
oxygen hỗ trợ. NB phải đặt nội khí quản hay mở
khí quản phải được cho oxygen ẩm và hút các
chất tiết thường xuyên. Việc ổn định đường thở
có thể khó khăn trong lúc vận chuyển vì vậy tốt
nhất nên đặt nội khí quản sớm để phòng ngừa
hạ oxy máu và tăng CO2 máu. Cần tránh tai nạn
tụt nội khí quản trên đường vận chuyển(6).
Xử trí về dịch truyền tĩnh mạch (IV) là 1 cách
thức chăm sóc quan trọng cho những NB bị tổn
thương não để đạt được thể tích nội mạch bình
thường và sự tưới máu não thích hợp. Với NB bị
CTSN nặng, dung dịch Normal saline + 20 mEq
KCl/L được cho ở liều duy trì. Cần ghi nhận
lượng nước tiểu bằng cách đặt ống Foley.
Xử trí với tăng áp lực trong sọ: Nếu thực
hiện được việc đo áp lực trong sọ (ALTS), mức
hướng dẫn là 20-25 mmHg. Các phương pháp
thông thường để làm hạ ALTS gồm có cho đầu
giường cao 30 đến 450 để làm giảm phù não bằng
các giúp hồi lưu tĩnh mạch tốt. Giữ đầu ngay
đường giữa sẽ giúp ngừa tĩnh mạch cảnh bị gập,
có thể làm trở ngại hồi lưu tĩnh mạch. Khi các
biện pháp nội khoa không làm giảm được ALTS
và nếu trước đó NB được chụp CT-Scan sọ não
có khi bác sĩ Ngoại Thần kinh phải dựa vào
phim CT-Scan để khoan sọ 1 lỗ dẫn lưu não thất
làm giảm ALTS.
Mannitol: Mannitol là 1 chất lợi tiểu thẩm
thấu có lợi trong trường hợp NB bị CTSN nặng
bị tăng ALTS nhờ nhiều cách: Tăng lưu lượng
máu não; tăng sự phân phối oxygen cho não; làm
giảm hematocrite; làm giảm độ nhờn của máu.
Tác động như là 1 chất thẩm thấu, mannitol làm
“mở” hàng rào máu não, hàng rào máu não có
thể góp phần vào việc phù não, vì vậy phải dùng
liểu nạp (bolus) lập đi lập lại nhiều lần hơn là
truyển liên tục. Mannitol không được dùng
trong trường hợp huyết áp thấp vì việc mất thể
tích về sau có thể đưa đến hạ huyết áp. Liều nạp
khởi đầu là 1g/kg cân nặng. Các liều nạp kế tiếp
thường từ 12,5-25g mỗi 4-6 giờ nếu cần để giữ
ALTS dưới 20 mmHg. Phải ngưng Mannitol khi
“serum osmolarity” (độ thẩm thấu trong huyết
thanh) vượt quá 320 mOsm để phòng ngừa suy
thận.
Một thuốc lợi tiểu là furosemide cũng có thể
được dùng để điều tri tăng ALTS bằng cách làm
giảm phù não và giảm sự sản xuất dịch não tủy.
Các NB này phải được đặt ống Foley.
Nhận biết sớm động kinh sau chấn thương
có thể giúp ngừa tổn thương thứ phát do hạ oxy
huyết (hypoxia) và tăng ALTS. Phenytoin hữu
ích để ngừa động kinh ở giai đoạn cấp tính sau
chấn thương và thuốc benzodiazepine tác dụng
ngắn có thể là một điều trị hợp lý ban đầu cho
động kinh.
Vận chuyển người bệnh bị tổn thương tủy sống
bằng đường hàng không
Nguyên tắc tổng quát
Ngay tại hiện trường, nếu NB nghi bị tổn
thương tủy sống thì phải bất động cột sống ngay
bằng dụng cụ ngoài. Nếu NB tỉnh, quan sát xem
NB có cử động được tay hay chân không. Quan
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6* 2019
6
sát vùng cổ, gáy và lưng xem có trầy xước, rách
da hay có dấu hiệu khác làm nghi tổn thương cột
sống hay không. Nếu NB có thể nói và trả lời câu
hỏi, khám bằng châm chích đơn giản có thể định
được mức tổn thương tủy sống (Bảng 2). Giống
như trong chấn thương đầu, duy trì đường thở
và tuần hoàn thích hợp là đỉnh cao để phòng
ngừa tổn thương thần kinh về sau. Nếu cần thiết
phải đặt nội khí quản bằng đường mũi hay
đường miệng thì chỉ nên bật ngửa đầu và cổ tối
thiểu. Tổn thương tủy sống nặng có thể đưa đến
shock tủy sống gây tổn thương hệ thần kinh giao
cảm làm giảm kháng lực mạch máu ngoại biên.
Những chỉ dẫn lâm sàng của shock tủy sống: liệt
mềm các chi, mất trương lực cơ hậu môn, cương
cứng dương vật (priapism), mất cảm giác(6).
Bảng 2. Dùng châm chích (Pinprick) định khoanh da
(dermatome) để định mực tổn thương tủy sống
Mực
thương
tổn
Khoanh
da
Mực
thương
tổn
Khoanh
da
Mực
thương
tổn
Khoanh da
C4 Vai T4 Núm vú L4
Mắt cá
trong
C6
Ngón tay
cái
T6 Mỏm ức L5
Ngón chân
cái
C7
Ngón tay
giữa
T10 Rốn S1
Mặt ngoài
bàn chân
C8 Ngón tay út L3
Mặt trước
đùi
S4-5
Quanh hậu
môn
Thiết bị bất động cổ
Thiết bị bất động cổ giúp cố định chắc để
ngừa gập, ngửa và xoay cột sống. Nẹp cổ thường
được dùng nhiều nhất để bất động trong khi vận
chuyển NB có nghi ngờ tổn thương cột sống cổ.
Nẹp được đặt thế nào cho cằm ló ở phía trên nẹp
một cách thoải mái (Hình 8, 9). Với những NB có
cổ ngắn, cần có nẹp cổ loại ngắn, nhỏ. Khi đã
mang nẹp cổ, NB có thể được vận chuyển an
toàn trên ván cứng. Khi đến nơi, cần phải
chuyển NB ra khỏi ván cứng: 1 người ở đầu, 1
người ở thân người, người thứ ba ở chân giường
– nâng NB – trong khi tấm ván được nghiêng và
lấy ra từ từ. Kế đó NB được cuộn chầm chậm
vào vị trí nằm ngửa(6).
Hình 8. Nẹp cổ. Nguồn: Aeromedical Evacuation:
Management of Acute and Stabilized Patients,
William W. Hurd, John G. Jernigan, 2003, Springer-
Verlag New York, Inc(6)
Hình 9. Nẹp cổ đặt đúng cách (thẳng, nghiêng).
Nguồn: Aeromedical Evacuation: Management of
Acute and Stabilized Patients, William W. Hurd,
John G. Jernigan, 2003, Springer-Verlag New York,
Inc(6)
Thiết bị để cố định cột sống cổ cứng hơn
gồm có Halo vest (Hình 10, 11). Thường có thể
bất động cột sống cổ bằng Halo vest và chuyển
NB đến nơi có đầy đủ phương tiện và chuyên
khoa thích hợp(6).
Halo vest gồm có 1 vòng được giữ chắc vào
hộp sọ của NB bằng những vít nhọn. Trước khi
đặt Halo, bác sĩ Ngoại thần kinh phải chuẩn bị
làm vô trùng cho đầu nhọn của vít và gây tê da
đầu vì gắn vào đầu có thể làm đau NB. Khi đã
đặt Halo xong phải chụp X-quang để chỉnh sửa
cột sống thẳng trục. Khi vận chuyển NB, phải lau
sạch vùng có đầu vít nhọn gắn vào với nước xà
phòng hoặc 1 dung dịch nước oxy già pha loãng,
2 đến 3 lần mỗi ngày(6).
Bất động cột sống ngực và thắt lưng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 Tổng Quan
7
Phần lớn gãy cột sống xảy ra ở đoạn nối
ngực-thắt lưng, thường là từ T12 đến L1 vì đó là
vùng tiếp nối giữa đoạn cột sống ngực tương đối
vững nhờ lồng ngực và đoạn cột sống thắt lưng.
Phần lớn những NB này không có tổn thương
thần kinh ngay và có thể xử trí ban đầu với một
áo nẹp “Thoracolumbar-sacral orthotic” (TLSO)
và vận chuyển NB đến nơi có đầy đủ phương
tiện hình ảnh học và phẫu thuật.
Hình 10. Halo vest. Nguồn: Aeromedical Evacuation:
Management of Acute and Stabilized Patients,
William W. Hurd, John G. Jernigan, 2003, Springer-
Verlag New York, Inc(6)
Hình 11. Halo vest đặt đúng cách (Hình thẳng và
nghiêng). Nguồn: Aeromedical Evacuation:
Management of Acute and Stabilized Patients,
William W. Hurd, John G. Jernigan, 2003, Springer-
Verlag New York, Inc(6)
Dùng methylprednisolone
Có chỉ định dùng sớm Methylprednisolone
IV cho những NB bị chấn thương tủy sống
trong vòng 8 giờ từ lúc chấn thương với liều
lượng: liều ban đầu (loading dose): 30 mg/kg
trong 15-45 phút sau liều đầu tiên: tiếp tục
truyền 5,4 mg/kg/giờ trong 23 giờ.
Cùng lúc cần cho một loại thuốc phong bế
H2 (H2 blocker) đề ngừa loét dạ dày. Với những
NB bị liệt hai chi dưới hay liệt tứ chi, dùng quần
hơi (pneumatic compression hose) hay vớ (TED
hose stockings) đề ngừa ứ trệ tĩnh mạch ở chân –
có thể đưa đến tắc tĩnh mạch sâu và thuyên tắc
phổi, ảnh hưởng đến tính mạng. Với NB bị liệt
tứ chi, cần cẩn thận lót ở vùng có xương nhô như
gót chân, nách, hông để phòng ngừa loét và NB
phải được xoay trở mỗi 2 giờ trong quá trình vận
chuyển để kiểm tra và phòng ngừa sự hình
thành loét.
Tất cả NB bị chấn thương tủy sống cấp
tính cần được chuẩn bị trước khi vận chuyển:
Đặt đường truyền tĩnh mạch để truyền dịch,
đặt sonde Foley (sonde tiểu), đặt ống mũi-dạ
dày vì NB thường bị liệt ruột cơ năng. Ưu tiên
nhất là duy trì đường thở. Những NB bị
thương tổn tủy sống cao thường bị tổn thương
về hô hấp và có thể cần phải đặt nội khí quản.
Cần hết sức chú ý làm sạch đàm dãi để đường
thở được thông thoáng.
LỢI ÍCH VÀ BẤT TIỆN CỦA VẬN
CHUYỂN NGƯỜI BỆNH BẰNG ĐƯỜNG
HÀNG KHÔNG
Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu khoảng cách
cần vận chuyển dưới 10 dặm (khoảng 16 km) và
đường bộ thông thoáng, xe dễ chạy thì vận
chuyển NB bằng xe cứu thương nhanh hơn. Nếu
khoảng cách từ hiện trường tai nạn đến nơi có
đủ phương tiện y khoa điều trị từ 10 dặm đến 45
dặm (khoảng 72 km) hoặc hiện trường là vùng
đồi núi, hẻo lánh, xe cứu thương khó đến hoặc
các vùng biển đảo xa bờ thì vận chuyển bằng
trực thăng có lợi hơn(7). Ở những khoảng cách xa
hơn thì cần dùng các loại phi cơ khác.
Trực thăng bay đường thẳng với tốc độ cao
(200-300 km/giờ) giúp giảm thời gian vận
chuyển, đặc biệt với những khoảng cách quan
trọng, đến nhanh 1 Trung Tâm Y khoa chuyên
sâu, rõ ràng cần thiết cho những BN cần can
thiệp phẫu thuật khẩn. Khi vận chuyển cần có
bác sĩ hay 1 nhóm nhân viên y tế trình độ cấp
cứu cao để theo dõi, hồi sức tích cực và chăm sóc
người bệnh (NB)(7).
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6* 2019
8
Một số các bất tiện khi vận chuyển NB bằng
đường hàng không(1,3,4,6,7,8)
Hoàn toàn lệ thuộc vào các điều kiện thời
tiết, đặc biệt về tầm nhìn. Các giới hạn này gia
tăng khi bay đêm, mất những mốc nhìn và gây
phản ứng lo sợ cho NB. NB cũng không thể chịu
được áp lực không khí quá lớn khi phi cơ bay
quá cao.
Tạo tiếng ồn nhiều hơn so với xe cứu thương
làm cho khó trao đổi lời nói, giới hạn khả năng
ghi nhận các dấu hiệu sinh tồn và sự theo dõi
NB. Nghe phổi, tim khó và các báo động của
máy cũng khó nghe. Khoảng không gian giới
hạn ở buồng phi cơ làm giới hạn việc thực hiện
các động tác chăm sóc NB, chiều cao thấp không
bảo đảm dịch truyền chảy tốt. Các giới hạn này
gia tăng khi bay đêm, mất những mốc nhìn bằng
mắt (khó nhìn màu da NB khi tím tái, khó đọc
các thông số máy).
Các dụng cụ cấp cứu, dụng cụ phẫu thuật
thần kinh và thuốc men thường không đầy đủ
và thiếu tiện nghi so với ở bệnh viện hay trên xe
cứu thương, do đó sự hồi sức trong khi bay cũng
bị giới hạn.
Đội ngũ nhân viên y tế và NB thường có tâm
trạng căng thẳng khi vận chuyển bằng đường
hàng không và nếu NB vật vã, không hợp tác thì
cũng ảnh hưởng đến sự an toàn của chuyến bay
và đội ngủ nhân viên. Chi phí vận chuyển bằng
đường hàng không đắt hơn nhiều so với dùng xe
cứu thương.
KẾT LUẬN
So sánh những lợi thế và bất tiện của vận
chuyển bằng đường hàng không chúng ta thấy
rằng nếu đặt tính mạng người bệnh lên trên hết
thì người bệnh bị tổn thương não và tủy sống
nặng có thể vận chuyển bằng đường hàng không
an toàn và có hiệu quả sau khi hồi sức tạm ổn.
Người chỉ huy đội nhân viên y tế vận chuyển
cần lượng giá chính xác điều kiện về thần kinh
của NB, giúp ổn định một cách cấp tính các dấu
hiệu sinh tồn của NB để quyết định việc vận
chuyển NB bằng đường hàng không cũng như
xử trí, hồi sức tích cực trong lúc vận chuyển để
giúp cải thiện kết cục của NB và giảm thương
tổn thứ phát về não và tủy sống. Vì vậy, cần tổ
chức đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ nhân viên
y tế vận chuyển cũng như đầu tư nhiều hơn cho
việc trang bị phương tiện y tế cấp cứu và hồi sức
trên phi cơ (Hình 12, 13).
Hình 12. Ảnh 1 phi cơ trực thăng cứu thương.
Nguồn: Polk JD, Fallo WF (2003)(7)
Hình 13. Trang bị thiết bị y khoa cao cấp chuẩn bên
trong 01 trực thăng đời mới. Nguồn: Polk JD, Fallo
WF (2003)(7)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Connor SB (2003). “Nursing Care In-Flight”. In: Hurd William
W, Jernigan John G, “Aeromedical Evacuation, Management of
Acute and Stabilized Patients”. Springer-Verlag New York,
pp.136-146,
2. Jones HR, Srinivasan J, Allam G, Baker R (2011). “Netter’s
Neurology, 2nd edition”. An Imprint of Elsevier Inc.
3. Laurent G, Jérôme M, Richard J, Raphael T, Romain M, Vincent
S, David C, Christian A (2011). “Traumatisme crânien grave”.
In: Observatoire français des drogues et des toxicomanies
“Urgence Pratique. La revue des acteurs de l'urgence: Revue des
SMUR et du Service de santé des Sapeurs-pompiers”, 108 :41-44
4. Laurent V, Pierre-Nicolas C, Patrick S (2011). “Intérêts et
Contraintes du transport héliporté du patient traumatisé”. In:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 Tổng Quan
9
Observatoire français des drogues et des toxicomanies, “Urgence
Pratique. La revue des acteurs de l'urgence: Revue des SMUR et
du Service de santé des Sapeurs-pompiers”, 108:61-64.
5. Osborn AG (2010). “Diagnostic Imaging Brain, second edition”.
Amirsys Publishing Inc.
6. Perez MJ, Leary C, Leary R (2003). “Air Evacuation of the
Neurosurgical Patient”. In: Hurd William W, Jernigan John G,
“Aeromedical Evacuation, Management of Acute and Stabilized
Patients”. Springer-Verlag New York Inc, pp.184-202.
7. Polk JD, Fallo WF (2003). “Indications and Considerations for
Emergent Evacuation of the Peacetime Casualty”. In: Hurd
William W, Jernigan John G, “Aeromedical Evacuation,
Management of Acute and Stabilized Patients”. Springer-Verlag
New York Inc, pp.13 – 25.
8. Ross RT, Gage Ochsner M (2003). “In-Flight Emergencies:
Capabilities and Limitation”. In: Hurd William W, Jernigan John
G, “Aeromedical Evacuation, Management of Acute and
Stabilized Patients” Springer-Verlag New York Inc, pp.160-169.
Ngày nhận bài báo: 16/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 05/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_chuyen_nguoi_benh_phau_thuat_than_kinh_bang_duong_hang_k.pdf