Tài liệu Vai trò của y tế cơ sở trong công tác mổ đục thể thuỷ tinh và phát triển chương trình phòng chống mù loà cho nhân dân tỉnh Gia Lai: 80
VAI TRÒ CỦA Y TẾ CƠ SỞ TRONG CÔNG TÁC MỔ ĐỤC
THỂ THUỶ TINH VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
PHÒNG CHỐNG MÙ LOÀ
CHO NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHOA MẮT - TRUNG TÂM PCBXH GIA LAI
I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
Gia Lai là một trong 5 tỉnh Tây
Nguyên có địa hình tương đối phức tạp
kèm theo khí hậu ảnh hưởng của dãy
Trường Sơn cho nên việc đi lại của nhân
dân trong tỉnh cũng rất khó khăn, nhất là
vào mùa mưa. Với diện tích: 15.578
Km2, dân số khoảng 1,1 triệu người,
đồng bào dân tộc thiểu số: Jarai, Banar
chiếm khoảng 45% còn lại số ít là đồng
bào Tày, Nùng, Mường di cư từ các tỉnh
phía Bắc vào sinh sống, mật độ dân số
khoảng 68 người/km2, cho nên có những
bản làng cách xa Trung tâm huyện tới 70
km đường rừng, đường tạm. Vì vậy việc
tiếp cận với nhân dân ngoài già làng,
trưởng thôn thì cán bộ y tế thôn bản đóng
vai trò hết sức quan trọng trong công tác
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cũng như
chăm sóc mắt ban đầu.
II- CÔNG TÁC TỔ CHỨC MỔ
ĐỤC THỂ THUỶ TINH GIẢI
...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của y tế cơ sở trong công tác mổ đục thể thuỷ tinh và phát triển chương trình phòng chống mù loà cho nhân dân tỉnh Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
80
VAI TRÒ CỦA Y TẾ CƠ SỞ TRONG CÔNG TÁC MỔ ĐỤC
THỂ THUỶ TINH VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
PHÒNG CHỐNG MÙ LOÀ
CHO NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHOA MẮT - TRUNG TÂM PCBXH GIA LAI
I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
Gia Lai là một trong 5 tỉnh Tây
Nguyên có địa hình tương đối phức tạp
kèm theo khí hậu ảnh hưởng của dãy
Trường Sơn cho nên việc đi lại của nhân
dân trong tỉnh cũng rất khó khăn, nhất là
vào mùa mưa. Với diện tích: 15.578
Km2, dân số khoảng 1,1 triệu người,
đồng bào dân tộc thiểu số: Jarai, Banar
chiếm khoảng 45% còn lại số ít là đồng
bào Tày, Nùng, Mường di cư từ các tỉnh
phía Bắc vào sinh sống, mật độ dân số
khoảng 68 người/km2, cho nên có những
bản làng cách xa Trung tâm huyện tới 70
km đường rừng, đường tạm. Vì vậy việc
tiếp cận với nhân dân ngoài già làng,
trưởng thôn thì cán bộ y tế thôn bản đóng
vai trò hết sức quan trọng trong công tác
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cũng như
chăm sóc mắt ban đầu.
II- CÔNG TÁC TỔ CHỨC MỔ
ĐỤC THỂ THUỶ TINH GIẢI
PHÓNG MÙ LOÀ:
Những năm trước 2004, Khoa mắt-
Trung tâm PCBXH Gia Lai với biên chế
03 bác sỹ (2 bác sỹ CKI) có 1 bác sỹ học
lớp cao học, 3 y sĩ (2 chuyên khoa), 1 y
sĩ kiêm nhiệm thủ quỹ, cho nên mỗi năm
chỉ thực hiện được khoảng 300 ca.
Đến năm 2004, được sự chỉ đạo của
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực
UBND tỉnh với những chỉ thị 15 CT/TU
ngày 02/02/2004 và chỉ thị 177 CT/UB –
VX, các ban ngành và các tổ chức chính
trị – xã hội của tỉnh đã vào cuộc kết hợp
với sự hỗ trợ đầy nhiệt huyết của Hội bảo
trợ bệnh nhân nghèo TP. Hồ Chí Minh
và Bệnh viện Mắt TW với phương châm:
quyết tâm đưa ánh sáng cho bệnh nhân
mù đục thể thuỷ tinh nghèo của tỉnh. Ban
chỉ đạo giải phóng mù loà đã được thành
lập ngay sau khi có chỉ thị của BTV Tỉnh
uỷ và thường trực UBND tỉnh, ở tỉnh đ/c
Phó Chủ tịch UBND làm trưởng Ban,
Giám đốc Sở y tế làm phó Ban thường
trực, các uỷ viên: Giám đốc các Trung
tâm PCBXH, UBDS – KHHGĐ & TE,
2. Nhãn khoa cộng đồng
80
Trung tâm TTGDSK, Đài PT và TH, Hội
chữ thập đỏ, thì tại cấp huyện, xã cũng
thành lập Ban chỉ đạo với mô hình như
vậy. Đ/c Giám đốc Trung tâm PCBXH
thường trực BCĐ trực tiếp làm trưởng
đoàn phẫu thuật đến cơ sở để tiếp cận với
từng bệnh nhân mù ở các vùng xa xôi,
hẻo lánh nhất trong từng thôn bản của tất
cả các xã huyện trong tỉnh (có 1840 làng,
195 xã, 15 huyện thị thành phố). Dưới sự
dẫn đường, vận động của cán bộ y tế
thôn bản, già làng, trưởng thôn, nên theo
dự kiến chương trình giải phóng mù loà
cho bệnh nhân nghèo là hơn 1.100 người
và sẽ tổng kết vào ngày Quốc khánh 2/9,
nhưng đến ngày 15/8 chúng tôi đã mổ
được 1689 ca/15 huyện, TP (trong đó
đoàn phẫu thuật Bệnh viện mắt TP. Hồ
Chí Minh mổ được 323 ca, khoa mắt
Bệnh viện tỉnh mổ được 210 ca).
III- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THU
NHẬN BỆNH NHÂN ĐỤC THỂ
THUỶ TINH:
Sau khi hội nghị được tổ chức tại
các huyện giữa các đ/c trong Ban chỉ đạo
của tỉnh với các BCĐ các huyện kết thúc,
thì cán bộ y tế cơ sở cũng được tập huấn
sơ bộ về cách tiến hành khám và phát
hiện bệnh đục thuỷ tinh thể và thống nhất
lịch làm việc cụ thể cho từng xã. Chính
họ là người trực tiếp cùng với y tế thôn
bản đưa các bác sỹ CK đến từng làng,
từng cụm dân cư khám và chỉ định
phẫu thuật cho những ai có đủ điều kiện,
cùng lúc xe ô tô chuyển thương sẽ mời
bệnh nhân đến Trung tâm y tế huyện để
làm thủ tục, xét nghiệm cơ bản và để
ngày sau tiến hành phẫu thuật với cách
làm dây chuyền của 2 bộ phận: Khám và
chỉ định phẫu thuật với bộ phận phẫu
thuật - hậu phẫu, cho nên không có sự
ùn tắc bệnh nhân chờ mổ, sử dụng tối đa
khả năng có thể của các giường bệnh tại
Trung tâm y tế huyện mà còn giảm rất
nhiều thời gian lưu trú cho các y, bác sỹ
đoàn phẫu thuật. Kết quả trong 7 tháng
số lượng bệnh nhân mổ đạt như sau:
Bảng biểu 1: (xem phụ lục trang
sau)
IV- KẾT LUẬN:
Để đẩy mạnh công tác mổ đục thể
thuỷ tinh trên địa bàn tỉnh Gia Lai, ngoài
sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền và các đoàn thể chính trị xã
hội theo tinh thần NQ TW VII đã nêu:
Phấn đấu để mọi người được quan tâm
chăm sóc sức khoẻ và “Sự nghiệp chăm
sóc sức khoẻ là trách nhiệm của cộng
đồng và của mọi người dân, là trách
nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ
chức xã hội” thì tỉnh Gia Lai phải được
sự ủng hộ của cộng đồng: y tế hướng về
cộng đồng, phát huy được các sức mạnh
của hệ thống mạng lưới y tế cơ sở. Theo
bác sỹ Măng Đung – GĐ Sở y tế Gia Lai:
“Vấn đề kỹ thuật mổ bây giờ không còn
đáng lo ngại mà vấn đề cốt lõi làm sao
đưa được người bệnh từ các bản làng về
các Trung tâm y tế”. Cho nên công tác
80
đào tạo và đào tạo lại cho các y bác sỹ
tuyến cơ sở nhất là lực lượng y tế thôn
bản về công tác chăm sóc mắt ban đầu là
hết sức quan trọng (đây chính là khâu
mấu chốt để giải quyết chương trình giải
phóng mù loà hiện tại cũng như lâu dài).
Tiếp đến là vấn đề tuyên truyền bằng
mọi hình thức, đặc biệt là trên phương
tiện thông tin đại chúng để từng bước
nâng cao mặt bằng dân trí cho nhân dân,
nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa,
vùng biên giới
Ngoài ra một vấn đề hết sức quan
trọng nữa là sự quan tâm giúp đỡ của
Bệnh viện mắt TW, Hội bảo trợ bệnh
nhân nghèo TP Hồ Chí Minh, tổ chức
CBM và các tổ chức từ thiện khác.
V- CÁC GIẢI PHÁP TRONG
THỜI GIAN TỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG CHƯƠNG TRÌNH MỔ
ĐỤC THỂ THUỶ TINH VÀ PHÒNG
CHỐNG MÙ LOÀ TẠI TỈNH GIA
LAI:
- Củng cố và xây dựng xã hội hoá
công tác giải phóng mù loà. Công tác này
tiếp tục được duy trì có tính bền vững và
lâu dài. Cần tranh thủ được sự ủng hộ
của các cấp uỷ Đảng và chính quyền
trong công tác vận động các ngành, các
tổ chức có liên quan cùng tham gia và
cùng chia sẻ công việc.
- Tiếp tục triển khai công tác truyền
thông GDSK về chăm sóc mắt ban đầu
bằng nhiều hình thức phong phú hơn.
Duy trì và đẩy mạnh công tác tập huấn
chăm sóc mắt ban đầu, lồng ghép trong
chương trình CSSKBĐ, đưa thông tin
cần thiết về công tác giải phóng mù loà
đến với cộng đồng thông qua các các đối
tượng có chức sắc tại thôn bản như: già
làng, trưởng bản và đặc biệt là đội ngũ y
tế thôn bản cho các xã. Xây dựng chương
trình phát thanh và truyền hình miễn phí
1 lần/ 1 tuần trên các phương tiện thông
tin đại chúng bằng 3 thứ tiếng với nội
dung đơn giản, dễ hiểu, thời lượng ngắn.
- Về nhân lực hoạt động tuyến xã:
phụ trách công tác PCML cần được
chuyên biệt hơn và hạn chế tình trạng
thuyên chuyển.
- Đẩy mạnh công tác khám phát hiện,
khám có chỉ điểm qua nghi ngờ của cán
bộ y tế thôn bản, già làng, trưởng thôn,
tập trung công tác khám cho các vùng
sâu, vùng xa biên giới
- Tranh thủ sự hỗ trợ về mọi mặt của
Bệnh viện mắt TW, Hội bảo trợ bệnh
nhân nghèo TP Hồ Chí Minh, tổ chức
CBM và các tổ chức từ thiện khác nhằm
triển khai tốt công tác GPML tại tuyến
cơ sở.
80
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC MỔ ĐỤC THỂ THUỶ TINH -
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG
CHỐNG MÙ LOÀ CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
NGUYỄN MẠNH HÙNG
Bệnh viện Mắt tỉnh Thái Nguyên
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
Thái Nguyên là tỉnh miền núi, nằm
ở vùng Đông Bắc Việt Nam, diện tích:
3541 km2, dân số: 1.083.779 người (số
liệu tính đến 31/12/2002). Mật độ dân số
trung bình: 306người/km2 (vùng cao: 73
người/km2, thành phố: 1.323
người/km2). Cơ cấu dân tộc theo điều tra
năm 1999 (7 dân tộc): Kinh 75,24%; Tày
10,16%; Nùng 5,22%; Sán Dìu 3,57%;
H’mông, Sán Chay 3,26%; Dao 2,09%.
Đơn vị hành chính bao gồm 7 huyện,
trong đó có 1 huyện vùng cao, 1 thành
phố và 1 thị xã; 180 xã phường (có 36 xã
thuộc diện đặc biệt khó khăn). Tỷ lệ hộ
nghèo năm 2003 là 9,3% (theo tiêu chí
mới).
Thái Nguyên có hệ thống y tế khá
phát triển:
- Cơ sở y tế:
Tuyến tỉnh: 3 Bệnh viện đa khoa;
4 Bệnh viện chuyên khoa; 1 khu điều trị
phong; 1 Bệnh viện điều dưỡng; 3 Trung
tâm y tế thuộc hệ thống dự phòng; 1
trường trung học y tế; 1 công ty dược.
Ngoài ra có 1 Bệnh viện đa khoa TW và
1 Bệnh viện 91 của quân đội, 1 trường
Đại học y đóng trên địa bàn.
Tuyến huyện: 9 trung tâm y tế
huyện (7 Bệnh viện và 2 nhà hộ sinh), 14
phòng khám đa khoa khu vực và 180
trạm y tế xã, phường. 1-2 y tế thôn bản.
Tỷ lệ giường bệnh/10.000 = 21,3
- Nhân lực:
Tỷ lệ cán bộ y tế/10.000 = 26,39
(chưa tính số cán bộ của Bệnh viện
ĐKTW, Bệnh viện quân đội, y tế các cơ
quan, đơn vị đóng trên địa bàn).
Bác sỹ: 892 người; Y sĩ 655 người;
Y tá TH, NHS: 957 người; cán bộ khác:
271 người.
80
- Kinh phí:
Trung ương cấp: 17 tỷ VN đồng
(không tính Bệnh viện ĐKTW)
Địa phương hỗ trợ: 53 tỷ VN đồng
HỆ THỐNG CHĂM SÓC MẮT
VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG
MÙ LOÀ
Thái Nguyên là một tỉnh đã phát
triển qua 3 mô hình mắt trong 8 mô hình
mắt hiện nay: từ trạm mắt lên trung tâm
PCML và hiện tại là Bệnh viện mắt. Bên
cạnh đó, Thái Nguyên có Bộ môn mắt
Đại học y khoa và hai khoa mắt Bệnh
viện ĐKTW và Bệnh viện tỉnh.
Thái Nguyên là tỉnh có dự án CBM từ
năm 1991 đến nay.
1. Hệ thống chăm sóc mắt:
- Cơ sở vật chất: 1 Bệnh viện mắt 50
giường bệnh + 2 khoa mắt 54 giường
bệnh.
- Trang thiết bị: Hiển vi phẫu thuật,
siêu âm, Javal, thị trường. Có một máy
Phaco của khoa mắt Bệnh viện ĐKTW.
- Nhân lực: Bác sỹ chuyên khoa mắt
36 người (Thạc sỹ: 2; CKII: 2; CKI: 22;
CK, ĐH 12; y tá, y sĩ chuyên khoa mắt:
17).
- Kinh phí (TTPCML): Địa phương
500 triệu/năm. CBM 200 triệu/năm.
Cộng đồng: 50 triệu /năm.
2. Tình hình phòng chống mù loà (2000 - 2001):
Mổ đục thể thuỷ tinh 900 – 1000 ca
Tỷ lệ đặt thể thuỷ tinh nhân tạo 98%
Tỷ lệ mổ đục thể thuỷ tinh/ 100.000 dân 100 ca
Tỷ lệ thành công 96%
Mổ lác, sụp mi 250 ca (trong 3 năm)
Mổ quặm 500 ca
Đào tạo CSMBĐ 100 số xã (210 cán bộ)
Khiếm thị 18 trường hợp
Tật khúc xạ Bắt đầu triển khai
Vitamin A 7000 – 9000 viên/năm
Mắt hột Không có chương trình
MỘT SỐ BÀI HỌC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MỔ ĐỤC TTT -
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH PCML Ở CÁC
TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
1. Đánh giá về chương trình mổ
đục TTT ở cộng đồng:
Mặc dù chất lượng phẫu thuật
ngày càng nâng cao, trình độ dân trí và
điều kiện sống của người bệnh ngày một
80
tốt hơn, bệnh nhân nghèo vẫn được mổ
miễn phí, miễn thể thuỷ tinh, nhưng tiến
độ mổ đục TTT tại cộng đồng đang có xu
hướng giảm đi.
1.1 Nguyên nhân được đề cập đến:
- Kết quả thị lực không cao sau khi
mổ (chỉ có ý nghĩa xoá mù) có thể do
không có siêu âm đo công suất thể thuỷ
tinh, do mổ đại trà, mổ phải khâu làm
ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng mổ.
- Rất nhiều bệnh nhân có điều kiện
về Hà Nội mổ Phaco vì những ưu việt
của phẫu thuật này hoặc về tỉnh mổ dẫn
đến so sánh chất lượng mổ.
- Sự chán nản, nhụt chí của các phẫu
thuật viên Trạm mắt, Trung tâm mắt, TT
PCML (cơ sở không có giương bệnh)
quanh năm mổ mà không hề có thu nhập
nào khác ngoài đồng lương và thu nhập
quá thấp so với các bác sỹ trong Bệnh
viện. Khi mổ nếu có biến chứng cũng
không có nơi giải quyết, phải gửi vào
khoa mắt của Bệnh viện, nơi mà vốn dĩ
đã từ lâu khó kết hợp, lại càng làm mất
uy tín của PTV. Một số bệnh nhân biết
đến uy tín PTV nhờ mổ thì không có cơ
sở mổ, dẫn đến các bác sỹ quay ra mổ tư,
làm tư
- Cơ chế khoán chi hiện nay làm ảnh
hưởng lớn đến việc tổ chức mổ tại cộng
đồng vì không được sự đồng tình như
trước đây nữa, trong khi ngành y tế ít có
sự quan tam đến chương trình này
(không phải chương trình quốc gia)
- Không có cơ chế thống nhất về giá
thu mổ đục TTT mặc dù đã có rất nhiều
bệnh nhân tin tưởng và sẵn sàng chi trả
để được phẫu thuật.
1.2. Bài học kinh nghiệm:
- Xây dựng chỉ tiêu giường bệnh, cơ
chế KCB cho các đơn vị trạm, Trung tâm
nếu những đơn vị đó không thành lập
được Bệnh viện .
- Khuyến khích bệnh nhân có điều
kiện đóng góp kinh phí để được mổ theo
những điều kiện tốt nhất mà địa phương
có thể làm được: siêu âm đo công suất
TTT, mổ Phaco song song với việc mổ
miễn phí 100% tại cộng đồng.
- Bên cạnh đó phải chú trọng khâu
đào tạo PTV, lựa chọn PTV có uy tín
chất lượng. Không nên tổ chức đào tạo
tràn lan.
- Phải có chính sách hỗ trợ cho các
PTV đi mổ tại cộng đồng.
2. Xây dựng và phát triển chương
trình PCML các tỉnh miền núi phía
Bắc:
- Nếu như trước đây các trạm, trung
tâm mắt vẫn chỉ có tập trung phòng
chống 3 nguyên nhân gây mù loà (đục
TTT, khô mắt do thiếu Vitamin A, mắt
hột) thì giai đoạn này tại tuyến tỉnh,
ngoài việc đẩy mạnh nhiệm vụ trên
chúng ta phải phát triển chương trình tật
khúc xạ, khiếm thị, ánh mắt trẻ thơ và có
biện pháp phòng chống các nguyên nhân
gây mù khác thường gặp ở địa phương.
- Tập trung phát triển hệ thống chăm
sóc mắt ở 2 tuyến: Y tế thôn bản ở tuyến
xã và chuyên khoa mắt ở tuyến huyện:
80
- Với y tế thôn bản: đào tạo, đào tạo
lại y bác sỹ chuyên khoa mắt, nâng cao
kỹ năng trình độ cho xử trí và điều trị tại
chỗ cũng như công tác chuyển tuyến.
- Thuyết phục, tranh thủ sự ủng hộ
của chính quyền địa phương cũng như
ngành y tế bằng nhiều con đường khác
nhau nhưng chủ yếu bằng khuyếch
trương nghề nghiệp.
- Phải có sự nỗ lực, nhiệt huyết với
nghề nghiệp của chính các y, bác sỹ làm
công tác PCML.
- Thực hiện tốt xã hội hoá công tác
PCML trong giai đoạn hiện nay là nhiệm
vụ vô cùng quan trọng. Cùng với việc
đẩy mạnh phát triển mổ đục thể thuỷ
tinh, thanh toán quặm, đào tạo và phát
triển CSMBĐ tại cộng đồng, phát huy sự
tham gia đóng góp của cộng đồng thì các
cơ sở chuyên khoa tỉnh phải phát triển
chuyên môn bằng nhiều con đường như
công lập, bán công, mở các dịch vụ KCB
cho mọi đối tượng và kêu gọi sự giúp đỡ
của các dự án.
- Xin cảm ơn Bệnh viện Mắt TW và
tổ chức CBM đã giúp đỡ chương trình
PCML các tỉnh miền núi phía Bắc trong
nhiều năm qua và rất mong được sự quan
tâm hơn nữa để giúp các tỉnh miền núi
tiến kịp các tỉnh khác.
80
KẾT QUẢ KHÁM VÀ PHẪU THUẬT CHO BỆNH NHÂN MÙ NGHÈO DO ĐỤC THỂ THUỶ TINH Ở
GIA LAI
(từ ngày 06/02/2004 đến ngày 15/8/2004)
TT Huyện
Tổng số khám Tổng số BN có chỉ định phẫu thuật Tổng số bệnh nhân phẫu thuật
Dân tộc
TS
Dân tộc Tuổi
TS
Dân tộc Tuổi
TS Thiểu số Kinh Thiểu số Kinh
≤50 >50
Thiểu số Kinh ≤5
0
>50
TS % TS % TS % TS % TS % TS %
1 Ayunpa 382 65 202 35 584 75 68 36 32 11 100 111 55 65 29 35 7 77 84
2 Yapa 325 68 155 32 480 83 74 29 26 7 105 112 73 77 22 23 6 89 95
3 Krôngpa 392 78 110 22 502 106 91 10 9 9 107 116 77 93 6 7 6 77 83
4 Chưsê 957 79 250 21 1207 233 78 67 22 22 278 300 175 81 42 19 18 199 217
5 Chưprông 511 50 508 50 1019 85 60 56 40 11 130 141 66 59 46 41 11 101 112
6 Đức cơ 313 78 86 22 399 80 93 6 7 10 76 86 76 96 3 4 10 69 79
7 Iagrai 636 90 72 10 708 132 91 13 9 5 140 145 116 91 11 9 5 112 127
8 Chưpăh 989 72 386 28 1375 167 76 54 24 13 208 221 138 78 39 22 5 172 177
9 Mangyan
g
404 75 132 35 536 81 77 24 23 8 97 105 73 79 19 21 7 85 92
10 Đakđoa 697 67 341 33 1038 110 71 46 29 13 143 156 97 74 34 26 11 102 313
11 An khê 26 7 356 93 382 7 6 106 94 0 112 112 5 5 87 95 0 92 92
12 Đakpơ 194 51 184 49 378 25 41 37 59 3 58 61 23 40 35 60 2 56 58
13 Kôngchor
o
469 89 60 11 529 67 91 7 9 10 64 74 57 92 5 8 7 55 62
14 Kbang 101
5
97 30 3 1045 61 98 11 2 0 62 62 61 98 1 2 0 62 62
80
15 TP
Plâycu
310 33 630 67 940 70 33 140 67 0 210 210 70 33 14
0
67 0 210 210
Tổng cộng 860
0
68 350
2
32 1110
2
138
0
69 632 31 120 189
2
201
2
106
2
69 51
9
31 12
3
155
8
168
1
Ghi chú: Tỷ lệ đặt IOL đạt 97%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_y_te_co_so_trong_cong_tac_mo_duc_the_thuy_tinh_v.pdf