Tài liệu Vai trò của tổ chức quốc tế pháp ngữ tại Việt Nam trước và sau 1975: Quá trình hình thành và đóng góp - Nguyễn Thảo Hương: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0012
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 81-89
This paper is available online at
VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ PHÁP NGỮ TẠI VIỆT NAM
TRƯỚC VÀ SAU 1975: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ ĐÓNG GÓP
Nguyễn Thảo Hương
Phòng Hợp tác Quốc tế, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Quá trình Việt Nam gia nhập Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (TCQTPN) gắn liền với
các mốc lịch sử phát triển của Việt Nam từ khi đất nước còn đang trong giai đoạn chiến
tranh và hai miền Bắc Nam bị chia cắt cho đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng và bắt
đầu quá trình xây dựng đất nước. Trong bài viết, tác giả tập trung tóm lược quá trình hình
thành và phát triển của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ trên thế giới, đồng thời nêu lên sự tham
gia của Việt Nam trong hai thời kì: bắt đầu với sự tham gia của chính quyền Việt Nam Cộng
hòa và quá trình tiếp quản của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1979 cho tới
nay. Bài viết cũng sẽ so sánh động cơ và mục đích tha...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của tổ chức quốc tế pháp ngữ tại Việt Nam trước và sau 1975: Quá trình hình thành và đóng góp - Nguyễn Thảo Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0012
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 81-89
This paper is available online at
VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ PHÁP NGỮ TẠI VIỆT NAM
TRƯỚC VÀ SAU 1975: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ ĐÓNG GÓP
Nguyễn Thảo Hương
Phòng Hợp tác Quốc tế, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Quá trình Việt Nam gia nhập Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (TCQTPN) gắn liền với
các mốc lịch sử phát triển của Việt Nam từ khi đất nước còn đang trong giai đoạn chiến
tranh và hai miền Bắc Nam bị chia cắt cho đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng và bắt
đầu quá trình xây dựng đất nước. Trong bài viết, tác giả tập trung tóm lược quá trình hình
thành và phát triển của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ trên thế giới, đồng thời nêu lên sự tham
gia của Việt Nam trong hai thời kì: bắt đầu với sự tham gia của chính quyền Việt Nam Cộng
hòa và quá trình tiếp quản của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1979 cho tới
nay. Bài viết cũng sẽ so sánh động cơ và mục đích tham gia TCQTPN của Việt Nam dưới
hai chính thể chính trị khác nhau để từ đó hiểu rõ hơn vai trò và những đóng góp của Tổ
chức quốc tế Pháp ngữ trong những giai đoạn lịch sử nhất định của Việt Nam.
Từ khóa: Pháp ngữ, chính sách đối ngoại, động cơ, đóng góp, Tổ chức quốc tế.
Chữ viết tắt sử dụng trong bài:ACCT: Agence de coopération culturelle et technique (Hiệp
hội hợp tác văn hóa và kĩ thuật); OIF: Organisation internationale de la Francophonie (Tổ
chức quốc tế Pháp ngữ); TCQTPN: Tổ chức quốc tế Pháp ngữ; UACE: Union africaine de
coopération économique (Liên minh châu Phi về hợp tác kinh tế); UAM: Union Africaine et
Malgache (Liên minh châu Phi và Malgache); VNCH: Việt Nam Cộng hòa; CHXHCNVN:
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
1. Mở đầu
Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (TCQTPN) tên tiếng Pháp là Organisation internationale de la
Francophonie, là một trong những tổ chức lâu đời nhất mà Việt Nam làm thành viên kể từ khi tổ
chức này được thành lập song có lẽ cho đến giờ vẫn ít ai biết được sự ra đời của tổ chức này cũng
như quá trình tham gia của Việt Nam từ những ngày đầu đã diễn ra như thế nào. Cụ thể là có hai
giai đoạn, giai đoạn đầu Chính quyền Sài Gòn là một trong các thành viên sáng lập TCQTPN vào
năm 1970, giai đoạn sau bắt đầu từ sự kiện tiếp quản mối quan hệ này của CHXHCNVN vào cuối
năm 1978 đầu 1979. Các nghiên cứu về TCQTPN cũng như về sự hình thành và quá trình phát
triển của TCQTPN ở Việt Nam rất ít, chủ yếu là các bài viết mang tính thông tin, muốn tiếp cận đa
phần phải sử dụng tiếng Pháp để tìm hiểu, và như vậy chỉ có người biết tiếng Pháp mới có thể tiếp
cận được nguồn thông tin này. Chúng ta có thể xem xét một vài nghiên cứu của các tác giả trong
nước như: luận án đã được xuất bản sách mang tựa đề Pháp ngữ tại Việt Nam từ thời kì thuộc địa
Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/12/2017. Ngày nhận đăng: 20/1/2018.
Liên hệ: Nguyễn Thảo Hương, e-mail: thaohuong@hnue.edu.vn.
81
Nguyễn Thảo Hương
đến thời kì toàn cầu hóa: thách thức giữ gìn một bản sắc của tác giả Trang Phan Labays chủ yếu
khai thác ở khía cạnh ngôn ngữ, sự phát triển của tiếng Pháp và những ảnh hưởng của tiếng Pháp,
văn hóa Pháp đối với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam cũng những vấn đề đặt ra cho việc gìn giữ một
bản sắc Pháp ngữ khi Việt Nam bước chân vào kỉ nguyên toàn cầu hóa. Nghiên cứu TCQTPN và
hợp tác Việt Nam-Châu Phi của tác giả Đặng Hồng Khanh tập trung vào khai thác vai trò và những
đóng góp của TCQTPN đối với quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa giữa Việt Nam với các nước
nói tiếng Pháp ở châu Phi trong giai đoạn hiện tại. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Thư với tựa đề
Ngoại giao văn hóa của Việt Nam: một chiến lược đẩy mạnh tiến trình hội nhập toàn cầu lại khai
thác vai trò của TCQTPN như một tác nhân có những đóng góp mạnh mẽ trong ngoại giao văn
hóa. Hay như tác giả Nguyễn Khánh Toàn với nghiên cứu TCQTPN – một chủ thể quan hệ quốc tế
thì tập trung khai thác vai trò của TCQTPN như một tổ chức liên chính phủ lớn trên chính trường
quốc tế nói chung với lượng thành viên chiếm 1/3 số lượng của Liên Hiệp quốc. Các tác giả nước
ngoài cũng không nhiều, có thể kể đến như Valérie DANIEL với nghiên cứu thuộc ngành xã hội
học có tên gọi hết sức ngắn gọn Pháp ngữ tại Việt Nam xuất bản năm 2001 trong đó khai thác sự
có mặt của “pháp ngữ” nói chung trên khắp Việt Nam trong suốt giai đoạn từ 1986 đến năm 2000.
Hay như tác giả Trung Quốc Jing Geng với nghiên cứu Pháp ngữ - một công cụ trong chính sách
đối ngoại của Pháp: trường hợp 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) đã nói đến tác
động của nước Pháp đối với sự hình thành và phát triển của TCQTPN cùng những can thiệp chính
trị thông qua tổ chức này đối với 3 nước thuộc địa cũ Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngoài ra, chủ
thể TCQTPN còn xuất hiện trong nhiều nghiên cứu ở các tạp chí thuộc các ngành Lịch sử, Chính
trị, Quan hệ Quốc tế và cả xã hội học. Tuy vậy, trong mối quan hệ giữa TCQTPN với Việt Nam
nói riêng, khoảng thời gian từ khi gia nhập vào năm 1970 cho đến năm 1979 hầu như bị bỏ quên,
chưa từng được khai thác ở bất kì tài liệu nào cả trong nước lẫn quốc tế. Đây thực sự là một thiếu
hụt lớn bởi chính trong bối cảnh chuyển giao giữa hai nền chính trị, thì việc gia nhập một tổ chức
quốc tế và việc tiếp quản vai trò thành viên chắc chắn có những vấn đề mà qua đó sẽ giúp chúng
ta đánh giá được ý nghĩa của việc gia nhập tổ chức Pháp ngữ cũng như vai trò của TCQTPN đối
với chính trị, xã hội của Việt Nam trong những giai đoạn nhất định. Đó chính là lí do tác giả lựa
chọn đề tài này để nghiên cứu với mục đích góp phần làm rõ thêm vai trò của TCQTPN trong các
vấn đề chính trị, ngoại giao, những đóng góp trong văn hóa giáo dục, đặc biệt qua đó làm rõ động
cơ thúc đẩy việc tham gia làm thành viên chính thức của Việt Nam thời kì trước và sau ngày thống
nhất đất nước.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Quá trình ra đời và phát triển của TCQTPN
Sự ra đời của TCQTPN được đánh dấu bằng sự kiện nhóm họp các đại diện quốc gia năm
1970 trong Hội nghị Niamey và lễ kí kết bản tuyên bố thành lập Hiệp hội hợp tác văn hóa và kĩ
thuật ACCT, song trên thực tế, các phong trào thành lập các tổ chức, các câu lạc bộ xuyên quốc
gia có liên quan đến tiếng Pháp đã nhen nhóm từ trước đó rất lâu, mang đậm dấu ấn của sự kết
hợp hài hòa giữa hợp tác văn hóa, giáo dục với đường hướng chính trị, ngoại giao của các quốc gia
thành viên.
Về mặt chính trị, chúng ta không thể không nói đến vai trò của Pháp trong các phong trào
thành lập các tổ chức có liên quan đến tiếng Pháp cũng như có xu hướng thân Pháp. Như chúng
ta đã biết, với chính sách Phi thực dân hóa của Pháp đối với các nước thuộc địa châu Phi và Đông
Dương, năm 1960 đã đi vào lịch sử thế giới và được coi là “Năm châu Phi” với việc 17 nước châu
Phi tuyên bố độc lập, khẳng định chủ quyền, hoàn toàn tách khỏi nước Pháp “chính quốc”. Ngày
82
Vai trò của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ tại Việt Nam trước và sau 1975: quá trình hình thành...
26/5/1959, Hội đồng liên hiệp (Conseil de l’Entente) do tổng thống Houphouet-Boigny (Bờ biển
Ngà) đứng đầu được thành lập nhằm mục đích tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước Tây Phi,
bao gồm Bờ biển Ngà, Thượng Volta (nay là Burkina-Faso), Dahomey (nay là Bênanh) và Niger.
Tháng 12/1960, tất cả các nước nói tiếng Pháp ở châu Phi ngoại trừ Togo, Mali và Gui-nê đã
thành lập “nhóm Brazzaville” tập hợp các nước có xu hướng ôn hòa, tán thành hợp tác với nước
Pháp. Sau những cố gắng ngoại giao cùng với những sức ép về kinh tế, quân sự đã dẫn tới kết
quả là 12 nước thuộc địa cũ của Pháp đã tập hợp thành Liên minh châu Phi và Malgache (Union
Africaine et Malgache) gọi tắt là UAM. Liên minh này trên danh nghĩa là những nước mới độc lập
của châu Phi nhưng trên thực tế chịu sự kiểm soát của Pháp. Tuy nhiên trái với dự kiến của Pháp,
liên minh UAM không thoả thuận được với nhau trong việc kí kết hiệp nghị quân sự để bảo vệ các
chế độ đang nắm chính quyền ở các nước này. Do đó, tháng 3/1964, Liên minh này được thay thế
bằng liên minh châu Phi và Malgache về hợp tác kinh tế UACE (Union Africaine de Coopération
Economique). Năm 1965, Pháp lại lập ra tổ chức OCAM dựa trên UACE với 14 thành viên trong
đó đại đa số là thuộc địa cũ của Pháp. Đặc biệt, Pháp ra sức ủng hộ những người có xu hướng thân
Pháp lên nắm chính quyền, thậm chí dùng cả sức mạnh quân sự để thực hiện những cuộc đảo chính
ở các nước châu Phi nhằm đưa những người thân Pháp lên nắm chính quyền. Điển hình là, Pháp
đã thay thế Jean Bedel Bokassa tại Trung Phi, tại Tchad thay Franc¸ois Tour Balbaye, tại Niger thay
Diori Hamani. Như vậy, có thể thấy việc thành lập nhiều tổ chức các nước nói tiếng Pháp và các
tổ chức của các nước thuộc địa cũ của Pháp tại châu Phi hầu hết có liên quan đến việc duy trì ảnh
hưởng của chính phủ Pháp trên phương diện chính trị, cho dù là từ phía Pháp hay từ phía các nước
thuộc địa cũ, nhằm mục đích duy trì sự hỗ trợ của Pháp về mặt kinh tế tại các nước này.
Về mặt văn hóa giáo dục và xã hội, phong trào thành lập các tổ chức có liên quan đến tiếng
Pháp được khởi nguồn từ rất lâu trước đó với việc các nhà văn Pháp ngữ cùng thành lập Hiệp hội
các nhà văn sử dụng tiếng Pháp (Association des écrivains de langue francaise - Adelf) năm 1926
nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi học thuật, tác phẩm và ý tưởng với những người có chung niềm đam
mê với ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Không lâu sau, phong trào này được tiếp nối bởi các nhà báo
Pháp ngữ với việc thành lập Liên hiệp quốc tế các nhà báo và báo chí tiếng Pháp năm 1950 (sau
này là Hiệp hội báo chí Pháp ngữ) và Tổ chức các đài phát thanh công cộng Pháp ngữ năm 1955
cùng với sự tham gia của Đài phát thanh Pháp, Đài phát thanh Thụy Sĩ, Đài phát thanh Canada
và Đài phát thanh Pháp ngữ Bỉ. Tổ chức này cho đến nay vẫn phát triển mạnh mẽ với các chương
trình được phát đi đồng thời trên các sóng phát thanh khắp thế giới góp phần củng cố các phong
trào Pháp ngữ khắp năm châu. Cũng trong năm 1960, tổ chức liên chính phủ Pháp ngữ đầu tiên ra
đời mang tên Hội nghị các Bộ trưởng Giáo dục với sự tham gia đầu tiên của các Bộ trưởng đến từ
15 nước và một năm sau đó, năm 1961, tổ chức Đại học Pháp ngữ được thành lập với tên gọi ban
đầu là Tổ chức các trường đại học có sử dụng một phần hoặc toàn phần tiếng Pháp (Aupelf), có trụ
sở tại Mongrean, Canada. Đặc biệt, năm 1962, tổng thống Léopold Sédar Senghor của Xê-nê-gan
công bố trên tạp chí Esprit một bài viết có tựa đề “Tiếng Pháp, ngôn ngữ của văn hóa” được xem
như văn bản đầu tiên đề cập đến ý tưởng thành lập Tổ chức các nước có sử dụng tiếng Pháp. Trong
bài viết này, Léopold Sedar Sengor đã đề cập đến hai thuật ngữ “Francophonie” và “Négritude”.
Mặc dù thuật ngữ “Francophonie” được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà Địa lí học Onésime Reclus
trong cuốn sách “Pháp, An-giê-ri và các thuộc địa” xuất bản năm 1880 dùng để chỉ những nhóm
người và những quốc gia sử dụng tiếng Pháp trên khắp thế giới, nhưng thuật ngữ này hầu như được
rất ít người biết đến cho đến khi nó xuất hiện trong bài viết của Lepold Sedar Sengor. "Négritude"
là một phong trào tri thức nhằm tìm kiếm bản sắc chung để "nhận diện" Tổ chức nói tiếng Pháp ở
châu Phi, chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp và các nước châu Âu về chính trị lẫn văn hóa. Theo
Leopold Sedar Sengor, "Négritude" là một sự nhận diện về một "người da đen" không câu nệ đến
83
Nguyễn Thảo Hương
văn hóa, ngôn ngữ hoặc địa lí. Trên phương diện này, "Négritude" vượt qua ngăn cách lớn lao ở
giữa (và cả bên trong) những người Ảrập, những người châu Phi, Tổ chức người châu Phi theo đạo
Do Thái. Tất cả họ đều được gắn kết bởi một mối liên hệ chủng tộc chung. "Négritude" là tiếng
nói mạnh mẽ của "sức mạnh da đen" trên khắp thế giới. Ở phương diện nào đấy, nó được hiểu là
tinh thần chung của châu Phi. Văn bản này được coi là một trong những văn bản đầu tiên thể hiện
tinh thần và ý tưởng hình thành một Tổ chức dành cho những người nói tiếng Pháp trên khắp thế
giới, trong đó sự tham gia của người châu Phi nói tiếng Pháp với những đặc trưng văn hóa riêng
biệt đóng một vai trò quan trọng. Tiếp theo đó, năm 1967 đánh dấu bước ngoặt lớn trong phong
trào Pháp ngữ ở cấp chính phủ với sự tham gia của các nghị sĩ qua việc thành lập Nghị viện Pháp
ngữ (APF). Ngày 18/05/1967, Hiệp hội quốc tế các nghị sĩ các nước nói tiếng Pháp (AIPLF) được
thành lập tại Lucxămbua. Tổ chức ngôn ngữ này tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ trao đổi và
hợp tác nhiều mặt giữa Pháp với các nước có sử dụng tiếng Pháp. Năm 1969 Hội nghị các Bộ
trưởng Thanh niên và Thể thao (Confejes) được thành lập và cũng là Hội nghị thứ 2 giữa các Bộ
trưởng Pháp ngữ. Như vậy, đây là một hiện tượng những con người đến từ các quốc tịch khác nhau,
văn hóa khác nhau, ngôn ngữ mẹ đẻ khác nhau, có chung niềm đam mê với ngôn ngữ và văn hóa
Pháp, đã hình thành nên những Tổ chức nhỏ xuyên quốc gia dùng tiếng Pháp làm phương tiện chia
sẻ, tìm hiểu lẫn nhau. Có thể nói, phong trào thành lập các tổ chức có liên quan đến tiếng Pháp đã
phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới mà không chịu sự chi phối của các vấn đề chính trị, ngoại
giao hay kinh tế.
Hai hiện tượng trên, cả sự ủng hộ của Pháp lẫn sự ngưỡng vọng của giới Pháp ngữ trên thế
giới nói chung, đã tạo nên một điều kiện hết sức thuận lợi cho việc thành lập một tổ chức gắn kết
cả hai xu hướng trên.
Và như một điều tất yếu, một hội nghị đặc biệt được tổ chức tại Niamey (Ni-giê-ri-a) từ
ngày 17 đến ngày 20 tháng 2/1969 triệu tập đại diện cấp cao của các nước có sử dụng tiếng Pháp
(gọi tắt là Hội nghị Niamey 1) với mong muốn xây dựng một Tổ chức để chia sẻ, tương trợ lẫn
nhau trong các vấn đề khoa học kĩ thuật và văn hóa, giáo dục. Hội nghị này do một nhóm các
tổng thống gồm Leopold Sedar Sengor (tổng thống Xê-nê-gan), Hamani Diori (tổng thống Niger),
Habib Bourguiba (tổng thống Tuy-ni-di) – là những tổng thống theo chiều hướng “thân Pháp” và
được Pháp ủng hộ - và sau đó là cả hoàng thân Norodom Sihanouk (Campuchia) đứng ra triệu tập
và là hội nghị đặt nền móng cho sự ra đời của tổ chức TCQTPN hiện nay. Một năm sau đó, vào
ngày 20/3/1970, cũng tại Niamey, cùng với sự hỗ trợ về mặt tài chính và ủng hộ về mặt chính trị
của Pháp, Hội nghị các nước có sử dụng tiếng pháp lần thứ 2 được triệu tập và đánh dấu sự ra đời
của Hiệp hội hợp tác văn hóa và kĩ thuật (ACCT – Agence de Cooperation culturelle et technique),
tiền thân của TCQTPN ngày nay. Từ đây, phong trào Pháp ngữ đã bước sang một trang mới, không
chỉ là những trào lưu đơn lẻ ở một số lĩnh vực cụ thể, phòng trào Pháp ngữ đã lan rộng ra nhiều
lĩnh vực khác nhau đồng thời có sự tham gia ở cấp chính phủ với sự kiện gặp gỡ của đại diện các
quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên 2 năm một lần. Đây là một tiền đề quan trọng để việc hợp tác
giữa các nước nói tiếng Pháp được đẩy mạnh cả ở tầm vi mô lẫn vĩ mô. Năm 1978, tổ chức ACCT
trở thành quan sát viên tại Liên hiệp quốc, cho thấy vị trí quốc tế cũng như nhiệm vụ chính trị liên
quốc gia của ACCT đã được khẳng định. Từ năm 1986, Hội nghị thượng đỉnh (Sommet) đầu tiên
được tổ chức tại Versailles (Paris, Pháp), đã triệu tập tất cả các lãnh đạo cấp cao của các quốc gia
và vùng lãnh thổ thành viên và cứ 2 năm một lần Hội nghị lại được tổ chức ở một nước thành viên.
Cho tới năm 1997, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 7 tổ chức tại Hà Nội (Việt Nam), tổ chức đã
quyết định lấy tên gọi “Tổ chức quốc tế Pháp ngữ - Organisation internationale de la Francophonie
(OIF) làm tên gọi quốc tế chính thức của mình, và Boutros Boutros Ghali – nguyên thứ trưởng Bộ
ngoại giao Ai Cập, người vừa hết nhiệm kì tổng thư kí thứ 6 của Liên hợp Quốc (1992-1996) đã
84
Vai trò của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ tại Việt Nam trước và sau 1975: quá trình hình thành...
được bầu làm tổng thư kí đầu tiên của OIF. Tiếp bước tiền thân của mình, một năm sau đó, Tổ chức
quốc tế Pháp ngữ cũng trở thành quan sát viên tại Liên hợp quốc. Không chỉ dừng ở việc bảo vệ
và phát triển tiếng Pháp như là một di sản quốc tế, tổ chức quốc tế Pháp ngữ đã mang trong mình
nhiều trọng trách lớn lao và có mong muốn được cùng góp tiếng nói của mình với các tổ chức thế
giới khác để cùng giải quyết với những vấn đề toàn cầu như: biến đổi khí hậu, bảo vệ và tôn trọng
sự đa dạng văn hóa, đa dạng ngôn ngữ và tôn trọng sự khác biệt, phát triển bền vững, chống đói
nghèo lạc hậu, bảo vệ quyền con người, quyền phụ nữ và trẻ em, dự báo xung đột và gìn giữ hòa
bình thế giới. . . Năm 2005, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ đã cùng kí kết với UNESCOmột bản “Hiệp
ước về bảo vệ và phát triển sự đa dạng của các nền văn hóa”, cũng trong năm này, tổ chức đã sửa
đổi và cho ra bản “Hiến chương Pháp ngữ” (Charte de la Francophonie) với tôn chỉ sử dụng tiếng
Pháp như một công cụ truyền đạt và lấy giáo dục làm phương thức hành động chính của mình.
Ngày nay, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ là sân chơi chung của 84 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức là
chỉ đứng sau Liên hiệp quốc về số lượng thành viên.
Trên đây là sơ lược quá trình ra đời và phát triển của TCQTPN với tên gọi “Tổ chức Quốc
tế Pháp ngữ” từ khi ra đời cho tới ngày nay. Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ nêu lên quá trình
tham gia của Việt Nam trước và sau ngày thống nhất đất nước cũng như nêu lên động cơ, mục đích
của Việt Nam khi tham gia vào Tổ chức nafy.
2.2. Quan hệ giữa Việt Nam với TCQTPN trước và sau năm 1975
Việt Nam có tên trong danh sách thành viên của ACCT từ ngày đầu thành lập vào năm
1970, tuy nhiên từ 1954 Việt Nam bị chia cắt tại vĩ tuyến 17: miền Bắc do Đảng Cộng sản Việt
Nam nắm chính quyền với sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, miền Nam do Ngô Đình Diệm
nằm quyền (1955-1963) sau đó là Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975). Theo lịch sử ghi lại, việc hợp
tác với TCQTPN do chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam triển khai trước, Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam chỉ bắt đầu tiếp cận với tổ chức này sau khi đất nước hoàn toàn thống
nhất. Chúng tôi sẽ làm rõ các biến cố trong quá trình tham gia của Việt Nam trong phần này.
2.2.1. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt quan hệ bước đầu
Ngày 22/1/1969, Nguyễn Văn Thiệu khi đó là tổng thống của VNCH – chính quyền Sài gòn
cũ – nhận được một bức thư gửi từ Niger của tổng thống Diori Hamani trong đó tổng thống Diori
Hamani nêu rõ động lực của việc tổ chức Hội nghị này là nhằm nghiên cứu về dự định thành lập
một Phân cục hợp tác văn hóa và kĩ thuật nhằm mục đích tăng cường hỗ trợ về văn hóa giữa các
nước có sử dụng một phần hay hoàn toàn tiếng Pháp. Theo một số tư liệu ghi chép lại cũng như
theo viện dẫn trong các tài liệu được tìm thấy tại Cục lưu trữ Nhà nước số 2, một bức thư tương tự
cũng đã được gửi cho chính phủ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở miền Bắc. VNCH đã
cử người tham dự Hội nghị lần 1 này. Năm 1970, VNCH tiếp tục nhận được thư mời tham dự Hội
nghị Niamey lần 2. Ngay khi nhận được thư, ông Trần Văn Lắm khi đó là Ngoại trưởng của chính
quyền Sài Gòn đã có bản báo cáo gửi cho Nguyễn Văn Thiệu trong đó đã phân tích và đưa ra một
số lí do khẳng định chính phủ VNCH nên tham dự Hội nghị lần 2 như việc tham gia vào Hội nghị
Niamey hoàn toàn phù hợp với đường lối ngoại giao “hiện diện” của chính quyền Sài Gòn, gây tình
thân hữu với các Quốc gia có một di sản văn hóa chung với Việt Nam là Pháp ngữ, đóng góp vào
việc cải thiện bang giao Việt – Pháp, sự tham dự Hội nghị của Việt Nam cộng hòa có thể được coi
như một cử chỉ thiện chí đối với Pháp, là nước chủ xướng và giật dây hội nghị. Hội nghị Niamey
lần 2 đã được tổ chức từ ngày 16 đến 20 tháng 3 năm 1970 với sự tham gia của 23 quốc gia và
vùng lãnh thổ trong đó châu Á vẫn có 3 đại diện đến từ chính phủ VNCH, Lào và Campuchia. Tuy
nhiên, chỉ có đại diện của VNCH khi đó là Ngoại trưởng Trần Văn Lắm đã cùng với đại diện của
85
Nguyễn Thảo Hương
21 quốc gia và vùng lãnh thổ khác kí vào biên bản Thỏa ước thành lập (Convention de fondation)
vào ngày 20/3/1970.
Sau khi trở thành thành viên chính thức, chính quyền Sài Gòn đã tham gia rất tích cực vào
các hoạt động của tổ chức ACCT như tham dự hội nghị Ottawa-Québec năm 1971 (Bộ trưởng Bộ
Giáo dục Ngô Khắc Tỉnh dẫn đoàn), cuộc họp lần thứ 3 của Hội đồng quản trị tại Paris vào tháng
6/1972. Bên cạnh đó chính khách của VNCH cũng giữ nhiều vị trí quan trọng trong khối ACCT
như: Thứ trưởng Trần Lưu Cung giữ một trong năm ghế phó chủ tịch hội nghị tại Niamey năm
1970, Tổng trưởng giáo dục Ngô Khắc Tỉnh đắc cử phó chủ tịch đại hội ACCT ở Canada , giáo sư
Nguyễn Quốc Định vừa là hội viên Ủy ban chương trình trong Hội đồng khoa học của ACCT vừa
là chủ tịch Ủy ban Thỉnh cầu (Comission de recours) của Hội đồng chấp hành từ 1972. . .
Từ 1973 trở đi, tình hình chính trị của VNCH gặp nhiều khó khăn do đó mối liên hệ này
gần như bị quên lãng. Sau năm 1975, mối quan hệ giữa Việt Nam với ACCT gần như chấm dứt.
Nước ta khi đó vô cùng khó khăn về mọi mặt nên việc tiếp quản vai trò thành viên của ACCT bị
gác lại, phải đến cuối năm 1978 mới có một vài dấu hiệu của sự phục hồi. Chúng tôi xin được nói
đến quan hệ trong giai đoạn này ở phần tiếp theo.
2.2.2. Sự tiếp quản của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sau 1975, Việt Nam bắt đầu chống chọi với chính sách cấm vận, cô lập của Mỹ và các nước
đồng minh, hầu như quan hệ ngoại giao của chúng ta chỉ tiến hành với các nước thuộc khối xã hội
chủ nghĩa, quan hệ với các tổ chức quốc tế của chúng ta cũng còn rất hạn chế. Từ 1975 đến 1979,
trong các cuộc sự kiện lớn của ACCT hoàn toàn không có sự xuất hiện của Việt Nam. Cho đến
những năm 1978-1979, tình thế cô lập của Việt Nam càng trở nên gay gắt khi những cuộc xung đột
biên giới với Campuchia ở phía Nam, xung đột với Trung Quốc ở phía Bắc liên tiếp nổ ra. Chúng
ta lại không nhận được sự ủng hộ của Tổ chức quốc tế, trong đó có cả Pháp vốn là một trong số ít
ỏi các nước tư bản vẫn duy trì quan hệ đối ngoại với Việt Nam. Trước bối cảnh đó, việc gia nhập tổ
chức Pháp ngữ có một ý nghĩa hết sức lớn lao và cần thiết. Năm 1979, trước thiện chí của ACCT
mà đại diện là ông Dankoulodo Dan Dicko – Giám đốc đương nhiệm, sự hưởng ứng của thủ tướng
Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Việt Nam đã chính thức nối lại
quan hệ với tổ chức Pháp ngữ thông quan bản Tuyên bố về hợp tác của Việt Nam với ACCT tại
Đại hội lần thứ 6 của ACCT tổ chức tại Lomé (Togo) vào tháng 12 năm 1979.
Có thể nói ngay từ khi nối lại quan hệ, ACCT đã có rất nhiều hoạt động hỗ trợ Việt Nam
trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể, trong giáo dục đào tạo, ACCT đã hỗ trợ cho gần 100 lượt cán bộ đi
thực tập các khóa đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài; hỗ trợ việc xuất bản sách với số lượng lên tới
hàng ngàn cuốn với nhiều đầu sách khác nhau, hỗ trợ chi phí cho rất nhiều cán bộ Việt Nam đi dự
các hội nghị hội thảo khoa học quốc tế ở nhiều nước như Pháp, Mali, Senegal ở các lĩnh vực như
nông nghiệp, thực phẩm, năng lượng, sinh học, hỗ trợ thực hiện dự án “nghiên cứu các quy trình
trồng lại rừng trên đất khô cằn” cộng tác với Bộ Lâm nghiệp, hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực
sinh học, y tế, và công nghiệp thực phẩm; Trong hợp tác về văn hóa, ACCT đã hỗ trợ phát hành
sách, đĩa về các loại hình văn hóa dân tộc như âm nhạc cổ truyền, múa rối nước, nghề thủ công. . .
với số lượng hàng ngàn ấn phẩm; trao đổi chuyên gia trong khối Pháp ngữ trong lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật, kiến trúc để thực hiện các chương trình nghiên cứu, đặc biệt trong đó có việc hỗ trợ
việc tổ chức hội thảo cấp quốc gia về các thể loại sân khấu truyền thống. . . Ngược lại phía Việt
Nam cũng gửi cán bộ VN sang một số nước thuộc khối Pháp ngữ như Mali, Sê-nê-gan, Tuy-ni-di,
Công-gô hay Ca-mơ-run. . . để làm chuyên gia trong một số lĩnh vực.
Năm 1997 đã diễn ra một sự kiện lớn đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ của Việt Nam với
TCQTPN, đó là việc Việt Nam được chọn là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ
86
Vai trò của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ tại Việt Nam trước và sau 1975: quá trình hình thành...
lần thứ 7 tại Hà Nội. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam đứng ra tổ chức một hội nghị tầm cỡ quốc
tế với sự tham gia góp mặt của 50 đoàn đại biểu đến từ các nước thành viên và quan sát viên, trong
đó có 20 Tổng thống, 16 Thủ tướng, 1 Thái tử, 3 Phó Thủ tướng, 1 Phó Chủ tịch quốc hội và 48
Bộ trưởng. Ngoài ra, các đại diện của Tổng thư kí LHQ, Phong trào Không liên kết, EU, UNESCO
cũng đến tham dự Hội nghị với tư cách khách mời. Chủ đề chính của Hội nghị là: "Hội nghị cấp
cao Hà Nội: tăng cường hợp tác và đoàn kết trong Tổ chức các nước có sử dụng tiếng Pháp vì hoà
bình và phát triển kinh tế - xã hội", gắn với chủ đề phụ: "Phát huy nguồn nhân lực: động lực và đối
tượng của sự phát triển". Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Hà Nội, Kế hoạch hành động Hà Nội và
Hiến chương Pháp ngữ sửa đổi, bầu ra Tổng Thư kí đầu tiên của Tổ chức là ông Butrốt Butrốt Gali
- cựu Tổng Thư kí Liên Hợp Quốc, và Tổng Giám đốc Cơ quan liên Chính phủ Pháp ngữ. Qua đó,
Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội đã làm nổi bật mối quan tâm rộng rãi của TCQTPN đối với mục tiêu
hoà bình, ổn định và ngoại giao phòng ngừa do tình hình xung đột, đối với việc bảo vệ sự đa dạng
và bản sắc văn hoá, khẳng định một cách sinh động và nổi bật sự có mặt của TCQTPN tại châu Á,
thúc đẩy Tổ chức dành nhiều ưu tiên hơn cho hợp tác kinh tế, trên cơ sở đó đảm bảo sự cân bằng
giữa 3 lĩnh vực hoạt động của Tổ chức là chính trị, văn hoá và kinh tế. Hội nghị thượng đỉnh Hà
Nội không chỉ để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử ngoại giao hiện đại của Việt Nam mà còn là dấu
mốc rất quan trọng của lịch sử TCQTPN cho đến giờ vẫn luôn được nhắc đến trong tiến trình hình
thành và phát triển của tổ chức này.
2.3. Nhận xét
Cả Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều mong muốn tham gia
vào TCQTPN, tuy nhiên, động cơ và mục đích tham gia có những điểm tương đồng và cũng nhiều
điều khác biệt, có thể so sánh trong một vài nhận xét sau đây.
Thứ nhất, nếu như trong thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa, việc tham gia vào ACCT
chính là cơ hội để nối lại quan hệ với Pháp vốn bị mai một dưới chính sách “bài phong, đả thực,
diệt cộng” của Ngô Đình Diệm, thì với CHXHCNVN, đó là cơ hội để khẳng định mối quan hệ
tốt đẹp với Pháp đồng thời đẩy mạnh quan hệ với một số nước phát triển nói tiếng Pháp như Bỉ,
Canada, Thụy Sĩ.
Thứ hai, nếu như ACCT có thể được coi như một “phương tiện” để Nguyễn Văn Thiệu thực
hiện chính sách “hiện diện” trên trường quốc tế, nhằm khẳng định sự tồn tại và hi vọng có được
“sự công nhận” từ phía Tổ chức quốc tế, thì với CHXHCNVN, ACCT đã trở thành một diễn đàn
quốc tế mà ở đó Việt Nam có thể đưa tiếng nói của mình ra thế giới, có thể bày tỏ quan điểm, thái
độ của mình trước Tổ chức quốc tế, đồng thời nâng cao uy tín và năng lực của mình thể hiện qua
việc đăng cai tổ chức những sự kiện lớn của ACCT như Hội nghị thưởng đỉnh năm 1997.
Thứ ba, ACCT tạo ra cơ hội để cả VNCH và CHXHCNVN có thể tiếp cận và đẩy mạnh
quan hệ hợp tác với các nước châu Phi, tuy nhiên, vị thế của 2 chính thể này hoàn toàn khác nhau.
Với chính quyền Sài Gòn, ACCT đã trở thành một diễn đàn giúp cho chính quyền Việt Nam Cộng
hòa thể hiện thiện chí với các nước châu Phi mới thành lập, xóa bỏ khoảng cách trước đó. Thiệu đã
đưa ra cả một “chính sách Phi châu” để mong phát huy được mối quan hệ với châu lục này thông
qua ACCT nhưng các nước châu Phi có xu hướng hoặc có thiện cảm và ủng hộ chính phủ của chủ
tịch Hồ Chí Minh và muốn công nhận Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, hoặc giữ thế trung
lập. Trong khi đó, quan hệ giữa CHXHCNVN với các nước châu Phi hoàn toàn tốt đẹp, các nước
châu Phi rất ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến chính nghĩa, nhưng các nước này lại không có đủ
điều kiện cần thiết để có thể thực hiện được những kế hoạch hợp tác cùng nhau. ACCT chính là
một sân chơi chung qua đó rất nhiều dự án hợp tác giữa các nước thành viên được triển khai và đó
chính là một trong những động lực lớn thúc đẩy việc tham gia ngày càng sâu sắc vào ACCT của
87
Nguyễn Thảo Hương
Việt Nam sau khi thống nhất đất nước.
3. Kết luận
Guillaume Devin, nhà chính trị học nổi tiếng của Pháp đã nói “nhiệm vụ tối thượng của một
tổ chức quốc tế là phục vụ các quốc gia, vì thế tùy vào lợi ích quốc gia của mình mà các thành viên
trong tổ chức đó có cách sử dụng mối quan hệ với tổ chức và với các thành viên trong nó”, mối
quan hệ này ta có thể hiểu là quan hệ song phương giữa thành viên với tổ chức hoặc giữa thành
viên với 1 thành viên khác, nhưng cũng có thể hiểu là mối quan hệ đa phương giữa các thành viên
trong tổ chức với nhau. Có thể nói TCQTPN có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính trị và yếu tố
văn hóa. Trong những giai đoạn cụ thể, TCQTPN đã ít nhiều có những đóng góp không chỉ vào
việc phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật và kinh tế của Việt Nam, mà còn góp phần
không nhỏ đem lại hiệu quả cho những chiến lược ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế.
Phát triển song song với các dấu mốc lịch sử, phong trào Pháp ngữ đã được xây dựng và lan rộng
trong rất nhiều lĩnh vực: văn học, giáo dục, báo chí, truyền thông, chính trị, văn hóa. . . với sự tham
gia của các đại diện đến từ mọi thành phần. Sự phát triển rộng khắp này cho thấy nhu cầu trao đổi,
chia sẻ và tương trợ nhau trong giới Pháp ngữ là rất lớn. Tiếng Pháp đã trở thành một thứ công cụ
hữu hiệu kéo gần những dân tộc ở rất xa nhau, giúp những con người sinh ra từ các nền văn hóa
khác biệt có thể hiểu được nhau một cách dễ dàng. Và đó chính là giá trị nhân văn cao nhất mà
TCQTPN mong muốn gìn giữ, cũng là kim chỉ nam cho các phương hướng hành động và sự tồn
tại của TCQTPN cho tới sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dang Hong Khanh, 2016. Pháp ngữ và quan hệ Việt Nam Châu Phi (La Francophonie et la
coopération Vietnam – Affrique). Université Jean moulin Lyon III, 446 trang.
[2] Dương Văn Quảng, 2014. Pháp ngữ - Một tổ chức quốc tế đặc thù. Tạp chí Nghiên cứu Quốc
tế số 4 (99) tháng 12/2014, tr. 119-133.
[3] Guillaume DEVIN, Marie-Claude SMOUTS, 2011. Các tổ chức quốc tế (Les organisations
internationales). Armand Colin, 253 trang.
[4] Jing Geng, 2001. Pháp ngữ - một công cụ chính sách đối ngoại Pháp : trường hợp 3 nước
Đông Dương Việt Nam, Lào, Campuchia (La Francophonie comme instrument de la politique
extérieure de la France : le cas des pays indochinois (le Vietnam, le Laos, le Cambodge).
Université Panthéon Sorbonne, Paris.
[5] Michel Guillou, Trang Phan, 2011. Pháp ngữ và toàn cầu hóa : lịch sử và thể chế từ nguồn
gốc đến hiện đại (La Francophonie et la mondialisation : histoire et institutions des origines à
nos jours). Belin, 471 trang.
[6] Nguyen Anh Thu, 2016. Ngoại giao văn hóa của Việt Nam : một chính sách đẩy mạnh hội
nhập quốc tế (La diplomatie culturelle du Vietnam : un instrument au service de l’intégration
internationale). Université Jean moulin Lyon III, 528 trang.
[7] Nguyen Khanh Toan, 2012. Pháp ngữ như một tác nhân quan hệ quốc tế (La Francophonie
comme acteur des relations internationales). Lyon, 452 trang.
[8] Tài liệu các phông Phủ thủ tướng-Việt Nam Cộng Hòa, Đệ nhất Cộng hòa, Đệ nhị Cộng hòa
tại Cục lưu trữ số 2.
[9] Tài liệu các phông Phủ thủ tướng-Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Phông Chủ tịch nước
tại Cục lưu trữ số 3.
[10] Trần Nam Tiến, 2015. Hoạt động ngoại giao của chế độ “Việt Nam cộng hòa” thời kì Ngô
Đình Diệm (1955-1963). Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 18, số X4-2015.
88
Vai trò của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ tại Việt Nam trước và sau 1975: quá trình hình thành...
[11] Trang Phan Labays, 2005. Pháp ngữ tại Việt Nam từ thời kì thuộc địa đến thời kì toàn
cầu hóa : thách thức giữ gìn một bản sắc (La francophonie au Vietnam, du fait colonial à
la mondialisation: un enjeu identitaire). Université Jean moulin Lyon III, 358 trang.
[12] Valérie Daniel, 1992. Pháp ngữ tại Việt Nam (La francophonie au Vietnam). l’Harmantan,
141 trang.
ABSTRACT
The role of the international organization of Francophonie in Vietnam
before and after 1975: evolution and contribution
Nguyen Thao Huong
International Cooperation Office, Hanoi National University of Education
The processing that Vietnam admited to the international Francophone community is
closely linked to Vietnam’s development milestones, since the country was still in the interior
war when the North and the South were divided up until the reunification when Vietnam was
completely liberated and started the process of building the country. In the article, the author
focuses on the foundation and the development of the Francophone community in the world, and
also highlights Vietnam’s involvement in two periods: beginning with the participation of the
government The Republic of Vietnamand the process of taking over by the Democratic Republic
of Vietnam from 1979 to the present. The article will also compare the motives and purposes
of joining the international Francophone Community of Vietnam under two different political
regimes in order to better understand the role and contributions of the international Francophone
community during certain special periods in the history of Vietnam.
Keywords: Francophonie, foreign affairs, motivation, contribution, international
organization.
89
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5065_nthuong_8619_2123615.pdf