Vai trò của rau được chứng nhận chất lượng trong sự phát triển bền vững của các cộng đồng nông dân tại Mộc Châu

Tài liệu Vai trò của rau được chứng nhận chất lượng trong sự phát triển bền vững của các cộng đồng nông dân tại Mộc Châu: Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 203 Vai trò của rau được chứng nhận chất lượng trong sự phát triển bền vững của các cộng đồng nông dân tại Mộc Châu Bùi Thị Hằng1, Bùi Văn Tùng1, Vũ Thị Phương Thanh2, Vũ Văn Đoàn3 Đơn vị công tác 1Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) 2Công ty Fresh Studio Việt Nam (FS) 3Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (CASRAD) Tác giả đại diện buihanghoabinh@gmail.com Từ khóa Sinh kế, Mộc Châu, VietGAP, An toàn thực phẩm Đặt vấn đề Mỗi năm thị trường Hà Nội tiêu thụ khoảng một triệu tấn rau xanh. Khối lượng này vượt xa khả năng sản xuất và cung ứng của các vùng trồng rau tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, vào mùa hè, do nắng nóng, ở các vùng đồng bằng không thể sản xuất các chủng loại rau ôn đới, nên việc thiếu hụt rau xanh cho thị trường Hà Nội càng lớn. Điều này tạo cơ hội cho ...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của rau được chứng nhận chất lượng trong sự phát triển bền vững của các cộng đồng nông dân tại Mộc Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 203 Vai trò của rau được chứng nhận chất lượng trong sự phát triển bền vững của các cộng đồng nông dân tại Mộc Châu Bùi Thị Hằng1, Bùi Văn Tùng1, Vũ Thị Phương Thanh2, Vũ Văn Đoàn3 Đơn vị công tác 1Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) 2Công ty Fresh Studio Việt Nam (FS) 3Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (CASRAD) Tác giả đại diện buihanghoabinh@gmail.com Từ khóa Sinh kế, Mộc Châu, VietGAP, An toàn thực phẩm Đặt vấn đề Mỗi năm thị trường Hà Nội tiêu thụ khoảng một triệu tấn rau xanh. Khối lượng này vượt xa khả năng sản xuất và cung ứng của các vùng trồng rau tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, vào mùa hè, do nắng nóng, ở các vùng đồng bằng không thể sản xuất các chủng loại rau ôn đới, nên việc thiếu hụt rau xanh cho thị trường Hà Nội càng lớn. Điều này tạo cơ hội cho các loại rau kém chất lượng, không rõ nguồn gốc chiếm lĩnh thị trường và làm gia tăng các vấn đề về an toàn, vệ sinh thực phẩm ở thủ đô Hà Nội [1]. Trong khi đó, khu vực Mộc Châu của tỉnh Sơn La có khí hậu ôn hòa, thích hợp để sản xuất các loại rau ôn đới, cả trong mùa hè. Việc vận chuyển rau từ Môc Châu về Hà Nội cũng khá thuận lợi. Từ năm 2011, nhằm giúp nông dân cải thiện thu nhập, sinh kế và đời sống, các dự án AGB/2009/053 và AGB/2014/035 do ACIAR tài trợ đã hỗ trợ họ tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu, vị trí địa lý của khu vực để sản xuất và tiêu thụ rau rau an toàn, rau VietGAP về thị trường Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu Dự án bắt đầu với một nghiên cứu xác định cơ hội thị trường cho rau Mộc Châu ở Hà Nội và xác định các bên liên quan, những tác nhân tiềm năng của chuỗi cung ứng, cũng như để tìm hiểu những yêu cầu cụ thể của người tiêu dùng Hà Nội. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, với phương pháp có sự tham gia, chiến lược phát triển chuỗi giá trị bền vững cho rau của nông dân sản xuất qui mô nhỏ Mộc Châu tới thị trường Hà Nội được xây dựng. Để thực hiện chiến lược này dự án của ACIAR chủ yếu đóng vai trò xúc tác, hỗ trợ và thúc đẩy, huy động đầu tư từ tất cả các bên liên quan, bao gồm nông dân, chính quyền địa phương, các thương lái địa phương và các nhà bán lẻ tại Hà Nội, đồng thời xây dựng liên kết giữa họ, phát H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 204 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người triển thành chuỗi cung ứng. Dự án cũng hỗ trợ thành lập các tổ chức nông dân và phát triển các tổ chức này thành các nhà sản xuất và cung ứng rau an toàn, chất lượng. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Dự án đã hỗ trợ thành lập 10 nhóm nông dân tại cả hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ, với tổng số 170 hộ thành viên, sản xuất rau trên tổng diện tích đất gần 51 ha (Bảng 1) để cung cấp cho thị trường Hà Nội dưới nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Mộc Châu”. Nhãn hiệu chứng nhận này (Hình 1) được xây dựng với sự hỗ trợ của dự án AGB/2009/053 trong giai đoạn 2011-2015. Sản lượng rau sản xuất và cung ứng cho thị trường Hà Nội của các nhóm nông dân tăng qua từng năm, đạt tổng số 1.734.983 tấn vào cuối năm 2016 (Bảng 2). Hiện ngày càng nhiều người tiêu dùng Hà Nội biết đến và có thể nhận diện được các sản phẩm rau an toàn Mộc Châu; Số lượng các nhà bán lẻ tham gia vào chuỗi cung ứng cũng ngày càng tăng, trong đó có cả các hệ thống Siêu thị Metro, FiviMart, BigC, AEON, VinEco và một số cửa hàng rau an toàn như BigGreen và Bác Tôm. Theo nhật ký ghi chép của các nông hộ, thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của dự án (trong tất cả các bước, từ lựa chọn giống, sử dụng hạt giống chất lượng, sản xuất cây con, tới trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch, sơ chế, đóng gói sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn VIETGAP) nông dân đã tăng được cả năng suất và chất lượng rau. Chẳng hạn như, năng suất cà chua đã tăng từ 30,7 tấn/ha lên 36,8 tấn/ha; năng suất cải bắp tăng từ 13,2 tấn lên 23,1 tấn/ha; năng suất đậu cove tăng từ 10,6 tấn/ha lên 18,4 tấn/ha. Dự án cũng đã hỗ trợ nông dân sản xuất đa dạng và luân canh nhiều chủng loại rau để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Tham gia chuỗi cung ứng rau an toàn về thị trường Hà Nội nông dân Mộc Châu đã bán được nhiều rau hơn và với giá cao hơn, có lãi và thu nhập tăng. Trung bình, mỗi hecta đất trồng rau an toàn cho lãi 70-150 triệu đồng/năm, tùy thuộc vào loại rau, năm trồng và kinh nghiệm của nông dân. (Nếu trồng lúa hoặc ngô lãi thu được vào khoảng 5-8 triệu đồng/ha/ năm). Nhờ có thu nhập cao hơn nhiều nông dân đã nâng cấp, sửa sang được nhà ở và đầu tư được tốt hơn cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe của con cháu họ. Ngoài ra, nhiều nông hộ cũng đã và đang tăng cường đầu tư cho sản xuất rau, như xây dựng nhà lưới và hệ thống tưới. Kết luận Sản xuất và tiêu thụ rau có chứng nhận chất lượng an toàn đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện thu nhập và sinh kế của nông dân khu vực Mộc Châu. Tuy nhiên, con số 170 hộ nông dân và 51 ha đất còn là rất nhỏ so với mục tiêu 497 ha rau an toàn Mộc Châu của tỉnh Sơn La. Dự án, vì thế, Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 205 trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các huyện Mộc Châu và huyện Văn Hồ, với hệ thống khuyến nông và quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản địa phương để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình mở rộng. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo phân tích nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng dự án AGB/2009/053 Bảng 1: Các tổ chức nông dân được thành lập tại Huyện Mộc Châu và Vân Hồ Tên nhóm Địa chỉ Số lượng hộ thành viên Diện tích đất (ha) HTT RAT Tự Nhiên Huyện Mộc Châu 38 13.8 HTX RAT Ta Niết Huyện Mộc Châu 10 6.0 HTX RAT An Tâm Huyện Mộc Châu 19 4.6 Tổ hợp tác bãi Sậy Huyện Mộc Châu 27 6.2 Tổ hợp tác bản Áng 2 Huyện Mộc Châu 18 3.2 Tổ hợp tác bản Búa Huyện Mộc Châu 17 1.7 Tổ hợp tác bản Áng 1 Huyện Mộc Châu 11 8.6 HTX RAT Vân Hồ Huyện Vân Hồ 20 5.0 Tổ hợp tác Hang Trùng Huyện Vân Hồ 6 0.65 Tổ hợp tác Bó Nhàng 2 Huyện Vân Hồ 4 1.15 Tổng 170 50.9 Bảng 2: Sản lượng (tấn) rau sản xuất và cung ứng cho thị trường bán lẻ tại Hà Nội Year An Thai co- operative Ta Niet co- operative Tu Nhien cooperative Van Ho co- operative Total 2012 30,739 30,739 2013 25,304 9,799 197,409 232,512 2014 40,069 77,219 243,525 360,813 2015 27,285 78,343 310,653 3,486 419,767 2016 37,462 159,462 448,534 45,694 691,152 Total 130,120 324,823 1,230,860 49,180 1,734,983 H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 206 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Ảnh 1: Nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Mộc Châu” Ảnh 2: Đa dạng nhiều loại rau được sản xuất và luân canh bởi các thành viên HTX Rau an toàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfs39_6255_2207199.pdf
Tài liệu liên quan