Vai trò của nồng độ β-HCG sau hút nạo 2 tuần trong tiên đoán tân sinh nguyên bào nuôi hậu thai trứng

Tài liệu Vai trò của nồng độ β-HCG sau hút nạo 2 tuần trong tiên đoán tân sinh nguyên bào nuôi hậu thai trứng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 50 VAI TRÒ CỦA NỒNG ĐỘ β-HCG SAU HÚT NẠO 2 TUẦN TRONG TIÊN ĐOÁN TÂN SINH NGUYÊN BÀO NUÔI HẬU THAI TRỨNG Lê Xuân Tiên*, Lê Tự Phương Chi**, Võ Minh Tuấn* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh viện Từ Dũ có khoảng 900 ca hút nạo thai trứng mỗi năm. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định giá trị tiên đoán tân sinh nguyên bào nuôi hậu thai trứng của nồng độ βhCG sau hút nạo 2 tuần và tỷ số nồng độ βhCG trước-sau hút nạo 2 tuần. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng lồng trên bệnh nhân thai trứng nhập bệnh viện Từ Dũ từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017. Bệnh nhân được phân làm 2 nhóm từ việc lấy toàn bộ 123 ca tân sinh nguyên bào nuôi (TSNBN)(nhóm bệnh) và ngẫu nhiên 247 ca thai trứng lui bệnh tự nhiên (nhóm chứng). Đường cong ROC được sử dụng để tìm yếu tố có giá trị tiên đoán tốt nhất. Kết quả: Thời gian trung bình chẩn đoán TSNBN theo FIGO 2002 là 6,2 tuần. Điểm cắt lí tưởng của β-hCG ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của nồng độ β-HCG sau hút nạo 2 tuần trong tiên đoán tân sinh nguyên bào nuôi hậu thai trứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 50 VAI TRÒ CỦA NỒNG ĐỘ β-HCG SAU HÚT NẠO 2 TUẦN TRONG TIÊN ĐOÁN TÂN SINH NGUYÊN BÀO NUÔI HẬU THAI TRỨNG Lê Xuân Tiên*, Lê Tự Phương Chi**, Võ Minh Tuấn* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh viện Từ Dũ có khoảng 900 ca hút nạo thai trứng mỗi năm. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định giá trị tiên đoán tân sinh nguyên bào nuôi hậu thai trứng của nồng độ βhCG sau hút nạo 2 tuần và tỷ số nồng độ βhCG trước-sau hút nạo 2 tuần. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng lồng trên bệnh nhân thai trứng nhập bệnh viện Từ Dũ từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017. Bệnh nhân được phân làm 2 nhóm từ việc lấy toàn bộ 123 ca tân sinh nguyên bào nuôi (TSNBN)(nhóm bệnh) và ngẫu nhiên 247 ca thai trứng lui bệnh tự nhiên (nhóm chứng). Đường cong ROC được sử dụng để tìm yếu tố có giá trị tiên đoán tốt nhất. Kết quả: Thời gian trung bình chẩn đoán TSNBN theo FIGO 2002 là 6,2 tuần. Điểm cắt lí tưởng của β-hCG sau hút nạo 2 tuần và 4 tuần tiên đoán TSNBN tương ứng là 700 mIU/mL (độ nhạy: 79%; độ chuyên: 69%) và 148 mIU/mL (độ nhạy: 83%; độ chuyên: 84%). Điểm cắt lí tưởng của tỷ số βhCG trước- sau hút nạo 2 tuần và 4 tuần tiên đoán TSNBN tương ứng là 340 (độ nhạy: 77%; độ chuyên: 64%) và 1345 (độ nhạy: 79%; độ chuyên: 84%). Kết luận: Nồng độ β-hCG sau hút nạo 2 tuần là yếu tố có giá trị tiên đoán sớm tốt cho nguy cơ chuyển qua TSNBN của bệnh nhân thai trứng. Từ khóa: thai trứng lui bệnh tự nhiên, tân sinh nguyên bào nuôi hậu thai trứng ABSTRACT THE ROLE OF βHCG IN TWO WEEK AFTER EVACUATION PREDICT THE PERSISTEN GESTATIONAL TROPHOPLASTIC NEOPLASIA Le Xuan Tien, Le Tu Phuong Chi, Vo Minh Tuan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 50 - 55 Objective: To determine the trophoblastic neoplasia anticipating value of β-hCG concentration two weeks after molar suction curettage and its concentration ratio at pre-removal versus two-week post-removal. Methodology: Case control study nested in hydatidiform mole patients admitted into Tu Du Hospital from July 2016 to December 2017. Patients were divided into two groups with all 123 cases of trophoblastic neoplasia (case group) and 247 random cases of spontaneously remitting hydatidiform mole (control group). ROC curve was applied to find the factors of the most predictive value. Results: The average length of time for trophoblastic neoplasia diagnosis was 6.2 weeks as per FIGO 2002. The ideal cut-off points of β-hCG concentration two weeks and four weeks after molar suction curettage for anticipating trophoblastic neoplasia were 700 mIU/mL (sensitivity: 79%; specificity: 69%) and 148 mIU/mL (sensitivity: 83%; specificity: 84%) respectively. The ideal cut-off points of β-hCG ratio at pre-removal versus two-week and four-week post-removal for anticipating trophoblastic neoplasia were 340 (sensitivity: 77%; specificity: 64%) and 1345 (sensitivity: 79%; specificity: 84%) respectively. Conclusions: β-hCG concentration two weeks after molar removal is a good factor to early anticipate the risk *BM Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, **Khoa Ung bướu Phụ khoa BV Từ Dũ Tác giả liên lạc: PGS TS BS. Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199 Email: vominhtuan@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 51 of trophoblastic neoplasia switch in hydatidiform mole patients. Keywords: hydatidiform mole with spontaneous remission, gestational trophoblastic neoplasia ĐẶT VẤN ĐỀ Thai trứng (TT) là một dạng bệnh lí nguyên bào nuôi liên quan đến thai kì(4). Tần suất thay đổi tùy thuộc từng vùng lãnh thổ, tập quán ăn uống, điều kiện kinh tế xã hội(5), thấp ở vùng châu Âu và Bắc Mỹ (1,2/1000 thai kì)(3), cao ở khu vực châu Á (VN: 1,52/500 thai kì(6)). Điều trị thai trứng chủ yếu là hút nạo (HN) buồng tử cung, sau đó là theo dõi diễn tiến βhCG và các triệu chứng bất thường đi kèm. Trong quá trình theo dõi biến chứng đáng quan tâm nhất là tân sinh nguyên bào nuôi (TSNBN), với một tỷ lệ xuất hiện đáng kể: 15-28%(7) đối với thai trứng toàn phần và 1-5% đối với thai trứng bán phần(8). Đây là biến chứng ác tính, nguy hiểm, có thể di căn, điều trị lâu dài và tốn kém. Một số nghiên cứu (NC) cố gắng tìm ra những yếu tố giúp tiên đoán TSNBN hậu thai trứng hay bệnh thoái lui để tư vấn bệnh nhân tốt hơn và giúp các nhà lâm sàng lưu ý đến những nguy cơ này để rút ngắn khoảng thời gian từ lúc chẩn đoán thai trứng đến TSNBN(9). Kết quả các yếu tố như tuổi mẹ, kích thước nang hoàng thể > 6cm, tiền sử thai trứng trước đó có giá trị tiên đoán “yếu” TSNBN hậu thai trứng. Gần đây, bắt đầu có những nghiên cứu nước ngoài về khả năng pháthiện TSNBN dựa vào nồng độ βhCG sau hút nạo và thấy rằng kiểu thay đổi nồng độ β- hCG của TSNBN khác với của bệnh thai trứng thoái lui(10,11). Tại Bệnh viện Từ Dũ, năm 2016 có 1100 ca thai trứng, trong đó có 228 ca chuyển sang TSNBN. Chúng ta đang quản lí một lượng bệnh nhân thai trứng khá lớn nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào về tiên đoán sớm TSNBN. Từ những nghiên cứu dẫn đường trên thế giới cùng tình hình thực tế tại bệnh viện Từ Dũ chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: Vai trò của nồng độ βhCG sau hút nạo 2 tuần tiên đoán tân sinh nguyên bào nuôi hậu thai trứng. Với câu hỏi nghiên cứu: Nồng độ βhCG sau hút nạo 2 tuần có giá trị tiên đoán TSNBN hậu thai trứng không? Mục tiêu Xác định giá trị tiên đoán tân sinh nguyên bào nuôi hậu thai trứng của nồng độ nồng độ βhCG sau hút nạo 2 tuần và tỷ số β-hCG trước- sau hút nạo 2 tuần. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Bệnh chứng lồng (Nested case control). Dân số mục tiêu Bệnh nhân thai trứng không hóa dự phòng sau hút nạo. Dân số nghiên cứu Bệnh nhân thai trứng không hóa dự phòng sau hút nạo theo dõi tại Khoa Ung Bướu Phụ Khoa Bệnh viện Từ Dũ. Dân số chọn mẫu Bệnh nhân thai trứng không hóa dự phòng sau hút nạo theo dõi tại Khoa Ung Bướu Phụ Khoa Bệnh viện Từ Dũ từ tháng 7/2016-12/2017. Tiêu chuẩn nhận vào Bệnh nhân được chẩn đoán xác định thai trứng dựa vào giải phẫu bệnh. Bệnh nhân tái khám đúng lịch hẹn. Bệnh nhân được xét nghiệm đầy đủ β-hCG trước và sau hút nạo. Có đầy đủ các thông tin. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân hút nạo thai trứng ở tuyến trước. Bệnh nhân được hóa dự phòng sau hút nạo. Bệnh nhân bỏ theo dõi. Cách tiến hành và thu thập số liệu Bước 1 Sàng lọc đối tượng dựa vào phần mềm quản lí bệnh nhân theo dõi thai trứng tại khoa. Chọn khoảng thời gian từ tháng 7/2016 đến tháng 12/2017, chẩn đoán vào viện là thai trứng, chẩn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 52 đoán xuất viện có thể là thai trứng hoặc các dạng TSNBN. Kết quả thu được 180 ca TSNBN hậu thai trứng và 930 ca thai trứng không chuyển qua TSNBN. Bước 2 Phân nhóm và truy lục hồ sơ: Sắp xếp danh sách ban đầu cho 2 nhóm theo năm và theo số nhập viện từ nhỏ đến lớn. Bắt đầu truy lục từ hồ sơ nhóm bệnh (TSNBN) có SNV lớn nhất, đi ngược theo thời gian đến hồ sơ thứ 123 (cỡ mẫu nhóm bệnh). Cứ mỗi tháng dừng lại, có bao nhiêu ca bệnh thì có gấp đôi số ca chứng được lấy ngẫu nhiên, cách lấy ngẫu nhiên được thực hiện trên nguyên tắc lấy hồ sơ nhóm chứng có SNV gần nhất với SNV của các ca nhóm bệnh cùng tháng đó. Các hồ sơ được chọn phải đảm bảo đã đủ thời gian theo dõi, không có bất kì ca nhóm chứng nào sau đó chuyển qua TSNBN. Bước 3 Ghi nhận dữ liệu về chuỗi kết quả βhCG: tất cả các kết quả βhCG được kiểm chứng lại về thời điểm thực hiện có đúng theo lịch tái khám mỗi 2 tuần không, nếu chênh lệch quá 3 ngày ở bất kì thời điểm hẹn tái khám nào thì không thu thập hồ sơ đó. Khi nồng độ β-hCG ≥1500000 mIU/mL hay <5 mIU/mL thì lấy giá trị tại ngưỡng đó. Bước 4 Thu thập số liệu: Các số liệu được thu nhận từ hồ sơ đảm bảo hoàn tất 28 biến số của nghiên cứu. Xử lí và phân tích số liệu Sử dụng phép kiểm Student để so sánh trung bình các biến định lượng của 2 nhóm. Nồng độ βhCG sau hút nạo 2 tuần và 4 tuần cũng như tỷ số của nó so với trước hút nạo được sử dụng để vẽ đường cong ROC, diện tích dưới đường cong (AUC) sẽ thể hiện giá trị của phép tiên đoán TSNBN. Điểm cắt lí tưởng được xây dựng dựa theo chỉ số Youden, từ đó xác định được các chỉ số của một phép tiên đoán hoàn chỉnh gồm: điểm cắt, độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên đoán dương-âm, tỷ số khả dĩ dương-âm. Phân tích đa biến cũng được sử dụng để đánh giá mối liên quan thật sự của β-hCG sau hút nạo 2 tuần với TSNBN sau khi đã khử nhiễu. KẾT QUẢ Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Trong thời gian từ tháng 7/2016 đến tháng 12/2017 có 1100 bệnh nhân thai trứng được nhập viên, trong đó có 180 ca TSNBN. Chúng tôi lấy toàn bộ 123 ca TSNBN và ngẫu nhiên 247 ca thai trứng lui bệnh tự nhiên thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu vào nghiên cứu. Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Nhóm bệnh (N=123) Nhóm chứng (N=247) Chung (N=370) Tuổi: ≤ 20 20 - < 40 ≥ 40 11 (8,9) 84 (68,3) 28 (22,8) 24 (9,7) 203 (82,3) 20 (8,1) 35 (9,4) 287 (77,6) 48 (13,0) Địa chỉ: Tỉnh khác Tp.HCM 118 (95,9) 5 (4,1) 243 (98,4) 4 (1,6) 361 (97,6) 9 (2,4) Nghề nghiệp: Nội trợ Nông dân Công nhân Công nhân viên Buôn bán Khác 36 (29,3) 19 (15,4) 32 (26) 14 (11,4) 12 (9,8) 10 (8,1) 65 (26,3) 27 (10,9) 77 (31,2) 40 (16,2) 19 (7,7) 19 (7,7) 101 (27,3) 46 (12,5) 109 (29,4) 54 (14,6) 31 (8,4) 29 (7,8) Số lần sinh: Chưa lần nào 1 lần ≥ 2 lần 47 (38,2) 35 (28,5) 41(33,3) 120 (48,6) 72(29,1) 55(22,3) 167(45,1) 107(28,9) 96(26) Bệnh nhân trong nghiên cứu tập trung chủ yếu ơ các tỉnh thành ngoài Tp. Hồ Chí Minh (97,6%), trong độ tuôi sinh sản (29,3±8), nghề nghiệp chủ yếu là công nhân (29,5%) và nội trợ (27,4%). Về tiền căn, có 45,1% bệnh nhân chưa sanh lần nào, 26% bệnh nhân sanh từ 2 lần trơ lên, không có ca nào có tiền căn bệnh nguyên bào nuôi. Về lâm sàng, không có bệnh nhân nào trong nghiên cứu bị tiền sản giât, cường giáp, thuyên tắc tế bào nuôi, 1 ca có nang hoàng tuyến ≥6cm; có 10,8% bệnh nhân có kích thước tử cung trước hút nạo lớn hơn tuổi thai. Nồng độ β hCG trước hút khá dao động, giá trị lớn nhất là 1500000mIU/mL, giá trị nhỏ nhất 2647 mIU/mL. Nồng độ β hCG trung bình trước hút nạo ở 2 nhóm chênh lệch khá nhiều (nhóm bệnh: 403678 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 53 mIU/mL, nhóm chứng: 239999 mIU/mL), nhóm bệnh gấp 1,68 lần nhóm chứng. Thời gian trung bình để chẩn đoán TSNBN là 6,2 tuần, sớm nhất là 1 tuần, muộn nhất là 14 tuần, hơn 50% trường hợp phát hiện TSNBN sau 6 tuần. Nồng độ -hCG sau hút nạo Bảng 2. So sánh nồng độ -hCG sau hút nạo 2 tuần - 4 tuần ở 2 nhóm Kết quả N Trung bình P(*) Nồng độ β-hCG sau hút HN 2 tuần Nhóm chứng 247 1153,91 P=0.000 Nhóm TSNBN 123 12619,15 Tỷ số β-hCG trước-sau HN 2 tuần Nhóm chứng 247 175 P=0.000 Nhóm TSNBN 123 34 Nồng độ β-hCG sau HN 4 tuần Nhóm chứng 247 213,7 P=0,000 Nhóm TSNBN 123 6554 Tỷ số β-hCG trước-sau HN 4 tuần Nhóm chứng 247 629 P=0,000 Nhóm TSNBN 123 46 (*): phép kiểm Student so sánh 2 trung bình Vì thời gian trung bình để chẩn đoán TSNBN là 6,2 tuần, nên khảo sát -hCG ở thời điểm 2 tuần và 4 tuần để tiên đoán TSNBN là thích hợp nhất. Nồng độ hCG sau hút nạo 2 tuần (4 tuần) và tỷ số -hCG trước-sau HN 2 tuần (4 tuần) ở 2 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa (P=0,000). Đường cong ROC được xây dựng để xác định giá trị tiên đoán TSNBN của hCG sau HN. BÀN LUẬN Nồng độ β-hCG sau HN 4 tuần có giá trị tiên đoán tốt nhất với AUC=0,89 (95% CI: 0,86-0,93), thứ hai là tỷ số nồng độ β-hCG trước-sau HN 4 tuần (AUC=0,86 (95% CI: 0,82-0,90)). Nồng độ β- hCG sau HN 2 tuần và tỷ số β-hCG trước-sau HN 2 tuần giá trị tiên đoán hơi thấp hơn với AUC lần lượt là 0,8 (95% CI: 0,75-0,84) và 0,75 (95% CI: 0,69-0,80). Mặc dù thời điểm 4 tuần sau HN tiên đoán TSNBN tốt hơn so với 2 tuần, nhưng với mục tiêu tiên đoán sớm để sàng lọc BN nên chúng tôi ưu tiên sử dụng β-hCG ở 2 tuần vì lí do: sớm hơn, giá trị sàng lọc khá tốt, phù hợp với thực trạng hiện tại của nơi theo dõi. Đồng thời với kết quả AUC tốt ở thời điểm 4 tuần thì chúng tôi sẽ đưa nó làm giá trị tham khảo, phục vụ cho việc tiên đoán trong những trường hợp BN quên tái khám 2 tuần hay tái khám lệch hẹn 2 tuần quá nhiều ngày (>2 ngày). Diện tích dưới đường cong ROC là giá trị phản ánh tốt nhất mô hình tiên đoán bệnh. Trong phép tiên đoán dựa vào nồng độ βHCG sau 2 tuần hút nạo, NC của chúng tôi có giá trị AUC (AUC=0,80; 95% CI: 0,75-0,84) tương đương nghiên cứu của Mousavi(1) (AUC=0,80; 95% CI: 0,77-0,83) và cao hơn NC Kang(2) (AUC=0,74; 95% CI: 0,68-0,80). Với AUC ở mức tốt, chúng tôi tin rằng nồng độ βhCG sau hút nạo 2 tuần thực sự có giá trị trong tiên đoán TSNBN hậu TT. Điểm cắt nồng độ β-hCG sau HN 2 tuần của chúng tôi thấp hơn so với điểm cắt của Mousavi(1) (700mIU/ml so với 801 mIU/ml). So với nghiên cứu của Mousavi, NC của chúng tôi có độ nhạy tương đương (79% so với 79,82%), độ đặc hiệu thấp hơn (69%-71,64%). Từ đây đưa ra kết luận chúng ta có thể sử dụng nồng độ β-hCG từ thời điểm 2 tuần để tiên đoán sớm TSNBN hậu TT với mức β hCG để tiên đoán là 700mIU/ml, Sn=79%, Sp=69%, PPV=55%, NPV=87%. Chúng ta chấp nhận nguy cơ bỏ sót bệnh ở mức thấp, sàng lọc bệnh nhân tốt để theo dõi sát hơn nữa, rút ngắn khoảng thời gian theo dõi (1 tuần) hay có thể điều trị sớm những ca trong nhóm được tiên đoán TSNBN. Chúng ta cũng cần quan tâm đến mức độ giảm của nồng độ β hCG sau HN giữa 2 nhóm TSNBN và nhóm lui bệnh tự nhiên, một số nghiên cứu của Kim(12), Lybol(8) tập trung quan tâm tốc độ giảm β hCG cho thấy đường cong giảm βhCG ở 2 nhóm là khác nhau. Riêng nghiên cứu chúng tôi cũng như của Kang, Mousavi thực hiện việc so sánh tỷ số nồng độ β- hCG trước-sau HN 2 tuần ở 2 nhóm. Kết quả cho thấy: tỷ số nồng độ β-hCG trước-sau HN 2 tuần có giá trị tiên đoán TSNBN, với hiệu quả của phép tiên đoán ở mức khá (AUC1=0,75), so với 2 nghiên cứu còn lại AUC= 0,78 (Mousavi), AUC=0,77 (Kang) thì gần tương đương. Điểm cắt tìm được trong NC chúng tôi là 340, cao hơn so với của Mousavi (250). Từ đây chúng tôi có Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 54 được mô hình tiên đoán cụ thể: Bệnh nhân sau hút nạo thai trứng có tỷ số nồng độ β-hCG trước- sau HN 2 tuần ≤ 340 tiên đoán TSNBN, với độ nhạy = 77%, độ đặc hiệu = 64%, giá trị tiên đoán dương = 52%, giá trị tiên đoán âm =85% (Bảng 3). Bảng 3. Điêm cắt lí tưởng và các chỉ số của các phép tiên đoán Tiêu chuẩn Sn (95%CI) Sp (95% CI) PPV (95% CI) NPV (95% CI) -hCG sau HN 2 tuần (mIU/mL) ≥ 700 so với < 700 78,86 (70,58-85,70) 68,52 (62,23-74,17) 55,43 (50,32-60,42) 86,67 (82,06-90,23) Tỷ số -hCG trước-sau HN 2 tuần 340 so với < 340 77,24 (68,81-86,39) 63,97 (57,64-69,96) 51,63 (65,98-77,91) 84.95 (86,99-93,62) -hCG sau HN 4 tuần (mIU/mL) ≥ 148 so với < 148 82,79 (75,09-89,11) 84,21 (79,05-88,22) 72,34 (68,10-80,51) 90,83 (85,74-92,42) Tỷ số -hCG trước-sau HN 4 tuần 1345 so với < 1345 78,69 (70,58-85,70) 83,81 (78,61-88,17) 70,80 (64,28-76,57) 88,84 (85,34-92,34) Biểu đồ 1. Đường cong ROC biểu diễn mối liên quan giữa TSNBN và -hCG sau HN Bảng 4. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan TSNBN Đặc điểm TSNBN (N=123) Nhóm chứng (N=247) OR (*) P (**) Nguy cơ TT theo WHO 1983 Cao Thấp 63 (23%) 60(62,5%) 211 (77%) 36(37,5%) 1 4,22 0,002 Nồng độ β-hCG sau HN 2 tuần ≥ 700 mIU/mL <700 mIU/mL 25 (13,5%) 98 (53%) 160 (86,5%) 87 (47%) 1 3,95 0,044 Tỷ số β-hCG trước-sau 2 tuần 340 > 340 25 (15,9%) 98 (46%) 132 (84,1%) 115 (54%) 1 5,1 0,000 Nghiên cứu chúng tôi có cùng xu hướng kết quả với những NC nước ngoài khi giá trị tuyệt đối nồng độ β-hCG sau HN 2 tuần có giá trị tiên đoán tốt hơn so với tỷ số nồng độ β hCG trước-sau hút nạo 2 tuần. Vì vậy nếu sử dụng mô hình tiên đoán để sàng lọc bệnh nhân đang theo dõi hậu TT tuần thứ 2 thì chúng tôi ưu tiên giá trị tuyệt đối hơn tỷ số. Để kiểm tra các yếu tố gây nhiễu và đồng tác, chúng tôi đưa 10 yếu tố có P<0,25 vào phân tích đa biến. Kết quả: sau khi kiểm soát các yếu tố khác thì với điểm cắt nồng độ β-hCG sau HN 2 tuần ≥700 mIU/mL và tỷ số nồng độ β-hCG trước-sau HN 2 tuần ≤ 340 cho thấy: Bệnh nhân AUC1=0,75 AUC2=0,80 AUC3=0,86 AUC4=0,89 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 55 hậu thai trứng có nồng độ β-hCG sau HN 2 tuần ≥700mIU/mL có nguy cơ TSNBN gấp 3,95 lần bệnh nhân có β-hCG <700 mIU/mL. Bệnh nhân hậu thai trứng có tỷ số nồng độ β-hCG trước-sau HN 2 tuần 340 có nguy cơ TSNBN gấp 5,1 lần bệnh nhân có tỷ số >340 (Bảng 4). KẾT LUẬN Số liệu nghiên cứu từ 123 ca TSNBN và 247 ca lui bệnh tự nhiên được lấy từ tháng 7-2016 đến 12-2017 chỉ ra rằng: Giá trị tiên lượng TSNBN của nồng độ β-hCG sau hút nạo tuần thứ 2 có AUC=0,8, với điểm cắt: 700 mIU/mL, độ nhạy=79%, độ chuyên=68%. Giá trị tiên lượng TSNBN của tỷ số nồng độ β-hCG trước-sau hút nạo tuần thứ 2 có AUC=0,75, với điêm cắt: 340, độ nhạy=77%, độ chuyên=64%. TAI LIỆU THAM KHẢO 1. Barber EL, Soper JT (2017). “Gestational trophoblastic Disease”. Clinical Gynecologic Oncology, 9th ed, pp. 163-191, Philadelphia, PA. 2. Berkowitz RS, Goldstein DP (2012). “Gestational trophoblastic Disease. In: Jonathan SB. Berek and Novak’s Gynecology”. Lippincott Williams & Wilkins, 15th ed, pp. 2537- 2570. 3. Bracken MB, Brinton LA, Hayashi K (1984). "Epidemiology of hydatidiform mole and choriocarcinoma". Epidemiol Rev, 6, pp. 52-75. 4. Dương Thị Cương (1998). "Gestational trophoblastic disease in Vietnam prevalence, clinical features, management". Int J Gynecol Obstet, 60 (1): 129-136. 5. Kang WD, Choi HS, Kim SM (2012). "Prediction of persistent gestational trophobalstic neoplasia: the role of hCG level and ratio in 2 weeks after evacuation of complete mole”. Gynecol Oncol, 124 (2), pp. 250-3. 6. Kim BW, Cho H, Kim H, Nam EJ, Kim SW et al (2012). "Human chorionic gonadotrophin regression rate as a predictive factor of postmolar gestational trophoblastic neoplasm in high-risk hydatidiform mole: a case-control study”. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 160 (1), pp. 100-5. 7. Lurain JR (2010). “Gestational trophoblastic disease I: epidemiology, pathology, clinical presentation and diagnosis of gestational trophoblastic disease, and management of hydatidiform mole”. Am J Obstet Gynecol, 203(6): 531 – 9. 8. Lybol C, Sweep FC, Ottevanger PB, Massuger LF, Thomas CM (2013). "Linear regression of postevacuation serum human chorionic gonadotropin concentrations predict postmolar gestational trophoblastic neoplasia”. Int J Gynecol Cancer, 23(6), pp. 1150-6. 9. Morrow CP, Kletzky OA, Disaia PJ, Townsend DE, Mishell DR, Nakamura RM (1977). “Clinical and laboratory correlates of molar pregnancy and trophoblastic disease”. Am J Obstet Gynecol; 128:424– 30. 10. Mousavi AS, Karimi S, Modarres Gilani M, Akhavan S, Rezayof E (2014). "Does Postevacuation β-Human Chorionic Gonadotropin Level Predict the Persistent Gestational Trophoblastic Neoplasia?”. Obstet Gynecol, 2014. 11. Palmer JR (1994). "Advances in the epidemiology of gestational trophoblastic disease". J Reprod Med, 39, pp. 155- 162. 12. Smith EB, Szulman AE, Hinshaw W, Tyrey L, Surti U, Hammond CB (1984). Human chorionic gonadotropin levels in complete and partial hydatidiform moles and in nonmolar abortuses. Am J Obstet Gynecol, 149:129-32. Ngày nhận bài báo: 30/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_nong_do_hcg_sau_hut_nao_2_tuan_trong_tien_doan_t.pdf
Tài liệu liên quan