Tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên: KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
Trang 68
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
LĨNH VỰC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ SỨC KHỎE
SINH SẢN CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
SV: Thái Hồng Hoài An, Lớp: ĐHCTXH15A
GVHD: ThS. Trần Kim Ngọc
Tóm tắt
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên là một trong những lĩnh vực
đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Đây cũng là một trong những lĩnh vực mà
nghề Công tác xã hội hướng đến góp phần cụ thể hóa các vấn đề liên quan đến giáo dục giới
tính và sức khỏe sinh sản. Từ đó nhân viên Công tác xã hội đóng nhiều vai trò quan trọng như
vai trò giáo dục, vai trò tham vấn, vai trò biện hộ và vai trò vận động nguồn lực hỗ trợ cho trẻ
vị thành niên. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập và làm rõ những vai trò của nhân viên Công
tác xã hội chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.
Từ khóa: Vai trò, nhân viên công tác xã hội, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, trẻ vị
thành niên.
1. Mở đ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
Trang 68
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
LĨNH VỰC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ SỨC KHỎE
SINH SẢN CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
SV: Thái Hồng Hoài An, Lớp: ĐHCTXH15A
GVHD: ThS. Trần Kim Ngọc
Tóm tắt
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên là một trong những lĩnh vực
đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Đây cũng là một trong những lĩnh vực mà
nghề Công tác xã hội hướng đến góp phần cụ thể hóa các vấn đề liên quan đến giáo dục giới
tính và sức khỏe sinh sản. Từ đó nhân viên Công tác xã hội đóng nhiều vai trò quan trọng như
vai trò giáo dục, vai trò tham vấn, vai trò biện hộ và vai trò vận động nguồn lực hỗ trợ cho trẻ
vị thành niên. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập và làm rõ những vai trò của nhân viên Công
tác xã hội chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.
Từ khóa: Vai trò, nhân viên công tác xã hội, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, trẻ vị
thành niên.
1. Mở đầu
Vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên không chỉ đơn thuần
là vấn đề sức khỏe, vấn đề xã hội mà còn là vấn đề kinh tế, văn hóa, đạo đức, lối sống, là vấn
đề liên quan đến nòi giống của đất nước. Vì thế cho nên đây là một vấn đề rất quan trọng, thời
gian qua nhà trường, gia đình và toàn xã hội đã rất quan tâm trong việc tuyên truyền, phổ biến
kiến thức về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản, tuy nhiên phải thừa nhận rằng đây là một
vấn đề tương đối mới, khó và phức tạp.
“Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Điều đáng
nói là trong số đó có hơn 20%” [3] nằm trong độ tuổi vị thành niên, các em không hiểu mình
đang có thai do đó số ca tử vong và các tổn thất về tinh thần từ việc nạo phá thai và sinh con
ngoài ý muốn là vô cùng to lớn. Thực trạng nhức nhối trên đã làm cho vấn đề giáo dục giới tính
và sức khỏe sinh sản vị thành niên trở nên cấp bách, làm thức tỉnh mối quan tâm, ý thức trách
nhiệm và hành động của các cấp các nghành, các bậc cha mẹ, nhà trường và xã hội.
“Ngày nay, hầu hết các quốc gia nhất là ở những nước phát triển đã thấy rõ được
tầm quan trọng của vấn đề giới tính nên đã đưa vào trong các chương trình học tại các
trường tiểu học hay trung học cơ sở. Còn ở Việt Nam thì vấn đề đưa chương trình giáo dục
giới tính cho học sinh vào chính khóa đã được nhắc đi nhắc lại hơn 20 năm qua, nhưng ngành
giáo dục vẫn chưa có những "động thái" cần thiết để thực hiện yêu cầu trên” [1]. Có thể là do
truyền thống Việt Nam còn xem vấn đề giáo dục giới tính là vấn đề tế nhị và không nên nói ra
hay giảng dạy nhiều. Tuy nhiên Bộ Giáo giục và Đào tạo đã ra quyết định “Ban hành kế hoạch
phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành giáo giục giai đoạn 2017 - 2020”, đây chính là tiền
đề cho sự phát triển cũng như khẳng định vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong ngành
giáo dục và nhất là vai trò giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên.
2. Nội dung
2.1. Vai trò giáo dục, cung cấp kiến thức và kỹ năng về giới tính, sức khỏe sinh sản
cho trẻ vị thành niên
Nhân viên Công tác xã hội đóng vai trò là người giáo dục cung cấp kiến thức về giới tính
và sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên để trẻ có được kiến thức nhất định về vấn đề này.
Tránh những sai lầm dễ mắc phải cũng như biết cách chăm sóc cho chính bản thân mình thì
cách tốt nhất là trẻ phải có kiến thức về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản. Từ đó thấy được
vai trò giáo dục của nhân viên Công tác xã hội là rất cần thiết, từ việc nghiên cứu biên soạn các
bài giảng phục vụ cho công tác truyền thông, cập nhật những kiến thức mới phù hợp để kịp thời
giáo dục cho trẻ. “Một số kiến thức cơ bản mà nhân viên Công tác xã hội chú ý: Vị thành niên
là ai? Khái niệm giới tính và sức khỏe sinh sản; Những thay đổi về thể chất, sinh lí và tâm sinh
lí ở tuổi vị thành niên; Tình bạn, tình yêu và tình dục ở tuổi vị thành niên; Cơ quan sinh sản và
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH
Trang 69
chức năng; Một số hiện tượng sinh lý bình thường và bất thường ở cơ quan sinh sản; Nhiễm
khuẩn và bệnh lây truyền qua đường tình dục; Dinh dưỡng tuổi vị thành niên; Nguy cơ, rủi ro
thường gặp ở tuổi vị thành niên; Biện pháp tránh thai và có thai ngoài ý muốn; Kỹ năng sống
cần thiết cho trẻ vị thành niên;...” [5].
Bằng nhiều phương pháp khác nhau nhân viên Công tác xã hội linh hoạt để kiến thức có
thể tiếp cận với trẻ một cách hiệu quả nhất. Loại bỏ được sự e dè hay ngại ngùng của trẻ khi
phải đối mặc với vấn đề này vì đa số các trẻ cho đây là một vấn đề tế nhị, nhạy cảm. Để trẻ chủ
động hơn trong quá trình tiếp thu các kiến thức từ nhân viên Công tác xã hội, thúc đấy tinh thần
tham gia của trẻ vào từng hoạt động, trẻ tham gia chia sẻ quan điểm cũng như đặt câu hỏi cho
vấn đề này để xem mức độ hiểu biết của trẻ đến đâu từ đó có thể điều chỉnh giúp trẻ hiểu đúng
và thực hành đúng.
Đây cũng là công việc chủ yếu của nhân viên Công tác xã hội trong trường học, tuy không
trực tiếp đứng lớp giảng dạy nhưng thông qua các hoạt động cụ thể kiến thức về giáo dục giới
tính và sức khỏe sinh sản sẽ đến gần hơn với mỗi em học sinh. Đối với các trẻ vị thành niên tại
địa phương, các em vì một hoàn cảnh nào đó mà đã không tiếp tục đến trường, thì nhân viên
Công tác xã hội tại địa phương có thể phối hợp với các tổ chức khác tập hợp các em lại sinh
hoạt với nhau định kì mỗi tuần. Vận dụng phương pháp Công tác xã hội với nhóm, mỗi lần sinh
hoạt nhân viên Công tác xã hội sẽ lồng ghép nội dung kiến thức về giáo dục giới tính và sức
khỏe sinh sản để các em vẫn được trang bị kiến thức, kỹ năng mặc dù không thể tiếp tục con
đường học vấn.
Khi các em không được giáo dục đầy đủ, kém hiểu biết về giới tính và sức khỏe sinh sản,
bằng bản năng, dễ đưa các em vào các tệ nạn xã hội, ăn chơi sa đọa, cờ bạc, mại dâm... Từ đó
sa vào vòng tội lỗi, trở thành những phần tử phá hoại xã hội.
Sự kém hiểu biết trong quan hệ giới tính cũng như chăm sóc sức khỏe sinh sản dẫn tới
những hành vi cử chỉ thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức xã hội. Một số em do nhận thức về giao tiếp
nam nữ yếu kém hoặc sai lầm, dễ có hành vi cư xử với bạn khác giới một cách thô bạo. Các em
thường nói năng thô tục, ăn, mặc lố lăng bất lịch sự nơi công cộng, phá rối trật tự xã hội.
Ngày nay tình trạng các em yêu sớm, yêu đương mù quán, nếp sống sinh hoạt nam nữ
trụy lạc, một số em yêu kiểu tự do, tình yêu không cần hôn nhân, sống thử... Các em bỏ cả học
hành, ăn chơi trác táng... hủy hoại đi nhân cách và rơi vào vòng xoáy tội lỗi.
Một số khá đông các em hiện nay theo quan niệm tình dục tự do, tình dục không hôn
nhân, yêu đương quá sớm... dẫn tới tình trạng quan hệ lang chạ, có thai ngoài ý muốn, mắc các
bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nạo phá thai bị biến chứng. Tình trạng nạo phá thai hiện
nay càng tăng trong lớp trẻ và gây nhiều hậu quả tai hại.
Còn nhiều những biểu hiện phức tạp khác trong đời sống gia đình sau này như: cuộc sống
vợ chồng thiếu hạnh phúc, tỉ lệ li hôn ngày càng gia tăng, bạo hành trong gia đình... Đó cũng là
những vấn đề của đời sống giới tính, nếu các em không được hướng dẫn, tìm hiểu, họ sẽ mắc
những sai lầm đáng tiếc, khó có thể cứu vãn trong đời sống hôn nhân.
Những biểu hiện phức tạp trên gây nhiều khó khăn trong cuộc sống của trẻ vị thành niên
sau này, làm cho các em khó có cuộc sống hạnh phúc và phát triển toàn diện mà nguyên nhân
chủ yếu chính là sự thiếu hiểu biết về giới tính và sức khỏe sinh sản [1].
2.2. Vai trò tham vấn về các vấn đề về giới tính và sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên
“Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ
năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân
chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và
tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình” [2]. Ở vai trò này nhân viên Công tác xã hội sẽ là nhà
tham vấn giúp trẻ vị thành niên tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề về giáo dục giới tính và sức
khỏe sinh sản mà các em đang mắc phải. Khi các em chưa được trang bị một cách đầy đủ về
kiến thức cũng như kỹ năng về giới tính và sức khỏe sinh sản thì các em sẽ dễ dàng mắc phải
những sai lầm, khó khăn trong vấn đề này. Các vấn đề mà các em thường mắc phải là do chưa
hiểu về những biểu hiện hay thay đổi về cơ thể, những thay đổi về tâm lí, sinh lí, các vấn đề
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
Trang 70
xoay quanh tình bạn hay tình yêu tuổi học trò và thậm chí các em đang gặp phải các vấn đề về
quan hệ tình dục sớm hay mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên...
Có một số vấn đề các em sẽ tự giải quyết được thông qua việc chia sẻ với bạn bè, anh chị
cũng như cha mẹ từ đó các em nhận được sự đồng cảm, chỉ bảo giúp các em vượt qua một cách
dễ dàng. Tuy nhiên cũng có những vấn đề lớn hơn mà các em không biết cách hoặc không dám
chia sẻ với người khác thậm chí là chia sẻ với cha mẹ mình, ví dụ như việc các em đã quan hệ
tình dục và đang gặp một số vấn đề liên quan gây tổn thương hoặc ảnh hưởng đến tâm lí, quá
trình học tập. Hoặc vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên, đây là một vấn đề vô cùng lớn đối
với trẻ gây ảnh hưởng nặng nề và là một cú sốc đối với trẻ. Trước những vấn đề mà các em gặp
phải ở độ tuổi vị thành niên gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển, nhằm hỗ trợ các
em khi các em gặp phải các vấn đề khó chia sẻ thì nhân viên Công tác xã hội phải đóng vai trò
là nhà tham vấn giúp các em tìm cách giải quyết vấn đề của mình.
Khi đóng vai trò là nhà tham vấn, nhân viên Công tác xã hội phải tuân thủ những nguyên
tắc đạo đức trong tham vấn như: Nguyên tắc tôn trọng, chấp nhận thân chủ; Nguyên tắc dành
quyền tự quyết cho thân chủ; Nguyên tắc không lên án, phê phán thân chủ; Nguyên tắc đảm
bảo tính bí mật thông tin của thân chủ. Thân chủ của nhân viên Công tác xã hội lúc này chính
là trẻ vị thành niên đang gặp các vấn đề về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản. Mặc dù các
em đang ở độ tuổi vị thành niên nhưng nhân viên Công tác xã hội vẫn phải tuân thủ đúng các
nguyên tắc nghề nghiệp của mình và trợ giúp các em một cách hiệu quả nhất.
Căn cứ theo nhóm đối tượng can thiệp của tham vấn, nhân viên Công tác xã hội có thể
thực hiện tham vấn với cá nhân, tham vấn với gia đình hay là tham vấn với nhóm. Hiệu quả sẽ
hỗ trợ trẻ vượt qua các vấn đề về giới tính và sức khỏe sinh sản cũng như giúp các thành viên
trong gia đình của trẻ tăng cường khả năng giao tiếp và tăng cường sự liên kết trong gia đình.
Một số trường hợp cha mẹ khi biết trẻ mang thai ngoài ý muốn sẽ rất nóng giận và la mắng trẻ,
khi đó cha mẹ cũng chưa biết cách xử lí như thế nào là phù hợp chỉ biết trút những cơn giận dữ
của mình lên trẻ. Điều này chỉ làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Đối với trường hợp này nhân
viên Công tác xã hội sẽ sử dụng hình thức tham vấn gia đình giúp các thành viên trong gia đình
bình tĩnh trở lại, tăng cường giao tiếp giữa các thành viên nhất là đối với trẻ. Từ đó cha mẹ biết
được nguyên nhân, lắng nghe được tâm sự cũng như mong muốn của con mình, hiểu con và cả
gia đình cùng nhau tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Hay khi nhân viên Công tác xã hội tham
vấn với nhóm thân chủ là các trẻ vị thành niên đang gặp những vấn đề về giáo dục giới tính và
sức khỏe sinh sản, vấn đề mà các trẻ gặp phải có thể giống nhau hoặc khác nhau. Thông qua
quá trình thành lập và phát triển nhóm với những buổi sinh hoạt nhóm cộng với sự điều phối
của nhân viên Công tác xã hội, mỗi thành viên nhóm sẽ tự định hướng các giải pháp cho vấn
đề của mình khi được sinh hoạt và chia sẻ với những thành viên khác xoay quanh vấn đề chung
mà nhóm gặp phải.
“Để thực hiện tốt vai trò tham vấn nhân viên Công tác xã hội phải thành thạo các kỹ năng
cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng đặt câu hỏi; Kỹ năng phản hồi;
Kỹ năng xử lí im lặng; Kỹ năng thấu hiểu...” [2]. Quan trọng nhất chính là kỹ năng đặt câu hỏi,
nhân viên Công tác xã hội phải biết đặt câu hỏi cho thân chủ một cách phù hợp. Đây chính là
cách giúp thân chủ cung cấp thông tin và bộc lộ tâm trạng của mình về vấn đề mình đang đối
diện. Khuyến khích thân chủ nói thật nhiều về vấn đề của mình từ đó nhân viên Công tác xã
hội có cơ sở đề ra những giải pháp và thân chủ sẽ nhận thấy giải pháp nào là thật sự phù hợp
với mình. Cuối cùng, thân chủ sẽ chọn giải pháp phù hợp nhất và tự tin vượt qua vấn đề của
mình bằng giải pháp đã chọn.
2.3. Vai trò biện hộ cho trẻ vị thành niên trong các vấn đề về giới tính và sức khỏe
sinh sản
Theo Hiệp hội Công tác xã hội (2000), biện hộ là hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền
con người, nhằm đem lại công bằng xã hội cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người yếu
thế trong cộng đồng.
Nhân viên Công tác xã hội là người đại diện và có trách nhiệm bênh vực quyền lợi chính
đáng cho trẻ vị thành niên trong các vấn đề về giới tính và sức khỏe sinh sản. Giúp cho thân
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH
Trang 71
chủ hiểu đúng hoàn cảnh và thực trạng của họ, đặc biệt là những chính sách và pháp luật của
nhà nước, những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng cuả trẻ vị thành niên. Nâng
cao năng lực cho thân chủ về các chính sách, luật pháp của nhà nước, kỹ năng trình bày, diễn
đạt vấn đề, nguyện vọng của mình. Chuyển tiếng nói của thân chủ đến các cơ quan ban ngành
có liên quan.
Ở vai trò là người biện hộ, nhân viên Công tác xã hội có thể biện hộ cho thân chủ thông
qua các hình thức như: “Trình bày trong các buổi họp, tổ chức diễn đàn cho trẻ vị thành niên
tham gia phát biểu, đối thoại, viết bài đăng trên bản tin, bài báo, gởi kết quả nghiên cứu khảo
sát đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tham gia giải quyết các vụ việc liên quan đến
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên” [6].
Nhân viên Công tác xã hội sẽ biện hộ cho trẻ vị thành niên các vấn đề liên quan đến luật
trẻ em, các quyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản, trẻ bị lạm dụng tình dục, xâm hại tình dục.
Một trong những vấn đề đang diễn biến phức tạp trong xã hội đó chính là nạn xâm hại tình dục.
Vị thành niên là đối tượng chủ yếu của nạn xâm hại tình dục, trước những vấn đề liên quan đến
tình dục như bị bạo hành, lạm dụng, xâm hại,... các em thường im lặng và chịu đựng một mình.
Các em không dám chia sẽ với ai vì các em luôn cho đây là vấn đề khó nói. Nhân viên viên
Công tác xã hội khi phát hiện trẻ vị thành niện mắc phải những vấn đề trên cần tiếp cận và cùng
trẻ thực hiện vai trò biện hộ, để trẻ được bảo vệ tránh những hậu quả khôn lường về sức khỏe
sinh sản.
2.4. Vai trò vận động nguồn lực trợ giúp trẻ vị thành niên trong các vấn đề về giới
tính và sức khỏe sinh sản
“Vai trò vận động nguồn lực của nhân viên Công tác xã hội là việc nhân viên Công tác
xã hội kết nối thân chủ với các nguồn lực để họ có thêm nguồn hỗ trợ giải quyết những vấn đề
khó khăn mà mình đang gặp phải” [4]. Khi làm việc với thân chủ là trẻ vị thành niên đang gặp
vấn đề về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản, nhân viên Công tác xã hội cần xác định thân
chủ đang ở giai đoạn nào trong độ tuổi vị thành niên, giới tính, còn học hay đã nghỉ học và vấn
đề gặp phải đang ở mức độ nào. Mỗi đối tượng thân chủ khác nhau gặp phải những vấn đề khác
nhau vì vậy sẽ có những mong muốn và nhu cầu khác nhau.
Để dễ dàng xác định nguồn lực có thể áp dụng, nhân viên Công tác xã hội cần vẽ ra được
sơ đồ hệ thống sinh thái của thân chủ. Từ đó xác định đâu là nguồn lực sẵn có, đâu là nguồn lực
phải đi tìm, đâu là nguồn lực ở gần, đâu là nguồn lực ở xa. Ngoài ra nhân viên Công tác xã hội
cần xác định nhu cầu mong muốn của thân chủ. Khi gặp vấn đề thân chủ có nhu cầu gì và mong
muốn hiện tại của thân chủ là gì, căn cứ vào nhu cầu và mong muốn đó của thân chủ nhân viên
Công tác xã hội đưa ra những nguồn lực có thể vận động để hỗ trợ thân chủ.
Sau khi xác định được những nguồn lực, nhân viên Công tác xã hội cần thảo luận với thân
chủ về những nguồn lực đó nhằm tìm ra nguồn lực tốt nhất có thể hỗ trợ thân chủ. Đối với trẻ
vị thành niên nguồn lực chủ yếu có thể giúp các em vượt qua các vấn đề về giới tính và sức
khỏe sinh sản chính là những người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, chính quyền địa
phương, các tổ chức xã hội, dịch vụ xã hội, y tế,... Nhân viên Công tác xã hội thực hiện vai trò
là người biện hộ để thân chủ được tiếp cận với nguồn lực đó.
3. Kết luận
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với xã hội
hiện nay. Trước những hậu quả xảy ra làm nảy sinh các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp, chỉ
vì một bộ phận trẻ vị thành niên chưa có kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản. Với sự
phát triển ngày càng chuyên nghiệp của nghề Công tác xã hội tại Việt Nam, nhân viên Công tác
xã hội đã và đang thể hiện mình đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục giới tính và
sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên. Với các vai trò người giáo dục, tham vấn, biện hộ đến
vai trò vận động nguồn lực. Nhân viên Công tác xã hội sẽ cung cấp kiến thức kỹ năng, hỗ trợ,
can thiệp kết nối nguồn lực giúp đỡ trẻ vị thành niên giải quyết các vấn đề đang gặp phải. Bài
viết đã phần nào chứng minh vị trí và vai trò của đội ngũ nhân viên Công tác xã hội chuyên
nghiệp tại Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản.
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
Trang 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Thị Thu Hiền (2015), Nhận thức về việc giáo dục giới tính của những bậc cha mẹ
có con ở độ tuổi vị thành niên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ
Chí Minh.
[2]. Bùi Thị Xuân Mai (2008), Tham vấn, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, Hà Nội.
[3]. Nạo phá thai tuổi vị thành niên: Đáng báo động, Báo giáo dục online.
https://www.giaoduc.edu.vn/nao-pha-thai-tuoi-vi-thanh-nien-dang-bao-dong.htm .
[4]. Công tác xã hội trường học: Vấn đề cơ bản, tailieu.vn
https://tailieu.vn/doc/cong-tac-xa-hoi-truong-hoc-van-de-co-ban-2089385.html
[5]. Dự án sẵn sàng cho sức khỏe Cao Bằng 2007-2011, “Giáo dục và truyền thông trong
trường học về sức khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên”.
[6]. Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn CTXH & PTCĐ, Dự án “Nâng cao năng lực cho
Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM – Tháng 7/2012”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7_1775_2200864.pdf