Vai trò của nhà nước trong xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc và Việt Nam: Một cách đối sánh

Tài liệu Vai trò của nhà nước trong xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc và Việt Nam: Một cách đối sánh: 31 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM: MỘT CÁCH ĐỐI SÁNH TS. Lê Tùng Lâm TÓM TẮT Việt Nam và Hàn Quốc đều có điểm xuất phát là những quốc gia nông nghiệp. Thế nhưng, từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, Hàn Quốc thực hiện Phong trào Làng mới (Saemaul Undong), nền nông nghiệp phát triển nhanh chóng, góp phần tạo ra “kì tích Hàn giang”, đưa Hàn Quốc trở thành một trong số ít quốc gia hàng đầu châu Á. Việt Nam cũng đã tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1986, nền nông nghiệp của Việt Nam có sự chuyển biến vẫn chưa phát huy hết được những lợi thế của mình. Từ năm 2010, Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống của nông dân. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Sự thành công trong nông nghiệp nói chung và Phong trào Làng mới của Hàn Quốc đã để lại nhiều bà...

pdf17 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của nhà nước trong xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc và Việt Nam: Một cách đối sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM: MỘT CÁCH ĐỐI SÁNH TS. Lê Tùng Lâm TÓM TẮT Việt Nam và Hàn Quốc đều có điểm xuất phát là những quốc gia nông nghiệp. Thế nhưng, từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, Hàn Quốc thực hiện Phong trào Làng mới (Saemaul Undong), nền nông nghiệp phát triển nhanh chóng, góp phần tạo ra “kì tích Hàn giang”, đưa Hàn Quốc trở thành một trong số ít quốc gia hàng đầu châu Á. Việt Nam cũng đã tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1986, nền nông nghiệp của Việt Nam có sự chuyển biến vẫn chưa phát huy hết được những lợi thế của mình. Từ năm 2010, Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống của nông dân. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Sự thành công trong nông nghiệp nói chung và Phong trào Làng mới của Hàn Quốc đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng về vai trò lãnh đạo của nhà nước đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Việt Nam, Hàn Quốc, Nông thôn mới, Làng mới, Nhà nước. ừ những năm 70 của thế kỉ XX, Hàn Quốc đã thực hiện thành công Phong trào Làng mới và đưa nông nghiệp Hàn Quốc phát triển vượt bậc. Vậy sự thành công của Hàn Quốc đã gợi mở những bài học kinh nghiệm gì cho Nhà nước trong chiến lược xây dựng nông thông mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Dẫu biết mọi sự so sánh có thể khập khiễng nhưng thành công của Hàn Quốc cũng sẽ gợi mở cho Việt Nam một số vấn đề nhất định. Bài viết muốn góp một phần tìm hiểu kinh nghiệm quản lý của nhà nước để đưa nông nghiệp nói chung và Chương trình xây dựng nông thôn mới nói riêng của Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng vốn  Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Trường Đại học Sài Gòn. T 32 có. 1. Nhà nước - nhân tố quyết định thành công trong “phong trào Làng mới” ở Hàn Quốc Việt Nam và Hàn Quốc đều là những quốc gia nông nghiệp với thành phần dân cư chủ lực là nông dân. Trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng. Mặc dù điều kiện thiên nhiên giữa hai quốc gia không giống nhau. Trong khi Việt Nam vốn được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên phong phú, đất đai màu mỡ thì ngược lại, Hàn Quốc với 70% diện tích đất đai là đồi núi, đất đai không thuận lợi cho nông nghiệp. Mặt khác, khí hậu khắc nghiệt cũng là nhân tố cản trở quá trình phát triển nông nghiệp của Hàn Quốc. Thế nhưng, nông nghiệp Hàn Quốc lại có sự chuyển biến mạnh mẽ từ thập niên 70 của thế kỉ XX đến nay. Sự thành công của Hàn Quốc xuất phát từ công cuộc xây dựng “Làng mới” của chính phủ Park Chung Hee từ đầu những năm 70 của thế kỉ trước. Lên cầm quyền bằng một cuộc đảo chính quân sự và trong hoàn cảnh đất nước vô cùng khó khăn, Tổng thống Park Chung Hee cho rằng “Nhân dân Á châu sợ hãi đói nghèo hơn là sợ chế độ độc tài, và thứ ngọc thiếu ánh sáng được gọi là chế độ dân chủ thì vô nghĩa đối với người dân đang chết đói và tuyệt vọng”1. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền là phải đưa nhân dân khỏi tình trạng đói khổ kéo dài. Chính phủ Park đã thực hiện nhiều chương trình để cải cách nông nghiệp. Từ năm 1970, Chính phủ Park Chung Hee tiến hành chương trình Phong trào Làng mới (Saemaul Udong) với phương châm hiện đại hóa và công nghiệp hóa nền nông nghiệp quốc gia. Tổng thống Park Chung Hee đã nêu rõ rằng “Phong trào làng mới thể hiện nỗ lực cải thiện, hiện đại hóa làng của chúng ta với tinh thần tự lực và độc lập. Chính phủ triển khai cuộc vận động này với sự tin tưởng chắc chắn rằng cuộc vận động sẽ làm cho mỗi làng ở Hàn Quốc thành một nơi thịnh vượng, sung túc để sinh sống” 2. Chính phủ đã tiến hành hoạch định các kế hoạch phát triển chung cho toàn dân và khuyến khích nông dân cùng chung vai với nhà nước thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp. Chính phủ Park ưu tiên tập trung đưa máy móc 1 Michael Keon (1977), Korea Phoenix: A Nation from the Ashes, Englewood Cliffs: Prentice – Hall International, p.106. 2 The National Council of Saemaul Undong Movement (1997), Saemaul Undong in Korea, Seoul, Korea, p.4. 33 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH hiện đại vào sản xuất nông nghiệp như máy xới, máy kéo, máy cấy lúa, máy gặt Đặc biệt, việc cung cấp nhiều phân bón hóa học cùng việc đưa những giống mới có năng suất cao vào sản xuất đã làm cho nền nông nghiệp Hàn Quốc tăng nhanh đáng kể. Tổng số gạo được sản xuất tăng từ 3 triệu tấn (năm 1962) lên 5,9 triệu tấn (năm 1989)1. Sự thành công trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa nhân dân thoát khỏi cảnh đói nghèo thường xuyên. Thu nhập bình quân của người nông thôn còn cao hơn cả dân cư thành thị. Ba năm sau khi thực hiện phong trào làng mới, thu nhập bình quân của hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn là 674.000 Korean won, trong khi đó thu nhập bình quân của hộ gia đình sống ở khu vực đô thị chỉ là 644.000 Korean won2. Đây là kết quả rất quan trọng đối với nhân dân Hàn Quốc nói riêng và tấm gương để các nước khác noi theo. Chìa khóa thành công của phong trào Làng mới là thúc đẩy các cộng đồng nông thôn theo hướng tự giúp đỡ và hợp tác. Saemaul Undong gồm ba thành phần: tinh thần, hành vi và môi trường. Các chiến dịch về tinh thần bao gồm việc cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, phát huy truyền thống đạo đức, và tăng cường ý thức của cộng đồng3. Từ đó, đời sống của nông dân đã được cải thiện và làm biến đổi toàn diện nông thôn Hàn Quốc. Ý thức của nông dân về vai trò, trách nhiệm đối với đất nước cũng được nâng cao hơn. Một quan chức Hàn Quốc từng rất tự hào khi cho rằng “Saemaul Udong đã thay đổi nông thôn. Căn bản là khôi phục ý thức xấu hổ và tranh đua của nông dân”4. Chính ý thức tự hào truyền thống dân tộc là chất xúc tác thức tỉnh nhân dân Hàn Quốc đứng dậy sau những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua trong những năm 50 của thế kỉ XX. Thông qua phong trào Saemaul Udong, “những mái tranh nhà ở nông thôn miền Nam Triều Tiên đã được thay thế bằng những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch và xi măng; sản lượng nông nghiệp nông thôn đạt mức chưa từng có. Năm 1974, thu nhập nông thôn đã vượt qua thu nhập thành thị. Năm 1978, 98% nông thôn Hàn Quốc đã có thể tự lực cánh sinh”5. Sự chuyển biến của nông thôn đã góp vai trò quan trọng vào sự chuyển 1 Andrew C. Nahm (2001), Lịch sử và văn hóa bán đảo Triều Tiên, NXB VHTT, Hà Nội, tr.371. 2 The National Council of Saemaul Undong Movement (1997), p.48. 3 Park Chung-hee, Nguồn: 4 Brian Kelly and Mark London (1989), The Four Little Dragons: Inside Korea, Taiwan, Hong Kong and Singapore at the Dawn of the Pacific Century, New York: Simon a nd Schuster, p.46. 5 Park Chung-hee, Nguồn: 34 mình, cất cánh chung của Hàn Quốc trong những năm 70 của thế kỉ XX. Sự thành công trong nông nghiệp của Hàn Quốc đã được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao. Nó cũng đã để lại rất nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp một số nước trên thế giới. Khi nhận định về sự thành công của phong trào Saemaul, Tổng thống Senegal Leopold Sedar Senghor cho rằng “Hiện nay, Senegal đang tiến hành một cuộc cách mạng nông nghiệp, nên đặc biệt tôi rất cảm kích trước sự phát triển của Hàn Quốc qua phong trào Saemaul”, còn Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Quốc hội Guatemala Joseluis Cruz Salazar nhấn mạnh rằng: “Saemaul là một phong trào đặc biệt. Tôi sẽ cố gắng áp dụng hệ thống và phương pháp này vào Guatemala”, Thứ trưởng Nội vụ Thái Lan Winyu Ankara thì xem “Saemaul là một phong trào thành công nhất trong các chương trình loại này mà tôi đã thấy trên khắp thế giới”1. Rõ ràng, thành công của Hàn Quốc đã nhận được sự ngưỡng mộ, khâm phục từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia đang trên đường phát triển. Vì vậy, Việt Nam cũng cần có những nhìn nhận, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm từ sự thành công của Hàn Quốc để phát triển hơn nữa nền nông nghiệp của nước nhà. 2. Một số vấn đề về vai trò của nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam (đối sánh với Hàn Quốc) Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp. Từ sau Đại hội VI (tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, quá trình xây dựng, đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp đã được đẩy mạnh. Tuy nhiên, kết quả thu được không như mong muốn. Vì vậy, từ đầu thế kỉ XXI, Đảng và Nhà nước dành nhiều sự quan tâm hơn nữa đối với nông nghiệp. Trong đó, có chương trình xây dựng nông thôn mới. Ngày 4-6-2010, Chính phủ đã ban hành Quyết định 800 QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 với mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn 1 Park Chung Hee (1979), Saemaul: Korea’s New Community Movement , Seoul: Korea, Textbook Co., p.72. 35 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”1. Như vậy, mục tiêu quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới của Việt Nam là nâng cao đời sống nông dân về cả vật chất, tinh thần và phục vụ sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Từ khi thực hiện chương trình, chúng ta đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng như: - Về phát triển giao thông nông thôn, chương trình đã xây dựng được trên 5 nghìn công trình với khoảng 700.000km đường giao thông nông thôn. Đến nay, đã có 23,3% số xã đạt tiêu chí giao thông, dự kiến đến hết năm 2015 đạt 35,3%. - Trên lĩnh vực thủy lợi, hiện có 44,5% số xã đã đạt tiêu chí, dự kiến đến hết năm 2015 đạt 52,7%; 75,6% xã đạt tiêu chí về điện, dự kiến hết năm 2015 đạt 80,9%. - Tỷ lệ cơ giới hóa của các khâu này tăng từ 40% - 50% lên 80 - 90% như các tỉnh: Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp2. - Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010); số hộ nghèo ở nông thôn giảm mạnh, còn 8,2%.3 Có thể thấy, những con số trên là tính hiệu khả quan trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay vẫn chưa thật sự đạt được kết quả mong muốn và tồn tại nhiều khó khăn. Nó đòi hỏi Nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo để phát huy hiệu quả của chương trình. Nhiều vấn đề về vai trò của nhà nước cần phải giải quyết hiệu quả để thực hiện thành công chương trình xây 1 Quyết định 800 QĐ-TTg ngày 4-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. 2 Phạm Tất Thắng (5-11-2015), Xây dựng nông thôn mới: một số vấn đề đặt ra, nguồn: thon-moi-mot-so-van-de-dat-ra.aspx. 3 Tổng kết 5 năm, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, nguồn: tieu-quoc-gia-xay-dung-nong-thon-moi/. 36 dựng nông thôn mới như: 2.1. Vai trò của nhà nước trong việc sử dụng, huy động nguồn vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới Vốn đầu tư là nhân tố quyết định đến thành công hay thất bại trong chương trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ở Hàn Quốc, nhà nước và nhân dân cùng thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp. Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn để cải tiến chất lượng sống của nông dân. Chính phủ Hàn Quốc “vạch ra chương trình công nghiệp hoá, chương trình xuất khẩu, chương trình làng mới ở nông thôn... nhưng rất ít khi nhà nước Hàn Quốc dùng doanh nghiệp nhà nước để giải quyết vấn đề”1. Vì vậy, tính hiệu quả của các dự án đã được nâng cao rõ rệt. Chính phủ đã khéo léo trao trách nhiệm và uy tín trong công việc cho nhân dân và các doanh nghiệp tư nhân. Điều này đã góp một phần quan trọng vào tránh sự lãng phí, thất thoát vốn đầu tư của nhà nước. Ở Việt Nam, chính phủ cũng thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” khi xác định Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần, phần còn lại do nhân dân đóng góp. Để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng yêu cầu “huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai. Đồng thời, huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và huy động các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân”2. Đồng thời, Nhà nước cũng tăng cường nguồn vốn đầu tư cho chương trình. Từ năm 2016-2020, dự kiến tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 63.155,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương 130.000 tỷ đồng3. Có thể thấy, đây là động lực quan trọng để thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới sớm đạt được kết quả. Tuy nhiên, vấn đề là hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn của Việt Nam chưa cao. Các công ty trúng thầu trong việc xây dựng các công trình nông thôn hầu hết là doanh nghiệp nhà nước. Chất lượng các công trình nông thôn không đáp ứng được yêu của xã hội. Các công trình 1 Trần Thị Minh Châu (04/07/2000), Chính sách phát triển kinh tế của Hàn Quốc, nguồn: 2 Quyết định 1600/QĐ-TTG ngày 16/8/2016, của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. 3 Quyết định 1600/QĐ-TTG ngày 16/8/2016, tlđd. 37 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH xây dựng ở Việt Nam thường không đạt chất lượng và xuống cấp rất nhanh. Thực trạng này gây ra lãng phí rất lớn ngân sách của nhà nước và tiền của nhân dân. Chưa có số liệu thống kê chính thức về sự thiếu trách nhiệm, kém chất lượng trong các công trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam nhưng thực tế thì ai cũng biết. Nguyên nhân của tình trạng này thì chỉ có những người trong cuộc mới biết. Thực trạng này gây ra hệ quả rất quan trọng là niềm tin của nhân dân, của doanh nghiệp vào chủ trương của nhà nước bị giảm sút. Nhà nước rất khó huy động doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/NĐ-CP về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhưng từ khi triển khai thực hiện, sự biến chuyển không đáng kể. Vì vậy, chúng ta cần công khai, minh bạch trong đầu tư xây dựng phát triển nông thôn mới. Quan trọng hơn, Nhà nước cần ban hành cơ chế trách nhiệm đối với xã hội của các doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới. Có như thế, hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn đầu tư mới được nâng cao và thu hút được nguồn vốn từ nhân dân, doanh nghiệp vào xây dựng nông thôn mới. 2.2. Nhà nước phải xây dựng ý thức trách nhiệm cộng đồng trong nhân dân để thực hiện thành công chương trình nông thôn mới Ý thức trách nhiệm cộng đồng là chúng tôi muốn đề cập đến ý thức của nhân dân, doanh nghiệp và nhà nước trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ở Hàn Quốc, công cuộc xây dựng “Làng mới” gắn liền với quá trình “phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân; đào tạo cán bộ phát triển nông thôn; phát huy dân chủ để phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng; phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân”1. Cụ thể, để nâng cao chất lượng hoạt động, trình độ chuyên môn của cán bộ phát triển nông thôn, năm 1972 Chính phủ đã thành lập “Viện đào tạo lãnh đạo Saemaul”, sau này trở thành “Học viện trung ương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo đổi mới nông thôn”. Đây là cơ quan phụ trách việc đào tạo cán bộ lãnh đạo phong trào xây dựng làng mới từ trung ương xuống địa phương. Ở Việt 1 Phạm Xuân Liêm (2014), “Phong trào Saemaulundong và mô hình làng mới ở Hàn Quốc”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 5/2014. 38 Nam, “kiến thức về xây dựng nông thôn mới của đội ngũ cán bộ kể từ các bộ, ngành Trung ương liên quan đến cấp cơ sở đều còn rất hạn chế (nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở rất yếu về kiến thức và phương pháp tổ chức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã). Nhu cầu đào tạo là rất lớn (khoảng 300.000 lượt) trong khi còn thiếu đội ngũ giảng viên và tài liệu chuẩn. Đây đang là trở ngại lớn nhất cho thực hiện Chương trình”1. Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách về phát triển nông thôn mới. Có như thế, việc triển khai thực hiện chương trình mới đạt kết quả tốt nhất. Ngoài ra, để nâng cao ý thức cộng đồng nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, chính phủ Hàn Quốc đã đề cao “Tinh thần Saemaul” gồm 3 thành tố: “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”. “Chăm chỉ” là động cơ tự nguyện của người dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công, “Tự lực” là ý chí bản thân, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân và “Hợp tác” là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể”2. Có thể thấy, việc thúc đẩy, xây dựng 3 yếu tố này trong nông dân là nhân tố quyết định thành công quá trình xây dựng Làng mới ở Hàn Quốc. Đồng thời, chính phủ Hàn Quốc cũng đề ra 3 chiến dịch quan trọng để nâng cao ý thức nhân dân là: “Chiến dịch Tinh thần” nhằm xây dựng mối quan hệ thân thiện với láng giềng, kế thừa và phát huy những truyền thống dân tộc dựa trên lòng hiếu thảo và nâng cao ý thức cộng đồng. “Chiến dịch Cư xử”nhấn mạnh tới trật tự công cộng trên đường phố, cách ứng xử tích cực trong làng xóm và công sở, hành vi nơi công cộng và cấm say rượu dẫn tới cư xử không đúng đắn. “Chiến dịch Môi trường” tập trung vào vấn đề giữ vệ sinh khu vực sinh sống và làm việc, giữ gìn môi trường đô thị và phát triển màu xanh thành phố, làm sạch các con sông3. Rõ ràng, ba chiến dịch này được thực hiện nhằm tạo ra sự thống nhất và kỷ cương, giúp cho sự phát triển xã hội một cách hài hòa. Chính phủ rất chú trọng xây dựng văn hóa cư xử của những người trong làng xóm, nơi công sở, 1 Phạm Tất Thắng (5-11-2015), tlđd. 2 Phạm Xuân Liêm (2014), tlđd. 3 Phạm Xuân Liêm (2014), tlđd. 39 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH cấm những hành vi trái với văn hóa nhằm tạo môi trường sống an lành, hạnh phúc. Một khía cạnh đáng chú ý là bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế. Để có môi trường sống trong lành, ý thức của nhân dân và doanh nghiệp về bảo vệ môi trường cần phải được nâng cao. Đặc biệt, trách nhiệm của doanh nghiệp, công ty đối với môi trường được nhà nước quy định cụ thể. Đây là một kinh nghiệm rất đáng quan tâm, học hỏi dành cho Việt Nam. Ở Việt Nam, chính phủ cũng đề cao tinh thần trách nhiệm của nhân dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới ở nông thôn. Chính phủ đã đề ra mục tiêu là phải tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới theo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” 1. Tuy nhiên, hiệu của những chủ trương này chỉ mới dừng lại ở mức độ phong trào và báo cáo trên giấy tờ. Thực tế, đời sống văn hóa tinh thần của người dân vẫn chưa được nâng cao. Thậm chí, tình trạng “trẻ hóa tội phạm” và tội phạm nguy hiểm diễn ra ngày càng nhiều ở nông thôn. Trong cả nước thời gian qua, tình trạng phạm tội của Thanh thiếu niên ngày càng nhiều. Theo số liệu thống kê, “trong cả nước, gần 70% vụ án hình sự có đối tượng phạm tội là thanh, thiếu niên. Con số báo động cho thấy, tội phạm đang ngày càng trẻ hóa”2. Tiêu biểu như: Vụ thảm sát 6 người trong một gia đình ở Bình Phước gây chấn động dư luận suốt một thời gian dài, do Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang) và đồng phạm Vũ Văn Tiến (24 tuổi, quê Bình Phước), Trần Đình Thoại (27 tuổi, quê Vĩnh Long) gây ra. Vụ thảm án đau lòng xảy ra ở Nghệ An, hung thủ ra tay sát hại 4 người chỉ vì mâu thuẫn bột phát. Hay vụ do tranh chấp nương rẫy dẫn tới cãi vã, Đặng Văn Hùng (26 tuổi, ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã dùng dao chém tử vong 4 người họ hàng của mình Những thực trạng này là minh chứng rõ nét về tính thiếu hiệu quả trong chương trình xây dựng đời sống văn hóa nơi dân cư của chính phủ. Mặt khác, đối với các địa phương đã đạt được những tiêu chuẩn về xây 1 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. 2 Tội phạm trẻ hóa - Nguyên nhân vì đâu?, nguồn: hoa-nguyen-nhan-vi-dau-.html. 40 dựng nông thôn mới, hoạt động văn hóa cộng đồng cũng không phát huy được hiệu quả. Chúng ta thấy mỗi xã đều có Nhà văn hóa, mỗi ấp có Văn phòng Ấp văn hóa, mỗi làng đều có cổng chào “Ấp văn hóa” và đây là những tiêu chí bắt buộc để được công nhận là “xã nông thôn mới”. Thế nhưng, hiệu quả của các khẩu hiệu, các khối nhà bê tông này là không đáng kể, thậm chí bỏ hoang, gây lãng phí rất lớn cho ngân sách nhà nước và nhân dân. Chúng tôi thiết nghĩ, Nhà nước cần nhìn thẳng, nhìn thật vào vấn đề để có chính sách phát triển phù hợp với điều kiện dân cư, tránh tình trạng lãng phí. Vấn đề môi trường của Việt Nam cũng đang là thách thức lớn. Những biện pháp xử phạt của nhà nước, của luật pháp chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răng đe đối với các hành vi phá hoại môi trường sống. Nhìn về đất nước Hàn Quốc, chúng ta không khỏi chạnh lòng khi mà ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư, của doanh nghiệp Việt Nam quá thấp. Vì thế, nhà nước cần tăng cường hơn nữa vai trò của mình trong việc quản lý và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. 2.3. Tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước trong phân phối sản phẩm nông nghiệp Để đạt được mục tiêu “Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015”1, Nhà nước cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý và quản lý có hiệu quả đối với việc sản xuất nông nghiệp của nông dân. Ở Hàn Quốc, vai trò của nhà nước thể hiện rất rõ trong việc phân phối sản phẩm nông nghiệp. Chính phủ cũng thành lập các hợp tác xã trong nông nghiệp nhưng “các hợp tác xã hoạt động không giống như các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà về cơ bản hoạt dộng như một hội nông dân hoặc liên minh nông dân. Thông qua các hợp tác xã, nông dân có thể uỷ thác cho họ bán sản phẩm, hoặc hợp tác xã mua lại sản phẩm cho nông dân có thể uỷ thác cho họ bán sản phẩm cho nông dân và bán lại trên thị trường với phần cộng chi phí nhỏ”2. Hoạt động của các Hợp tác xã đã giúp nông dân giải quyết được khâu đầu ra cho nông sản và đảm bảo người nông dân không bị thua lỗ trong sản xuất. Hợp tác xã “có nhiệm vụ hướng dẫn và đào tạo kỹ năng sản xuất cho bà con; cung cấp 1 Quyết định 1600/QĐ-TTG ngày 16/8/2016, tlđd.. 2 Trần Thị Minh Châu (04/07/2000), tlđd. 41 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH các phương tiện cần thiết cho an sinh xã hội; làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư nông nghiệp cho xã viên từ đồng ruộng đến chợ hàng hoá (bao gồm sản xuất, chế biến và bán ra thị trường); dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm; dịch vụ về chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ1. Có thể thấy, đây là một kinh nghiệm quan trọng đối với Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, để nâng cao hiểu biết của nông dân về kĩ thuật sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, “các cơ quan phụ trách về nông nghiệp của Chính phủ hỗ trợ nông dân nghiên cứu thị trường, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và áp dụng kỹ thuật cao về giống, về bảo quản, đóng gói sản phẩm”2. Chính phủ thường xuyên tổ chức các chợ đấu giá nông sản để hỗ trợ nông dân tiêu thụ hàng hoá. Chính vai trò điều tiết, hỗ trợ cho nông dân của Nhà nước là nhân tố quyết định đến sự thành công trong sản xuất nông nghiệp ở Hàn Quốc. Chính phủ đã kích thích được ý thức của nông dân thông qua những chương trình, chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp. Người nông dân Hàn Quốc có thể an tâm sản xuất và làm giàu ngay trên chính mãnh đất (dù không màu mỡ) của mình. Ở Việt Nam, chúng ta vẫn phải đối mặt với tình trạng “được giá thì mất mùa, được mùa thì mất giá” diễn ra thường xuyên. Năm nào cũng vậy, người nông dân luôn phải thấp thỏm, lo âu về tình trạng này. Việt Nam phải đối mặt với tình trạng “giải cứu” nông sản triền miên từ năm này sang năm khác. Thực trạng này chứng tỏ vai trò của nhà nước đối với nông nghiệp còn khá mờ nhạt. Thậm chí, theo Bảng tin 60s ngày Thứ 7 (9-6-2018), tại Quảng Nam, hiện tượng hàng trăm tấn phân bón do Nhà nước cung cấp cho dân tái định cư đã bị bỏ không, nông dân không biết dùng phần bón để làm gì và họ đem cả phân bón đi lấp “ổ gà, ổ voi” trên đường. Thử hỏi, trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng Nhà nước ở đâu? Kinh phí, ngân sách đều do thuế của dân đóng vào mà bị sử dụng hoang phí, không hiệu quả như thế thì làm sao nông nghiệp chuyển biến được. Rất nhiều chuyên gia đều nhận thấy vai trò của Nhà nước trong nông nghiệp hiện nay đang là vấn đề cấp bách. Theo họ, “cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự hỗ trợ thực hiện các phương thức cung ứng dịch vụ, hợp 1 Việt Dũng (26/3/2015), Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn và kinh nghiệm cho Việt Nam, nguồn: phu-Han-Quoc-doi-voi-nong-dan-nong.aspx. 2 Trần Thị Minh Châu (04/07/2000), tlđd. 42 đồng nông sản, thực hiện chuỗi phân phối hiện đại. Đồng thời, khuyến khích các cá nhân, tổ chức thành lập mạng lưới phân phối và bán lẻ mang tính quốc tế để phân phối và bán lẻ hàng nông sản Việt Nam”1. Mặt khác, Nhà nước cũng cần thực hiện liên kết nông nghiệp với công nghiệp; nông thôn với đô thị nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Nhà nước cần từng bước đưa thu nhập của người nông dân tiếp cận gần với thu nhập ở thành thị. Ở Hàn Quốc, phong trào Làng mới đã đặc biệt coi trọng liên kết khu vực nông thôn và khu vực đô thị để có thể tạo cộng đồng kết nối rộng nhằm phát triển nông thôn và cả đô thị. Phong trào Làng mới “được triển khai từ khu vực nông thôn đã lan rộng ra đến các nhà máy, tổng công ty và trở thành phong trào có quy mô trên toàn quốc. Đi liền với việc mở rộng phong trào, nhiều nhân lực, tài chính lẫn tổ chức đã được huy động để thúc đẩy sự phát triển của phong trào”2. Nhờ đó, chính phủ đã huy động được nguồn vốn quan trọng để thúc đẩy nông nghiệp phát triển và thu hẹp dần, thậm chí thu nhập nông thôn còn cao hơn cả thành thị. Sự thành công của Hàn Quốc là kinh nghiệm quan trọng đối với Việt Nam trong việc xây dựng nông thôn mới. Chính phủ Việt Nam cần chú trọng đẩy mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa nông thôn - thành thị trên tất cả các mặt, nhất là thương mại, tiêu thụ nông sản. Có như thế, nông nghiệp Việt Nam mới có thể gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới. 2.4. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Ngày nay, khoa học công nghệ trở thành nhân tố sản xuất trực tiếp và giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia. Vì thế, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cũng là yêu cấu tất yếu. Ở Hàn Quốc, vì điều kiện sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, đất đai dành cho nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 19% diện tích. Do đó, Hàn Quốc đã sớm áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Những giống lúa mới và những giống cây trồng mới cho sản lượng cao đã được đưa vào gieo trồng. Phân bón và thuốc trừ sâu cũng được cung cấp đầy 1 Hoàn thiện hệ thống phân phối nông sản: Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nguồn: nong-san-cau-noi-giua-san-xuat-va-tieu-dung-124554.html. 2 The National Council of Saemaul Undong Movement (1997), tlđd, p.13-14. 43 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH đủ cho sản xuất của nông dân. Chính phủ Park Chung Hee đã “phát triển và phổ biến các kỹ thuật nông nghiệp mới, hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân, thành lập các nông trang, tái điều chỉnh đất canh tác, phát triển các nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cải tiến hạt giống, và cơ khí hoá nông nghiệp. Các biện pháp chính sách bổ sung cho các biện pháp chính sách này là chính sách phát triển các làng cung cấp điện và mở rộng đường sá, chính sách thu nhập nông nghiệp được cụ thể hoá trong Dự án đặc biệt về tăng thu nhập của nông dân và ngư dân, và chính sách trợ giá bao gồm chính sách giá gạo cao và hệ thống chỉ số thu mua lúa mạch. Đặc biệt là một loại giống lúa gạo mới cho sản lượng cao Tongil Byeo đã được phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1971. Kết quả là sản lượng sản xuất lương thực đã tăng nhanh giúp cho Hàn Quốc có thể tự đảm bảo được về gạo từ năm 1977”1. Nhờ đó, sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng nhanh về số lượng và đa dạng về chủng loại. Sản xuất hoa quả, rau xanh, các cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và các sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh ở Hàn Quốc trong một thời gian rất ngắn. Từ năm 1994 đến năm 2003, Chính phủ Hàn Quốc đã dành 48 tỷ USD thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và dự trù khoảng 110 tỷ USD cho giai đoạn 2004- 2013 để tiếp tục cải tiến thuỷ lợi, cải cách ruộng đất, hiện đại hoá phương tiện marketing, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất, cải tiến chất lượng cuộc sống của nông dân”2. Có thể thấy, sự thành công trong nông nghiệp của Hàn Quốc và phong trào xây dựng làng mới là do sự lãnh đạo hiệu quả của nhà nước. Nó cũng để lại kinh nghiệm rất cần thiết cho chúng ta. Ở Việt Nam, chính phủ cũng đã sớm ý thức được vai trò của khoa học công nghệ đối với sản xuất nông nghiệp. Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) giai đoạn 2016-2020; tăng cường công tác khuyến nông; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp”3. Thế nhưng, quá trình triển khai mục tiêu này 1 Trần Quang Minh (24/11/2011), Các giai đoạn phát triển nông nghiệp và chính sách nông nghiệp của Hàn Quốc, nguồn: CN/Cac-giai-doan-phat-trien-nong-nghiep-va-chinh-sach-nong-nghiep-cua-Han-Quoc-41130.html. 2 Việt Dũng (26/3/2015), tlđd. 3 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, tlđd. 44 đang gặp rất nhiều khó khăn. Khoa học công nghệ “chưa phát huy vai trò là động lực, là đòn bẩy trong sản xuất; các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn nhỏ lẻ, phân bố không đồng đều, chưa giảm được nhiều sự ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu không thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp”1. Thực trạng này tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống của nhân dân. Nguyên nhân thực trạng này là do “cơ chế, chính sách phục vụ phát triển chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; lãnh đạo một số sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn thành phố chưa thật sự quan tâm đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ. Ngoài ra, việc nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ giới hóa sản xuất còn bất cập. Việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, hình thành chuỗi giá trị chưa đáp ứng yêu cầu. Các sản phẩm khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp chưa được xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu, do vậy giá trị kinh tế chưa cao”2. Vì vậy, chúng ta rất cần sự quan tâm đầu tư của Nhà nước đối với nông nghiệp. Tại hội thảo “Nông nghiệp công nghệ cao: Các vấn đề và giải pháp” do Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 7-4-2018 ở Hà Nội, các đại biểu đề xuất việc ứng dụng công nghệ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. Theo đó, Việt Nam cần phải “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nắm bắt và làm chủ những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đối với mỗi vùng, miền có lợi thế về phát triển nông nghiệp phải có chiến lược riêng về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực” và “muốn chuyển giao được công nghệ người nông dân phải có kiến thức. Cần phải đào tạo, giúp nông dân tiếp cận những công nghệ mới, qua đó áp dụng để triển khai trên thực tế “3. Rõ ràng, các nhà khoa học Việt Nam đều nhận thấy được sự bất cập trong công tác quản lý của nhà nước đối với viêc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Nhìn lại sự thành công của Hàn Quốc, chúng ta cần phải tích cực hơn nữa trong việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Có như thế, nông nghiệp Việt Nam mới có thể phát triển tương xứng với tiềm 1 Anh Phường (27-1-2018), Ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nguồn: nghe-de-phat-trien-nong-nghiep-cong-nghe-cao.html. 2 Anh Phường (27-1-2018), tlđd.. 3 Minh Long (8-4-2018), tlđd. 45 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH năng và góp phần quyết định thực hiện thành công Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Việt nam giai đoạn 2016-2020. 3. Kết luận Nhìn lại quá trình thực hiện “Làng mới” ở Hàn Quốc từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, chúng ta nhận thấy được vai trò rất lớn của Nhà nước đối với sự phát triển nền nông nghiệp Hàn Quốc. Sự thành công của phong trào Làng mới có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với Hàn Quốc như ông Park Seung- woo - Viện trưởng Viện Cao học Saemaul Park Chung Hee thuộc trường Đại học Yeungnam, nhấn mạnh rằng “Thành quả quan trọng nhất của phong trào Saemaul là đã thúc đẩy được sự phát triển của nông nghiệp, qua đó tạo ra sự tăng trưởng cân bằng giữa nông thôn và thành thị, giữa công nghiệp và nông nghiệp, và giữa các ngành nghề khác nhau. Quan trọng hơn nữa, phong trào này còn góp phần thay đổi tư duy, ý thức, quan điểm về giá trị, về thế giới của người dân Hàn Quốc, khiến họ tự tin hơn để tham gia hiệu quả hơn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Một điều quan trọng nữa là phong trào này đã mang đến giấc mơ và niềm hy vọng về một tương lai tươi đẹp cho đất nước và dân tộc Hàn Quốc”1. Ngày nay, Việt Nam đang trên đường phát triển mọi mặt. Trong đó, thực hiện mục tiêu chương trình xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ chiến lược toàn Đảng, toàn dân. Để thực hiện thành công mục tiêu đó, Nhà nước cần phải tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo một cách thực sự hiệu quả trên nhiều lĩnh vực như: huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới; xây dựng ý thức trách nhiệm cộng đồng trong nhân dân để thực hiện thành công chương trình nông thôn mới; điều tiết của nhà nước trong phân phối sản phẩm nông nghiệp và đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Có như thế, công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam mới thực sự hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân và góp phần đưa đất nước phát triển, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andrew C. Nahm (2001), Lịch sử và văn hóa bán đảo Triều Tiên, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 1 Saemaul – Phong trào hiện đại hóa nông thôn Hàn Quốc, nguồn; No=10038987, ngày 28-4-2015. 46 2. Brian Kelly and Mark London (1989), The Four Little Dragons: Inside Korea, Taiwan, Hong Kong and Singapore at the Dawn of the Pacific Century, New York: Simon and Schuster. 3. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. 4. Trần Thị Minh Châu (04/07/2000), Chính sách phát triển kinh tế của Hàn Quốc, nguồn: ItemID=82. 5. Việt Dũng (26/3/2015), Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn và kinh nghiệm cho Việt Nam, nguồn: kien/2015/32603/Chinh-sach-cua-Chinh-phu-Han-Quoc-doi-voi-nong- dan-nong.aspx. 6. Hoàn thiện hệ thống phân phối nông sản: Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nguồn: luan/hoan-thien-he-thong-phan-phoi-nong-san-cau-noi-giua-san-xuat-va- tieu-dung-124554.html. 7. Minh Long (8-4-2018), Nông dân vẫn thiếu kiến thức làm nông nghiệp công nghệ cao, nguồn: https://vov.vn/kinh-te/nong-dan-van-thieu-kien- thuc-lam-nong-nghiep-cong-nghe-cao-748381.vov. 8. Phạm Xuân Liêm (2014), “Phong trào Saemaulundong và mô hình làng mới ở Hàn Quốc”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 5/2014. 9. Michael Keon (1977), Korea Phoenix: A Nation from the Ashes, Englewood Cliffs: Prentice – Hall International. 10. Trần Quang Minh (24/11/2011), Các giai đoạn phát triển nông nghiệp và chính sách nông nghiệp của Hàn Quốc, nguồn: giai-doan-phat-trien-nong-nghiep-va-chinh-sach-nong-nghiep-cua-Han- Quoc-41130.html. 11. Anh Phường (27-1-2018), Ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nguồn: hoc-cong-nghe-de-phat-trien-nong-nghiep-cong-nghe-cao.html. 12. Park Chung Hee (1979), Saemaul: Korea’s New Community Movement , 47 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH Seoul: Korea, Textbook Co. 13. Park Chung-hee, Nguồn: 14. Quyết định 1600/QĐ-TTG ngày 16/8/2016, của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. 15. Quyết định 800 QĐ-TTg ngày 4-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 16. Saemaul – Phong trào hiện đại hóa nông thôn Hàn Quốc, nguồn; m?lang=v¤t_page=&No=10038987, ngày 28-4-2015. 17. The National Council of Saemaul Undong Movement (1997), Saemaul Undong in Korea, Seoul, Korea. 18. Tội phạm trẻ hóa - Nguyên nhân vì đâu?, nguồn: 19. Tổng kết 5 năm, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, nguồn: muc-tieu-quoc-gia-xay-dung-nong-thon-moi/. 20. Phạm Tất Thắng (5-11-2015), Xây dựng nông thôn mới: một số vấn đề đặt ra, nguồn: duong-doi-moi/2015/35998/Xay-dung-nong-thon-moi-mot-so-van-de- dat-ra.aspx.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3_2079_2207220.pdf
Tài liệu liên quan