Vai trò của nghiên cứu thị trường trong phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam

Tài liệu Vai trò của nghiên cứu thị trường trong phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam: H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 166 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Vai trò của nghiên cứu thị trường trong phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam Nikki P. Dumbrell1, Wendy J. Umberger1 Cơ quan 1Trung tâm Nghiên cứu Lương thực Toàn cầu và Tài nguyên, Trường Đại học Adelaide, 10 Pulteney St, Adelaide, SA, 5005, Australia. Tác giả đại diện wendy.umberger@adelaide.edu.au Từ khóa Tiêu dùng thực phẩm, thuộc tính niềm tin, hành vi người tiêu dùng, cơ hội thị trường, nông hộ sản xuất quy mô nhỏ Giới thiệu Phát triển nông nghiệp đã và tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (OECD 2015). Năm 2016, nông nghiệp (giá trị gia tăng) chiếm 36,4% tổng GDP của Việt Nam (Ngân hàng Thế giới, 2017). Khi nền kinh tế phát triển và trở nên cởi mở đã dẫn đến sự thay đổi của các ngành nông nghiệp, ngành thực phẩm và vai trò của cả hai ngày (OECD 2015). Đối với các nh...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của nghiên cứu thị trường trong phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 166 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Vai trò của nghiên cứu thị trường trong phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam Nikki P. Dumbrell1, Wendy J. Umberger1 Cơ quan 1Trung tâm Nghiên cứu Lương thực Toàn cầu và Tài nguyên, Trường Đại học Adelaide, 10 Pulteney St, Adelaide, SA, 5005, Australia. Tác giả đại diện wendy.umberger@adelaide.edu.au Từ khóa Tiêu dùng thực phẩm, thuộc tính niềm tin, hành vi người tiêu dùng, cơ hội thị trường, nông hộ sản xuất quy mô nhỏ Giới thiệu Phát triển nông nghiệp đã và tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (OECD 2015). Năm 2016, nông nghiệp (giá trị gia tăng) chiếm 36,4% tổng GDP của Việt Nam (Ngân hàng Thế giới, 2017). Khi nền kinh tế phát triển và trở nên cởi mở đã dẫn đến sự thay đổi của các ngành nông nghiệp, ngành thực phẩm và vai trò của cả hai ngày (OECD 2015). Đối với các nhà sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ, để duy trì được tính cạnh tranh và giữ vững hoặc tăng lợi nhuận, họ phải liên tục thích nghi. Việc nghiên cứu có thể đóng góp để giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp các thông tin, ví dụ như, các cơ hội về thị trường, phát triển và giới thiệu các công nghệ mới. Mục tiêu của nghiên cứu này là bổ sung vào lỗ hổng thông tin liên quan đến hành vi mua sắm của hộ gia đình, xu hướng tiêu dùng thực phẩm, mức chi tiêu dành cho thực phẩm, tầm quan trọng và giá trị của chủng loại, thuộc tính và thông tin (ví dụ như xuất xứ hoặc chứng nhận an toàn). Thông tin này là cần thiết để xác định cơ hội sinh lời bền vững khi tham gia vào thị trường cho các nông hộ quy mô nhỏ đang cung ứng sản phẩm cho thị trường ngày càng đa dạng và cạnh tranh. Phương pháp Sở thích ăn uống, chi tiêu và hành vi mua sắm của người tiêu dùng được đưa ra trong cuộc điều tra hộ gia đình toàn diện tại bốn thành phố của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Lào Cai N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 167 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn và thành phố Sơn La. Cuộc khảo sát được thiết kế dựa trên nghiên cứu trước đây của của Umberger và cộng sự (2015) và Toiba và cộng sự (2015). Số liệu được thu thập từ gần 2000 hộ gia đình từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017 (với 4 tuần nghỉ trong dịp Tết). Các hộ gia đình được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên theo tỷ lệ hai giai đoạn: (1) các phường được lựa chọn dựa trên dân số cấp phường; (2) 14 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên từ mỗi phường. Cuộc khảo sát bao gồm các câu hỏi nhằm thu thập các đặc điểm nhân khẩu học xã hội cũng như sự chi tiêu dành cho 93 loại thực phẩm, hành vi mua sắm, các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn thực phẩm, tiếp cận với các cửa hàng thực phẩm... Người trả lời phỏng vấn là thành viên trưởng thành của hộ gia đình chịu trách nhiệm về hầu hết các quyết định mua thực phẩm. Kết quả Trung bình, mỗi thành viên trong các hộ gia đình được điều tra đã chi tiêu 1.505.000 VND (67,52 USD1) vào thực phẩm cho mỗi tháng. Thịt và trứng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong ngân quỹ dành cho thực phẩm hàng tháng, trong cả 4 thành phố, chi phí thịt và trứng chiếm 38-40% chi tiêu cho thực phẩm. Tiếp đó, rau chiếm 12-13% chi tiêu lương thực hàng tháng và hoa quả chiếm 8-9% chi tiêu hàng tháng. Phần lớn các khoản chi cho các mặt hàng này được chi tiêu tại các chợ truyền thống như ki ốt ở các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa, chợ tạm, và người bán rong (Hình 1). Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng khi mua sắm tại các chợ truyền thống này là vì “Thực phẩm tươi” (Hình 2). Các mặt hàng thực phẩm chủ yếu được mua tại các cửa hàng bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng đặc biệt, bao gồm sữa và các sản phẩm sữa, thực phẩm chế biến và đồ uống (Hình 1). Yếu tố thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm tại trung tâm thương mại/siêu thị là bởi vì “Thực phẩm ở đó an toàn hơn” (Hình 2). “Thông tin về thực phẩm tốt” hiếm khi được coi là nguyên nhân giải thích hành vi mua sắm tại bất kỳ chợ truyền thống nào (chỉ chiếm chưa đến 1% người tiêu dùng) nhưng nó đã được đề cập đến như một yếu tố thúc đẩy mua sắm tại các điểm bán lẻ hiện đại với gần 5% số người tiêu dùng được hỏi (Hình 2). Thảo luận và Kết luận Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về các động lực thị trường thực phẩm ở khu vực thành thị Việt Nam. Chúng tôi chỉ ra rằng người tiêu dùng thành thị Việt Nam mua phần lớn thực phẩm của họ từ các chợ truyền thống như các chợ bán đồ tươi sống. Tầm quan trọng của chợ bán đồ tươi sống trong địa điểm bán lẻ thịt, rau, và hoa quả có thể phản ánh nhu H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 168 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn cầu của người tiêu dùng Việt Nam về độ tươi khi mua các mặt hàng này (Maruyama & Việt Trung 2009). Tuy nhiên, sự liên hệ giữa người tiêu dùng và hệ thống các cửa hàng bán lẻ hiện đại với các thông tin về thực phẩm an toàn và thực phẩm tốt có thể đe doạ tương lai của việc mua sắm thực phẩm tại các loại hình chợ truyền thống như chợ thực phẩm tươi sống. Mặc dù chỉ một phần nhỏ của các đối tượng được khảo sát (khoảng 5%) mua sắm tại các cửa hàng hiện đại với lý do là “thông tin về thực phẩm tốt”nhưng con số này có thể tăng khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến an toàn thực phẩm và sức khoẻ (Mergenthaler và cộng sự năm 2009). Nếu xu hướng này tiếp tục, các cửa hàng (cũng như những người nông dân cung cấp sản phẩm cho họ) hiện không cung cấp chứng nhận thực phẩm an toàn (hoặc được cho là an toàn) hoặc dán nhãn chứng nhận an toàn có thể đứng trước nguy cơ bị mất thị phần. Nghiên cứu thị trường của chúng tôi đã xác định các cơ hội và thách thức tiềm ẩn đối với nông dânvới một thị trường đang thay đổi nhanh chóng như Việt Nam. Điều quan trọng là thông tin này có thể giúp những người nông dân (trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các dự án phát triển) có khả năng chủ động chứ không chỉ phản ứng với sự thay đổi trong ngành nông nghiệp và của nền kinh tế Việt Nam. Tài liệu tham khảo Maruyama, M., Viet Trung, L. 2009. Tần suất mua sắm cao của người tiêu dùng Việt Nam: lý thuyết và đo lường, Tạp chí Kinh tế Ứng dụng, 16(4), 411–415. Mergenthaler, M., Weinberger, K. Qaim, M. 2009. Người Tiêu Dùng Đánh Giá Chất Lượng Thực Phẩm và Các Thuộc Tính An Toàn Thực Phẩm ở Việt Nam, Quan điểm và Chính sách Kinh tế Ứng dụng, 31(2), 266–283. OECD. 2015. Chính sách Nông nghiệp tại Việt Nam 2015, Nhà xuất bản OECD, Paris. DOI: 10.1787/9789264235151-en. Toiba, H., Umberger, W. J., Minot, N. 2015. Chế độ ăn kiêng và hành vi mua sắm siêu thị: Có mối liên kết không? Bản tin Nghiên cứu Kinh tế Indonesia, 51(3), 389–403. Umberger, W.J., He, X., Minot N., Toiba, H. 2015. Kiểm tra Mối quan hệ giữa việc Sử dụng các Siêu thị và Thừa dinh dưỡng ở Indonesia, Tạp chí Kinh tế Nông nghiệp Hoa Kỳ, 97(2), 510–525. World Bank. 2017. Nông nghiệp, giá trị gia tăng (% GDP). Dữ lệu Ngân hàng Thế giới, 2016. Truy cập dữ liệu tại: Truy cập 9 Tháng 10 2017. N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 169 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Hình 1. Tỉ lệ phần chi tiêu dành cho thực phẩm hàng tháng cho từng loại thực phẩm ở các loại hình bán lẻ khác nhau tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Lào Cai và thành phố Sơn La, Việt Nam. Khối màu xanh được sử dụng để mô tả các điểm bán lẻ hiện đại và các điểm bán lẻ truyền thống được chỉ ra bởi khối màu trung tính. H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 170 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Hình 2. Tỷ lệ phần trăm hộ gia đình nêu lý do chính họ mua sắm tại các điểm bán lẻ khác nhau (nếu họ nói họ mua sắm tại loại hình cửa hàng cụ thể) tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, thành phố Lào Cai, và thành phố Sơn La, Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_2528_2207212.pdf