Vai trò của khoáng chất đối với cơ thể con người

Tài liệu Vai trò của khoáng chất đối với cơ thể con người: Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2017 [27] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. Đặt vấn đề Khoáng chất là những chất cấu tạo nên lớp vỏ trái đất. Tất cả chúng tồn tại ở thể rắn, một số ít tồn tại ở dạng lỏng như thủy ngân. Từ thể rắn, tùy theo đặc tính hóa học của từng loại mà nhiệt độ làm tan chảy chúng cũng khác nhau. Khoáng chứa trong chúng các nguyên tố hóa học ngoài cacbon, hydro, ôxy và nitơ, vì vậy chúng còn được gọi là các chất vô cơ. Khoáng chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển bình thường của cơ thể. Các khoáng giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc cơ thể như xương, hồng cầu, hemoglobin. Chúng giữ cân bằng điện giải cho cơ thể, tham gia vào các phản ứng trao đổi chất Vai trò chung của các khoáng là: Cần cho sự tăng trưởng và sự vững chắc của xương; Điều hòa hệ thống tim mạch, tiêu hóa và các phản ứng hóa học; Để làm chất xúc tác chế biến diếu tố (enzyme); Là thành phần của chất đạm, chất béo trong các mô, tế bào; Có tác dụng phối hợp với các sinh tố, kích thích tố...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của khoáng chất đối với cơ thể con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2017 [27] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. Đặt vấn đề Khoáng chất là những chất cấu tạo nên lớp vỏ trái đất. Tất cả chúng tồn tại ở thể rắn, một số ít tồn tại ở dạng lỏng như thủy ngân. Từ thể rắn, tùy theo đặc tính hóa học của từng loại mà nhiệt độ làm tan chảy chúng cũng khác nhau. Khoáng chứa trong chúng các nguyên tố hóa học ngoài cacbon, hydro, ôxy và nitơ, vì vậy chúng còn được gọi là các chất vô cơ. Khoáng chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển bình thường của cơ thể. Các khoáng giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc cơ thể như xương, hồng cầu, hemoglobin. Chúng giữ cân bằng điện giải cho cơ thể, tham gia vào các phản ứng trao đổi chất Vai trò chung của các khoáng là: Cần cho sự tăng trưởng và sự vững chắc của xương; Điều hòa hệ thống tim mạch, tiêu hóa và các phản ứng hóa học; Để làm chất xúc tác chế biến diếu tố (enzyme); Là thành phần của chất đạm, chất béo trong các mô, tế bào; Có tác dụng phối hợp với các sinh tố, kích thích tố trong các chức năng của cơ thể; Giữ thăng bằng các thể dịch lỏng trong cơ thể. Đối với những người tuổi cao nên giữ mức tiêu thụ hàng ngày 7 khoáng như sau: Calci (Ca): 800mg; Phospho (P): 800 mg ; Magnesium (Mg): 350 mg; Sắt (Fe): 10mg; Kẽm (Zn): 15mg; Iod (I): 150 mcg; Selen (Se): 70mcg. Cách tốt nhất để có một lượng vừa phải các khoáng cần thiết là cân đối bữa ăn với nhiều loại thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy nếu để cơ thể bị thiếu khoáng thì có thể gây ra một số bệnh như: Gia tăng khả năng mắc các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng; Cao huyết áp; Trầm cảm, lo âu; Không tăng trưởng hoặc xương yếu; Đau nhức bắp thịt, khớp xương; Rối loạn tiêu hóa như ợ chua, táo bón, buồn nôn. Tất cả các loại tế bào và dung dịch chất lỏng trong cơ thể đều chứa một lượng khoáng chất nhiều ít khác nhau. Nói chung, khoáng có vai trò quan trọng duy trì tốt tình trạng tinh thần cũng như thể chất của cơ thể. Cơ thể có thể tự tổng hợp được protein, một số vi- tamin nhưng không thể tổng hợp được khoáng chất nào. Vì vậy, chúng cần phải được cung cấp đầy đủ từ thức ăn mà ta tiêu thụ mỗi ngày. n Nguyễn Kim Đường Vai trò của khoáng chất đối với cơ thể con người Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2017 [28] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 2. Phân loại Căn cứ theo nhu cầu của cơ thể, khoáng chất được chia ra làm hai nhóm: - Khoáng đa lượng (macromineral) là những chất khoáng mà cơ thể cần đến với lượng khá lớn, mỗi ngày có thể trên 250mg, đó là calci, phospho, sulfur, magnesium (Ca, Cl, Mg, P) và ba chất điện phân natri, chlor và kali (Na, Cl, K). - Khoáng vi lượng (microminerals), là những chất khoáng mà cơ thể cần đến với lượng rất nhỏ (ít), mỗi ngày chỉ cần dưới 20mg, như là sắt, đồng, bạc, kẽm, crôm, magan, selen, cobalt, fluor, silic, molybden, boron (Co, Cu, F, I, Fe, Mn, Mo, Se, và Zn) 3. Các khoáng chất và vai trò của chúng Trong cơ thể có trên 60 loại khoáng chất nhưng chỉ có 20 loại được xem là cần thiết. Vai trò cụ thể và triệu chứng thiếu hụt của từng loại khoáng chất này trong cơ thể người như sau: 3.1. Natri (Na) Natri là kim loại kiềm có rất nhiều và giữ vai trò quan trọng trong cơ thể. Natri tồn tại trong cơ thể chủ yếu dưới dạng hòa hợp với clorua, bicacbonat và photphat, một phần kết hợp với axit hữu cơ và protein. Na còn tồn tại ở các gian bào và ở các dịch thể như: máu, bạch huyết Na được thu nhận vào cơ thể chủ yếu dưới dạng muối NaCl. Thường mỗi người trưởng thành thì cần khoảng 4-5g/ngày tương ứng với 10-12,5g muối ăn được đưa vào cơ thể. Đưa nhiều muối Na vào cơ thể là không có lợi. Ở trẻ em, trong trường hợp này thân nhiệt bị tăng lên cao, còn gọi là sốt muối. Na được thải ra ngoài theo nước tiểu. Na thải ra theo đường mồ hôi không nhiều. Tuy nhiên, khi nhiệt độ của môi trường tăng lên cao thì lượng Na sẽ mất đi theo mồ hôi là rất lớn, vì vậy cần bổ sung lượng muối cần thiết. 3.2. Kali (K) Kali trong máu bình thường có nồng độ 3,5-5mmol/l. Trong cơ thể, K tồn tại chủ yếu trong các bào và dưới dạng muối clorua và bicacbonat. Cơ là kho dự trữ K, khi thức ăn thiếu K thì K dự trữ được lấy ra để sử dụng. Muối K thường có trong thức ăn thực vật. Hàm lượng K có cao nhất là trong các mô tuyến, mô thần kinh, mô xương. K được đưa và cơ thể khoảng 2-3g/ngày chủ yếu theo thức ăn. Trong khoai tây và thức ăn thực vật có nhiều K. Lượng K trong máu giảm đi là do tác dụng của thuốc. K mà thải nhiều theo nước tiểu sẽ gây rối loạn các chức năng sinh lý của cơ tim. K có chức năng làm tăng hưng phấn của hệ thần kinh và hoạt động của nhiều hệ men. Trong cơ thể, K giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động sinh lý bình thường, đặc biệt là hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu, giúp cơ co lại, góp phần vào sự hoạt động bình thường của dây thần kinh. K giúp chuyển dưỡng chất đến tế bào và lấy đi chất thải của chúng, kiểm soát sự sản xuất hormon insullin, kiểm soát đường trong máu, kiểm soát lượng nước trong tế bào, làm giảm mệt mỏi, ổn định huyết áp, kích hoạt các enzyme, kiểm soát sự tạo ra năng lượng trong cơ thể, tăng oxy tới não, giúp giảm trầm cảm, hỗ trợ hệ tiêu hóa loại bỏ chất thải. Mặt khác, K cũng giúp ích cho cơ thể sản xuất ra pro- tein từ các axit amin và biến đổi glucose thành gluco- gen (polysaccharide dự trữ chính của cơ thể) - nguồn năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể. Do K rất cần trong việc chuyển đường từ máu vào dự trữ ở các mô cơ và gan, nên thiếu K sẽ khiến cơ không sử dụng được glycogen dự trữ để tạo năng lượng vận động, dẫn đến mệt mỏi và yếu cơ, đây là dấu hiệu đầu tiên của thiếu K. Những dấu hiệu thiếu K khác là: nôn mửa, tiêu chảy, các cơ bị yếu, tụt huyết áp, thường khát nước, sình bụng, giảm tập trung, dễ cáu gắt, tê chân, chuột rút, chậm phản xạ, mụn trứng Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2017 [29] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI cá, khô da, thay đổi tính tình, rối loạn nhịp tim Nhu cầu K của trẻ 0-5 tháng tuổi: 500 mg/ngày; 5- 11 tháng tuổi: 700 mg/ngày; 1 tuổi: 1000 mg/ngày; 2- 5 tuổi: 1400 mg/ngày; 6-9 tuổi: 1600 mg/ngày; 10-18 tuổi: 2000 mg/ngày; trên 18 tuổi: 2000 mg/ngày; Vận động viên: 3000-4000 mg/ngày (vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi, mất nước nhiều, cần bổ sung 3-4g K để giúp cơ thể cân bằng điện giải). Ca chiếm khoảng 2% khối lượng của cơ thể. Ca và P chiếm khoảng 65-70% toàn bộ các chất khoáng của cơ thể. Hàm lượng Ca của cơ thể tăng theo độ tuổi. Ca có ảnh hưởng đến nhiều phản ứng của các men trong cơ thể. 3.3. Canxi (Ca) Ca đặc biệt có nhiều trong sữa, pho mát, sữa chua. Cho tới tuổi 20, xương có thể hấp thụ và dự trữ Ca cần thiết cho sự tăng trưởng cơ thể và duy trì các chức năng khác. Sau đó thì cơ thể dùng nhiều Ca hơn để xương cứng chắc. Do đó, nếu ta không hấp thụ đầy đủ Ca, xương sẽ bị rỗng loãng, dễ gãy cũng như rụng răng. Ca giúp tăng tối đa tỷ trọng xương, giúp nhịp tim ổn định, duy trì hoạt động của hệ miễn dịch, giảm nguy cơ loãng xương. 99% Ca được lưu giữ ở xương, răng. 1% Ca được hấp thụ vào máu giúp cơ co duỗi, làm máu đông và truyền tín hiệu thần kinh. Ca có vai trò quan trọng trong cấu tạo của hệ xương, rất quan trọng trong quá trình đông máu và trong hoạt động của hệ cơ và hệ thần kinh nói chung. Ca tồn tại trong cơ thể chủ yếu là dưới dạng muối cacbonat (CaCO3) và photphat [Ca3(PO4)2], một phần nhỏ dưới dạng kết hợp với protein. Một người lớn cần khoảng 0,6-0,8g Ca/ngày. Tuy vậy, lượng Ca có trong thức ăn phải lớn hơn nhiều, vì các muối Ca là rất khó hấp thu qua đường ruột. Do vậy, mỗi ngày trong thức ăn cần phải có khoảng 3-4g Ca. Đối với phụ nữ trong thời gian mang thai thì nhu cầu cho thai là rất lớn, vì Ca sẽ tham gia vào cấu tạo của xương. Để Ca có thể tham gia vào cấu tạo của hệ xương thì cần phải có đủ một lượng photpho nhất định, vì vậy tỷ lệ tối ưu của Ca và P là 1:1,5. Tỷ lệ này có ở trong sữa. Ca thường có trong các loại rau (rau muống, mồng tơi, rau dền, rau ngót) nhưng hàm lượng không cao. Các loại thức ăn thủy sản có nhiều Ca hơn. Theo WHO, nhu cầu Ca của trẻ em 0-1 tuổi: 400-600 mg/ngày; 1-10 tuổi: 800 mg/ngày; 11-24 tuổi: 1200 mg/ngày; 24-50 tuổi: 800-1000 mg/ngày; Phụ nữ có thai, người cao tuổi cần 1200-1500 mg/ngày. Thiếu Ca gây ra khoảng 147 loại bệnh khác nhau, một số triệu chứng thiếu hụt Ca chủ yếu là: mất ngủ, chuột rút, đau và viêm Một số loại thức ăn giàu Kali Thực phẩm Đơn vị Số lượng (mg) Thực phẩm Đơn vị Số lượng (mg) Đu đủ Miếng 360g 796 Mè 100g ăn được 508 Chuối 1 quả 235 Lá lốt 100g ăn được 596 Cam 1 quả 360g 270 Rau lang 100g ăn được 498 Dưa hấu Miếng 250g 270 Rau dền 100g ăn được 476 Lê Trái 250g 196 Rau ngót 100g ăn được 457 Đậu xanh 100g ăn được 1132 Khoai tây 100g ăn được 396 (Theo Bảng thành phần thức ăn Việt Nam) Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2017 [30] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI khớp, sâu răng, huyết áp cao, loãng xương, sỏi thận Ca thiết yếu với nhiều quy trình diễn ra trong cơ thể, vì vậy cần bổ sung đủ Ca mỗi ngày cho cơ thể. 3.4. Photpho (P) Photpho chiếm khoảng 1% khối lượng cơ thể. P có các chức năng sinh lý như: cùng với Ca cấu tạo xương, răng, hóa hợp với protein, lipit và gluxit để tham gia cấu tạo tế bào và đặc biệt màng tế bào. P còn tham gia vào các cấu tạo của ADN, ARN, ATP P cần thiết để duy trì tốt sự tiêu hóa, tuần hoàn, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, mắt, cơ bắp, não bộ. P còn tham gia vào quá trình photphorin hoá trong quá trình hóa học của sự co cơ. P tồn tại trong cơ thể dưới dạng hợp chất vô cơ, với Ca trong hợp chất Ca3(PO4)2 để tham gia vào cấu tạo xương. P được hấp thu trong cơ thể dưới dạng muối Na và K và sẽ được đào thải ra ngoài qua thận, ruột. Nhu cầu photpho của người trưởng thành là 1-2g K/ngày. Phần lớn P vào cơ thể được phân bố ở mô xương và mô cơ. P có nhiều trong các thực phẩm như sữa, thịt cá, cám, ngô bắp, bột xương sau đó là bột thịt và bột cá Thiếu P sẽ gây ra một số rối loạn như xương giòn dễ gãy, răng lung lay, đau nhức cơ bắp 3.5. Clo (Cl) Clo trong cơ thể chủ yếu ở dạng muối NaCl và một phần ở dạng muối KCl. Cl còn có trong dịch vị ở dạng HCl. Khi cơ thể nhận được nhiều muối ăn thì Cl sẽ được dự trữ dưới da. Cl tham gia vào quá trình cân bằng các ion giữa nội và ngoại bào. Nếu thiếu Cl sẽ kém ăn và nếu thừa Cl thì có thể gây độc cho cơ thể. Bổ sung Cl cho cơ thể chủ yếu dưới dạng muối NaCl. Mỗi người cần khoảng 10-12,5g NaCl/ngày 3.6. Lưu huỳnh (S) Lưu huỳnh chiếm khoảng 0,25% khối lượng cơ thể. S có trong cơ thể chủ yếu có trong các axit amin như sistein, metionin. S có tác dụng là để hình thành lông, tóc và móng. Sản phẩm trao đổi của S là sunfat có tác dụng trong việc giải độc. S được cung cấp một phần là do ở dạng hữu cơ, nhất là protein cung cấp cho cơ thể. 3.7. Magie (Mg) Magieium là một trong những khoáng chất mà cơ thể cần. Mg chiếm khoảng 0,05% khối lượng cơ thể và tồn tại ở xương dưới dạng Ca3(PO4)2 có trong tất cả các tế bào của cơ thể. Mg có tác dụng sinh lý là ức chế các phản ứng thần kinh và cơ. Mg còn cần cho các men trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy sự canxi hóa để tạo thành photphat canxi và Mg trong xương và răng. Nếu trong thức ăn hàng ngày mà thiếu Mg thì cơ thể có thể bị mắc bệnh co giật và có thể làm cho cơ bắp đau nhức, rối loạn tim và huyết áp. Mg được cung cấp nhiều trong thức ăn thực vật, động vật và may mắn là khoáng chất này hiện diện trong nhiều loại thực phẩm như trái cây, sữa, pho mát. 3.8. Sắt (Fe) Hàm lượng Fe trong cơ thể rất ít, chiếm khoảng 0,004% và được phân bố ở nhiều loại tế bào của cơ thể. Fe là nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu tạo thành phần Hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2017 [31] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong các men như: catalaz, peroxidaza Fe là thành phần quan trọng của nhân tế bào. Fe cần thiết để giúp máu chuyên chở và phân phối dưỡng khí tới khắp các bộ phận của cơ thể. Fe giúp tăng cường sinh lực, giảm mệt mỏi, là thành phần quan trọng của máu, giúp giữ và vận chuyển Oxy đến tế bào và lấy đi CO2. Fe giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách tiêu diệt vi khuẩn và virút xâm nhập vào cơ thể; giúp trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường, sản xuất và giải phóng năng lượng trong cơ thể. Fe còn giúp giảm đau bụng kinh và tăng khả năng tập trung. Cơ thể thiếu Fe dẫn tới kém tăng trưởng, tóc và móng tay móng chân giòn, thiếu hồng cầu, thiếu máu nhất là phụ nữ có thai và trẻ em. Thiếu Fe và axit folic dễ gây dị tật ở trẻ sơ sinh - dị tật ống thần kinh. Triệu chứng của thiếu Fe là da tái nhợt, móng tay trắng nhợt, dễ gãy, mệt mỏi, mất ngủ, còi cọc, suy dinh dưỡng, cảm giác thở gấp, chóng mặt, đau đầu, mạch nhanh, móng khô, cảm giác ngứa toàn thân, khó ở, rụng tóc, đau họng, lở miệng, khó nuốt và mất cảm giác ngon miệng, thậm chí là đau thắt ngực Bệnh thiếu máu thiếu Fe là một bệnh dinh dưỡng có tầm quan trọng lớn, tuy ít khi gây tử vong, nhưng nó làm hàng triệu người ở trong tình trạng yếu đuối, sức khỏe kém. Trẻ em học kém do thiếu máu gây buồn ngủ và kém tập trung. Hàm lượng sắt có trong một số loại thực phẩm Nguồn: “Thành phần dinh dưỡng 400 thức ăn thông dụng” - Nxb Y học 2001 Tên thực phẩm Sắt (mg) Tên thực phẩm Sắt (mg) Thức ăn thực vật 1. Mộc nhĩ (nấm mèo) 56,1 18. Rau húng 4,8 2. Nấm hương (nấm đông cô) 35 19. Ngò 4,5 3. Cùi dừa già 30 20. Đậu Hà Lan 4,4 4. Nghệ khô 18,6 21. Nhãn khô (nhãn nhục) 4,4 5. Đậu nành 11 22. Lá lốt 4,1 6. Tàu hũ ky 10,8 23. Rau thơm 4,1 7. Bột ca cao 10,7 24. Ớt vàng to 3,8 8. Mè (đen, trắng) 10 25. Tía tô 3,6 9. Rau câu khô 8,8 26. Cần ta 3,2 10. Cần tây 8 27. Củ cải 2,9 11. Rau đay 7,7 28. Ngò 2,9 12. Đậu trắng 6,8 29. Rau lang 2,7 13. Hạt sen 6,4 30. Rau ngót 2,7 14. Đậu đen 6,1 31. Đu đủ chín 2,6 15. Rau dền 5,4 32. Đậu phộng hột 2,2 16. Măng khô 5 33. Tàu hũ 2,2 17. Đậu xanh 4,8 34. Rau răm 2,2 Thức ăn động vật 1. Huyết bò 52,6 11. Mực khô 5,6 2. Huyết heo sống 20,4 12. Lòng đỏ trứng vịt 5,6 3. Gan heo 12 13. Tép khô 5,5 4. Gan bò 9 14. Thịt bồ câu 5,4 5. Gan gà 8,2 15. Tim bò 5,4 6. Cật heo 8 16. Tim gà 5,3 7. Cật bò 7,1 17. Gan vịt 4,8 8. Lòng đỏ trứng gà 7 18. Cua đồng 4,7 9. Mề gà 6,6 19. Tôm khô 4,6 10. Tim heo 5,9 20. Cua biển 3,8 Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2017 [32] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Người lớn giảm khả năng lao động vì chóng mệt phải nghỉ luôn và nghỉ kéo dài. Thiếu máu đặc biệt gây nguy hiểm cho phụ nữ thời gian sinh nở. Nhu cầu Fe của con người thay đổi theo lứa tuổi, giới tính và từng giai đoạn của cuộc đời. Nhu cầu Fe hàng ngày (khuyến cáo của RDI-Mỹ): Trẻ 3-6 tháng tuổi cần 6.6 mg/ngày; 6-12 tháng tuổi cần 8.8 mg/ngày; 1-10 tuổi cần 10 mg/ngày. Nam 10-18 tuổi cần 12 mg/ngày; trưởng thành cần 10mg/ngày. Nữ giới trưởng thành cần 24 mg/ngày, sau mãn kinh cần 10 mg/ngày. Phụ nữ có thai cần 45 mg/ngày, cho con bú cần 26 mg/ngày. Trong cơ thể, Fe được hấp thu ở ống tiêu hóa dưới dạng vô cơ và phần lớn dưới dạng hữu cơ với các chất dinh dưỡng của thức ăn. Nhu cầu của mỗi người là khoảng 10-30 mg/ngày. Nguồn Fe có nhiều trong thịt, cá, lòng đỏ trứng, rau, quả, đậu đũa, mận 3.9. Đồng (Cu) Đồng là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho các loài động vật bậc cao. Nó được tìm thấy trong một số loại enzyme. Có một loại cua gọi là cua móng ngựa (hay cua vua) sử dụng đồng thay sắt để chuyên chở oxy trong máu. Cu được hấp thu vào máu tại dạ dày và phần trên của ruột non. Khoảng 90% Cu trong máu kết hợp với chất đạm Cerulo- plasmin và được vận chuyển vào trong tế bào dưới hình thức thẩm thấu và một phần nhỏ dưới hình thức vận chuyển mang theo chất đạm. Phần lớn Cu được bài tiết theo mật qua đường phân cùng với lượng Cu không thẩm thấu được vào máu. Số nhỏ bài tiết qua nước tiểu, theo mồ hôi, tóc và móng tay dài bị cắt đi. Cu có trong tất cả các cơ quan trong cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở gan. Cu có nhiều chức năng sinh lý quan trọng chủ yếu cho sự phát triển của cơ thể như thúc đẩy sự hấp thu và sử dụng sắt để tạo thành Hemoglobin của hồng cầu. Cu tham gia thành phần cấu tạo của nhiều loại enzim có liên quan chặt chẽ đến quá trình hô hấp của cơ thể. Cu tham gia vào thành phần của sắc tố màu đen. Nếu thiếu Cu trao đổi Fe cũng sẽ bị ảnh hưởng, nên sẽ bị thiếu máu, sinh trưởng chậm, da sẽ bị nhợt nhạt, lông mất màu đen... Cu cần thiết cho chuyển hóa Fe và Lipid, có tác dụng bảo trì cơ tim, cần cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch, góp phần bảo trì màng tế bào hồng cầu, góp phần tạo xương và biến Cholesterol thành vô hại. Trong cơ thể người có khoảng 80- 99,4mg Cu, hiện diện trong bắp thịt, da, tủy xương, xương, gan và não bộ. Trẻ em mới sinh có khoảng 15- 17mg Cu. Tiêu chuẩn RDA của Mỹ về Cu đối với người lớn khỏe mạnh là 0,9 mg/ngày. Người ta ghi nhận được ba hiện tượng bệnh lý của sự thiếu Cu ở trẻ em như sau: - Bệnh thiếu máu, thiếu số lượng hay kích thước của hồng cầu hay thiếu số lượng huyết đạm trong hồng cầu, hay xảy ra ở trẻ em được nuôi bằng sữa bò. - Bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng. - Ảnh hưởng di truyền (Menky phát hiện năm 1962), thiếu Cu do di truyền nên trẻ sinh ra chậm lớn, kém thông minh, da, tóc bị mất sắc tố (bạch tạng), tóc thưa, mềm, mạch máu bị giãn, xương không nảy nở bình thường, thân nhiệt thấp, hay bị bất tỉnh. Có một bệnh lý gọi là bệnh Wilson sinh ra bởi các cơ thể mà Cu bị giữ lại, nếu không được điều trị có thể dẫn tới các tổn thương não và gan, làm viêm gan và các cơ không phối hợp hoạt động được. Người ta cho rằng Zn cùng với Mo cạnh tranh về phương diện hấp thu với Cu trong bộ máy tiêu hóa, vì thế việc ăn uống dư thừa 1 chất này sẽ làm thiếu hụt chất kia. 3.10. Coban (Co) Coban có chức năng kích thích sự tạo máu ở tủy xương. Co là thành phần trung tâm của vitamin coba- lamin hoặc vitamin B12, vì vậy nếu thiếu Co sẽ dẫn tới thiếu vitamin B12 và dẫn đến thiếu máu ác tính, chán ăn, suy nhược cơ thể Cơ thể thiếu Co có những biểu hiện đầu tiên là cảm giác mệt mỏi, thiếu tập trung và thiếu máu. Co kết hợp với Mangan có tác dụng rất tốt đối với các triệu chứng đau nửa đầu. Co được sử dụng trong y học với liệu pháp xạ trị điều trị ung thư, do tác dụng của đồng vị Co-60, tuy vậy, ngày nay, liệu pháp này không còn phổ biến mà được thay thế bằng các liệu pháp sử dụng các máy gia tốc hạt tuyến tính. Cho vào trong đất một lượng nhỏ 0,13-0,30mg Co trên 1kg đất sẽ làm tăng sức khỏe của những động vật Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2017 [33] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI ăn cỏ ở vùng đất đó. Co có trong sô cô la, tôm, cua, một số quả khô, hạt có dầu. Trong trái cây và rau đậu không có Co. Những người ăn chay lâu dài sẽ bị thiếu Co, sau 3-6 năm sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh. 3.11. Iot (I) Hàm lượng Iot trong cơ thể là rất ít. Iot chủ yếu là trong tuyến giáp trạng của cơ thể. Iot được hấp thu vào cơ thể chủ yếu ở ruột non và màng nhầy của cơ quan hấp thu. Iot có chức năng sinh lý chủ yếu là tham gia vào cấu tạo hoocmon thyroxin của tuyến giáp trạng. Nếu cơ thể thiếu Iot có thể dẫn đến bệnh bướu cổ (nhược năng tuyến giáp) Nguyên nhân của bệnh bướu cổ là do thiếu Iot trong thức ăn và nước uống hàng ngày. Vì vậy, cần phải bổ sung Iot hằng ngày qua muối, rong biển, rau spinach, cá biển Mặc dù cơ thể chỉ cần số lượng rất ít, nhưng khi thiếu Iot sẽ đưa tới rối loạn tăng trưởng cả thể chất lẫn tinh thần cũng như tuyến giáp (thyroid). 3.12. Magan (Mn) Magan là chất có tác dụng kích thích của nhiều loại men trong cơ thể, có tác dụng đến sự sản sinh tế bào sinh dục, đến trao đổi chất Ca và P trong cấu tạo xương. Thức ăn cho trẻ em nếu thiếu Mn thì hàm lượng men phophotaza trong máu và xương sẽ bị giảm xuống nên ảnh hưởng đến cốt hóa của xương, biến dạng cơ thể Thiếu Mn còn có thể gây ra rối loạn về thần kinh như bại liệt, co giật 3.13. Kẽm (Zn) Trong cơ thể có khoảng 2-3g Zn, hiện diện trong hầu hết các loại tế bào và các bộ phận của cơ thể, nhưng nhiều nhất tại gan, thận, lá lách, xương, ngọc hành, tinh hoàn, da, tóc móng. Lượng Zn trong cơ thể phân phối không đồng đều, nhiều ở tinh hoàn (300 mcg/g). Sau đó là ở tóc (150 mcg/g), xương (100 mcg/g) gan, thận, cơ vân, da, não. Zn có đặc điểm: không dự trữ trong cơ thể, do nó có đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng, nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần cung cấp không đủ. Có hơn 100 loại men cần có Zn để hình thành các phản ứng hóa học trong tế bào. Zn giúp vết thương mau lành, Zn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản, vì Zn giúp sinh tinh và phát triển bào thai khỏe mạnh. Zn thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Zn có tác dụng tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ và sửa chữa ADN, giảm thời gian và triệu chứng cảm cúm. Zn cũng giúp giảm sự viêm nhiễm ở da, giúp điều trị bệnh về mụn, viêm da, eczema Zn giúp giảm đau và sưng do viêm khớp. Zn còn tốt cho thị giác, vị giác và khứu giác. Zn có vai trò điều hòa chuyển hóa lipid và ngăn ngừa mỡ hóa gan. Zn tham gia vào chức năng tạo máu. Zn cần thiết cho tổng hợp tryptophan, cho sự biệt hóa tế bào và sự ổn định màng. Zn cần thiết cho thị lực, còn giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Bạch cầu cần có Zn để chống lại nhiễm trùng và ung thư. Zn kích thích tổng hợp protein, giúp tế bào hấp thu chất đạm để tổng hợp tế báo mới, tăng liền sẹo. Thiếu Zn, quá trình tổng hợp ADN và quá trình sao chép trong tế bào bị suy yếu. Thiếu Zn trong thời kỳ mang thai gây hiện tượng đứt đoạn quá trình nhân đôi ở các tế bào phôi. Ở động vật bị thiếu Zn, xảy ra các dị tật ở não, mặt, hệ thần kinh, tim, lách, xương và hệ sinh dục-tiết niệu. Thiếu Zn ảnh hưởng xấu đến tốc độ hấp thu các axit amine. Triệu chứng thiếu hụt Zn: cơ thể thường bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành; vị giác, khứu giác kém; bệnh eczema, vẩy nến hoặc nổi mụn nhiều; nổi hạt gạo ở móng tay; ăn kém ngon; tóc chậm phát triển Một số người có vị giác hay khứu giác bất thường do thiếu Zn, điều này giải thích tại sao một số các loại thuốc chống kém ăn, điều trị biếng ăn có thành phần chứa Zn Mất đi 1 lượng nhỏ Zn có thể làm đàn ông sụt cân, Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2017 [34] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh. Đàn ông khỏe mạnh mỗi lần xuất tinh chứa khoảng 1 mg chất này. Phụ nữ có thai thiếu Zn sẽ giảm trọng lượng trẻ sơ sinh, thậm chí có thể bị lưu thai. Thiếu chất Zn đưa đến chậm lớn, bộ phận sinh dục teo nhỏ, dễ bị các bệnh ngoài da, giảm khả năng đề kháng... Nhu cầu Zn là khoảng 10-15 mg/ngày; ở trẻ dưới 1 tuổi là khoảng 5 mg/ngày; trẻ 1- 10 tuổi khoảng 10 mg/ngày; thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15 mg/ngày đối với nam và 12 mg/ngày đối với nữ; phụ nữ mang thai cần 15 mg/ngày, cho con bú 6 tháng đầu cần 19 mg/ngày và cho con bú lúc 6-12 tháng cần 16 mg/ngày. Lượng Zn được hấp thu khoảng 5 mg/ngày. Zn được hấp thu chủ yếu tại tá tràng và hỗng tràng, một ít tại hồi tràng. Trong điều kiện chuẩn, tỷ lệ hấp thu vào khoảng 33%. Giảm bài tiết dịch vị ở dạ dày, nhiều sắt vô cơ, phytate có thể làm giảm hấp thu kẽm. Phytate có nhiều trong ngũ cốc thô, đậu nành và các thực phẩm giàu chất xơ. Nên cho trẻ ăn đủ chất đạm từ động vật, vì chúng sẽ hạn chế nhược điểm này của thức ăn giàu phytate thay vì hạn chế thức ăn thực vật. Ca làm tăng bài tiết Zn và do đó làm giảm tỷ lệ hấp thu Zn, không nên uống cùng lúc với Zn. Để tăng hấp thu kẽm, nên bổ sung cùng với thức ăn giàu vitamin C. Zn có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tính miễn dịch mạnh cho cơ thể để chống cảm lạnh, cúm. Thiếu Zn cũng gây ra bệnh ngoài da, vết thương chậm lành. Thức ăn nhiều Zn là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dâù (haṇh nhân, haṭ điêù, đậu phộng..). Với trẻ nhũ nhi, để có đủ Zn, nên cố gắng cho bú mẹ vì Zn trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/lít), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9 mg/l. Lượng Zn mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu Zn để có đủ cho cả hai mẹ con. 4. Kết luận Khoáng chất là những thành phần tối cần thiết cho các chức năng của cơ thể, từ hệ thần kinh cơ bắp tới điều hòa tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng, duy trì cân bằng chất lỏng trong và ngoài tế bào. Mặc dù cơ thể chỉ cần một số lượng khiêm tốn, nhưng thiếu chúng là cơ thể trở nên suy yếu, kém hoạt động. Thừa khoáng cũng gây hại không kém so với thiếu khoáng. Cho nên cần tiêu thụ đầy đủ các chất này và bổ sung sao cho hợp lý khoáng chất trong các thực phẩm của bữa ăn hàng ngày, tránh lạm dụng các loại thuốc bổ sung quá liều lượng./. Tài liệu tham khảo: 1. https://www.google.com.vn/search?q=kho%C3%A1ng+ch%E1%BA%A5t+l%C3%A0+g%C3%AC&oq=kho%C3% A1ng+ch%E1%BA%A5t&aqs=chrome.1.69i57j0l7.15223j0j4&sourceid=chrome&ie=UTF-8. 2. https://www.erct.com/2-ThoVan/NguyenYDuc/KhoangChat_trong_Cothe.htm. 3. Khoáng chất là những thành phần tối cần thiết cho các chức năng của cơ thể con người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhcn_thang_9_08_3036_2224628.pdf