Vai trò của hình ảnh trong dạy học tiếng việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em thời kì tiền đọc viết và Tiểu học - Nguyễn Thị Ngân Hoa

Tài liệu Vai trò của hình ảnh trong dạy học tiếng việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em thời kì tiền đọc viết và Tiểu học - Nguyễn Thị Ngân Hoa: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0011 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 93-102 This paper is available online at VAI TRÒ CỦA HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT NHƯMỘT NGÔN NGỮ THỨ HAI CHO TRẺ EM THỜI KÌ TIỀN ĐỌC VIẾT VÀ TIỂU HỌC Nguyễn Thị Ngân Hoa Phòng Khoa học - Công nghệ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đề cập đến vai trò của hình ảnh trong dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em thời kỳ tiền đọc viết và tiểu học: những cơ sở khoa học của việc sử dụng hình ảnh trong việc dạy học ngôn ngữ, cách thức vận dụng hình ảnh một cách hiệu quả để phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ở nhiều cấp độ khác nhau. Từ khóa: hình ảnh, tiếng Việt, tiền đọc viết và tiểu học. 1. Mở đầu Trong quá trình dạy học tiếng nói chung và dạy tiếng như một ngôn ngữ thứ hai, hình ảnh là một hệ thống tín hiệu không thể thiếu. Việc sử dụng một cách khoa học hệ thống tín hiệu hình ảnhcó tác dụng hỗ trợ đắc lực cho việc thụ đắc ngôn ...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của hình ảnh trong dạy học tiếng việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em thời kì tiền đọc viết và Tiểu học - Nguyễn Thị Ngân Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0011 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 93-102 This paper is available online at VAI TRÒ CỦA HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT NHƯMỘT NGÔN NGỮ THỨ HAI CHO TRẺ EM THỜI KÌ TIỀN ĐỌC VIẾT VÀ TIỂU HỌC Nguyễn Thị Ngân Hoa Phòng Khoa học - Công nghệ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đề cập đến vai trò của hình ảnh trong dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em thời kỳ tiền đọc viết và tiểu học: những cơ sở khoa học của việc sử dụng hình ảnh trong việc dạy học ngôn ngữ, cách thức vận dụng hình ảnh một cách hiệu quả để phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ở nhiều cấp độ khác nhau. Từ khóa: hình ảnh, tiếng Việt, tiền đọc viết và tiểu học. 1. Mở đầu Trong quá trình dạy học tiếng nói chung và dạy tiếng như một ngôn ngữ thứ hai, hình ảnh là một hệ thống tín hiệu không thể thiếu. Việc sử dụng một cách khoa học hệ thống tín hiệu hình ảnhcó tác dụng hỗ trợ đắc lực cho việc thụ đắc ngôn ngữ của trẻ. Bởi lẽ, tín hiệu ngôn ngữ mang tính quy ước, tính võ đoán, tính trừu tượng, còn các tín hiệu hình ảnh thì mang tính trực quan, cụ thể, tính có lí do. Hệ thống tín hiệu hình ảnh sẽ giúp khắc phục những trở ngại trong “hàng rào ngôn ngữ”, tiết kiệm thời gian, tránh được những bất lợi của việc sử dụng ngôn ngữ trung gian trong quá trình dạy học tiếng, đẩy nhanh được việc tiếp nhận vốn từ và các kĩ năng tư duy của trẻ song song với việc phát triển kĩ năng ngôn ngữ. Trong các tài liệu dạy học tiếng như một ngôn ngữ thứ hai, có thể sử dụng nhiều loại sản phẩm hình ảnh hỗ trợ. Khi các sản phẩm kĩ thuật số chưa phát triển như đầu thế kỉ XXI, Andrew Wright [1,2] đã đặc biệt chú ý đến vai trò của hình ảnh trong các sản phẩm dạy học. Trong các tài liệu 1000 Pictures for Teachers to Copy (1984) và Pictures for Language Learning (1989) tác giả này đã chỉ ra năm lí do của việc cần thiết phải sử dụng hình ảnh trong việc dạy học, đặc biệt là dạy tiếng: sử dụng hình ảnh dễ chuẩn bị, sử dụng hình ảnh dễ tổ chức, sử dụng hình ảnh mang lại sự thú vị, sử dụng hình ảnh giúp tổ chức các hoạt động dày học có ý nghĩa và đáng tin cậy và cuối cùng là việc sử dụng hình ảnh thực sự có hiệu quả đối với việc dạy và học. Những kết quả nghiên cứu mới nhất của Fred Rogers [3] và những người chịu ảnh hưởng của ông đã phản ánh thời đại kĩ thuật số luôn thay đổi và cung cấp hướng dẫn cho giáo viên mầm non về việc sử dụng công nghệ và tương tác với trẻ bằng phương tiện truyền thông nhằm tối ưu hóa cơ hội cho sự phát triển nhận thức, xã hội, tình cảm, thể chất, và ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Jennie Tran [8] đã đề cập đến năng lực thụ đắc tiếng Việt của trẻ em Việt Nam như một ngôn ngữ thứ hai (trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài). Những đánh giá của tác giả này về vấn đề tiếp nhận, sử dụng ngôn ngữ của trẻ trong cộng đồng song ngữ, đa ngữ cũng là những cơ sở Ngày nhận bài: 10/11/2015. Ngày nhận đăng: 10/2/2016. Liên hệ: Nguyễn Thị Ngân Hoa, e-mail: nganhoa94@yahoo.com. 93 Nguyễn Thị Ngân Hoa để tìm hiểu phương pháp dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em giai đoạn tiền đọc viết và tiểu học. Nguyễn Ngọc Tuấn [10] đã hệ thống hoá các phương pháp, biện pháp và cách thức hỗ trợ việc dạy học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai cho học sinh Việt Nam tại nước ngoài, người nước ngoài học tiếng Việt. Tài liệu này cũng mở rộng thêm nguồn tư liệu và các quan điểm về vấn đề dạy và học tiếng Việt trong môi trường song ngữ, đa ngữ. Ở Việt Nam, trong các công trình nghiên cứu và ứng dụng xây dựng các sản phẩm dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non từ 3 - 5 tuổi tác giả Đinh Hồng Thái [9] luôn quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và hình ảnh (tranh ảnh, các sản phẩm công nghệ thông tin) nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình rèn luyện năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy cho trẻ. Tác giả Đinh Thanh Tuyến [11] khi nghiên cứu về vấn đề phát triển ngôn ngữ của trẻ đã nhấn mạnh biện pháp sử dụng vật trung gian trong quá trình tương tác giữa mẹ và bé. Vật trung gian có thể là sự vật hiện tượng có thật trong môi trường xung quanh trong ngữ cảnh sống của trẻ hoặc có thể là những bộ tư liệu hình ảnh sách báo, video. . . có tính chất minh họa với tác dụng mở rộng hơn nữa ngữ cảnh sống thực tế của trẻ, giúp trẻ có thể vươn tới cả những môi trường phần nào còn xa lạ như lên rừng xuống biển. . . Những kết quả nghiên cứu về vấn đề này cho thấy cần thiết phải có một định hướng mang tính cụ thể trong việc sử dụng hình ảnh vào việc phát triển các năng lực ngôn ngữ cho trẻ. Bài viết này góp phần làm rõ hơn những vấn đề cơ sở khoa học và việc ứng dụng hình ảnh vào hỗ trợ các kĩ năng ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn tiền đọc viết và tiểu học trong môi trường đa ngữ, song ngữ. Hình ảnh với vai trò khắc phục “rào cản ngôn ngữ” (barrier language) cần được tìm hiểu để vận dụng hiệu quả nhất trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là giai đoạn tiền đọc viết và tiểu học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng hình ảnh trong dạy học tiếng cho trẻ Việc dạy tiếng cho trẻ em ở lứa tuổi tiền đọc viết và tiểu học (từ 5 - 10 tuổi) với tính chất là tiếng mẹ đẻ hay một ngôn ngữ thứ hai (được dạy song song với tiếng mẹ đẻ) đều cần phải chú ý đến những đặc điểm tâm lí, trí tuệ của trẻ trong giai đoạn này, đặc biệt là thời kì đầu. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của việc dạy tiếng như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ là vấn đề “rào cản ngôn ngữ”. Việc sử dụng hình ảnh trong sản phẩm dạy tiếng sẽ giúp cho cả người dạy và người học nhanh chóng khắc phục được rào cản này. Cần phải dựa trên năng lực ngôn ngữ, đặc điểm tâm lí, trí tuệ của trẻ ở lứa tuổi này để vận dụng hệ thống hình ảnh một cách khoa học và hiệu quả trong việc dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em Việt kiều. 2.1.1. Năng lực ngôn ngữ của trẻ giai đoạn tiền đọc - viết (5 - 6 tuổi) Marie Clay (New Zealand, 1996) đã sử dụng thuật ngữ “khả năng tiền đọc - viết” để mô tả các hành vi của trẻ nhỏ khi chúng sử dụng sách và các tài liệu đọc - viết để bắt chước các hoạt động đọc và viết mặc dù trẻ không thể đọc và viết theo các cách thông thường (7, tr.169): “Tiền đọc viết không phải là một số các kĩ năng bị cô lập mà là một tập hợp các kĩ năng của quy trình phát triển mà trẻ coi đó như là một phương tiện để đạt được mục tiêu đọc - viết” [169]. Khả năng tiền đọc - viết của trẻ phát triển ở tuổi lên 5 và sự thành công trong việc thụ đắc ngôn ngữ của trẻ khi vào giai đoạn tiểu học không chỉ phụ thuộc vào vệc dạy học tiếng ở tiểu học mà còn phụ thuộc vào những kinh nghiệm của trẻ ở giai đoạn tiền đọc - viết: kinh nghiệm làm việc với sách vở, hứng thú với các con chữ và cách nhận biết mối quan hệ giữa âm và chữ, cách sử dụng cây bút với các hình vẽ, con chữ vv. . . Khả năng tiền đọc - viết của trẻ phát triển mạnh trong giai đoạn 5 - 6 tuổi 94 Vai trò của hình ảnh trong dạy học Tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em... và là tiền đề để trẻ có thể chủ động học tiếng mẹ đẻ cũng như các thứ tiếng khác được đưa vào chương trình tiểu học như một ngôn ngữ thứ hai với đầy đủ 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Những dấu hiệu đặc trưng của khả năng tiền đọc - viết giai đoạn này là: a) Trẻ hứng thú và tập trung chú ý vào các biểu tượng chữ cái và các hình ảnh minh họa. b) Trẻ có khả năng chú ý phát âm theo các hình ảnh minh họa và biểu tượng chữ cái. c) Trẻ đặc biệt hứng thú với tranh ảnh và có khả năng tưởng tượng để kể chuyện theo các tranh ảnh do trẻ tự vẽ hoặc tranh ảnh minh họa sẵn có. d) Trẻ hứng thú và có khả năng tập tô, vẽ, cắt dán các chữ theo mẫu và hình vẽ minh họa. Những dấu hiệu trên đều cho thấy: hình ảnh minh họa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc cung cấp tri thức và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ giai đoạn tiền đọc - viết. 2.1.2. Đặc điểm tâm lí, trí tuệ của trẻ thời kì tiểu học (6 - 10 tuổi) a) Khả năng tư duy bằng tín hiệu Khả năng tư duy bằng tín hiệu của trẻ giai đoạn này trở nên mạnh hơn, cùng với sự phát triển của năng lực phân tích và tổng hợp. Đây là đặc điểm quan trọng trong sự phát triển ý thức của trẻ, giúp trẻ có thể nhận diện các tín hiệu ngôn ngữ một cách tự giác hơn. Trẻ có thể phối hợp nhiều giác quan trong sự nhận biết tín hiệu. Khả năng này cũng giúp trẻ có thể kết nối các hệ thống tín hiệu: tín hiệu âm thanh và tín hiệu hình ảnh để nhận biết sự vật trên những nét tổng thể sau đó đến các chi tiết: “Những hình ảnh trọn vẹn này lại được xác định trên cơ sở khái quát những hiểu biết về tính chất và đặc trưng riêng biệt của đối tượng đã tiếp nhận được dưới dạng những cảm giác khác nhau” [63]. Sự phối hợp giữa hệ thống tín hiệu hình ảnh mang tính trực quan và hệ thống tín hiệu ngôn ngữ mang tính quy ước trong các tài liệu dạy học tiếng mẹ đẻ và tài liệu dạy ngoại ngữ, dạy ngôn ngữ thứ hai cho trẻ là yêu cầu tất yếu để phát triển toàn diện năng lực tư duy bằng tín hiệu của trẻ, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ. Thế giới cảm giác, tri giác của trẻ sẽ trở nên phong phú và sinh động hơn rất nhiều thông qua sự phối hợp các hệ thống tín hiệu này. b) Khả năng ghi nhớ Khả năng ghi nhớ của trẻ rất quan trọng đối với việc học một ngôn ngữ thứ hai. Ở giai đoạn đầu của thời kì tiểu học, khả năng ghi nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn khả năng ghi nhớ từ ngữ - logic. Cụ thể, giai đoạn lớp 1, 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu. Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lí tình cảm hay hứng thú của các em. Vận dụng điều này trong dạy và học, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lí hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức. Điều này thể hiện trong mức độ nội dung, các trình bày và cả hình ảnh trực quan của bộ sản phẩm dạy tiếng. Để tận dụng khả năng tri giác trực quan của các em, cần sử dụng tranh ảnh trong việc dạy từ, video với hình và tiếng trong việc dạy giao tiếp đơn giản, các tình huống sử dụng ngôn từ trong thực tế. c) Đặc điểm tri nhận của trẻ lứa tuổi tiểu học Khoảng từ 6 tuổi, trẻ bắt đầu thay đổi cách nhìn về thế giới. Chúng dần từ bỏ lối nghĩ tự coi mình là trung tâm và bắt đầu phát triển cách nhận thức trưởng thành hơn. Một đứa trẻ học xong tiểu học thông thường có thể biểu hiện những khái niệm trừu tượng đơn giản, và có thể đọc, viết 95 Nguyễn Thị Ngân Hoa thành câu. Kĩ năng này đòi hỏi đứa trẻ phải biết thu thập thông tin từ một vài nguồn, đánh giá chúng, và tiến tới một cách diễn giải lại thông tin. Những khả năng này sẽ tiếp tục phát triển trong 4-5 năm nữa, khi trẻ thực sự tăng khả năng làm các việc phức tạp, liên tục và mang tính kí hiệu, ví như việc diễn giải lại một đoạn văn hay tóm tắt lại một câu chuyện. 2.2. Sử dụng hình ảnh phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ 2.2.1. Phát triển khả năng tiền đọc - viết cho trẻ qua việc sử dụng hình ảnh Việc dạy tiếng như một ngôn ngữ thứ nhất hay ngôn ngữ thứ hai (song song với tiếng mẹ đẻ - ngôn ngữ thứ nhất của trẻ trong giai đoạn này không thể bỏ qua những đặc điểm nói trên của thời kì tiền đọc - viết. Bởi lẽ quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của trẻ cũng phải hướng tới đầy đủ 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết một cách tự giác. Trong giai đoạn này việc tiếp nhận các tín hiệu âm thanh ngôn ngữ và các kí hiệu (chữ cái) vốn mang tính quy ước, trừu tượng cần có sự hỗ trợ của các hình ảnh cụ thể, trực quan giúp cho trẻ lĩnh hội nhanh hơn và chính xác hơn các tín hiệu, kí hiệu ngôn từ trong dòng thời gian và không gian. Với sự hỗ trợ của hệ thống tín hiệu hình ảnh, các biểu tượng âm thanh ngôn ngữ (mang tính trừu tượng) và hình ảnh sự vật hiện tượng (mang tính trực quan) gắn kết với nhau để nhanh chóng hình thành kĩ năng và tri thức ngôn ngữ cho trẻ: phát âm đúng, hiểu nghĩa của từ, nhận biết chữ cái, sử dụng các mẫu lời nói đơn giản, bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa âm và chữ, nhận biết trật tự tuyến tính của chữ viết trong không gian... Sự thích thú với hệ thống tín hiệu hình ảnh sẽ khiến cho quá trình phát triển khả năng tiền đọc - viết của trẻ trở nên chủ động, tự giác, tránh được những căng thẳng tâm lí cho trẻ trong quá trình bước đầu thụ đắc ngôn ngữ thứ hai song song với tiếng mẹ đẻ. Dựa vào đặc điểm tâm lí, trí tuệ và các dạng hoạt động của trẻ giai đoạn 5 – 6 tuổi, có thể vận dụng các hệ thống hình ảnh tĩnh (tranh ảnh, mô hình) và hình ảnh động (các đoạn video clip, các hình ảnh đồ họa kĩ thuật số, các chương trình truyền thông đa phương tiện (mulimedia) để thúc đẩy việc phát triển kĩ năng ngôn ngữ cho trẻ ở nhiều cấp độ: a) Làm quen với âm và chữ: Trẻ bước đầu làm quen với các chữ cái, dấu thanh kết hợp với hình ảnh minh họa sinh động, thú vị, tập phát âm và nhận diện âm - chữ. b) Mở rộng vốn từ: Bước đầu cung cấp vốn từ qua các hình ảnh minh họa quen thuộc và tích cực hóa vốn từ cho trẻ. Mở rông về số lượng và chất lượng của vốn từ theo các chủ đề thích hợp: gia đình, thiên nhiên (con vật, cây cối, hiện tượng thiên nhiên. . . ), sinh hoạt, vui chơi, thời gian, màu sắc, đồ dùng học tập vv... c) Ngữ pháp: Tích hợp nội dung ngữ pháp một cách nhẹ nhàng qua các hoạt cảnh và trò chơi ngôn ngữ có sử dụng hình ảnh hỗ trợ giúp trẻ nhận biết cách nói đúng, sử dụng mẫu câu đúng với tình huống giao tiếp. d) Số và các phép tính đơn giản: Thông qua các hình ảnh và âm thanh sinh động, giúp trẻ thích thú và dễ dàng nhớ các số và có ý niệm về các phép tính đơn giản (cộng, trừ, so sánh số lượng) trong giai đoạn tiền đọc - viết. e) Dạng lời nói + Dạng độc thoại: Thông qua tranh và các tình huống để giúp trẻ phát triển lời nói ở dạng độc thoại (kể, tả, giải thích. . . ) một cách chủ động, sáng tạo, hứng thú, vượt qua những rào cản tâm lí, ngôn ngữ. + Dạng đối thoại: Tích hợp phát triển khả năng giao tiếp hội thoại của trẻ theo từng lứa tuổi. Qua các tình huống giao tiếp được đưa vào trong DVD, file hình ảnh, bài giảng điện tử, giúp trẻ chủ động phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết tình huống, từ đó có khả năng tưởng tượng, học hỏi để sử dụng lời nói trong hội thoại qua các trò chơi: đóng vai, đóng kịch, diễn lại hoạt cảnh trong bài học. 96 Vai trò của hình ảnh trong dạy học Tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em... Việc sử dụng hình ảnh hợp lí sẽ kích thíchhứng thú của trẻ đối với các trò chơi ngôn ngữ. Những trò chơi trực quan như trò chơi bảng là cách lí tưởng để phát triển kĩ năng tri nhận của trẻ, ví dụ như các trò chơi trí nhớ như: tích ô, cờ ca-rô, trò ghép hình,... Bộ sản phẩm dạy tiếng cho trẻ, do đó, cần tận dụng nguyên tắc “học mà chơi, chơi mà học” để một mặt khuyến khích sự tập trung của trẻ, mặt khác thỏa mãn trí ưa khám phá ở lứa tuổi này. Các trò chơi nên sử dụng hình ảnh trực quan, tĩnh (hình ảnh) và động (băng video). Việc dạy tiếng Việt cho trẻ trong giai đoạn này cần chú ý triệt để trực quan hóa các khái niệm trừu tượng. 2.2.2. Hình ảnh và việc phát triển kĩ năng ngôn ngữ của học sinh tiểu học Ở phần này chúng tôi phân tích một số vấn đề về mối quan hệ giữa hình ảnh và việc phát triển các kĩ năng nói, viết, nghe, đọc. a) Vai trò của hình ảnh trong việc phát triển kĩ năng nói và viết - Các vai trò chính của hình ảnh trong việc phát triển kĩ năng nói và viết: + Hình ảnh khuyến khích người học, làm cho người học muốn tập trung chú ý và muốn nhập cuộc vào hoạt động thực hành tiếng. + Hình ảnh góp phần tạo ra ngữ cảnh sử dụng của ngôn ngữ, chúng “mang thế giới vào lớp học” (Andrew Wright) + Hình ảnh gợi ra nhiều khả năng diễn đạt. Chẳng hạn với bức tranh, ảnh hoặc một video clip có hình ảnh con tàu, ta có thể định hướng các khả năng diễn đạt phong phú: Khẳng định: “Đây là một con tàu”; Phỏng đoán “Đây có lẽ là một tàu chở hàng”; Bộc lộ ý định, sở thích chủ quan: “Tôi thích đi du lịch bằng tàu”; Miêu tả: “Con tàu này còn mới/đã cũ”... + Hình ảnh có thể gợi ý câu trả lời cho các câu hỏi hoặc sự thay thế cho các câu miêu tả tình huống: “Con tàu này thế nào?”, “Nó rất lớn/hiện đại/đẹp/tiện nghi/tốc độ/cũ nát/lạc hậu. . . ”; “Con tàu đang ở đâu?”, “Nó đang ở cảng/đậu trên biển/ trong vịnh”... + Hình ảnh có thể gợi ý hoặc cung cấp các chủ đề cho cuộc hội thoại, cuộc thảo luận hay việc kể chuyện. - Các dạng nói, viết mở và có kiểm soát: + Các tài liệu dạy học tiếng theo phương pháp truyền thống thường được xây dựng theo hướng: người học sẽ đạt kết quả cao nhất khi các bài tập viết, nói được hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ. Thực tế của việc dạy học tiếng lại cho thấy, việc phát triển lời nói của người học đòi hỏi cách tiếp cận giành quyền chủ động hơn cho người học: học sinh cần được tự do hơn trong nội dung học và cách học, để sử dụng ngôn ngữ mới một cách “mở” hơn. + Cách tiếp cận “mở” với kĩ năng nói và viết nhắm tới những hội thoại, sự giải thích hay quan điểm cá nhân, trong đó người giáo viên hay giáo trình không kiểm soát ngôn ngữ nói/viết của người học. Trên thực tế thì cách tiếp cận phổ biến hơn cả là kết hợp giữa “mở” và “kiểm soát”, tức là dạng bài tập có định hướng, nhưng định hướng tương đối lỏng lẻo hoặc chung chung, dành “đất” cho sự tự do lựa chọn và sử dụng ngôn từ của người học. - Một số cách sử dụng tranh ảnh nhằm phát triển khả năng nói viết: + Thực hành máy móc và thực hành định hướng giao tiếp Ví dụ: Với bức tranh trên, cách tiếp cận truyền thống, thực hành máy móc có thể đưa ra dạng bài tập: 97 Nguyễn Thị Ngân Hoa - Hỏi: Bạn ấy đang làm gì? - Trả lời: Bạn ấy đang nhảy. - Hỏi: Bạn ấy đang trèo cây phải không? - Trả lời: Không, bạn ấy đang nhảy. Tuy nhiên, cách thực hành hướng vào giao tiếp đòi hỏi bạn xử lí bức tranh một cách tinh tế hơn ví dụ như che đi phần dưới của bức tranh, hỏi và lộ dần phần còn lại của bức tranh ra. Hội thoại sẽ có thể như sau: - Hỏi (che đi phần dưới của bức tranh): Cô ấy đang làm gì? - Học sinh A trả lời: Cô ấy đang đi. - Hỏi: Có phải cô ấy đang đi không? - Học sinh B trả lời: Không, không phải. Cô ấy đang chạy. - Hỏi (để lộ dần phần dưới của bức tranh): Có phải cô ấy đang chạy không? - Học sinh C trả lời: Đâu có, cô ấy đang nhảy. + Giao tiếp và thách thức Theo nguyên tắc hướng đến giao tiếp, việc sử dụng tranh cần phải khuyến khích, hay nói cách khác là thách thức người học nhập cuộc và thể hiện chính họ. Các thách thức có thể rất đa dạng, tùy theo yêu cầu từng bài tập và từng loại tranh ảnh. Một số loại thách thức thường thấy là: Thách thức trong miêu tả, thách thức trong nhận dạng, thách thức trong việc nối, thách thức trong việc ghép nhóm, thách thức trong việc theo thứ tự, thách thức trong việc ghi nhớ. Lưu ý đối với đối tượng là trẻ em từ 5 đến 10 tuổi, mọi dạng bài tập trên đều có thể sử dụng, nhưng ở mức độ kiến thức căn bản và độ khó vừa phải. Ví dụ, thực hành mẫu “nếu - thì” thể hiện quan hệ nhân quả: Chuẩn bị hai tranh như hình bên, yêu cầu học sinh nối tranh miêu tả nhân vật X. + Giao tiếp và cơ hội Việc áp dụng tranh ảnh trong các bài tập viết nói mở cũng tạo cho người học các cơ hội. Đó là cơ hội bày tỏ quan điểm, cơ hội bày tỏ trải nghiệm và cảm giác, cơ hội bày tỏ và bảo vệ quan điểm, cơ hội để phê phán, ... Ví dụ, vẫn bài tập nối tranh bên, câu hỏi tiếp theo cho người học là: Giải thích mối quan hệ giữa hai bức tranh. 98 Vai trò của hình ảnh trong dạy học Tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em... Đáp án có thể là: Nếu anh X ăn nhiều đồ ngọt thì anh ấy sẽ trở nên béo phì. Hãy bày tỏ quan điểm cá nhân của em về hai bức tranh. Đáp án có thể là: - Em không thích ăn đồ ngọt. - Béo phì là không tốt. Vì thế em sẽ không ăn nhiều kẹo. - Nếu béo phì thì em sẽ không chạy nhanh. - Nếu ăn nhiều kẹo thì có thể bị sâu răng nữa. Thậm chí, dạng thức của bài tập nói, viết mở có thể đa dạng hơn, lôi kéo các kĩ năng khác của người học như kĩ năng vẽ, tưởng tượng và sáng tạo. Ví dụ: Cho bức tranh bên phải cho mỗi học sinh, để mỗi học sinh tự vẽ, trang trí cho nhân vật của mình và miêu tả lại, bức tranh bên trái được đưa ra như một ví dụ gợi ý. Như vậy, phạm vi giới hạn cho việc luyện tập nói và viết trong những dạng bài tập này rất rộng, người học được khuyến khích tham gia, thể hiện dấu ấn cá nhân của mình và biến các công thức ngữ pháp khô cứng học thuộc lòng thành những câu nói sinh động, phản ánh đúng sức sống của ngôn ngữ đời thực. a) Vai trò của hình ảnh trong việc phát triển kĩ năng nghe và đọc Nếu như với kĩ năng nói và viết, sự quan trọng của việc sử dụng hình ảnh nhắm tới kích thích người học nhập cuộc và sáng tạo thì để phát triển kĩ năng nghe và đọc, tranh ảnh có thể được sử dụng vì hai lí do chính: thứ nhất, nghĩa của một từ phụ thuộc rất lớn và ngữ cảnh mà từ đó được sử dụng, và hình ảnh, với tác dụng tạo bối cảnh, có vai trò quan trọng trong việc thiết lập ý nghĩa; thứ hai, việc trả lời hay phản ứng lại với một đoạn ngôn ngữ bằng một tín hiệu phi ngôn ngữ thường cũng có ích trong dạy học tiếng, tranh ảnh chính là một loại tín hiệu phi ngôn ngữ phục vụ cho mục đích này. - Hình ảnh với việc dạy nghĩa của từ: Có thể nói hình ảnh giúp mang thế giới bên ngoài vào lớp học. Việc đưa học sinh đi tham quan, dã ngoại đòi hỏi nhiều điều kiện khó khăn và trong nhiều trường hợp là không thể: chẳng hạn đưa học sinh đi lên ngọn núi Phú Sĩ, vào rừng rậm Amazon hay tới Lục địa băng Nam Cực, nhưng những bức ảnh hoặc các đoạn video về chúng sẽ đem lại cho người học sự hình dung gần như lí tưởng về thế giới bên ngoài. Việc dùng hình ảnh để dạy nghĩa của từ có thể đi từ dạng đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là việc sử dụng hình ảnh giúp người học hiểu nghĩa từ một cách trực tiếp, đồng thời lại gợi ra sự liên tưởng đến nhiều từ ngữ khác có liên quan đến sự vật, hiện tượng, hành động được biểu đạt bằng hình ảnh. Chẳng hạn, với một video clip miêu tả một trò chơi dân gian như trò chơi cướp cờ, có thể giúp học sinh nhận diện nghĩa của các từ biểu thị sự vật, hành động, tính chất một cách dễ dàng hơn nhiều so với việc chỉ dùng tín hiệu ngôn ngữ thông thường (dạng nói hoặc viết). Ví dụ: Với các bức tranh sau có thể đưa ra các dạng bài tập phát triển vốn từ và tích cực hoá vốn từ cho học sinh một cách nhanh chóng, tránh được mọi sự giải thích rườm rà, phức tạp. 99 Nguyễn Thị Ngân Hoa a) Bài tập tra từ trong từ điển và viết vào tranh; b) Nối tranh với từ đã có; c) Nhìn tranh, nghe từ và viết từ vào tranh. - Hình ảnh với việc nghe - hiểu và đọc - hiểu nghĩa của câu, đoạn: Các bức tranh hoặc các video clip tạo bối cảnh và biểu đạt được các sự tình một cách trực tiếp nên dễ dàng giúp người nghe, người đọc nhận diện nghĩa của các câu, các đoạn. Ví dụ: Cũng với các bức tranh ở trên, có thể nêu các yêu cầu bài tập nghe - hiểu, đọc - hiểu như sau: * Chọn tranh phù hợp với các câu sau (nghe/đọc): + Mèo Tôm đang vồ/đuổi/bắt Jerry. + Mẹ đang thêu/khâu áo. + Bà nhổ/bó mạ. + Ăn rau tốt cho sức khoẻ. + Những chú bò đang gặm cỏ. + Mẹ yêu bé. + Bé ôm bố. 100 Vai trò của hình ảnh trong dạy học Tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em... + Vó để bắt cá. * Phức tạp hơn có thể sử dụng các bức tranh hoặc video để trợ giúp người đọc/nghe hiểu những đoạn hội thoại hoặc đoạn văn, câu chuyện đơn giản. Ví dụ: Chọn tranh phù hợp với các hội thoại sau: a) - Làm một cái kẹo nhé? - Kẹo gì thế? - Sô-cô-la, rất ngon. Thử đi! - Không, thú thực là tớ ghét đồ ngọt lắm. Với lại, tớ quá béo rồi. b) - Thử một cái kẹo không? - Sô-cô-la hả? Tuyệt quá! - Không, kẹo sữa bạc hà đấy. Nhưng cũng ngon! - Sao lại không nhỉ? Tớ là fan của đồ ngọt mà! 3. Kết luận Việc sử dụng hình ảnh như một hệ thống tín hiệu hỗ trợ trong các bài học tiếng như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ cần chú ý đến những đặc điểm tâm lí, lứa tuổi, đặc trưng văn hoá. Hình ảnh có thể là một hệ thống tín hiệu hỗ trợ tất cả các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và hoàn chỉnh các kiến thức về ngôn ngữ của trẻ một cách đơn giản, hiệu quả hơn so với việc sử dụng ngôn ngữ trung gian, kể cả sử dụng tiếng mẹ đẻ. Cần thiết phải có những nghiên cứu đầy đủ hơn về quy trình xây dựng các sản phẩm hình ảnh hỗ trợ dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em Việt kiều – những đối tượng sống và học tập trong môi trường đa ngữ, song ngữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Andrew Wright, 1984. 1000 Pictures for Teachers to Copy. Addison-Wesley, 01/11, 128 pages. [2] Andrew Wright, 1989. Pictures for Language Learning. Cambridge University Press, Nov 16, 218 pages. [3] Fred Rogers, 2012. Center for Early Learning and Children’s Media: A Statement on the Development of a Framework for Quality Digital Media for Young Children. Latrobe, PA: Fred Rogers Center for Early Learning and Children’s Media at Saint Vincent College, (forthcoming). www.excelined.org/Docs/ [4] Ismail Cakir, 2006. The use of video as an audio visual material in foreign language teaching classroom. The Turkish Online Journal of Educational Technology, Vol. 5, Iss. 4, article 9. 101 Nguyễn Thị Ngân Hoa [5] Nguyễn Thị Ngân Hoa, 2012. Sử dụng hình ảnh trong sản phẩm dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em từ 5 - 10 tuổi. Đề tài Khoa học - Công nghệ cấp Trường (Đại học Sư phạm Hà Nội) . [6] Nguyễn Thị Ngân Hoa, 2013. Vai trò của công cụ media trong bộ sản phẩm dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ từ 5 - 10 tuổi. Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 5 (211). [7] Nguyễn Văn Khang, 2014. Giáo dục ngôn ngữ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá. -cau-hoa... [8] Jennie Tran, 2011. The Acquisition of Vietnamese Classifiers. Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Havard, American. [9] Đinh Hồng Thái, 2010. Giáo trình “Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non”. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [10] Nguyễn Ngọc Tuấn, 2012. Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai. Victoria University, Melbourne, Australia. [11] Đinh Thanh Tuyến, 2013. Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính. Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. ABSTRACT The role of images in teaching Vietnamese as a second language to pre-literate and elementary students The purpose of this paper is to present the role of images in teaching Vietnamese as a second language to pre-literatr and elementary school students. The paper will review the scientific basis of the use of images in language teaching, and how to manipulate images to develop skills in listening, speaking, reading and writing on many different levels. Keywords: Images, Vietnamese, pre-literacy, elementary. 102

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4102_ntnhoa_8127_2134617.pdf
Tài liệu liên quan