Tài liệu Vai trò của điều dưỡng chăm sóc trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 73
VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC
TRONG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
Vũ Thị Bích Huyền*, Dương Bá Vũ*, Hoàng Thị Phượng*, Bao Minh Hiền*
TÓM TẮT
Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Truyền Máu Huyết Học trong nhiều năm qua đã đạt được
những tiến bộ rõ rệt và trở thành một công tác duy trì thường xuyên, ổn định và nghiêm túc. Những thành quả
trên đến từ sự quan tâm, đầu tư đúng đắn của ban lãnh đạo, các thành viên hội đồng – mạng lưới kiểm soát
nhiễm khuẩn, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn cùng toàn thể nhân viên y tế tại bệnh viện. Trong đó, bộ phận Điều
dưỡng chăm sóc đóng một vai trò hết sức quan trọng và là những “chiến sĩ tuyến đầu” thường xuyên tiếp xúc và
chăm sóc người bệnh. Tất cả đã đóng góp vào sự thành công chung trong công tác đảm bảo an toàn người bệnh và
nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc sức khỏe người bệnh tại bệnh viện Tru...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của điều dưỡng chăm sóc trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 73
VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC
TRONG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
Vũ Thị Bích Huyền*, Dương Bá Vũ*, Hoàng Thị Phượng*, Bao Minh Hiền*
TÓM TẮT
Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Truyền Máu Huyết Học trong nhiều năm qua đã đạt được
những tiến bộ rõ rệt và trở thành một công tác duy trì thường xuyên, ổn định và nghiêm túc. Những thành quả
trên đến từ sự quan tâm, đầu tư đúng đắn của ban lãnh đạo, các thành viên hội đồng – mạng lưới kiểm soát
nhiễm khuẩn, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn cùng toàn thể nhân viên y tế tại bệnh viện. Trong đó, bộ phận Điều
dưỡng chăm sóc đóng một vai trò hết sức quan trọng và là những “chiến sĩ tuyến đầu” thường xuyên tiếp xúc và
chăm sóc người bệnh. Tất cả đã đóng góp vào sự thành công chung trong công tác đảm bảo an toàn người bệnh và
nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc sức khỏe người bệnh tại bệnh viện Truyền Máu Huyết Học Thành phố
Hồ Chí Minh. Các hoạt động đã triển khai cho thấy 100% điều dưỡng tham gia tập huấn liên tục hàng năm về
công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; Điều dưỡng chăm sóc tuân thủ thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
cho người bệnh; Tỷ lệ tuân thủ vệ vệ sinh tay, cũng như thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn tăng theo năm; Tỷ lệ
nhiễm khuẩn nhiễm khuẩn giảm đáng kể từ năm 2016 là 14,2% xuống còn 7,65% trong 6 tháng đầu năm 2019.
Từ khóa: vai trò của điều dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn bệnh viện
ABSTRACT
THE NURSE'S ROLE IN PREVENTING HOSPITAL-ACQUIRED INFECTIONS
Vu Thi Bich Huyen, Duong Ba Vu, Hoang Thi Phuong, Bao Minh Hien
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 73 – 79
Hospital infection control in Blood Transfusion and Hematology over the years has made remarkable progress
and has become a regular, stable and serious maintenance task. The above achievements are due to the right
attention and investment of the leadership, the council members - members of the infection control network, the
infection control department and all health workers at hospital. In particular, the Nursing Care Department plays
a very important role and is the "frontline soldiers" who regularly contact and care for patients. All of them have
contributed to the overall success in ensuring patient safety and improving the quality of treatment and health
care for patients at Blood Transfusion and hematology Hospital, Ho Chi Minh City. All activities have been
conducted to show that 100% of nurses attend annual continuous training on infection control; Compliance care
nurses perform well in controlling infection of patients; Compliance rates for hand hygiene, as well as infection
control practices, increase every year; The prevalence of bacterial infection significantly decreased from 2016 from
14.2% to 7.65% in the first 6 months of 2019.
Key word: the nurse's role, infection control, hospital-acquired infections (HAIs)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện không phải là vấn
đề mới nhưng nó đang dẫn trở nên nguy hiểm
và cấp bách với những tác ảnh hưởng của nó
mang đến như làm giảm chất lượng điều trị và
gia tăng gánh nặng của hệ thống y tế: Kéo dài
thời gian nằm viện, gia tăng thương tật, gia tăng
việc sử dụng các dịch vụ y tế, gia tăng thêm chi
phí điều trị và gia tăng tỷ lệ tử vong. Nhiễm
khuẩn bệnh viện còn làm lây lan các chủng vi
khuẩn đa kháng thuốc đang ngày trở thành “mối
*Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học
Tác giả liên lạc: ĐDCKI. Vũ Thị Bích Huyền ĐT: 0977444243 Email: vuthibichhuyenbvtmhh@gmail.com
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 74
lo đáng sợ” của các bác sĩ lâm sàng nói riêng và
của ngành y tế nói chung(2).
Người bệnh, nhân viên y tế và môi trường
trong bệnh viện là những tác nhân chính trong
các nhiễm khuẩn liên quan đến công tác chăm
sóc sức khoẻ. Lây truyền các tác nhân gây
bệnh từ người bệnh này sang người bệnh khác
chủ yếu xảy ra từ tay của nhân viên y tế chăm
sóc người bệnh hằng ngày(4). Trong thực hành
thăm khám và chăm sóc người bệnh, tay của
nhân viên y tế, dù có mang găng tay bảo hộ
vẫn dễ dàng bị nhiễm từ chính người bệnh
hoặc môi trường làm việc xung quanh. Do đó,
để kiểm soát và phòng ngừa nhiễm khuẩn cần
phải sự phối hợp và nổ lực của toàn thể nhân
viên y tế, toàn thể các phòng ban trên toàn cơ
sở y tế(2). Trong đó, đối tượng có vai trò quan
trọng cần phải kể đến là điều dưỡng chăm sóc,
người thực hiện rất nhiều công tác trực tiếp
trên người bệnh như truyền máu, tiêm thuốc,
chăm sóc da, vết thương.
Tại bệnh viện Truyền máu Huyết học, vấn
đề kiểm soát và phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh
viện luôn được sự quan tâm của toàn thể nhân
viên y tế Bệnh viện, toàn thể các khoa/phòng.
Với mỗi chức năng nhiệm vụ riêng của từng
khoa/phòng luôn có những biện pháp và chiến
lược đề ra để giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
Đặc biệt, chú trong công tác đào tạo, tập huấn
nâng cao ý thức cho nhân viên y tế, đồng thời
lồng ghép công tác kiểm tra, giám sát để mang
đến hiệu quả tốt nhất. Và đối tượng trọng điểm
được sự quan tâm nhiều nhất đó là điều dưỡng
chăm sóc.
VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC
TRONG THỰC HÀNH CHĂM SÓC NGƯỜI
BỆNH GÓP PHẦN LÀM GIẢM TỶ LỆ NHIỄM
KHUẨN BỆNH VIỆN
Công tác chăm sóc của điều dưỡng là một
trong những công tác quan trọng của bệnh viện.
Việc kết hợp giữa điều trị với chăm sóc, nuôi
dưỡng phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân là điều
hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng điều
trị toàn diện. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của
người điều dưỡng, yêu cầu họ phải vận dụng tốt
kiến thức chuyên môn với thái độ giao tiếp ứng
xử gần gũi, quan tâm, động viên giúp đỡ bệnh
nhân trong quá trình điều trị(5).
Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo rằng các loại
nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến nhất là: nhiễm
khuẩn đường máu, nhiễm khuẩn đường tiết
niệu, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn
vết thương phẫu thuật. Trong số tất cả các nhà
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa ngành,
điều dưỡng là những người liên tục cung cấp
dịch vụ chăm sóc tại giường cho người bệnh và
tiếp xúc thường xuyên với họ(7). Điều này cũng
cho thấy khả năng cao hơn các loại nhiễm khuẩn
bệnh viện được truyền cho người bệnh thông
qua điều dưỡng. Mặt khác, điều dưỡng lại có
biện pháp giảm nguy cơ gây ra nhiễm khuẩn
bệnh viện cao nhất. Thông qua việc sử dụng các
kỹ năng và kiến thức có được thông qua thực
hành điều dưỡng, họ có thể làm người bệnh
được phục hồi và giảm được các nguy cơ nhiễm
khuẩn. Điều dưỡng có nhiều hoạt động để tạo
môi trường an toàn cho người bệnh, trong đó có
năm lĩnh vực chính của thực hành điều dưỡng
có thể giúp theo dõi, kiểm soát và phòng ngừa
nhiễm khuẩn bệnh viện như: thúc đẩy thực hành
vệ sinh tay, sử dụng tốt nhất kỹ thuật vô khuẩn,
thực hành phòng tốt ngừa chuẩn, giáo dục, tư
vấn cho người bệnh và thực hành tốt công tác
khử tiệt khuẩn. Do đó, điều dưỡng đóng vai trò
quan trọng trong việc phòng ngừa, kiểm soát
nhiễm khuẩn bệnh viện, không chỉ bằng cách
đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh của thực hành
điều dưỡng được thực hiện đúng, mà còn thông
qua thực hiện công tác nghiên cứu, giáo dục
người bệnh để phòng ngừa và kiểm soát tốt công
tác kiểm soát nhiễm khuẩn(7).
Ngoài ra, tại Châu Âu, cũng đã có rất nhiều
nghiên cứu cho thấy rõ vai trò của người điều
dưỡng trong công tác phòng ngừa và kiểm soát
các bệnh lây nhiễm trong các cơ sở khám chữa
bệnh, qua đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc
nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm chi phí điều trị và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 75
gia tăng uy tín cho bệnh viện. Điều dưỡng có
trách nhiệm rất lớn trong việc phòng ngừa và
kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Hướng dẫn
thực hành cập nhật nên được sử dụng trong
bệnh viện(6).
Trong một nghiên cứu tại bệnh viện
trường đại học tại Thụy Sĩ cho thấy sự hiệu
quả của việc tăng cường công tác Điều dưỡng
trong việc giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết ở người bệnh có đặt
ống thông mạch máu dùng trong điều trị đã
giảm rõ rệt từ 12% xuống 2% và hiệu quả về
chi phí có sự khác biệt rõ rệt (p <0,005)(4).
Tại Việt Nam bước đầu có những nhận thức
đúng và có nhiều biện pháp áp dụng kiểm soát
nhiễm khuẩn trong thực hành chăm sóc người
bệnh của điều dưỡng. Việc thực hành tốt các
biện pháp phòng, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh
viện là việc làm hết sức thiết thực hàng ngày của
người Điều dưỡng để đảm bảo cho quá trình
chăm sóc người bệnh trở nên hoàn hảo, an toàn
và ngăn ngừa được sự lây nhiễm những tác
nhân gây bệnh nguy hiểm từ người bệnh này
sang người bệnh khác, hoặc từ những dụng cụ
chăm sóc không đảm bảo vô khuẩn, từ những
môi trường làm việc bị ô nhiễm(1).
Quy trình nhiễm khuẩn trong bệnh viện là
một chu trình khép kín bao gồm nhiều giai đoạn
mà ở đó Điều dưỡng tham gia tất cả quá trình
chăm sóc y tế và đều có nguy cơ gây nhiễm
khuẩn bệnh viện(1) (Hình 1).
Hình 1. Chu trình nhiễm khuẩn trong bệnh viện
Thứ nhất, Việc “Xây dựng, phổ biến các
hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm
soát nhiễm khuẩn “là nhiệm vụ then chốt của
hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn và mạng lưới,
do đó, cần xây dựng nội dung chi tiết, sát tình
hình thực tế và quan trọng là được đào tạo, tấp
huấn liên tục tới các điều dưỡng nhằm giúp cho
việc thực hành tốt và liên tục hơn.
Thứ hai, nội dung “Giám sát nhiễm khuẩn
bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ
gây dịch” cũng liên quan tới điều dưỡng. Bởi
hàng ngày, điều dưỡng là người tiếp xúc trực
tiếp với người bệnh và các tác nhân gây bệnh,
chính vì vậy, tình hình dịch bệnh tăng hay giảm
đều có thể nắm rõ tình hình. Nhiệm vụ của điều
dưỡng phòng lúc này là báo cáo cấp trên để
Bệnh viện lên kế hoạch phòng chống dịch bệnh
kịp thời.
Thứ ba, nội dung “Giám sát tuân thủ thực
hành kiểm soát nhiễm khuẩn” là nhiệm vụ của
mạng lưới và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Đối
với bệnh viện Truyền máu huyết học chúng tôi
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 76
thì công tác giám sát tuân thủ thực hành kiểm
soát nhiễm khuẩn luôn luôn được đặt lên hàng
đầu. Hàng ngày đều có đội ngũ nhân viên của
khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát các nhân viên toàn bệnh viện.
Khoa sẽ tổng kết và so sánh qua các tháng, tổng
kết quý kết hợp với công tác thu gom dung dịch
sát khuẩn sử dụng để đưa ra khuyến cáo phù
hợp nhất.
Thứ tư, nội dung Vệ sinh tay là một biện
pháp rẻ tiền mà hiệu quả nhất. Theo các chuyên
gia y tế, nhiễm khuẩn bắt đầu từ việc không chú
trọng vệ sinh tay. Được biết, trên da tay chúng ta
thường có cả hai loại vi khuẩn: vi khuẩn thường
trú và vi khuẩn vãng lai. Các vi khuẩn thường
trú có độc tính thấp, ít khi gây nhiễm khuẩn qua
các tiếp xúc thông thường, song chúng có thể
gây độc tính qua các thủ thuật xâm lấn vào
người bệnh. Các vi khuẩn vãng lai là các vi
khuẩn có ở trên da người bệnh hoặc trên các bề
mặt môi trường bệnh nhân (chăn, ga giường,
dụng cụ, phương tiện phục vụ người bệnh) và là
thủ phạm chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện
trong quá trình chăm sóc và điều trị.
Trong môi trường bệnh viện, mọi nơi bàn
tay đụng chạm đều có vi khuẩn trên đó. Các
tác nhân nhiễm khuẩn bệnh viện không chỉ có
ở các vết thương nhiễm khuẩn, ở chất thải,
dịch tiết của người bệnh mà thường xuyên có
trên da lành người bệnh. Lượng vi khuẩn có ở
1 cm2 da lành của người bệnh thay đổi từ 102 –
106 vi khuẩn, nhiều nhất ở vùng bẹn, vùng hố
nách, vùng nếp khuỷu tay, bàn tay. Có 25% da
người bình thường mang Staphylococcus
aureus, da người mắc bệnh tiểu đường, người
bệnh lọc máu chu kỳ và người viêm da mãn
tính có Staphylococcus aureus định cư cao hơn.
Các tác nhân gây bệnh này, đặc biệt là các
chủng tụ cầu hoặc cầu khuẩn đường ruột có
khả năng sống sót cao trong điều kiện môi
trường khô, làm ô nhiễm quần áo, ga giường,
đồ dùng cá nhân và bề mặt các phương tiện
khác trong buồng bệnh(4,6,7).
Trong quá trình chăm sóc người bệnh, bàn
tay nhân viên y tế thường xuyên bị ô nhiễm, vệ
sinh tay có ở trên da người bệnh cũng như ở bề
mặt môi trường bệnh viện. Theo Lê Thị Anh Thư
và cộng sự (bệnh viện Chợ Rẫy), lượng vi khuẩn
trung bình có ở bàn tay nhân viên y tế là 5,4 log,
cao nhất ở hộ lý, kế đến là bác sĩ và thấp nhất là
Điều dưỡng. Pittet D. và cộng sự (1999) đánh giá
mức độ ô nhiễm bàn tay nhân viên y tế trực tiếp
chăm sóc người bệnh, số lượng vi khuẩn có ở các
đầu ngón tay thay đổi từ 0 đến 300 đơn vị lạc
khuẩn, trong đó trực khuẩn gram (-) chiếm 15%
và tụ cầu vàng chiếm 11% các chủng vi khuẩn
phân lập được. Thời gian thao tác càng dài thì
mức độ ô nhiễm bàn tay càng lớn(4).
Không vệ sinh tay trước chăm sóc người
bệnh là nguyên nhân quan trọng làm lan truyền
nhiễm khuẩn bệnh viện. Các vệ sinh tay có ở bàn
tay ô nhiễm lan truyền trực tiếp sang người bệnh
thông qua các thực hành chăm sóc hoặc gián tiếp
do bàn tay làm ô nhiễm các dụng cụ cha9m sóc.
Tại bệnh viện Bạch Mai, Nguyễn Việt Hùng và
công sự đã nghiên cứ thấy bàn tay nhân viên y tế
bị ô nhiễm trung bình là 1,65 log lạc khuẩn. Một
số chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp gồm
Acinetobacter baumannii, Klebsiella pneumoniae và
Staphylococcus aureus. Đáng chú ý, nhân viên y tế
không thực hiện bất kỳ hực hành chăm sóc nào
trong buồng bệnh có mức độ ô nhiễm bàn tay
cao nhất là 2,1 log. Nghiên cứ này khằng định sự
cần thiết phải vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt
là vệ sinh tay trước khi vào buồng bệnh. Bàn tay
nhân viên y tế là phương tiện lan truyền bệnh
quan trọng nhất trong các vụ dịch nhiễm khuẩn
bệnh viện.
Tổ chức Y Tế Thế Giới nhấn mạnh vệ sinh
tay được coi là liều vắc xin tự chế rất đơn giản,
dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có
thể cứu sống hàng triệu người. Ngoài ra, một
số nghiên cứu cho thấy chỉ một động tác vệ
sinh tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng
lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy(7). Căn
bệnh tưởng chừng đơn giản này đã khiến
hàng triệu người trên thế giới tử vong mỗi
năm. Tổ chức Y Tế Thế Giới cũng nhấn mạnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 77
5 thời điểm quan trọng cần được luôn luôn
phải thực hiện vệ sinh tay(4,7) (Hình 2).
Trong môi trường bệnh viện, Điều dưỡng
phải làm rất nhiều công việc khác nhau, tuy
nhiên những việc không thể thiếu được trong
một loạt các thao tác chăm sóc người bệnh:
- Vệ sinh tay trước khi tiếp xúc, chăm sóc và
làm thủ thuật xâm lấn trên người bệnh. Thao tác
này không chỉ đơn giản là làm sạch tay người
nhân viên y tế, mà nó còn giúp các tác nhân lây
bệnh có thể tạm trú hoặc thường trú trên bàn tay
người nhân viên y tế không lây sang người bệnh.
- Vệ sinh tay sau khi chăm sóc người bệnh,
sau khi tiếp xúc với những dịch sinh học, máu,
chất tiết từ người bệnh, sau khi đụng chạm vào
những vùng xung quanh người bệnh. Thao tác
này không chỉ đơn giản là phòng ngừa lây
nhiễm tác nhân gây bệnh có thể lây truyền từ
người bệnh này sang người bệnh khác qua trung
gian là bàn tay, có thể lây truyền nguồn bệnh ra
môi trường xung quanh người bệnh mà còn là
nguồn lây nhiễm cho chính người nhân viên y tế
và những người thân tiếp xúc với mình sau đó
nếu như họ không vệ sinh tay ngay.
- Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cho
người bệnh tưởng chừng như một việc làm đơn
giản, tuy nhiên đó lại là một biện pháp giúp
ngăn ngừa viêm phổi mắc phải trong bệnh viện
trên những người bệnh nằm lâu, hôn mê, ứ đọng
đờm rãi, trẻ nhỏ không tự vệ sinh cho mình, và
đặc biệt là người bệnh có thông khí hỗ trợ. Thao
tác này không chỉ làm sạch miệng, mà còn làm
giảm đáng kể một lượng vi khuẩn tụ tập và tăng
sinh ở vùng răng miệng và từ đó khi người bệnh
hít, sặc vào đường thở, nó trực tiếp sẽ xâm nhập
vào đường thở, vào phổi gây viêm phổi.
- Việc tắm cho người bệnh trước khi phẫu
thuật, trước khi làm một số thủ thuật xấm lấn
nhằm chẩn đoán và điều trị, đã góp phần đáng
kể trong giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ
- Đối với những người bệnh có đặt thông
tiểu, việc chăm sóc đường tiểu sau khi đặt theo
đúng quy định là một biện pháp làm giảm đáng
kể nhiễm khuẩn đường tiểu ở người già, người
nằm lâu và không tự mình chăm sóc được.
Và còn rất nhiều, rất nhiều những thao tác
chăm sóc quan trọng khác mà người điều dưỡng
làm hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng chăm sóc và điều trị của người bệnh, và
của chính người nhân viên y tế, bệnh viện. Ngày
nay với những quy định nghiêm ngặt trong
chăm sóc toàn diện, trong đảm bảo an toàn cho
người bệnh và ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh
viện, lồng vào chiến lược chăm sóc sức khỏe. Và
chúng ta ngày càng thấy rõ tầm quan trọng của
công tác huấn luyện, tuyên truyền và tạo mọi
điều kiện làm việc tốt nhất cho người điều
dưỡng của các nhà quản lý, sẽ góp phần đưa
công tác điều dưỡng lên một tầm cao mới, góp
phần làm giảm chi phí, giảm tỷ lệ sai sót trong Y
khoa và quan trọng hơn cả là đảm bảo một môi
trường bệnh viện an toàn, không lây nhiễm và
gia tăng uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh.
Gần đây, nhiều nghiên cứu tại những khu
vực lân sàng khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả
phòng ngửa nhiễm khuẩn bệnh viện của thực
hành vệ sinh tay thường quy đã cho thấy tỉ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện giảm khi cải thiện tỉ lệ
tuân thủ vệ sinh tay ở nhân viên y tế, đặc biệt ở
những khu vực có nhiều thủ thuật xâm lấn như
cấp cứu hồi sức tích cực, phòng thủ thuật, thực
hiện tốt vệ sinh tay làm giảm 30 – 50% nhiễm
khuẩn bệnh viện(4).
Tóm lại, bàn tay là phương tiện quan trọng
làm lan truyền nhiễm khuẩn bệnh viện. vệ sinh
tay giúp loại bỏ hầu hết các vệ sinh tay có ờ bàn
tay, do đó, có tác dụng ngăn ngừa lan truyền tác
nhân nhiễm khuẩn từ người bệnh này sang
người bệnh khác, từ người bệnh sang dụng cụ
và nhân viên y tế, từ vị trí này sang vị trí khác
trên cùng một người bệnh và từ người bệnh
sang nhân viên y tế. Vệ sinh tay là biện pháp
đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa
nhiễm khuẩn bệnh viện, đồng thời cũng là biện
pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế trong
thực hành chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên, thực
tế tình hình tuân thủ vệ sinh tay ở nhân viên y tế
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 78
vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Nhiều nghiên cứu
trên thế giới cho thấy tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay ở
nhân viên y tế thay đổi từ 13% - 81%, tính chung
là 40,5%. Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay không đồng
nhất giữa các khu vực lâm sàng, khu vực hồi sức
cấp cứu thường cao hơn các khu vực khác. Tỉ lệ
tuân thủ vệ sinh tay ở bác sỹ thấp hơn điều
dưỡng. tuân thủ vệ sinh tay trong các cơ sở
Khám chữa bệnh ở nước ta hiện nay chưa tốt.
Khảo sát tại 10 bệnh viện năm 2005 cho thấy tỉ lệ
tuân thủ vệ sinh tay ở các cơ sở Khám bệnh chữa
bệnh đã cải thiện đáng kể, dao động từ 30-40%(4)
và điều này cần được cải thiện.
ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU
HUYẾT HỌC NGHIÊM TÚC THỰC HÀNH
KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CHĂM
SÓC NGƯỜI BỆNH
Thực tế đã cho thấy điều dưỡng có vai trò vô
cùng quan trọng trong công tác kiểm soát nhiễm
khuẩn, điều dưỡng gắn liền với bệnh nhân từ lúc
nhập viện tới lúc xuất viện. Vì vậy, mọi thao tác
của người điều dưỡng cần phải được quan tâm
đặc biệt là công tác vệ sinh tay. Nhận thức được
tầm quan trọng này, Bệnh viện Truyền Máu
Huyết Học đã có những sự quan tâm và các
chương trình hành động cụ thể giúp nâng cao
chất lượng chăm sóc người bệnh, đặc biệt thông
qua các áp dụng thực hành kiểm soát nhiễm
khuẩn giúp tăng cường an toàn cho người bệnh
và cả nhân viên y tế.
Bên cạnh các công tác chuyên môn, khoa
Kiểm soát nhiễm khuẩn thường xuyên có những
đợt tập huấn định kỳ và đột xuất về các nội dung
liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức và cả ý
thức phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện trong
thực hành lâm sàng cho toàn bộ nhân viên bệnh
viện nói chung và điều dưỡng nói riêng. Kết quả
bài lượng giá sau tập huấn đều đạt kết quả tốt
chứng tỏ kiến thức của nhân viên y tế về phòng
chống nhiễm khuẩn bệnh viện và tính hiệu quả
của thực hành vệ sinh tay đã ngày càng được
nâng cao và đi vào thực tế.
Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học đã thực
hiện nghiêm túc và thường xuyên công tác giám
sát thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
trên khắp các nội dung liên quan đến thực hành
lâm sàng. Ngoài ra, việc thực hiện tăng cường
công tác giám sát chủ động của khoa Kiểm soát
nhiễm khuẩn và tự giám sát của các Mạng lưới
kiểm soát nhiễm khuẩn được thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc. Qua các kết quả ghi nhận tỉ lệ vệ
sinh tay có tỷ lệ gia tăng hàng năm, tỷ lệ nhiễm
khuẩn bệnh viện giảm theo năm. Trong đó, bộ
phận điều dưỡng luôn được ghi nhận và đánh
giá rất cao trong việc áp dụng nghiêm túc và đầy
đủ các nội dung phòng ngừa chuẩn trong việc
phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Công tác vệ sinh tay đã được bệnh viện hết
sức quan tâm và hỗ trợ nhằm nâng cao tối đa lợi
ích của phương pháp phòng chống nhiễm khuẩn
rất hiệu quả này; bệnh viện cũng đã trang bị đầy
đủ và tiện dụng các trang thiết bị phục vụ vệ
sinh tay bằng nước hoặc dung dịch chứa cồn tại
mọi thời điểm.
Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh
viện tại Truyền Máu Huyết Học trong nhiều
năm qua đã đạt được những tiến bộ rõ rệt và trở
thành một công tác duy trì thường xuyên, ổn
định và nghiêm túc. Những thành quả trên đến
từ sự quan tâm, đầu tư đúng đắn của ban lãnh
đạo, các thành viên hội đồng – mạng lưới kiểm
soát nhiễm khuẩn, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn
cùng toàn thể nhân viên y tế tại bệnh viện. Trong
đó, bộ phận Điều dưỡng đóng một vai trò hết
sức quan trọng và là những “chiến sĩ tuyến đầu”
thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc người bệnh.
Tất cả đã đóng góp vào sự thành công chung
trong công tác đảm bảo an toàn người bệnh và
nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc sức
khỏe người bệnh tại bệnh viện Truyền Máu
Huyết Học TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả của công tác giám sát nhiễm khuẩn
cho thấy sự cải thiện nhiễm khuẩn bệnh viện
trong việc gia tăng tỷ lệ vệ sinh tay (Hình 2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 79
Hình 2. Tỷ lệ vệ sinh tay và nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học
KẾT LUẬN
100% điều dưỡng tham gia tập huấn liên tục
hàng năm về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Điều dưỡng chăm sóc tuân thủ thực hiện tốt
công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh.
Tỷ lệ tuân thủ vệ vệ sinh tay, cũng như thực
hành kiểm soát nhiễm khuẩn tăng theo năm.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn nhiễm khuẩn giảm đáng
kể từ năm 2016 là 14,2% xuống còn 7,65% trong 6
tháng đầu năm 2019.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2003). Hướng dẫn Quy trình chống nhiễm khuẩn
bệnh viện. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, pp.3-12.
2. Bộ Y tế (2013). Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng
thuốc giai đoạn 2013 – 2020. Quyết định số 2174/QĐ-BYT.
3. Bộ Y tế (2018). Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm
soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh. Thông tư
16/TT – BYT.
4. Lê Thị Anh Thư (2014). Sổ tay Kiểm soát nhiễm khuẩn, Nhà
xuất bản Y học, pp.1-11.
5. Nguyễn Bích Lưu (2012). Vai trò của điều dưỡng trong công
tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Nhà xuất bản Y học, pp.12-14.
6. Schckler WE, et al (2015). Requirements for infrastructure and
essential activities of infection control and epidemiology in
hospitals: A consensus Panel report. American Journal of
Infection Control, 26:47 – 56.
7. World Health Organization (2011). WHO patient safety
curriculum guide: multi-professional edition. WHO,
https://www.who.int/patientsafety/education/mp_curriculum
_guide/en/.
Ngày nhận bài báo: 15/07/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_dieu_duong_cham_soc_trong_cong_tac_kiem_soat_nhi.pdf