Tài liệu Vai trò của dẫn lưu mật xuyên gan qua da dưới siêu âm trong viêm đường mật cấp: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
VAI TRÒ CỦA DẪN LƯU MẬT XUYÊN GAN QUA DA
DƯỚI SIÊU ÂM TRONG VIÊM ĐƯỜNG MẬT CẤP
Lê Nguyên Khôi *- Nguyễn Văn Phước*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, xử trí viêm đường mật cấp đã có nhiều thay đổi cùng với sự
phát triển của những loại kháng sinh mới và của những can thiệp không phẫu thuật.
Vật liệu - Phương pháp nghiên cứu - Kết quả: Từ tháng 08 / 1998 đến tháng 08 / 2000, chúng tôi đã
sử dụng kỹ thuật dẫn lưu mật xuyên gan qua da dưới hướng dẫn của siêu âm (PTBD) trong điều trị viêm
đường mật cấp, đặc biệt ở những bệnh nhân nguy cơ cao.Trong nghiên cứu này, 42 trường hợp được ghi
nhận, lớn tuổi nhất là 95 tuổi. Chúng tôi chỉ có một ca tử vong và một số biến chứng nhẹ.
Kết luận: Tiên lượng của viêm đường mật cấp đã được cải thiện nhờ vào kỹ thuậ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của dẫn lưu mật xuyên gan qua da dưới siêu âm trong viêm đường mật cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
VAI TRÒ CỦA DẪN LƯU MẬT XUYÊN GAN QUA DA
DƯỚI SIÊU ÂM TRONG VIÊM ĐƯỜNG MẬT CẤP
Lê Nguyên Khôi *- Nguyễn Văn Phước*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, xử trí viêm đường mật cấp đã có nhiều thay đổi cùng với sự
phát triển của những loại kháng sinh mới và của những can thiệp không phẫu thuật.
Vật liệu - Phương pháp nghiên cứu - Kết quả: Từ tháng 08 / 1998 đến tháng 08 / 2000, chúng tôi đã
sử dụng kỹ thuật dẫn lưu mật xuyên gan qua da dưới hướng dẫn của siêu âm (PTBD) trong điều trị viêm
đường mật cấp, đặc biệt ở những bệnh nhân nguy cơ cao.Trong nghiên cứu này, 42 trường hợp được ghi
nhận, lớn tuổi nhất là 95 tuổi. Chúng tôi chỉ có một ca tử vong và một số biến chứng nhẹ.
Kết luận: Tiên lượng của viêm đường mật cấp đã được cải thiện nhờ vào kỹ thuật trên và chúng tôi hy
vọng nó sẽ được áp dụng rộng rãi và có thể trở thành một phuơng pháp điều trị không phẫu thuật cho những
bệnh nhân nguy cơ cao ở nước ta.
SUMMARY
THE ROLE OF ULTRASOUND - GUIDED PERCUTANEOUS TRANSHEPATIC BILIARY
DRAINAGE IN ACUTE CHOLANGITIS
Le Nguyen Khoi, Nguyen Van Phuoc* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 7 * Supplement of No 1 * 2003:
48 - 55
Introduction: In the recent years, the management of acute cholangitis was changed considerably with
the development of many new antibiotics and non-operative techniques.
Materials – Method – Results: Between 08 / 1998 and 08 / 2000 we used the technique of ultrasound-
guided percutaneous transhepatic biliary drainage (PTBD) in the treatment of acute cholangitis, especially
in the high risk patients. Forty two cases were reported in this study, the oldest aged 95 years. We had only
one death and some mild complications.
Conclusions: The prognosis of acute cholangitis have been clearly ameliorated by this technique and so
we hope that it will be largely applied and may become a non-operative treatment of choice for the high risk
patients in our country.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm đường mật cấp (VĐMC) là một bệnh lý
thường gặp mà phẫu thuật cấp cứu ngay tại những
quốc gia phát triển vẫn có tử vong và biến chứng
khá cao, nhất là ở những thể nặng.
Chính vì thế, nhiều giải pháp không phẫu thuật
đã ra đời; một trong số đó là “Dẫn lưu mật xuyên
gan qua da“ nhằm giúp người bệnh vượt qua được
giai đoạn nhiễm trùng tránh được một cuộc phẫu
thuật mang nhiều nguy cơ.
Xuất phát từ suy nghĩ trên, kết hợp với tình hình
cũng như điều kiện thực tế Việt Nam, tại TTCC
Trưng Vương, chúng tôi đã áp dụng kỹ thuật này
trong VĐMC và qua đó hy vọng rút ra được một số
nhận xét và đánh giá bước đầu về mặt kỹ thuật, chỉ
định cũng như hiệu quả của phương pháp.
VẬT LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một công trình nghiên cứu tiền cứu, loại
* Bác sĩ khoa Ngoại Trung tâm Cấp cứu Trưng Vương, TP Hồ chí Minh
Chuyên đề Ngoại khoa 48
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
hình ứng dụng lâm sàng, được thực hiện tại khoa
Ngoại 1 - TTCC Trưng Vương từ tháng 08/1998 đến
tháng 08/2000.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Chúng tôi đưa vào nghiên cứu những bệnh
nhân hội đủ hai tiêu chuẩn sau:
Được chẩn đoán VĐMC dựa vào:
- Lâm sàng: Đau hạ sườn (P), sốt > 38oC
- Cận lâm sàng:
. Bạch cầu > 10000/mm3
. Siêu âm có dãn đường mật trong gan > 5mm
hoặc có túi mật căng to do vị trí tắc ở ống mật chủ
. Có thêm một trong những yếu tố sau:
- VĐMC thể nặng ( thể nhiễm độc, ngũ chứng
REYNOLDS)
- Có nguy cơ cao trong phẫu thuật như: bệnh
nội khoa nặng đi kèm, già yếu hoặc tổng trạng xấu
- Có tiền sử mổ đường mật
- Có sỏi trong gan +/- ngoài gan
- Bệnh cảnh tắc mật nghi do nguyên nhân ác
tính
Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi không đưa vào nghiên cứu khi có một
trong những yếu tố sau:
Rối loạn đông – cầm máu nặng chưa kiểm
soát được:
. TP < 50%
. Tiểu cầu < 50.000 / mm3
Có chỉ định mổ vì những lý do khác như: viêm
phúc mạc thấm mật, viêm tụy hoại tử xuất huyết
nặng, chảy máu đường mật ồ ạt, viêm túi mật hoại
tử,
Bệnh nhân không đồng ý thực hiện kỹ thuật.
Kỹ thuật - Dụng cụ
Chúng tôi thực hiện hai kỹ thuật dẫn lưu túi
mật xuyên gan qua da ( DLTM ) và dẫn lưu đường
mật xuyên gan qua da ( DLĐM ) dưới hướng dẫn của
siêu âm là chủ yếu và có thể kết hợp với X-quang.
Với siêu âm, chúng tôi áp dụng kỹ thuật "bàn tay tự
do" (free-hand technique) như MATALON đã mô tả
(Hình 1)(20).
Hình 1- Kỹ thuật “ bàn tay tự do “
Dụng cụ
Máy siêu âm với đầu dò sector 3.5 MHz
Máy X-quang có monitor ( C-arm )
Máy siêu âm Doppler màu trong một số tình
huống cần thiết
Bộ tiểu phẫu
Bộ dụng cụ chọc dò - dẫn lưu ( hình 2 ):
Bộ kim-catheter Secalon của hãng Ohmeda
dài 16cm, ∅ 16G (1,7mm).
Nòng hướng dẫn kim loại có đầu hình J, ∅ 0,7
– 1mm, dài 40 - 50cm
Hình 2- Bộ kim - catheter Secalon và nòng hướng dẫn hình J
Chuyên đề Ngoại khoa 49
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
Kỹ thuật
Bệnh nhân được hồi sức tích cực nếu cần, kiểm
tra chức năng đông - cầm máu và sử dụng kháng
sinh. Phẫu thuật viên và phòng mổ được thông báo
và chuẩn bị. Bệnh nhân hoặc người nhà được giải
thích rõ ràng về kỹ thuật thực hiện và đồng ý làm
cam kết.
Thường chúng tôi tiến hành kỹ thuật dẫn lưu tại
phòng mổ để có thể kết hợp siêu âm và X-quang; vô
cảm chủ yếu bằng tê tại chỗ. Sau khi đặt được
catheter, dịch mật hút ra được gửi xét nghiệm vi
trùng học và siêu âm kiểm tra xác định kích thước
đường mật nhỏ lại. Bệnh nhân nằm nghỉ tại giường
24h và có thể được cho thuốc giảm đau.
Đánh giá kết quả
Chúng tôi ghi nhận:
- Sự hoạt động của catheter, tính chất và số
lượng dịch mật.
- Những tai biến tức thì.
- Diễn biến của bệnh nhân tùy theo từng bệnh cảnh.
- Những biến chứng và tử vong.
- Những phương pháp điều trị sau đó.
KẾT QUẢ
Từ tháng 08/1998 đến tháng 08/2000, chúng tôi
đã thực hiện 45 lần dẫn lưu ở 42 trường hợp, trong
đó, có 18 nữ và 24 nam, tuổi từ 19 đến 95.
Về bệnh cảnh VĐMC, xin xem bảng 1.
Bảng 1- Bệnh cảnh Viêm đường mật cấp
Bệnh cảnh VĐM Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Nặng 5 11,9
Nguy cơ cao 8 19
Tiền sử mổ mật 25 51,2
Sỏi trong gan 17 40
Tắc mật nghi ác tính 0 0
Có kèm Viêm tụy cấp 6 14
Có tiểu cầu thấp 1 2,3
Tùy theo vị trí tắc nghẽn, kích thước đường mật
và tình trạng bệnh nhân mà chúng tôi quyết định vị
trí đích chọc dẫn lưu (Hình 3 và 4).
Hình 3- DLĐM (P)
Hình 4- DLTM
Chúng tôi đã thực hiện:
DLĐM (P): 20 trường hợp
DLĐM (T): 13 trường hợp
DLTM: 09 trường hợp
Chúng tôi đã không luồn được catheter vào
đường mật (P) trong 1 trường hợp và đã chọc lại vào
bên (T) thành công. Có một trường hợp dự định
chọc vào đường mật (P) nhưng kim vào túi mật và
phải chọc lại lần 2.
Chúng tôi gặp một số tai biến tức thì không
nghiêm trọng, bệnh nhân đã được theo dõi sát và
điều trị bảo tồn ( Bảng 2 ).
Bảng 2- Tai biến tức thì và liên quan với vị trí chọc
Tai biến tức thì Gan (P) Gan (T)
Chọc vào mạch máu 2 0
Chọc nhầm vào túi mật 1 0
Chuyên đề Ngoại khoa 50
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
Một số biến chứng xuất hiện nhưng không tiến
triển nặng hoặc không cần phải can thiệp ngoại
khoa cấp cứu ( Bảng 3 ).
Bảng 3- Những biến chứng nhẹ
Biến chứng Gan (P) Gan (T) Túi mật Tổng số (%)
Tụt catheter 1 2 0 3 (7)
Nghẹt catheter 0 1 0 1 (2,3)
Sốt 1 1 0 2 (4,6)
Chảy máu 1 0 0 1 (2,3)
Không xuyên
giường túi mật
0 0 1 1 (2,3)
Lượng dịch mật dẫn lưu qua catheter mỗi ngày
rất thay đổi tùy theo từng bệnh nhân, từ 20 ml đến
1200 ml, trung bình 150 - 200 ml.
4/5 bệnh nhân viêm đường mật thể nặng sau
khi chọc dò dẫn lưu diễn tiến tốt và ổn định ngay
trong giờ đầu tiên. Đặc biệt triệu chứng đau giảm rất
nhanh ngay sau khi đường mật được giải áp. Một
bệnh nhân vào viện trong tình trạng sốc nặng và
hôn mê đã tử vong dù được hồi sức tích cực và
DLĐM giải áp.
Bảng 4- Những phương pháp điều trị sau dẫn lưu
Phương pháp Số BN Tỷ lệ %
Phẫu thuật 16 38,5
Nội soi tán sỏi qua da 23 54,8
Nội khoa 3 7
Ba trường hợp được dẫn lưu và sau đó điều trị
nội khoa như sau:
- Một trường hợp dự định nong và nội soi tán sỏi
nhưng khi nong thì bị lạc đường nên cho bệnh nhân
xuất viện và hẹn tái khám, đặt lại dẫn lưu để nong
và nội soi tán sỏi thành công.
- Một trường hợp thoát sốc sau khi được dẫn lưu
nhưng bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật.
- Một trường hợp cũng thoát sốc do viêm đường
mật do sỏi OMC tái phát trên một bệnh nhân 95t.
Vài ngày sau, kiểm tra lại không còn thấy sỏi đường
mật nên xuất viện.
BÀN LUẬN
Viêm đường mật cấp là một cấp cứu ngoại khoa
nhưng điều trị phẫu thuật không phải lúc nào cũng
được chỉ định một cách dễ dàng.
Ở Việt Nam, một số thống kê cho thấy điều trị
viêm đường mật chủ yếu vẫn dựa vào phẫu thuật
cấp cứu (8,18,24,28):
ĐỖ KIM SƠN 1976-1985 36,8 %
NGUYỄN THẾ HIỆP 1980-1989 58 %
VĂN TẦN 1975-1984 73.6 %
NGUYỄN CAO CƯƠNG 1993 35 %
Năm 1990, THOMPSON và cộng sự đã báo cáo
cho thấy hơn 70% viêm đường mật đáp ứng với điều
trị nội khoa(19). Khoảng 25% còn lại đòi hỏi phải thay
đổi kháng sinh hoặc phải can thiệp vào đường mật.
Giải pháp thứ hai này được hầu hết các tác giả xếp
theo thứ tự ưu tiên là dẫn lưu qua nội soi mật tụy
ngược dòng (ERCP), dẫn lưu mật qua da và sau cùng
là phẫu thuật. Như vậy, mục tiêu điều trị viêm
đường mật hiện nay được thống nhất là cố gắng
khống chế nhiễm trùng và tránh một phẫu thuật
cấp cứu.
Bảng 5 cũng cho thấy những thay đổi trong xử
trí viêm đường mật tại bệnh viện JOHNS HOPKINS
từ 1952 đến 1989 (19):
Bảng 5 - Xử trí viêm đường mật tại bệnh viện
JOHNS HOPKINS (Tỷ lệ % số trường hợp )
Xử trí 1952-1974 1976-1978 1983-1985 1986-1989
Phẫu thuật 82 88 10 36
Dẫn lưu qua da 0 5 50 61
Nội soi (ERCP) 0 3 13 0
Kháng sinh
đơn thuần
18 5 27 3
Chúng tôi chọn dẫn lưu giải áp đường mật qua
da ở những bệnh nhân có thêm yếu tố gây khó khăn
hoặc làm tăng nguy cơ cho cuộc mổ như:
- Thể nặng (Ngũ chứng Reynolds )
- Bệnh nhân già yếu, có bệnh nội khoa
- Nguyên nhân ác tính
- Có kèm sỏi trong gan hoặc sỏi trong gan
đơn thuần
- Có tiền căn mổ bệnh lý gan mật
Đứng trước những tình huống nêu trên, một
cuộc mổ cấp cứu dù chỉ nhằm mục đích chính là
dẫn lưu giải áp đường mật cũng có thể trở nên quá
nặng nề đối với người bệnh.
Chuyên đề Ngoại khoa 51
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
Một trường hợp bệnh nhân 62t, có tiểu cầu rất
thấp (30.000/mm3), điều trị nội khoa không đáp
ứng nhưng chưa thể điều chỉnh tiểu cầu kịp thời để
phẫu thuật; trong tình huống đó, chúng tôi đã quyết
định tiến hành giải áp một cách tương đối nhẹ
nhàng nhất bằng chọc dò dẫn lưu túi mật; kết quả
người bệnh qua được giai đoạn nhiễm trùng và sau
đó được chuẩn bị phẫu thuật an toàn. Ngoài ra,
chúng tôi đã gặp một trường hợp mà ngay cả phẫu
thuật cũng không giải quyết được vì không tìm thấy
OMC do việc phẫu tích quá khó khăn và có tai biến
chảy máu nặng. Những tình huống có cùng lúc
nhiều yếu tố nguy cơ như: già - thể nặng - tái phát -
bệnh nội khoa - ác tính, không phải hiếm gặp, thì
dẫn lưu giải áp qua da phải chăng là giải pháp hợp lý
trong hoàn cảnh hiện nay của đa số bệnh viện Việt
Nam ?
Chúng tôi có được 6 trường hợp viêm tụy cấp
kèm VĐMC được dẫn lưu giải áp cấp cứu ổn định.
Chỉ định ở đây cũng vẫn còn bàn cãi vì cơ chế viêm
tụy do trào ngược dịch mật vào ống tụy hay do tắt
nghẽn ống tụy cũng chưa rõ ràng.
• So với X-quang, chúng tôi nhận thấy siêu âm
có được một số ưu điểm như sau:
- Có thể kiểm tra và đánh giá lại thương tổn.
Một số trường hợp chúng tôi đã phải ngừng hoặc
điều chỉnh đích chọc đã dự kiến do hình ảnh tắc
mật thay đổi so với trước đó.
- Có thể chủ động chọn lựa vị trí chọc kim và
đích chọc
- Có thể xác định được kích thước đường mật, từ
đó quyết định cỡ kim và catheter phù hợp.
- Có thể kiểm soát được toàn bộ thao tác.
- DLTM và DLĐM (T) thực hiện khá dễ
- Dưới siêu âm, việc chọc dò và dẫn lưu có thể
hoàn thành sau 1 lần chọc, không phải qua bước
làm hiện hình đường mật. Điều này đã khắc phục
được mặt hạn chế của X-quang vì việc gây tăng áp
lực trong một đường mật đang tắc nghẽn nhiễm
trùng có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng huyết và sốc.
- Có thể chủ động tránh những mạch máu trên
đường đi của kim nếu thấy được trên siêu âm.
• Tuy nhiên, siêu âm đơn thuần vẫn còn một số
hạn chế như:
- DLĐM gặp khó khăn nếu đường mật dãn ít.
- Siêu âm không thể khảo sát được chính xác
hết các nhánh mật trong gan.
- Không có được hình ảnh đường mật để chẩn
đoán chính xác vị trí cũng như nguyên nhân tắc
nghẽn.
- Không kiểm soát và điều chỉnh được đường đi
của catheter.
• Chúng tôi đã thực hiện DLTM 09 trường hợp
trong thời gian rất ngắn (5-10 phút) và ở những
bệnh nhân nặng, không hợp tác.
Những ưu điểm của DLTM:
- Dễ chọc dò và luồn catheter dẫn lưu
- Ít bị ảnh hưởng bởi sự hô hấp của bệnh nhân
- Ít biến chứng
Những nhược điểm của DLTM:
- Không hiệu quả nếu vị trí tắc cao hơn lỗ đổ vào
của ống túi mật; lúc này túi mật thường không dãn.
- Tác dụng dẫn lưu có thể bị hạn chế nếu ống
túi mật không thông tốt. Chúng tôi có một trường
hợp viêm đường mật thể nặng được DLTM đáp ứng
khá tốt nhưng sau 24h, kiểm tra đường mật trên
siêu âm vẫn còn dãn khá lớn nên phải DLĐM (P).
48h sau, catheter DLĐM (P) bị tụt nhưng catheter
DLTM lại hoạt động tốt nên được lưu đến ngày thứ
15 và bệnh nhân được phẫu thuật thành công.
- Thường chỉ nhằm dẫn lưu giải áp, khó thực
hiện được những can thiệp khác qua đường DLTM.
Những thuận lợi của DLĐM (P):
- Có vị trí đặt đầu dò và kim khá rộng rãi
- Đường kim vào thường xuôi theo chiều ống
mật và cả ống mật chủ nên luồn catheter vào sâu
thường không gặp khó khăn
- Vị trí đường mật theo giải phẫu nằm thấp hơn
so với bên (T), giúp cho việc dẫn lưu giải áp hiệu quả
hơn
Những bất lợi của DLĐM (P):
- Có thể sóng siêu âm bị xương sườn cản trở
Chuyên đề Ngoại khoa 52
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
- Đường vào của kim thường dài, tổn thương
nhu mô gan nhiều
- Vị trí của catheter có thể gây cản trở cho người
bệnh vì nằm nghiêng (P) sẽ đè và làm gập catheter
- Có thể chạm vào màng phổi và phổi
Những thuận lợi của DLĐM (T):
- Vị trí các ống gan dễ nhận biết trên siêu âm
- Đường vào của kim ngắn, ít tổn thương gan
- Việc cố định catheter ở vùng thượng vị tạo
thoải mái cho người bệnh, đặc biệt trong những
trường hợp dẫn lưu vĩnh viễn
Những bất lợi của DLĐM (T):
- Chỗ đặt đầu dò và kim thường bị hạn chế
- Nếu phải chọc vào ống 2 thì hướng của kim
thường vuông góc với đường mật nên việc luồn
catheter có thể gặp khó khăn
- Do vị trí giải phẫu thường ở cao nên dẫn lưu có
thể kém hiệu quả hơn bên (P).
Tóm lại: Việc chọn lựa vị trí đích chọc phải
được cân nhắc và dựa vào nhiều yếu tố như sau:
- Mục đích chính yếu của động tác dẫn lưu
- Vị trí tắc mật và kích thước đường mật dãn
- Tình trạng bệnh nhân khi thực hiện thao tác
- Điều kiện tại vị trí chọc cũng như về trang
thiết bị của cơ sở
Tỷ lệ thành công của các tác giả đã báo cáo thay
đổi từ 93 - 99%(9,10,,12,13,22,25). Trong nghiên cứu này
chúng tôi không có trường hợp nào không đặt được
catheter vào đường mật, có lẽ vì đường mật thường
dãn lớn trong VĐMC.
Tỷ lệ tai biến tức thì của chúng tôi là 7% (3/45
lần dẫn lưu).
Trong y văn, những tai biến nặng mà các tác giả
báo cáo liên quan chủ yếu đến động tác chọc
kim(1,5,7,10,13). Trong nghiên cứu này, chúng tôi
không gặp những tai biến có hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, rõ ràng nguyên nhân chính yếu là do
việc kiểm soát đường đi của kim, nhất là đầu kim
không được chuẩn xác trong toàn bộ quá trình thực
hiện kỹ thuật. Chúng tôi tâm đắc một điều mà tác
giả Hayashi đã nhấn mạnh: Ngay sau khi kim đi qua
da vào lớp cơ, chúng ta phải cố gắng tìm để có thể
nhìn thấy được đầu kim trên màn hình (12).
Tụt catheter thường xảy ra sau khi bệnh nhân
được phép vận động. Nguyên nhân theo các tác giả
là do sự di chuyển giữa gan và thành ngực hoặc
thành bụng. Một biện pháp được áp dụng là sự cải
tiến về cấu trúc: catheter có dạng “đuôi heo”
(pigtail), dạng “đàn gió” (accordeon), dạng có bóng
(ballonnet) để giữ cố định trong đường mật. Tỷ lệ
của chúng tôi là 7%, so với các tác giả báo cáo với số
lượng bệnh nhân khá lớn như Nakayama, Ferrucci,
Gazzaniga là 8%, 4,8% và 4,1% (9,10,23).
Tỷ lệ diễn tiến tốt trong bệnh cảnh viêm đường
mật là 97% nếu kiểm tra thường xuyên và đảm bảo
được hoạt động của catheter. Chúng tôi có một
trường hợp tử vong trong bệnh cảnh choáng nhiễm
trùng nặng (2,3 %).
Qua đường DLĐM, nhiều phương pháp điều trị
đã được thực hiện như nội soi tán sỏi, đặt stent,
nong chỗ hẹp,Ngoài ra, trong những trường hợp nối
mật - ruột thì dẫn lưu mật trên dòng cũng có vai trò
trong giải áp bảo vệ miệng nối sau mổ.
Về chẩn đoán, chúng tôi ghi nhận 3 trường hợp
chẩn đoán được nguyên nhân mà trước đó siêu âm
không phát hiện được. Nhiều tác giả công nhận
rằng hình ảnh X-quang sau khi đường mật được giải
áp có giá trị chẩn đoán cao hơn kỹ thuật PTC cổ
điển với lý do thuốc cản quang bơm vào một đường
mật đang đầy sẽ không lan tỏa được toàn bộ và như
vậy, một số vùng sẽ không hiện lên nên dễ chẩn
đoán nhầm thương tổn(23).
Việc quan sát dịch mật cũng có thể giúp chẩn
đoán xác định trong một số trường hợp nghi ngờ
nguồn gốc của bệnh cảnh nhiễm trùng, và đồng
thời qua đó, khảo sát được thêm về vi trùng học của
dịch mật.
KẾT LUẬN
Qua 42 trường hợp thực hiện dẫn lưu mật giải
áp tại TTCC Trưng Vương, chúng tôi đã rút ra được
một số nhận xét như sau:
Chuyên đề Ngoại khoa 53
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học
-Kỹ thuật thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm
tương đối đơn giản, có tỷ lệ thành công khá cao,
không đòi hỏi những trang thiết bị cao cấp nên có
thể áp dụng được trong điều kiện thực tế tại Việt
nam.
-Tính an toàn của kỹ thuật có thể chấp nhận
được và chúng tôi hy vọng sẽ được cải thiện nhiều
hơn cùng với sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật, kinh
nghiệm cũng như dụng cụ và trang thiết bị.
-Hiệu quả điều trị được công nhận trong nhiều
bệnh lý đường mật và chiếm một vị trí không kém
phần quan trọng so với phẫu thuật cũng như những
phương pháp ít xâm lấn khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 ANDREWS RC, HAWKINS IF: The Hawkins needle-
guide system for percutaneous catheterization. AJR,
1984; 142: 1191-1200
2 BHAVSAR P, GIBAUD H, LERAT F, LETESSIER E,
VISSET J, KERSAINT-GILLY A: Technique du
drainage percutané des cholécystites aigues sous
contrôle échographique. Journal de chirurgie, 1992;
129: 280-284
3 BOENDER J, NIX GAJJ, RIDDER MAJ, DEES J,
SCHUTTE HE, VAN BUUREN HR, VAN
BLANKENSTEIN M: Endoscopic sphincterotomy and
biliary drainage in patients with cholangitis due to
common bile duct stones. Am J Gastroenterology, 1995;
Vol 90: 233-238
4 BÙI TUẤN ANH, ĐẶNG VIỆT DŨNG, VŨ HUY
HÙNG: Nhận xét 32 trường hợp chọc mật qua da dưới
hướng dẫn của siêu âm. Ngoại khoa 1/1999: 15-18
5 CARIDI JG, HAWKINS IF, HAWKINS MC: Single
step placement of a self-retaining “ accordion “
catheter. AJR, 1984; 143: 337-340
6 CLARK RA, MITCHELL SE, COLLEY DP,
ALEXANDER E: Percutaneous catheter biliary
decompression. AJR, 1981; 137: 503-509
7 DERHY S, SOYER Ph, BREITTMAYER F: Radiologie
interventionnelle des voies biliaires, 25-40.
8 ĐỖ KIM SƠN, TRẦN GIA KHÁNH, ĐOÀN THANH
TÙNG, NGUYỄN MẠNH CƯỜNG, ĐỖ MẠNH HÙNG:
Phẫu thuật sỏi đường mật tại Bệnh viện Việt-Đức trong
10 năm (1976-1985), 1139 trường hợp. Công trình
nghiên cứu khoa học 1981-1985 Bệnh viện Hữu nghị
Việt nam-CHDC Đức: 188-195
9 FERRUCCI JT, MUELLER PR, HARBIN WP:
Percutaneous transhepatic biliary drainage: technique,
results and applications. Radiology, 1980; 135: 1-13
10 GAZZANIGA GM, FAGGIONI A, BONDAZA G,
BAGAROLO C, FILAURO M: Percutaneous
transhepatic biliary drainage - twelve years'
experience. Hepato-Gastroenterol, 1991; 38:154-160
11 GORDON RL, SHAPIRO HA: Nonoperative
management of bile duct stones. Surg Clin North
America, 1990; Vol 70, No 6: 1313-1328
12 HAYASHI N, SAKAI T, KITAGAWA M, KIMOTO T,
INAGAKI R, ISHII Y: US-guided left-side biliary
drainage: nine-year experience. Radiology, 1997;
204:119-122
13 KADIR S, BAASSIRI A, BARTH KH, KAUFMAN SL,
CAMERON JL, WHITE RI: Percutaneous biliary
drainage in the management of biliary sepsis. AJR,
1982; 138:25-29
14 KARSTRUP S, MYGIND T, HENNILD V:
Percutaneous transhepatic external biliary drainage
utilizing a pig tail balloon catheter. Acta Radiologica,
1994; 35:509-511
15 KAUFMAN SL, KADIR S, MITCHELL SE, KINNISON
ML, CHANG R: Left lobe of the liver - Percutaneous
biliary drainage. Radiology, 1989; 170: 191-194
16 LÊ CÔNG KHÁNH, NGUYỄN ĐÌNH SONG HUY,
NGUYỄN ĐÌNH TAM: Dẫn lưu đường mật xuyên gan
qua da trong bệnh lý tắc nghẽn đường mật. Đại hội Hội
Ngoại khoa Việt Nam lần thứ X: 85-88
17 LÊ VĂN ĐƯƠNG, ĐẶNG TÂM: Tán sỏi thủy điện lực
dưới nội soi đường mật qua da điều trị sỏi đường mật.
Hội thảo thực hành xử lý sỏi đường mật Bệnh Viện
Trưng Vương, 4/1999: 33-41
18 LÊ VĂN ĐƯƠNG, NGUYỄN THANH NGUYỆN,
ĐẶNG TÂM, ĐOÀN TRÍ DŨNG: Phẫu thuật cấp cứu
viêm đường mật cấp do sỏi. Hội thảo thực hành xử lý
sỏi đường mật Bệnh Viện Trưng Vương, 4/1999: 1-9
19 LIPSETT PA, PITT HA: Acute cholangitis. Surg Clin
North America, 1990; 70: 1297-1312
20 MATALON TA, SILVER B: US guidance of
interventional procedures. Radiology, 1990; 17: 43-47
21 MORI and others: Percutaneous transhepatic bile
drainage. Ann Surg, 1977; 185: 111-115
22 MUELLER PR, vanSONNENBERG E, FERRUCCI JT:
Percutaneous biliary drainage: technical and catheter-
related problems in 200 procedures. AJR, 1982; 138:
17-23
23 NAKAYAMA T, IKEDA A, OKUDA K: Percutaneous
transhepatic drainage of the biliary tract - Technique
and results in 104 cases. Gastroenterology, 1978; 74:
554-559
24 NGUYỄN ĐÌNH HỐI: Bệnh sỏi đường mật ở Việt
Nam. Y học TP Hồ Chí Minh, 1997: 105-116
25 NUNEZ D, GUERRA JJ, Al-SHEIKH WA, RUSSELL
E, MENDEZ G: Percutaneous biliary drainage in acute
suppurative cholangitis. Gastrointestinal Radiology,
1986; 11: 85-89
26 SUKIGARA M, TAGUCHI Y, WATANABE T,
KOSHIZUKA S, KOYAMA I, OMOTO R: Percutaneous
transhepatic biliary drainage guided by color doppler
echography. Abdominal Imaging, 1994; 19: 147-149
27 TOMPKINS RK: Choledocholithiasis and cholangitis.
Maingot's Abdominal Operations, 1997; Chap 61: 1739-
1753
28 VĂN TẦN, NGUYỄN CAO CƯƠNG: Tình hình mổ cấp
cứu sỏi hệ thống dẫn mật tại Bệnh Viện Bình Dân
1993. Sinh hoạt khoa học kỹ thuật Bệnh Viện Bình
Dân, 1995-1996: 20-25
Chuyên đề Ngoại khoa 54
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
29 YOON HK, SUNG KB, SONG HY, KANG SG, KIM
MH, LEE SG, LEE SK, AUH YH: Benign biliary
strictures associated with recurrent pyogenic
cholangitis: treatment with expandable metallic stents.
AJR, 1997; 169: 1523-1527
Chuyên đề Ngoại khoa 55
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_dan_luu_mat_xuyen_gan_qua_da_duoi_sieu_am_trong.pdf