Vai trò của cystatin C huyết thanh trong đánh giá chức năng thận trên người hiến thận sống

Tài liệu Vai trò của cystatin C huyết thanh trong đánh giá chức năng thận trên người hiến thận sống: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 270 VAI TRÒ CỦA CYSTATIN C HUYẾT THANH TRONG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẬN TRÊN NGƯỜI HIẾN THẬN SỐNG Trần Thái Thanh Tâm*, Hoàng Khắc Chuẩn**, Thái Minh Sâm**, Nguyễn Thị Lệ***, Trần Ngọc Sinh*** TÓM TẮT Mở đầu: Đánh giá độ lọc cầu thận có vai trò quan trọng trong quy trình lựa chọn người hiến thận phù hợp nhằm đảm bảo chức năng thận cho cả người sau hiến và người nhận thận. Mục tiêu: - Xác định giá trị của creatinine huyết thanh (Scr), cystatin C huyết thanh (ScysC), độ thanh lọc (ĐTL) creatinine 24 giờ (Clcr24giờ), độ lọc cầu thận dựa trên kỹ thuật gamma camera bằng 99mTechnetium – DTPA theo kỹ thuật Gate (mGFR) trên người hiến thận. Xác định mối tương quan giữa Scr, ScysC với mGFR trên người hiến thận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang, tiền cứu trên người trưởng thành bình thường tình nguyện hiến thận. Người hiến thận được đo cân nặng, chiều cao, thực h...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của cystatin C huyết thanh trong đánh giá chức năng thận trên người hiến thận sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 270 VAI TRÒ CỦA CYSTATIN C HUYẾT THANH TRONG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẬN TRÊN NGƯỜI HIẾN THẬN SỐNG Trần Thái Thanh Tâm*, Hoàng Khắc Chuẩn**, Thái Minh Sâm**, Nguyễn Thị Lệ***, Trần Ngọc Sinh*** TÓM TẮT Mở đầu: Đánh giá độ lọc cầu thận có vai trò quan trọng trong quy trình lựa chọn người hiến thận phù hợp nhằm đảm bảo chức năng thận cho cả người sau hiến và người nhận thận. Mục tiêu: - Xác định giá trị của creatinine huyết thanh (Scr), cystatin C huyết thanh (ScysC), độ thanh lọc (ĐTL) creatinine 24 giờ (Clcr24giờ), độ lọc cầu thận dựa trên kỹ thuật gamma camera bằng 99mTechnetium – DTPA theo kỹ thuật Gate (mGFR) trên người hiến thận. Xác định mối tương quan giữa Scr, ScysC với mGFR trên người hiến thận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang, tiền cứu trên người trưởng thành bình thường tình nguyện hiến thận. Người hiến thận được đo cân nặng, chiều cao, thực hiện các xét nghiệm: BUN, Scr, ScysC tại phòng khám Ghép thận bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Từ 01/2012 đến tháng 5/2015 tại phòng khám Ghép thận, bệnh viện Chợ Rẫy, 119 người trưởng thành bình thường hiến thận tình nguyện tham gia nghiên cứu gồm 58 nam (48,7%), 61 nữ (51,3%). Giá trị Scr, ScysC trung bình lần lượt là: 0,88±0,11 mg/dL và 0,8±0,13mg/L. Có sự khác biệt về Scr theo tuổi và giới có ý nghĩa thống kê với p <0,05, trong khi đó ScysC không có sự khác biệt theo giới và từ 50 tuổi trở lên nồng độ ScysC bắt đầu tăng lên có ý nghĩa thống kê. ScysC có mối tương quan nghịch, mức độ chặt với ĐLCT theo mGFR với hệ số tương quan r1= 0,-0,51, (p<0,0001), tốt hơn so với Scr có mối tương quan nghịch mức độ trung bình với r2=- 0,49 (p<0,0001).. Kết luận: ScysC là một xét nghiệm tầm soát đơn giản và nhậy hơn so với Scr trong phát hiện sớm sự thay đổi độ lọc cầu thận, phản ánh tốt hơn về ĐLCT trên người trưởng thành bình thường nhằm góp phần lựa chọn người hiến thận phù hợp nhất. Từ khóa: độ lọc cầu thận, creatinine huyết thanh, cystatin C huyết thanh, người hiến thận sống. ABSTRACT EVALUATING RENAL FUNCTION BY SERUM CYSTATIN C IN LIVING KIDNEY DONORS Tran Thai Thanh Tam, Hoang Khac Chuan,Thai Minh Sam, Nguyen Thi Le, Tran Ngoc Sinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 270 -276 Background: Evaluating allograft renal function is a critical component of donor evaluation. Objective: To determine values of serum creatinine (Scr), serum cystatin C (ScysC), creatinine clearance (Clcr24h), 99mTc-DTPA clearance (mGFR) by sex and age; and the correlation between Scr, ScysC and 99mTc- DTPA clearance (mGFR). Method: prospective, cross-sectional study. Results: from January 2012 to May 2015, a total of 119 healthy living kidney donors (58 males, 61 females) participated in the study. The mean of Scr, ScysC were 0.88±0.11 mg/dL and 0.8±0.13mg/L, respectively. We found statistically significant differences in Scr between sex groups and age groups. However, no significant differences in ScysC were found between sex groups and ScysC began to increase significantly in living kidney * Bộ Môn Sinh lý, ĐH Y Dược Cần Thơ, **Khoa Ngoại Niệu, BV Chợ Rẫy, *** ĐH Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: ThS. BS Trần Thái Thanh Tâm ĐT: 0908500526 Email: ttttam_ctc@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 271 donors from 50 years old. ScysC had better correlation with mGFR (r1= -0.51, p<0.0001) than Scr (r=-0.49, p<0.0001). Conclusion: ScysC is a simple and more sensitive test than Scr in detecting early glomerular filtration changes. The combination of Scr, ScysC optimized the GFR evaluating in living kidney donors. Keywords: glomerular filtration rate, serum creatinine, serum cystatin C, living kidney donors ĐẶT VẤN ĐỀ Ghép thận được xem là phương pháp thay thế thận hàng đầu trong điều trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối vì mang đến chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân. Nguồn thận ghép có thể từ người hiến chết não, người hiến tim ngừng đập hay từ người hiến sống. Tại Việt nam, theo số liệu công bố của Hội ghép tạng Việt Nam (VSOT) 2015, thận ghép chủ yếu từ người hiến sống chiếm 95%. Vì thế, việc đánh giá chức năng thận trên người hiến thận sống là vô cùng quan trọng. Các phương pháp đánh giá chức năng thận được áp dụng rộng rãi trên lâm sàng hiện nay bao gồm creatinin huyết thanh và độ thanh lọc creatinin 24 giờ, tuy nhiên các phương pháp này lại không nhạy trong phát hiện suy thận sớm. Năm1985, với phát hiện cystatin C huyết thanh là một chất rất nhạy trong đánh giá chức năng thận đã mở ra một hướng đi mới cho các nghiên cứu đánh giá chức năng thận trên các đối tượng khỏe mạnh cũng như các bệnh lý thận(5). Tại Việt Nam, các nghiên cứu chức năng thận trên người hiến thận, nhất là liên quan đến cystatin C huyết thanh không nhiều. Chính vì các lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu cụ thể sau: - Xác định giá trị của creatinine huyết thanh (Scr), cystatin C huyết thanh (ScysC), ĐTL creatinine 24 giờ (Clcr24giờ), ĐLCT dựa trên kỹ thuật gamma camera bằng 99mTechnetium – DTPA theo kỹ thuật Gate (mGFR) trên người hiến thận. - Xác định mối tương quan giữa Scr, ScysC với Clcr24giờ và mGFR trên người hiến thận. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Nghiên cứu được tiến hành trên 119 người trưởng thành bình thường có độ tuổi từ 21 đến 65, tình nguyện hiến thận. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Từ 01/2012 đến tháng 5/2015 tại phòng khám Ghép thận, bệnh viện Chợ Rẫy. Tiêu chuẩn loại trừ Rối loạn tâm thần, ung thư, đái tháo đường, suy tim, các bệnh lý thận. Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, cắt ngang, mô tả. Các chỉ số nghiên cứu + Độ thanh lọc creatinine 24 giờ (Clcr24 giờ). + Độ lọc cầu thận bằng kỹ thuật Gamma Camera (mGFR). Phương pháp nghiên cứu Bệnh nhân được đo cân nặng, chiều cao, thực hiện các xét nghiệm: BUN, Scr, ScysC tại khoa Sinh Hóa bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân không dùng các thuốc có ảnh hưởng đến kết quả định lượng creatinin như: cimetidine, trimethoprim, glucose, aspirin trước và trong ngày lấy máu thử và lấy nước tiểu. Kỹ thuật định lượng creatinine: phương pháp động học Jaffe với máy phân tích tự động HITACHI 917, sử dụng bộ thuốc thử có chứng nhận IVD. Kỹ thuật định lượng cystatin -C: phương pháp đo độ đục hạt Latex (test Latex turbidimetry) và được phân tích bằng máy phân tích hoá học MINDRAY BS300. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 272 Tính độ ĐTL creatinin 24 giờ (Clcr24h) hiệu chỉnh theo diện tích da Clcr24giờ đo được (ml/phút) = (U x V) /P Clcr24 giờ hiệu chỉnh theo 1,73m2 da = Clcr24giờ đo được x 1,73/diện tích da (DTD) (ml/phút/1,73m2) Với DTD (m2 da) = (chiều cao (cm) x cân nặng (kg) / 3600)1/2 Kỹ thuật gamma camera bằng 99mTechnetium – DTPA theo kỹ thuật Gate mGFR = 9,8127 x Uptake - 6,8252 Phân tích số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 KẾT QUẢ Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên 119 người trưởng thành bình thường tình nguyện hiến thận tại bệnh viện Chợ Rẫy bao gồm: 58 nam (48,7%) và 61 nữ (51,3%) với độ tuổi trung bình: 46,2±10,7. Bảng 1. Đặc điểm tuổi và các chỉ số nhân trắc ở người hiến thận sống Đặc điểm Nhóm chung (n=119) Nam (n=58) Nữ (n=61) p Tuổi (năm) 46,2±10,7 (21-65) 46,7±11,9 45,8±9,6 >0,05 Chiều cao (cm) 157,7±6,7 (142-175) 162,4±5,4 153,2±4,8 <0,001 Cân nặng (kg) 53,8±6,9 (40-73) 57,3±6,3 50,3±5,7 <0,001 BMI (kg/m 2 ) 21,6±2 (17,2-28,8) 21,7±2 21,4±2 >0,05 BSA (m 2 ) 1,53±0,12 (1,29-1,83) 1,6±0,1 1,46±0,1 <0,001 Số liệu trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, giá trị tối đa, tối thiểu. Nhận xét: Nhóm nam có chiều cao, cân nặng và diện tích da cao hơn nhóm nữ có ý nghĩa thống kê. Nồng độ Scr, ScysC và độ lọc cầu thận trên người hiến thận sống Bảng 2. Giá trị trung bình của các chỉ số chức năng thận theo giới Chỉ số chức năng thận Nhóm chung (n=119) Nam (n=58) Nữ (n=61) p Scr (mg/dL) 0,88±0,11 0,95±0,08 0,82±0,1 <0,001 ScysC (mg/L) 0,8±0,13 0,82±0,12 0,79±0,14 0,147 Clcr24h (mL/phút/1,73m 2 ) 96,9±10 96,1±9,9 97,8±10,2 0,367 mGFR (mL/phút/1,73m 2 ) 99,8±8,3 97,6±8,1 102±8,1 0,005 Số liệu trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Scr và mGFR giữa nam và nữ trên người hiến thận sống. Bảng 3. Giá trị trung bình của các chỉ số chức năng thận theo tuổi Chỉ số chức năng thận <40 tuổi (1) 40-49 tuổi (2) ≥50 tuổi (3) Scr (mg/dL) 0,82±0,11 0,88±0,12 0,92±0,09 p P1-2: 0,039 P2-3: 0,046 P1-3: <0,001 ScysC (mg/L) 0,76±0,13 0,8±0,14 0,83±0,13 p P1-2: 0,257 P2-3: 0,214 P1-3: 0,008 Clcr24h (mL/phút/1,73m 2 ) 101,8±8,6 98,3±11,4 93,3±8,7 P P1-2: 0,171 P2-3: 0,027 P1-3: <0,001 mGFR (mL/phút/1,73m 2 ) 105,6±7,8 100±8,1 96,3±6,8 P P1-2: 0,007 P2-3: 0,027 P1-3: <0,001 P1-2: ý nghĩa khác biệt trung bình giữa các nhóm <40 tuổi và 40-49 tuổi P2-3: ý nghĩa khác biệt trung bình giữa các nhóm 40-49 tuổi và ≥50 tuổi P1-3: ý nghĩa khác biệt trung bình giữa các nhóm <40 tuổi và ≥50 tuổi. Số liệu trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 273 Nhận xét: Có sự tăng Scr theo nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ScysC theo nhóm tuổi. Xác định mối tương quan (MTQ) giữa nồng độ ScysC, Scr với mGFR trên người hiến thận sống Bảng 4. Hệ số tương quan (HSTQ) giữa Scr, ScysC với mGFR ở người hiến thận sống Chỉ số chức năng thận Hệ số tương quan Nhóm chung (n=119) Nhóm nam (n=58) Nhóm nữ (n=61) r p r p r p Scr -0,49 <0,001 -0,58 <0,001 -0,32 0,012 ScysC -0,51 <0,001 -0,33 0,011 -0,63 <0,001 Nhận xét: + Scr có mối tương quan nghịch mức độ trung bình với mGFR có ý nghĩa thống kê ở nhóm chung với p<0,001. + ScysC có mối tương quan nghịch mức độ chặt với mGFR có ý nghĩa thống kê ở nhóm chung với p<0,001. (A) (B) PTHQTT: y= -0,006x + 1,53 PTHQTT: y= -0,008x + 1,627 PTHQTT: Phương trình hồi quy tuyến tính Biểu đồ 1. Mối tương quan giữa (A) Scr với mGFR và (B) ScysC với mGFR trên người hiến Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 274 BÀN LUẬN Các đặc điểm chung Độ lọc cầu thận thay đổi tùy thuộc độ tuổi, giới tính và các chỉ số nhân trắc, do đó vấn đề đánh giá yếu tố trên rất quan trọng. Trong 119 trường hợp người khỏe mạnh tình nguyện hiến thận, chúng tôi ghi nhận tỉ số nam/nữ trong nghiên cứu của chúng tôi 48,7%/51,3%, độ tuổi trung bình là 46,2±10,7 với tuổi thấp nhất là 21, cao nhất là 65. Điều này phù hợp với tiêu chuẩn về tuổi của người hiến thận theo quy định của Bộ Y tế(3). Kết quả này cũng gần tương đương với các nghiên cứu trong nước. Trong một nghiên cứu đa trung tâm tại Việt Nam của Nguyễn Thị Ánh Hường (2008) trên 54 trường hợp ghép thận cho thấy tuổi trung bình người hiến thận là 43,9±9,4(11). Nghiên cứu của Châu Quý Thuận (2011) trên 106 người hiến thận tại bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận độ tuổi trung bình là 44,27±9,25(4). Nghiên cứu trên 266 trường hợp của Lin MH và cs (2010) ghi nhận tuổi trung bình là 44,8±11,55(9). Để thuyết phục hơn cho chọn lựa độ tuổi này, Minee R.C và Idu M.M. (2010) trong một nghiên cứu ở Hà Lan đã ghi nhận tăng nguy cơ tăng huyết áp, đái tháo đường, đạm niệu, suy giảm chức năng thận còn lại và đời sống thận ghép ngắn trên các đối tượng người hiến thận lớn tuổi(10). Bàn về giới tính, kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tương đương với kết quả nghiên cứu của Châu Quý Thuận (2011) và Nguyễn Thị Ánh Hường (2008) với tỉ số nam/nữ là 43,4%/56,6% và 44,4%/55,6%(4, 11). Trong khi đó, một nghiên cứu của Naoki Kohei và cs lại cho thấy kết quả tương đối khác biệt về tỉ số nam/nữ là 141/284(8). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chiều cao và cân nặng trung bình ở người hiến thận lần lượt là: 157,7±6,7 cm và 53,8±6,9 kg, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm nam và nữ, gần tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ trên 369 người trưởng thành bình thường với giá trị chiều cao và cân nặng ở nhóm nam là 163,6 0,4 cm và 65,0 0,5 kg và ở nhóm nữ là 157,6 0,4 cm và 55,2 0,5 kg(13). Trong nghiên cứu này tác giả cũng ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số nhân trắc theo giới tính. Creatinin huyết thanh và cystatin C huyết thanh Qua kết quả nghiên cứu 119 người khỏe mạnh tình nguyện hiến thận, chúng tôi nhận thấy do có sự khác biệt về cân nặng và do creatinin có nguồn gốc từ cơ nên Scr của nhóm nam cao hơn nhóm nữ một cách có ý nghĩa thống kê, đồng thời Scr cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi phân chia theo nhóm tuổi <40 tuổi, 40-50 tuổi và >50 tuổi. Trong khi đó, ScysC ở nam cao hơn ở nữ nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ghi nhận từ 50 tuổi trở đi, nồng độ ScysC bắt đầu tăng lên. Đồng thời, ScysC có mối tương quan nghịch, mức độ chặt với mGFR với r= -0,51 và p<0,001, tốt hơn so với Scr có mối tương quan với mGFR ở mức độ trung bình với r= -0,49 và p<0,001, cho thấy ScysC phản ánh độ lọc cầu thận tốt hơn Scr. Tương tự, nghiên cứu của Trần Thị Liên Minh, Nguyễn Thị Lệ (2006) trên 285 người trưởng thành bình thường cho thấy ngoài Scr, Clcr24h thì ScysC cũng là một chỉ số đáng quan tâm, nhất là để đánh giá sớm sự giảm độ lọc cầu thận(13). Nghiên cứu của Finney H (2000) và cs trên 309 người khỏe mạnh cho thấy Scr, ĐTL creatinin ước đoán theo Cockcroft Gault và ScysC lần lượt là 68-118 µmol/L, 58-120 mL/phút/1,73m2 and 0,51-0,98 mg/L, và kết luận ScysC là một xét nghiệm tầm soát đơn giản và nhậy hơn so với Scr trong phát hiện sớm sự thay đổi độ lọc cầu thận(6). Một nghiên cứu khác của Baxmann A. khi đánh giá ảnh hưởng của khối lượng cơ và các hoạt động thể lực trên Scr, creatinin nước tiểu và ScysC trên 170 người khỏe mạnh cho thấy khối lượng cơ chỉ ảnh hưởng trên Scr và creatinin nước tiểu mà không ảnh hưởng ScysC(2). Giá trị Scr trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 0,88±0,11mg/dL, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên 365 người hiến thận Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 275 khỏe mạnh của Rule AD và cs là 1,04±0,15mg/dL, điều này có thể lý giải là do khối lượng cơ của người Việt Nam thấp hơn(12). Tuy nhiên, giá trị ScysC trong nghiên cứu của chúng tôi là 0,8±0,13mg/L, tương đồng với kết quả nghiên cứu trên 103 người hiến thận khỏe mạnh của Ayub S. và cs với ScysC trung bình là 0,88±0,12mg/L, và nghiên cứu này cho thấy ScysC là một chất đánh giá chức năng thận đáng tin cậy, tiện lợi(1). Từ đó cho thấy ScysC là một chỉ số không bị ảnh hưởng bởi khối lượng cơ, ít bị ảnh hưởng bởi tuổi và phản ánh độ lọc cầu thận tốt hơn Scr. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Jaisuresh và cs về vai trò của cystatin C trong đánh giá chức năng thận trên người hiến thận khỏe mạnh(7). Đánh giá độ lọc cầu thận là bước hết sức quan trọng trong quy trình lựa chọn người hiến thận phù hợp nhằm đảm bảo chức năng thận cho cả người sau hiến và người nhận thận. ĐTL creatinin 24 giờ (Clcr24h) và ĐTL dựa trên kỹ thuật gamma camera bằng 99mTechnetium – DTPA theo kỹ thuật Gate (mGFR) Chúng tôi nhận thấy trong nghiên cứu này do có sự khác biệt về khối lượng cơ nên giá trị độ thanh lọc creatinin 24 giờ của nhóm nam cao hơn nhóm nữ, tuy nhiên sự khác biệt này được loại bỏ sau khi hiệu chỉnh Clcr24h theo 1,73m2 da. Clcr24h và mGFR ở nhóm chứng trên 119 người hiến thận khỏe mạnh trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 96,9±10mL/phút/1,73m2 da và 99,8±8,3mL/phút/1,73m2 da, thấp hơn so với nghiên cứu của Andrew D. Rule là 101±16 và 113 ±22 mL/phút/1,73m2 da(12). Phải chăng sự khác biệt này là do độ tuổi nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, đồng thời người Việt Nam có khối lượng cơ và kích thước cơ thể thấp bé hơn người Âu Mỹ. Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận 24 trường hợp có Clcr24h <90 mL/phút/1,73m2 da, tuy nhiên các trường hợp này đều có creatinin nước tiểu > 15mg/kg, các xét nghiệm Scr được lập lại cho kết quả tương tự, gợi ý đã thu đủ nước tiểu cho nghiên cứu, đồng thời kết hợp với các xét nghiệm đánh giá khác, chúng tôi vẫn thu nhận các trường hợp này vào nhóm nghiên cứu. Ngoài ra, trong nghiên cứu này chúng tôi cũng ghi nhận có sự giảm dần mGFR và Clcr24h theo tuổi với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhất là khi so sánh giữa nhóm > 50 tuổi và nhóm <40 tuổi. Điều này gần tương đồng với kết quả nghiên cứu của Andrew D. Rule với độ giảm độ lọc cầu thận là 4,9mL/phút/1,73m2(12). Độ thanh lọc creatinin 24 giờ là phương pháp tốt, được áp dụng nhiều nhất trong đánh giá độ lọc cầu thận, tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian, có thể sai sót trong quá trình thu gom, lưu trữ nước tiểu và creatinin được bài tiết thêm tại ống thận. Trong khi đó, ĐTL dược chất phóng xạ 99mTechnetium- DTPA giúp đánh giá tốt độ lọc cầu thận của từng thận, chỉ có thể được tiến hành ở một số bệnh viện, do đó phối hợp cả hai phương pháp trên sẽ giúp đánh giá chức năng chung của cả hai thận và chức năng từng thận riêng lẻ tốt nhất trong lựa chọn người hiến thận và thận hiến. KẾT LUẬN Từ các kết quả trên có thể gợi ý rằng ScysC là một chỉ số không bị ảnh hưởng bởi khối lượng cơ, ít bị ảnh hưởng bởi tuổi là một xét nghiệm tầm soát đơn giản và nhậy hơn so với Scr trong phát hiện sớm sự thay đổi độ lọc cầu thận. Trong thực hành lâm sàng, ngoài Scr, chúng ta nên phối hợp thêm ScysC nhằm tối ưu hóa cách đánh giá độ lọc cầu thận không chỉ để lựa chọn người hiến thận phù hợp mà còn có thể đánh giá trên người khỏe mạnh bình thường, hoặc các bệnh nhân mắc các bệnh lý khác không liên quan đến thận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ayub S, et al (2004), “Cystatin C levels in healthy kidney donors and its correlation with GFR by creatinin clearance”, Journal of Pakistan Medical Asociation, pp. 286 - 290. 2. Baxmann AC, Ahmed MS, et al (2008), “Influence of Muscle Mass and Physical Activity on Serum and Urinary Creatinin and Serum Cystatin C”, Clin J Am Soc Nephrol, 3(2), pp. 348 - 354. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 276 3. Bộ Y tế, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. 75/2006/QH11 (2007), ghep-mo-bo-phan-co-the-nguoi-va-hien-lay-xac. 4. Châu Quý Thuận (2011), Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận để ghép trên người cho sống tại bệnh viện Chợ Rẫy, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 56 – 110. 5. Christensson A, Ekberg J, et al (2003), “Serum cystatin c is a more sensitive and more accurate maker of glomerular filtration rate than enzymatic measurements of creatinin in renal transplant”, Nephrol Physiol, 94, pp. 19 - 27. 6. Finney H, et al (2000), “Reference ranges for plasma cystatin C and creatinin measurements in premature infants, neonates, and older children”, Arch. Dis. Child, 82(1), pp. 71 – 75. 7. Jaisuresh K, et al (2012), “Cystatin C as a marker of glomerular filtration rate in voluntary kidney donors”, Exp Clin Transplant, 10, pp. 14 - 17. 8. Kohei N, et al (2010), “Retroperitoneoscopic Living Donor Nephrectomy: Experience of 425 Cases at a Single Centre. Journal of Endourology, 24(11), pp. 1783 - 1787. 9. Lin MH et al (2010), “Analysis of the Factors Influencing Living Kidney Donation: The Experience in National University Hospital”, Transplatation Proceedings, 42, pp. 689- 691. 10. Minnee RC, Idu MM (2010), “Laparoscopic donor nephrectomy”, The Journal of Medicine, 68(5), pp. 199 - 206. 11. Nguyễn Thị Ánh Hường (2008), Nghiên cứu phẫu thuật lấy thận ghép ở người cho sống, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y, tr. 30-100. 12. Rule AD, et al (2004), “Measured and estimated GFR in healthy potential kidney donors”, American Journal of Kidney Diseases, 43(1), pp. 112 - 119. 13. Trần Thị Liên Minh, Nguyễn Thị Lệ (2006), “Đánh giá độ lọc cầu thận bằng phương pháp đo độ thanh lọc creatinin 24 giờ và cystatin C - huyết thanh ở người trưởng thành bình thường”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 10(1), tr. 33-39. Ngày nhận bài báo: 24/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/11/2017 Ngày bài báo được đăng :15/3/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_cystatin_c_huyet_thanh_trong_danh_gia_chuc_nang.pdf
Tài liệu liên quan