Tài liệu Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong xây dựng trường học thông minh ở một số nước trên thế giới và giải pháp ứng dụng ICT trong phát triển trường học thông minh ở Việt Nam: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 106-110; 94
106
Email: vuonganh02@gmail.com
VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ICT)
TRONG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH
Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG ICT
TRONG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH Ở VIỆT NAM
Vương Quốc Anh - Đào Ngọc Chính - Phan Thị Bích Lợi
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Ngày nhận bài: 27/4/2019; ngày chỉnh sửa: 16/5/2019; ngày duyệt đăng: 23/5/2019.
Abstract: The information and communication technology (ICT) has been contributing an
important role to educational development in all the nations around the world. Applying ICT in
education is one of the top priorities in order to improve competence and profession for teachers
and develop skills for students. This is also an important issue for educational institutions in
developing modern and smart schools to meet the need of increasing education quality in the 21st
century. The article introduces the ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong xây dựng trường học thông minh ở một số nước trên thế giới và giải pháp ứng dụng ICT trong phát triển trường học thông minh ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 106-110; 94
106
Email: vuonganh02@gmail.com
VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ICT)
TRONG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH
Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG ICT
TRONG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH Ở VIỆT NAM
Vương Quốc Anh - Đào Ngọc Chính - Phan Thị Bích Lợi
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Ngày nhận bài: 27/4/2019; ngày chỉnh sửa: 16/5/2019; ngày duyệt đăng: 23/5/2019.
Abstract: The information and communication technology (ICT) has been contributing an
important role to educational development in all the nations around the world. Applying ICT in
education is one of the top priorities in order to improve competence and profession for teachers
and develop skills for students. This is also an important issue for educational institutions in
developing modern and smart schools to meet the need of increasing education quality in the 21st
century. The article introduces the roles of ICT in building smart schools in some countries around
the world and proposes some solutions to apply ICT in building and developing smart schools in
Vietnam.
Keywords: Information and communication technology ICT, Smart School, Education.
1. Mở đầu
Học sinh (HS) các nước tiên tiến ngày nay đang
trưởng thành trong xã hội văn minh, cuộc sống tiện nghi
và thụ hưởng một môi trường học tập, phát triển lí tưởng.
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đang giúp cho giáo
viên (GV) thực hiện tốt công việc chuyên môn của mình,
truyền đạt kiến thức hiệu quả, dễ dàng tạo ra các hoạt
động học tập nhằm phát triển kĩ năng mềm, kĩ năng sống
cho HS và tạo điều kiện học tập theo nhu cầu tốt nhất cho
HS của họ.
Một trong những giải pháp trong giáo dục đang được
đề cập nhiều nhất hiện nay, đó là giải pháp trường học
thông minh (THTM). Mục tiêu chính của THTM là: 1)
Xây dựng một môi trường học tập lí tưởng cho thế kỉ
XXI; 2) Tích hợp môi trường đa phương tiện vào học tập;
3) Kiểm tra và nghiên cứu hiệu quả mới nhất của ICT
trong giáo dục; 4) Phát triển tài liệu học tập cho các lứa
tuổi khác nhau để phát triển sự hiểu biết và thúc đẩy HS
thông qua các vấn đề thực tế và các phương pháp dạy học
mới [1; tr 133].
THTM được thiết kế dựa trên nền tảng công nghệ
thông tin và truyền thông (ICT) để tạo ra môi trường học
tập, giảng dạy mọi lúc, mọi nơi và cải thiện hệ thống quản
lí trường học và đào tạo HS dựa trên máy tính, công nghệ
mạng. Trong THTM, GV và HS sẽ tương tác với các bài
giảng điện tử, các bài học theo công nghệ thực tế ảo VR
để nâng cao năng lực, kĩ năng và tiết kiệm thời gian.
Đồng thời, HS có cơ hội để tiếp xúc với công nghệ cao
và có thể bộc lộ khả năng của mình và cùng GV tạo ra
nội dung bài học có tính ứng dụng thực tiễn. So với mô
hình trường học truyền thống, THTM chú trọng đổi mới,
tối ưu hóa thiết bị và tài nguyên dạy học, điều này mở ra
cơ hội tương tác hai chiều giữa HS và GV, tạo điều kiện
cho HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Đó là điều
kiện tốt, thuận lợi của người học để sau này sẽ triển khai
và vận dụng sáng tạo những kết quả thu nhặt được trong
quá trình học [2; tr 87].
Các nước Hoa Kì, Nhật Bản, Singapore và nhiều
nước khác đã phát triển mô hình THTM để đáp ứng nhu
cầu nâng cao chất lượng giáo dục ở thế kỉ XXI. Bài viết
giới thiệu một số vai trò của ICT trong xây dựng THTM
của một số nước trên thế giới và đề xuất một số giải pháp
ứng dụng ICT trong việc xây dựng, phát triển THTM ở
Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Trường học thông minh
Cụm từ “THTM” (Smart School) được xuất hiện lần
đầu trước công chúng vào năm 1984 bởi Perkins và đồng
sự, Đại học Harvard của Mĩ trong một dự án cùng tên.
Theo đó, tư tưởng chính và cũng là mục tiêu của THTM
là sử dụng ICT và các ứng dụng của nó nhằm đem lại trải
nghiệm mới trong chương trình giáo dục. Perkins chỉ ra
hai điểm chính của THTM đó là việc học tập cần tập trung
vào phát triển tư duy HS và việc này đòi hỏi sự hiểu biết
sâu sắc, linh hoạt và chủ động kiến thức và công nghệ [3;
tr 35]. Mô hình này được một số trường chấp thuận, và
xuất hiện ở cả các nước phát triển khác, đặc biệt trong các
chương trình phát triển nguồn nhân lực [4; tr 10].
Tại Malaysia, THTM bắt đầu được quan tâm nghiên
cứu và triển khai từ năm 1996, trong đó THTM được
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 106-110; 94
107
định nghĩa là “một cơ sở học tập được phát minh lại
(reinvented) một cách có hệ thống về quá trình dạy -
học cũng như quản lí nhà trường nhằm chuẩn bị cho HS
trước kỉ nguyên số” [5]. THTM yêu cầu đội ngũ nhân
sự có kĩ năng chuyên môn và các quy trình hỗ trợ được
thiết kế tốt. Với mô hình của Malaysia, hai thành phần
được xem như cơ bản đó là: 1) Môi trường dạy - học
mới được xây dựng dựa trên các bài học kinh nghiệm
về sư phạm tốt nhất khắp thế giới bao gồm chương
trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, điều
kiện đảm bảo dạy - học; 2) Cách thức “kích hoạt” yếu
tố công nghệ trong nhà trường. Dự án được triển khai
từ 1999 và hoàn thành thí điểm vào năm 2002.
Tại Hàn Quốc, thuật ngữ “thông minh” (Smart) trong
giáo dục thông minh, THTM, lớp học thông minh... được
Chính phủ khởi xướng và trở thành chủ đề thảo luận của
rất nhiều trường học từ 2011, trong đó, có 3 điểm quan
trọng thể hiện sự “thông minh” trong các chủ thể này:
1) Phương pháp sư phạm mới; 2) Khẳng định vai trò của
GV và HS là quan trọng như nhau trong lớp học; 3) Môi
trường học tập được “giàu hóa” nhờ công nghệ điện toán
đám mây, nhờ đó GV và HS có thể thoải mái download
và upload tài liệu mở trên không gian mạng. Tóm lại,
SMART là sự chuyển đổi từ giáo dục truyền thống sang
mô hình mới, thể hiện tính Tự định hướng (Self-
directed), Có động lực (Motivated), Thích ứng
(Adaptive), Giàu hóa tài nguyên (Resource-enriched),
Tích hợp công nghệ (Technology).
Samsung cũng đề xuất giải pháp THTM bao gồm 3
thành phần lõi: 1) hệ thống quản lí có tính tương tác, 2) hệ
thống quản lí học tập và 3) hệ thống thông tin HS. Các đặc
tính và chức năng của giải pháp này nhằm mục tiêu tăng
cường tính tương tác trong nhà trường, cá nhân hóa việc
học, quản lí lớp học hiệu quả và giám sát việc học tập tốt
hơn. Giải pháp của Samsung mang lại nhiều lợi ích cho
nhà trường, với trọng tâm hướng tới giải pháp phần mềm
và phần cứng, là thành tố không thể tách rời của THTM.
Tại Việt Nam, có một số cách hiểu về THTM như
một cơ sở giáo dục vận dụng linh hoạt, hiệu quả các
nguồn lực trên nền tảng ứng dụng tiến bộ công nghệ kĩ
thuật số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HS, đáp ứng
yêu cầu của xã hội trong đào tạo thế hệ trẻ [6; tr 7].
2.2. Vai trò của ICT trong trường học thông minh một
số nước
ICT là chữ viết tắt của Information and
Communication Technologies (Công nghệ thông tin và
truyền thông), là “tập hợp bao gồm các công cụ và tài
nguyên công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo lập, phổ
biến, lưu trữ và quản lí thông tin” [4; tr 46]. Các công cụ,
công nghệ bao gồm máy tính, phần mềm, mạng, truyền
hình, điện thoại.
Thế kỉ XXI chứng kiến sự bùng nổ của ICT trên toàn
thế giới. Điều này đã thúc đẩy các nhà quản lí giáo dục
xây dựng các chính sách mới nhằm đón đầu các mô hình
trường học trong tương lai theo hướng “thông minh”
hơn, ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo HS
được chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu công dân hiện đại thế
kỉ XXI. Mô hình THTM trên thế giới hiện nay thường
bao gồm 3 thành tố chính là triển khai dạy - học thông
minh, các quy trình quản lí THTM và điều kiện cơ sở vật
chất, hạ tầng đáp ứng; trong đó ứng dụng ICT vào tổ chức
triển khai dạy-học thông minh được quan tâm và nghiên
cứu nhiều nhất.
Trên thế giới, ICT trong các lớp học thông minh
thường được sử dụng cho nhiều loại tương tác khác nhau
như: trình chiếu, tương tác giữa các đối tượng trong lớp
học và hoạt động cộng tác. Tại Mĩ hiện nay, các công cụ
web 2.0 như Glogster, Kidblog, Linoit hay Skype được
GV sử dụng thường xuyên nhằm đáp ứng các mục tiêu
này. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để giao tiếp,
tương tác với không gian ngoài khuôn viên trường thông
qua nền tảng trực tuyến. Trong các lớp học, GV có thể sử
dụng máy tính xách tay, Webcam, máy chiếu, kết nối
Internet để phát và tương tác với các lớp học khác. Trải
nghiệm học tập cộng tác trên môi trường trực tuyến đem
lại sự thích thú cho HS mà các lớp học truyền thống khó
có thể tạo ra được. Tương tác web 2.0 không chỉ liên
quan đến việc chia sẻ ý tưởng hoặc thông tin với người
khác mà còn là sự nhận phản hồi ở phía ngược lại. Sự
hợp tác này thu hút các nhóm HS gửi, nhận phản hồi, làm
việc cùng nhau để thiết kế, xây dựng và chỉnh sửa sản
phẩm. Những kĩ năng này rất cần thiết cho HS trong
tương lai khi bắt đầu bước vào môi trường làm việc.
Các lớp học kiểu mới trên nền tảng cộng tác, thảo
luận này ngày càng xuất hiện nhiều hơn, ví dụ dự án
TEAL (Technology-enable Active Learning) của đại học
công nghệ Massachusetts khởi xướng. Các lớp học này
tập trung vào việc tổ chức lại môi trường dạy-học theo
hướng tăng cường tương tác giữa các đối tượng trong lớp
học và xây dựng môi trường thảo luận một cách hoàn
chỉnh. Điểm nổi bật của dự án là quy hoạch không gian
phòng học với nhiều máy chiếu và hệ thống máy quay
nhiều góc độ, với các bàn tròn cho HS bố trí xung quanh
và bàn GV ở trung tâm lớp học đảm bảo tính giao tiếp
hiệu quả trong lớp. Với TEAL, GV hoàn toàn có thể triển
khai hệ thống dạy học theo mạng, mô phỏng hình ảnh
3D, chuyển hóa lớp học thành phòng thí nghiệm và thu
thập thông tin 2 chiều qua hệ thống thông tin phản hồi cá
nhân một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Tại Singapore, dự án lớp học tương lai của Đại học
kĩ thuật Nang Yang ứng dụng ICT theo hướng khắp nơi
là trường học, không hạn chế về thời gian và không gian,
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 106-110; 94
108
HS chỉ cần một cặp sách điện tử xách tay cỡ B4 được kết
nối mạng là có thể tham gia học tập. Trong lớp học lắp
đặt 5 bối cảnh đáp ứng mọi tình huống học tập, trên bàn
HS luôn có một màn hình cảm ứng lớn với vai trò điều
khiển trung tâm, HS chỉ cần lắp đặt cặp sách điện tử gần
bàn học, cặp sách điện tử này có thể tự động đồng bộ với
màn hình lớn, rất tiện lợi để giao lưu với HS khác, tương
tác hoặc lập nhóm. Tính tương tác 2 chiều cũng được thể
hiện qua kho thông tin, nơi GV và HS có thể giao-nhận
bài tập cũng như phản hồi về các vấn đề trong bài học.
Samsung cũng đề xuất giải pháp THTM của mình, sử
dụng các thiết bị ICT hiện đại gồm: máy tính bảng, bảng
tương tác điện tử, phần mềm quản lí học tập và hệ thống
mạng để tạo ra môi trường lớp học thông minh, giúp kết
nối HS và GV với phương pháp giảng dạy mới sử dụng
các giáo trình điện tử. Mô hình này cho phép GV tương
tác trực tiếp với HS, đưa giáo trình hay những yêu cầu
xuống từng HS từ bảng tương tác điện tử thông qua máy
tính bảng. Ở phía ngược lại, HS có thể gửi câu hỏi tới
GV, tự tạo câu hỏi kiểm tra hay thực hiện bình chọn trên
máy tính bảng. Trong khi đó, trên bảng tương tác điện tử,
GV có thể quản lí được màn hình máy tính của từng HS,
theo dõi quá trình học tập của từng em cũng như điều
hành lớp học thông qua tính năng quản lí học tập. Cũng
giống như các mô hình trên, điểm khác biệt của Samsung
Smart School so với các phương pháp giảng dạy truyền
thống là khả năng tối ưu hóa thiết bị kĩ thuật số với nội
dung đa phương tiện, khuyến khích giao tiếp hai chiều
giữa GV và HS, giúp GV giảng dạy hiệu quả hơn, đồng
thời khuyến khích HS tham gia chủ động hơn vào nội
dung giảng dạy. Giải pháp Samsung Smart School đã
được triển khai thành công tại nhiều trường học ở Hàn
Quốc, Mĩ, Trung Đông, một số quốc gia ở châu Âu, châu
Á và Việt Nam.
Ngoài ra, một số thuật ngữ thường được nhắc tới
trong các nghiên cứu về THTM hay trường học tương lai
ở các quốc gia như Mĩ, Nhật, Hàn Quốc, đó là điện toán
đám mây (Cloud Computing) và trí tuệ nhân tạo
(Artificial Intelligence - AI). Tập đoàn NTT (Japan
Telegraph and Telephone Corporation) của Nhật Bản đề
xuất mô hình THTM dựa trên nền tảng điện toán đám
mây kết hợp với bảng tương tác, máy tính và máy tính
bảng. Các nội dung giảng dạy đều được số hóa và lưu trữ
trên không gian mạng hay còn gọi là đám mây (Cloud),
điều này giúp cho HS có thể dễ dàng truy cập và sử dụng
các tài nguyên học tập từ bất cứ đâu có kết nối mạng.
Ngoài ra, với nền tảng điện toán đám mây HS có thể tiếp
tục thực hiện các nhiệm vụ học tập còn dang dở trên lớp
mà không cần phải mang máy tính bảng, máy tính xách
tay hoặc thiết bị lưu trữ về nhà làm việc.
Đối với ứng dụng trí tuệ nhân tạo, gần đây, các Robot
AI đã bắt đầu xuất hiện tại các lớp học với vị trí của một
“người” trợ giảng. Robot này có thể xây dựng dưới dạng
các Autobot ảo hoặc Robot vật lí hình người đang được
sử dụng ngày một phổ biến ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Các Robot này trở thành một nguồn lực quan trọng bổ
sung cho việc dạy - học đặc biệt với các môn học liên
quan tới ngôn ngữ. HS có thể trải nghiệm nhiều cách thực
hành đàm thoại khác nhau và AI sẽ theo dõi các lỗi sai
về cách dùng từ và phát âm. Thực tế cho thấy, các Robot
AI này có thể giải quyết các vấn đề HS thường gặp phải
khi giao tiếp với GV như nhút nhát, mất tự tin và xấu hổ
khi lặp lại lỗi sai. Các Robot không “phàn nàn” về các
vấn đề này, chúng có thể làm việc kiên trì, không mệt
mỏi, than phiền với các lỗi của HS. Các AI như Echo hay
Alexa có thể nhanh chóng truy cập cơ sở dữ liệu khổng
lồ giữa bài học để cung cấp thông tin đối tượng theo thời
gian thực.
Bên cạnh các ứng dụng trong dạy học ngôn ngữ,
Robot cũng có thể được lập trình để giám sát và điều
hành các công việc khác như thu thập bài tập, cảnh báo
cha mẹ về các nhiệm vụ/bài tập chưa hoàn thành, giúp
GV xây dựng các bài kiểm tra, làm việc riêng với từng
HS gặp khó khăn để bồi dưỡng với các nội dung phù
hợp đảm bảo không có HS nào bị bỏ lại phía sau... Tất
cả những yếu tố trên giúp GV có nhiều thời gian và
không gian để phát huy vai trò chính của mình trong lớp
học đó là người kiến tạo, định hướng, truyền cảm hứng
và đồng cảm cùng HS, những việc mà ICT hiện nay
chưa thể làm được.
2.3. Đề xuất một số giải pháp ứng dụng ICT trong việc
phát triển trường học thông minh ở Việt Nam
2.3.1. Nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ
thông tin
- Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT):
Hạ tầng CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc
ứng dụng ICT vào quá trình dạy học, điều hành và quản
lí THTM. Xây dựng, nâng cấp hạ tầng CNTT đi đôi với
triển khai các ứng dụng quản lí để khai thác có hiệu quả,
đồng thời việc phân tích thiết kế hệ thống có tính mở,
cho phép dễ dàng mở rộng về quy mô và nâng cấp về
công nghệ.
Hạ tầng CNTT bao gồm: hệ thống Internet tốc độ cao,
phủ sóng toàn bộ trường, kết nối ổn định và có đường
truyền dự phòng; hệ thống camera quan sát trong các lớp
học, sân trường và một số khu vực cần thiết; hệ thống
máy tính bao gồm máy chủ có chức năng quản lí, giám
sát, điều hành toàn bộ hệ thống máy tính trong các phòng
học, hệ thống camera (xem hình 1, trang bên).
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 106-110; 94
109
Hình 1. Mô hình hạ tầng CNTT trong THTM
- Đầu tư xây dựng hệ thống các loại hình phòng đạt
tiêu chuẩn với trang thiết bị đồng bộ và hiện đại: hội
trường, phòng họp, nhà tập đa năng, nhà công vụ, nhà ăn,
hệ thống phòng chức năng, phòng học bộ môn, phòng
thực hành STEM.
+ Hội trường, phòng họp trực tuyến: sử dụng công
nghệ mạng truyền thông hiện đại như IP, ATM, ISDN.
Cung cấp khả năng truyền hình ảnh, âm thanh trực tuyến
giữa nhiều điểm kết nối qua mạng, tăng cường khả năng
tương tác, trao đổi thông tin, giúp GV nâng cao năng lực
chuyên môn, tiếp cận kiến thức mới nhanh chóng giữa
các trường học trong nước và ngoài nước.
+ Xây dựng phòng học, lớp học thông minh: Phòng
học, lớp học thông minh được trang bị tất cả các tính
năng ưu việt để phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học
tập, trong đó chú trọng đến khả năng truyền phát âm
thanh, hình ảnh, video... giúp cho GV và HS có thể tương
tác với nhau một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, các phần mềm giảng dạy điện tử giúp GV có
thể chuyển tải kiến thức cho HS nhanh chóng, dễ hiểu,
hiệu quả nhất. Đồng thời, HS cũng có thể tương tác với
GV và tương tác với nhau thông qua các thiết bị và hệ
thống bài học, dữ liệu được kết nối mạng.
Mô hình lớp học ứng dụng ICT với các thiết bị tương
tác dùng chung cho cả lớp (bảng truyền thống kết hợp
với bảng tương tác, máy chiếu gần, máy chiếu vật thể,
que chỉ, bút viết bảng) và thiết bị cho từng HS (máy tính
bảng kèm sách giáo khoa được số hóa) đi cùng các phần
mềm quản lí lớp học, bài giảng điện tử,... (hình 2).
Hình 2. Mô hình bố trí thiết bị trong lớp học thông minh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 106-110; 94
110
+ Xây dựng phòng học bộ môn, phòng đa năng,
phòng thực hành STEM:
Ngoài các phòng học thông thường, phòng học bộ môn
được xây dựng để đáp ứng yêu cầu dạy học của những
môn khoa học đòi hỏi tính thực nghiệm cao như Vật lí,
Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ và các
môn học đòi hỏi phải có không gian hoạt động dạy học đặc
biệt như Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất.
Phòng học bộ môn, phòng đa năng được trang bị các
trang thiết bị hiện đại, các phần mềm chuyên dụng cho
phép khai thác các tính năng tối đa của công nghệ; giúp
HS nâng cao kĩ năng thực hành, khả năng nghiên cứu
khoa học.
Phòng thực hành STEM được xây dựng để áp dụng
phương pháp giáo dục STEM vào trong giảng dạy nhằm
đẩy mạnh đổi mới hoạt động dạy học theo định hướng
giáo dục tăng cường năng lực tiếp cận của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ 4.
+ Xây dựng thư viện điện tử: Thư viện điện tử là thư
viện mà ở đó các bộ sưu tập được lưu trữ dưới dạng số
(tương phản với các định dạng in, vi dạng, hoặc các
phương tiện khác) và có thể truy cập bằng máy tính. Giúp
GV, HS tìm kiếm được các nguồn tài liệu số một cách
nhanh chóng, tiện lợi.
Thư viện điện tử bao gồm: Tài liệu điện tử: sách, báo,
tạp chí; Hệ thống giám sát, quản lí thư viện; Chương trình
đào tạo GV trực tuyến; Thư viện giáo án, bài giảng, video
tham khảo.
2.3.2. Quản lí, điều hành trường học
Xây dựng phần mềm quản lí đa nền tảng với các mục tiêu:
- Quản lí hành chính: Các kế hoạch, công văn, văn
bản được số hóa giúp cán bộ quản lí thuận lợi trong việc
tra cứu, xử lí công việc theo năm học, theo nội dung; Sử
dụng chữ kí số trong việc điều hành công việc của
trường; Quản lí, thống kê học phí của HS, lương của cán
bộ, GV, nhân viên
- Quản lí nhân sự: Quản lí cán bộ, GV: Lưu trữ thông
tin của cán bộ, GV, nhân viên; Phân công lịch giảng dạy
của GV theo tuần, theo tháng; Quản lí HS: Lưu trữ hồ sơ,
kết quả học tập, học bạ điện tử, sổ liên lạc điện tử của HS.
Giúp phụ huynh dễ dàng tra cứu kết quả học tập của con
em mình khi được cấp mã điện tử.
- Quản lí nội dung, chương trình đào tạo: Chương
trình giáo dục được xây dựng theo hướng hiện đại, tiếp
cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới; nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục thể
chất và bồi dưỡng nhân cách người học; tạo điều kiện để
HS phát triển toàn diện, chuyên sâu một lĩnh vực, giỏi tin
học và ngoại ngữ; phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng
tạo; kĩ năng thực hành, tăng khả năng hoạt động thực
tiễn; Thực hiện số hoá các tài liệu đào tạo chính thống,
bao gồm sách giáo khoa, sách tham khảo, các học liệu
nâng cao, tăng cường; Lựa chọn giới thiệu một số
chương trình, tài liệu dạy học tiên tiến của nước ngoài,
đưa lên hệ thống kho học liệu khai thác chung để GV và
HS tham khảo, vận dụng.
2.3.3. Tăng cường hợp tác, tổ chức chương trình đào tạo
- Đẩy mạnh hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các
cơ sở giáo dục có nền tảng sử dụng ICT tốt trong và ngoài
nước nhằm học tập, trao đổi những kinh nghiệm về công
tác nâng cao chất lượng dạy và học; chú trọng hợp tác về
xây dựng chương trình, tài liệu dạy học, bồi dưỡng GV
và đào tạo HS;
- Tăng cường cơ hội để GV, HS được tham quan, giao
lưu, học tập tại các cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài;
- Tổ chức, hợp tác mời các chuyên gia trong lĩnh vực
ứng dụng ICT trong dạy học và các GV giỏi trong và
ngoài nước đến trao đổi kinh nghiệm, đào tạo bổ sung
kiến thức cho cán bộ quản lí, GV và HS;
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí, GV đạt chuẩn và đủ
điều kiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng
ứng dụng ICT trong dạy học;
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí, GV kĩ thuật để vận
hành hệ thống các phòng học, trang thiết bị hiện đại, phần
mềm dạy học, phần mềm quản lí.
3. Kết luận
Hiện nay, việc ứng dụng ICT trong các trường học ở
Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh Việt
Nam đang hội nhập quốc tế và bước vào cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0, ngành Giáo dục cần phải tiếp cận các
tiến bộ của khoa học, công nghệ và đầu tư, xây dựng các
THTM, hiện đại để đào tạo được HS, sinh viên có năng
lực chuyên môn đáp ứng được với yêu cầu của một công
dân thế kỉ XXI.
Trong các THTM, GV không chỉ là những nhà giáo
dục mà còn là người bạn đồng hành cùng HS trong việc
định hướng nghề nghiệp. Các hoạt động nhóm trong
trường được khuyến khích phát triển, HS học theo năng
lực và có thể dễ dàng tiếp cận với các tài liệu học tập qua
Internet. Việc tích hợp ICT vào chương trình học mang
lại nhiều lợi thế như nội dung chương trình trở nên linh
hoạt hơn, tăng cường sự quan tâm của người học và nâng
cao khả năng sáng tạo cũng như các kĩ năng cho HS. ICT
cho phép người học khám phá hơn là chỉ đơn thuần lắng
nghe và ghi nhớ.
Việc xây dựng THTM ở Việt Nam hiện nay cần có lộ
trình và giải pháp thích hợp, ngoài việc ứng dụng ICT
trong xây dựng, phát triển THTM cũng cần có thêm nhiều
nghiên cứu về điều kiện triển khai cũng như sự phù hợp
với tình hình thực tế tại địa phương được đầu tư xây dựng.
(Xem tiếp trang 94)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 88-94
94
2.3.6. Quản lí các điều kiện phục vụ công tác giáo dục
hướng nghiệp
Bảng 11 cho thấy, mức độ thực hiện và hiệu quả thực
hiện của công tác quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động
GDHN chỉ dừng ở mức trung bình với điểm là 3,33 và
3,25. Trong đó, các nội dung có thứ hạng cao về cả mức
thường xuyên và hiệu quả là “Đầu tư trang thiết bị trong
phục vụ GDHN (các test tâm lí, tư liệu về GDHN)” và
“Phân công trách nhiệm bảo quản trang thiết bị của
trường cho từng cá nhân, đơn vị cụ thể”.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lí công tác giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học
phổ thông ở Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 12. Đánh giá chung về thực trạng quản lí
công tác GDHN
Quản lí GDHN
Mức độ
thực hiện
Hiệu quả
thực hiện
1. Xây dựng kế hoạch GDHN 3,18 3,20
2. Tổ chức, chỉ đạo công tác
GDHN
3,28 3,21
3. Nội dung, chương trình và
phương pháp, hình thức
GDHN
3,20 3,22
4. Kiểm tra, đánh giá công tác
GDHN
3,06 3,14
5. Các điều kiện phục vụ GDHN 3,33 3,25
Tổng trung bình chung 3,21 3,20
Bảng 12 cho thấy, việc quản lí và hiệu quả của nó chỉ
đạt ở mức trung bình (3,21 cho mức độ thường xuyên và
3,20 cho hiệu quả thực hiện). Trong đó, mức độ thường
xuyên thực hiện các chức năng quản lí GDHN cao hơn
hiệu quả thực hiện nhưng sự chênh lệch không nhiều. Số
liệu này cho thấy vấn đề quản lí GDHN tại Quận 4, TP.
Hồ Chí Minh còn nhiều điều cần thực hiện để nâng cao
hơn nữa hiệu quả của quản lí GDHN.
3. Kết luận
GDHN là một nội dung quan trọng trong hoạt động giáo
dục của trường THPT, góp phần cụ thể hóa mục tiêu đào
tạo của nhà trường và là bước khởi đầu quan trọng của quá
trình phát triển nguồn nhân lực. Để HS có một nghề nghiệp
và một tương lai vững chắc phụ thuộc nhiều vào sự quyết
định đúng đắn ban đầu trong việc lựa chọn ngành, nghề phù
hợp với năng lực, sở trường của cá nhân, phù hợp với yêu
cầu của nghề và đáp ứng được sự phát triển KT-XH của địa
phương, đất nước. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn của
vấn đề quản lí hoạt động GDHN tại các trường THPT ở
Quận 4, TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu đã phân tích được
các thực trạng hoạt động dạy học cũng như quản lí hoạt
động GDHN; đây sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất các biện
pháp tăng cường đổi mới quản lí hoạt động GDHN cho HS
tại các trường THPT Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2007). Điều lệ trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học, ban hành kèm theo Quyết định số
07/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 02/4/2007.
[2] Bộ GD-ĐT (2011). Thông tư số 55/2011/TT-
BGDĐT ngày 22/11/2011 về Ban hành Điều lệ Ban
đại diện cha mẹ học sinh.
[3] Bộ GD-ĐT (2013). Tài liệu tập huấn Đổi mới giáo
dục hướng nghiệp trong trường trung học.
[4] Thủ tướng Chính phủ (2018). Quyết định số 522/QĐ-TTg
ngày 14/05/2018 về việc phê duyệt đề án “Giáo dục
hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong
giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.
[5] Hồ Phụng Hoàng (2013). Tài liệu bổ sung sách giáo
viên Hoạt động giáo dục hướng nghiệp. NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[6] Nguyễn Đức Trí (2011). Giáo trình Giáo dục học
nghề nghiệp. NXB Giáo dục Việt Nam.
[7] Phùng Đình Mẫn - Phan Minh Tiến - Trương Thanh Thuý
(2005). Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở trường trung học phổ thông. NXB Giáo dục.
VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(Tiếp theo trang 110)
Tài liệu tham khảo
[1] Lakhwinder Kaur (2015). Future Classroom with
ICT Tools. Educational Quest: An Int. J. of
Education and Applied Social Sciences, Vol. 6,
Issue 2, pp. 133-136.
[2] Đinh Văn Đệ (2018). Ứng dụng công nghệ thông tin
vào nhà trường thông minh với mục tiêu tối ưu hóa
quá trình dạy và học. Hội nghị Quốc tế ICSS 2018
“Nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng
Công nghiệp 4.0”, tr 85-94.
[3] Perkins, D.N. (1992). Smart schools: From training
memories to educating minds. New York: The Free
Press, 264 pages.
[4] Madras, S.A. (2011). Smart schools: Tomorrow School's.
Roshd Journal, Publications Training, Research Planning,
Ministry of Education, Iran. Vol. 20, pp. 7-18.
[5] Smart School Project Team (1997). The Malaysian
Smart School: Implementation plan. Kuala Lumpur:
Ministry of Education.
[6] Vũ Thị Thúy Hằng (2018). Trường học thông minh:
Nguồn gốc, định nghĩa và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam. Tạp chí Giáo dục số 432, tr 6-10; 60.
[7] Blurton, C. (1999). New directions of ICT-use in
education. UNESCO’s World Communication and
Information Report, pp. 46-62.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21vuong_quoc_anh_dao_ngoc_chinh_phan_thi_bich_loi_4177_2164586.pdf