Vai trò của chính phủ Thái Lan, Trung Quốc trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào cộng hòa dân chủ nhân dân lào - Bài học cho Việt Nam

Tài liệu Vai trò của chính phủ Thái Lan, Trung Quốc trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào cộng hòa dân chủ nhân dân lào - Bài học cho Việt Nam: 135 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010 VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ THÁI LAN, TRUNG QUỐC TRONG VIỆC HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Nguyễn Văn Thắng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế TÓM TẮT Trong những năm gần đây, Thái Lan và Trung Quốc là hai nước luôn nằm trong tốp dẫn đầu về đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Có được vị trí đó là nhờ họ đã xây dựng một chiến lược tổng thể nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của chính phủ Thái Lan và Trung Quốc để vận dụng vào quá trình thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là hết sức cần thiết. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment: FBI) là một xu hướng tất yếu khách quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Ho...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của chính phủ Thái Lan, Trung Quốc trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào cộng hòa dân chủ nhân dân lào - Bài học cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
135 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010 VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ THÁI LAN, TRUNG QUỐC TRONG VIỆC HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Nguyễn Văn Thắng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế TÓM TẮT Trong những năm gần đây, Thái Lan và Trung Quốc là hai nước luôn nằm trong tốp dẫn đầu về đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Có được vị trí đó là nhờ họ đã xây dựng một chiến lược tổng thể nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của chính phủ Thái Lan và Trung Quốc để vận dụng vào quá trình thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là hết sức cần thiết. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment: FBI) là một xu hướng tất yếu khách quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Hoạt động FDI không chỉ có các nước phát triển đóng vai trò là chủ đầu tư mà trong những giai đoạn gần đây đã có sự tham gia tích cực của các nước đang phát triển vào hoạt động này. Thế giới đã, đang và sẽ phát triển theo xu thế mở cửa, hội nhập sâu hơn vào quan hệ kinh tế quốc tế, điều này đã biến nền kinh tế thế giới trở thành một mạng lưới rộng lớn, trong đó mỗi quốc gia đóng vai trò là một mắt lưới không thể thiếu. Vì vậy, các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển tất yếu phải tham gia đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong khu vực ASEAN, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào nổi lên như là một trong những nơi thu hút FDI một cách đáng kể của các nước ASEAN và trên thế giới. Đặc biệt, Thái Lan và Trung Quốc đang là những quốc gia hàng đầu đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào. Đây là những quốc gia có một số đặc điểm tương đồng với Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào của hai quốc gia này, Việt Nam có thể rút ra những bài học bổ ích để từ đó vận dụng vào hoạt động FDI của mình vào CHDCND Lào một cách có hiệu quả nhất. 1. Vai trò của chính phủ Thái Lan và Trung Quốc trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào 1.1. Thái Lan Thái Lan là một quốc gia đã rất thành công trong việc thu hút FDI, vì vậy, họ có 136 nhiều kinh nghiệm để tổ chức bộ máy điều hành, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp Thái Lan đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là CHDCND Lào. Đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào CHDCND Lào được đẩy mạnh với hai ngành quan trọng là ngành năng lượng và khai thác khoáng sản. Ở Thái Lan, chính phủ luôn khuyến khích, ưu đãi (ưu đãi về vốn) tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, tập đoàn, các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào. Chính phủ Thái Lan thực hiện nới lỏng các hạn chế về vốn đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào đối với các công ty, xí nghiệp. Các biện pháp, chính sách của Nhà nước đều tập trung mở rộng khả năng đầu tư vào CHDCND Lào, bãi bỏ các điều luật và điều lệ gây hạn chế đầu tư vào CHDCND Lào trước đây. Chính phủ Thái Lan thành lập cơ quan quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài nói chung, đầu tư vào CHDCND Lào nói riêng, đồng thời xây dựng một hệ thống các chính sách quản lý vốn đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào và thực hiện có hiệu quả. Các hoạt động đầu tư vào CHDCND Lào với giá trị vốn lớn đều do Ngân hàng Thái Lan phê chuẩn. Cùng với chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, hợp tác khu vực, các hoạt động đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào CHDCND Lào ngày càng tăng. Từ năm 1997, do các công ty, doanh nghiệp Thái Lan bận rộn với việc cải tổ lại cơ cấu kinh tế sau khủng hoảng nên đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào CHDCND Lào có giảm nhưng nhờ các chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của nhà nước, đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào CHDCND Lào dần dần tăng lên. Đứng đầu danh sách các nước đầu tư vào Lào là Thái Lan, có tổng vốn đầu tư là 2,649 triệu USD với 241 dự án; tiếp theo là Trung Quốc với tổng vốn đầu tư 2,585 triệu USD với 340 dự án; Việt Nam đứng thứ 3 với 2,163 triệu USD vốn đầu tư cho 211 dự án. Các nước đứng kế tiếp là Pháp với 454 triệu USD (68 dự án); Nhật Bản: 433 triệu USD (42 dự án); Hàn Quốc 445 triệu USD (142 dự án); Ấn Độ: 352 triệu USD (6 dự án); Australia: 334 triệu USD (32 dự án); Malaixia: 151 triệu USD (43 dự án); Singapore: 113 triệu USD (29 dự án); Canada: 58 triệu USD (14 dự án). Các nước và vùng lãnh thổ khác như: Anh, Nga, Đài Loan, Mỹ Đức, Ba Lan cũng có nhiều dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư từ 4 triệu USD đến trên 17 triệu USD [10 - 115]. Chính phủ Thái Lan rất chú trọng đảm bảo phát triển mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ lợi ích của các công ty hoạt động trong và ngoài nước. Ngoài ra, chính phủ còn chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân cho các tập đoàn, đây là yếu tố thiết thực cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ở CHDCND Lào. Thái Lan đã thông qua hoạt động đầu tư để chiếm lĩnh thị trường CHDCND Lào, vì vậy, những năm gần đây, 95% hàng hóa trên thị trường CHDCND Lào là của Thái Lan, hầu hết người dân CHDCND Lào đều ưa chuộng hàng Thái Lan. Một vấn đề có tính quyết định trong việc đưa Thái Lan trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở CHDCND Lào là đầu tư chiếm lĩnh thị trường CHDCND Lào với nhịp độ tăng tốc nhằm chiếm chỗ và giữ chỗ. Trên thực tế, có nhiều dự án, công trình chưa có lãi, 137 công trình làm ra chưa sử dụng hết công suất nhưng họ vẫn làm để chiếm chỗ cho sau này khi địa bàn đầu tư và tài nguyên ở trong nước họ đã cạn. Chính phủ Thái Lan đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hầu hết là công ty tư nhân đầu tư vào CHDCND Lào. 1.2. Trung Quốc Trong chính sách mở cửa của Trung Quốc, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy các công ty, xí nghiệp ở trong nước tìm kiếm thị trường ở bên ngoài, thực hiện chuyển dịch nguồn vốn mở cửa ra thị trường thế giới, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên ở ngoài nước, tham gia hợp tác đầu tư, hợp tác lao động với nước ngoài, tạo vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Quan điểm của Trung Quốc là chỉ có mạnh dạn, tích cực đi ra ngoài mới có thể lấp được sự thiếu hụt về nguồn vốn và thị trường trong nước; mới có thể đưa kỹ thuật, thiết bị, sản phẩm của Trung Quốc ra nước ngoài, mới có thể có điều kiện nhập khẩu kỹ thuật mới hơn để phát triển ngành nghề mới, mới có thể hình thành công ty xuyên quốc gia của mình từ nhỏ đến lớn để tham gia toàn cầu hóa tốt hơn. Trung Quốc đề ra chiến lược “đi ra ngoài” bằng việc tăng cường đẩy mạnh, hướng dẫn và khuyến khích các công ty, xí nghiệp mở rộng đầu tư xây dựng nhà máy, tham gia khai thác tài nguyên, thầu khoán xây dựng các hạng mục công trình, đầu tư vào hoạt động gia công chế biến và buôn bán sản phẩm ở ngoài nước; đồng thời đưa những sản phẩm, thiết bị, kỹ thuật và lao động trong nước xuất khẩu ra bên ngoài nhằm tranh thủ cả hai thị trường, hai nguồn tài nguyên trong và ngoài nước, góp phần tạo ra thực lực lớn mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc. CHDCND Lào có một vị trí chiến lược ngày càng quan trọng đối với Trung Quốc, vừa là một nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa là cửa ngõ và tuyến đường trung chuyển để cho hàng hóa của Trung Quốc xâm nhập thị trường Đông Nam Á. Mặc dù chỉ khôi phục các mối quan hệ ngoại giao thông thương với CHDCND Lào từ năm 1988 và bắt đầu chuyển hướng đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào nhưng giờ đây Trung Quốc đã nhanh chóng xác lập, vươn lên vị trí thứ hai trong tổng số các nước đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào. Vai trò của chính phủ Trung Quốc thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau đây: Thứ nhất, nhà nước Trung Quốc đã rất chú trọng đẩy mạnh xúc tiến quan hệ đầu tư, xây dựng được hệ thống pháp luật bảo đảm để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các công ty, xí nghiệp đầu tư của Trung Quốc ở CHDCND Lào. Tuy chỉ mới bình thường hóa quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế với CHDCND Lào, nhưng đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tại CHDCND Lào tăng lên một cách nhanh chóng như để bù đắp thời gian đã mất. Nhờ có chính sách xúc tiến đầu tư của chính phủ mà các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ đầu tư trực tiếp tại CHDCND Lào. Thông qua các khoản viện trợ, đầu tư, thương mại; những món trợ cấp xuất khẩu hào phóng cũng như những khoản cho vay không lãi của Bắc Kinh mà CHDCND Lào đã giữ vững được đồng Kíp trong thời điểm khủng hoảng tài 138 chính năm 1997. Sau đó là một loạt những hiệp định hợp tác song phương trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, phát triển hạ tầng cơ sở và đầu tư, ngân hàng. Trung Quốc đã xóa khoản nợ 1,7 tỉ đô la của CHDCND Lào vào năm 2003. Trong chuyến viếng thăm của ông Ôn Gia Bảo tới Viêng Chăn tháng 3 năm 2008, đồng thời dự Hội nghị thượng đỉnh Tiểu vùng thượng nguồn sông Mê-kông, có 7 hiệp định hợp tác thương mại, kỹ thuật, năng lượng cũng như xây dựng chính phủ điện tử đã được ký kết. Trung Quốc cũng đã đề nghị một khoản tín dụng cho xuất khẩu sản phẩm xe hơi và máy bay trực thăng qua Lào. Lợi ích được Bắc Kinh chú trọng trước hết là xây dựng các đập thủy điện, khai thác các mỏ vàng, đồng, sắt, bô xít. Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tư vào nông sản như bắp, khoai mì, mía đường, cao su. Trao đổi thương mại đôi bên năm 2007 gần 250 triệu đôla, nhưng sẽ lên đến 1 tỉ đô la trong những năm tới. Trung Quốc đã dành sự chú ý đặc biệt cho phát triển mở rộng nhanh chóng mạng lưới đường sá phía Bắc Lào. Nhiều cầu đường cũng đang được ráo riết xây dựng ở phía Bắc Lào nối liền với Thái Lan bằng ngân sách của nhà nước Trung Quốc. Với việc xây dựng các tuyến đường Bắc Lào sẽ cho phép nước này vận chuyển hiệu quả hơn hàng hóa qua Thái Lan tới phần còn lại của Đông Nam Á và cung cấp một mắt xích kết nối với các cảng biển của Thái Lan. Nhiều công trình văn hóa khác cũng đang được Bắc Kinh tài trợ cho Lào một cách hào phóng, hoàn toàn không mang tính chất thương mại mà mang tính chất “ảnh hưởng mềm” nhằm xác lập “quyền lực mềm”. Thứ hai, mở rộng chính sách thẩm định phê chuẩn đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào, đơn giản hóa trình tự thẩm định. Chính phủ Trung Quốc thực hiện việc phân định và điều chỉnh chức năng của các ngành hữu quan một cách hợp lý và có hiệu quả, đơn giản hóa trình tự, thu hẹp nội dung thẩm định phê chuẩn, giảm bớt các khâu phức tạp, cải tiến quản lý, chú trọng khâu hỗ trợ trong đầu tư. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế, chính phủ đã thay đổi căn bản một số quy định trong chế độ thẩm định đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào phù hợp pháp luật đầu tư của CHDCND Lào. Tăng cường giám sát các và quản lý các hạng mục đầu tư sau khi đã hoàn thành. Thứ ba, thực hiện cải cách ngành quản lý ngoại hối, hoàn thiện hệ thống dịch vụ tiền tệ cho hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Trung Quốc vào CHDCND Lào. Trung Quốc chú trọng cải thiện chính sách cho vay ngoại hối nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào. Cục quản lý ngoại hối đã nới lỏng hạn chế về ngoại hối, đơn giản hóa các thủ tục, thực hiện xóa bỏ chế độ thẩm tra rủi ro đối với đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào bằng ngoại tệ. Các danh mục tài liệu về nguồn vốn đầu tư vào CHDCND Lào cần thẩm tra được rút gọn từ 11 xuống còn 5; thời gian, trình tự thẩm định cũng được rút ngắn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được thời cơ đầu tư. Trung Quốc thực 139 hiện xóa bỏ chế độ chủ thể đầu tư phải giao nộp lợi nhuận bảo đảm bằng vàng về nước nhằm mục đích đẩy mạnh đầu tư hơn nữa vào CHDCND Lào. Mặt khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào, Trung Quốc hoàn thiện hệ thống dịch vụ tiền tệ, xây dựng chế độ bảo đảm rủi ro về chính trị cho các xí nghiệp trong đầu tư trực tiếp ở CHDCND Lào, đồng thời xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo đảm cung cấp tín dụng cho các công ty xuyên quốc gia. Thứ tư, hoàn thiện chính sách và chế độ quản lý đầu tư trực tiếp ở CHDCND Lào. Trung Quốc xóa bỏ quan niệm coi lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chỉ là một bộ phận kết hợp hữu cơ trong chính sách mậu dịch đối ngoại, chú trọng nâng cao tính độc lập của lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; xác lập chính sách đầu tư ra nước ngoài phù hợp với tình hình tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh đầu tư vào CHDCND Lào. Trung Quốc tăng cường hoàn thiện chế độ quản lý đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào thông qua các biện pháp: thực hiện chế độ đãi ngộ quốc dân đối với các xí nghiệp của mọi thành phần kinh tế kể cả xí nghiệp dân doanh; xây dựng cơ quan chuyên ngành dịch vụ tư vấn thông tin về các mặt tin tức, pháp luật, tài chính, sở hữu trí tuệ cho các xí nghiệp đầu tư ở CHDCND Lào giúp các xí nghiệp nhanh chóng nắm bắt được cơ hội đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ; tăng cường bồi dưỡng và đào tạo nhân viên chuyên môn lành nghề để giúp cho các xí nghiệp xây dựng được một đội ngũ các doanh nghiệp và nhân viên quản lý có trình độ cao có thể triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh xuyên quốc gia; khuyến khích các xí nghiệp đẩy mạnh đầu tư kinh doanh ở CHDCND Lào nhằm thu hút nguồn tài nguyên và lao động, góp phần khắc phục nguồn lực hạn hẹp của Trung Quốc trong lĩnh vực FDI xuyên quốc gia. Có thể nói, việc Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào đã đạt được nhiều lợi ích quan trọng. Đẩy mạnh FDI vào CHDCND Lào, Trung Quốc mở rộng được thị trường và xuất khẩu ngày càng nhiều sản phẩm và lao động ra nước ngoài. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của CHDCND Lào để cung cấp một cách ổn định nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho các công ty đầu tư trực tiếp tại CHDCND Lào và các công ty khác ở Trung Quốc. Nhanh chóng nắm bắt những thông tin thị trường và thông tin kỹ thuật, bước đầu áp dụng những kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật bán hàng thực tế của nền công nghiệp một cách khoa học. 2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào của Việt Nam Tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2008, Việt Nam đã có 145 dự án đầu tư sang Lào với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 1,52 tỉ USD, quy mô bình quân một dự án là 10,4 triệu USD. 140 Bảng 1. FDI của Việt Nam sang Lào theo năm (từ 1/1/1988 đến 20/12/2008). Đơn vị tính: USD Số thứ tự Năm Số dự án Vốn đăng ký 1 1994 2 1.306.811 2 1998 1 1.500.000 3 1999 4 710.000 4 2000 9 5.189.370 5 2001 1 884.000 6 2002 1 392.000 7 2003 7 5.254.870 8 2004 5 3.367.928 9 2005 17 387.692.896 10 2006 14 55.160.960 11 2007 33 616.388.498 12 2008 51 448.630.718 Tổng số 145 1.526.478.051 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư [1 - 18]. Nhìn vào bảng 1 chúng ta thấy giai đoạn trước năm 2000, FDI của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào còn rất khiêm tốn, điều này xuất phát từ nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về FDI chưa cao. Từ năm 2000 trở đi, số lượng dự án FDI của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào ngày càng tăng, đặc biệt từ năm 2005-2008 số lượng dự án tăng vọt làm cho Việt Nam vươn lên dẫn đầu trong FDI tại Lào. Cùng với sự tăng lên về số lượng dự án, tổng số vốn đăng ký của mỗi dự án đầu tư cũng tăng lên làm cho quy mô đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam từ nhỏ và vừa chuyển sang quy mô lớn. Có được điều này là do nhận thức của các doanh nghiệp về FDI ngày càng đổi mới, doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò và tầm quan trọng của FDI sang Lào trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Các dự án FDI của doanh nghiệp Việt Nam vào CHDCND Lào tập trung vào các ngành: công nghiệp có 76 dự án với tổng số vốn đầu tư là 1,04 tỉ USD chiếm 52% số dự án và 69% vốn đầu tư. Tiếp theo là lĩnh vực nông – lâm nghiệp có 47 dự án (chế biến gỗ, trồng và khai thác mủ cao su) với tổng số vốn đầu tư là 427,2 triệu USD chiếm 32% số dự án và 28% vốn đầu tư. Lĩnh vực dịch vụ có 22 dự án với tổng vốn đầu tư là 44,9 triệu USD chiếm 15% số dự án và 2,94% vốn đầu tư. Bảng 2. FDI của Việt Nam sang Lào theo ngành (từ 1/1/1988 đến 20/12/2008). Đơn vị tính: USD Số thứ tự Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư I Công nghiệp 76 1.049.614.207 Công nghiệp dầu khí 1 4.680.000 141 Công nghiệp nặng 60 1.023.623.717 Công nghiệp nhẹ 5 13.768.440 Công nghiệp thực phẩm 3 2.225.050 Xây dựng 8 9.997.000 II Nông – Lâm nghiệp 47 427.275.777 III Dịch vụ 22 44.908.067 Dịch vụ 9 6.790.000 Giao thông vận tải – Bưu điện 5 22.932.030 Khách sạn – Du lịch 2 5.155.796 Văn hoá - Y tế - Giáo dục 5 3.056.811 Xây dựng văn phòng – Căn hộ 1 6.973.430 Tổng số 145 1.521.798.051 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư [1 - 18] Từ bảng 2 cho thấy, trong 145 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào thì 3 lĩnh vực được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhất là: công nghiệp khai thác mỏ, năng lượng và nông-lâm nghiệp. Đây là 3 lĩnh vực doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh cũng như nhận được nhiều ưu tiên ưu đãi từ phía Chính phủ Lào. Đó thực sự là một lợi thế lớn của doanh nghiệp Việt Nam so với các nhà đầu tư nước ngoài khác khi đầu tư tại Lào, doanh nghiệp Việt Nam cần tranh thủ khai thác triệt để lợi thế này. Mặc dù FDI của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào đứng đầu trong tổng số hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ có FDI của Việt Nam nhưng so với tiềm năng, lợi thế hiện có thì hoạt động FDI của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào còn rất khiêm tốn, vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm các nước khác để nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp vào Lào có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Thái Lan và Trung Quốc là hai nước đứng đầu trong đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Đó là sự gần gũi về trình độ phát triển và lịch sử văn hóa cùng với việc là những thành viên trong Tiểu vùng sông Mê Kông, thành viên của ASEAN + 3 nên có nhiều thuận lợi trong quan hệ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Mặt khác, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam có năng lực cạnh tranh theo các nhân tố tác động đến FDI tương đương. Tính theo các tiêu chí: chỉ số tin cậy FDI, tăng trưởng kinh tế tiềm năng, hệ thống pháp luật, ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định chính trị xã hội thì Việt Nam đạt 2,6; Trung Quốc đạt 3,2; Thái Lan đạt 2,8 (Xếp hạng 4 là khả năng cạnh tranh cao nhất, hạng 1 là khả năng cạnh tranh kém nhất). Tuy nhiên, so với Thái Lan và Trung Quốc thì Việt Nam có ưu thế hơn hẳn trong đầu tư trực tiếp vào Lào. Bởi vì, Việt Nam và CHDCND Lào là hai nước láng giềng gần gũi có sự tương đồng căn bản về định hướng chính trị và mục tiêu phát triển; hai nước có mối quan hệ kinh tế, chính trị hữu nghị đặc biệt, do đó chính phủ Lào rất ủng hộ và 142 ưu tiên các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Lào so với các đối tác khác trong khu vực. Chính phủ Lào luôn dành một chế độ đầu tư ưu đãi riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào, nhất là về thuế và thời hạn thuê đất đai. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam được miễn hoặc giảm thuế với thời hạn xác định hoặc được kéo dài thời hạn thuê đất lâu hơn những nhà đầu tư của Thái Lan và Trung Quốc khi đầu tư tại Lào. Sở dĩ Chính phủ Lào có chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp Việt Nam vì Lào muốn khuyến khích đầu tư từ Việt Nam, quốc gia có nhiều gắn bó trong công cuộc xây dựng kinh tế với Lào. Quan hệ hợp tác đầu tư Việt – Lào dựa trên nguyên tắc “Tài nguyên của Lào, kỹ thuật và lao động của Việt Nam, vốn của Việt Nam hoặc của nước thứ ba đầu tư vào Lào trên cơ sở hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, kết hợp thoả đáng tính chất quan hệ đặc biệt với thông lệ quốc tế, ưu tiên ưu đãi hợp lý cho nhau”. Có một điểm đặc thù trong hoạt động đầu tư trực tiếp vào Lào đó là: các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào Lào có thêm 7 yêu cầu riêng dựa trên quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Đầu tư trên địa bàn của Lào nhìn chung còn khó khăn, phức tạp, thiếu nhiều thứ, vì vậy, phía Lào muốn thông qua dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam giúp đỡ cho các địa phương của Lào ở nơi đầu tư trên 7 lĩnh vực: điện, đường, trường, trạm, việc làm, dạy nghề và cơ chế 3+2 (nhà đầu tư cung cấp vốn, kỹ thuật, thị trường và địa phương cung cấp lao động tại chỗ và đất đai). Mỗi năm, Việt Nam dành cho Lào khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 60 tỷ VND. Việc hai bên mở 5 cửa khẩu quốc tế đã góp phần quan trọng cho việc giao thương đi lại và đầu tư giữa hai nước. Chính phủ Việt Nam dành cho Lào sử dụng một số cảng biển như Vũng Áng, Cửa Lò, Hội An giúp Lào có thêm điều kiện hội nhập khu vực và thế giới. Việc đấu nối đường dây cáp quang từ vùng Trung Lào với Việt Nam dài 230 km tạo thuận lợi cho Lào đến với các nước Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Việt Nam. 2.2. Bài học cho Việt Nam Trên cơ sở những điểm tương đồng và khác biệt trong đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào của Việt Nam so với Thái Lan và Trung Quốc, nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư trực tiếp của Thái Lan và Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học đối với Việt Nam như sau: Thứ nhất, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp để khuyến khích sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế, chú trọng xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng và tạo môi trường thuận lợi cho các công ty, tập đoàn kinh tế hoạt động; đồng thời luôn giành sự ưu đãi đặc biệt về vốn, giúp các doanh nghiệp giữ vững vị trí cạnh tranh với các nhà đầu tư khác trên thị trường CHDCND Lào. Thứ hai, Chính phủ cần chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D), thực hiện ưu đãi thuế đối với các hoạt động R&D nhất là hoạt động R&D của các doanh nghiệp. Thứ ba, Chính phủ cần chú trọng khâu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong khâu đào tạo người lao động. Mặt khác, Chính 143 phủ cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, tạo động lực thúc đẩy người lao động tích cực tham gia lao động tại Lào. Thứ tư, Chính phủ cần thực hiện nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Giữ vững và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt với CHDCND Lào nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với Lào trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt – Lào không những vì mục tiêu kinh tế mà còn vì mục tiêu chiến lược về chính trị, an ninh quốc gia và phát triển đất nước. Thậm chí, có thể còn hy sinh mục tiêu kinh tế mà đặt mục tiêu chính trị, an ninh quốc phòng lên trên hết. Bởi vì, Lào là một vùng đất đang được nhiều thế lực quan tâm. Chỗ nào, ngành nào, lĩnh vực nào có chỗ trống lập tức có những lực lượng từ bên ngoài nhòm ngó và tìm cách tác động lôi kéo. Thực tiễn hoạt động đầu tư những năm qua ở khu vực Bắc Lào đã cho thấy rõ điều đó. "Một sự hợp tác đầu tư toàn diện, nhanh chóng ngay từ đầu là rất cần thiết, một sự chần chừ, chậm trễ sẽ phải trả giá về hậu quả của nó. Trong một số trường hợp chúng ta không chỉ phải hy sinh của cải vật chất mà còn cả xương máu vì một sự chậm trễ hay phiến diện trong quan hệ hợp tác” [6 - 210]. Bãi bỏ các luật lệ cản trở đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào CHDCND Lào; thực hiện ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ở CHDCND Lào, trong đó có cả việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; thực hiện hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất thấp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tạo khả năng tài chính lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường CHDCND Lào. Đặc biệt, Chính phủ cần có cơ chế đặc thù ưu tiên cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp tại CHDCND Lào trên tinh thần hợp tác giúp đỡ hữu nghị mà không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, điều đó làm tăng khả năng thuận lợi, sự giúp đỡ từ chính phủ CHDCND Lào cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ năm, tự thân các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững ở thị trường CHDCND Lào cũng cần không ngừng vận động, củng cố, tăng cường nâng cao sức mạnh tài chính, trình độ khoa học công nghệ, trình độ nguồn nhân lực nhằm mở rộng thị trường, tận dụng những lợi thế có sẵn, nhất là sự ưu đãi đặc biệt của chính phủ Lào dành cho các doanh nghiệp Việt Nam để tìm cách khai thác các nguồn lực mới. Cần xác định không nên “ăn xổi” trong đầu tư trực tiếp vào Lào mà cần có ý đồ chiến lược lâu dài. Trong một số dự án đấu thầu xây dựng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan niệm họ chỉ giống như người làm thuê, làm xong công việc là trở về nước không để lại một cái gì làm giảm ý nghĩa và mục đích của hoạt động đầu tư cũng như chủ đầu tư. Trước mắt, không nên quan tâm đến việc có hiệu quả ngay khi đầu tư mà chỉ nên quan tâm đến hiệu quả tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu: giữ chỗ và chuẩn bị. 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cục Đầu tư nước ngoài. Dự báo đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài năm 2008 và 2009. Hà Nội, 2008. [2]. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. [3]. Khay Kham Van Na Vong Sy. Mở rộng quan hệ kinh tế giữa CHDCND Lào với các nước láng giềng trong giai đoạn hiện nay. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội, 2002. [4]. Đoàn Thọ Nam. Thu hút đầu tư nước ngoài tại Lào - Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2009. [5]. Bua Khăm Thip Pha Vong. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội, 2000. [6]. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ năm 1999 – 2000. Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội, 2000. [7]. Nguyễn Hữu Hiểu. Giải pháp tài chính thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4, 2000. [8]. Trần Lãm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước ASEAN, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12 (260), 1994. [9]. Nguyễn Thanh Long. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Lào và Cămpuchia trong điều kiện mở rộng phân công lao động quốc tế XHCN, Luận án PTS, Hà Nội, 1987. [10]. Vi Nít San Say. Tạo lập môi trường đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội, 2010. GOVERNMENT ROLE OF THAILAND, CHINA IN THE SUPPORT OF DIRECTLY- INVESTED BUSINESSES IN THE PEOPLE'S DEMOCRATIC REPUBLIC OF LAOS - A LESSON FOR VIETNAM Nguyen Van Thang College of Pedagogy, Hue University SUMMARY In recent years, Thailand and China have always been the two leading countries directly investing in the Democratic People's Republic of Laos. This position is obtained due to the fact that they have built a comprehensive strategy to support and promote businesses in the country where their direct investment policy is applied. This research is aimed at examining experiences of the Government of Thailand and China in supporting businesses in the Democratic Republic of Laos People's by investing directly from which to consider the possibility to apply to the process of promoting investment from Vietnam enterprises directly to Laos.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf62a_14_3479_3855_2117809.pdf
Tài liệu liên quan