Vài quan điểm cơ bản về tư tưởng chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài liệu Vài quan điểm cơ bản về tư tưởng chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh: 74 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016 VÀI QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SOME BASIC VIEWS ABOUT THE POLITICAL IDEOLOGY OF HO CHI MINH Vũ Ngọc Lanh Khoa Lý luận chính trị, ĐH GTVT TPHCM Tóm tắt: Nghiên cứu về khoa học chính trị, tư tưởng chính trị là lĩnh vực khó và thú vị. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng chính trị xuất phát từ hiện tượng quyền lực xã hội, mang tính chất quyền lực Nhà nước. Theo chúng tôi, có thể xem tư tưởng chính trị là những tư tưởng về các hiện tượng xã hội khác biệt từ nhiều hình thái kinh tế - xã hội, là năng lực nhận thức được bản chất khách quan của các hiện tượng chính trị thông qua hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật về giới tự nhiên, con người và xã hội của một người hoặc một trường phái nào đó. Từ cuộc đời thực, Hồ Chí Minh xây dựng tư tưởng chính trị vì dân trên nền tảng cách mạng giải phóng dân tộc, đánh đổ phong kiến, phát huy...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài quan điểm cơ bản về tư tưởng chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
74 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016 VÀI QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SOME BASIC VIEWS ABOUT THE POLITICAL IDEOLOGY OF HO CHI MINH Vũ Ngọc Lanh Khoa Lý luận chính trị, ĐH GTVT TPHCM Tóm tắt: Nghiên cứu về khoa học chính trị, tư tưởng chính trị là lĩnh vực khó và thú vị. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng chính trị xuất phát từ hiện tượng quyền lực xã hội, mang tính chất quyền lực Nhà nước. Theo chúng tôi, có thể xem tư tưởng chính trị là những tư tưởng về các hiện tượng xã hội khác biệt từ nhiều hình thái kinh tế - xã hội, là năng lực nhận thức được bản chất khách quan của các hiện tượng chính trị thông qua hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật về giới tự nhiên, con người và xã hội của một người hoặc một trường phái nào đó. Từ cuộc đời thực, Hồ Chí Minh xây dựng tư tưởng chính trị vì dân trên nền tảng cách mạng giải phóng dân tộc, đánh đổ phong kiến, phát huy truyền thống yêu nước, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập một số quan điểm cơ bản về tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh và giá trị của những quan điểm đó đối với cách mạng Việt Nam. Từ khóa: Chính trị; tư tưởng chính trị; Nhà nước; quyền lực Nhà nước. Abstract: The study of political science and political ideology is a difficult but exciting field. Most researchers agree that politics comes from the phenomena of social power and carry the nature of state power. In our opinion, the political ideology can be considered as the ideology of social phenomenon different from many economic - social forms, as the cognitive capability on the objective essence of political phenomenons through a system of concepts, categories, rules of nature, human and social aspects of a person or a certain party. From real life, Ho Chi Minh built political ideology for people on the basis of national liberation revolution, overthrowing feudalism, promoting the patriotic tradition, forwarding the socialist revolution. In this article we will only mention some basic views about the political ideology of Ho Chi Minh and the value of those views on Vietnam's revolution. Keywords: Politics; political ideology; State; State’s power. 1. Giới thiệu Khoa học nghiên cứu chính trị ra đời rất sớm và chính trị học cũng trải qua một quá trình phát triển lâu dài nhưng chưa có được định nghĩa chuẩn xác về bản chất chính trị. Tư tưởng chính trị là gì? Chính trị là gì? Thật ra, không dễ ràng để có một kết luận: hiện tượng chính trị là hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay quyền lực, vì sự pha trộn của nó trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và thậm chí cả nghệ thuật. Ý kiến của hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng chính trị là một hiện tượng quyền lực xã hội mang tính chất của quyền lực Nhà nước, nên chỉ có định nghĩa riêng trong tư tưởng chính trị của các trường phái. Vì vậy, khó có thể thay đổi ý niệm chính trị, tư tưởng chính trị của các trường phái, để có được định nghĩa chung. 2. Nội dung: 2.1. Khái niệm tư tưởng chính trị Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyển I định nghĩa: “Chính trị, toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề duy trì, sử dụng quyền lực Nhà nước. Sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước” [10, 478]. Ngoài ra chính trị còn là sự biểu hiện tập trung của nền văn minh và hoạt động sáng tạo, sự giải phóng. Theo định nghĩa này, chính trị chưa có con người cụ thể, chưa lấy con người làm trung tâm, chưa có ý thức cá nhân, trong khi cá nhân mới là thành phần tồn tại thực trong xã hội. Còn định nghĩa: “Chính trị học với tư cách là một chỉnh thể, chính trị học làm sáng tỏ những quy luật chung nhất của sự vận động chính trị (cơ chế tác động, cơ chế sử dụng cùng những phương thức, những thủ thuật chính trị) trong xã hội được tổ chức thành Nhà nước (sự hình thành các lực lượng, các đảng phái; sự hình thành và phát triển của các thể chế Nhà nước, các thể chế liên quốc gia, khu vực,.)” [10, 479], ở đây mới chỉ nói đến hiện tượng và cho rằng chính trị là kinh tế, là Nhà nước, là quyền lực, TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016 75 Cùng với sự phát triển của thực tiễn, những kinh nghiệm chính trị được tích lũy nhiều lên trong nhu cầu nâng cao tác động thực tiễn và hiệu quả xã hội, đã có những tổng kết, khái quát hóa thành lý luận chính trị nhưng vẫn còn giới hạn ở hiện tượng chính trị, xã hội, chưa khái quát được bản chất của chính trị, của tư tưởng chính trị. Với sự xuất hiện của chế độ tư bản chủ nghĩa, với lý tưởng giải phóng áp bức, bất công, C. Mác và Ăng - ghen, V.I. Lênin đã cống hiến vào hệ thống tư tưởng chính trị ở phạm vi chính trị về giai cấp và đấu tranh giai cấp, đóng góp vào việc nghiên cứu tư tưởng chính trị trong đời sống của xã hội tư bản, của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hiện nay các giá trị xã hội được xác lập rõ ràng và chuyên sâu hơn đang là cơ hội cho chúng ta khái quát các hiện tượng chính trị thành giá trị bản chất của nó, nhằm giúp định hướng tư tưởng chính trị ở tầm phổ biến từ góc độ triết học chính trị, nâng tầm các khái niệm từ các trường phái chính trị khác nhau thành khái niệm chính trị chung. Theo chúng tôi, trước hết cần thống nhất rằng: Chính trị là khách quan và tư tưởng chính trị là năng lực nhận thức được bản chất khách quan đó thông qua hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật về giới tự nhiên, con người và xã hội của một người hoặc của một trường phái nào đó. Các nhà khoa học chính trị thường kết luận chính trị là hệ thống quyền lực, các thể chế, chế độ xã hội, các vấn đề quốc gia, dân tộc, các mối liên hệ của chính trị về tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, về chiến tranh và hòa bình, vai trò, những phương diện nghệ thuật chính trị, các quan hệ giữa các quốc gia, quốc tế. Chúng ta có thể xem tư tưởng chính trị là những tư tưởng về các hiện tượng xã hội khác biệt từ nhiều hình thái kinh tế - xã hội, lợi ích và tồn tại. Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền thống văn hóa của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, Hồ Chí Minh đã xác lập một hệ thống tư tưởng chính trị mang tính cách mạng triệt để, tính khoa học sâu sắc và tính nhân văn cao cả. Tổ chức UNESCO đã đánh giá, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là tư tưởng chính trị rất văn hóa, bởi vì “những tư tưởng của Người là hiện thân cho những khát vọng của dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau” [1, 5]. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, luôn trân trọng con người, trước hết là những người lao động và những người bị áp bức, mang tính văn hóa rất sâu đậm. Trong bài viết này chúng tôi mới chỉ nêu ra, tập hợp một số quan điểm, tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh. 2.2. Tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh sinh ra vào thời kỳ Việt Nam có nhiều biến động, giữa hội nhập của hai nền thống trị Đông - Tây. Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh nhận thấy: Chỉ có một con đường cứu nước, giải phóng dân tộc và muốn cứu nước giải phóng dân tộc phải có sự am hiểu chính trị trong nước và quốc tế, từ đó Người ra đi tìm đường cứu nước. Khi gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh với tư tưởng vĩ đại: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” và theo đuổi suốt cuộc đời Người. Từ câu nói này, Hồ Chí Minh mới đi đến tư tưởng: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết và khẳng định: Phải đại đoàn kết thì mới có “Dân tộc Việt Nam là một”. Đó là tư tưởng thống nhất đất nước, kế thừa từ lịch sử chân chính của dân tộc Việt Nam. Từ cuộc đời thực, Hồ Chí Minh xây dựng tư tưởng chính trị vì dân trên nền tảng cách mạng giải phóng dân tộc, phát huy truyền thống yêu nước, làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.  Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh lấy đại đoàn kết làm nền tảng. Đây là một quan điểm xuyên suốt, nhất quán trong quá trình hoạt động cách mạng của Người: “Trừ bọn đại Việt gian ra thì người Việt Nam ai cũng có lòng yêu nước, ghét giặc” [6, 234], “miễn là không phản lại quyền lợi dân chúng, không là Việt gian, thân Pháp, thân Nhật, có lòng trung thành với Tổ quốc, là có thể dùng được” [4, 39]. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, Hồ Chí Minh đã thể hiện những quan điểm chính trị rất văn hóa của mình. Người lấy vấn đề dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng đất nước giàu mạnh làm mục tiêu, lấy tinh thần yêu nước của con người Việt Nam làm cơ sở để thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh 76 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016 chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết mọi giai tầng trong xã hội, các đồng bào dân tộc thiểu số, các tôn giáo, vùng miền, trong và ngoài nước cùng vì sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc. Hồ Chí Minh xem tôn giáo là một phần của văn hóa, coi tín ngưỡng là đời sống tâm linh của đồng bào có đạo, cần phải tôn trọng; cần xây dựng xã hội mới, con người mới với đầy đủ tính nhân bản, nhân đạo, nhân văn trên con đường đi lên của dân tộc; không ngừng mở rộng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đưa cách mạng Việt Nam đạt được những chiến công vẻ vang trong lịch sử dân tộc.  Tư tưởng thi hành nền chính trị liêm khiết, kết hợp chặt chẽ đức trị với pháp trị. Muốn được lòng dân, giữ vững mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, xây dựng đại đoàn kết dân tộc, theo Hồ Chí Minh, cần phải nêu cao việc rèn luyện đạo đức, nhân cách của người cán bộ. Từ năm 1946, Người đã viết: “Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết... có như thế, dân chúng mới đoàn kết chung quanh chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh sống chết giết giặc. Có như thế thì dù tình thế nguy khốn đến mức nào, dân chúng không sợ hãi gì hết, mà cố sức quyết chiến, quyết thắng” [4, 227]. Hồ Chí Minh đề cao việc rèn luyện và giữ gìn chữ “liêm”, xem như một chuẩn mực đạo đức hàng đầu mà mỗi cán bộ, đảng viên cần phải hướng đến. Chỉ có như vậy, mới giúp cán bộ, đảng viên tránh xa những “căn bệnh nghề nghiệp” của những người cầm quyền như: Quan liêu, tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền... Người nhắc nhở: “Xem thường danh vị, ngôi thứ và tiền bạc vì chúng là cội nguồn sinh ra đố kỵ, hận thù và là nguyên nhân của những hành động chỉ điểm, phản bội, làm tổn hại nghiêm trọng đến sự nghiệp cách mạng” [3, 450]. Song song với việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đề cao vai trò của pháp luật, thực hiện kết hợp chặt chẽ đức trị và pháp trị. Người hiểu rõ, muốn giải quyết triệt để những vấn nạn tham nhũng trong bộ máy tổ chức thì không thể chỉ đơn thuần ở việc kêu gọi rèn luyện và giữ gìn đạo đức. Vì vậy, Hồ Chí Minh chủ trương thưởng phạt phân minh, ban hành những sắc lệnh và hình phạt nghiêm khắc để trừng trị người vi phạm một cách công minh, Hồ Chí Minh luôn nhắc đến câu nói của Lênin: “Không xử bắn bọn ăn hối lộ mà xử nhẹ là một việc xấu hổ cho những người cộng sản, người cách mạng” [5, 386].  Trong hệ thống tư tưởng chính trị của mình, Hồ Chí Minh luôn tôn trọng hiền tài, tin dùng trí thức. Với một tầm nhìn sáng suốt, Hồ Chí Minh nhận thấy vai trò quan trọng, không thể thiếu được của trí thức trong sự nghiệp cách mạng, “Cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức” [6, 33], “trí thức không bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức mà thôi” [6, 36]. Hồ Chí Minh đánh giá cao trí thức, tôn trọng và tin dùng trí thức, có chính sách đãi ngộ cao, đối xử ân cần... nhờ đó đã quy tụ được hầu hết các trí thức có tài năng, danh vọng đi theo cách mạng, theo kháng chiến, đem trí tuệ, tài năng cống hiến cho dân, cho nước.  Tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh về nhà lãnh đạo, quản lý đất nước. Hồ Chí Minh là nhà cách mạng thực tiễn, bằng cả cuộc đời cống hiến cho dân tộc Người đã tìm ra chân lý phụng sự nhân dân, Người nói rằng: “Lãnh đạo là làm đầy tớ nhân dân” và như vậy, phải làm cho tốt. Có lẽ xuất phát từ việc Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc chữ “tâm” của Khổng Tử, thấu hiểu điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, gia đình, bản thân mình, mà Người khẳng định: “Có chính tâm, có tu thân mới trị quốc, bình thiên hạ được” [2, 21-22]. Người nói “chính tâm” bằng cuộc đời thực của mình, chứ không phải nói về chữ “tâm” của Khổng Tử. “Tâm” của Khổng Tử là “tu thân”; còn “tâm” của Hồ Chí Minh là “chính tâm”, là viết về cuộc đời của chính mình. Tâm trong sáng là tâm “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, là tâm của những con người sống trung thực, làm điều thiện không nhiễm thói đời. Còn chính tâm theo nghĩa rộng hơn nhiều, không chỉ là tâm trong sáng mà còn góp phần cải tà quy chính, tác động làm thay đổi hiện thực, phục vụ con người, cái tâm của nhà duy vật biện chứng. Hồ Chí Minh dùng khái niệm “chính tâm” để chỉ “cái tâm cần phải chân chính”, con người sống cho ai, sống làm gì và sống như thế nào, sống TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016 77 sao cho ra sống? Những nhà lãnh đạo, quản lý Nhà nước, đối với dân, với nước, đối với người lao động, người đau khổ, nghèo đói, bị bóc lột, thì phải yêu thương; trái lại, đối với kẻ thù thì phải “kiên quyết, khôn khéo”, vận dụng cái thiện để chống cái ác. Người có tâm trong sáng, tự biết mình đúng, mình phải thì gắng sức làm; người “chính tâm” không chỉ tự mình biết phải làm gì mà còn “quyết tâm” soi sáng, dẫn dắt mọi người cùng làm và làm cho thật tốt theo quy luật khách quan. Khi đã chính tâm, tình cảm bền vững thì làm gì cũng gắng sức thành công, vì đã có “động cơ trong sáng sẽ có hành vi đúng đắn”. Chính tâm của Hồ Chí Minh đã soi rọi, giúp Người vượt qua gian nan, tìm ra con đường giải phóng dân tộc; chính tâm nhận ra cái bất biến và biến hoá chính trị để điều chỉnh phù hợp với con người Việt Nam, vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. “Có chính tâm, có tu thân, mới trị quốc, bình thiên hạ được”, là câu nói chính trị được đúc kết và rút ra từ chính cuộc đời Hồ Chí Minh, chúng ta khái quát thành ý thức, thành tư tưởng chính trị để phổ cập cho mọi người dân nước Việt. Như vậy, chính trị trước hết phải từ bản thân mỗi người, mỗi người phải làm chính trị tư tưởng đối với bản thân trước mọi sự cám dỗ, phải giữ “chính tâm”. Bản thân không trong sáng, không “chính tâm”, thậm chí có kẻ còn “tà tâm” thì làm sao có chính trị được. Nếu theo quan niệm: Nhà nước chỉ là quyền lực chính trị và sử dụng quyền lực chính trị để chính trị hóa các mối quan hệ giữa các giai cấp thì Nhà nước đó có khác gì Nhà nước chuyên chế tư bản hay phong kiến, thống trị. Hồ Chí Minh qua cuộc đời thực đã chỉ cho thấy “chính tâm” tức là có tư tưởng tiến bộ. Song “chính tâm” không giải quyết được nếu không vượt qua nổi sự ham muốn tầm thường và “chính tâm” chỉ có thể vượt lên trên bản thân khi biết “tu thân”. Nói về chính trị chỉ mới là ý thức chính trị, chỉ khi nào con người biến được ý thức đó thành hành động có hiệu quả mới thành công và là nhà chính trị. Người đã dạy chúng ta rằng: Phải bắt đầu từ sự chân chính, có mục tiêu rõ ràng, phải là người có động cơ đúng đắn, có lý tưởng trong sáng, luôn phải tu thân, hoàn thiện bản thân, mới trở thành nhà chính trị chân chính, nhà lãnh đạo, quản lý đất nước. Theo Người: “chính tâm” tức là có tư tưởng đứng vững trong thế gian, lấy sự điều chỉnh hiểu biết làm trọng.  Tư tưởng chính trị về Nhà nước pháp quyền, xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước kia, những nước thuộc địa, những dân tộc bị áp bức dưới các hình thức của thực dân, phong kiến bằng bạo lực và quyền lực nhà nước, khi đó chính trị phải là việc giành lấy quyền lực Nhà nước. Hiện nay, thời đại đã thay đổi, các dân tộc đa phần được độc lập, Nhà nước đã có được dân chủ nhất định thì vấn đề phải hiểu khác, tuy nhiên nếu chỉ xem chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia trong vấn đề giành, giữ, sử dụng quyền lực chính trị làm quyền lực trung tâm, quyền lực độc quyền nhà nước thì chưa thể hiện được vai trò “đầy tớ của nhân dân”. Quyền lực Nhà nước chỉ có thể là phương tiện để điều chỉnh và phát triển xã hội, đi đến giải phóng mọi sự bất công. Tuy nhiên, có những thế lực chính trị lại giành chính quyền để thực hiện mưu lợi riêng, và như vậy chúng sẽ khác với tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh: “Nhà nước của dân”. Chính trị phải là nguyện vọng tối thượng của con người và trong quá trình thực hiện nguyện vọng đó, loài người đã trải qua nhiều nấc thang chính trị từ thấp đến cao với các tư tưởng chính trị khác nhau, trong đó tư tưởng chính trị xem cán bộ Nhà nước phải là “đầy tớ của Nhân dân” ở Hồ Chí Minh là tư tưởng chính trị đặc sắc, thoát ra khỏi sự tranh giành quyền lợi để phụng sự xã hội. Tư tưởng chính trị như vậy mà thi hành được xã hội sẽ không còn người bóc lột người, không còn thế lực thống trị xã hội dưới hình thức này hoặc hình thức khác. Để làm được điều đó phải giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đất nước và làm cho mình, cho loài người hạnh phúc. Chính trị chỉ có ý nghĩa khi các hoạt động vì con người, song khác nhau ở chỗ vì giai cấp nào. Và như vậy, tư tưởng chính trị không chỉ là lý luận về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước mà còn là sự am hiểu, xây dựng và tuân thủ những quan điểm sống và phát triển 78 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016 ở mỗi cá nhân, tổ chức và nhóm xã hội. Khi xác lập tư tưởng chính trị, ý thức chính trị nếu ở phạm trù quyền lực Nhà nước thì chính trị đó chỉ là chính trị Nhà nước. Tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh: “Dân là gốc, dân là chủ”, chính trị được lòng dân là chính trị sáng suốt, được xem là sự kế thừa và phát triển các tư tưởng chính trị ở phương Đông và các triết gia lớn tại phương Tây trên cơ sở vận dụng sáng tạo lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin để hình thành nên tư tưởng chính trị của mình. Hồ Chí Minh nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân ... Trong xã hội, không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân” [7, 276]. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Nhân dân, có Nhân dân là có tất cả. Do đó, khi đất nước độc lập, dân phải là chủ và phải được làm chủ, tất cả mọi quyền hành đều nằm trong tay nhân dân. Người cũng chỉ rõ, đã là chủ thì phải xác định được nghĩa vụ của người làm chủ, cần phải nâng cao năng lực, phẩm chất của người làm chủ, xây dựng nền chính trị đảm bảo đầy đủ các quyền công dân. Sau Cách mạng tháng Tám, quyền lãnh đạo của Đảng, được Nhân dân thừa nhận và tin cậy; quyền quản lý của Nhà nước, được Nhân dân ủy thác. Vì vậy, phải làm sao Đảng luôn giữ được mối quan hệ khăng khít với dân, không xa dân, không rơi vào thoái hóa, biến chất, là một nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn nỗ lực hết mình, vì lợi ích của Nhân dân, của dân tộc. Nhà nước luôn luôn phải vì dân thực sự, nếu những lời hứa vì dân mà giả dối, không đem lại lợi ích cho dân, khi đó dân mất lòng tin vào Đảng và Nhà nước và dễ xuất hiện tự do tự phát vượt ra ngoài trật tự của thiết chế nhà nước, đất nước có thể loạn lạc khó khăn. Một xã hội muốn tồn tại luôn phải tuân theo quy luật: Tự do - trật tự - kỷ cương, trật tự kỷ cương phải đáp ứng được tự do và phù hợp với dân trí, kinh tế, văn hóa, xã hội. Còn tự do phải đảm bảo trong sự hài hòa, không thể áp đặt tự do hoặc tự do vô trật tự. Trật tự tốt nhất cho xã hội là trật tự của sự bình đẳng bảo vệ tự do cho mọi công dân, khi đó sẽ không xảy ra một tự do cục bộ, không sinh ra bất công - mầm móng của bạo loạn xã hội. Đối với mỗi chúng ta luôn luôn biết tự điều chỉnh bản thân để thực hiện mơ ước và lý tưởng của mình. Hồ Chí Minh dạy: “Có chính tâm” tức là có ý thức sống chính đáng, có tư tưởng chính trị, “tu thân” ngày nay, với chúng ta, là giữ gìn nhân cách, làm việc có hiệu quả, có chất lượng, tạo niềm tin với người dân. Trong cơ chế thị trường và hội nhập, muốn tồn tại và phát triển, con người phải biết tự điều chỉnh trong thế giới của sự vận động quá nhanh. Nhà nước, người lãnh đạo nếu mất khả năng điều chỉnh sẽ mất chính quyền, mất năng lực chính trị. 3. Kết luận Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, nó giữ vai trò định hướng cho việc xây dựng một nền chính trị có văn hóa trong tình hình mới. Hiện nay, đất nước đã giành được độc lập, tự do, phát triển trong cơ chế thị trường và hội nhập, nó đòi hỏi Đảng ta phải có tầm văn hóa chính trị cao, thể hiện cụ thể trong đường lối, chủ trương, chính sách, trong tri thức, năng lực hoạt động chính trị và trong hoạt động thực tiễn, trau dồi phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên Tài liệu tham khảo [1] Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa Thế giới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,1990 [2] Hồ Chí Minh – Huấn thị trong lớp chỉnh huấn Đảng Trung ương khóa 2 – Phát huy tinh thần cần học, cầu tiến bộ. NXB Sự thật, Hà Nội 1960. [3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009. [4] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 [5] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 [6] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 [7] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 [8] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 [9] Hồ Chí Minh, Văn hóa, văn nghệ cũng là một mặt trận, Nxb Văn học Hà Nội, 1981 [10] Từ điển Bách khoa VN, Quyển 1, NXB Từ điển Bách khoa, năm 2000. Ngày nhận bài: 14/9/2016 Ngày chuyển phản biện: 19/9/2016 Ngày hoàn thành sửa bài: 10/10/2016 Ngày chấp nhận đăng: 17/10/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf121_1_346_1_10_20170818_0648_2202552.pdf
Tài liệu liên quan