Vài nhận xét về tổ chức cộng đồng người Hoa ở Nam Trung Bộ (các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên) - Nguyễn Văn Ðăng

Tài liệu Vài nhận xét về tổ chức cộng đồng người Hoa ở Nam Trung Bộ (các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên) - Nguyễn Văn Ðăng: 31 TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011 VÀI NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC CỘNG ðỒNG NGƯỜI HOA Ở NAM TRUNG BỘ (CÁC TỈNH QUẢNG NGÃI, BÌNH ðỊNH, PHÚ YÊN) Nguyễn Văn ðăng Trường ðại học Khoa học, ðại học Huế TĨM TẮT Do những yếu tố đặc thù của quá trình di cư, của các tổ chức cộng đồng, của các hoạt động kinh tế và văn hĩa so với vùng khác (Bắc Trung Bộ và Nam Bộ) nên việc nghiên cứu về người Hoa ở vùng đất Nam Trung Bộ chưa đạt được kết quả như mong muốn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, đặc biệt là các tác giả tại các địa phương Quảng Ngãi, Bình ðịnh, Phú Yên và kết quả điều tra điền dã của bản thân; chúng tơi muốn bước đầu nêu lên vài nhận định chung về người Hoa trên một số nét chính yếu về quá trình định cư, về tổ chức cộng đồng ở vùng đất mới trong quá trình cộng cư, hịa nhập vào cộng đồng quốc gia, dân tộc Việt Nam trước năm 1945. Từ đĩ gĩp phần định hướng cho cơng cuộc nghiên cứu và phát huy bản lĩnh kinh tế và bản sắc văn hĩa của cộ...

pdf13 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nhận xét về tổ chức cộng đồng người Hoa ở Nam Trung Bộ (các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên) - Nguyễn Văn Ðăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31 TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011 VÀI NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC CỘNG ðỒNG NGƯỜI HOA Ở NAM TRUNG BỘ (CÁC TỈNH QUẢNG NGÃI, BÌNH ðỊNH, PHÚ YÊN) Nguyễn Văn ðăng Trường ðại học Khoa học, ðại học Huế TĨM TẮT Do những yếu tố đặc thù của quá trình di cư, của các tổ chức cộng đồng, của các hoạt động kinh tế và văn hĩa so với vùng khác (Bắc Trung Bộ và Nam Bộ) nên việc nghiên cứu về người Hoa ở vùng đất Nam Trung Bộ chưa đạt được kết quả như mong muốn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, đặc biệt là các tác giả tại các địa phương Quảng Ngãi, Bình ðịnh, Phú Yên và kết quả điều tra điền dã của bản thân; chúng tơi muốn bước đầu nêu lên vài nhận định chung về người Hoa trên một số nét chính yếu về quá trình định cư, về tổ chức cộng đồng ở vùng đất mới trong quá trình cộng cư, hịa nhập vào cộng đồng quốc gia, dân tộc Việt Nam trước năm 1945. Từ đĩ gĩp phần định hướng cho cơng cuộc nghiên cứu và phát huy bản lĩnh kinh tế và bản sắc văn hĩa của cộng đồng người Hoa trong tương lai. 1. ðặt vấn đề Người Hoa với tư cách là một tộc người thiểu số đặc biệt đã được nhiều người nghiên cứu. Vai trị của họ trong các hoạt động kinh tế văn hĩa ở một số đơ thị miền Trung đã được nhiều người quan tâm như ở Thanh Hà (Huế), Hội An (Quảng Nam), Biên Hịa, Bến Nghé (thành phố Hồ Chí Minh), Mỹ Tho (Tiền Giang) Tuy nhiên, do những yếu tố đặc thù của quá trình di cư, của các tổ chức cộng đồng, của các hoạt động kinh tế và văn hĩa so với vùng khác (Bắc Trung Bộ và Nam Bộ) nên việc nghiên cứu về người Hoa với tư cách là một cộng đồng cơng dân Việt Nam 1 nĩi chung ở vùng đất Nam Trung Bộ chưa được quan tâm nhiều và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước tại các địa phương Quảng Ngãi, Bình ðịnh, Phú Yên và kết quả điều tra điền dã; chúng tơi muốn bước đầu nêu lên vài nhận định chung về người Hoa trên một số nét chính yếu về quá trình định cư, về tổ 1 Dựa theo quan niệm của GS. Mạc ðường... Khái niệm người Hoa ở đây được xem là một cộng đồng cơng dân (community of citizen) là một nhĩm tộc người thiểu số (ethnic group) cĩ nguồn gốc từ một quốc gia khác, nhưng đã gĩp phần khai phá và phát triển những vùng khơng gian xã hội của quốc gia khác trong quá trình lịch sử lâu dài và sau này đã hịa nhập với cư dân quốc gia cư trú hoặc nhận quốc tịch của quốc gia cư trú. Xem Mạc ðường (1994), “Người Hoa trong quá trình phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr.3-12. 32 chức cộng đồng ở vùng đất mới trong quá trình cộng cư, hịa nhập vào cộng đồng quốc gia, dân tộc Việt Nam trước năm 1945. 2. Quá trình định cư của người Hoa ở các tỉnh Nam Trung Bộ 2.1. Về thời điểm di cư, nhìn chung, cư dân người Hoa đến Nam Trung Bộ muộn hơn so với vùng Bắc Trung Bộ. Ở Hội An (Quảng Nam), người Nhật đến sớm nhất, sau đĩ người Hoa đến định cư bắt đầu vào cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII. Cịn ở Nam Trung Bộ, do tình hình tài liệu hiếm hoi nên việc xác định thời điểm định cư của người Hoa đến các tỉnh chưa thật rõ ràng và chính xác. Ở Quảng Ngãi, cĩ thể nĩi người Hoa định cư ở Thu Xà, địa điểm qui tụ nhiều người Hoa nhất ở Quảng Ngãi, là vào cuối thế kỷ XVII. Tác giả ðồn Ngọc Khơi căn cứ vào nội dung tờ thị: “thị tỉ phong chức của chúa Nguyễn Phúc Chu cho Trần Cơng Vinh, giao cho ơng này nhiều việc, trong đĩ cĩ việc quản lý trơng coi dân chánh hộ trong các huyện, tổng, xã, thơn, phường thuộc bản phủ cùng thương nhân người Hoa” [9] viết năm Chính Hịa thứ 12 (1691) để suy đốn người Minh Hương tụ cư khá đơng ở Thu Xà trước năm 1691. Ở Bình ðịnh, các tác giả đều gần như khẳng định người Hoa đến định cư ở đây vào đầu thế kỷ XVII. Tuy nhiên, thời điểm chính xác vẫn chưa thống nhất, phần lớn các nhà nghiên cứu cho đĩ là năm 1610, năm mà thuyên buơn Trung Hoa đã vào cửa Thị Nại theo sơng Kơn vào khu vực cảng thị Nước Mặn để kinh doanh gĩp phần làm cho cảng thị này phồn vinh... ðối với tỉnh Phú Yên, khơng cĩ cứ liệu để xác minh nhưng theo các vị cao niên, người Hoa bắt đầu đến định cư trên đất Phú Yên là vào khoảng cuối thế kỷ XVIII. Họ đi bằng thuyền buồm, cập bến và định cư ở vùng ven biển và hạ lưu các sơng Mĩ Á (thơn An Phú, huyện Tuy An), Vũng Lấm (xã Xuân Thọ 2, huyện Sơng Cầu) rồi sau đĩ di chuyển dần đến thành phố Tuy Hịa và hầu hết các địa phương trong tỉnh. Trong thời kì phát xít Nhật xâm lược Trung Quốc (1937-1945), cĩ một số người Hoa ở Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến đến cư ngụ bằng nhiều con đường khác nhau. 2.2. Về nguyên nhân di cư, cĩ hai nguyên nhân cơ bản để người Hoa ở miền ðơng Nam Trung Quốc (các địa phương Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng ðơng, Hải Nam...) di cư đến xứ ðàng Trong là lý do chính trị và lý do kinh tế. Phần lớn những người Hoa di cư là để tránh nạn binh đao, do bất mãn khơng chịu hợp tác với chính quyền mới; Bên cạnh đĩ, do đời sống kinh tế, nên người Hoa thường tìm đến những nơi đã cĩ sẵn kinh tế hàng hĩa phát triển trước đĩ để định cư và tìm kế sinh nhai. Cĩ thể nĩi, người Hoa đến định cư ở vùng Nam Trung Bộ chủ yếu bắt nguồn từ lý do kinh tế, cĩ nguyên nhân trực tiếp từ việc tự mình đi tìm kế sinh nhai ở nước ngồi sau những biến động chính trị lớn ở Trung Quốc. 2.3. Về phương cách di cư đến xứ ðàng Trong nĩi chung, người Hoa thường di 33 cư tập thể, mang tính tập đồn cĩ tổ chức như ở Nam Bộ (Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn ðịch năm 1679, Mạc Cửu...), ở Thanh Hà hoặc Hội An. Tuy nhiên, khi di cư đến vùng Nam Trung Bộ, tính tổ chức trong di cư của người Hoa khơng mạnh; họ ít di cư tập thể (theo nhiều dịng họ, nhiều tập đồn) mà chủ động rời bỏ quê gốc một cách tự phát. Dựa trên điều kiện thuận lợi về cửa cảng nhiều của vùng ven biển Nam Trung Bộ, người Hoa tụ cư ở vùng này theo từng nhĩm, từng gia đình lẻ tẻ. Lúc đầu, người Hoa cĩ thể qui tụ ở một vài điểm thuận lợi cho sinh kế của họ nhưng sau đĩ, do nhiều biến động tự nhiên, dân cư, lịch sử phức tạp khác nhau, người Hoa dần dần lan tỏa ra các thị tứ, thị trấn khắp các tỉnh và đĩng vai trị quan trọng trong kinh tế - xã hội ở các tỉnh này. ðại Nam nhất thống chí thời Tự ðức cho biết ở Quảng Ngãi cĩ 2 cửa biển là Sa Kỳ và ðại Cổ Lũy. ðĩ là những “cửa biển lớn, nước sâu, cạn, tàu thuyền ra vào đều do đấy...” từ giữa thế kỷ đã cĩ chợ và phố: “Chợ Xích Thổ (huyện Chương Nghĩa) cĩ phố Minh Hương”[2]. Từ 2 cửa này, người Hoa nhập cư; lúc ban đầu họ cư trú xen kẽ với người Việt, đơng nhất ở làng Tiên Sà, sau đĩ mới hình thành tổ chức Minh Hương xã, mua đất lập phố Thu Xà. Dựa theo đinh bạ (số đinh) của người Minh Hương Thu Xà làm năm Gia Long thứ 2 (1803) cịn lưu giữ ở chùa Ơng, số dân Minh Hương xã gồm 108 người, trong đĩ một số cư trú ở Thu Xà cịn phần lớn sinh sống xen kẽ với người Việt ở các huyện. Theo gia phả một số họ tộc thì người Hoa đến trong nhiều thời điểm khác nhau bắt đầu vào cuối thế kỷ XVII. Trong số 18 họ tộc Minh Hương cùng đĩng gĩp lập chùa Ơng 2 thì các họ Hồng, Trần, ðỗ, Vưu được xem là đến định cư sớm hơn. Họ Từ 13 đời cĩ gốc ở làng Giang ðơng, phủ Chương Châu, Phúc Kiến nhập tịch Cựu Minh Hương (xã Nghĩa Hịa, huyện Tư Nghĩa) nhưng cĩ từ đường ở thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành. Họ Tăng nay được 8 đời nhưng đã dừng chân ngụ tại Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh 1 đời trước khi tiếp tục vào định cư ở Cựu Minh Hương. Ở Bình ðịnh, cùng với địa điểm đầu tiên là cảng thị Nước Mặn, người Hoa đã lần lượt đến định cư sinh sống ở nhiều nơi khác. Nhiều thị tứ, thị trấn mới trong tỉnh lần lượt ra đời với sự định cư và buơn bán của người Hoa như Gị Bồi, An Thái, ðập ðá, Gị Găng, Bình ðịnh và cảng thị Qui Nhơn 3.... Ngồi cửa Kẻ Thử, họ cịn vào cửa ðề Gi (Phù Cát) lập Trà Quang phố, vào cửa Kim Bồng (Bồng Sơn) lập Hịa Quang phố... Cũng thời kỳ đĩ, cịn cĩ những nhĩm vài ba chục hoặc một vài trăm người đến buơn bán làm ăn rải rác khắp trong tỉnh, ở lại lập nghiệp, sinh con đẻ cháu và lập thành những làng Minh Hương. Quá trình tụ cư đĩ càng được đẩy mạnh, tăng cường khi vua Minh Mạng cĩ chỉ dụ cho phép người Hoa định cư một cách hợp pháp ở Bình ðịnh vào năm 1832. 2 ðược cơng nhận Di tích lịch sử văn hĩa cấp quốc gia theo Quyết định số 43VH/Qð ngày 7/1/1993. 3 Theo các hồ sơ khảo sát thực địa và Báo cáo thực tập Tốt nghiệp của sinh viên khoa Sử, trường ðại học Tổng hợp Hà Nội năm 1991 cịn lưu tại các thị tứ, thị trấn này. 34 Cũng như các địa phương khác, người Hoa ở Phú Yên phần lớn là người Hải Nam, Phúc Kiến, Triều Châu và một số người Quảng ðơng, người Hẹ (Gia Ứng) và sau này cĩ một số người Thượng Hải. Khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thì cộng đồng người Hoa hình thành trên đất Phú Yên, cư trú ở hầu khắp các huyện trong tỉnh nhưng mật độ khác nhau: Người Hoa cư trú ở 6 xã ở huyện Tuy Hịa, 7 xã và thị trấn Chí Thạnh ở huyện Tuy Hịa, 4 xã và thị trấn La Hai ở huyện ðồng Xuân, 4 xã và thị trấn Sơng Cầu ở huyện Sơng Cầu. Ở thành phố Tuy Hịa: người Hoa cư trú ở các phường nội thị và các xã Bình Kiến, Hịa Kiến. Một ít người Hoa cư trú ở 2 huyện Sơn Hịa và Phú Hịa. Theo số liệu thống kê tháng 11 năm 1975, Phú Yên cĩ khoảng 3500 người Hoa; riêng ở thành phố Tuy Hịa cĩ 2.300 người. Năm 2000 thống kê được 536 người. Nhìn chung, dân số người Hoa ở Phú Yên đang cĩ xu thế giảm dần do sự di cư đến nơi khác. Mặc khác, do quá trình đồng hĩa tự nhiên, những người Hoa sống ở vùng nơng thơn khi khai báo hoặc làm giấy tờ hành chính họ đều tự nhận mình là người Việt. Vào những năm đầu của thập niên 50 của thế kỷ XIX, khi ở Trung Quốc xảy ra những sự kiện chính trị lớn như Chiến tranh Nha Phiến, phong trào Thái Bình Thiên Quốc thất bại thì làn sĩng di cư của người Hoa ra nước ngồi nĩi chung, đến Nam Trung Bộ nĩi riêng, càng trở nên ồ ạt và đơng đảo. Dưới thời Pháp thuộc, số người Hoa đến Việt Nam càng đơng đảo thêm; một bộ phận định cư, một bộ phận khá lớn tạm trú, cất hàng về Trung Quốc hoặc giữa các nước trong khu vực mà khơng định cư hẳn.. Khi đến Nam Trung Bộ định cư, người Hoa đã mua đất, xây nhà, lập phố, mở cửa hiệu buơn bán trên các trục đường lớn, gần các chợ. 3. Các tổ chức cộng đồng của người Hoa ở Nam Trung Bộ Dù đi bất cứ nơi đâu, do mang trong mình ý thức tự tơn dân tộc mạnh mẽ, đồng thời để cĩ thể bảo vệ được các quyền lợi chính trị, cạnh tranh về kinh tế và bảo lưu những sắc thái văn hĩa Trung Hoa truyền thống ở mơi trường sinh sống mới, người Hoa đã liên kết lại với nhau thành từng nhĩm cộng đồng theo các nhu cầu về nghề nghiệp, theo ngơn ngữ, theo quan hệ thân tộc và đồng hương bên Trung Quốc. Các nhĩm cộng đồng đĩ được nhà nước quân chủ Việt Nam cơng nhận và thể chế hĩa thành các tổ chức xã, bang. 3.1. Tổ chức Minh Hương xã Như chúng tơi đã cĩ lần đề cập [3, 14], “người Hoa” bao gồm người Việt gốc Hoa (trong đĩ cĩ Minh Hương xã) và Hoa kiều. “Minh Hương xã” là xã hiệu của cộng đồng người Việt gốc Hoa sau khi người Hoa tự nguyện nhập quốc tịch Việt Nam. Cịn Hoa kiều mà sử sách thường gọi là “khách trú” là những người Hoa vẫn giữ nguyên quốc tịch Trung Hoa mà phần lớn họ là thương nhân đến buơn bán ở các cảng thị. Các làng Minh Hương được giao quyền tự quản cao hơn, được đặc ân về sưu dịch, binh lính 35 và hoạt động kinh doanh nhưng đáp lại phải chịu số thuế cao hơn người Việt dưới thời các chúa Nguyễn và Tây Sơn. Về tên gọi “Minh Hương”, Sổ đinh của nhà Nguyễn giải thích: Người Minh Hương là người Trung Quốc di cư vào Việt Nam cuối thời Minh đầu thời Thanh. Nhưng theo ðào Trinh Nhất thì làng Minh Hương chủ yếu là người Trung Quốc lấy vợ Việt Nam và con cháu họ. ðể tiện việc quản lý, chúa Nguyễn đã cho lập làng của người Minh Hương, lập bộ hộ tịch riêng của người Hoa kiều. Từ đĩ làng của người Hoa được chính thức thừa nhận gọi là Minh Hương hoặc Minh Hương xã. Lúc đầu những quần thể tụ cư này cịn nằm trong phạm vi hẹp, tự phát, sau đĩ lan rộng ra thành làng và được vua Gia Long thể chế hĩa năm 1814 [6]. Về sau, vào giữa thế kỷ XIX, cĩ thêm một số người Hoa đến lập nghiệp, vua Nguyễn cũng cho lập làng cho nhĩm người mới đến này là Minh Hương xã Tân thuộc. Thêm hai chữ Tân thuộc để phân biệt người Minh Hương mới nhập cư với người Minh Hương đã cư trú lâu đời (Cựu thuộc). Riêng người Hoa đến Việt Nam lập nghiệp từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì xưng là Hoa kiều chứ khơng gọi Minh Hương bởi vì họ giữ quốc tịch Trung Hoa. Cĩ lẽ lúc này chuyện nhà Thanh hay nhà Minh cũng đã nhạt dần trong tâm thức của họ. Mối bận tâm của người Hoa bây giờ là định cư, giữ quan hệ tốt với người Việt, buơn bán thuận lợi. Trong quá trình điền dã, cĩ thể nhận thấy rằng ở Quảng Ngãi và Bình ðịnh cĩ hai loại tổ chức Minh Hương là Minh Hương cựu xã và Minh Hương tân thuộc. Ơng Quách Thế Hải, người Bình ðịnh, trong một đặc san riêng của người Hoa đã phân biệt: “Chỉ những người Trung Hoa cuối đời Minh hoặc đầu đời Thanh đến lập nghiệp ở Việt Nam dưới thời các Chúa Nguyễn (1558 – 1802) mới gọi là Minh Hương. Những người đến lập nghiệp thế kỷ XIX vào đời các vua Nguyễn (từ 1802) cũng gọi là Minh Hương nhưng là “Minh Hương tân thuộc”. Những người Trung Hoa đến Việt Nam lập nghiệp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì gọi là Hoa Kiều, khơng gọi là người Minh Hương”[7]. Ở Quảng Ngãi, sách ðại Nam nhất thống chí đời Tự ðức đã nhắc đến Minh Hương xã, ðồng Khánh địa dư chí cĩ đề cập đến hai làng: xã Minh Hương tân thuộc và Minh Hương Cựu thuộc, tổng Nghĩa Hà, huyện Chương Mỹ. Trong sách Danh sách xã thơn Trung Kỳ 4 cĩ ghi: Minh Hương xã, Tân Thanh (tên gọi mới của Minh Hương Tân thuộc) bên cạnh các địa danh Thu Xà phố, Tiên Xà xã, Hà Khê thơn thuộc tổng Nghĩa Hà, phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (ngày nay các làng này đều thuộc xã Nghĩa Hịa, huyện Tư Nghĩa). Thực tế, điền dã tại Quảng Ngãi cho thấy Minh Hương đã ra đời trong thế kỷ XVIII, dành cho những người Hoa định cư sớm. Tuy cĩ xã hiệu nhưng khơng cĩ địa giới rõ ràng, họ phân tán thành từng nhĩm cư trú xen lẫn với người Việt. 4 Bản in Ronéo, đĩng dấu triện “Trung phần, Quốc Gia Việt Nam”, viết dưới thời Bảo ðại, khoảng năm 1943. 36 ðến đầu thế kỷ XIX, họ mua đất của thơn Hà Khê và xã Tiên Xà để lập phố, xây dựng chùa Ơng (1821), chùa Bà và các đền miếu khác. Minh Hương tân thuộc ở Quảng Ngãi được tách ra từ Minh Hương Cựu thuộc, tập trung phần lớn người Hoa di cư sang cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Thời điểm tách ra là năm 1843 khi căn cứ vào tờ đơn của thuộc trưởng Cơ ðăng Long năm Thiệu Trị thứ 3 (1843). Những người Hoa đến Thu Xà thời nhà Thanh (bên Trung Quốc) xin vua Thiệu Trị được phép lập nên xã Minh Hương mới gọi là Minh Hương tân thuộc. Cả Minh Hương tân thuộc và Cựu thuộc đều cĩ thể lấy vợ người Việt, định cư lâu dài để thuận tiện cho việc buơn bán. Các điểm cư trú của người Minh Hương ngồi phố Thu Xà thường là các thị tứ quan trọng như Châu Ổ, Trà Xuân, ðồng Ké, Ba Gia, Chợ Chùa.. và các làng nghề như đúc đồng Chú Tượng, đường phổi Vạn Tượng, nghề gốm Mỹ Thiện.[9]. Minh Hương xã ở Bình ðịnh hình thành tương đối sớm, chỉ sau Hội An (Quảng Nam) và cùng thời với Thanh Hà (Huế) trong thế kỷ XVII. Bình ðịnh lúc ban đầu cĩ Minh Hương xã Nước Mặn phố (ngày nay thuộc xã Phước Quang, Tuy Phước), Minh Hương xã Trà Quang phố (thị trấn Phù Mỹ), Minh Hương xã Hịa Quang phố (Tam Quan Bắc, Hồi Nhơn) và Minh Hương xã An Thái phố (Nhơn Phúc, An Nhơn). ðến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1698), làng của người Minh Hương gọi là trang, trưởng làng người Minh Hương gọi là Trang trưởng (tương đương Lý trưởng của người Việt). Do vậy, Minh Hương xã Nước Mặn phố cĩ tên làng gọi là Minh Hương xã Vĩnh An trang, Minh Hương xã An Thái phố cĩ tên làng là Minh Hương xã An Hịa trang, Minh Hương xã Trà Quang phố cĩ tên làng là Minh Hương xã Trà Quang trang và Minh Hương xã Hịa Quang phố cĩ tên làng là Minh Hương xã Hịa Quang trang. Ngồi ra, người Minh Hương cịn ở định cư rải rác ở Phú Phong, Vĩnh Thạnh, An Khê (nay thuộc tỉnh Gia Lai)[15]. Khác với làng người Việt, làng người Minh Hương cĩ số dân nhất định nhưng khơng cĩ khơng gian nhất định, nĩi cách khác là làng Minh Hương cĩ dân mà khơng cĩ đất. Người Minh Hương thuộc trang Vĩnh An ở Nước Mặn nhưng cĩ người cư trú ở Gị Bồi, Cảnh Hàng, Phú ða hay ðập ðá. Làng Minh Hương ở Nước Mặn (Minh Hương xã Nước Mặn phố) là Minh Hương cựu thuộc được thành lập sớm nhất ở Bình ðịnh. ða phần người Hoa đến Bình ðịnh làm nghề buơn bán, bốc thuốc bắc, làm một số nghề thủ cơng Họ nhanh chĩng trở nên giàu cĩ và cung nạp các thứ thuế rất nặng. Bù lại họ được miễn thuế thân, miễn trừ quân dịch, sưu dịch, tạp dịch. ðến năm Thành Thái thứ 10 năm (1898), thuế lệ của người Minh Hương mới giống người Việt. Tuy nhiên, việc thu thuế thân và cấp bài chỉ (biên nhận) vẫn do Trang trưởng thu rồi nộp cho phủ vì huyện khơng quản lý người Minh Hương. Trường hợp của tỉnh Phú Yên thì tổ chức Minh Hương tương đối muộn do cư dân người Hoa đến đây muộn hơn các tỉnh khác. Trong Danh sách xã thơn Trung kỳ giữa thế kỷ XX cĩ ghi lại thơn Minh Hương tổng Xuân Bình, huyện ðồng Xuân. Cịn 37 trong các tài liệu của tỉnh Phú Yên thì ghi nhận rằng: tại Vũng Lấm... người Hoa đã phát triển thành thương cảng khá sầm uất, thuyền buơn trong và ngồi nước thường cập bến để thu mua và trao đổi hàng hĩa; và cũng tại nơi đây ngày xưa người Hoa đã xây dựng thành một làng Minh Hương khá phát triển (nay thuộc xã Xuân Thọ 2 huyện sơng Cầu). Những người cầm đầu làng Minh Hương được tuyển chọn qua các kỳ thi và được vua, chúa bổ nhiệm. ðứng đầu Minh Hương là Trang trưởng. Vài ba trang lập thành một thuộc, người đứng đầu thuộc là thuộc trưởng (tương đương Chánh tổng). Trang trưởng do ðại hội trang bầu lên và trình quan đứng đầu phủ (hay tỉnh sau này) chuẩn y. Minh Hương xã trước kia trực thuộc hệ thống hành chính tổng, huyện phủ sở tại; nhưng đến năm 1827, vua Minh Mạng cho Minh Hương xã trực tiếp lệ thuộc vào cấp trấn (tỉnh); khi cĩ việc, quan phải đến ngay tỉnh mà khơng lệ thuộc vào phủ, huyện, tổng. Một đặc điểm riêng là nếu dân Minh Hương cĩ làm gì phi pháp thì phải giao về cho người đứng đầu của Minh Hương xã xem xét. Về tư pháp, người Minh Hương được hưởng một số đặc quyền: Nếu họ bị kiện phải do Trấn thủ xử chứ Tri huyện, Tri phủ khơng cĩ quyền xử. Việc sinh, tử, học hành và làm mọi việc liên quan đến kê khai lý lịch, tư pháp tự làm sổ bộ riêng và báo cáo Trấn thủ. Tuy nhiên, do biến động lịch sử, số phận người Hoa ở làng Minh Hương cũng “ba chìm bảy nổi” theo. ðặc biệt trong thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn cũng đã cĩ những chính sách khác nhau đối với bộ phận cư dân này. Với chính sách ưu đãi của vua Gia Long, người Hoa định cư ngày càng đơng ở Việt Nam; trong đĩ, miền Trung thu hút khá lớn. Họ càng nhúng tay vào việc buơn bán bất hợp pháp như buơn gạo, buơn thuốc phiện là những thứ bị cấm đốn. Những điều đĩ đã khiến vua Minh Mạng phải thi hành những chính sách cứng rắn đối với người Hoa. Năm 1843, vua Minh Mạng chia người Hoa thành hai nhĩm để đánh thuế thân: Nhĩm Minh Hương gồm những người định cư, lấy vợ Việt Nam và sinh con đẻ cái, cĩ nhiều cơng trong việc giúp triều Nguyễn nên được đánh thuế nhẹ. Nhĩm người Thanh đa số là thương nhân và dân nghèo đi làm thuê vẫn giữ quốc tịch Trung Hoa. Hoa kiều này phải đĩng thuế nặng, bị kiểm sốt gắt gao, cư trú cố định. Minh Mạng cịn cấm Hoa kiều tự do tiếp xúc với người Minh Hương. Sau này những việc làm của Thiệu Trị và Tự ðức đã làm cho người Minh Hương ngày càng gắn bĩ, hịa nhập với vùng đất họ định cư. Thời Pháp thuộc, các làng Minh Hương khơng cĩ nhiều biến đổi, tính tự trị yếu dần và đi vào quỹ đạo của làng xã Việt Nam nĩi chung. Ngay từ lúc gọi Minh Hương xã, chúng ta thấy yếu tố Việt đã xuất hiện và xâm nhập mạnh vào người Minh Hương. Minh Hương xã là kiểu tổ chức tương tự làng truyền thống của người Việt. Ở đình làng Việt Nam cĩ đền thờ các ơng khai canh nhưng Tiên hiền làng Việt cũng đĩng vai trị như làng Minh Hương. Những nghi lễ trong làng Minh Hương lúc đầu do chính người Minh Hương tổ chức và thực hiện, sau đĩ do quá 38 trình giao lưu văn hĩa với người Việt nên những nghi lễ của họ nhạt dần theo thời gian. Sau này, khi dân Việt định cư tại làng Minh Hương, tuy là dân ngụ cư, nhưng được hưởng mọi quyền lợi như dân Minh Hương. Thực tế điền dã cho thấy yếu tố Việt hĩa tỏ ra rất mạnh mẽ ở vùng Nam Trung Bộ mà đặc biệt là ở tỉnh Bình ðịnh. 3.2. Tổ chức Bang Trong khi Minh Hương được tiếp tục hưởng quy chế cũ như thời chúa Nguyễn, được mang quốc tịch Việt Nam, người Hoa nhập cư làm ăn buơn bán nhưng khơng nhập tịch Việt Nam thì triều Nguyễn quản lý họ theo tổ chức Bang; cơ chế này được ban hành từ đầu triều Gia Long (1802). Những người trong Bang được hưởng chế độ tự trị cao hơn - kiều dân nhưng phải đĩng thuế nặng hơn. Khác với Minh Hương xã, hình thức liên kết Bang của người Hoa được tổ chức khá chặt chẽ; họ liên kết lại với nhau thành những nhĩm theo phương ngữ hay cùng nguồn gốc huyết thống. Tên gọi của Bang mang tên các địa phương như bang Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng ðơng, Hải Nam. Nhưng cũng cĩ những trường hợp đặc biệt, thành viên của Bang cĩ thể bao gồm nhiều nhĩm phương ngữ khác nhau. Trong trường hợp này, thường cĩ thêm một Bang phĩ đại diện cho những thành viên thuộc nhĩm phương ngữ khác nhau đĩ. Cũng khác với một số nước, ở Việt Nam, Bang mở rộng cho tất cả những người cùng quê quán khơng kể họ là thương nhân hay khơng. Cĩ thể nĩi rằng, Bang vừa là tổ chức xã hội (hội đồng hương, tương tế) vừa là hiệp hội thương mại (hội họp, kho hàng), vừa là trung tâm tín ngưỡng của Hoa kiều. Trụ sở của các Bang là các hội quán. Thực tế điền dã tại hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình ðịnh cho thấy, tổ chức bang ra đời vào đầu thế kỷ XIX mà biểu hiện cụ thể là các hội quán của các bang sớm nhất được xây dựng trong giai đoạn này. Ở Nam Trung Bộ, người Hoa chủ yếu cĩ 4 bang là Phúc Kiến (đơng nhất), Triều châu, Quảng ðơng và Hải Nam, khơng cĩ bang Hẹ (hay Gia Ứng) như ở Nam Bộ hay Hội An. Ở Quảng Ngãi, do phố cảng Thu Xà đã suy tàn khi nơi đây là vùng tranh chấp ác liệt thời chống Pháp và chống Mỹ nên mọi dấu tích cịn lại khá mờ nhạt. Cư dân địa phương cho biết rằng: Cư dân Minh Hương (cựu) đã mua đất của làng La Khê và Tiên Xà để lập phố buơn bán đồng thời xây dựng chùa Ơng, chùa Bà. Cịn cư dân Minh Hương tân thuộc (hay Tân Thanh) và những Hoa kiều mới đến cư ngụ buơn bán trên đất Thu Xà đã mua một phần đất của làng Phú Cường để xây riêng chùa Ơng và đặc biệt là 4 hội quán để thờ tự và sinh hoạt cộng đồng. Trong đĩ, cĩ Tứ bang hội quán (chung) và 3 hội quán Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng ðơng rất khang trang với qui mơ lớn, cịn hội quán Hải Nam được xây dựng trên đất La Khê. Về sau khi phố thị Thu Xà suy tàn, sơng Vực Hồng, một nhánh của sơng Vệ, bị xĩi lở làm cho chùa Bà và Hội quán Hải Nam khơng cịn. Các hội quán khác trên đất làng Phú Cường bị triệt hạ bởi chiến tranh tàn phá chỉ cịn nền đất. Cư dân trong bang Hải Nam và Triều Châu xây dựng lại hội quán ở đường Lê Văn Sĩ và đường Lê Trung 39 ðình, thành phố Quảng Ngãi khi họ chuyển cư đến đây, cịn các hội quán khác ở Phú Cường về cơ bản vẫn hoang phế như cũ, hoặc cĩ xây dựng lại đơn sơ (như Quảng ðơng hội quán). Ở Phú Cường, chúng tơi cịn tìm thấy một số nghĩa địa riêng cho từng Bang, đặc biệt nghĩa địa Triều Châu, cĩ qui mơ lớn và cịn được giữ gìn rất cẩn trọng. ðiều đĩ nĩi lên rằng, tổ chức Bang của người Hoa ở đây khá chặt chẽ, nhưng khi phố Thu Xà suy tàn giữa thế kỷ XX, đại bộ phận cư dân chuyển đi nơi khác, thì hoạt động tại các hội quán cũng khơng cịn được duy trì. Trên đất Bình ðịnh, người Hoa đến cư ngụ ngày càng nhiều, buơn bán của họ diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nên từ những năm 40 của thế kỷ XIX, tổ chức “Bang” người Hoa cũng đã ra đời. Trên đất Quy Nhơn, các Hoa kiều đến từ các tỉnh Hải Nam, Quảng ðơng, Phúc Kiến, Triều Châu. Dấu tích của các bang chính là các hội quán cịn lại khá nguyên vẹn: Quỳnh Phủ hội quán (cịn gọi là Hải Nam hội quán hay chùa Hải Nam) được xây dựng năm 1843, ở làng Cẩm Thượng. Triều Châu hội quán được xây cất từ trước năm 1850, những năm này là năm trùng tu với quy mơ bề thế như đã cĩ hiện nay. Hội quán nằm bên đầm Thị Nại. Phúc Kiến hội quán xây dựng sau năm 1843, trên đất làng Cẩm Thượng và Quảng ðơng hội quán ra đời khoảng năm 1874 – 1877, ở về phía Nam của làng Chánh Thành, thờ Quan Thánh ðế Quân (Quan Cơng). Ngồi ra cĩ Ngũ Bang hội quán ở làng Cẩm Thượng ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XIX, rộng khoảng 1600 m2. Ngồi sinh hoạt chung, hội quán cịn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, ngơi đền chung ở Quy Nhơn của cư dân 4 Bang và Minh Hương. Ở các thị tứ, thị trấn Bình ðịnh, các hội quán cũng được xây dựng; tuy nhiên khơng cĩ qui mơ lớn như ở cảng thị Quy Nhơn. Ở đây cư dân chủ yếu lập ngũ bang hội quán để sinh hoạt và thờ cúng chung như trường hợp thị trấn An Thái. Trên đất Phú Yên, hoạt động của các Bang nổi bật hơn xã Minh Hương. Dấu tích sinh hoạt của các Bang cịn lại khá nguyên vẹn. Người Hải Nam đã xây dựng đền thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu ở Vũng Lấm, Sơng Cầu năm 1862. Năm 1868, họ lập Chiêu Ứng Từ ở Mỹ Á, thơn Long Thủy (xã An Phú, huyện Tuy An) thờ 108 người Hoa bị nạn... Năm 1943, đền Quan Thánh ở đường Chu Mạnh Trinh, phường 1 được xây lại vừa thờ Quan Thánh, Thiên Hậu Thánh Mẫu, thờ 108 người Hải Nam tử nạn vừa dùng làm hội quán Hải Nam. Người Hoa Phúc Kiến xây dựng một đền thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu ở thị trấn sơng Cầu (chùa Bà). Năm 1882, bà con người Hoa gốc Phúc Kiến, Triều Châu và Quảng ðơng cùng chung một ngơi đền tại đường Phan ðình Phùng, phường 1, thành phố Tuy Hịa thường gọi là chùa Ơng Quảng Phúc Triều (hoặc chùa Ngũ Bang) vừa thờ tự vừa làm hội quán Quảng Phúc Triều (ba bang người Hoa) Về cơ cấu tổ chức, đứng đầu mỗi Bang là Bang trưởng, theo chế độ tuyển chọn 40 và được vua phê chuẩn mới được lên nắm quyền. Năm 1825, Minh Mạng quy định: các Bang trưởng sau khi được các thành viên trong Bang bầu lên, cĩ nhiệm kỳ 4 năm, chỉ cần gửi đến chính quyền địa phương để chấp nhận, khơng cần cĩ sự phê chuẩn của nhà vua. Bang trưởng chịu trách nhiệm thu thuế và nộp thuế cho chính quyền, chịu trách nhiệm về thái độ chính trị, đại diện cho nguyện vọng của những thành viên trong Bang để đề đạt với chính quyền sở tại. Tổ chức Bang khá chặt chẽ và tương đối độc lập, trong nội bộ từng Bang cĩ các tổ chức trường học, bệnh viện, nhà xuất bản, .... câu lạc bộ, nhà thờ, đình chùa, thậm chí cĩ cả cơ quan lãnh sự và nghĩa địa riêng, nên Bang trưởng cĩ quyền lực khá lớn, tương đương với người cầm đầu một tổ chức hành chính trong cơ cấu xã hội sở tại [6]. Các nghĩa địa ở Quảng Ngãi, trường học ở các hội quán người Hoa Quảng Ngãi, Phú Yên và Bình ðịnh là những dẫn dụ tiêu biểu cho tính độc lập, tự trị rất cao của tổ chức Bang này. Bang khơng chỉ là tổ chức hành chính, thương mại mà cịn cĩ các cơ sở giáo dục, tín ngưỡng riêng. Bang trưởng khơng chỉ là người đại diện cho Bang mình về phương diện nhà nước, cộng đồng dân tộc, tín ngưỡng của hàng Bang mà cịn là người cĩ năng lực quản lý kinh tế giỏi. Bang trưởng do các viên bầu ra lo việc ký kết các văn bản kinh doanh của thương quán, quan hệ với nhà nước Việt Nam; cĩ một hoặc hai Bang phĩ vừa là người thơng ngơn, người giao dịch, nắm các nguồn hàng, tiếp thị trong và ngồi nước, phụ trách về tài chính và thuế khĩa. Về hoạt động thương mại, hội quán cịn là nơi nhận chuyển hàng hĩa từ các thương thuyền chở đến cảng thị rồi chuyển đến các cửa hàng; nơi tập trung hàng hĩa trong nước đợi cĩ thuyền xuất khẩu ra nước ngồi, trực tiếp bán hàng hĩa hoặc cử người chuyển hàng hĩa ra nước ngồi [16]. Do đĩ hội quán nào cũng cĩ kho hàng rất lớn để chứa hàng và cĩ nhiều mối quan hệ với nhiều địa điểm mua bán hàng hĩa ở trong nước, liên hệ chặt chẽ với các thị trường nội địa ở Trung Quốc, đặc biệt nơi cùng nguyên quán của các Bang. Sở dĩ thế kỷ XIX tổ chức Bang phát triển mạnh mẽ và tổ chức chặt chẽ hơn Minh Hương xã trước đĩ là vì luồng di cư của người Hoa vào thời gian này càng ngày càng lớn và nhu cầu cố kết cộng đồng cao hơn. Các hội quán ra đời vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính chất tín ngưỡng xã hội. Nĩ là nơi thờ tự tổ tiên, thờ những vị thần. Nĩ được xem là ngơi nhà chung để hội họp bàn bạc các cơng việc quan trọng của cộng đồng. 4. Kết luận 4.1. Về thời điểm di cư, nhìn chung, cư dân người Hoa đến Nam Trung Bộ muộn hơn so với vùng Bắc Trung Bộ và rất khĩ xác định một cách chính xác thời điểm họ nhập cư. Trong đĩ, cĩ thể đốn định người Hoa định cư ở Bình ðịnh sớm hơn (đầu thế kỷ XVII) so với Quảng Ngãi (cuối thế kỷ XVII) và Phú Yên (vào thế kỷ XVIII). 4.2. Về nguyên nhân di cư, người Hoa đến định cư ở vùng Nam Trung Bộ chủ 41 yếu bắt nguồn từ lý do kinh tế; họ đi tìm kế sinh nhai ở sau những biến động chính trị lớn ở Trung Quốc. Về đặc điểm di cư, dựa trên điều kiện thuận lợi về cửa cảng nhiều của vùng ven biển Nam Trung Bộ, người Hoa tụ cư theo từng nhĩm, từng gia đình lẻ tẻ so với việc di cư mang tính tập đồn như các vùng khác. Lúc đầu, người Hoa cĩ thể qui tụ ở một vài điểm thuận lợi cho sinh kế của họ nhưng sau đĩ, họ dần dần lan tỏa ra các thị tứ, thị trấn khắp các tỉnh. 4.3. Về tổ chức Minh Hương, cĩ thể nhận thấy rằng ở Quảng Ngãi và Bình ðịnh cĩ hai loại tổ chức Minh Hương là Minh Hương Cựu xã và Minh Hương tân thuộc. Tuy cĩ xã hiệu nhưng khơng cĩ địa giới rõ ràng, họ phân tán thành từng nhĩm cư trú xen lẫn với người Việt. Tổ chức Minh Hương xã chủ yếu phát triển trước thế kỷ XIX. Từ thế kỷ XIX, Minh Hương xã bị Việt hố nhanh chĩng, nhất là ở tỉnh Bình ðịnh; thay vào đĩ, bởi tổ chức Bang của người Hoa mới nhập cư với sự tổ chức chặt chẽ hơn. 4.4. Về tổ chức Bang, ở Nam Trung Bộ, người Hoa chủ yếu cĩ 4 bang là Phúc Kiến (đơng nhất), Triều Châu, Quảng ðơng và Hải Nam, khơng cĩ bang Hẹ (hay Gia Ứng) như ở Nam Bộ hay Hội An. Dấu tích của các bang chính là các hội quán cịn lại khá nguyên vẹn. Ở 3 tỉnh khảo sát, ngồi hội quán riêng, luơn cĩ hội quán chung cho cả các Bang. “Ngũ bang hội quán” ở Quy Nhơn, ở Thu Xà, “hội quán Quảng Phúc Triều” ở Tuy Hịa. Hiện nay, tổ chức Bang đã được bãi bỏ, song trên thực tế hình thức tổ chức cộng đồng này vẫn tồn tại trong tâm thức của mọi người Hoa trong Bang, và hiện hữu qua hình ảnh các hội quán của các Bang. 4.5. Người Hoa ở phía Nam Trung Hoa đã lìa bỏ quê hương, định cư và hịa nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam và ở mỗi vùng miền nhập cư cĩ những sắc thái riêng. Bằng kinh nghiệm và bản lĩnh trong kinh doanh và sản xuất các ngành nghề thủ cơng, dịch vụ, người Hoa đã cĩ những đĩng gĩp lớn lao vào quá trình đơ thị hĩa diễn ra nhanh chĩng ở vùng Nam Trung Bộ. Dấu ấn về văn hĩa của họ trong bản sắc văn hĩa của các địa phương là rất lớn. ðĩ là những nguồn lực quí giá trong di sản văn hĩa của những người đi trước để lại cho chúng ta. ðể cĩ thể phát huy các giá trị di sản văn hĩa vật chất và tinh thần của người Hoa cần cĩ sự nghiên cứu cơng phu, nghiêm túc hơn về vai trị kinh tế và các di sản văn hĩa quí giá của người Hoa để lại trên mảnh đất Nam Trung Bộ nĩi riêng và cả nước nĩi chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban cơng tác người Hoa thị xã Tuy Hịa, Người Hoa Phú Yên, UBMTTQVN thị xã Tuy Hịa, Tuy Hịa, 2001. [2]. Phan ðại Dỗn, Nguyễn Hồng Quân, Thị tứ - hiện tượng đơ thị hĩa (qua tư liệu tỉnh Bình ðịnh), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2, (1992), 15 - 26. 42 [3]. Nguyễn Văn ðăng, Người Hoa ở miền Trung - lịch sử di dân, dấu ấn văn hĩa và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, Sở Khoa học Cơng nghệ và Mơi trường Thừa Thiên Huế, số 3 (51), (2005), 11 - 16. [4]. Trần ðộ, Người Hoa ở Việt Nam trong một số tác phẩm của học giả Trung Quốc (xuất bản gần đây), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4, (1994), 90 - 94. [5]. Lê Quý ðơn, Phủ biên tạp lục, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977. [6]. Châu Hải, Các nhĩm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992. [7]. Quách Thế Hải, Minh Hương xã, làng Tàu trên đất Việt, Kỷ yếu Tịnh Nương ðường, (2000), 94 - 108. [8]. Nguyễn Thừa Hỷ, ðỗ Bang, Nguyễn Văn ðăng, ðơ thị Việt Nam dưới thời Nguyễn, Nhà xuất bản Thuận Hĩa, Huế, 1999. [9]. ðồn Ngọc Khơi, Vai trị của thương cảng cổ Thu Xà trong phát triển kinh tế nơng thơn Quảng Ngãi, ðặc san Tư nghĩa 35 năm xây dựng và phát triển, (2010), 43 - 45. [10]. Trần Tử Minh, Người Hoa 55 năm đấu tranh cách mạng và xây dựng tỉnh Phú Yên, UBMTTQVN tỉnh Phú Yên, Tuy Hịa, 1999. [11]. Nguyễn Xuân Nhân, Sưu tầm và nghiên cứu về cảng thị Nước Mặn thuở phồn vinh, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Hội văn học nghệ thuật Bình ðịnh, Qui Nhơn, 2002. [12]. Quốc sử quán triều Nguyễn, ðại Nam nhất thống chí, Bản dịch của Viện Sử học, Nxb Thuận Hĩa, Huế, tập 2, 1992. [13]. Quốc sử quán triều Nguyễn, ðại Nam nhất thống chí, tỉnh Quảng Ngãi, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, Bộ Quốc gia Giáo dục xb, Sài Gịn, 1964. [14]. Nguyễn Văn ðăng, Người Hoa ở Thừa Thiên Huế - lịch sử di dân và tổ chức sinh hoạt cộng đồng, Thơng tin Khoa học và Cơng nghệ, Sở Khoa học Cơng nghệ và Mơi trường Thừa Thiên Huế, số 4, (1995). [15]. ðinh Bá Hịa, Di tích lịch sử chùa Bà, ðặc san Bảo tàng tỉnh Bình ðịnh, (2009), trang 6. [16]. Nguyễn Văn ðăng, Tìm hiểu một số tụ điểm kinh tế - xã hội người Hoa ở miền Trung thế kỷ XIX, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, trường ðại học Khoa học, ðại học Huế, (2007), trang 27. 43 SOME COMMENTS ON CHINESE COMMUNITY ORGANISATIONS IN SOUTH CENTRAL VIETNAM (QUANG NGAI, BINH DINH, PHU YEN) Nguyen Van Dang College of Sciences, Hue Univesity SUMMARY Due to typical traits of the migration process of communite organizations, of economic and cultural activities in South Central area compared to other regions (North Central and Southern Vietnam), the study of Chinese people in South Central Vietnam has not reached the expectation. Based on the studies carried out by previous researchers, especially local researchers in Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, and our own studies, we would like to have some general comments about the Chinese community organization in the new land, and the intergration into the Vietnamese community before 1945. We hope that these comments will contribute to the orientation of doing research and developing the economic strength and identity of Chinese people in future.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf66_3_5728_9525_2117874.pdf