Vài nét về giáo dục và khoa bảng ở Thái Nguyên thời phong kiến

Tài liệu Vài nét về giáo dục và khoa bảng ở Thái Nguyên thời phong kiến: Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 47 - 52 47 VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC VÀ KHOA BẢNG Ở THÁI NGUYÊN THỜI PHONG KIẾN Đỗ Hằng Nga* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Ngày nay, Thái Nguyên được biết đến là một trung tâm lớn về đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Địa bàn Thái Nguyên có các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau. Thành tựu giáo dục của Thái Nguyên có nền tảng từ trong lịch sử. Tính từ khi thành lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nền giáo dục và khoa bảng thời phong kiến ở Việt Nam kéo dài gần 10 thế kỷ. Suốt tiến trình lịch sử đó, giáo dục Thái Nguyên đã có những đóng góp đáng kể cho nền giáo dục dân tộc. Nơi đây là vùng đất còn nhiều khó khăn nhưng người dân có truyền thống hiếu học, nhiều người đỗ cao trong các khoa thi Hương, thi Hội, giữ chức vụ quan trọng trong triều đình, cống hiến cho đất nước. Từ khóa: Giáo dục, kì thi, Nho học, Thái Nguyên, phong k...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nét về giáo dục và khoa bảng ở Thái Nguyên thời phong kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 47 - 52 47 VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC VÀ KHOA BẢNG Ở THÁI NGUYÊN THỜI PHONG KIẾN Đỗ Hằng Nga* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Ngày nay, Thái Nguyên được biết đến là một trung tâm lớn về đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Địa bàn Thái Nguyên có các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau. Thành tựu giáo dục của Thái Nguyên có nền tảng từ trong lịch sử. Tính từ khi thành lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nền giáo dục và khoa bảng thời phong kiến ở Việt Nam kéo dài gần 10 thế kỷ. Suốt tiến trình lịch sử đó, giáo dục Thái Nguyên đã có những đóng góp đáng kể cho nền giáo dục dân tộc. Nơi đây là vùng đất còn nhiều khó khăn nhưng người dân có truyền thống hiếu học, nhiều người đỗ cao trong các khoa thi Hương, thi Hội, giữ chức vụ quan trọng trong triều đình, cống hiến cho đất nước. Từ khóa: Giáo dục, kì thi, Nho học, Thái Nguyên, phong kiến MỞ ĐẦU1 Trong lịch sử, Thái Nguyên là vùng đất không xa Kinh đô Thăng Long, tiếp giáp với đất học Kinh Bắc. Điều kiện kinh tế - xã hội của Thái Nguyên còn nhiều khó khăn nhưng người dân sớm có truyền thống hiếu học, học hành đỗ đạt, cống hiến cho đất nước. Thời phong kiến, giáo dục Thái Nguyên đã có những đóng góp đáng kể cho nền giáo dục dân tộc. Đối với địa phương được coi là phên dậu phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa, các triều đại quân chủ đã có những chính sách khuyến khích tích cực để phát triển văn hóa - xã hội nói chung, giáo dục nói riêng. Thời nhà Nguyễn, năm Tự Đức thứ 34 (1881), khi định lệ thi cử trong nước, chia sĩ tử các địa phương ra làm nhiều “thành” (10 người là một thành), mỗi thành chọn lấy 4 người thì Nhà nước vẫn cho phép Thái Nguyên 10 người được lấy 5 hoặc 6 vì “số sĩ tử ít ỏi” [5, tr.49-50]. Cùng với Nhà nước, các làng xã - đặc biệt là các làng xã vùng trung du ở Thái Nguyên cũng có truyền thống trọng kẻ sĩ - trọng người có học. Về danh, các nho sĩ được trọng vọng; về lợi, các nho sĩ được hưởng những ưu đãi. Hội Tư văn (hội của các nho sĩ trong làng xã) được chia các khoản tiền cheo cưới, tiền ký * Tel: 0967 968273, Email: ngadh@tnu.edu.vn táng, tiền nhập tịch; được chia phần biếu trong các dịp khao lão, khao vọng, tế lễ của làng. Nhiều làng xã quy định miễn các tạp dịch cho học trò như xã Sơn Cốt (tổng Hoàng Đàm, huyện Phổ Yên) quy định học trò đang đi học và những người thi đỗ, mở lớp dạy học thì được “dân tha phu” [3]. Xã Lợi Xá (tổng Hoàng Đàm, huyện Phổ Yên) quy định ai thi đỗ mà “khao vọng đồng dân, về sau tứ quý tại đình, nếu có sát sinh đồng dân kính biếu sinh thủ một cái để trọng đạo văn” [2]. Chính sách của nhà nước quân chủ và sự đối đãi của các làng xã với nho sĩ có giá trị khuyến khích tinh thần học tập của con em Thái Nguyên thời phong kiến. NỘI DUNG Giáo dục Nho học ở Thái Nguyên thời phong kiến Khảo sát hệ thống di tích lịch sử văn hoá và các ghi chép của thư tịch cho thấy sự tồn tại của Văn Miếu, trường học, văn chỉ, đền thờ danh nhân khoa bảng, văn bia - những công trình và dấu tích phản ánh nền giáo dục thời phong kiến ở Thái Nguyên. Trong nền giáo dục thời phong kiến, trường công là trường của Nhà nước. Tiêu biểu cho trường công thời phong kiến ở Kinh đô là Quốc tử giám - cơ sở đầu tiên của nền giáo dục đại học nước ta. Từ thời Trần, Nhà nước Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 47 - 52 48 bắt đầu ban chiếu về việc mở mang trường học; ở cấp tỉnh có trường đốc, cấp huyện có trường huấn. Việc học hành ở cấp huyện do các quan giáo thụ và giám thư khố phụ trách, còn ở cấp tỉnh do quan đốc học trông nom. Trước thế kỷ XIX, không tài liệu nào còn lưu giữ có ghi chép về trường công trên địa bàn Thái Nguyên. Thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn, Thái Nguyên gồm hai phủ: Phú Bình và Thông Hóa. Cả phủ Phú Bình có chung một trường học. Trường phủ đặt ở địa phận xã Phù Liễn, huyện Động Hỉ, ngoài cửa tây tỉnh thành, có đốc học trông coi. Từ “năm Minh Mệnh 16, bỏ chức đốc học, bổ chức giáo thụ” [6, tr.165]. Cũng trong thời Minh Mệnh, toàn tỉnh Thái Nguyên được lập một cơ quan Học chính. Nhà nước đặt quan chức coi việc học ở Thái Nguyên cũng như những nơi khác, “hai huyện Bình Xuyên, Phổ Yên về phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, mỗi huyện đều đặt một huấn đạo” [2, tr.142] coi chung về việc học. Việc trường học được mở ít ỏi là đặc điểm chung của khu vực miền núi dưới thời phong kiến. Khu vực biên giới phía Bắc thời nhà Nguyễn chỉ có một vài trường của Nhà nước mở như trường học phủ Sơn Định (Quảng Yên), trường học phủ Gia Hưng (Hưng Hóa), trường học phủ Yên Bình (Tuyên Quang), trường học phủ Trùng Khánh (Cao Bằng). Bên cạnh trường công, Văn Miếu, văn chỉ và đền Khải Thánh được nhiều làng xã ở Thái Nguyên xây dựng thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền để tỏ lòng tri ân với những người khai sinh, phát triển Nho học, đồng thời giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo cho con em địa phương. Thời nhà Nguyễn, nhà nước đề cao Nho học và giáo dục. Tỉnh Thái Nguyên có một Văn Miếu và một đền khải thánh. Mục Đền Miếu của Đại Nam nhất thống chí có ghi: “Văn Miếu, đền Khải Thánh Thái Nguyên: đều ở địa phận xã Đồng Lẫm (Bẩm) về phía bắc tỉnh thành, trước ở địa phận xã Cốt Ngạnh, huyện Phổ Yên, dựng năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), năm Thiệu Trị thứ 4 (1850) dời đến chỗ hiện nay” [6, tr.167]. Tại xóm Văn Thánh, xã Đồng Bẩm, nay thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên, vẫn còn lưu giữ một tấm bia đá “Hạ Mã” chỉ còn lại một nửa, cao gần 1m, bằng đá thanh, đẽo gọt trau chuốt, hình dáng giống như cột cây số, được xác định là tấm bia “Hạ Mã” của di tích đền Khải Thánh từ thế kỷ XIX. Bên cạnh đền Khải Thánh, Văn Miếu của tỉnh được đặt ở xã Cốt Ngạnh của huyện Phổ Yên. Đến năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), công trình này dời đến xã Đồng Lẫm về phía bắc tỉnh thành [6, tr.177]. Đây là Văn Miếu thuộc hàng tỉnh. Thời Minh Mệnh, khi triều đình đặt cơ quan Học chính để cai quản việc học ở Thái Nguyên thì Văn Miếu này thuộc về Học chính. Như thế, cả Văn Miếu và đền Khải Thánh đều được hình thành đầu thời nhà Nguyễn, năm 1832, là giai đoạn vua Minh Mệnh đã lên ngôi được 13 năm. Nhà nước quân chủ đang trên bước đường tiếp tục củng cố, mở mang, phát triển giáo dục. Nhiều chiếu lệnh được ban hành, trong đó có chính sách giáo dục, chú trọng lựa chọn người tài qua các khoa thi. Thái Nguyên tuy thuộc khu vực khó khăn nhưng cũng được áp dụng các chính sách tôn vinh giáo dục. Việc Nhà nước cho phép dựng lại Văn Miếu và đền Khải Thánh là một minh chứng. Cùng với Văn Miếu, rải rác trong các làng xã còn xuất hiện Văn chỉ. Tư liệu địa phương cho biết Thái Nguyên có 3 huyện dựng văn chỉ là huyện Phổ Yên, huyện Tư Nông (nay là huyện Phú Bình) và huyện Động Hỉ (di tích Văn chỉ thuộc địa bàn nay là thành phố Thái Nguyên). Trong số đó, hai văn chỉ ở Nga My và An Châu (huyện Tư Nông) là lớn hơn cả. Một số nơi như xã Thù Lâm (tổng Tiên Thù, huyện Phổ Yên), xã Sơn Cốt (tổng Hoàng Đàm, huyện Phổ Yên),... tuy sự học không mấy phát triển, làng chưa có khoa bảng, nhưng vẫn dựng Văn chỉ để tỏ lòng tôn thờ đạo học và khuyến khích con cháu học hành. Xã Sơn Cốt (tổng Hoàng Đàm, huyện Phổ Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 47 - 52 49 Yên) có Văn chỉ được nhận ruộng chia từ người mua Hậu Thần. Tháng 2 và tháng 5 hàng năm, dân làng đều tế lễ ở Văn chỉ [3]. Các thành viên hội Tư văn sau khi chết cũng được thờ ở Văn chỉ. Văn chỉ có kết cấu đơn giản, thường được xây dựng cùng với quần thể đình, chùa, đền, miếu, nghè của làng. Quy mô nhỏ, kiến trúc bình đồ hình vuông, không có mái che, có khi chỉ là một vài cái bệ như bàn thờ đắp bằng vôi vữa, trên đặt bát hương, không có tượng. Giáo dục Nho học thời phong kiến còn thông qua việc giáo dục trong gia đình và dạy học trong dân gian của các thầy đồ. Ở Thái Nguyên, tuy không có nhiều trường của triều đình đặt, nhưng việc giáo dục trong gia đình và dạy học trong dân gian của các thầy đồ thì khá phổ biến. Trong mỗi gia đình, ông bà, cha mẹ chỉ bảo cho con cháu các lễ nghĩa, quy tắc đạo đức, ứng xử theo chuẩn mực. Con trai được dạy dỗ trở thành trụ cột gia đình, ý chí lập thân, gánh vác việc lớn, tham gia các công việc của cộng đồng, làng xã. Con gái được dạy công, dung, ngôn, hạnh của nền giáo dục truyền thống, đức tính biết chịu đựng, biết hy sinh. Trong các làng xã, lớp học của thầy đồ được mở nhiều, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương. Đối tượng đến học thường là con nhà khá giả. Lớp học đặt tại nhà thầy hoặc nhà dân, học trò góp tiền gạo nuôi thầy. Dân gian còn lưu truyền về những lớp học của thầy đồ chủ yếu vào cuối triều Nguyễn như thôn Vân Trai (tổng Tiểu Lễ, huyện Phổ Yên) có thầy đồ Phong, đồ Quán thuộc dòng họ Trần trong thôn. Tảo Địch (tổng Tiểu Lễ, huyện Phổ Yên) có thầy đồ Chung, đồ Hiên là người từ Nam Định lên. Phù Lôi (tổng Thượng Giã, huyện Phổ Yên) có nhiều thầy đồ là người làng như đồ Cả, đồ Ba, đồ Bàng, đồ Huệ, . Người dân địa phương còn mời thêm các thầy giỏi ở tỉnh xa như đồ Thanh (người Thanh Hóa), đồ Nghệ (người Nghệ An), đồ Tổng (người Hưng Yên) về làng dạy học, Trò đông hay ít tùy vào danh tiếng của thầy. Các lớp học của thầy đồ thường bao gồm: Lớp vỡ lòng - dạy đọc viết, Lớp tiểu tập - dạy viết câu đối, Lớp trung tập - hằng ngày trò nghe giảng sách, hằng tuần có buổi tập làm văn và Lớp đại tập - trò học để tham gia vào các kỳ thi. Trong tỉnh, việc học hành ở địa bàn phía nam - nơi tiếp giáp đồng bằng - có phần phát triển hơn. Khi viết về huyện trung du Phổ Yên (thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên), Đồng Khánh địa dư chí khẳng định rằng “người Kinh tổng Hoàng Đàm ở hạ du là có học hành đỗ đạt” [8, tr.797]. Ghi chép này của Đồng Khánh địa dư chí tương đồng với nội dung bia đá “Phối hưởng bi” viết ngày 29 tháng 11 năm Thành Thái thứ 3 (1891) - là tấm bia văn chỉ được tìm thấy ở Hoàng Đàm - đã phản ánh việc tập thể môn sinh góp công vào xây dựng nhà trường, thờ phụng thầy đồ ở địa phương. Nội dung bia cho biết ở Hoàng Đàm (huyện Phổ Yên, phủ Phú Bình), nhà trường cùng các học sinh “nghĩ điều sâu xa công đức của người thầy đã khuất nên góp tiền, góp của, lập ngôi nhà thờ phụng người thầy. Người thầy có tấm lòng lương thiện không lời nào có thể nói hết, tiếng thơm bất hủ. Lại thêm nữa bản xã, văn hội tu sửa Văn chỉ của làng, nhà trường và các học sinh vẫn nhất nhất thuận tình tôn thầy giáo đã khuất là Tiên sinh, lập bia ghi công đức. Người thầy giáo họ Hoàng tên tự Phúc Long” [9]. Thành tựu khoa bảng ở Thái Nguyên thời phong kiến Trong tỉnh Thái Nguyên, phủ Phú Bình có ưu thế hơn các phủ, huyện khác về giáo dục. Tác giả Phan Huy Chú trong phần Khoa mục chí của Lịch triều hiến chương loại chí cho biết dưới triều Hậu Lê, phủ Phú Bình thuộc xứ Thái Nguyên có 10 người đỗ Tiến sĩ. Trong đó, “Huyện Phổ Yên có 1 người; huyện Động Hỉ 3 người; huyện Phú Lương 1 người; huyện Bình Tuyền 2 người; huyện Văn Lãng 1 người; huyện Đại Từ 1 người; huyện Tư Nông 1 người” [1, tr.254]. Chẳng thế mà, thế kỷ XIX ban đầu “Quảng Yên, Thái Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 47 - 52 50 Nguyên, Ninh Bình đều cho đặt chức Đốc học để dạy bảo học trò” [7, tr.42]. Nhưng khi nhận thấy sự hạn chế của giáo dục ở đây, nhà Nguyễn đã cho “Bỏ bớt chức Đốc học tỉnh Thái Nguyên, vì số học trò có ít”, nhưng bù lại vẫn “sai đặt chức Giáo thụ ở phủ Phú Bình. Những học trò phủ Thông Hóa thuộc tỉnh Thái Nguyên đều theo học tập ở đó” [7, tr.556]. Lịch triều hiến chương loại chí cho rằng “Về văn học, phủ Phú Bình tuy kém 4 thừa tuyên và trấn Thanh Hóa, Nghệ An, nhưng 7 huyện đều có người đỗ đạt” [1, tr.254]. “Bốn huyện Tư Nông, Phổ Yên, Bình Xuyên, Động Hỉ phần nào có học” [8, tr.792]. Việc khảo sát di sản Hán Nôm ở Thái Nguyên cũng cho thấy đây là vùng đất có người đỗ đạt. Các nghiên cứu đã thống kê được 9 nho sĩ đỗ đại khoa trong thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê mạt. 9 người đỗ đại khoa ở Thái Nguyên bao gồm: 1. Trình Hiển là người mở đầu cho truyền thống khoa bảng ở Thái Nguyên. Ông người làng Cổ Hoằng, đỗ khoa thi Hội năm Thuận Thiên thứ 2 (1429). Sau khi đỗ đạt, Trình Hiển được bổ làm Chuyển vận sứ, rồi Thị ngự sử. Đại Việt sử ký toàn thư chép về sự kiện Trình Hiển được triều đình cử làm Phó sứ trong đoàn sứ thần Đại Việt sang tiến cống nhà Minh năm 1438. Trình Hiển có tài văn chương. Toàn Việt thi lục còn lưu lại 2 tác phẩm của ông là bài thơ Dạ bạc Hoa Lư hữu cảm và Ngự cư tự thuật hoài. 2. Nguyễn Cấu (Nguyễn Đình Cấu) người làng Thanh Vân, xã Thanh Thù, tổng Tiểu Lễ (nay là làng Thanh Thù, xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên). Nhân dân địa phương thường gọi là “cụ Nghè Vân”. Ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm 1463. Là người có khả năng võ bị, nên ông được chuyển sang hàng quan võ. Ông làm quan triều Lê, làm đến chức Thị vệ sứ, cầm đầu đội quân bảo vệ nhà vua và triều đình. 3. Đỗ Cận tên thật là Đỗ Viễn, người làng Thống Thượng, tổng Thống Thượng, huyện Phổ Yên. Ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm 1478 khi đã 45 tuổi. Ông tên thật là Đỗ Viễn, nhưng khi vào dự thi Đình, vua Lê Thánh Tông yêu mến đã chính tay ngự phê cho ông là Đỗ Cận để thể hiện sự gần gũi tin yêu. Sau khi thi đỗ, Đỗ Cận được bổ dụng qua nhiều chức quan: Tham nghị xứ Thanh Hoa, rồi Thừa chính xứ Quảng Nam, năm 1483 làm Phó sứ trong đoàn sứ bộ Đại Việt sang giao hảo với nhà Minh. Đỗ Cận vẻ vang trong văn nghiệp. Nhiều tác phẩm thơ văn của ông như Kim Lăng ký viết về chuyến đi sứ ở Trung Hoa, truyện Nôm Phan Trần, hai bài thơ Thái thạch vãn bạc và Xuân yến thuộc hàng trứ tác trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam. 4. Phạm Nhĩ sinh năm Thái Hòa thứ 8 (1450), quê ở Đồng Bẩm, Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân tại khoa thi năm Hồng Đức thứ 24 (1493) triều vua Lê Thánh Tông. Chức vụ lớn nhất mà nhà Lê giao cho Phạm Nhĩ là Phủ doãn Phủ Phụng Thiên - chức quan đứng đầu kinh thành Thăng Long về mặt hành chính. 5. Đàm Sâm, người xã Sa Kệ, huyện Văn Lãng, nay là thôn Sa Kệ, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đàm Sâm đỗ Đệ Tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi năm Hồng Thuận thứ 3 (1511) đời vua Lê Tương Dực. Ông làm quan đến chức Thượng thư, chức quan đứng đầu một trong sáu bộ của triều đình phong kiến. 6. Trịnh Bá, người xã Cù Đàm, đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân khoa thi năm Hồng Đức thứ 6 (1514). Trên con đường quan lộ, Trịnh Bá được triều Lê phong đến chức Binh Bộ hữu Thị Lang, là chức quan đứng hàng thứ 3 trong việc cai quản Bộ Binh, chỉ sau Binh Bộ Thượng thư và Binh Bộ tả Thị Lang. 7. Đàm Chí quê ở huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên, đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi năm Đại Chính thứ 6 (1535) đời vua Mạc Đăng Doanh. Đàm Chí làm quan tới chức Thừa chính sứ, tước Vân Trai bá. 8. Dương Ức, quê ở Hóa Trung, Đồng Hỷ, đỗ Tiến sĩ xuất thân khoa thi năm Hồng Thuận Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 47 - 52 51 thứ 6 (1514). Ông làm quan với nhà Mạc, chức vụ lớn nhất được thụ phong là Thừa chính sứ - chức trưởng quan đứng đầu một đạo. 9. Đồng Doãn Giai, sinh năm 1701 tại xã Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên. Sau khi thi đỗ 4 kỳ thi Hương, ông làm Giám sinh, học Quốc Tử Giám. Năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736), triều vua Lê Ý Tông, ông đỗ khoa thi Hội. Một thời gian sau, triều đình tổ chức Đình thí, Đồng Doãn Giai đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân. Sau khi đỗ, ông được bổ nhiệm chức Hàn lâm hiệu thảo, giữ việc tu sửa Quốc sử, về sau ông làm Đốc đồng trấn Lạng Sơn. Ngoài các vị đỗ đại khoa, tư liệu dân gian còn cho biết Thái Nguyên có một số nho sĩ thi đỗ và làm quan các cấp thấp hơn như Trần Huyền Long đỗ sinh đồ nhà Lê, làm giáo quan giảng dạy ở trường phủ Bắc Hà. Trần Ngọc Khuê, giám sinh Quốc tử giám, được phong chức Trưởng vệ Tứ thành, hàm Tòng nhị phẩm triều vua Lê Hiến Tông. Trần Thái Vận đỗ sinh đồ thời Lê được phong hàm Thập lý hầu chức xa giá trưởng vệ quan tại Thăng Long. Phạm Quang Vinh đỗ Hương cống được bổ dụng làm Tri huyện. Trần Mộng Khải đỗ Hương cống làm quan Tham biện trong triều, năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) được bổ giữ chức Tri phủ phủ Tòng Hóa. Phạm Xuân Sắc đỗ Tam trường ở làng dạy học cho dân,.v.v.. KẾT LUẬN Nếu lấy mốc Nho học bắt đầu từ cuối thế kỷ XV (với ghi chép của Thiên hạ quận quốc lợi bệnh toàn thư) đến khi nền khoa cử phong kiến chính thức cáo chung dưới thời Pháp thuộc thì giáo dục Nho học ở Thái Nguyên có lịch sử trên 400 năm, lưu lại nhiều dấu ấn trong văn hóa địa phương. So với châu thổ Bắc Bộ, giáo dục khoa bảng ở Thái Nguyên không thực sự nổi bật. Nhưng với một vùng phên dậu còn nghèo khó, thành tựu giáo dục và khoa bảng của Thái Nguyên thời phong kiến như thế đã là đáng kể. Thái Nguyên có những người chiếm vị trí cao trong các khoa thi Hương, thi Hội. Nhiều người giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình. Trải qua thời gian, việc lưu trữ sách cổ bị thất lạc nên chưa thể phản ánh hết việc học hành, khoa bảng của tiền nhân. Từ nền tảng sẵn có trong lịch sử, ngày nay giáo dục Thái Nguyên càng khẳng định vị thế của mình trong nền giáo dục dân tộc, trở thành trung tâm giáo dục đào tạo lớn của cả nước cùng với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Thái Nguyên, với hơn 20 đơn vị thành viên, là đại học đa ngành, đa lĩnh vực, góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của Thái Nguyên nói riêng và khu vực trung du, miền núi phía Bắc nói chung. Bài báo là sản phẩm của Đề tài Khoa học và công nghệ cấp Bộ mã số B2017-TNA-53 do tác giả là chủ nhiệm đề tài TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Huy Chú (2014), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1 (Dư địa chí), Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Hương ước xã Lợi Xá, tổng Hoàng Đàm, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 1942. 3. Hương ước xã Sơn Cốt, tổng Hoàng Đàm, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 1942. 4. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, bản dịch của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 5. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Nxb Thuận Hóa, Huế. 6. Quốc Sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí - tập 4, Nxb Thuận Hóa, Huế. 7. Quốc Sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập 2 (bộ 10 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin (2003), Đồng Khánh địa dư chí, Nxb Thế giới, Hà Nội. 9. Văn bia “Phối hưởng bi” ở xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên viết ngày 29 tháng 11 năm Thành Thái 3 Tân Mão (1891). Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 47 - 52 52 SUMMARY EDUCATION AND EXAM IN FEUDAL THAINGUYEN Do Hang Nga * University of Sciences - TNU Nowadays, Thai Nguyen is known nationwide as the big center for human resources training in the Northern Midlands and Mountains region. Thai Nguyen has universities, colleges and vocational training schools in many different sectors. The education achievement is a continuation of history. Since the establishment of Van Mieu - Quoc Tu Giam, the feudal education had prolonged about 10 centuries. During that time the education of Thai Nguyen has made a significant contribution to the education of our ethnic. This is the land of many difficulties, but studious, many people achieve high achievement in the feudal examinations. Some people hold the important positions in the in the dynasty those that had contributed for our country. Key words: education, exam, confusianism, Thainguyen, feudal Ngày nhận bài: 22/8/2018; Ngày phản biện: 07/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018 * Tel: 0967 968273, Email: ngadh@tnu.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf310_492_1_pb_0582_2127085.pdf
Tài liệu liên quan