Vài nét về bối cảnh ra đời của sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội

Tài liệu Vài nét về bối cảnh ra đời của sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội: A. vài nét về bối cảnh ra đời của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội I. Một số thông tin cơ bản về Hà Nội - địa điểm và lý do thành lập của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội 1. Khái quát về thủ đô Hà Nội Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là "Trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo cụ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước". Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng Bác Bộ với dân số khoảng 2,6 triệu người, diện tích trên 927 km2, Hà Nội là một thành phố cổ đã được hình thành và phát triển gần 1000 năm từ năm 1010. Hà Nội quy tụ nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Văn Miếu - Quốc Tử giám, Chùa Một Cột, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Bảo tàng lịch sử, Cột cờ, quần thể Thành cổ.. Hà Nội gồm có 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với quận Ba Đình là trung tâm hành chính - chính trị Quốc gia, quận Đống Đa, huyện Gia Lâm và Đông Anh là các trung tâm công nghiệp, quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng là các khu trung tâm thương mại ...

doc18 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nét về bối cảnh ra đời của sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. vài nét về bối cảnh ra đời của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội I. Một số thông tin cơ bản về Hà Nội - địa điểm và lý do thành lập của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội 1. Khái quát về thủ đô Hà Nội Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là "Trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo cụ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước". Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng Bác Bộ với dân số khoảng 2,6 triệu người, diện tích trên 927 km2, Hà Nội là một thành phố cổ đã được hình thành và phát triển gần 1000 năm từ năm 1010. Hà Nội quy tụ nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Văn Miếu - Quốc Tử giám, Chùa Một Cột, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Bảo tàng lịch sử, Cột cờ, quần thể Thành cổ.. Hà Nội gồm có 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với quận Ba Đình là trung tâm hành chính - chính trị Quốc gia, quận Đống Đa, huyện Gia Lâm và Đông Anh là các trung tâm công nghiệp, quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng là các khu trung tâm thương mại . Vị trí địa lý của Hà Nội rất thuận lợi, là đầu mối giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và đường hàng không nối từ Hà Nội đến các tỉnh, địa phương của Việt Nam và tới các nước trong khu vực cũng như các nước trên toàn cầu, Hà Nội đã và đang thực sự trở thành Trung tâm giao dịch kinh tế và trung tâm giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước. Sau khi Luật Đầu tư Nước ngoài ở Việt Nam được ban hành vào tháng 12 năm 1987 cùng với việc áp dụng hàng loạt các chính sách khuyến khích của một nền kinh tế mở, 40 quốc lãnh thổ và hàng trăm các tập đoàn, Công ty nước ngoài đã vào Hà Nội để tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh tại thị trường này, một thị trường mà các chuyên gia nước ngoài đánh giá là còn nhiều tiềm năng có thể khai thác. Tính đến hết tháng 12 năm 2001, trên địa bàn Hà Nội đã được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 8,547 triệu USD trong đó có 325 dự án liên doanh, 133 dự án 100% vốn nước ngoài, 23 dự án hợp doanh, đã hình thành 5 KCN tập trung (là KCN Nội Bài - Sóc Sơn, KCN Sài Đồng A, KCN Sài Đồng B, KCN Đài Tư) với diện tích 784 ha và dân số vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở khoảng tren 250triệu USD. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Hà Nội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhanh chóng hình thành cơ cấu kinh tế: thương mại - công nghiệp - nông nghiệp. Để tiếp nhận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn xúc tiến đầu tư của nước ngoài, Hà Nội đã tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn có đầy đủ tiềm năng và các điều kiện thuận lợi như: * Hà Nội là thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam , là trung tâm chính trị, nơi làm việc của các cơ quan đầu não của Việt Nam như: Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ chuyên ngành… Hà Nội có nền tảng chính trị ổn định, chính sách kinh tế đối ngoại mở cửa linh hoạt, an ninh chính trị và trật tự xã hội đảm bảo. Hà Nội còn là nơi có vị thế thuận lợi, là trung tâm giao dịch kinh tế và trung tâm giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước. * Hà Nội là một thành phố tập trung nguồn nhân lực, trí tuệ dồi dào chiếm trên 62% số cán bộ khoa học và quản lý có trình độ trên đại học, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ của cả nứơc hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. * Người dân Hà Nội có trình độ dân trí và tay nghề khá cao, có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến. Giá nhân công lao động ở Hà Nội hợp lý * Tiền năng thị trường Hà Nội lớn, vùng ảnh hưởng thị trường Hà Nội đến các tỉnh, thành phố phía Bắc cũng như thị trường Nam Trung Quốc, Lào có nhiều triển vọng. * Nguồn cung cấp điện năng, cung cấp nứơc sạch cho các Doanh nghiệp thuận lợi và ổn định. * Thủ tục hành chính về xem xét duyệt cấp giấy phép đầu tư cho các dự án (nhất là các dự án công nghiệp) đựơc tiến hành đơn giản, thuận lợi, nhanh chóng.) * Các chi phí như: dịch vụ xã hội, thuê bất động sản, nhà đất, điện, nước thấp hơn so với một số đô thị thương mại khác ở Việt Nam (đặc biệt là giá thuê đất giảm khoảng 25% so với trước đây) * Các chính sách thuế được hưởng chế độ ưu đãi, đặc biệt các dự án cồng nghiệp và các dự án đặc biệt khuyến khích và khuyến khích đầu tư. Để trở thành một thủ đô văn minh hiện đại có thể sánh với các thủ đô các thành phố lớn khác trong khu vực vào năm 2010, chính quyền Hà Nội đã có định hướng tăng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô giai đoạn 2001 - 2010, phát huy tối đa các tiềm năng nội lực và khai thác triệt để các nguồn vốn bên ngoài như FDI, ODA.. nhằm thực hiện việc tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của thành phố từ 1,5 đến 2,5 lần vào năm 2010. Hy vọng rằng thành tựu và những kết quả đạt được trong tương lai của Hà Nội sẽ có một phần đóng góp không nhỏ của các nhà đầu tư nứơc ngoài. Hà Nội nằm trên châu thổ sông Hồng là trung tâm của miền Bắc Việt Nam là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lơị về kinh tế, văn hoá, thương mại giao dịch quốc tế và du lịch. Hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ bao gồm đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không. Hà Nội là nơi thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp, các tập đoàn lớn như Conon, Yamaha Motor và hàng trăm các nhà sản xuất hàng đầu của thế giới đã thành lập nhà máy tại đây. Hà Nội có diện tích 927Km2 trong nội thành 187 Km2 và ngoại thành 740Km2. Dân số: 2,7 triệu người trong ngoại thành 2,4 triệu người Bệnh viện: 45 Phòng khám; 290, bệnh viện quận: 5 Khách sạn: 280 Khách sạn tiêu chuẩn quốc tế : 45 Hà Nội có hai cảng sông chính là cảng Khuyến Lương và Cảng Phà Đen cho phép tàu có trọng tải 2000 - 3000 tấn cập cảng và sân bay quốc tế Nội Bài với 44 chuyến bay quốc tế và nội địa /ngày mỗi năm phục vụ một triệu lượt khách . Nguồn cung cấp nước dồi dào và ổn định. Hà Nội sử dụng nguồn nước từ sông Hồng và Sông Đuống. Nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào. Nguồn nước ngầm tốt bảo đảm yêu cầu về nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Giá nước kinh doanh dịch vụ và cho người nước ngoài: 0,43USD/m3 giá nước dùng cho sản xuất kinh doanh, bệnh viện trường học : 0,2USD/m3 nước sinh hoạt: 0,10 USD/m3 Hệ thống điện ổn định mạng lưới điện đã được nâng cấp bảo đảm nguồn cung cấp ổn định, liên tục giá điện sinh hoạt 0,10USD/KW/h giá điện sản xuất 0,9USD/KWh và điện trong khu công nghiệp: 0,0…..USD/KWh Mạng lưới viễn thông được trang bị các thiết bị hiện đại, tổng đài kỹ thuật số, cáp quang và đã hoà mạng với hệ thống toàn cầu. Cước điện thoại quốc tế: 1,3 USD /phút. Giá cước tuy vẫn còn cao, song hy vọng sẽ giảm nhiều vào năm 2002 khi Việt Nam có được vệ tinh riêng của mình. Nguồn nhân lực: Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai của Việt Nam. Định hướng của Hà Nội là phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ . Lực lượng khoa học và kỹ thuật của Hà Nội đứng đầu cả nước với hơn 6.050 người có trình độ trên đại học, 20,000 người tốt nghiệp đại học, 110.000 trung cấp kỹ thuật . Với lực lượng công nhân kỹ thuật chiếm 40% lực lượng lao động của xã hội, chất lượng lao động của Hà Nội đang dẫn đầu cả nước. Nếu đầu tư vào Hà Nội nhà đầu tư sẽ được hưởng những thuận lợi về nguồn nhân lực có kỹ năng cao và giảm bớt được chi phí đào tạo. Hiện Hà Nội có khoảng 500.000 lao động chưa có việc làm, vì vậy mục tiêu đặt ra cho việc kêu gọi đầu tư nước ngoài nhằm giải quyết một phần vấn đề này. Lao động của Hà Nội cần cù, có kỹ năng và năng động. Mưc lương tối thiểu của lao động phổ thông trong nội thành là 45USD/người/tháng. Hà Nội là một trong những thành phố có nền giáo dục và đào tạo phát triển nhất. Hiên tại có 27 trường công nhân kỹ thuật và đào tạo nghề với hơn 10.000 học viên, 32 trường cao đẳng và đại học với trên 30.000 sinh viên, 3 trường quốc tế. Tiền thuê đất tại Hà Nội được chia làm 4 nhóm, từ 0,06USD/m2/năm đến 12USD/m2/năm và được ổn định ít nhất 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất. Khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% của mức quy định lần trước. Trường hợp thuê nhà xưởng, nhà đầu tư chỉ phải trả tiền thuê nhà xưởng cho bên thuê. Bên cho thuê có trách nhiệm trả tiền thuê đất cho Nhà nước. Mức tiền thuê nhà xưởng khoảng từ 1 - 2USD/m2/tháng. Chi phí thuê văn phòng từ 10 -25 USD/m2/tháng. Hà Nội có đường quốc lộ 1 Bắc Nam đi qua và Quốc lộ 5 nối với cảng Hải phòng, và quốc lộ 3 đi Sân bay quốc tế Nội bài. Một số thông tin về chi phí vận tải container cụ thể như sau: - Hà nội - Hải phòng : + Container 20 feet: 100 - 120 USD + Container 40 feet: 130 - 150 USD - Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh (container 20 - 40 feet) + 800USD + 700 USD Nhà đầu tư được phép mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép kinh doanh để trang trải chi phí cho 28 loaị giao dịch thường xuyên theo quy định tại Thông tư 01/199/TT-NHHN7 ngày 14/4/1999 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để hoàn trả gốc, lãi và phí cho các khoản vay ngắn hạn, trung hạn. Được phép chuỷển về nước vốn pháp định, vốn tái đầu tư và tiền được chia từ thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh sau khi hết hạn hoạt động của Doanh nghiệp có án đầu tư nước ngoài. 2. Những thành tựu nổi bật đã đạt được thời kỳ 1996 - 2000 Trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước, tác đọng của khu vực và thế giới, những thành tựu mà Hà Nội đạt được trong 5 năm qua là rất to lớn. * GDP tăng thêm (% so với cả nước): 10,2% * Nhịp độ tăng trưởng bình quân năm: 10,7% (cả nước là 6,7%) * Nền kinh tế của Thủ đô Hà Nội có sự tăng trưởng tương đối cao và phát triển ở tất cả các ngành và lĩnh vực và đã cơ bản chuyển sang kinh tế thị trường, quan hệ sản xuất định hướng XHCN được coi trọng, xây dựng và củng cố. Trong 10 năm 1991 - 2000, GDP Hà Nội tăng bình quân hàng năm tới 11,6%, bằng 1,5 lần so với cả nứơc, trong đó công nghiệp tăng 13,8% nông lâm nghiệp tăng 4,5% và dịch vụ tăng 11%. * Cơ cấu của nền kinh tế có bước chuyển biến quan trọng theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá (Công nghiệp xây dựng: 1990 là 25,9% năm 200 là 38,5%, dịch vụ 1990 là 66% năm 200: 58%) * Bộ mặt kinh tế - xã hội đã có những thay đổi rõ nét, thế và lực hiện nay tốt hơn nhiều so với nhiều năm trước. Chính trị ổn định, quốc phòng an ninh trật tự an toàn xã hội được củng cố. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng; chỉ số phát triển con người (HDI) của Thành phố năm 2001 là 0,798 - cao nhất trong cả nước. Xây dựng đô thị, bảo vệmt được tăng cường. Tình hình trật tự an ninh đảm bảo tốt. * GDP tăng 10,03% so với năm 2000 * Giá trị sản xuất công nghiệp mở rộng tăng 12,6%; đáng chú ý là khuvực công nghiệp địa phương có sự chuyển biến mạnh, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 19,7%, công nghiệp quốc doanh địa phương tăng 11,18%, tổng doanh thu du lịch tăng 13,5%. Hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, tổng mức luân chuyển hàng hoá tăng 10% trong đó tổng mức bán lẻ tăng 13,4%. Đầu tư XDCB tăng 21,6% * Năm 2001 đã khởi công 65 nhà cao tầng, trong đó có 46 nhà từ tầng 9 trở lên; xây mới được 84,3vạn m2 nhà ở và là nằm có diện tích nhà xây mới cao nhất từ trước đến nay. * Đến hết năm 2001, trên địa bàn Hà Nội có 390 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực. II. Sự ra đời của Sở kế hoạch - đầu tư Trong bối cảnh đó, UBND Tp. Hà Nội quyết định thành lập Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội. Sự ra đời của Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội là một tất yếu, đảm bảo, quản lý trên mặt rộng các chính sách, dự án, các dự án FDI, thu hút đầu tư.. nhằm xây dựng, củng cố địa vị vững chắc của thủ đô, ngoài ra, tạo điều kiện để Hà Nội phát triển mạnh về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá.. xứng đáng là bộ mặt là cơ quan đầu não của Việt Nam. 1. Chức năng của sở kế hoạch đầu tư Hà Nội - Tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hà Nội - Đề xuất các chủ trương, biện pháp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương. - Phối hợp giữa các ngành thuộc Thành phố trong việc lập và thực hiện kế hoạch. 2. Nhiệm vụ của Sở kế hoạch và đầu tư - Lựa chọn các chương trình, dự án ưu tiên, các danh mục công trình về phát triển kinh tế - xã hội, các cân đối chủ yếu. Lựa chọn các đối tác ký kết hợp đồng, kế hoạch xuất nhập khẩu của địa phương. - Phối hợp với Sở Tài - Vật gía xây dựng dự toán ngân sách trình UBND Tp. theo dõi nắm tình hình hoạt động của các đơn vị kinh tế trên địa bàn để gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Hướng dẫn các cấp, các ngành thuộc thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình các dự án có liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật Nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố, là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ đầu tư trong và ngoài nước. Trực tiếp nhận những kiến nghị, khiếu nại của các xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài quản lý sau đầu tư. - Theo dõi,kiểm tra các cơ quan, đơn vị của thành phố trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự án phát triển, trình UBND thành phố các chủ trương biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu kế hoạch của Thành phố. Trực tiếp điều hành thực hiện kế hoạch đối với một số lĩnh vực theo sự phân công của UBND thành phố. -Tham gia nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế , kiến nghị với UBND Thành phố xây dựng và vận dụng các cơ chế chính sách cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương và những nguyên tắc chung đã quy định. - Xét duyệt các định mức kinh tế - kỹ thuật, thẩm định các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, thẩm định xét thầu thẩm định việc thành lập các Doanh nghiệp, làm đầu mối quản lý các nguồn ODA và các nguồn viện trợ khác. - Cấp đăng ký kinh doanh và quản lý thực hiện luật pháp theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp trên địa bàn thành phố. - Hàng quý, 6 tháng, hàng năm làm báo cáo gửi UBND thànhphố và Bộ kế hoạch và đầu tư về việc thực hiện kế hoạch của địa phương và hoạt động của các xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Tổ chức việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư địa phương - Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao 3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội Phòng TC-HC Phòng Tài chính Phòng ĐKKD Phòng nông nghiệp Phòng Văn xã Phòng Đô thị Bộ phận chuyên trách CNTT Ban quản lý dự án VIE /95/DSD Phòng CN-TM DL-DV Phòng ĐTNN Ban Quản lý chuơng trình CNTT PGĐ34 PGĐ3 PGĐ2 PGĐ1 Phòng thẩm định Phòng tài trợ Phòng kê hoạch tổng hựp Giám đốc sở B. Những thông tin và số liệu về các hạng mục đầu tư nước ngoài của sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội tính đến giữa năm 2002: Tính đến giữa năm 2002, Hà Nội đã đạt được nhiều chuyển biến đáng kế trong việc tự thay đổi chính mình, nhằm đạt được một số bước tiến quan trọng trong kinh tế - chính trị. Chính sự thay đổi và linh hoạt đó đã thu hút một số lượng không nhỏ của các nhà đầu tư đã, đang và sẽ đầu tư vào Hà Nội trên các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, các ngành mũi nhọn như công nghiệp, bất động sản, giao thông bưu điện, nông, lâm nghiệp và các ngành khác đã thu hút được một số vốn đầu tư lớn, chiếm một tỉ trọng quan trọng trong tổng hạn ngạch đầu tư của Hà Nội. 1. Số vốn đầu tư thu hút phân theo các lĩnh vực được thể hiện ở bảng số liệu sau: Số vốn đầu tư thu hút phân theo các lĩnh vực TT Ngành Vốn đầu tư (1.000 USD Tỷ trọng (%) 1 Công nghiệp 2.393.245 28 2 Bất động sản 3.333.448 39 3 Giao thông bưu điện 1.709.460 20 4 Nông, lâm nghiệp 170.946 2 5 Ngành khác 940.203 11 Tổng 8.547.302 100 2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo quốc gia lãnh thổ: Song song với vốn đầu tư phân theo các lĩnh vực, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo quốc gia và lãnh thổ cũng là một yếu tố cần thiết và quan trọng đối với các dự án FDI ở thủ đô Hà Nội thời gian qua (số liệu tính đến thời điểm hiện tại: cuối tháng 11/2002). Trong đó, các quốc gia có mối quan tâm và có số vốn đầu tư lớn được đặt lên hàng đầu. Với những thông tin như vậy, ta hoàn toàn có thể phán đoán được chiều hướng và hạng mục đầu tư từ các quốc gia khác. Sau đây là số liệu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quốc gia và lãnh thổ (11/2002): Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo quốc gia và lãnh thổ TT Quốc gia/lãnh thổ Số dự án Vốn đầu tư (USD) 1 Singapore 32 2.818.124.407 2 Nhật Bản 67 1.100.000.000 3 Hàn Quốc 34 894.889.750 4 Hồng Kông 46 427.598.330 5 Thái Lan 16 420.117.000 6 úc 18 395.336.000 7 Thụy Điển 12 368.245.840 8 Anh 18 356.370.360 9 Đa quốc gia 35 345.167.960 10 Đài Loan 25 250.939.000 11 Pháp 20 172.862.790 12 Malaixia 15 152.156.000 13 Mỹ 22 138.738.532 14 Phippin 3 99.700.000 15 Đan Mạch 1 79.636.000 16 Indonesi 8 67.592.000 17 Hà Lan 7 58.830.770 18 Thụy Sỹ 6 58.505.000 19 CHLB Đức 12 39.004.375 20 Trung Quốc 28 32.189.878 21 Panama 3 27.350.400 22 Ba Lan 4 15.800.000 23 Achentina 3 14.073.932 24 Hungary 2 11.400.000 25 CHLB Nga 6 10.511.400 26 Cộng hoà Triều Tiên 1 8.100.000 27 Luxembourg 3 7.619.400 28 Cu Ba 1 6.600.000 29 Séc 2 6.298.313 30 New Zealand 1 5.200.000 31 ấn Độ 2 5.000.000 32 áo 5 2.910.000 33 Israel 1 1.981.136 34 ý 3 1.500.000 35 Lào 1 686.000 Tổng 463 8.401.034.573 Những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất TT Tên dự án Mục tiêu dự án Tổng vốn (1000USD) Quốc gia đầu tư 1 Công ty TNHH phát triển khu phố mới Nam Thăng Long Phát triển khu đô thị cùng với hệ thống kỹ thuật hạ tầng hoàn chỉnh 2.110.674 Singapo 2 Hợp doanh bưu chính viễn thông (BCC) Viễn thông (NTT) 332.000 Nhật 3 Hợp doanh Intelsat (BCC) Viễn thông 327.150 úc 4 Hợp doanh thông tin di động (BCC) Thông tin di động 324.600 Thụy Điển 5 Công ty phát triển đô thị Trấn Sông Hồng Phát triển khu đô thị cùng với hệ thống kỹ thuật hạ tầng hoàn chỉnh 240.000 Singapore 6 Công ty phát triển đô thị Bắc Thăng Long Phát triển khu đô thị cùng với hệ thống kỹ thuật hạ tầng hoàn chỉnh 236.000 Thái Lan 7 Công ty TNHH đèn hình Orion-Hanel Sản xuất, lắp ráp đèn hình 178.000 Hàn Quốc 8 Công ty TNHH Deaha Xây dựng, quản lý khách sạn, văn phòng, căn hộ, sân golf 177.400 Hàn Quốc 9 Công ty công nghiệp Thăng Long Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp 53.200 Nhật Bản 10 Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam Sản xuất, lắp ráp xe máy 80.268 Nhật Bản 11 Công ty liên doanh Hà Việt Tungshing 80.000 Anh 12 Công ty liên doanh TNHH Việt Nam - Malaysia (Sheraton) Xây dựng khách sạn 79.000 Malaysia 13 Công ty Canon Việt Nam Sản xuất, lắp ráp máy in màu 76.700 Nhật Bản 14 Công ty TNHH SAS-CTAMAD (Melia) Xây dựng khách sạn, văn phòng 72.629 Thái Lan 15 Công ty Quốc tế Hồ Tây (Sofitel Plaza) Xây dựng khách sạn 69.920 Singapore Danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội giai đoạn 2001 - 2010 * Đồ dùng nhà bếp các loại * Đồng hồ đỗ xe công cộng * Đường ngầm (tunen) qua sông Hồng * Bệnh viện chuyên khoa Quốc tế về ung thư * Công ty khai thác và vận chuyển container * Công ty phần mềm máy tính * Công ty sản xuất nguyên liệu dân tộc và may mặc xuất khẩu * Công ty thiết kế quảng cáo kỹ thuật cao * Công ty thiết kế và tái tạo các di tích cổ * Công viên sinh thái Yên Sở * Chế biến đồ hộp xuất khẩu * Chế biến hoa quả đồ hộp * Chế biến rác thành điện năng * Chế biến rác thành vật liệu xây dựng 3. Những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất: Theo Sở Kế hoachh - Đầu tư Hà Nội, những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất là một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế và các vấn đề đầu tư ở Hà Nội. Theo số liệu cho thấy, tính đến thời điểm tháng 11/2002, các dự án FDI tại Hà Nội đã đạt được một bước tiến khả quan trong việc làm mới, thay đổi bộ mặt và nền kinh tế - chính trị của Hà Nội. TT Tên dự án Mục tiêu dự án Tổng vốn (1000USD) Quốc gia đầu tư 1 Công ty TNHH phát triển khu phố mới Nam Thăng Long Phát triển khu đô thị cùng với hệ thống kỹ thuật hạ tầng hoàn chỉnh 2.110.674 Singapo 2 Hợp doanh bưu chính viễn thông (BCC) Viễn thông (NTT) 332.000 Nhật 3 Hợp doanh Intelsat (BCC) Viễn thông 327.150 úc 4 Hợp doanh thông tin di động (BCC) Thông tin di động 324.600 Thụy Điển 5 Công ty phát triển đô thị Trấn Sông Hồng Phát triển khu đô thị cùng với hệ thống kỹ thuật hạ tầng hoàn chỉnh 240.000 Singapore 6 Công ty phát triển đô thị Bắc Thăng Long Phát triển khu đô thị cùng với hệ thống kỹ thuật hạ tầng hoàn chỉnh 236.000 Thái Lan 7 Công ty TNHH đèn hình Orion-Hanel Sản xuất, lắp ráp đèn hình 178.000 Hàn Quốc 8 Công ty TNHH Deaha Xây dựng, quản lý khách sạn, văn phòng, căn hộ, sân golf 177.400 Hàn Quốc 9 Công ty công nghiệp Thăng Long Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp 53.200 Nhật Bản 10 Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam Sản xuất, lắp ráp xe máy 80.268 Nhật Bản 11 Công ty liên doanh Hà Việt Tungshing 80.000 Anh 12 Công ty liên doanh TNHH Việt Nam - Malaysia (Sheraton) Xây dựng khách sạn 79.000 Malaysia 13 Công ty Canon Việt Nam Sản xuất, lắp ráp máy in màu 76.700 Nhật Bản 14 Công ty TNHH SAS-CTAMAD (Melia) Xây dựng khách sạn, văn phòng 72.629 Thái Lan 15 Công ty Quốc tế Hồ Tây (Sofitel Plaza) Xây dựng khách sạn 69.920 Singapore 4. Mục tiêu đặt ra trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội trong những năm tới (2001 - 2010): Cùng với việc ban hành các chính sách, các luật về đầu tư, Hà Nội luôn tự thay đổi và thu hút vốn FDI. Đây là một chính sách mang tính chiến lược của Hà Nội trong thời gian hiện tại và năm tới, nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào Hà Nội. Sau đây là danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào Hà Nội giai đoạn 2001-2010: * Đồ dùng nhà bếp các loại * Dồng hồ đỗ xe công cộng * Đường ngầm (tunen) qua sông Hồng * Bệnh viện chuyên khoa Quốc tế về ung thư * Công ty khai thác và vận chuyển container * Công ty phần mềm máy tính * Công ty sản xuất nguyên liệu dân tộc và may mặc xuất khẩu * Công ty thiết kế quảng cáo kỹ thuật cao * Công ty thiết kế và tái tạo các di tích cổ * Công viên sinh thái Yên Sở * Chế biến đồ hộp xuất khẩu * Chế biến hoa quả đồ hộp * Chế biến rác thành điện năng * Chế biến rác thành vật liệu xây dựng Kết luận Như vậy với hoạt động của mình, Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội đã làm được một việc rất quan trọng đối với thủ đô Hà Nội: đề ra các giải pháp mang tính chiến lược, các biện pháp thu hút vốn đầu tư vào Hà Nội, để đạt được các bước tiến quan trọng trong việc làm tăng trưởng nền kinh tế của thủ đô trong thời gian qua và trong tương lai. Tất cả đã nói lên tầm quan trọng cũng như chức năng chính của Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA9327.DOC
Tài liệu liên quan