Tài liệu Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954): JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0056
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 47-54
This paper is available online at
ỦY BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNHMIỀN NAM TRUNG BỘ
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)
Nguyễn Thị Thanh Hương
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Quy Nhơn
Tóm tắt. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng
và Chính phủ, Ủy ban kháng chiến miền Nam Trung Bộ được thành lập. Đây là một trong
những sáng kiến đặc biệt của Chính phủ về mặt tổ chức nhằm chỉ đạo cuộc kháng chiến
của nhân dân Nam Trung Bộ trong giai đoạn cách mạng mới. Bài viết này làm rõ quá trình
thành lập, hệ thống tổ chức và hoạt động của Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam
Trung Bộ trên tất cả các lĩnh vực, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng
lợi.
Từ khóa: Nam Trung Bộ, Ủy ban kháng chiến hành chính, kháng chiến chống thực dân
Pháp.
1. Mở đầu
Viết về đề tài Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ (UBKCHC...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0056
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 47-54
This paper is available online at
ỦY BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNHMIỀN NAM TRUNG BỘ
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)
Nguyễn Thị Thanh Hương
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Quy Nhơn
Tóm tắt. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng
và Chính phủ, Ủy ban kháng chiến miền Nam Trung Bộ được thành lập. Đây là một trong
những sáng kiến đặc biệt của Chính phủ về mặt tổ chức nhằm chỉ đạo cuộc kháng chiến
của nhân dân Nam Trung Bộ trong giai đoạn cách mạng mới. Bài viết này làm rõ quá trình
thành lập, hệ thống tổ chức và hoạt động của Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam
Trung Bộ trên tất cả các lĩnh vực, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng
lợi.
Từ khóa: Nam Trung Bộ, Ủy ban kháng chiến hành chính, kháng chiến chống thực dân
Pháp.
1. Mở đầu
Viết về đề tài Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ (UBKCHCMNTB) đã
có một số tác phẩm, công trình nghiên cứu đề cập đến như: Tác phẩm Khu V- 30 năm chiến tranh
giải phóng [6], Tập 1 - Kháng chiến chống thực dân Pháp, Quân khu V xuất bản 1986, tác phẩm
Nam Trung Bộ kháng chiến (1945-1975) [19] của Hội đồng biên soạn Lịch sử Nam Trung Bộ biên
soạn năm 1992, đã đề cập đến sự kiện UBKCHCMNTB được thành lập, những hoạt động trên
các lĩnh vực có sự chỉ đạo, điều hành của UBKCHCNTB. Các công trình nghiên cứu lịch sử địa
phương của các tỉnh Nam Trung Bộ như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nãng, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đăclăk. . . cũng đã đề
cập đến sự điều hành, tổ chức lãnh đạo của UBKCHCMNTB đến các địa phương. Tuy nhiên các
công trình trên chưa làm rõ quá trình thành lập của UBKCHCMNTB, hệ thống tổ chức của nó và
quá trình hoạt động, lãnh đạo nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ trên các lĩnh vực đạt nhiều thành
tựu to lớn của UBKCHCNTB. Bài viết này tác giả làm rõ những vấn đề mà các tài liệu trước đó
chưa đi sâu tìm hiểu. Làm rõ sự ra đời, tổ chức và hoạt động của Ủy ban kháng chiến hành chính
miền Nam Trung Bộ góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của
Chính phủ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
Trên cơ sở tập hợp các nguồn tài liệu thành văn, tài liệu nhân chứng, tài liệu gốc lưu trữ tại
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, tại các Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng các tỉnh, tác giả đã sử dụng
các phương pháp lịch sử, phương pháp logic và các phương pháp liên ngành khác để hoàn thành
Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015
Liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Hương, e-mail: thanhhuongsudhqn@gmail.com
47
Nguyễn Thị Thanh Hương
bài viết. Có thể nói việc tìm hiểu sự ra đời, tổ chức và hoạt động của Ủy ban kháng chiến hành
chính miền Nam Trung Bộ góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu lịch sử Chính phủ trong giai
đoạn kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sự ra đời của Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ
Cách mạng tháng Tám thành công lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi
thành lập, cùng với việc thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền ở Trung ương, Nhà nước đã
đồng thời tiến hành việc thiết lập và củng cố hệ thống chính quyền ở các địa phương. Nền tảng
cho việc tạo lập hệ thống chính quyền ở các địa phương là Sắc lệnh số 63/SL của Chính phủ cách
mạng lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (22/11/1945) [14].
Miền Nam Trung Bộ sau Cách mạng tháng Tám gồm 12 tỉnh, trải dài trên 1000 km, từ Đà
Nẵng đến tỉnh Bình Thuận, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Vì vậy, sau khi xâm lược Nam
Bộ, thực dân Pháp đưa quân ra đánh chiếm khu vực này. Nhiều tỉnh của Nam Trung Bộ rơi vào tay
thực dân Pháp, chỉ còn 4 tỉnh giữ vững được tự do gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên. Do ở xa Trung ương lại bị kẻ thù bao vây bốn phía nên ngay từ cuối năm 1945 công tác kiểm
tra, tổ chức bộ máy chính quyền, điều hành cuộc kháng chiến ở Nam Trung Bộ đã được Trung
ương Đảng đặc biệt quan tâm. Ngày 1/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 70, cử Bộ
trưởng Bộ Lao động Lê Văn Hiến làm việc với phái viên của Chính phủ do đồng chí Võ Nguyên
Giáp dẫn đầu vào kiểm tra tình hình bộ đội ở chiến trường Nam Trung Bộ và truyền đạt chỉ thị
của Trung ương Đảng, Chính phủ cho các chiến khu và các tỉnh [15]. Đầu năm 1946, Chính phủ
ra quyết định thành lập Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam và Ủy ban Kháng chiến miền
Nam Trung Bộ. Đến tháng 11/1946, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
cử đồng chí Phạm Văn Đồng làm Đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ với
trọng trách động viên tổ chức và lãnh đạo nhân dân kháng chiến, kiên trì chiến đấu và quyết tâm
đánh thắng kẻ thù ngay trên mặt trận Nam Trung Bộ, tăng cường hơn nữa khối đoàn kết toàn dân,
củng cố và bảo vệ vùng giải phóng [19;98-99]. Cùng với việc kiểm tra, chỉ đạo công cuộc kháng
chiến trên địa bàn, Chính phủ đã hết sức quan tâm đến việc tổ chức xây dựng và điều hành kháng
chiến của các cấp chính quyền ở miền Nam Trung Bộ.
Đầu năm 1947, trong cả nước, bên cạnh Ủy ban Hành chính (1/1946) còn có Ủy ban kháng
chiến (12/1946). Sự tồn tại song song hai hệ thống ủy ban đều thực hiện chức năng chính quyền đã
dẫn tới tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong công tác chỉ đạo kháng chiến. Vì thế, ngày 1/10/1947
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 91/SL, quyết định hợp nhất Ủy ban Kháng chiến với Ủy
ban Hành chính từ cấp tỉnh đến cấp xã thành Ủy ban Kháng chiến Hành chính [16]. Thực hiện Sắc
lệnh trên, từ đầu năm 1948 đến giữa năm 1948 trên toàn miền Nam Trung Bộ việc hợp nhất hai
ủy ban đã cơ bản hoàn thành. Sau khi các địa phương đã hoàn thành hợp nhất, ngày 1/9/1948, Ủy
ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ và Nha đại diện Ủy ban hành chính Trung Bộ đã
tiến hành hợp nhất thành cơ quan chính quyền duy nhất với tên gọi là Ủy ban Kháng chiến Hành
chính miền Nam Trung Bộ (UBKCHCMNTB). Đây là cơ quan chính quyền cấp miền, điều hành
trực tiếp và toàn diện công cuộc kháng chiến kiến quốc trên địa bàn Nam Trung Bộ.
UBKCHCMNTB được thành lập có nhiệm vụ: lãnh đạo, tổ chức điều hành quân dân Nam
Trung Bộ thực hiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Nó giống như một Chính phủ địa phương
(vừa chịu sự lãnh đạo của Chính phủ Trung ương nhưng vừa có tính độc lập nhất định). Trong suốt
9 năm kháng chiến chống Pháp, mặc dù ở xa Trung ương nhưng UBKCHCMNTB đã tự lực, tự
cường lãnh đạo quân dân 12 tỉnh chiến đấu anh dũng và giữ vững được vùng tự do rộng lớn gồm 4
tỉnh. Tại vùng tự do, nhân dân đã xây dựng chế độ mới - chế độ dân chủ nhân dân và trở thành hậu
48
Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp...
phương vững chắc chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần to lớn vào thắng lợi chung
của dân tộc đánh bại thực dân Pháp xâm lược.
2.2. Hệ thống tổ chức của Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ
Cùng với sự ra đời, việc xây dựng và phát triển tổ chức đóng vai trò quan trọng đối
với UBKCHCMNTB trong lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp. Có thể nói, từ ngày
1/9/1948, UBKCHCMNTB được thành lập cho đến cuối tháng 12/1948 hệ thống tổ chức của
UBKCHCMNTB không ngừng được kiện toàn và phát triển. Ngoài bộ phận văn phòng, còn có 25
sở, ban, ngành chịu sự lãnh đạo của UBKCHCMNTB [18;4]. Các bộ phận này phụ trách bao quát
trên các lĩnh vực như: kinh tế, quân sự, an ninh, chính trị, xã hội, giáo dục, y tế, đối ngoại. . .
Hình 1. Sơ đồ hệ thống tổ chức của UBKCHCMNTB [4]
Công tác lãnh đạo của UBKCHCMNTB đối với các sở, ban, ngành chuyên môn từ cuối
năm 1948 đã đi vào nề nếp và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Một số sở, ban, ngành không
còn bó hẹp hoạt động ở bốn tỉnh vùng tự do mà bắt đầu mở rộng gây cơ sở trong các vùng bị địch
tạm chiếm. Nhờ vậy đã góp phần thúc đẩy công cuộc “kháng chiến - kiến quốc” trên địa bàn Nam
Trung Bộ.
Sau Hiệp định Giơnevơ, do đặc điểm của tình hình đất nước có thay đổi nên tại phiên họp
49
Nguyễn Thị Thanh Hương
vào trung tuần tháng 9/1954, Hội đồng Chính phủ đã quyết định đổi tên Ủy ban kháng chiến hành
chính các cấp thành Ủy ban Hành chính [9;88]. Sau thời gian 100 ngày kí Hiệp định Giơnevơ,
UBKCHCMNTB bàn giao cho đối phương quản lí về hành chính các tỉnh Quảng Nam, Phú Yên
và nửa tỉnh Quảng Ngãi. Phạm vi quản lí hành chính của chính quyền ta đến hạn bàn giao cuối
cùng vào tháng 5/1955 đã thu hẹp chỉ còn tỉnh Bình Định và nửa tỉnh Quảng Ngãi. Do đó ngày
13/12/1954, Ủy ban Hành chính miền Nam Trung Bộ ban hành Nghị định số 796/MN-TOC công
nhận thành lập UBHC liên tỉnh Bình Định - Quảng Ngãi để trực tiếp điều khiển các ngành chuyên
môn liên tỉnh và các UBHC các huyện còn lại trong tỉnh Bình Định - Quảng Ngãi [11]. Ủy ban
Hành chính liên tỉnh Bình Định - Quảng Ngãi hoạt động đến tháng 5/1955 thì kết thúc. Như vậy,
sự ra đời của UBKCHCMBTB cùng với hệ thống cơ quan chuyên môn giúp việc ngày càng hoàn
thiện đã trở thành một trong những nhân tố góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Pháp trên địa bàn Nam Trung Bộ.
2.3. Hoạt động của Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ trong
kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Từ khi ra đời và hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Nhà nước,
UBKCHCMNTB đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân các tỉnh miền Nam Trung Bộ tiến hành cuộc
kháng chiến toàn dân, toàn diện, đạt được những thành tích to lớn trên tất cả các lĩnh vực.
2.3.1. Về kinh tế - tài chính
Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu thì thực dân Pháp lại quay trở lại xâm
lược nước ta. UBKCHCMNTB đã chỉ đạo nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ thực hiện nhiệm vụ
vừa kháng chiến, vừa phải xây dựng một nền kinh tế tự cấp tự túc.
* Về nông nghiệp: Phát động phong trào tăng gia sản xuất, khai hoang, mở rộng diện tích
canh tác, trồng thêm vụ hoa màu, xây dựng các công trình thủy nông (đê, đập) đảm bảo nước tưới
cho đồng ruộng, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất cây trồng. . . Hướng dẫn đồng bào dân tộc
dùng phân bón ruộng, phòng chống bệnh dịch, bảo vệ mùa màng, thực hiện phong trào định canh,
định cư ổn định sản xuất. Tính đến cuối năm 1950, diện tích đất canh tác được tưới nước ở bốn
tỉnh tự do tăng thêm 62.000 ha [4;7], gấp hai lần diện tích tưới của các công trình thủy lợi trước
1945. Sản lượng lúa trên diện tích gieo trồng cũng tăng lên. Năm 1953, tổng sản lượng lương thực
bốn tỉnh tự do đã tăng 2.378 tấn so với 2 năm trước đó. Nếu tính tổng sản lượng quy thóc đầu
người (tổng số dân là 2.610.016 người) thì năm 1953 toàn vùng tự do đã đạt chỉ tiêu 300kg lương
thực/người [7;5]. Số lương thực đó đã giải quyết được nhu cầu lương thực cho nhân dân đồng thời
chi viện cho lực lượng vũ trang. Đây là thành công của Nam Trung Bộ trong việc thực hiện chủ
trương tự cấp tự túc về lương thực.
Chính quyền còn thi hành chính sách ruộng đất như: giảm tô, tức, chia lại công điền cho
công bằng, dân chủ. Trong những năm 1948-1950, dưới sự chỉ đạo của Ban Canh nông miền Nam
Trung Bộ, toàn vùng tự do đã thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ. Tính đến
tháng 10/1950 ở bốn tỉnh tự do Liên khu V, điền chủ đã thực hiện giảm trên diện tích 250.640 mẫu
và 291.719 tá điền được giảm tô. Riêng 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi đã thực hiện giảm tô cho
27.686 tá điền, giảm được 1962 tấn lúa. Năm 1953, đã giảm 10.625 tấn lúa cho 70.000 tá điền thu
1.462 mẫu ruộng của Pháp và Việt gian chia cho dân cày. Chia cho trung, bần cố nông là 140.492
mẫu công điền [7;7]. Chính sách ruộng đất của UBKCHCMNTB đã đem lại quyền lợi kinh tế thiết
thực cho nông dân, bồi dưỡng lực lượng nhân dân và lực lượng kháng chiến, củng cố niềm tin của
người dân đối với Đảng và Chính phủ. Trên cơ sở đó củng cố khối liên minh công nông vững chắc.
* Về công nghiệp: UBKCHCMNTB đã huy động nhân dân di chuyển máy móc, sơ tán vào
50
Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp...
rừng sâu, xây dựng các xưởng quân giới, chế tạo vũ khí chống giặc. Trong những năm 1948 - 1950,
ở các tỉnh tự do, ngoài hai cơ sở công nghiệp quốc doanh là Xưởng cơ khí Liên khu V và Xí nghiệp
dệt quốc doanh Việt Thắng, các cơ sở công nghiệp quốc phòng đã có bước phát triển. Cả 4 tỉnh
đều có các xưởng sản xuất vũ khí và đã sản xuất được lựu đạn, bộc phá, kíp mìn, súng phóng bom,
súng Bazoka, súng cối. . . Năm 1949 đã sản xuất được 135 tấn bao gồm 31 loại vũ khí phục vụ
nhu cầu chiến trường Nam Bộ. Năm 1953, mức sản xuất đã đạt 350 tấn vũ khí các loại, đáp ứng về
cơ bản nhu cầu vũ khí cho lực lượng vũ trang [10;133]. Tại các tỉnh tự do, nghề dệt phát triển nhờ
phong trào trồng bông kéo sợi dệt vải được phát động trong dân. Diện tích trồng bông ở bốn tính
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên năm 1946 chỉ có 3000 mẫu đến năm 1950 tăng lên
12.000 mẫu, với sản lượng 2000 tấn/năm. Công nghiệp làm giấy cũng phát triển, đến năm 1950
có 87 xưởng giấy [3;4]. Các ngành nghề thủ công phục vụ dân sinh phát triển mạnh mẽ: làm nước
mắm, muối, xà phòng, đầu dừa, đồ gốm, dệt chiếu, sản xuất nông cụ,. . .
* Về tài chính: Nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà
nước đóng góp ngân sách thông qua “Tuần lễ vàng” (17 - 24/9/1945). Trong Tuần lễ vàng, đồng
bào Nam Trung Bộ đã đóng góp được 217kg vàng, trong đó Quảng Nam là tỉnh đi đầu với số lượng
52 kg, Bình Định 22 kg, Đà Nẵng 30 kg [17;8]. Nhân dân ở đây cũng đã lập các quỹ nuôi quân, hũ
tiết kiệm, quỹ nông sản để ủng hộ kháng chiến.
Ngày 12/6/1947, Đại diện Chính phủ Trung ương tại miền Nam đã ra Nghị định số 1/ CP-
NĐ cho phép UBKCHCMNTB phát hành tín phiếu để chủ động về vấn đề tài chính. Triển khai
chủ trương trên, UBKCHCMNTB quyết định cho in hai loại Tín phiếu: loại phát hành tại các tỉnh
tự do Nam - Ngãi - Bình - Phú, và một loại in ở căn cứ Ô Rô (Bình Thuận) để lưu hành ở các
tỉnh cực Nam. Cho đến năm 1950, bạc Tín phiếu và bạc Việt Nam lưu hành và sử dụng ở Nam
Trung Bộ tổng cộng đã lên đến 3.500 triệu đồng [4;6]. Từ năm 1948, thực hiện chủ trương của
UBKCHCMNTB tăng thu, giảm chi, thực hành tiết kiệm, quản lí việc thu trong mọi ngành mọi
cấp nên tình hình tài chính ở các địa phương được cải thiện một bước. Đến năm 1951, thực hiện
chính sách tài chính mới, Nhà nước đã ban hành 7 loại thuế nhằm tăng ngân sách cho nhà nước
trong đó thuế nông nghiệp là nguồn thu chính, chủ yếu. Với chính sách thuế mới đã góp phần giải
quyết khó khăn về tài chính cho toàn miền Nam Trung Bộ [4;7].
* Ngành giao thông vận tải đã phục vụ đắc lực cho kháng chiến và dân sinh. Từ đầu năm
1948, các tuyến giao thông đường sắt, đường Quốc lộ, tỉnh lộ được tu sửa và mở rộng. Từ năm
1951-1954, để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và chi viện chiến trường, công tác xây dựng và
bảo vệ hệ thống giao thông vận tải được chú trọng. Mặc dù hệ thống giao thông là mục tiêu bị
địch thường xuyên đánh phá nhưng ta vẫn duy trì được các tuyến giao thông, đảm bảo vận chuyển
lương thực, hàng hóa cung cấp cho nhân dân và chiến trường.
2.3.2. Về văn hóa - xã hội
Sau Cách mạng tháng Tám, mặc dù trong hoàn cảnh kháng chiến nhưng dưới sự chỉ đạo,
điều hành của UBKCHCMNTB công tác văn hóa - giáo dục đã không ngừng phát triển với nhiều
hình thức.
Phong trào Bình dân học vụ đã thu hút hàng triệu người đi học. Chỉ tính riêng 4 tỉnh tự do
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, năm 1947 đã có 654.000 người thoát nạn mù chữ
(chiếm 40% dân số). Đến năm 1949, toàn vùng tự do đã có 1.260.000 người từ 8 tuổi trở lên thoát
nạn mù chữ [8;6]. Đầu năm 1953, toàn vùng tự do có 758 lớp với 12.621 học viên. Tính đến tháng
6/1954, bốn tỉnh tự do đã mở được 5.976 lớp Bình dân học vụ với 92.140 học viên [1;4]. Để nâng
cao trình độ văn hóa cho cán bộ công nhân viên, nhiều lớp bổ túc văn hóa được mở ở các tỉnh. Đến
năm 1953 toàn miền đã mở 719 lớp với 26.342 học viên là cán bộ xã, thôn, cán bộ quân dân chính
đảng [2;11].
51
Nguyễn Thị Thanh Hương
Hệ thống giáo dục phổ thông cũng được chú trọng phát triển ở cả vùng tự do và vùng bị tạm
chiếm. Tính toàn miền, mỗi niên khóa có 3000 lớp mở và năm 1954 có 3258 lớp với gần 140.000
học viên. Hệ thống giáo dục phổ thông ở các tỉnh có bậc tiểu học (cấp I), bậc trung học (cấp II) có
các trường công lập, tư thục, bình dân và chuyên khoa (cấp III). Đầu năm 1954 ở cấp I có 3.258
lớp với gần 140.000 học sinh. Cấp II, III phổ thông, có 45 trường với 198 lớp và 10.098 học sinh
cấp II và 265 học sinh cấp III. Nếu tính cả học sinh vỡ lòng, cấp I, cấp II, cấp III cộng lại thì năm
1954 có 228.455 học sinh [2;12]. Đây là thành tích to lớn trên trên mặt trận văn hóa- giáo dục mà
Đảng bộ, chính quyền nhân dân bốn tỉnh vùng tự do đạt được. Nội dung chương trình giảng dạy có
những thay đổi căn bản nhằm mục đích nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân, giáo dục tình yêu
quê hương, đất nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lao động cần cù sáng tạo cho thế hệ thanh
thiếu niên.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ được phát động thường xuyên đóng vai trò quan trọng
trong việc tuyên truyền, động viên tinh thần sản xuất và kháng chiến của quân, dân. Nhiều hoạt
động văn hóa nghệ thuật mang bản sắc dân tộc của miền Nam Trung Bộ được triển khai và được
nhân dân hưởng ứng nhiệt tình như: Hát bài chòi (với những tác phẩm tiêu biểu: Hai bốn đồng
tiền, Anh hùng Ngô Mây, Hầm chông du kích...), hát tuồng (có các tác phẩm Chị Ngộ, Giảm tô,
Gương liệt nữ. . . ). Nhiều tác phẩm văn học được Giải thưởng Phạm Văn Đồng như: về thơ ca có
bài thơ Nhân dân một lòng của Tế Hanh, Ca dao kháng chiến của Nguyên Hồ; về truyện kí có Bát
cơm Cụ Hồ của Nguyễn Thành Long, về tiểu thuyết có Con Trâu của Nguyễn Văn Bổng [12;127].
Vào tháng 6/1946, UBKCHCMNTB đã thành lập Đài phát thanh ở Nam Trung Bộ. Trụ sở của Đài
lúc đầu đóng ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, đến năm 1948 rời vào huyện An Lão, tỉnh Bình
Định. Mỗi ngày đài phát sóng hai buổi vào 6h và 18h [19;122]. Nội dung phát thanh hàng ngày
gồm hai phần chính là tin tức và bình luận (bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp). Đài phát thanh Nam
Trung Bộ là một phương tiện tuyên truyền quan trọng của UBKCHCMNTB, là vũ khí sắc bén trên
mặt trận tư tưởng làm nhiệm vụ tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đưa
thông tin kịp thời đến nhân dân. Những hoạt động văn hóa nghệ thuật đã phục vụ thiết thực cho
chủ trương của UBKCHCNTB trong việc tuyên truyền, động viên, khích lệ nhân dân kháng chiến
kiến quốc thắng lợi.
Công tác xuất bản, phát hành sách báo cũng được chú ý để phục vụ nhu cầu tinh thần của
nhân dân. Trong 3 năm (1952 - 1954) ở toàn miền đã có 5.570.000 cuốn sách được xuất bản, không
kể 350.000 cuốn sách giáo khoa của ngành giáo dục, riêng báo Nhân dân trong 3 năm đã phát hành
94.000 tờ, báo Cứu quốc 1.580.000 tờ [2;13].
Công tác y tế chăm sóc sức khỏe của nhân dân, cán bộ, bộ đội cũng được quan tâm.
UBKCHCMNTB đã phát động phong trào vệ sinh yêu nước, thực hiện khẩu hiệu “Tam tinh”
(ăn sạch, uống sạch, ở sạch) và “Tứ diệt” (diệt ruồi, muỗi, chuột, chấy rận). Hàng năm các Ti y tế
đều tiến hành tiêm phòng dịch và chủng đậu cho dân. Năm 1953, có 61 vạn người được chủng đậu
và 54 vạn người được tiêm phòng dịch tả. Hệ thống cơ sở y tế được mở rộng đến cơ sở thôn xã.
Trong 2 năm 1953 - 1954 đã khám bệnh cho 270.000 người và điều trị 20.000 người [2;14]. Tại
các tỉnh tự do, các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, rượu chè, mê tín, dị đoan bị đẩy lùi.
2.3.3. Về quân sự
Sau khi xâm chiếm Nam Bộ, Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng, đến tháng 10/1945, Pháp
đem quân tấn công Nha Trang, từ đây cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Trung Bộ bắt đầu.
Trước sức mạnh tấn công của địch, chiến thuật chủ yếu cả ta trong giai đoạn này là phòng ngự với
mục đích tiêu hao sinh lực địch, bảo tồn lực lượng ta, thực hiện đi từ du kích chiến là chính đến vận
động chiến. Vận dụng nhiều cách thức và các loại vũ khí đánh địch như: dùng cuốc xẻng, lựu đạn,
đòn xóc, chông, cạm bẫy, lấy súng giặc giết giặc, phá hoại thành phố, đường giao thông, đào hầm
52
Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp...
bí mật với khẩu hiệu “Vườn không nhà trống”. . . Tại các tỉnh Nam Trung Bộ, phong trào chống
bắt lính và tuyên truyền địch vận cũng diễn ra mạnh mẽ. Hoạt động vận động thanh niên không đi
lính cho giặc, đã đi thì trở về với gia đình được tiến hành khắp nơi.
Phong trào đi dân công phục vụ tiền tuyến đã thu hút hàng chục vạn dân công tham gia.
Dân công vận tải lương thực, thực phẩm, đạn dược bằng gánh gồng, xe đạp thồ, ghe thuyền,. . . Tính
chung trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tỉnh Phú Yên đã động viên gần 55.000 lượt dân công
với 1.500.000 lượt ngày công. ở Bình Định, từ năm 1952-1954 đã huy động 8 triệu ngày công phục
vụ khắp các mặt trận Tây Nguyên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa [4;11].
Năm 1954, tại Nam Trung Bộ có nhiều trận thắng lớn về quân sự góp phần vào thắng lợi
chung của dân tộc, những trận thắng của ta đã giải phóng được nhiều vùng rộng lớn như Điện Bàn
(Quảng Nam), Hòn Khói (Khánh Hòa), Lương Sơn, Tánh Linh (Ninh Thuận). Tại trận đánh An
Khê (1953), ta tiêu diệt 6 đại đội địch (diệt 245 tên, bắt 326 tên), thu 900 súng [19;178]. Sau thắng
lợi này đơn vị giải phóng An Khê được trao tặng cờ quyết chiến quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Huân chương kháng chiến của Chính phủ, Huân chương Quân công Hạng Nhất của Bộ
Tổng Tư lệnh. Đặc biệt, tháng 1/1954 các tỉnh Nam Trung Bộ đã phối hợp đánh bại cuộc hành
quân Atlăng nhằm xóa bỏ vùng tự do liên khu V của thực dân Pháp. Thắng lợi của quân ta đã góp
phần làm phá sản kế hoạch quân sự Nava - cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp trong chiến tranh
xâm lược Việt Nam và góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc chiến tranh xâm
lược của Pháp ở Đông Dương.
Bên cạnh những thành tích to lớn đó, trong quá trình chỉ đạo, điều hành thực tiễn cách mạng
của UBKCHCNMNTB cũng có những sai lầm, khuyết điểm. Điều này thể hiện rõ qua hai sự kiện
xảy ra ở vùng tự do. Sự kiện thứ nhất là “Vụ biến Sơn Hà” (năm 1950), do sai lầm của một số
cán bộ địa phương trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở Sơn Hà đã động
chạm đến phong tục, tập quán, tài sản của đồng bào dân tộc thiểu sót. Thực dân Pháp cùng bọn
phản động đã lợi dụng điều đó để kích động nhân dân gây ra những vụ bạo loạn chống phá cách
mạng. UBKCHCMNTB đã sai lầm trong giải quyết vụ việc ngay từ đầu là dùng vũ lực và giải
quyết không triệt để. Sau đó đã sửa sai bằng cách đẩy mạnh vận động chính trị, giáo dục, tích cực
sản xuất giúp dân ổn định đời sống. [13;116] Sự kiện thứ hai là “Vận động gây quỹ chuyển sang
tổng phản công” (năm 1950). Do nhận thức chưa thấu đáo chủ trương của Đảng cho rằng ta sẽ
chuyển sang tổng phản công vào cuối năm 1950 nên UBKCHCMNTB đã ra sức động viên cao độ
nhân tài, vật lực cho kháng chiến [19;149]. Các tỉnh thi đua nhau đăng kí mức đóng góp đã tạo ra
cuộc vận động quỹ mang tính áp đặt nặng nề. Mức huy động vượt quá khả năng đóng góp của dân
gây ra sự xáo trộn lớn ở nông thôn. Đến tháng 4/1951, Bác Hồ đã chỉ ra nguyên nhân sai lầm và
yêu cầu phải sửa chữa triệt để.
3. Kết luận
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), sự ra đời và hoạt động của
UBKCHCMNTB có vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc kháng chiến của quân dân Nam
Trung Bộ. UBKCHCMNTB đã tổ chức, lãnh đạo, vận động quân dân Nam Trung Bộ thực hiện tốt
khẩu hiệu: “Kháng chiến toàn dân, toàn diện”, “Vừa kháng chiến vừa kiến quốc”. Hoạt động của
UBKCHCMNTB trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội. . . đã đem lại hiệu quả cao:
khai thác và tận dụng được các tiềm năng, truyền thống cách mạng của địa phương, xây dựng và
phát triển kinh tế tự cấp tự túc, ổn định đời sống nhân dân đồng thời chi viện cho tiền tuyến. . .
Chính những thành tích đó đã tạo nên sức mạnh tổng hợp quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn miền Nam Trung Bộ nói riêng và trên cả nước nói chung.
53
Nguyễn Thị Thanh Hương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo công tác giáo dục 1954 của Khu Giáo dục Liên khu V và các Ti giáo dục liên minh tỉnh
Bình-Ngãi. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Đơn vị bảo quản 517.
[2] Báo cáo của UBKCHCMNTB về thành tích 10 năm xây dựng chính quyền 1945-1954. Tài liệu lưu trữ
tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III. Đơn vị bảo quản 97.
[3] Báo cáo tình hình chung ở Liên khu V năm 1950. Cục lưu trữ - VP Trung ương Đảng. Đơn vị bảo quản
174.
[4] Báo cáo tình hình Liên khu V từ 1949-1954. Lưu trữ tại Ban Tuyên giáo Ninh Thuận. Cặp 11, đơn vị
bảo quản 175.
[5] Báo cáo tình hình miền Nam Trung Bộ năm 1947 của đại diện Ủy ban Hành chính Trung Bộ. Trung
tâm lưu trữ Quốc gia III. Đơn vị bảo quản 01.
[6] Bộ tư lệnh Khu 5- 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 – 1975), tập 1, Kháng chiến chống thực dân
Pháp, 1986.
[7] Chương trình công tác và báo cáo tình hình chung UBKCHCMNTB năm 1953. Trung tâm lưu trữ Quốc
gia III, Đơn vị bảo quản 188.
[8] Chương trình và báo cáo tình hình hoạt động UBKCHC và các Sở chuyên môn ở Nam Trung Bộ. Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia III. Đơn vị bảo quản 07.
[9] Công báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, số 9 năm 1954.
[10] Lịch sử Quân giới Quân khu V (1945 - 1975). Nxb Quân đội nhân dân 1995, tr, 102.
[11] Nghị định số 796/ MN- TOC thành lập Ủy ban hành chính liên tỉnh Bình Định – Quảng Ngãi, Phòng
UBKCHCMNTB, Tập lưu Nghị định năm 1954, Hồ sơ 519 (cũ). TTLT Quốc gia III.
[12] Phong Lê (chủ biên), 1985. Cách mạng – kháng chiến và đời sống văn học (1945-1954), tập 1. Nxb
Tác phẩm mới.
[13] Quảng Ngãi, 1988. Lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945 – 1975). Nxb Tổng hợp Nghĩa Bình,
tr.116
[14] Sắc lệnh 63/SL, ngày 22/11/1945 của Chủ tịch nước về chính quyền nhân dân địa phương. Phòng Thủ
tướng, Hồ sơ A/Q 01, tr. 97.
[15] Sắc lệnh 70/ SL, ngày 1/12/1945 của Chủ tịch nước về kiểm tra tình hình chiến trường Nam Trung Bộ.
Lưu tại phòng Lịch sử quân sự Quân khu V.
[16] Sắc lệnh số 91/SL ngày 1/10/1947 của Chủ tịch nước về việc hợp nhất Ủy ban kháng chiến và Ủy ban
hành chính thành Ủy ban kháng chiến hành chính. Phòng UBKCHCMNTB, Hồ sơ số A/ Q 04.
[17] Tạp chí Xưa và Nay, số 72 năm 2000, tr.8.
[18] UBKCHCMNTB, 1949. Chương trình và báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban kháng chiến
hành chính và các sở chuyên môn ở miền Nam Trung Bộ 1948. Trung tâm lưu trữ QG III, Phòng
UBKCHCMNTB, đơn vị bảo quản 07.
[19] Viện Lịch sử Đảng, Hội đồng biên soạn Lịch sử Nam Trung Bộ kháng chiến, 1992. Nam Trung Bộ
kháng chiến 1945-1975, Hà Nội.
ABSTRACT
Administrative Resistance Committee of South Central
in the resistance against French colonialism (1945-1954)
After the August Revolution in 1945, implementation of the leadership of the Central Party and the
Government, the Resistance Committee of South Central has been established. This is one of the special
initiatives of the Government in terms of the organization to direct the Resistance of the people of South
Central in the new revolutionary period. This article clarifies the process of establishment, organization
systems and operation of Administrative Resistance Committee of South Central on all fields, contributing
to the victory in resistance against the French colonialism.
Keywords: Resistance Committee, Administrative Committee, Resistance Committee of South
Central, South Central.
54
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3754_ntthuong_2404_2178517.pdf