Tài liệu Ứng xử của người phụ nữ Tây Nam Bộ trong ca dao: KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
Trang 98
ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TÂY NAM BỘ TRONG CA DAO
SV: Nguyễn Thị Ngọc Liễu, lớp ĐHVNH16
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lượm
Tóm tắt
Tây Nam Bộ - vùng đất hiền lành, nơi đất lành chim đậu và có những con người giàu tình
cảm, nhân ái. Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, có những lúc thăng trầm trong
xã hội, sự nhiễu loạn của chính trị đã sinh ra nhiều anh hùng nổi trội. Sát cánh với các đấng
nam nhi là các anh thư, kỳ nữ ra đời, nhưng còn biết bao người phụ nữ khác chỉ sống âm thầm,
an vui bên gia đình, làng xóm... Ca dao Tây Nam Bộ về nữ giới rất nhiều, tất cả có điểm chung
là ngắn gọn, cô đọng, ý tứ tản mạn. Những khía cạnh đời sống, tâm tư tình cảm của người phụ
nữ Nam bộ được thể hiện một cách khéo léo, hòa quyện vào ca dao, câu hò, câu hát. Nội dung
bài viết này thể hiện về hình ảnh và cách ứng xử của người phụ nữ Tây Nam Bộ trong ca dao
Từ khóa: ca dao Việt Nam, người phụ nữ Nam Bộ, ứng ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng xử của người phụ nữ Tây Nam Bộ trong ca dao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
Trang 98
ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TÂY NAM BỘ TRONG CA DAO
SV: Nguyễn Thị Ngọc Liễu, lớp ĐHVNH16
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lượm
Tóm tắt
Tây Nam Bộ - vùng đất hiền lành, nơi đất lành chim đậu và có những con người giàu tình
cảm, nhân ái. Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, có những lúc thăng trầm trong
xã hội, sự nhiễu loạn của chính trị đã sinh ra nhiều anh hùng nổi trội. Sát cánh với các đấng
nam nhi là các anh thư, kỳ nữ ra đời, nhưng còn biết bao người phụ nữ khác chỉ sống âm thầm,
an vui bên gia đình, làng xóm... Ca dao Tây Nam Bộ về nữ giới rất nhiều, tất cả có điểm chung
là ngắn gọn, cô đọng, ý tứ tản mạn. Những khía cạnh đời sống, tâm tư tình cảm của người phụ
nữ Nam bộ được thể hiện một cách khéo léo, hòa quyện vào ca dao, câu hò, câu hát. Nội dung
bài viết này thể hiện về hình ảnh và cách ứng xử của người phụ nữ Tây Nam Bộ trong ca dao
Từ khóa: ca dao Việt Nam, người phụ nữ Nam Bộ, ứng xử của người phụ nữ Tây Nam bộ trong
ca dao.
1. Đặt vấn đề
Tục ngữ, ca dao cùng với những thành phần khác trong văn học dân gian Việt Nam được coi
là nền văn học khởi nguồn. Nếu nói dân tộc Việt Nam đã có 4000 năm lịch sử, thì tục ngữ ca
dao Việt Nam cũng đã có 4000 năm tuổi. Tục ngữ ca dao phản ảnh mọi mặt cuộc sống của
người dân Việt qua quá trình lịch sử, thể hiện một cách sâu sắc rực rỡ thế giới quan, nhân sinh
quan của nhân dân. Đó là một bức tranh sinh động, đầy mầu sắc Việt Nam.
Khi nói về phụ nữ Việt Nam, ai ai cũng đều thừa nhận rằng từ ngàn xưa cho đến nay họ là
những người đàn bà dịu hiền, thùy mị, đoan trang, đảm đang, trung trinh tiết hạnh, giàu lòng hy
sinh; trong gia đình thì hiếu thảo với cha mẹ, tảo tần lo cho chồng con, ra ngoài là những bậc anh
thư liệt nữ. Chính những đức tính đẹp này đã nâng cao phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam:
“Phụ nữ Việt Nam trung trinh tiết hạnh,
Trang điểm cuộc đời muôn cánh hoa thơm.
Ra ngoài giúp nước, giúp non,
Về nhà tận tụy chồng con một lòng”.
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã góp phần viết nên những trang sử
vàng son, làm vẻ vang giống nòi như: Bà Trưng, Bà Triệu; nữ tướng Bùi Thị Xuân của Quang
Trung... Về thi ca, các bà Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Sương
Nguyệt Ánh... đều là những nữ sĩ tài hoa, nức tiếng trên văn đàn, là những cánh hồng tươi thắm
trong vườn hoa văn học. Ngoài ra, còn có biết bao nhiêu phụ nữ Việt Nam khác sống một cuộc
sống bình thường, thầm lặng nơi thôn trang, xóm làng nhưng những nét đẹp tâm hồn của họ
vẫn được dân gian ca tụng bằng những áng văn, những vần thơ, điệu hát, câu hò hay những vần
ca dao phong phú. Trong đó tiêu biểu là những bài ca dao viết về hình ảnh đẹp đẽ của người
phụ nữ Tây Nam bộ thể hiện qua cách ứng xử của họ trong mọi mặt của đời sống xã hội.
2. Nội dung chính
Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Ca dao, tục ngữ được ví
như là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm, có chức năng chủ yếu
là đúc kết kinh nghiệm trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày. Với đề tài phong phú,
đa dạng, ca dao tục ngữ là những lời nói có tính nghệ thuật thể hiện sự đúc kết những kinh
nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử – xã hội, những bài học ứng xử, những phương châm xử
thế của nhân dân. Không khó để ta bắt gặp hình ảnh của người phụ nữ trong ca dao, tiêu biểu
là hình ảnh của người phụ nữ Tây Nam Bộ với những đức tính cao quý và phong thái ứng xử
rõ ràng, chừng mực trong những hoàn cảnh sống khác nhau mà họ gặp phải:
2.1. Ứng xử của người phụ nữ Tây Nam Bộ trong tình yêu nam nữ
Tình yêu của người lao động như người Việt ở Nam Bộ nó giản dị, mộc mạc như chính
công việc của họ. “ Nam nữ thanh niên Nam Bộ gặp nhau trong lao động, thông qua lao động
và nhờ lao động để phát hiện những phẩm chất tốt đẹp của nhau” (ca dao dân ca Nam Bộ, tr27,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH
Trang 99
Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, NXB TP Hồ Chí Minh,
1984), như một buổi hội hè hay vui xuân, một buổi gặt lúa ngoài đồng... Từ đó, lao động trở
thành một thước đo chuẩn mực và là điều kiện để người phụ nữ chọn người sánh đôi :
“Chẳng thà em lấy thằng chồng khờ, chồng dại,
Lo kinh thương phản mại,
Tính công nghệ nông trang,
Không ham nhiều bạc lắm vàng,
Mai sau chuyện điếm đàng bỏ em”.
“Em là phận gái ở đồng,
Làm ăn lam lũ em không lượt là,
Phấn son không có trong nhà,
Trồng dâu em dệt vải ta em xài”.
Tất cả hòa quyện vào công việc lao động. “Cùng là bày tỏ tình yêu, cùng quan điểm tình
yêu gắn liền với lao động, với giai cấp và với hôn nhân” (Ca dao dân ca Tây Nam Bộ, tr44, Bảo
Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, NXB TP Hồ Chí Minh,1984).
Dường như không có đặc điểm nào để có thể phân biệt được là đang trao đổi tình duyên hay
đang lao động.
Chàng trai của Tây Nam Bộ nếu có tình cảm với một cô gái thì tỏ ra mạnh mẽ và bộc trực
nhưng cũng không thể giấu được chút ngại ngùng của họ:
“Con ếch ngồi dựa gốc bưng,
Nó kêu cái quệt, biểu ưng cho rồi”.
Ở Bắc Bộ, ở xã hội phong kiến xưa, đã tạo nên nhiều cuộc tình ai oán do lễ giáo phong
kiến, kỉ cương trói buộc. Khác với các cô nàng Bắc Bộ sẽ e ngại, thẹn thùng cùng với sự nhút
nhát do lễ giáo. Các cô gái ở Tây Nam Bộ thì không, họ thể hiện tình yêu cũng táo bạo và mãnh
liệt không kém chi là các đấng nam nhi. Phải chăng sự kỉ cương ràng buộc người phụ nữ đã
phần nào bị phá bỏ?
“Thò tay ngắt đọt trâm bầu,
Thôi anh có thương thì thương đại đừng cầu ông mai”.
Hai tiếng “thương đại” nghe sao mà hiền lành và gần gũi quá, đó là tiếng lòng thành thật
nhưng không e dè. Câu nói của người phụ nữ thật tự nhiên như tính cách của người dân Tây
Nam Bộ.
Tính cách của người Tây Nam Bộ chân thật, mộc mạc trọng cái tình hơn vật chất tiền tài,
kéo theo tình yêu của người phụ nữ, họ trọng cái tình cái nghĩa, đạo đức con người:
“Mới gặp nhau đây chớ buông lời nói quấy,
Tiền tài chằng trọng mấy em quý nghĩa tào khang
Miễn anh giữ đặng tấm lòng vàng đừng phai”.
Hoặc
“Chẳng tham nhà ngói ba tòa,
Tham vì một nỗi mẹ cha anh hiền”.
Hoặc “Bạc tình phủ có tơ óng,
Dầu mà lao khổ, tôi không bỏ chàng”.
Trong tình cảm lứa đôi, người phụ nữ ở đây thường gắn liền tâm tư với hành động. Bằng
ánh mắt và nụ cười đối với họ là chưa đủ, tình yêu còn phải thể hiện bằng lời nói. Câu thương
yêu không quá sỗ sàng mà là tự nhiên thêm chút giản dị, mộc mạc:
“Thương sao thương quá bất nhơn,
bữa nay gặp mặt thương hơn bữa nào”.
Người Tây Nam Bộ, họ thẳng thắn, không giấu được tình cảm, họ phơi bày hết sự thật
lòng mình. Người phụ nữ khi trao tình duyên, nói với nhau bằng những lời nói tự nhiên, chân
thật cùng với cái táo bạo. Không chỉ riêng các chàng trai yêu thương bạn đời cao độ mà cái sự
nhung nhớ chàng trai của các cô gái cũng chẳng hề thua kém:
“Đêm năm canh ngày sáu khắc rỡ ràng
Đặt lưng xuống chiếu mơ màng thấy anh”.
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
Trang 100
Hoặc “Trống điểm ba nhịp sáu ình ình
Em bầm gan tím ruột để cho mình có đôi”.
Thương yêu thì không thể tránh khỏi sự nhung nhớ khi xa cách. Nỗi nhung nhớ quyện
vào máu thịt cùng với đức hi sinh và sự kiên nhẫn đợi chờ đã làm nên đức tính thủy chung của
người phụ nữ Tây Nam Bộ nói riêng và người phụ nữ khắp mọi miền đất nước nói chung:
“Nhớ chàng sáng đứng trông xa,
Trưa đi gió ngược, tối về trông xa”.
Con người ở vùng đất mới này sống hòa vào thiên nhiên, phụ thuộc vào thiên nhiên nên
chẳng mấy khó khăn khi hiểu người phụ nữ tuyên thệ dưới sự chứng giám của đất trời:
“Mình có thương thì mình chặt tóc mình thề
Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nha”.
Tất cả những biểu lộ của người phụ nữ Tây Nam Bộ trong tình yêu như thế có lẻ phần
nào cho thấy những sắc thái độc đáo của họ khác với những vùng miền khác trên đất nước.
2.2. Ứng xử của người phụ nữ Tây Nam Bộ với gia đình
- Với tình cảm cha mẹ, con cái:
Nói đến người phụ nữ là phải nói đến cái đức tính hiếu thảo với ông bà cha mẹ- đức
tính cao quý của người phụ nữ, và đức tiết hạnh đối với bản thân.
Không chỉ riêng một mình nàng Thúy Kiều của đại thi hào Nguyễn du mới biết báo hiếu
mẹ cha, mà người phụ nữ cũng không riêng gì người phụ nữ Tây Nam Bộ cũng biết báo hiếu:
“Quyết lòng lập miễu chạm rồng,
Đền ơn phụ mẫu ẵm bồng ngày xưa”.
“Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mđấng sẹ hơn là đi tu.”
“Khó nghèo củi núi rau non
Nuôi cha nuôi mẹ cho tròn nghĩa con.”
Ở gia đình Tây Nam Bộ, nếu gia đình nhiều con trai, họ ra đi lập nghiệp hoặc lập gia
đình ra ở riêng thì cha mẹ ở với con gái út. Do đó nếu như có việc ở rể ở Tây Nam Bộ thì chẳng
có gì đáng ngạc nhiên so với Bắc và Trung bộ. Vai trò của người phụ nữ vào đây được coi trọng
hơn rất nhiều. Nhưng một khi con gái mà đi lấy chồng chưa kịp báo hiếu cho đấng sanh thành
thì bị quy vào tội bất hiếu. Từ đây, nếu như không đặt vào hoàn cảnh của cô gái ở Tây Nam Bộ
sẽ thấy khó hiểu, như việc các cô gái chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu để có điều kiện
hơn giúp mẹ cha đỡ đần cuộc sống, nuôi các em ăn học...
Người phụ nữ khi đã làm mẹ thì thiên chức ấy được biểu hiện mang “chuẩn mực Tây
Nam Bộ”: sâu lắng, lặng thầm và đầy đức hi sinh. Trong gia đình, người mẹ có vai trò rất quan
trọng trong việc hình thành nhân cách của con cái. Ngoài việc chăm sóc, an ủi, vỗ về, động
viên, còn là người giúp con định hình tương lai, dạy con những kiến thức của cuộc sống, chuẩn
bị hành trang vào đời.
“Có con, nghĩ mẹ thương thay,
Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau”.
Tính chất “cha truyền con nối” vẫn còn ở Tây Nam Bộ nên tính cách cách của người con
sẽ được người mẹ rèn giũa như người cha:
“Con ơi con ngủ cho say,
Cha con đi giết sạch loài Lang sa
Lớn lên con nối chí cha
Ra đi giết giặc, nước nhà bình yên”.
- Với tình nghĩa vợ chồng:
Một khi đã lập gia đình, họ sống nguyên tắc đạo đức “thủy chung tuyệt đối”, sẽ bị phê
phán gay gắt nếu có sự phản bội. Nghĩa vụ của người phụ nữ trong gia đình chồng là phải phụng
dưỡng cha mẹ chồng, giúp chồng xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái, nội trợ...
“Anh đi đánh giặc Lang sa
Để thiếp ở nhà lo tần lo tảo,
Chén cơm manh áo, nhà cửa ruộng vườn,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH
Trang 101
Để anh lên ngựa đế thương,
Thiếp về mặc thiếp, liệu lường nuôi con”.
Tình ghĩa vợ chồng trọng lăm chữ “muối mặn gừng cay”:
“Ai chèo ghe bí qua sông
Đạo nghĩa vợ chồng nặng lắm anh ơi”.
“Cây khô nghe sấm nứt chồi
Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương “.
Cũng không giấu được những lúc buồn, than thân trách phận về nợ duyên với chồng:
“Lấy chồng biết chữ là tiên,
Lấy chồng dốt chữ là duyên nợ đời”.
“Lấy chồng xứng lứa vừ đôi,
Dầu đi cũng đẹp, dầu ngồi cũng xinh”.
Than thân trách phận là điều không thể giấu ở người phụ nữ Nam bộ và ngay cả người phụ
nữ các vùng miền khác:
“Trách lòng quân tử bạc tình,
Gieo neo cho thiếp một mình biển đông”.
“Ru con con ngủ cho rồi,
Mẹ ra chỗ vắng mẹ ngồi than thân”.
Về nhà chồng việc làm dâu, phụng dương cha mẹ chồng là bổn phần nhưng không tránh
khỏi những lúc:
“Nước lên khỏi chậu tràn âu,
Qua lo cho bậu làm dâu không tròn”.
- Đối với môi trường xã hội:
“Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu trao mình”
Quy chế đạo Nho vẫn còn áp đặt lên người phụ nữ Tây Nam Bộ nhưng không nhiều. Cũng
như các đấng nam nhi, danh dự cũng là một thứ quý giá của người phụ nữ, một lẽ sống “thà
chết vinh còn hơn sống nhục”:
“Chị Hanh Ngươn thủ tiết,
Ai có biết chăng là,
Sống nhơ không chịu, chẳng thà chết thơm”.
Tức nước rồi cũng vỡ bờ, người phụ nữ Tây Nam Bộ cũng mạnh mẽ, bộc trực khác hẳn so
với người phụ nữ Bắc và Trung bộ nhẫn nhịn, cam chịu. Lấy ví dụ về cảnh mẹ chồng cay nghiệt.
Họ tỏ thái độ phản kháng có phần quyết liệt, con dâu “đội nón về nhà mình”, dẫu biết hành
động ấy sẽ bị xã hội lên án, cười chê, không ít tiếng thị phi cay độc vì “lấy chồng phải làm ma
nhà chồng”:
“Cô kia đội nón đi đâu
Tôi làm phận gái làm dâu mới về
Mẹ chồng ác nghiệt đã ghê
Tôi ở chẳng được, tôi về nhà tôi”.
Dù bất hạnh, gặp tiếng xấu ở đời nhưng tâm hồn của họ vẫn sáng lên lấp lánh ánh sáng của
trái tim đôn hậu, đẹp đẽ thủy chung vươn lên tỏa sáng khiến cho họ tỏa sáng, lấp lánh giữa đời.
Xã hội Tây Nam Bộ cũng ngày càng mở thoáng hơn, việc than thân trách phận của người
phụ nữ cũng vơi đi dần. Không còn cảnh “chồng chúa vợ tôi”, họ cùng người chồng gánh vác
việc gia đình. Giỏi việc nước, đảm việc nhà, kiên cường anh dũng, quả cảm cùng các đấng mày
râu chống kẻ thù xâm lược, “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, “giặc đến, còn cái lai quần cũng
đánh” (Út Tịch- anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam). Cũng không quên kể đến
đội quân tóc dài làm cho quân thù khiếp sợ.
3. Kết luận
Vùng đất Chín Rồng ở thời nào cũng vậy, vẻ đẹp của người phụ nữ luôn là hằng số bất biến
ngàn đời. Đó là sự nhẫn nại, chịu thương, chịu khó, sự cam chịu và lòng thủy chung son sắt.
Họ biết nội trợ, điều phối cuộc sống gia đình, chăm lo cuộc sống cho chồng con, chăm lo săn
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
Trang 102
sóc cha mẹ già, cho người ốmDù cho trải qua khó khăn gian khổ, nhưng vẫn không thể nào
vùi lấp được những vẻ đẹp tuyệt vời đó. Mượn ca dao để giãy bày tâm sự đồng thời cũng để
khẳng định giá trị của bản thân người phụ nữ. Ca dao Tây Nam Bộ về người phụ nữ đã góp vào
bách khoa thư về hàng trăm, hàng vạn tâm trạng, nỗi lòng người phụ nữ Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bảo Định Giang (1984), Ca dao dân ca Nam Bộ, NXB TP. Hồ Chí Minh.
[2]. Nguyễn Thanh Du (2004), Vấn đề phân tích ca dao- dân ca, Ngôn ngữ số 4.
[3]. Nguyễn Văn Nở (2000), Hình ảnh “Thân em...” trong ca dao trữ tình đồng bằng sông Cửu
Long, Ngôn ngữ và đời sống số 9.
[4]. Phan Kế Hưng (2007), So sánh ẩn dụ, Ngôn ngữ số 4.
[5]. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.
[6]. Trần Văn Nam (1999), Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng thiên nhiên trong ca dao Nam
Bộ, Văn hóa dân gian số 2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11_887_2200868.pdf