Tài liệu Ứng dụng tảo chlorella SP. và daphnia SP. Lọc chất thải hữu cơ trong nước thải từ quá trình chăn nuôi lợn sau xử lý bằng UASB - Võ Thị Kiều Thanh: TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 145-153
145
ỨNG DỤNG TẢO Chlorella sp. VÀ Daphnia sp.
LỌC CHẤT THẢI HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI
TỪ QUÁ TRÌNH CHĂN NUÔI LỢN SAU XỬ LÝ BẰNG UASB
Võ Thị Kiều Thanh*, Nguyễn Duy Tân, Vũ Thị Lan Anh, Phùng Huy Huấn
Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)thanhvtk@itb.ac.vn
TÓM TẮT: Nước thải từ trại chăn nuôi lợn được xử lý bằng một số phương pháp thông thường như bể
biogas, UASB... thường chưa đạt tiêu chuẩn, bởi vì còn có một số chất hữu cơ làm ô nhiễm nguồn nước.
Để có thể chấp nhận tái sử dụng được nguồn nước này là một thách thức lớn. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi khảo sát khả năng lọc chất thải hữu cơ trong nước thải từ quá trình chăn nuôi lợn cùng với sự
sinh trưởng và phát triển của tảo Chlorella sp. và Daphnia sp. Mẫu nước thải sau khi xử lý yếm khí và
hiếu khí từ trại chăn nuôi lợn Đồng Hiệp, tp Hồ Chí Minh có hàm lượng COD: 430 mg/l; BOD5: 174 mg/l;
nitơ tổng số (TN): 538 mg/l; phosphor tổng số (TP):...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng tảo chlorella SP. và daphnia SP. Lọc chất thải hữu cơ trong nước thải từ quá trình chăn nuôi lợn sau xử lý bằng UASB - Võ Thị Kiều Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 145-153
145
ỨNG DỤNG TẢO Chlorella sp. VÀ Daphnia sp.
LỌC CHẤT THẢI HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI
TỪ QUÁ TRÌNH CHĂN NUÔI LỢN SAU XỬ LÝ BẰNG UASB
Võ Thị Kiều Thanh*, Nguyễn Duy Tân, Vũ Thị Lan Anh, Phùng Huy Huấn
Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)thanhvtk@itb.ac.vn
TÓM TẮT: Nước thải từ trại chăn nuôi lợn được xử lý bằng một số phương pháp thông thường như bể
biogas, UASB... thường chưa đạt tiêu chuẩn, bởi vì còn có một số chất hữu cơ làm ô nhiễm nguồn nước.
Để có thể chấp nhận tái sử dụng được nguồn nước này là một thách thức lớn. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi khảo sát khả năng lọc chất thải hữu cơ trong nước thải từ quá trình chăn nuôi lợn cùng với sự
sinh trưởng và phát triển của tảo Chlorella sp. và Daphnia sp. Mẫu nước thải sau khi xử lý yếm khí và
hiếu khí từ trại chăn nuôi lợn Đồng Hiệp, tp Hồ Chí Minh có hàm lượng COD: 430 mg/l; BOD5: 174 mg/l;
nitơ tổng số (TN): 538 mg/l; phosphor tổng số (TP): 191 mg/l được pha loãng 4 lần với nước máy đem
nuôi tảo 9 ngày, ở điều kiện ánh sáng 1000 lux, nhiệt độ 28oC sinh khối tảo đạt 107 tế bào/ml, hàm lượng
COD trong nước thải từ quá trình chăn nuôi lợn giảm 65,8-88,2%; BOD5 giảm 61,4-84%; TN giảm 87,4-
90,18% đạt tiêu chuẩn xả thải của Việt Nam; chỉ có hàm lượng TP có hiệu quả xử lý là 47,7-56,15%,
nhưng hàm lượng còn lại cao 18,9-100 mg/l chưa đạt tiêu chuẩn xả thải của Việt Nam. Mẫu nước thải từ
quá trình chăn nuôi lợn sau khi nuôi tảo 9 ngày trong bố trí thí nghiệm trên đem nuôi 10 Daphnid (0-24
giờ tuổi)/500 ml, sau 16 ngày đã lọc hoàn toàn lượng tảo trong mẫu và tốc độ sinh trưởng của Daphnia
trong các mẫu thí nghiệm đạt từ 0,18-0,23. Hàm lượng TN và TP tiếp tục giảm lần lượt đến 94,15%, 80%
và đạt tiêu chuẩn đổ ra nguồn nước.
Từ khóa: Chlorella, Daphnia, nước thải chăn nuôi lợn xử lý.
MỞ ĐẦU
Ô nhiễm môi trường nói chung và nước thải
nói riêng đang là một vấn đề thời sự, thu hút sự
quan tâm của các cơ quan chức năng và người
dân. Ở Việt Nam, tình hình ô nhiễm nguồn nước
do các nhà máy gây ra càng ngày càng nghiêm
trọng. Nguyên nhân của hiện trạng này là do chi
phí xây dựng và vận hành các hệ thống xử lý
nước thải quá lớn. Các doanh nghiệp một mặt
không đủ tài chính, một mặt khác lại chỉ quan
tâm đến lợi nhuận mà không nghĩ đến hậu quả.
Hơn nữa, một lượng nước thải rất khó xử lý
bằng các phương pháp thông thường do hàm
lượng các chất trong đó khá phức tạp, vì vậy,
nước thải sau khi xử lý vẫn không thể đạt tiêu
chuẩn. Nước thải từ trại chăn nuôi lợn là một ví
dụ điển hình, nó chứa một lượng lớn nitơ và
photpho, những hợp chất có thể hòa tan được
nên rất khó tách chúng ra khỏi nước bằng
phương pháp lọc thông thường. Tính chất của
nước thải từ trại chăn nuôi lợn được xử lý bằng
các phương pháp tiêu biểu (bể biogas, UASB...)
thường chưa đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn nước
[15]. Tái sử dụng nguồn nước này với cách có
thể chấp nhận được là một thách thức lớn.
Trong tự nhiên, có rất nhiều loài thủy sinh có
khả năng xử lý nước thải rất hiệu quả như: các
loại tảo Chlorella, bèo, một số loài giáp xác
thuộc họ Daphnia... Chúng có thể được sử dụng
như một công đoạn trong quy trình xử lý nước
thải với các thiết bị nuôi khá đơn giản và chi phí
vận hành rất thấp, nước thải ra sẽ hoàn toàn đạt
tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt, các loài thuỷ sinh
động vật còn là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng
cho tôm, cá [2].
Tuy nhiên, bên cạnh xử lý hiệu quả một số
chất hữu cơ thì tế bào tảo là một sản phẩm phụ,
có thể làm tái ô nhiểm nguồn nước. Có một số
phương pháp để thu tế bào tảo từ nguồn nước
như đông tụ - kết bông, làm chúng nổi lên bằng
khí hòa tan, tự kết bông... những phương pháp
này đòi hỏi thêm chi phí đầu tư với giá thành
cao và kỹ năng thực hiện [15]. Sử dụng loài
giáp xác nhỏ Daphnia sp. để loại bỏ sinh khối
tảo [10] và làm giảm giá trị BOD là một đề nghị
đáng được quan tâm nghiên cứu bởi vì Dapnhia
sp. dễ dàng thu được từ nguồn nước, là thức ăn
cho một số động vật sống trong nước. Đặc biệt
là cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên quan trọng
trong các trại ương nuôi cá và cá cảnh.
Chính vì những đặc điểm trên chúng tôi
Vo Thi Kieu Thanh, Nguyen Duy Tan, Vu Thi Lan Anh, Phung Huy Huan
146
đã tiến hành sử dụng tảo Chlorella sp. và
Daphnia sp. lọc chất thải hữu cơ trong nước thải
từ quá trình chăn nuôi heo, để bước đầu đánh
giá khả năng xử lý nước thải hữu cơ của thủy
sinh động vật, từ đó có thể sử dụng nguồn thủy
sinh sẵn có trong tự nhiên và đưa ra một định
hướng mới cho việc áp dụng các quy trình xử lý
nước thải giàu chất hữu cơ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Tảo Chlorella sp. được cung cấp từ Society
Aquamer, Mèze, Pháp, được giữ giống tại
phòng thí nghiệm Viện Sinh học nhiệt đới bằng
môi trường nhân tạo theo EPA, 1978 [4] và
Dapnia sp. dòng 1829 từ Thụy Sĩ theo OECD,
1983 [12] với nhiệt độ 28oC; ánh sáng 1.000lux
- 16/8 h sáng/tối. Mẫu nước thải chăn nuôi lợn
được lấy tại Xí nghiệp chăn nuôi lợn Đồng
Hiệp, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, tp. Hồ
Chí Minh.
Phương pháp
Phân tích nitơ tổng: Persulfate digestion
method (10071) - Hach DR/2400; phân tích
phosphor tổng: PhosVer® 3 with Acid persulfate
digestion method (8190) - Hach DR/2400; phân
tích TS: TCVN - 88; phân tích SS: TCVN - 88;
phân tích BOD: BODTrak test procedure (26197
- 18) Hach; Phân tích COD: COD reactor model
45600 - Hach; Phương pháp nuôi tảo Chlorella
sp. [4]; phương pháp nuôi Daphnia sp. [12];
phương pháp đếm tảo: bằng buồng đếm hồng
cầu; phương pháp tính tốc độ sinh trưởng của tảo
Chlorella sp. và Daphnia sp. theo công thức GR
= (lnNt - lnNo)/t với Nt là số lượng tảo
(Dapnhnia sp.) trong mỗi mẫu sau thời gian t
ngày; No là số lượng tảo (Daphnia sp.) trong mỗi
mẫu trong ngày đầu tiên; t là thời gian kết thúc
thí nghiệm [9]; phương pháp xử lý số liệu trên
Microsoft Excel.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sinh trưởng của tảo Chlorella sp. trên môi
trường nước thải từ quá trình chăn nuôi heo
và ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu hóa
sinh của nước thải
Mẫu nước thải sau khi xử lý yếm khí và hiếu
khí có bổ sung vi sinh (EM) từ trại chăn nuôi lợn
Đồng Hiệp được đưa về phòng thí nghiệm và
tiến hành đo các chỉ tiêu sau: COD: 430 mg/l;
BOD5: 174 mg/l; TS: 0.1118 g/l; SS: 0,013 g/l;
nitơ tổng số: 538 mg/l; photpho tổng số: 191
mg/l, với các chỉ tiêu này chỉ có TS và SS đạt
tiêu chuẩn xả thải còn lại đều không đạt chỉ tiêu
xả thải loại B, do đó chúng tôi không khảo sát TS
và SS trong các mẫu thí nghiệm.
Chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm như
sau: mẫu đối chứng (ĐC) tảo được nuôi trên
môi trường nhân tạo [4], mẫu nước thải (M) và
mẫu được pha loãng với nước máy (NM) theo
thứ tự: 1 M : 1 NM; 1 M : 2 NM; 1 M : 3NM;
1M : 4NM; 1 M : 5 NM, với thể tích là 800 ml
+ 80 ml tảo giống (4,2 × 106/ml) với nhiệt độ
28oC, ánh sáng 1.000 lux - 16/8 h sáng/tối và có
sục khí (hình 1).
Mỗi mẫu được lặp lại 3 lần. Tuy nhiên, để
thể hiện tương đối chính xác các số liệu, chúng
tôi lấy mỗi mẫu 5 ml, hòa lại với nhau, đem xác
định số lượng sinh vật thử nghiệm và các chỉ
tiêu lý hóa của thí nghiệm.
Sinh trưởng của tảo trên môi trường nước
thải từ quá trình chăn nuôi lợn
Chúng tôi đếm tảo bằng buồng đếm hồng
cầu mỗi ngày, sau chín ngày thí nghiệm chúng
tôi xác định được tốc độ sinh trưởng của tảo
Chlorella sp. và biểu diễn dưới dạng đồ thị
(hình 3).
Trong 4 ngày đầu, số lượng tảo trong các
mẫu nước thải giảm do chưa thích ứng được với
môi trường nước thải, trong khi trên môi trường
tổng hợp ở mẫu đối chứng tảo phát triển tốt. Sau
6 ngày thì ở tất cả các mẫu đều có số lượng tảo
tăng, chỉ có ở mẫu nguyên thủy, số lượng tảo có
khuynh hướng giảm dần.
Tốc độ sinh trưởng của mẫu đối chứng phát
triển tốt nhất 0,204/ngày, tốc độ sinh trưởng của
mẫu nguyên thủy không phát triển, tốc độ sinh
trưởng của các mẫu đã được pha loãng với nước
máy có phát triển nhưng không theo kịp tốc độ
phát triển của mẫu đối chứng và chỉ đạt 0,09;
0,107; 0,116; 0,133; 0,125/ngày tương ứng với
từng tỷ lệ pha loãng. Wang et al. (2009) [9]
công bố là tảo Chlorella có tốc độ sinh trưởng
trong nước thải sinh hoạt Thành phố là
0,412/ngày ở điều kiện ánh sáng là 5000 lux. So
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 145-153
147
với số liệu này số liệu của chúng tôi thấp hơn, ở
đây có thể do giống tảo khác nhau và bố trí
trong phòng thí nghiệm nên điều kiện ánh sáng
chưa đủ.
Hình 1. Tảo Chlorella sp. sau 7 ngày nuôi trong môi trường nước thải từ quá trình chăn nuôi lợn sau
xử lý yếm khí và hiếu khí có bổ sung (EM)
A B
Hình 2. Môi trường nước thải sau khi nuôi tảo (A) và môi trường nước sau khi nuôi Daphnia (B)
Hình 3. Sự phát triển của tảo trong môi trường nước thải
từ quá trình chăn nuôi lợn so với môi trường nhân tạo theo thời gian
Vo Thi Kieu Thanh, Nguyen Duy Tan, Vu Thi Lan Anh, Phung Huy Huan
148
Hình 4. Hàm lượng COD sau khi nuôi tảo Chlorella sp.
Sự thay đổi các chỉ tiêu hóa sinh của nước
thải từ quá trình chăn nuôi lợn sau khi nuôi
tảo
COD (mg/l)
Với đồ thị trên (hình 4) chúng tôi cũng nhận
thấy vào 3 ngày đầu, COD giảm nhanh ở các
mẫu và những mẫu càng loãng thì COD càng
giảm đều từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 9.
Sau 3, 6 và 9 ngày, COD ở mẫu M giảm dần
lần lượt là 64,9%, 73,3%, 88,2% (51 mg/l), mẫu
1M:1NM là 60,9%, 81,2%, 82,8% (56 mg/l),
mẫu 1M: 2NM là 39,2%, 63%, 70,7% (42
mg/l), mẫu 1M: 3NM là 30,6%, 40,8%, 65,8%
(37 mg/l), tương ứng.
So với kết quả công bố trước đây của Aziz
et al. (1992) [3], sau 15 ngày nuôi tảo Chlorella
pyrenoidosa trên chất thải và nước thải từ trại
chăn nuôi lợn công nghiệp, hàm lượng COD
giảm 70-82%, còn mẫu tảo Chlorella sp. tại
phòng thí nghiệm của chúng tôi, COD cũng
giảm 65,8-88,2%.
BOD (mg/l)
Do bố trí mẫu trong phòng thí nghiệm với
số lượng ít nên chúng tôi chỉ tiến hành đo mẫu
trước khi thí nghiệm và sau khi kết thúc thí
nghiệm. Chúng tôi nhận thấy mẫu BOD5 giảm
84% ở mẫu M; 75% ở mẫu 1M: 1NM; 73,5% ở
mẫu 1M: 2NM; 61,4 ở mẫu 1M: 3NM. So với
các công bố trước đây của Fallowfield et al.
(1999) [6], sau 4-5 ngày nuôi tảo Chlorella
vulgaris với bùn thải từ quá trình chăn nuôi heo
đã được pha loãng, BOD5 giảm đến 98%; công
trình của tác giả Aziz et al. (1992) [3] thì sau 15
ngày nuôi tảo Chlorella pyrenoidosa trong nước
thải từ trại chăn nuôi heo công nghiệp có hàm
lượng BOD5 giảm 80-88%, còn trong điều kiện
thí nghiệm của chúng tôi, mẫu tảo Chlorella sp.
cũng đã xử lý BOD5 giảm đến 61,4-84%.
Bảng 1. Hàm lượng BOD5 (mg/l) sau 9 ngày nuôi tảo
Mẫu Ngày đầu Ngày 3 Ngày 6 Ngày 9
M 174 - - 28
1M:1NM 108 - - 27
1M:2NM 64 - - 17
1M:3NM 54,3 - - 21
(-). Không phân tích.
Hàm lượng nitơ tổng số (mg/l)
Đây là một yếu tố rất quan trọng trong nước
thải chăn nuôi heo, hàm lượng nitơ trong nước
thải rất khó loại bỏ bằng các biện pháp xử lý
thông thường, nhưng nó rất tốt cho sự phát triển
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 145-153
149
của thực vật thủy sinh. Do đó, sau khi bố trí
nuôi tảo như trên chúng tôi tiến hành đo hàm
lượng nitơ tổng số sau 3 ngày một và kết quả
nghiên cứu thu được, được trình bày ở hình 5.
Trong 3 ngày đầu, ở tất cả các mẫu thí nghiệm
sử dụng nước thải có pha loãng hay không thì
hiệu quả xử lý nitơ tổng xẩy ra nhanh chóng.
Hình 5. Hàm lượng nitơ tổng số sau khi nuôi tảo
Sau 3, 6 và 9 ngày, hàm lượng nitơ tổng số
ở mẫu M giảm dần lần lượt là 39,8%, 69,15%,
88,15% (60 mg/l); mẫu 1M: 1NM giảm
40,18%, 57,59%, 90,18% (33 mg/l); mẫu 1M:
2NM giảm 43,28%, 45,38%, 87,4% (30 mg/l);
mẫu 1M: 3NM giảm 34,24%, 37,5%, 89,68%
(19 mg/l).
So với kết quả công bố trước đây của
Fallowfield et al. (1985) [4], sau 4 - 5 ngày nuôi
tảo Chlorella vulgaris với bùn thải từ quá trình
chăn nuôi lợn đã được pha loãng làm giảm nitơ
tổng đến 54-98% [10] còn Aziz et al. (1992) [3]
thì sau 15 ngày nuôi tảo Chlorella pyrenoidosa
trên chất thải và nước thải từ trại chăn nuôi lợn
công nghiệp, hàm lượng nitơ tổng giảm 60-
70%, còn trong điều kiện thí nghiệm của chúng
tôi, mẫu tảo Chlorella sp. sau 9 ngày nuôi tảo
hàm lượng Nitơ tổng số cũng giảm được 87,4-
90,18%.
Hàm lượng Photpho tổng số (mg/l)
Sreesai (2002) [15] đã công bố kết quả có
một số loài tảo hấp thu được Photpho bài tiết từ
vật nuôi. Trong thí nghiệm này của chúng tôi
nhận thấy, sau 9 ngày nuôi tảo trong mẫu nước
thải từ quá trình chăn nuôi heo M đã làm giảm
47,7% lượng Photpho tổng số, còn các mẫu pha
loãng ở các nồng độ khác nhau cũng giảm được
lần lượt là 56,1% (1M: 1NM); 43,9% (1M:
2NM); 56,15% (1M: 3NM), tuy nhiên, hàm
lượng photpho tổng số còn lại trong mẫu vẫn
còn lại rất cao như 18,9 mg/l ở mẫu nước thải
được pha loãng 4 lần.
So với các công bố trước đây của
Fallowfield et al. (1985) [6], sau 4-5 ngày nuôi
tảo Chlorella vulgaris với bùn thải từ quá trình
chăn nuôi lợn đã được pha loãng, hàm lượng
photpho tổng số giảm 42-98% và theo công bố
của Aziz et al. (1992) [3], sau 15 ngày nuôi tảo
Chlorella pyrenoidosa trong nước thải từ trại
chăn nuôi lợn công nghiệp, hàm lượng nitơ tổng
giảm 50-60%, còn trong điều kiện thí nghiệm
của chúng tôi, mẫu tảo Chlorella sp. sau 9 ngày
nuôi đã làm giảm hàm lượng photpho tổng số
xuống 47,7-56,15%. Như vậy, thí nghiệm
nghiên cứu của chúng tôi đã có hiệu quả xử lý
photpho thấp hơn so với các công bố nêu trên.
Vo Thi Kieu Thanh, Nguyen Duy Tan, Vu Thi Lan Anh, Phung Huy Huan
150
Hình 6. Hàm lượng phosphor sau khi nuôi tảo
Từ những kết quả nêu trên đã cho thấy, sự
phát triển của tảo theo thời gian ở các mẫu nuôi
bằng nước thải từ quá trình chăn nuôi đã không
cao bằng mẫu đối chứng, tuy nhiên khả năng lọc
nước thải của tảo lại rất có hiệu quả.
Sau 9 ngày nuôi tảo, hàm lượng COD trong
nước thải từ quá trình chăn nuôi heo giảm từ
65,8-88,2%; BOD5 giảm từ 61,4-84%; Nitơ
tổng số giảm 87,4-90,18% và đạt tiêu chuẩn
nước xả thải của Việt Nam; còn hàm lượng
Photpho tổng số mặc dù có hiệu quả xử lý là
47,7-56,15% nhưng hàm lượng này vẫn còn cao
18,9-100 mg/l. Do vậy, chưa đạt được tiêu
chuẩn xả thải của Việt Nam.
Nước thải từ quá trình chăn nuôi heo có mùi
rất hôi nhưng sau khi nuôi tảo không còn mùi
hôi, có thể do hàm lượng chất hữu cơ trong
nước thải đã bị giảm đáng kể.
Sinh trưởng của Daphnia trên môi trường
nước thải chăn nuôi heo sau khi nuôi tảo và
các chỉ tiêu hóa sinh của nước thải.
Phương pháp tiện lợi trong xử lý nước thải
từ quá trình chăn nuôi heo với hệ thống yếm
khí, hiếu khí thường không đạt tiêu chuẩn xả
thải. Do đó, có thể sử dụng Chlorella như một
quá trình xử lý sinh học tiếp theo. Tuy nhiên,
bên cạnh xử lý hiệu quả một số chất hữu cơ thì
tế bào tảo là một sản phẩm phụ mà có thể làm
tái ô nhiểm nguồn nước [15], nên chúng tôi tiến
hành bố trí dùng nước thải từ quá trình chăn
nuôi heo đã nuôi tảo 9 ngày tiếp tục nuôi
Daphnia để lọc tảo, thí nghiệm được bố trí 500
ml môi trường + 10 Daphnid (24h tuổi) cho mỗi
mẫu và ký hiệu như sau: ĐC (đối chứng) [12];
M; 1M: 1NM; 1M: 2NM; 1M: 3NM. Mỗi ngày
kiểm tra số lượng Daphnia còn sống sót,
Daphnid được sinh ra và tính tốc độ sinh trưởng
của chúng. Kết quả nghiên cứu thu được sau 16
ngày thí nghiệm nêu trên được trình bày trên
hình 7.
Hình 7. Tốc độ sinh trưởng của Daphnia
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 145-153
151
Mẫu ĐC 100% Daphnia sống và đến ngày
thứ 9 thì có Daphnia, mẫu M sau 1 ngày 100%
Daphnia đã bị chết có thể do hàm lượng nitơ và
photpho còn cao, mẫu 1 M : 1 NM đến ngày thứ
tư toàn bộ Daphnia đã bị chết và mẫu 1 M : 2
NM; 1 M : 3 NM đến ngày thứ 8 đã có Daphnia
và số lượng còn sống sót lần lượt theo các mẫu
là 30%, 60%. Số lượng Daphnia chết theo thời
gian có thể do trong nước thải còn nhiều chất
mà chúng tôi chưa phân tích được, như hàm
lượng khoáng đa lượng, vi lượng, vitamin... tồn
tại quá nhiều hoặc quá ít.
Loài Daphnia magna chủ yếu sinh sản theo
kiểu đơn tính cái (con mẹ chỉ đẻ ra con cái) hơn
là sinh sản hữu tính. Điều này đảm bảo cho việc
đồng nhất giới tính. Tuy nhiên, Daphnia magna
chỉ có thể sinh sản theo kiểu này khi trong môi
trường đạt những điều kiện thuận lợi về nguồn
thức ăn, nhiệt độ.... Những cá thể Daphnia
magna con trưởng thành sinh sản vào ngày thứ
9 ở mẫu đối chứng và sinh sản vào ngày thứ 8 ở
các mẫu thí nghiệm. Như vậy, có thể trong nước
thải chăn nuôi lợn của mẫu thí nghiệm để có
yếu tố kích thích sinh sản.
Loài Daphnia magna rất nhạy cảm với môi
trường nước nghèo dinh dưỡng hoặc bị nhiễm
độc. Khi môi trường thay đổi bất thường, có sự
xuất hiện của trứng đen trong túi ấp, những
trứng này nở ra con đực và các con đực này sẽ
chết. Trong suốt quá trình nuôi, thí nghiệm
chúng tôi không thấy sự xuất hiện của trứng đen
trong túi ấp.
Tốc độ sinh trưởng của Daphnia trên các
mẫu bố trí thí nghiệm 0,18 (1M: 2NM); 0,23
(1M: 3NM) không đạt được bằng mẫu đối
chứng 0,37 (ĐC); có thể do mẫu đối chứng có
thành phần môi trường và thức ăn tiêu chuẩn,
còn đối với mẫu nước thải đã được nuôi tảo có
mật độ từ 2,5 × 106 đến 1,2 × 107 tế bào/ml
cùng với hàm lượng nitơ và photpho còn cao so
với mẫu đối chứng.
Các chỉ tiêu hóa lý của môi trường sau khi
nuôi Daphnia
Chúng tôi chỉ khảo sát các chỉ tiêu COD,
nitơ tổng và photpho tổng, không kiểm tra số
lượng tảo hằng ngày do tảo vẫn còn phát triển
và tảo có trong nước đã bị Daphnia ăn dần,
nhưng khi kết thúc thí nghiệm chúng tôi nhận
thấy, màu trong các mẫu nước thải không còn
xanh màu tảo mà chuyển sang màu vàng nhạt và
trong hơn, dưới đáy lọ có ít cặn ở mẫu 1M:
3NM (hình 2).
Bảng 2. Các chỉ tiêu hóa lý và tổng số Daph sau 16 ngày nuôi Daphnia
Mẫu
COD (mg/l) BOD (mg/l) Nitơ tổng số (mg/l)
Photpho tổng
số (mg/l)
Tổng số Daph
(con)
Sau
9
ngày
nuôi
tảo
Sau
16
ngày
nuôi
Daph
Sau
9
ngày
nuôi
tảo
Sau
16
ngày
nuôi
Daph
Sau
9
ngày
nuôi
tảo
Sau
16
ngày
nuôi
Daph
Sau
9
ngày
nuôi
tảo
Sau
16
ngày
nuôi
Daph
Số
lượng
Daph
mẹ sau
thí
nghiệm
Số
lượng
Daph
được
sinh ra
M 51 44 28 - 60 - 100 - 0 0
1:1 56 51 27 - 33 - 43,8 - 0 0
1:2 42 38 17 - 30 5 29,3 11,2 3 43
1:3 37 34 21 - 19 7,5 18,9 3,39 6 64
(-). Không phân tích.
Hàm lượng BOD5 và COD giảm rất ít
không đáng kể, tuy nhiên, hàm lượng nitơ tổng
và photpho tổng tiếp tục giảm ở các công thức
thí nghiệm có Daphnia còn sống. Hàm lượng
nitơ tổng số trong mẫu 1M: 2NM và mẫu
1M: 3NM còn lại lần lượt là 5 mg/l và 7,5 mg/l.
Hàm lượng photpho tổng số ở mẫu 1M:2NM và
mẫu 1M: 3NM còn lại lần lượt là 11,2 mg/l và
3,39 mg/l. Theo Sreesai (2002) [15] là loài
Moina macrocopa lọc 81% sinh khối tảo với
Vo Thi Kieu Thanh, Nguyen Duy Tan, Vu Thi Lan Anh, Phung Huy Huan
152
COD giảm 59,11%, sau 4 ngày nuôi trên môi
trường nước thải từ quá trình chăn nuôi.
Nếu có đầu ra cho sinh khối tảo Chlorella
và Daphnia ổn định, nên khuyến cáo người
chăn nuôi lợn làm thêm hệ thống nuôi tảo và
nuôi động vật thủy sinh để giảm mùi hôi, đồng
thời giảm chi phí cho xử lý chất thải và nước
thải từ quá trình chăn nuôi lợn.
KẾT LUẬN
Mẫu nước thải sau khi xử lý yếm khí và
hiếu khí từ trại chăn nuôi lợn Đồng Hiệp,
tp.HCM, Việt Nam có hàm lượng COD: 430
mg/l; BOD5: 174 mg/l; nitơ tổng số (TN): 538
mg/l; photpho tổng số (TP): 191 mg/l.
Sự phát triển của tảo theo thời gian ở các
mẫu nuôi trên nước thải chăn nuôi heo đạt
1,4 × 107 không cao bằng mẫu đối chứng
(2,65 × 107), tuy nhiên, khả năng lọc nước thải
của tảo rất hiệu quả.
Sau khi nuôi tảo 9 ngày, hàm lượng COD
trong nước thải chăn nuôi lợn giảm từ 65,8-
88,2%; BOD5 giảm từ 61,4-84%; nitơ tổng số
giảm 87,4-90,18% và đạt tiêu chuẩn xả thải của
Việt Nam; còn hàm lượng photpho tổng số có
hiệu quả xử lý cao 47,7-56,15% nhưng hàm
lượng còn cao 18,9-100 mg/l chưa đạt tiêu
chuẩn xả thải của Việt Nam.
Tốc độ sinh trưởng của Daphnia sau 16
ngày nuôi trong môi trường nước thải chăn nuôi
lợn đã qua 9 ngày nuôi tảo là 0,18 (1M: 2 NM);
0,23 (1M: 3 NM) không đạt được bằng mẫu đối
chứng 0,37/ngày.
Sau 16 ngày nuôi Daphnia trên nước thải đã
nuôi tảo Chlorella 9 ngày, hàm lượng COD,
BOD5 giảm không đáng kể, nitơ tổng và
photpho tổng số còn lại lần lượt là 5 mg/l và
3,39 mg/l, tương ứng.
Màu trong các mẫu nước thải không còn
xanh màu tảo mà chuyển sang màu vàng nhạt và
trong hơn, dưới đáy lọ có ít cặn.
Nước thải từ quá trình chăn nuôi lợn có mùi
rất hôi nhưng khi nuôi tảo không còn mùi hôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agrawal S. C., Manisha, 2007. Growth,
Survival and Reproduction in Chlorella
vulgaris and C. variegla with Respect to
Culture Age and under different Chemical
factors. Folia Microbiol., 52(4): 399-406.
2. Agh Naser, Sorgeloos Patrick, 2005.
Handbook of Protocols and Guidelines for
culture and Enrichment of Live Food for
Use in Larviculture. University of Ghent,
Ghent, Belgium.
3. Aziz M. A., Ng. W. J., 1992. Feasibility of
wastewater treatment using the activated-
algae process. Bioresource Technology,
40(3): 205-208.
4. EPA, 1978. The Selenastrum capricornutum
Printz Algal Assay Bottle Test. United
States Environmental Protection Agency
EPA 600/9 78 018. juillet 1978.
5. Evelyn H. W. Heugens, Lonneke T. B.
Tokkie, Michiel H. S. Kraak, A. Jan
Hendriks, Nico M. Van Straalen, Wim
Admiraal, 2006. Population growth of
Daphnia magna under multiple stress
conditions: Joint effects of temperature, food
and cadmium. Environmental Toxicology
and Chemistry, 25(5): 1399-1407.
6. Fallowfield H. J., N. J. Martin, N. J.,
Cromar, 1999. Performance of a batch-fed
High Rate Algal Pond for animal waste
treatment. European Journal of Phycology,
34(3): 231-237.
7. Hendriks A. J., Enserink E. L., 1996.
Modelling response of single-species
populations to microcontaminants as a
function of species size with examples for
waterfleas (Daphnia magna) and
cormorants (Phalacrocorax carbo).
Ecological Modelling, 88: 247-262.
8. Nguyễn Ngọc Kiểng, 1996. Một số phương
pháp cần thiết trong nghiên cứu khoa học.
Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Liang Wang et al., 2009. Cultivation of
Green Algae Chlorrela sp. in Different
Wastewaters from Municipal Wastewater
Treatment Plant. Appl Biochem Biotechnol.
10. Limnology, Oceanography, 2005. Growth
of Daphnia magna on the effluent of
wastewater treatments plants.
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 145-153
153
11. Mohan N. et al., 2009. Studies on Mass
Cultivation of Chlorella vulgaris and
Effective Harvesting of Bio-Mass by Low-
Cost Methods. J. Algal Biomass Utln., 1(1):
29-39.
12. OECD., 1983. Ligne Directrice de l’OCDE
pour les essais de produits chimiques.
Daphnia sp., essai d’ immobilisation
immeùdiate et essai de reproduction sur 14
jours. N0 202
13. Pouliot Y., Buelna G., Racine C., de la Noüe
J., 1989. Culture of cyanobacteria for tertiary
wastewater treatment and biomass
production. Biological Wastes, 29(2): 81-91.
14. Ranta E., Bengtsson J., McManus J., 1993.
Growth, size and shape of Daphnia
longispina, D. magna and D. pulex. Ann.
Zool. Fennici, 30: 299-311.
15. Sreesai Sỉanee, 2002. Treatment and Reuse
of Swine Wastewater. Thammasat Int. J.
Sc. Tech., 7(1).
16. Susan S. Kilham et al., 1998. COMBO: a
defined freshwater culture medium for algae
and zooplankton. Hydrobiologia, 377: 147-
159.
17. Terra, Feiden, 2003. Reproduction and
survival of Daphnia magna Straus, 1820
(Crustacea: Cladocera) under different
hardness conditions. Acta. Limnol. Bras.,
15(2): 51-55.
18. Zagorc Jana et al., 1996. Impact Assessment
of Industrial and Municipal Effluents on
Sureface Water - A Case Study. Wat. Sci.
Tech., 34(7-8): 141-14.
APPLICATION OF Chlorella sp. AND Daphnia sp.
FOR TREATING ORGANIC WASTE DERIVED
FROM SWINE WASTEWATER AFTER UASB SYSTEM USAGE
Vo Thi Kieu Thanh, Nguyen Duy Tan, Vu Thi Lan Anh, Phung Huy Huan
Institute of Tropical Biology, VAST
SUMMARY
The quality of typical treated swine wastewater does not often pass the effluent standard. There are some
nutrients and organic matter, which cause deterioration in the water resources. Recycling this wastewater in a
sustainable manner presents an important challenge. This study investigates the possibility of changing
valuable matter in swine wastewater to algal, Chlorella sp. biomass and then harvesting by the order
Cladocera, Daphnia sp.The quality swine wastewater of this experiment is also evaluated.
Samples collected from the effluent at the end of anaerobic and aerobic treatment pond of Dong Hiep
farm were chemically analyzed at 430 mg/l, 174 mg/l, 538 mg/l, 191mg/l for COD, BOD5, total Nitrogen
(TN), total Phosphorus (TP), respectively. This sample diluted four times with tap-water before it was
cultured Chlorella sp. under conditions of tests was 1000 lux of light intensity, 24oC of temperature and
without add a food for nutrient to remove organic matter, harvest 107 cells/ml the algae biomass. The
characteristics of swine effluent, including COD, BOD5, and total nitrogen were better than the effluent
standard and total phosphor wasn’t (18.9-100 mg/l), although its treatment efficiency was 47-56.15%. Then,
Chlorella sp. biomass was harvested completely by Daphnia sp. (10 Daphnid (0-24 h old)/ 500 ml) after 16
days of cultivation. Population growth rate of Daphnia sp. were 0.18-0.23. Total nitrogen and phosphor
continued to treat to 94.15%, 80%, respectively, and obtained the effluent standard.
Keywords: Chlorella sp., Daphnia sp., swine wastewater, treatment.
Ngày nhận bài: 21-6-2012
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1793_5739_1_pb_7521_2180558.pdf