Ứng dụng tầm soát trước sinh không xâm lấn trong phát hiện sớm lệch bội nhiễm sắc thể qua DNA thai tự do trong máu mẹ

Tài liệu Ứng dụng tầm soát trước sinh không xâm lấn trong phát hiện sớm lệch bội nhiễm sắc thể qua DNA thai tự do trong máu mẹ: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 478 ỨNG DỤNG TẦM SOÁT TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN TRONG PHÁT HIỆN SỚM LỆCH BỘI NHIỄM SẮC THỂ QUA DNA THAI TỰ DO TRONG MÁU MẸ Lê Thị Xuân Thảo**, Lương Bắc An*, Lê Thị Khánh Linh***, Trịnh Nhựt Thư Hương***, Phan Thanh Bình***, Quách Thị Hoàng Oanh***, Nguyễn Khắc Hân Hoan***, Lê Quang Thanh***, Đỗ Thị Thanh Thủy* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới trong phát hiện sớm một số lệch bội nhiễm sắc thể thai nhi thông qua DNA thai tự do có trong máu mẹ được xem là phương pháp tầm soát trước sinh không xâm lấn (NIPT) có độ an toàn cao cho thai nhi mà vẫn đạt hiệu quả tốt. Đây cũng là phương pháp đã được ứng dụng phổ biến ở các nước phát triển trong chương trình sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể thai nhi ở thai phụ nguy cơ cao. Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp NIPT trong phát hiện s...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng tầm soát trước sinh không xâm lấn trong phát hiện sớm lệch bội nhiễm sắc thể qua DNA thai tự do trong máu mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 478 ỨNG DỤNG TẦM SỐT TRƯỚC SINH KHƠNG XÂM LẤN TRONG PHÁT HIỆN SỚM LỆCH BỘI NHIỄM SẮC THỂ QUA DNA THAI TỰ DO TRONG MÁU MẸ Lê Thị Xuân Thảo**, Lương Bắc An*, Lê Thị Khánh Linh***, Trịnh Nhựt Thư Hương***, Phan Thanh Bình***, Quách Thị Hồng Oanh***, Nguyễn Khắc Hân Hoan***, Lê Quang Thanh***, Đỗ Thị Thanh Thủy* TĨM TẮT Đặt vấn đề: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới trong phát hiện sớm một số lệch bội nhiễm sắc thể thai nhi thơng qua DNA thai tự do cĩ trong máu mẹ được xem là phương pháp tầm sốt trước sinh khơng xâm lấn (NIPT) cĩ độ an tồn cao cho thai nhi mà vẫn đạt hiệu quả tốt. Đây cũng là phương pháp đã được ứng dụng phổ biến ở các nước phát triển trong chương trình sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể thai nhi ở thai phụ nguy cơ cao. Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp NIPT trong phát hiện sớm lệch bội nhiễm sắc thể thai nhi ở những thai phụ nguy cơ cao. Phương pháp: Những thai phụ cĩ kết quả tầm sốt từ khoảng mờ da gáy (NT) và double test nguy cơ cao với lệch bội nhiễm sắc thể thai nhi (T13, T18, T21), chưa thực hiện phân tích nhiễm sắc thể đồ (karyotype), và đồng ý tham gia nghiên cứu, sẽ được thu thập mẫu huyết thanh nhằm tách chiết cfDNA và tiến hành phân tích bằng phương pháp giải trình tự thế hệ mới. Chỉ số Z-score được tính tốn để phát hiện các trường hợp bất thường. Kết quả NIPT sẽ được so sánh với kết quả karyotype phân tích nhiễm sắc thể đồ nhằm xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của NIPT. Kết quả: Cĩ 124 thai phụ nguy cơ cao với lệch bội nhiễm sắc thể thai nhi đã được chọn vào nghiên cứu. Tuổi mẹ trung bình 32,6±6,3 tuổi, tuổi thai trung bình 12,6±1,8 tuần, và độ mờ da gáy trung bình 4,1±1,7mm. Tỉ lệ dương tính qua NIPT đối với trisomy 13 là 4:124, trisomy 18 là 13:124, và trisomy 21 là 17:124. Cĩ 01 trường hợp âm tính giả T18 do thể khảm. Độ nhạy của NIPT trong phát hiện trisomy 13, 18, 21 là 97,1% (85,1% – 99,9%), độ đặc hiệu là 100% (95,9% – 100%). Kết luận: Tầm sốt trước sinh khơng xâm lấn NIPT cĩ độ nhạy, độ đặc hiệu rất cao, nên được ứng dụng trong sàng lọc sớm lệch bội nhiễm sắc thể, đặc biệt ở những thai phụ khơng muốn thực hiện thủ thuật xâm lấn phục vụ xét nghiệm chẩn đốn. Từ khĩa: NIPT, cfDNA, cffDNA, giải trình tự thế hệ mới, lệch bội nhiễm sắc thể thai nhi ABSTRACT APPLICATION OF NON-INVASIVE PRENATAL TESTING USING NEXT GENERATION SEQUENCING TO DETECT ANEUPLOIDIES WITHIN CELL-FREE FETAL DNA Le Thi Xuan Thao, Luong Bac An, Le Thi Khanh Linh, Trinh Nhut Thu Huong, Phan Thanh Binh, Quach Thi Hoang Oanh, Nguyen Khac Han Hoan, Le Quang Thanh, Do Thi Thanh Thuy * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 478-484 *Trung tâm Y Sinh học Phân tử, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bộ mơn Hố Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ TP. TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS.BS Lê Thị Xuân Thảo ĐT: 0932105465 Email: xuanthao.le@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 479 Background: Studying the application of next-generation sequencing technique in the early screening of fetal aneuploidies from maternal blood was considered to be non-invasive prenatal testing (NIPT) which is safe and highly effective for maternal. NIPT also a common test in many developed countries for screening on aneuploidies in high-risk pregnancies. Objectives: Determination of sensitivity and specificity of NIPT in prenatal screening of aneuploidies in high-risk pregnancies. Methods: Pregnant women who have a nuchal translucency (NT) and double test results with high-risk screening for aneuploidies (T13, T18, T21), who have not performed a karyotype test, and agreed to participate in this research by written informed consent, will be evaluated. Maternal blood was collected and extracted cfDNA. And then, CfDNA were sequenced by using NGS technique. The z-score was calculated to detect chromosomal aneuploidies. These results will be compared with the results of the karyotype to confirm the sensitivity and specificity of the NIPT method. Results: There were 124 high-risk pregnancies with aneuploidies selected for the study. The mean age of the pregnancies was 32.6 ± 6.3 years old, mean gestational age was 12.6 ± 1.8 weeks, and the mean nuchal translucency was 4.1 ± 1.7mm. By NIPT, the proportion of trisomy 13 positive cases was 4:124. Trisomy 18 was 13:124. Trisomy 21 was 17:124. A case of trisomy 18 was false negative by mosaicism. The sensitivity of NIPT in detecting trisomy 13, 18, 21 was 97.1% (85.1%-99.9%), the specificity was 100% (95.9% - 100%). Conclusion: Non-invasive prenatal testing with high sensitivity and specificity should be used in the screening of aneuploidies on, especially the maternals did not agree with karyotyping tests. Keywords: NT, NIPT, next-generation sequencing, cell-free fetal DNA, aneuploidies ĐẶT VẤN ĐỀ Tầm sốt trước sinh là chương trình phổ biến, được phát triển trên tồn thế giới, khuyến cáo thực hiện cho tất cả thai phụ trong thời kỳ mang thai, giúp dự đốn và xác định các điều kiện di truyền, hạn chế những rủi ro tiền sản khi thai nhi cĩ rối loạn di truyền hoặc trẻ sinh ra mang dị tật bẩm sinh. Hiện nay, hầu hết thai phụ đều được tầm sốt trước sinh bằng nhĩm kỹ thuật khơng xâm lấn như siêu âm (đo khoảng mờ da gáy NT) kết hợp xét nghiệm máu ở giai đoạn thai từ 11 đến 13 tuần 6 ngày tuổi (xét nghiệm Double test) và giai đoạn thai từ 15 đến 21 tuần (xét nghiệm Triple test). Các xét nghiệm này nhằm đánh giá nguy cơ mang hội chứng Down (trisomy 21), Edward (trisomy 18) và Patau (trisomy 13) cĩ thể cĩ ở thai nhi. Những thai phụ thuộc nhĩm nguy cơ cao hoặc đã cĩ tiền sử sinh con dị tật sẽ được tư vấn thực hiện xét nghiệm chẩn đốn cĩ tính xâm lấn như sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối nhằm xác định chính xác đặc tính di truyền và bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi qua phân tích nhiễm sắc thể đồ (karyotyping)(10), một kỹ thuật được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đốn tiền sản(3). Tuy nhiên, karyotyping địi hỏi kỹ thuật nhiều bước, thời gian trả kết quả dài Vì vậy, với việc phát hiện DNA tự do của thai nhi (cffDNA) trong máu ngoại vi của mẹ đã tạo một bước tiến quan trọng, gợi mở những phương pháp mới khơng địi hỏi kỹ thuật xâm lấn, hướng đến hiệu quả và an tồn khi thực hiện tầm sốt trước sinh(5,11,16). Sự ra đời của kỹ thuật tầm sốt trước sinh khơng xâm lấn NIPT (Noninvasive prenatal testing), đã mang đến tính khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế khi thực hiện ở tất cả thai phụ trong tương lai. Việc ứng dụng NIPT đã được phát triển rộng rãi ở các quốc gia phát triển trên thế giới, và trong những năm gần đây tại Việt Nam, NIPT đã xuất hiện và thu hút sự chú ý của nhiều thai phụ. Trên cơ sở đĩ, chúng tơi thực hiện nghiên cứu “ứng dụng tầm sốt trước sinh khơng xâm lấn trong phát hiện sớm một số lệch bội nhiễm sắc thế qua DNA thai tự do trong máu mẹ” nhằm cung cấp những bằng chứng khoa học và khuyến cáo chung khi sử dụng phương pháp Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 480 NIPT trong phát hiện sớm một số lệch bội nhiễm sắc thể qua DNA thai tự do trong máu mẹ, nhằm giúp các bác sĩ sản khoa cĩ thêm những lựa chọn khi tư vấn, thực hiện tầm sốt trước sinh phù hợp cho từng thai phụ. Mục tiêu nghiên cứu Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp NIPT trong phát hiện sớm lệch bội nhiễm sắc thể thai nhi ở những thai phụ nguy cơ cao. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu chẩn đốn. Dân số mục tiêu Các thai phụ đang mang thai cĩ nguy cơ cao lệch bội nhiễm sắc thể đến khám tại Khoa Chăm sĩc Trước sinh, Bệnh viện Từ Dũ trong thời gian từ tháng 09/2017 đến tháng 9/2018. Phương pháp chọn mẫu Chọn tồn bộ thai phụ khi thỏa các tiêu chí lựa chọn và khơng cĩ tiêu chí loại ra. Tiêu chí chọn vào Đơn thai từ 11 đến 13 tuần 6 ngày tuổi. Cĩ một trong hai tiêu chí sau: Khoảng mờ da gáy NT ≥ 3,5mm hoặc NT ≥ 3 mm và kết quả Double test ở ba tháng đầu thai kỳ (PAPPA (Pregnancy-Associated Plasma Protein A) và f βHCG (Free beta HCG)) cĩ nguy cơ >1/150. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại ra Khi đã được chọn vào nghiên cứu, nếu thai phụ cĩ một trong số các tiêu chí hoặc chống chỉ định như sau thì sẽ bị loại, bao gồm: Thai phụ cĩ bệnh lí thai kì. Các trường hợp chống chỉ định khi thực hiện NIPT: thai phụ hoặc chồng cĩ bất thường cấu trúc hoặc số lượng NST; đa thai; khơng phải là mẹ sinh học của thai (xin trứng, mang thai hộ); ghép tủy xương. Cách tiến hành Tư vấn, thu thập thơng tin lâm sàng (tuổi mẹ, tuổi thai, NT, kết quả Doule test) và lấy 10ml mẫu máu thai phụ tham gia nghiên cứu. Mẫu máu được lưu giữ trong ống Streck BCT, lập tức đảo ống 180o khoảng 10 lần để máu trộn đều với các chất bảo quản bên trong ống. Nếu chưa xử lý kịp thời, cĩ thể lưu mẫu ở nhiệt độ phịng (18oC- 25oC) trong vịng 14 ngày. Li tâm ống máu thu huyết tương. Trữ mẫu huyết tương trong tủ - 80oC. Tiến hành tách chiết cfDNA từ các mẫu huyết tương qua hệ thống máy tách chiết tự động Prepito-D (Chemagen/PerkinElmer) với bộ kít Free circulating NA kit (Chemagen/PerkinElmer). Chất lượng DNA sau tách chiết được kiểm tra bằng hệ thống máy quang phổ Qubit 3.0 (Thermo Fisher), sử dụng bộ kít Qubit dsDNA HS (High Sensitivity) Assay kit (Thermo Fisher). Mẫu cfDNA được tạo thư viện giải trình tự bằng bộ kít Ion Plus Fragment Library (ThermoFisher), cĩ gắn nhãn bằng bộ mã vạch Ion Xpress Barcode Adaptors 1-16 (Thermo Fisher). Thư viện sau khi chuẩn bị sẽ được kiểm tra chất lượng trên hệ thống điện di mao quản LabChip GX Touch 24 (PerkinElmer) sử dụng bộ kít DNA High Sensitivity Reagent (PerkinElmer). Thư viện đạt chất lượng sẽ trải qua bước làm giàu và nạp vào chip giải trình tự thơng qua hệ thống chuẩn bị chip Ion Chef (ThermoFisher). Chip sau chuẩn bị sẽ được tiến hành giải trình tự trên hệ thống giải trình tự Ion S5XL(ThermoFisher). Dữ liệu giải trình tự được phân tích bằng phần mềm thương mại của cơng ty YOUNGENE (Đài Loan), các thuật tốn tính tốn hàm lượng DNA thai tự do (thuật tốn SeqFF) và tính hệ số z-scores được tích hợp trong phần mềm phân tích. Phần mềm tính tốn đúng hệ số Z-score khi hàm lượng DNA thai phải đạt được >3,5% mới cho đủ độ tin cậy trong phát hiện thể lệch bội. Hệ số Z-score phản ánh khả năng bất thường NST trong mẫu phân tích. Hệ số Z-scores được tính cho mỗi NST trong đĩ cĩ cả NST 13, 18 và 21. Về thuật tốn, người ta xem xét hệ số biến thiên (coefficient of variation - CV) phần trăm các đoạn trình tự duy nhất (unique reads percentage - UR%) trên mỗi NST từ dữ liệu, hệ số này sẽ mơ tả hiệu quả các thay đổi tương đối UR% của các NST, cụ thể: Z-scores ≥ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 481 3,5 là thể lệch bội NST, 3,5 ≥ Z-scores ≥ 2,8 là nghi ngờ cĩ lệch bội và -6 ≤ Z-scores ≤ 2,8 là bình thường. Tồn bộ quy trình được thực hiện tại Trung tâm Y sinh học phân tử - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và bệnh viện Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh. Thực hiện sinh thiết gai nhau hoặc chọc hút hút dịch ối và làm xét nghiệm NST đồ cho thai phụ cĩ nguy cơ cao mang thai bị bất thường số lượng nhiễm sắc thể đã chọn vào nghiên cứu. Xét nghiệm này cho biết số lượng và cấu trúc NST. Cho đến nay, kỹ thuật karyotype vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đốn trước sinh nhằm phát hiện các bất thường NST. Quy trình thực hiện cấy và làm NST đồ được thực hiện theo quy trình thường quy của bệnh viện Từ Dũ – Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng hợp, phân tích và so sánh kết quả của hai phương pháp NIPT và NST đồ trong việc phát hiện thai nhi bị một số rối loạn bất thường nhiễm sắc thể. Xử lý số liệu Dữ liệu được lưu trữ bằng phần mềm Excel 2010 và xử lý phân tích bằng phần mềm Stata 13.0. Các biến số định lượng (tuổi mẹ, tuổi thai, NT) được mơ tả bằng trung bình và độ lệch chuẩn. Độ nhạy, độ đặc hiệu được mơ tả bằng bảng 2x2 và khoảng tin cậy 95%. Y đức Nghiên cứu đã được thơng qua Hội đồng Y đức của Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. KẾT QUẢ Bảng 1: Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=124) Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tuổi mẹ 32,6 6,3 19 41 <25 11 (8,9)* 25-29 39 (31,4)* 30-34 25 (20,2)* 35-39 28 (22,6)* ≥40 21 (16,9)* Tuổi thai (tuần) 12,6 1,8 11 22,5 Độ mờ da gáy (NT) mm 4,1 1,7 1,1 8,5 *tần số và tỉ lệ phần trăm % Nghiên cứu chọn được 124 thai phụ cĩ nguy cơ cao mang thai lệch bội thỏa tiêu chí chọn mẫu, và khơng cĩ thai phụ nào gặp tai biến sản khoa khi tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình của thai phụ là 32,6±6,3 tuổi. Trong đĩ, thai phụ nhỏ tuổi nhất là 19 tuổi, và lớn tuổi nhất là 41 tuổi. Tuổi thai trung bình 12,6±1,8 tuần. Khoảng mờ da gáy (NT) trung bình là 4,1±1,7 mm, trong đĩ, NT nhỏ nhất là 1,1mm, lớn nhất là 8,5mm (Bảng 1). Bảng 2: So sánh kết quả NIPT và karyotype ở thai phụ mang thai lệch bội NST 13 (n=4) Trường hợp Tuổi mẹ NT mm Z-score NIPT Karyotype 1 35 6 4,3 T13 T13 2 36 6,3 4,8 T13 T13,XY 3 33 4,6 7,3 T13 T13,XX 4 35 2,2 8,0 T13 T13,XX Phân tích giá trị z-scores của NST 13, NIPT phát hiện 04 trường hợp lệch bội T13 (z-score 3,5). Khi so sánh với kết quả NST đồ thì 04 trường hợp này đều cĩ lệch bội NST 13 và những trường hợp cịn lại (NIPT âm tính với giá trị z-score < 3,5) đều cho kết quả NST đồ bình thường. Tất cả các trường hợp trisomy 13 được phát hiện đều cĩ tuổi mẹ ≥ 35 tuổi. Thai nhi cĩ khoảng mờ da gáy thấp nhất là 2,2 mm và cao nhất là 6,3 mm. Hầu hết các trường hợp lệch bội NST 13 cĩ NT 3,5mm, và ghi nhận 01 trường hợp cĩ NT = 2,2mm (Bảng 2). Kết quả từ Bảng 3 cho thấy khi phân tích giá trị z-scores của NST 18, NIPT ghi nhận 13 trường hợp lệch bội NST 18 (T18) (z-score 3,5). Trong các trường hợp bình thường (z-score < 3,5), NST đồ ghi nhận 01 trường hợp cĩ bất thường trên NST 18 (dạng thể khảm một phần trên NST 18). Như vậy, khi so sánh kết quả NIPT với NST đồ đã cho thấy NIPT cĩ 01 trường hợp âm tính giả. Đa số trường hợp trisomy 18 được phát hiện ở thai phụ ≥ 35 Tuổi, trong đĩ chủ yếu là người mẹ 40 tuổi. Cĩ 04 trường hợp thai phụ < 35 tuổi. Khoảng mờ da gáy thấp nhất là 1,1 mm và cao nhất là 7,6mm. Phần lớn các trường hợp thai thai lệch bội T18 đều cĩ NT 3,5 mm (Bảng 3). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 482 Bảng 3: So sánh kết quả NIPT và karyotype ở thai phụ mang thai lệch bội NST 18 (n=14) Trường hợp Tuổi mẹ NT mm Z-score NIPT Karyotype 1 37 7,3 13,8 T18 T18,XY 2 37 6,4 5,6 T18 T18,XX 3 40 7,6 5,5 T18 T18,XX 4 40 1,1 14,0 T18 T18,XX 5 40 - 11,8 T18 T18,XX 6 40 7,6 7,2 T18 T18,XX 7 41 1,7 10,7 T18 T18,XY 8 36 1,3 16,1 T18 T18,XX 9 28 - 12,4 T18 T18,XY 10 36 3,4 5,8 T18 T18,XY 11 39 3,3 4,4 T18 T18,XX 12 26 3,4 8,1 T18 T18,XY 13 28 4,6 1,1 - T18,XX (khảm) 14 21 4,7 14,3 T18 T18,XX Bảng 4: So sánh kết quả NIPT và karyotype ở thai phụ mang thai lệch bội NST 21 (n=17) Trường hợp Tuổi mẹ NT mm Z-score NIPT Karyotype 1 38 2,3 7,5 T21 T21,XY 2 39 2,3 10,5 T21 T21,XX 3 37 3,5 4,8 T21 T21,XY 4 39 4,3 5,9 T21 T21 5 30 4,7 13,3 T21 T21,XY 6 42 4,1 7,2 T21 T21,XY 7 36 3,7 5,5 T21 T21,XX 8 28 5,2 9,1 T21 T21,XX 9 42 6,6 7,8 T21 T21,XX 10 34 3,7 13,9 T21 T21,XX 11 37 3,1 4,3 T21 T21,XY 12 38 4,8 14,7 T21 T21,XX 13 27 3,9 5,4 T21 T21,XY 14 38 4,3 13,6 T21 T21,XX 15 47 4,8 3,9 T21 T21,XY 16 40 6,2 10,3 T21 T21,XY 17 27 4,1 8,6 T21 T21,XY Trong phân tích giá trị z-scores của NST 21, NIPT ghi nhận cĩ 17 trường hợp lệch bội T21 (z- score 3,5). Khi so sánh với kết quả NST đồ thì tất cả trường hợp z-score 3,5 (NST 21) đều cĩ kết quả NST đồ lệch bội NST 21 và các mẫu cĩ z- score < 3,5 đều mang kết quả NST đồ bình thường. Đa số trường hợp trisomy 21 được phát hiện thì tuổi mẹ ≥ 35 tuổi và cĩ 05 trường hợp người mẹ < 35 tuổi. Khoảng mờ da gáy NT thấp nhất là 2,3mm và cao nhất là 6,6mm. Phần lớn các trường hợp lệch bội T21 đều cĩ giá trị NT 3,5 mm (Bảng 4). Bảng 5: Độ nhạy, độ đặc hiệu của NIPT (n=124) NIPT Độ nhạy % (Khoảng tin cậy 95%) Độ đặc hiệu % (Khoảng tin cậy 95%) Trisomy 13 100 (39,8 – 100) 100 (95,9 – 100) Trisomy 18 90,9 (58,7 – 99,8) 100 (95,6 – 100) Trisomy 21 100 (73,5 – 100) 100 (95,6 – 100) Chung (T13, T18, T21) 97,1 (85,1 – 99,9) 100 (95,9 – 100) Từ Bảng 5 cho thấy phân tích NIPT cho độ nhạy 97,1%, độ đặc hiệu 100%, đặc biệt là trong phân tích trisomy 13, trisomy 21 đều cĩ độ nhạy và độ đặc hiệu là 100%. BÀN LUẬN Dân số nghiên cứu là những thai phụ cĩ nguy cơ cao với trisomy (khoảng mờ da gáy NT ≥ 3,5mm, hoặc NT ≥ 3 mm và kết quả combined test nguy cơ >1/150), mặc dù tuổi mẹ khơng thuộc tiêu chí chọn vào nhưng kết quả cho thấy tuổi mẹ trung bình là khá cao với 33±6 tuổi, đa số thuộc nhĩm từ 35 tuổi trở lên. Đặc biệt, ở những thai phụ mang thai lệch bội NST, chúng tơi ghi nhận phần lớn đều > 35 tuổi. Điều này hồn tồn phù hợp với y văn và các báo cáo trong, ngồi nước khi tuổi mẹ càng cao, đặc biệt là từ 35 tuổi trở lên, hay NT ≥ 3,5mm là các yếu tố nguy cơ cao của trisomy và các rối loạn nhiễm sắc thể khác(4,13). Trong số 124 thai phụ được khảo sát thì cĩ 89 trường hợp NIPT cho kết quả bình thường, tương đồng kết quả NST đồ. Một (01) trường hợp NIPT khơng phát hiện trisomy 18 do thể khảm (T18-partial). Mặc dù hàm lượng DNA thai đạt 9,4% (lớn hơn ngưỡng yêu cầu của thuật tốn là 3,5%) nhưng do sự bất thường chỉ xảy ra tại một vùng nhỏ của NST 18 vị trí 18p11.31- 18p11.32 và kích thước vùng này chỉ chiếm (6,15%) trong tổng số chiều dài NST 18 (khoảng 4,8 Mbases trong tổng số 78 Mbases của NST 18). Chính vì vậy, thuật tốn phân tích khơng đủ cơ sở dữ liệu để gọi được đúng thể lệch bội. Khơng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 483 cĩ kết quả dương tính giả nào được ghi nhận. Khi so sánh NIPT với NST đồ, kết quả cho thấy NIPT cĩ độ đặc hiệu và độ nhạy rất cao. Các nghiên cứu gần đây khi sử dụng giải trình tự gen thế hệ mới trong NIPT đã chứng minh rằng hầu hết các trường hợp trisomy 21, 18, 13 cĩ thể được phát hiện từ việc phân tích cfDNA huyết tương của mẹ với tỉ lệ dương tính giả thấp, âm tính giả rất thấp(1,2,6,12). Nghiên cứu của Bianchi và cộng sự (2012) cho kết quả NIPT với độ nhạy và độ đặc hiệu 100% ở phân tích trisomy 21, độ nhạy 97,2% ở trisomy 18 và 78,6% ở trisomy 13(2). Tương tự, nghiên cứu của Ashoor và cộng sự (2012) cũng cĩ kết quả NIPT khi phân tích trisomy 21 đạt độ nhạy và độ đặc hiệu 100%, nhưng với trisomy 18 chỉ đạt độ nhạy 98%(1). Tầm sốt trước sinh khơng xâm lấn bằng phương pháp giải trình tự gen thế hệ mới đã được nghiên cứu phát triển mạnh mẽ với đặc tính an tồn, độ nhạy, độ đặc hiệu cao, đặc biệt trong tầm sốt trisomy 21, và đã được một số quốc gia như Anh, Mỹ khuyến cáo thực hiện ở những thai phụ nguy cơ cao, nhằm hạn chế những rủi ro do kỹ thuật xâm lấn(17). Tại Việt Nam, một số bệnh viện hay phịng khám đã ứng dụng NIPT cho các thai phụ nguy cơ cao, nhưng khơng phổ biến rộng rãi và thường phải gửi mẫu phân tích sang nước ngồi hoặc hạn chế ở một số trung tâm trong nước. Việc địi hỏi các thiết bị cơng nghệ cao, phần mềm phân tích kết quả và chi phí cao khi thực hiện NIPT là một trở ngại cho việc ứng dụng rộng rãi NIPT. Do vậy, khi phương pháp NIPT được nghiên cứu phát triển và chứng minh đạt độ tin cậy khi thực hiện tại Việt Nam sẽ thu hút nhiều thai phụ tham gia. Khi đĩ, NIPT khơng chỉ giảm thiểu chi phí và những thai phụ cĩ nguy cơ cao cĩ cơ hội được lựa chọn một xét nghiệm tầm sốt trước sinh an tồn, hiệu quả cao. Ngồi ra, NIPT cịn cĩ thể ứng dụng phát hiện trong một số các rối loạn hay bất thường liên quan nhiễm sắc thể, đột biến gen khác như hội chứng Turner XO, thalassemia, Huntington, xơ nang (Cystic fibrosis - CF) và bệnh loạn dưỡng trương lực cơ(7,8) Mặc dù NIPT là một giải pháp hữu hiệu so với các xét nghiệm tầm sốt hiện nay như double test, tripble test, thế nhưng NIPT vẫn cịn một số điểm cần lưu ý như thu thập mẫu phải bảo quản tốt, hàm lượng DNA thai phải 3,5% (tác động của yếu tố như cân nặng hay chỉ số khối cơ thể (BMI) cao của thai phụ, tuổi thai nhỏ, kiểu lệch bội NST thai nhi)(15). Nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố này, NIPT thường được khuyến cáo thực hiện khi thai phụ ở tuần thai thứ 10 trở lên(14); những thai phụ cĩ BMI cao và nồng độ cffDNA thai nhi thu nhận thấp sẽ được lưu ý hơn khi thực hiện xét nghiệm. Thể khảm trong lệch bội NST, thường gặp ở trisomy 13, 18 là yếu tố mà cho đến nay vẫn đang được nghiên cứu cải thiện khi thực hiện NIPT. Trong nghiên cứu của chúng tơi, kết quả cho thấy cĩ 01 trường hợp âm tính giả trisomy 18 do thể khảm: thai phụ 28 tuổi, tiền sử 2 lần sảy thai tự nhiên, NT đo vào thời điểm 11 tuần 4 ngày là 4,6mm. Nghiên cứu của chúng tơi thực hiện trên dân số nguy cơ cao, do vậy, tần suất phát hiện các bất thường trisomy chiếm tỉ lệ cao với 28,2% (35/124 trường hợp). Tần suất này khơng cĩ ý nghĩa để áp dụng cho dân số chung mà chỉ nhằm mục đích đánh giá tính ứng dụng về độ nhạy, độ đặc hiệu của NIPT lần đầu thực hiện chính quy trên dân số Việt Nam. Điểm mạnh của nghiên cứu là đã minh chứng cho việc ứng dụng NIPT cho thai phụ Việt Nam cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu tại các nước khác. Khi so sánh với kết quả phân tích nhiễm sắc thể đồ được thực hiện độc lập thì NIPT đã cĩ kết quả gần như tương đồng trong phát hiện thể lệch bội. Tuy vậy, hạn chế của nghiên cứu này là cỡ mẫu nhỏ và đối tượng là thai phụ nguy cơ cao nên kết quả nghiên cứu cĩ thể cao hơn so với nghiên cứu mở rộng thực hiện trên dân số chung. KẾT LUẬN NIPT là một xét nghiệm tiền sản khơng xâm lấn mới, đáng tin cậy với độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt đạt 97,1% và 100% trong tầm sốt Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 484 trisomy 13, 18, 21. Đối với những thai phụ nguy cơ cao và từ chối thực hiện kỹ thuật xâm lấn trong tầm sốt trước sinh thì NIPT là một lựa chọn phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ashoor G, Syngelaki A, Wagner M, Birdir C, Nicolaides KH. (2012). “Chromosome-selective sequencing of maternal plasma cell-free DNA for first-trimester detection of trisomy 21 and trisomy 18”. Am J Obstet Gynecol; 206:pp.321-5. 2. Bianchi DW, Platt LD, Goldberg JD et al. (2012). “Genome-wide fetal aneuploidy detection by maternal plasma DNA sequencing”. Obstet Gynecol; 119:pp.890-901. 3. Caine A, Maltby AE, Parkin CA, Waters JJ, Crolla JA (2005). “Prenatal detection of Down's syndrome by rapid aneuploidy testing for chromosomes 13, 18, and 21 by FISH or PCR without a full karyotype: a cytogenetic risk assessment”. Lancet, 366:pp.123–128. 4. Guraya SS (2013). “The Associations of Nuchal Translucency and Fetal Abnormalities; Significance and Implications”. J Clin Diagn Res, 7(5):pp.936–941. 5. Herzenberg LA, Bianchi DW, Schrưder J, Cann HM, Iverson GM (1979). “Fetal cells in the blood of pregnant women: detection and enrichment by fluorescence-activated cell sorting”. Proc Natl Acad Sci USA, 76:pp.1453–1455. 6. Hochstenbach R, Page-Christiaens GCML, van Oppen ACC et al (2015). “Unexplained false negative results in noninvasive prenatal testing: two cases involving trisomies 13 and 18”. Case Rep Genet; pp.92654. 7. Hudecova I, Chiu RW (2017). “Non-invasive prenatal diagnosis of thalassemias using maternal plasma cell free DNA”. Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol, 39:pp.63-73. 8. Lo YM (2000). Fetal DNA in maternal plasma: biology and diagnosis applications. Clin Chem; 46(12):pp.1903–1906. 9. Manotaya S, Xu H, Uerpairojkit B et al (2016). “Clinical experience from Thailand: noninvasive prenatal testing as screening tests for trisomies 21, 18 and 13 in 4736 pregnancies”. Prenat Diagn, 36(3):pp.224-31. 10. Morris JK, Waters JJ, de Souza E (2012).” The population impact of screening for Down syndrome: audit of 19 326 invasive diagnostic tests in England and Wales in 2008”. Prenat Diagn, 32:pp.596–601. 11. Morris JK, Waters JJ, de Souza E (2012).” The population impact of screening for Down syndrome: audit of 19 326 invasive diagnostic tests in England and Wales in 2008”. Prenat Diagn, 32:pp.596–601. 12. Poot M (2015). “To NIPT or Not to NIPT”. Mol Syndromol; 6(4):pp.153–155. 13. Schaelike M, Kossakiewicz M, Kossakiewicz A, Schild RL (2009). “Examination of a first-trimester Down syndrome screening concept on a mix of 11,107 high- and low-risk patients at a private center for prenatal medicine in Germany”. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol; 144(2):pp.140-5. 14. Srinivasan A, Bianchi D, Liao W, Sehnert A, Rava R (2013). “Maternal plasma DNA sequencing: effects of multiple gestation on aneuploidy detection and the relative cell-free fetal DNA (cffDNA) per fetus”. Am J Obstet Gynecol; 2081:S31. 15. Suzumori N, Ebara T, Yamada T et al (2016). Fetal cell-free DNA fraction in maternal plasma is affected by fetal trisomy. J Hum Genet; 61(7):pp.647. 16. Thomas MR, Tutschek B, Frost A et al (1995). “The time of appearance and disappearance of fetal DNA from the maternal circulation”. Prenat Diagn, 15:pp.641–646 17. Vanstone M, Cernat A, Nisker J and Schwartz L (2018). “Women’s perspectives on the ethical implications of non- invasive prenatal testing: a qualitative analysis to inform health policy decisions”. BMC Med Ethics, 19: 27. 18. Willems PJ, Dierickx H, Vandenakker ES, et al. (2014), “The first 3,000 Non-Invasive Prenatal Tests (NIPT) with the Harmony test in Belgium and the Netherlands”. Facts Views Vis Obgyn, 6(1):pp.7–12. Ngày nhận bài báo: 31/01/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/02/2019 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_tam_soat_truoc_sinh_khong_xam_lan_trong_phat_hien_s.pdf
Tài liệu liên quan