Tài liệu Ứng dụng quy trình hình thành hydrat khí trong thu gom, vận chuyển và tàng chứa khí thiên nhiên - Trần Thị Mai Hương: 44
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 19, May 2016
ỨNG DỤNG QUY TRÌNH HÌNH THÀNH HYDRAT KHÍ TRONG
THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ TÀNG CHỨA KHÍ THIÊN NHIÊN
APPLICATIONS OF FORMATION PROCEDURE OF NATURAL GAS HIDRAT
FOR THE RECOVERY, TRANSPORT, STORAGE AND PROCESSING OF
NATURAL GAS
Trần Thị Mai Hương
Khoa Kỹ Thuật Địa chất & Dầu khí, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM
Tóm tắt: Khí hydrat tự nhiên (NGH) hiện nay đang là một trong những nguồn năng lượng được
ưu tiên nghiên cứu nhằm bổ sung cho nguồn năng lượng hóa thạch khác. Ý tưởng nghiên cứu được bắt
nguồn từ nhu cầu vận chuyển, tàng trữ khí dầu cho những đối tượng mỏ có trữ lượng cận biên ở vùng
xa, trữ lượng nhỏ, phân bố ở nơi xa xôi hoặc vùng nước sâu khi điều kiện xây dựng đường ống dẫn khí
không khả thi, thông qua việc nghiên cứu các đặc tính, điều kiện hình thành của khí hydrat (GH), giúp
tận thu nguồn năng lượng khí đốt một cách hiệu quả nhất, đã biến một chất gây khó khăn, thách thức
cho quá ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng quy trình hình thành hydrat khí trong thu gom, vận chuyển và tàng chứa khí thiên nhiên - Trần Thị Mai Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 19, May 2016
ỨNG DỤNG QUY TRÌNH HÌNH THÀNH HYDRAT KHÍ TRONG
THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ TÀNG CHỨA KHÍ THIÊN NHIÊN
APPLICATIONS OF FORMATION PROCEDURE OF NATURAL GAS HIDRAT
FOR THE RECOVERY, TRANSPORT, STORAGE AND PROCESSING OF
NATURAL GAS
Trần Thị Mai Hương
Khoa Kỹ Thuật Địa chất & Dầu khí, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM
Tóm tắt: Khí hydrat tự nhiên (NGH) hiện nay đang là một trong những nguồn năng lượng được
ưu tiên nghiên cứu nhằm bổ sung cho nguồn năng lượng hóa thạch khác. Ý tưởng nghiên cứu được bắt
nguồn từ nhu cầu vận chuyển, tàng trữ khí dầu cho những đối tượng mỏ có trữ lượng cận biên ở vùng
xa, trữ lượng nhỏ, phân bố ở nơi xa xôi hoặc vùng nước sâu khi điều kiện xây dựng đường ống dẫn khí
không khả thi, thông qua việc nghiên cứu các đặc tính, điều kiện hình thành của khí hydrat (GH), giúp
tận thu nguồn năng lượng khí đốt một cách hiệu quả nhất, đã biến một chất gây khó khăn, thách thức
cho quá trình vận chuyển khí dầu trở thành một công nghệ hữu ích. Công nghệ khí hydrat (GHT) hoàn
thiện sẽ giúp tăng các phương thức và khả năng thu hồi, vận chuyển, tàng trữ, xử lý khí thiên nhiên
trong tương lai, an toàn tiết kiệm và hiệu quả. Việc tiếp cận các thành tựu nghiên cứu NGH, GHT của
các nước phát triển như Mỹ, Nauy,... hoàn toàn phù hợp với chủ trương đón đầu, đi tắt trong phát
triển khoa học kỹ thuật của bước đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta.
Từ khóa: Khí hydrat, công nghệ hydrat, NGH, vận chuyển, mỏ khí xa bờ, tinh thể khí hydrat.
Abstract: Now, Natural Gas Hydrat (NGH) is one from energy products from study priority to
complete into fossil energy source. My study proposes a new application on procedure of gas hydrate
formation. The technology applied for alone marginal gas fields or deep water gas field, when
conditions for gas pipe line construction is unfeasible, to help recover the gas energy most effectively.
In addition, from the characteristics and the gas hydrate formation condition the Gas Hydrate (GH)
has been viewed as difficult challenge for the transport of oil and gas pipelines, processing to become
useful technology capable of recovery, transport, storage and processing of natural gas and gas in the
future, safe, economical and effective. The technology builds the advantage of technology in the
developed country comfort the policy. The access to the research also achievements for Gas Hydrate
Technology (GHT) in the developed countries conform the policy of catching going to meet the the
scientific and technical development for complement industrialization and modernization of our
country.
Key words: Gas hydrate, transport gas, technology gas, processing gas, marginal gas.
1. Giới thiệu
Trên thế giới, phát hiện và nghiên cứu
GH đã có từ năm 1778 bởi Joseph Priestley.
Lịch sử nghiên cứu GH cũng như mọi chất
hóa học khác, ở giai đoạn bắt đầu được xem
như “bí hiểm khoa học”. Năm 1934, giai
đoạn phát triển vận chuyển khí dầu bằng
tuyến ống và những thảm họa do GH gây ra,
trở thành nguyên nhân chính làm công nghệ
này bị đình trệ cho đến thời gian gần đây.
Giữa thập niên 60 của thế kỉ thứ 20, đã khám
phá ra sự tồn tại của NGH ở đáy đại dương
và các vùng có băng tuyết quanh năm như
Alaska và một vài hành tinh trong dải Thiên
hà. Nghiên cứu công nghệ hidrat (GHT), có
cách đây gần 30 năm và năm 1990, xuất phát
từ nhu cầu ngành khai thác, thu gom, vận
chuyển, tàng trữ khí cho những đối tượng mỏ
trữ lượng không thương mại, khí vùng xa,
khí biên,. vào năm 2007, Việt Nam ứng
dụng GHT nhưng chỉ dừng ở việc nghiên
cứu, tìm kiếm nguồn tài nguyên khoáng sản.
NGH biết đến là một trong những nguồn
năng lượng tương lai có thể bổ sung cho các
nguồn năng lượng hóa thạch khác như dầu
mỏ, than đá và một số nhiên liệu nguồn gốc
sinh học. Tuy nhiên, để trở thành nguồn năng
lượng phải hoàn thiện về công nghệ thăm dò,
khai thác, đảm bảo hiệu quả kinh tế và các
thách thức an toàn, môi trường. GH cũng
được biết đến là một nguy cơ khi vận chuyển
khí trong đường ống, cản trở sự di chuyển
của khí hay tệ hơn là phá hủy ống, gây nổ,
hỏa hoạn, Bài báo không đề cập quy mô
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 19 - 05/2016
45
phân bố, ưu, nhược điểm của NGH, tác
giả chỉ nghiên cứu các đặc tính, thành phần,
cấu tạo, điều kiện thành tạo của GH trong tự
nhiên, trong vận chuyển khí thiên nhiên bằng
tuyến ống và trong thiết bị nhân tạo. Từ đó,
đề xuất GHT ứng dụng hiệu quả với mỏ khí
thiên nhiên (hay khí khô, thành phần CH4
90%) trữ lượng nhỏ, phân bố hẻo lánh, xa xôi
hoặc vùng nước sâu, xa bờ, khi điều kiện
xây dựng đường ống không khả thi để vận
chuyển, thu hồi, tàng trữ, xử lý khí thiên
nhiên an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
2. Khái niệm và một vài đặc tính GH
GH là hợp chất rắn, hình thành từ
“khung” phân tử nước và “nhân” chất khí,
mối liên kết hydro – hydro và khí chiếm
khoảng trống của tinh thể trong điều kiện áp
suất cực lớn, nhiệt độ lạnh và độ sâu lớn
(hình 1).
Hình 1. Cấu tạo phân tử khí hydrat.
NGH có tỷ trọng 0,88 – 0,90g/cm, giống
như tuyết ướt, phần lớn có màu trắng, thỉnh
thoảng gặp màu đỏ, vàng, màu nâu ở đáy
biển Mexicô, màu xám hay xanh da trời ở
đáy Đại Tây Dương và cao nguyên Black -
Bahama. Như vậy, màu sắc NGH do ảnh
hưởng của tạp chất trong các thành hệ hay
màu của khí.
NGH là nhiên liệu sạch, không gây ô
nhiễm môi trường. Tuy nhiên, công nghệ
khai thác, thu gom nếu không hiệu quả sẽ
gây thảm họa lớn cho môi trường, ước tính
hàm lượng methane trong NGH có khả năng
gây hiệu ứng nhiệt gấp 10 lần CO2. Dự báo,
tài nguyên GH có trữ lượng lớn gấp 2 – 5 lần
tổng trữ lượng tài nguyên dầu, khí, than hiện
có trên thế giới.
Hình 2. Màu sắc và mẫu lõi NGH tại Siberi.
3. Điều kiện hình thành GH
Trong phòng thí nghiệm, GH được tạo
từ phân tử nước và khí. Các phân tử nước
liên kết với nhau bởi liên kết H - H ở điều
kiện nhiệt độ thấp, áp suất cao nhất định, tạo
thành cấu trúc tinh thể bao bọc xung quanh
phân tử khí.
Hình 3. Điều kiện hình thành GH.
Thực chất, GH là quá trình hoá lý
chuyển dần từ pha khí đến pha khí - lỏng và
kết thúc ở pha rắn dưới dạng tinh thể gồm
các phân tử khí methane và các ô mạng phân
tử nước. Những khung này không bền vững
khi rỗng, có thể đổ sập tạo thành cấu trúc tinh
thể băng thông thường và ổn định khi chứa
phân tử khí có kích thước thích hợp (O2, N2,
CO2, CH4, H2S, Ar,). Hàm lượng khí trong
GH phụ thuộc chủ yếu vào nhiều yếu tố áp
suất và nhiệt độ, 1m3GH phân giải có thể
sinh ra 150m3 khí tiêu chuẩn và 0,8m3 nước,
cho thấy tiềm tàng năng lượng của GH rất
lớn, gấp 2 - 5 lần năng lượng khí thiên nhiên.
Theo tài liệu nghiên cứu, GH hình thành
tự nhiên dưới hai dạng chính:
Trong các trầm tích hồ, đại dương, rìa
lục địa, sườn lục địa nước sâu, địa cực nơi
phát triển băng vĩnh cửu, khí và nước ở điều
kiện nhất định - nhiệt độ thấp, áp suất cao tạo
thành GH (hình 4).
Hình 4. Biểu đồ pha GH trong trầm tích đại dương.
Độ khoáng hóa của nước ảnh hưởng tới
quá trình hình thành của NGH, độ khoáng
hóa càng cao, nhiệt độ càng thấp, áp lực cao
trở thành điều kiện cần cho thành tạo NGH.
Giới hạn thành tạo NGH là yếu tố khí đạt
3m3/m3 (HC.nH2O), tối ưu T<+100C và
P>60at.
Ở thềm lục địa, quá trình tạo thành các
NGH xảy ra do hoạt động của các quá trình
46
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 19, May 2016
sinh hóa hay nhiệt xúc tác tạo khí, trong điều
kiện lượng Corg>0,5%, khi Corg≤0,22% GH
không thành tạo.
Ở vùng rìa đại dương và sườn lục địa,
nơi điều kiện thuận lợi thành tạo các NGH,
khi lắng nén trầm tích sẽ giải phóng lượng
lớn khí và chuyển vào đới NGH.
Theo thời gian, nhiệt độ, NGH thoát
nước và có làm tăng thể tích trong không
gian lỗ rỗng trầm tích, cho phép nhận diện
biệt bằng các phương pháp thăm dò địa chấn
và điện. Quan hệ giữa To, P và hàm lượng
metan để hình thành các NGH được thể hiện
trên hình 5.
Hình 5. Mô hình thành tạo GH trầm tích đại dương.
Quá trình chuyển từ pha khí đến pha khí
– lỏng xảy ra tối ưu ở điều kiện áp suất từ 50
- 60 at, nhiệt độ từ 4 - 10oC, gradient áp suất
biển khoảng 1atm/10m nước, građient địa
nhiệt khoảng 30o/1000m nước, độ sâu trên
500m nước. Khi nhiệt độ 0oC áp suất 26 at và
10oC, 76 at xuất hiện GH.
Khi GH chỉ có thành phần metan (CH4 ≈
90%) quá trình tích luỹ GH bắt đầu ở điều
kiện P 400 atm, T 250C, độ sâu 400m
nước, quá trình hoá rắn GH sẽ ở độ sâu và áp
suất cao hơn, nhiệt độ thấp hơn.
Khi hỗn hợp khí có thành phần ethan
(C2H6 ≈ 10% trở lên), quá trình chuyển pha ở
điều kiện áp suất thấp (≈ 10 at), nhiệt độ từ
10 - 15oC, độ sâu dưới 100m nước.
Như vây, sự hình thành GH trong trầm
tích ngoài các thông số áp suất, nhiệt độ, độ
sâu cột nước còn tính đến thành phần khí.
Khối lượng ngưng tụ phụ thuộc vào mật độ
hydrocacbon và nước tự do. Đây là hai ý
tưởng mấu chốt cho việc xây dựng GHT,
chứng thực qua sự kết tinh GH trong vận
hành tuyến ống vận chuyển khí thiên nhiên.
Trong ống vận chuyển khí, sản phẩm
khí được tách các thành phần nặng và nước
ra khỏi thiết bị tách trước khi vận chuyển.
Nhưng, trong quá trình vận chuyển, thành
phần nặng và hơi nước tự do sẽ hình thành do
áp suất giảm bởi sức cản thủy lực; nhiệt độ
giảm do hiệu ứng truyền nhiệt tạo GH, nút
GH, cản trở chất lưu vận chuyển (hình 6).
Công nghiệp dầu khí, công tác thu gom,
vận chuyển từ lâu rất quen thuộc với hiện
tượng lắng đọng GH trong ống và thiết bị
vận chuyển, bài toán này chỉ được giải bằng
rất nhiều công sức và tiền bạc, chiếm trên
30% tổng giá trị tuyến ống. cản trở chất lưu
khi vận chuyển trên hình 6.
Hình 6. Thành tạo GH trong tuyến ống vận chuyển.
Áp suất khí trong tuyến ống càng cao,
nhiệt độ càng thấp thì GH càng nhanh hình
thành và lắng đọng trên thành ống. Nghiên
cứu của Sukhop, cuối thế kỷ 20, cho biết
được thời gian (t1) và khoảng cách (l1) bắt
đầu xuất hiện GH, công thức Sukhop như
sau:
0
1 0
1 2 1 0
1
1 2 2 0
( )1
ln
a x
i
i
t t
t t
e
D P P t t aL
l
a D P P t t aL
Trong đó:
t: Nhiệt độ trung bình chất lưu trong ống
t0: Nhiệt độ môi trường
a: Hằng số; . .
.
e
p
D K
a
G c
De: Đường kính ngoài của ống
K: Hệ số truyền nhiệt của chất lưu
G: Tốc độ khối
Cp: Tỷ nhiệt dung
Di: Đường kính trong của ống
P1, P2: Áp suất đầu vào và ra của khí
L: Chiều dài tuyến ống.
Từ công thức cho biết, GH có thể tồn tại
trong điều kiện áp suất khí quyển với nhiệt
độ thấp hơn vài độ nước đóng băng. Áp suất
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 19 - 05/2016
47
thành tạo khoảng 60÷90bar, nhiệt độ
5oC÷10oC. Điều này mở ra khả năng ứng
dụng thực tế GHT.
4. Công nghệ và ứng dụng của hydrat
Sau khi tính toán công thức Sukhop trên
các tham số kỹ thuật của tuyến ống vận
chuyển cùng với nghiên cứu biểu đồ pha sự
hình thành GH, chúng ta biết được thời gian
và địa điểm bắt đầu hình thành GH. Qua đó,
xây dựng mô hình GHT (hình 7).
Hình 7. Mô hình công nghệ Hydrat khí, GHT.
Sản phẩm khí dầu thu hồi tại mỏ sẽ qua
bình tách lỏng khí, phần condensat được vận
chuyển thẳng ra tàu hoặc hầm chứa, phần khí
sẽ qua hệ thống làm lạnh bởi hơi nước để tạo
GH và thu hồi tại tàu hoặc hầm chứa GH.
GHT đơn giản, nhẹ nhàng có thể xây
dựng trên đất liền hay hệ thống phao nổi trên
biển nên được ưu tiên ứng dụng khai thác
những mỏ khí đồng hành hay không đồng
hành ở vùng hẻo lánh, xa xôi hay vùng nước
sâu xa bờ “khí vùng xa” (standed gas) hay
khai thác mỏ có sản lượng không đủ chi phí
cho xây dựng hệ đường ống dẫn khí “khí cận
biên” (marginal gas),Nói chung, chúng là
mỏ khí có trữ lượng không triển vọng.
Trước đây, khi chưa có công nghệ NGH,
“tiêu thụ khí” không đường ống thường được
giải quyết bằng đốt bỏ hoặc bơm trở lại lòng
đất như khí đồng hành mỏ Bạch Hổ ở giai
đoạn đầu khai thác dầu thô hoặc sử dụng quy
trình hoá lỏng khí (LNG - Liquid Natural
Gas) tại chỗ; từ nghiên cứu của Naklie và
Hickman (1997), sản phẩm khí được hóa
lỏng ở nhiệt độ - 162oC tại nhà máy LNG,
xây dựng nổi gần cơ sở khai thác. Kỹ thuật
này đảm bảo và an toàn môi trường. Tuy
nhiên, theo Hickman việc xây dựng nhà máy
cùng với hệ thống nổi an toàn áp dụng cho
khí vùng xa và khí biên là không khả thi về
kinh tế. Công nghệ này, sẽ được nghiên cứu
trong các công trình khoa học tiếp theo của
tác giả.
GHT được nghiên cứu, ứng dụng chủ
yếu ở Na Uy từ năm 1990, kết quả được
nhóm Gudmundson công bố trong các năm
1994, 1995, 1996, 1997 với 3 phát minh là:
Method and Equipment for production of
gas hydrates-Norwegian Patent 172080
(1990)
Method for Transport and Storage of oil
and gas-Norwegian Patent Application
952241 (1995);
Method for Production of gas hydrate for
Transportation and Storage. US patent
5,536,893 (1996).
Ưu điểm của công nghệ NGH, ứng
dụng hữu ích trong thu hồi, vận chuyển khí,
tàng trữ và xử lý khí cụ thể.
4.1. Ứng dụng trong thu gom
Khí thiên nhiên (Metane chiếm gần
90%), khí đồng hành (Metane chiếm gần
65%) được tách ra và chuyển hoá thành GH
vận chuyển trong các bình chứa con thoi.
Còn có phương thức thu gom khí thông qua
chuyển hoá thành GH đóng băng rồi trộn vào
dầu thô làm lạnh, vận chuyển dưới dạng vữa
(slurry) trong bồn chứa.
4.2. Ứng dụng trong vận chuyển
Khi nguồn khí ở xa nơi tiêu thụ sẽ được
chuyển hoá thành GH khô và vận chuyển
dưới áp suất khí quyển trong các tàu vận tải
lớn.
4.3. Ứng dụng trong tàng trữ
Sản phẩm khí thu hồi từ mỏ được chuyển
hoá thành GH và tàng trữ dưới áp suất khí
quyển. Hệ thống kho chứa đặt trên đất liền
hay nổi ngoài biển.
4.4. Ứng dụng trong xử lý
Nếu sản phẩm khí thu hồi chứa nhiều N2,
CO2, H2S, thì GHT có thể xử lý “sạch”
bằng cách tách từng khí này khỏi nguồn khí
ban đầu dưới dạng GH. CO2 Hydrat, N2
hydrat, được chở bằng bồn chứa con thoi
và đổ xuống biển sâu. Các hợp chất GH này
nặng hơn nước biển nên bị chìm xuống đáy.
Ở độ sâu trên 250 m, chúng tồn tại ổn định,
thỏa mãn các yêu cầu về an toàn, môi trường
Phản ứng thuận, thể hiện bốn ưu điểm
trong công nghiệp khí, GH sau khi thu hồi sẽ
đưa đến nhà máy sản suất điện sơ cấp. Khi
phản ứng này đảo ngược, cho phép tạo dựng
Sản xuất GH
48
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 19, May 2016
bài toán kiểm soát chuyển đổi NGH giúp thu
hồi từng phần riêng biệt sản phẩm khí và
nước cấu thành nó, ứng dụng cho quy trình
thu hồi khí, thiết kế hệ thống sưởi, xả áp,
tiêm chất ức chế, thay thế phân tử,
NGH, nguồn tài nguyên độc đáo, không
những có giá trị gia tăng trữ lượng tài nguyên
năng lượng quốc gia mà bản thân còn là
nguồn cảm hứng vô tận khi tạo ra các công
nghệ, từ phản ứng thuận, nghịch hiệu quả.
Hình 8. Biểu đồ so sánh hiệu quả kinh tế giữa vận
chuyển NGH và LNG.
Nhược điểm của công nghệ, GHT đòi
hỏi nhiệt độ rất thấp, độ lạnh rất lớn, áp suất
cao. Chúng ta mới chỉ ứng dụng tạo GH với
các chất khí CH4, C02, Còn những chất lớn
hơn như etan, propan, chỉ làm trong phòng
thí nghiệm, thực tế công nghệ GHT vẫn chưa
đạt, tạo rào cản GHT phát triển ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu tối ưu hoá thiết kế, giảm chi
phí vốn đầu tư và chi phí vận hành cần được
tiếp tục nghiên cứu.
5. Kết luận và kiến nghị
GHT được hình thành và phát triển bắt
nguồn từ nhu cầu thu gom, vận chuyển, tàng
trữ và xử lý khí cho những đối tượng mỏ có
trữ lượng không thương mại, khí vùng xa,
khí biên. Phương thức mới này khác xa (có
thể vượt trội) với phương thức bằng đường
ống truyền thống xét trên phương diện kỹ
thuật và hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, công
nghệ vận hành rất đơn giản, nhẹ nhàng. Tuy
nhiên, việc tách, chiết suất khí, xây dựng hệ
thống lạnh đồng bộ còn nhiều thách thức, hạn
chế sự phát triển của công nghệ GHT.
Hiện nay, Việt Nam ứng dụng NGT mới
chỉ trong sản xuất máy điều hoà nhiệt độ,
do công nghệ thân thiện môi trường cũng
như chi phí đầu tư thấp, dễ sử dụng. Việc tiếp
cận các thành tựu nghiên cứu GHT của các
nước phát triển không phải là chuyện viễn
vông mà hoàn toàn phù hợp với chủ trương
đi tắt, đón đầu của phát triển khoa học kỹ
thuật ở nước ta trong tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam, VSP với “Chương trình
nghiên cứu, điều tra cơ bản tiềm năng NGH
ở biển và thềm lục địa Việt Nam” được Thủ
tướng Chính phủ ban hành theo quyết định số
1270/QĐ–TTg ngày 24 tháng 9 năm 2007
trên cơ sở kiến nghị của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, bổ sung vào nhiệm vụ “Đề án
tổng thể điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên
môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn
2020”. Lộ trình đề án, cụ thể
2007 - 2015 tập trung nghiên cứu khái
niệm, tính chất, quá trình hình thành, đặc
điểm phân bố GH trên thế giới và Việt
Nam; các công nghệ điều tra, thăm dò,
khai thác, vận chuyển và sử dụng gas
hydrate; khảo sát khoanh định các khu vực
có triển vọng về GH; xây dựng hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn,
quy chuẩn phục vụ công tác điều tra, đánh
giá và thăm dò gas hydrate tại Việt Nam.
2015 - 2020 đánh giá, thăm dò NGH trên
vùng triển vọng tại biển và thềm lục địa.
Không có gì lạ khi các nghiên cứu, khảo
sát, thăm dò dài hơi mươi, mười lăm năm
như thế vì hiện nay các nước có nền khoa
học tiên tiến thực sự chưa chinh phục được
nguồn năng lượng này. Các nghiên cứu sau,
tác giả sẽ đi sâu vào phân tích hiệu quả áp
dụng tại mỏ khí Việt Nam, ứng dụng GH
trong sản xuất điện, điều hòa nhiệt độ,
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi trường
Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia
Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ đề
tài mã số T-ĐCDK-2014-40
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Hồng Đức, Jean.Michel Henrri, Cái nhìn toàn
cảnh về công nghệ Hydrat trên thế giới – Khả năng
ứng dụng và phát triển ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học
số 15 + 16, ĐH Đà Nẵng, 2006
[2] Michael D. Max, Arthur H. Johnson, Natural Gas
Hydrate – Arctic Ocean Deepwater Resource
Potential, Kluwer Academic Publishers, 2013.
[3] Sloan E. Dendy, Clathrates hydrates of natural gases,
Marcel Dekker Inc., New York, 1998.
[4] Trần Thị Mai Hương, Ổn định nhiệt trong đường ống
dẫn dầu khí, Hội nghị KH&CN 9, ĐH Bách Khoa
TP.HCM, 11/10/2005, Tr 236– 241.
Ngày nhận bài: 18/03/2016
Ngày hoàn thành sửa bài: 25/03/2016
Ngày chấp nhận đăng: 30/03/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 80_1_225_1_10_20170717_13_2202512.pdf