Tài liệu Ứng dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian trong hoạt động dự trù mua sắm thuốc: Nghiên cứu tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 367
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THEO THỜI GIAN
TRONG HOẠT ĐỘNG DỰ TRÙ MUA SẮM THUỐC:
NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TỈNH BẾN TRE
Đặng Kim Loan*, Cù Thanh Tuyền**, Hoàng Việt*, Trần Văn Ân*, Phan Thị Mộng Hương*,
Trần Thị Ngọc Vân***, Hoàng Thy Nhạc Vũ**
TÓM TẮT
Mở đầu: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Khoa Dược tại các bệnh viện là phải đảm
bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh viện. Để thực
hiện tốt nhiệm vụ này, những đánh giá về tình hình mua sắm và sử dụng thuốc tại bệnh viện là rất
cần thiết.
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm ứng dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời
gian để phân tích hoạt động dự trù mua sắm thuốc tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre
(NĐCBT).
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thống kê mô tả kết hợp với mô hình hoá,
dựa trên dữ liệu sử dụng thu...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian trong hoạt động dự trù mua sắm thuốc: Nghiên cứu tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 367
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THEO THỜI GIAN
TRONG HOẠT ĐỘNG DỰ TRÙ MUA SẮM THUỐC:
NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TỈNH BẾN TRE
Đặng Kim Loan*, Cù Thanh Tuyền**, Hoàng Việt*, Trần Văn Ân*, Phan Thị Mộng Hương*,
Trần Thị Ngọc Vân***, Hoàng Thy Nhạc Vũ**
TÓM TẮT
Mở đầu: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Khoa Dược tại các bệnh viện là phải đảm
bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh viện. Để thực
hiện tốt nhiệm vụ này, những đánh giá về tình hình mua sắm và sử dụng thuốc tại bệnh viện là rất
cần thiết.
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm ứng dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời
gian để phân tích hoạt động dự trù mua sắm thuốc tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre
(NĐCBT).
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thống kê mô tả kết hợp với mô hình hoá,
dựa trên dữ liệu sử dụng thuốc thực tế của bệnh viện trong một giai đoạn nhất định. Thông qua cơ
số và chi phí sử dụng thuốc năm 2017, nghiên cứu chọn ra các hoạt chất thông dụng để phân tích.
Hoạt động dự trù mua sắm thuốc được phân tích theo hai bước, trước hết là so sánh dữ liệu sử
dụng với dữ liệu mua sắm, sau đó sẽ xây dựng mô hình dự báo lượng thuốc sử dụng trong giai
đoạn 2018–2019 thông qua phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian.
Kết quả: Liên quan đến xu hướng sử dụng theo chu kỳ một năm của 12 hoạt chất trong mẫu
nghiên cứu, kết quả cho thấy đa số giảm lượng sử dụng vào tháng 2 và tăng lượng sử dụng vào
tháng 11. Từ mô hình dự báo được xây dựng cho 12 hoạt chất, nghiên cứu ghi nhận có 5 trường hợp
dự báo tăng số lượng sử dụng và 2 trường hợp dự báo giảm số lượng sử dụng trong giai đoạn
2018–2019. Kết quả so sánh dữ liệu sử dụng thực tế so với dữ liệu mua sắm cho thấy lượng thuốc
mua dư từ 45% đến 215% lượng sử dụng. Trong khi đó, nếu mua sắm theo dữ liệu dự báo từ mô
hình Holt–Winters, lượng thuốc mua dư sẽ dao động từ 0,5% đến 60%.
Kết luận: Qua ứng dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian vào dữ liệu sử dụng
thuốc của 12 hoạt chất thông dụng tại Bệnh viện NĐCBT, nghiên cứu đã cung cấp các thông tin về
tình hình mua sắm, xu hướng sử dụng thuốc và xác định được chu kỳ tăng giảm sử dụng thuốc
hàng năm cũng như dự báo được lượng thuốc sẽ sử dụng của các hoạt chất. Đây là cơ sở khoa học
cho công tác đánh giá nhu cầu sử dụng thuốc tại Bệnh viện, tạo cơ sở cho hoạt động dự trù mua sắm
thuốc được phù hợp nhất với thực tế, đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời và đầy đủ cho hoạt động
khám chữa bệnh tại Bệnh viện.
Từ khoá: Sử dụng thuốc, danh mục thuốc, phân tích dữ liệu theo thời gian, Bệnh viện Nguyễn
Đình Chiểu tỉnh Bến Tre.
*Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre
**Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
***Khoa Dược - Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Hoàng Thy Nhạc Vũ ĐT: 0913.110.200 Email: hoangthynhacvu@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 368
ABSTRACT
APPLYING TIME SERIES ANALYSIS METHOD IN THE PURCHASE OF DRUGS:
A STUDY AT THE NGUYEN DINH CHIEU HOSPITAL IN BEN TRE
Dang Kim Loan, Cu Thanh Tuyen, Hoang Viet, Tran Van An, Phan Thi Mong Huong,
Tran Thi Ngoc Van, Hoang Thy Nhac Vu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 367 – 374
Background: One of the crucial missions of pharmacy departments in hospitals is to accurately ensure
the drug supply to meet treatment needs. To fulfill this mission, it is necessary to investigate systems of
drugs purchase and drugs utilization at hospitals.
Objectives: The study aimed to apply the Time Series Analysis method to planning drug purchases at
Nguyen Dinh Chieu Hospital in Ben Tre Province (NDCBT).
Methods: The descriptive and modeling study was conducted on the data of drugs utilization at
NDCBT from 2011–2017. The study subjects were active ingredients which were used in high quantities
and which accounted for the high spending on drugs in 2017. There were two steps to investigate purchase
plans of drugs as follows: comparing the data of drugs actually used with the data of drugs purchased;
formulating models to predict the quantities of drugs needed for the period 2018–2019 by the Time Series
Analysis method.
Results: Regarding the annual cycle of the utilization of 12 drugs included in the study sample,
February was the period when drugs utilization tended to decrease, while during November, drugs
utilization tended to increase. 12 predictive models of 12 drugs showed that there were 5 drugs whose
utilization was predicted to increase and 2 drugs whose utilization was predicted to decrease during the
period 2018-2019. The quantities of drugs purchased were from 45% to 215% higher than the actual
utilization of drugs from 01/2018 to 06/2018. According to the results from Holt–Winters models, the
quantities of drugs presumed to had been purchased during the 01/2017–06/2018 period were from 0.5% to
60% higher than the actual quantities of drugs used.
Conclusion: Application of Time Series Analysis to the data of drugs utilization at NDCBT discovered
information about the drugs purchase system, drugs utilization trends, annual cycles of increase and
decrease in drugs utilization and predictions of drugs utilization from 2018 to 2019. This is a scientific
basis for assessing the needs of drugs in hospitals, planning to purchase drugs rationally, and ensuring the
full and prompt supply of drugs at hospitals.
Key words: drugs utilization, drugs list, Time Series Analysis, Nguyen Dinh Chieu Hospital in Ben
Tre Province.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, hoạt động cung ứng thuốc của
khoa Dược có nhiều thay đổi do có sự chuyển
đổi cơ cấu bệnh tật giữa các bệnh viện sau khi
Bảo hiểm y tế thực hiện thông tuyến khám
chữa bệnh, do sự điều chỉnh chính sách về
quản lý sử dụng thuốc tại cơ sở y tế của nhà
nước, và do quy định cơ chế tự chủ tài chính ở
các đơn vị sự nghiệp công lập(7 ,8) .
Trước tình hình này, khoa Dược bệnh viện cần
phải cân nhắc trong dự trù mua sắm thuốc để
đảm bảo cân đối giữa nguồn ngân sách bệnh
viện, đồng thời vẫn đảm bảo cung ứng thuốc
đầy đủ, kịp thời, có chất lượng và đáp ứng
được nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh viện.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, những đánh
giá về tình hình mua sắm và sử dụng thuốc tại
bệnh viện là rất cần thiết.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 369
Phương pháp phân tích dữ liệu theo thời
gian cho biết các yếu tố về mùa vụ, xu hướng
hay sự thay đổi ngẫu nhiên của dữ liệu cần
phân tích và cho phép dự báo các giá trị trong
tương lai gần. Phương pháp này đã được ứng
dụng trong nhiều lĩnh vực y tế để đánh giá tác
động của một can thiệp hay chính sách đối với
dữ liệu theo thời gian, bao gồm các nghiên
cứu về bệnh/ tình trạng bệnh, về các tình
huống thăm khám tại cơ sở y tế, về chi phí
chăm sóc sức khoẻ hay về đặc điểm xu hướng
sử dụng thuốc tại bệnh viện(4 ,6 ).
Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến
Tre (NĐCBT) là bệnh viện đa khoa có quy mô
lớn nhất trên địa bàn tỉnh với 1100 giường
bệnh. Trong những năm gần đây, tại Bệnh
viện NĐCBT còn tồn tại nhiều vấn đề trong
hoạt động quản lý và sử dụng thuốc. Nghiên
cứu được thực hiện nhằm ứng dụng phương
pháp phân tích dữ liệu theo thời gian để phân
tích hoạt động dự trù mua sắm thuốc tại Bệnh
viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre, từ đó
có căn cứ để điều chỉnh hoạt động dự trù mua
sắm thuốc sao cho phù hợp với nhu cầu khám
chữa bệnh của người dân địa phương và ngân
sách thuốc của Bệnh viện.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với mô
hình hoá, dựa trên dữ liệu sử dụng thuốc tại
Bệnh viện NĐCBT giai đoạn 2011–2017 của các
hoạt chất thông dụng.
Mẫu nghiên cứu
Từ dữ liệu sử dụng thuốc trong năm 2017,
các thuốc được tổng hợp theo hoạt chất, sau
đó tính toán và sắp xếp các hoạt chất theo thứ
tự giảm dần về cơ số và chi phí sử dụng. Dựa
theo nguyên tắc phân loại ABC, các hoạt chất
sẽ được phân loại thành 3 nhóm theo tỉ lệ
phần trăm tích luỹ của cơ số và 3 nhóm theo tỉ
lệ phần trăm tích luỹ của chi phí(1). Các hoạt
chất được phân loại vào nhóm A theo cơ số và
nhóm A theo chi phí (chiếm 70% cơ số và 70%
chi phí sử dụng thuốc của toàn Bệnh viện năm
2017) được xem là hoạt chất thông dụng.
Trong tổng số 468 hoạt chất được sử dụng
trong năm 2017, có 12 hoạt chất, là thành phần
của 417 thuốc, được xem là sử dụng nhiều
trong năm 2017, đạt tiêu chí nghiên cứu và
được đưa vào phân tích.
Tổng hợp dữ liệu và xử lý thống kê
Hoạt động dự trù mua sắm thuốc được
phân tích thông qua việc đánh giá tình hình
mua sắm và sử dụng thuốc trong năm 2017,
xác định chu kỳ tăng giảm sử dụng thuốc
hàng năm, và dự báo nhu cầu sử dụng thuốc
cho giai đoạn 2018–2019 đối với các hoạt chất
thông dụng. Để đánh giá tình hình mua sắm
và sử dụng thuốc năm 2017, nghiên cứu tính
cơ số sử dụng thuốc trung bình hàng năm
trong giai đoạn 2011–2017. Hoạt chất được
xem là mua sắm chưa hợp lý khi có giá trị mua
sắm năm 2017 nằm ngoài khoảng chênh lệch
cho phép so với giá trị trung bình của giai
đoạn 2011–2017. Để Bệnh viện có thể điều
chỉnh cơ số mua sắm các hoạt chất thông dụng
cho giai đoạn 2018–2019, nghiên cứu ứng
dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời
gian để xây dựng mô hình Holt–Winters(9)
nhằm dự báo xu hướng và lượng thuốc sử
dụng trong giai đoạn 2018–2019. Các dữ liệu
dự báo từ mô hình sẽ được so sánh với dữ liệu
thực tế để đánh giá độ tin cậy khi ứng dụng
mô hình Holt–Winters trong hoạt động mua
sắm thuốc. Dữ liệu được mô tả theo tần số, tỉ
lệ phần trăm và giá trị trung bình về cơ số/chi
phí mua sắm và sử dụng của các hoạt chất, với
phần mềm thống kê R (phiên bản 3.0.2).
KẾT QUẢ
Tình hình mua sắm sử dụng của thuốc năm 2017
Trong 12 hoạt chất được dùng nhiều trong
năm 2017, hoạt chất chiếm tỉ lệ về chi phí cao
nhất là ciprofloxacin (chiếm 4,6% chi phí thuốc
toàn Bệnh viện năm 2017) và hoạt chất được
mua với số lượng nhiều nhất là nitroglycerin
(chiếm 5,2% cơ số thuốc được mua cho Bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 370
viện năm 2017). Có 6 hoạt chất thuộc nhóm
thuốc tim mạch và 4 hoạt chất thuộc nhóm trị
ký sinh trùng – chống nhiễm khuẩn.
Paracetamol là hoạt chất có trong nhiều thuốc
nhất, với 90 thuốc đơn chất và 30 thuốc dạng
phối hợp. So sánh dữ liệu mua sắm và dữ liệu
sử dụng thuốc năm 2017 cho 12 hoạt chất
thông dụng, có 9 hoạt chất được mua sắm với
số lượng chưa hợp lý (Bảng 1).
Dự báo tình hình sử dụng thuốc trong giai
đoạn 2018–2019
Từ mô hình dự báo được xây dựng cho
12 hoạt chất, nghiên cứu ghi nhận có 5
trường hợp dự báo tăng số lượng sử dụng
và 2 trường hợp dự báo giảm số lượng sử
dụng trong giai đoạn 2018–2019 (Hình 1).
Liên quan đến xu hướng sử dụng trong chu
kỳ một năm, kết quả cho thấy đa số các hoạt
chất này giảm sử dụng vào tháng 2 và tăng
sử dụng vào tháng 11 (Hình 2). Trong 6
tháng đầu năm 2018, kết quả so sánh dữ liệu
sử dụng thực tế so với dữ liệu mua sắm cho
thấy lượng thuốc mua dư từ 45% đến 215%
lượng sử dụng. Trong khi đó, theo nếu mua
sắm theo dữ liệu dự báo từ mô hình Holt–
Winters, lượng thuốc mua dư sẽ thay đổi từ
0,5% đến 60% (Bảng 1).
Bảng 1: Mô tả tình hình mua sắm và sử dụng của 12 hoạt chất sử dụng nhiều tại Bệnh viện Nguyễn Đình
Chiểu tỉnh Bến Tre.
S
T
T
Hoạt chất
Nhóm
điều trị
Số
lượng
thuốc
(*)
Cơ số
thuốc
sử dụng
trung
bình
hàng
năm
giai đoạn
2011–
2017
(Nghìn)
Khoảng
giá trị
mua sắm
cho
phép
hàng
năm
(Nghìn)
Giai đoạn 01–12/2017 Giai đoạn 01–06/2018
Tỉ lệ
chi
phí
(%)
Cơ số
sử
dụng
thực tế
(Nghìn)
Cơ số
mua sắm
của
Bệnh
viện
(Nghìn)
Đánh giá
việc mua
sắm năm
2017
Cơ số thuốc sử dụng
(Nghìn)
% chênh lệch so
với sử dụng
thực tế
So với
cơ số
mua
sắm của
Bệnh
viện
So với
dữ liệu
dự báo
từ
mô
hình
Dữ
liệu
thực
tế
Lượng
Bệnh
viện
mua
sắm
Dữ liệu
từ
mô
hình
dự báo
1 Irbesartan
Thuốc tim
mạch
24 697 396–997 3,9 1356 750 hợp lý 236 604 272 156,1 15,1
2 Clopidogrel 20 432 188–671 1,9 808 400 hợp lý 536 870 579 62,3 8,0
3 Piracetam 21 459 381–537 0,5 341 514 hợp lý 226 464 227 105,6 0,5
5
Trimetazidi
n
18 2162
1307–
3017
0,6 1623 740 chưa hợp lý 692 1010 948 45,9 37,0
4
Nitroglyceri
n
23 1585
1294–
1877
1,8 1699 2794 chưa hợp lý 727 1190 1128 63,7 55,2
6 Nifedipin 27 173 99–248 0,6 312 350 chưa hợp lý 166 338 250 103,7 50,9
7
Amoxicilin
+
Clavulanic
Thuốc trị
ký sinh
trùng -
chống
nhiễm
khuẩn
57 320 252–387 1,3 404 547 chưa hợp lý 169 532 270 214,9 60,0
8 Cefuroxim 47 237 196–279 1,0 290 605 chưa hợp lý 161 406 210 152,5 30,8
10
Ciprofloxaci
n
44 186 124–247 4,6 232 420 chưa hợp lý 100 277 126 176,9 25,9
9 Tenofovir 17 140 75–205 1,9 234 220 chưa hợp lý 136 267 161 95,4 18,0
11
Paracetam
ol
Thuốc
giảm đau**
90 1395
1213–
1576
1,4 1672 2140 chưa hợp lý 852 1606 1039 88,5 22,0
12 Natri clorur
Dung dịch
điều chỉnh
nước -
điện giải
và dung
dịch tiêm
truyền
29 316 139–492 2,7 618 856 chưa hợp lý 293 491 397 67,4 35,1
* Số lượng thuốc có chứa hoạt chất tương ứng sử dụng tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2011–2017
** Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị bệnh Gút và các bệnh xương khớp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 371
Hình 1: Xu hướng sử dụng thuốc trong giai đoạn 2011–2019 của 12 hoạt chất được sử dụng nhiều tại
Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 372
Hình 2: Mô tả chu kỳ về lượng thuốc sử dụng từng tháng của 12 các hoạt chất thông dụng tại
Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2018-2019
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 373
BÀN LUẬN
Nghiên cứu đã cho thấy tính ứng dụng
của phương pháp phân tích dữ liệu theo
thời gian trong hoạt động dự trù mua sắm
thuốc tại Bệnh viện. Nghiên cứu sử dụng
mô hình Holt–Winters, một mô hình thông
dụng đã được ứng dụng trong phân tích xu
hướng sử dụng thuốc tại các nghiên cứu
trước đây(4 ,6 ). Thông qua kết quả
đánh giá tình hình mua sắm thuốc cho các
hoạt chất dùng nhiều, nghiên cứu ghi nhận
trong các trường hợp mua sắm chưa hợp lý,
đa phần Bệnh viện mua thuốc nhiều hơn số
lượng cần sử dụng. Việc mua dư thuốc tuy
vẫn đảm bảo yêu cầu cung ứng thuốc kịp
thời đầy đủ cho người bệnh, nhưng lại có
tác động tiêu cực đến ngân sách của Bệnh
viện. Phân tích tình hình sử dụng thuốc cho
thấy các hoạt chất sử dụng nhiều tại Bệnh
viện thuộc nhóm thuốc tim mạch và thuốc
trị ký sinh trùng - chống nhiễm khuẩn. Kết
quả này cho thấy việc mua sắm thuốc phù
hợp với mô hình bệnh tật tại Bệnh viện
trong giai đoạn 2011–2017, với các nhóm
bệnh phổ biến liên quan đến hệ tuần hoàn
và các bệnh viêm nhiễm cần điều trị bằng
kháng sinh(5). Thông qua phân tích xu
hướng sử dụng thuốc, có duy nhất một hoạt
chất là trimetadizin có xu hướng giảm sử
dụng. Việc chỉ định giới hạn trimetazidin
của các bác sĩ tại Bệnh viện liên quan đến
những khuyến cáo của Cơ quan quản lý
Dược phẩm Châu Âu và Cục quản lý Dược
Việt Nam do tác dụng phụ mà hoạt chất này
gây ra trong quá trình điều trị cho người
bệnh(2,3 ).
Xét đến tính chu kỳ về lượng thuốc sử
dụng hàng năm, kết quả cho thấy trong đa
số trường hợp, lượng thuốc giảm sử dụng
vào tháng 2 và tăng sử dụng vào tháng 11.
Kết quả này phù hợp với đặc điểm xã hội
Việt Nam, vì tháng 2 là giai đoạn tết
Nguyên Đán, lượng người đến khám chữa
bệnh giảm, và vào tháng 11 người dân có
thói quen khám và điều trị bệnh trước khi
bước sang năm mới. Kết quả về chu kỳ tăng
giảm sử dụng thuốc sẽ giúp Bệnh viện điều
chỉnh cơ số mua sắm và tồn kho phù hợp
theo từng tháng.
Sau khi so sánh dữ liệu sử dụng thuốc
do mô hình dự báo và dữ liệu Bệnh viện
mua sắm, kết quả ghi nhận mức độ chênh
lệch giữa giá trị dự báo từ mô hình thấp hơn
so với mức độ chênh lệch theo thực tế mua
sắm. Vì vậy nếu thực hiện điều chỉnh mua
sắm theo dữ liệu dự báo từ mô hình Holt–
Winters, Bệnh viện giảm được một tỉ lệ
đáng kể lượng thuốc mua nhiều hơn nhu
cầu sử dụng. Theo ước tính sơ khởi, việc
mua sắm thuốc theo dữ liệu của mô hình
Holt–Winters sẽ giúp Bệnh viện tiết kiệm
khoảng bốn tỷ đồng nếu chỉ tính riêng với
các hoạt chất thông dụng được đưa vào
trong nghiên cứu. Kết quả này cho thấy việc
ứng dụng phương pháp phân tích dữ liệu
theo thời gian thật sự có ý nghĩa trong việc
giúp Bệnh viện hạn chế việc mua sắm thuốc
với số lượng nhiều quá mức cần thiết, giúp
giảm cơ số tồn kho, đảm bảo sử dụng nguồn
ngân sách hợp lý và tiết kiệm nhất.
Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu được
thu thập từ phần mềm quản lý sử dụng
thuốc của Bệnh viện, vì vậy việc tổng hợp
dữ liệu khá thuận tiện, thông tin thu thập
khá đầy đủ, chính xác, đảm bảo độ tin cậy
của kết quả nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Đây là một trong những nghiên cứu thí
điểm ứng dụng phương pháp phân tích dữ
liệu theo thời gian cho dữ liệu sử dụng
thuốc tại các bệnh viện tại Việt Nam. Việc
ứng dụng phương pháp phân tích dữ liệu
theo thời gian trong hoạt động dự trù mua
sắm thuốc cho thấy đây là một giải pháp có
thể giúp bệnh viện xác định xu hướng và
chu kỳ tăng giảm sử dụng thuốc hàng năm,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 374
cung cấp các dữ liệu tương đối chính xác về
lượng thuốc sẽ sử dụng, giúp bệnh viện có
thể điều chỉnh cơ số mua sắm một cách hợp
lý nhất. Kết quả thu được từ nghiên cứu là
cơ sở cho việc tiếp tục thực hiện nghiên cứu
trên các nhóm thuốc khác tại bệnh viện,
hoặc thực hiện nghiên cứu trên phạm vi
rộng hơn, giúp cải thiện hoạt động dự trù
mua sắm thuốc, đảm bảo sử dụng hợp lý
nguồn ngân sách của bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2013). Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013
Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và
điều trị trong bệnh viện.
2. Cục Quản lý Dược (2012). Công văn số 17176/QLD-ĐK
ngày 07 tháng 11 năm 2012 về việc khuyến cáo giới hạn chỉ
định và thông tin cảnh báo ADR của thuốc chứa
trimetazidin.
3. European Medicines Agency (2012). Assessment Report for
trimetazidine containing medicinal products.
4. Hoàng Thy Nhạc Vũ (2017). Ứng dụng phương pháp phân
tích dãy số theo thời gian trong dự báo cơ cấu chi phí sử
dụng thuốc tại bệnh viện. Y học thành phố Hồ Chí Minh,
21(5): tr.83-89.
5. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Nguyễn Thanh Thuỷ, Đặng Kim
Loan, Võ Phạm Trọng Nhân (2018). Đặc điểm mô hình
bệnh tật tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2011– 2017. Chuyên đề Dược. Y học thành phố Hồ
Chí Minh, phụ bản 22 (1): tr..285-292.
6. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Trần Nhật Trường (2017). Phân tích
xu hướng sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Phú Nhuận
giai đoạn 2012–2018, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 21 (5):
tr.9-14.
7. Quốc Hội (2013). Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày
26/11/2013.
8. Quốc Hội (2016). Luật dược số 105/2016/QH13 ngày
06/4/2016.
9. Shumway RH and Stoffer DS (2006). Time series analysis
and its applications: with R examples. Springer Science &
Business Media.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_phuong_phap_phan_tich_du_lieu_theo_thoi_gian_trong.pdf