Tài liệu Ứng dụng phẫu thuật đường mổ nửa dưới xương ức điều trị tim bẩm sinh: Thông liên nhĩ, thông liên thất: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 113
ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT ĐƯỜNG MỔ NỬA DƯỚI XƯƠNG ỨC
ĐIỀU TRỊ TIM BẨM SINH: THÔNG LIÊN NHĨ, THÔNG LIÊN THẤT
Lê Thành Khánh Vân*, Trần Quyết Tiến**
TÓM TẮT
Giới thiệu: Hiện nay trên thế giới cũng như trong nước phẫu thuật tim trong đó tim bẩm sinh thông liên
nhĩ, thông liên thất với xâm lấn tối thiểu - mở ngực nửa dưới xương ức ngày càng phát triển. Phương pháp này
mang lại những ưu điểm như sau: rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí, giảm biến chứng sau mổ, nâng cao
tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật với đường mổ nữa dưới xương ức trong điều trị bệnh tim bẩm sinh:
thông liên nhĩ, thông liên thất. Bước đầu tạo tiền đề cho phẫu thuật không xâm lấn với sự hỗ trợ nội soi, mổ phối
hợp (Hybrid) với tim mạch can thiệp điều trị bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp hơn.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Phương ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng phẫu thuật đường mổ nửa dưới xương ức điều trị tim bẩm sinh: Thông liên nhĩ, thông liên thất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 113
ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT ĐƯỜNG MỔ NỬA DƯỚI XƯƠNG ỨC
ĐIỀU TRỊ TIM BẨM SINH: THÔNG LIÊN NHĨ, THÔNG LIÊN THẤT
Lê Thành Khánh Vân*, Trần Quyết Tiến**
TÓM TẮT
Giới thiệu: Hiện nay trên thế giới cũng như trong nước phẫu thuật tim trong đó tim bẩm sinh thông liên
nhĩ, thông liên thất với xâm lấn tối thiểu - mở ngực nửa dưới xương ức ngày càng phát triển. Phương pháp này
mang lại những ưu điểm như sau: rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí, giảm biến chứng sau mổ, nâng cao
tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật với đường mổ nữa dưới xương ức trong điều trị bệnh tim bẩm sinh:
thông liên nhĩ, thông liên thất. Bước đầu tạo tiền đề cho phẫu thuật không xâm lấn với sự hỗ trợ nội soi, mổ phối
hợp (Hybrid) với tim mạch can thiệp điều trị bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp hơn.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu thực nghiệm
lâm sàng.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tim bẩm
sinh thông liên nhĩ, thông liên thất, không thuộc trường hợp sau: phẫu thuật thông liên nhĩ, thông liên thất kèm
theo các bệnh lý khác trên tim: van động mạch chủ, bắc cầu mạch vành, u tim, phẫu thuật lại (redo), suy tim
nặng (chức năng thất trái giảm EF < 30%).
Thời gian nghiên cứu: 01/10/2013 - 01/10/2016.
Kết quả: Bệnh nhân 26 trường hợp(16 nữ, 10 nam;tuổi trung bình 34,8, lớn nhất: 62, nhỏ nhất: 17) đã được
phẫu thuật thành công tại BV Chợ Rẫy. Không chảy máu sau mổ, Không nhiễm trùng vết mổ, không tử vong, vết
mổ đẹp. Theo thống kê: thời gian chạy máy trung bình 72 phút, thời gian kẹp động mạch chủ 40 phút, tương
đương như mổ thường qui và nhiều tác giả khác. Thời gian nằm viện có ngắn hơn (9,7 ngày),rất tương đồng
với nhiều tác giả khác.
Kết luận: Đây là kỹ thuật mới, an toàn, được áp dụng rộng rãi vì mang lại lợi ích rất nhiều và sự hài lòng
cao cho bệnh nhân.
Từ khóa: Thông liên thất, thông liên nhĩ, mở ngực nửa dưới xương ức.
ABSTRACT
APPLICATIONS PARTIAL INFERIOR STERNOTOMY TO TREAT CONGENITAL HEART DISEASE:
ATRIAL SEPTAL DEFECT, VENTRICULAR SEPTAL DEFECT.
Le Thanh Khanh Van, Tran Quyet Tien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 113 - 119
Today, The partial inferior sternotomy approach to congenital heart operations: ASD, VSD is less invasive
than full sternotomy, this procedure bring to much benefit as: less loss blood, less infectious status and
cosmetically incision, with reduced postoperative pain and discomfort for the patients. This approach ensures a
safe procedure with excellent exposure without additional incisions.
Objective: Aim of the study was to evaluate the safety and efficiency of the partial inferior sternotomy
*Khoa Hồi sức - Phẫu thuật tim trẻ em bệnh viện Chợ Rẫy
** Trung tâm Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS.CKII. Lê Thành Khánh Vân ĐT: 0913168667 Email: khanhvanleth@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 114
approach to repair various congenital heart defects ASD, VSD. We are preparing for the future to do hybrid for
cardiac surgery and more complex congenital heart defects.
Methods: Experimental prospective. Material: All ASD and VSD patients without Valves diseases, Redo,
coronary artery diseases, severe heart failure (EF<30%). Period: 01/10/2013 - 01/10/2016.
Result: We start researching With the 26 cases: (16 female, 10 male; mean age 34.8, max 62, min 17) was
done successfully in Cho ray Hospital. No bleeding, no infectious incision, 1 mental complication, no death and
nice incision. From The first calculation: CPB time 72 minutes, aortic clamp time 40 minutes is the same routine
procedure; however, the hospital stay time is shorter (9.7 days), similar to many other researchers.
Conclusion: This is a new, safe procedure, is applied in many centers, because bring to much benefit,
happiness for the patients.
Keywords: ASD, VSD, partial inferior sternotomy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý tim mạch là một trong những bệnh
lý thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu. Tại Việt Nam, tần suất bệnh lý tim
mạch ngày càng tăng, trong đó bệnh tim bẩm
sinh chiếm tỉ lệ cao gần 1%. Hiện nay đa số các
trường hợp mổ tim đòi hỏi phải chẻ dọc toàn bộ
xương ức. Điều này ít nhiều ảnh hưởng xấu về
mặt thẩm mỹ, gây đau, hạn chế vận động, nhiễm
trùng vết mổ, thời gian điều trị lâu. Xu hướng
hiện nay trên thế giới cũng như trong nước phẫu
thuật tim trong đó tim bẩm sinh thông liên nhĩ,
thông liên thất với xâm lấn tối thiểu - mở ngực
nửa dưới xương ức ngày càng phát triển.
Phương pháp này mang lại những ưu điểm như
sau: rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí,
giảm biến chứng sau mổ, nâng cao tính thẩm mỹ
và chất lượng cuộc sống.
Đa số các trường hợp phẫu thuật tim đòi
hỏi phải chẻ dọc toàn bộ xương ức, đường mổ
dài khoảng 20cm. Điều này ít nhiều ảnh
hưởng xấu về mặt thẩm mỹ, gây đau, hạn chế
vận động và làm gia tăng tình trạng nhiễm
trùng sau mổ. Vì vậy, hiện nay nhiều nước
trên thế giới phát triển kỹ thuật mổ tim qua
các đường mổ nhỏ hay có sự hỗ trợ của phẫu
thuật nội soi lồng ngực, phẫu thuật phối hợp
(Hybrid), phẫu thuật bằng Robot Da Vinci
đã mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt.
Tại nước ta, hiện chưa nhiều trung tâm tim
mạch chú trọng phát triển phẫu thuật mang
tính thẩm mỹ trong phẫu thuật tim mạch. Trong
phẫu thuật điều trị bệnh tim bẩm sinh thông liên
nhĩ, thông liên thất,... có thể được tiếp cận an
toàn và rõ ràng qua đường mở nữa dưới xương
ức. Nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ứng
dụng phẫu thuật qua đường mổ nửa dưới xương
ức điều trị tim bẩm sinh: thông liên nhĩ, thông
liên thất.
Mục tiêu
Đánh giá kết quả phẫu thuật với đường mổ
nửa dưới xương ức trong điều trị bệnh tim bẩm
sinh: thông liên nhĩ, thông liên thất.
Bước đầu tạo tiền đề cho phẫu thuật ít xâm
lấn với sự hỗ trợ nội soi, mổ phối hợp (Hybrid)
với tim mạch can thiệp điều trị bệnh lý bẩm sinh
phức tạp hơn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiền cứu thực nghiệm lâm sàng.
Kỹ thuật
Bệnh nhân nằm ngửa, gây mê nội khí quản,
đặt các đường theo dõi huyết động, tĩnh mạch
trung tâm.
Xác định vị trí rạch da vùng ½ dưới xương
ức từ mũi kiếm đến khoảng liên sườn III-IV.
Dùng thước đo kích thước đường rạch da 6 -
8cm.
Dùng cưa chẻ dọc xương ức từ mũi kiếm
đến khoảng liên sườn III-IV, sau đó cưa ngang
xương ức kiểu chữ J hoặc chữ T. Dùng dụng
cụ banh xương ức, bộc lộ gốc động mạch chủ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 115
ngực, động mạch chủ lên. Treo màng tim bằng
soie 2.0.
Hình 1: Vị trí mở ngực ½ trên xương ức (Nguồn:
Internet).
Chúng tôi thường chọn đường cắt xương ức
hình chữ T hơn vì tránh được biến chứng gãy
xương ức khi banh và phẫu trường được tiếp
cận tối ưu hơn.
Thiết lập máy tim phổi nhân tạo: canule
động mạch chủ, tĩnh mạch chủ trên và dưới, hút
tim trái (left-venting) qua tĩnh mạch phổi trên,
hay qua vách liên nhĩ. Chạy máy tim phổi nhân
tạo, ngưng tim bằng dùng dịch liệt tim pha máu
lạnh, thân nhiệt khoãng 32 - 34oC. Mở nhĩ phải;
dùng khí CO2 (3l/p) quanh phẫu trường nhằm
đuổi khí trong tim dễ dàng.
Xử lý tổn thương: vá thông liên nhĩ và thông
liên thất bằng màng tim tự thân (ngâm
glutaraldehyde) hay miếng vá nhân tạo.
Làm ấm bệnh nhân.
Khâu đóng tim, cho tim đập lại.
Đuổi khí kỹ.
Hình 2: Đo ½ dưới xương ức.
Hình 3: Thiết lập CPB.
Cầm máu, đóng ngực.
Cầm máu các đường khâu tim. Đặt điện cực
tạm thời (pacing-wire) và dẫn lưu trung thất,
màng tim.
Đóng xương ức 3 mũi chỉ thép rời và 1 mũi
chỉ thép chử X tại vị trí cắt ngang xương ức theo
hình dạng xương ức.
Đóng da theo lớp.
Chuyển bệnh nhân sang hồi sức.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
BN được chẩn đoán thông liên thất, thông
liên nhĩ có chỉ định phẫu thuật tại Khoa Hồi sức
Phẫu thuật Tim, BV Chợ Rẫy.
KẾT QUẢ
Tuổi
Tuổi trung bình: 34,8.
Hình 4: Tỷ lệ (%) theo nhóm tuổi.
Nhận xét: Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
21 - 40 tuổi 46%. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ ít nhất
> 60 tuổi 4%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 116
Giới
Hình 5: Tỷ lệ (%) theo giới.
Nhận xét: Nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn với
62%.
Tổn thương bệnh lý
Bảng 1: Tổn thương bệnh lý
TLN TLT
Hở van
3 lá
Hở
van 2
lá
TA
ĐMP
Tổn
thương
khác kèm
theo
Tần số 22 4 19 4 20 1
Tỷ lệ 85% 15% 73% 15% 77% 4%
Nhận xét: Có 85% bệnh nhân bị thông liên
nhĩ, tăng áp ĐMP và hở van 3 lá là tổn thương
kèm theo hay gặp.
Có 1 trường hợp hở 2 lá do chẻ lá van, 1
trường do sa lá van, và 2 trường hợp do dãn
vòng van. Có 1 thương tổn kèm theo khác là
vách ngăn trong buồng nhĩ (T).
Phương pháp phẫu thuật
100% bệnh nhân được vá thông liên nhĩ hoặc
thông liên thất bằng màng ngoài tim tự thân.
Sửa chữa các thương tổn kèm theo.
Bảng 2: Sửa chữa các thương tổn kèm theo
Sửa van 3 lá Sửa van 2 lá
Tổn thương khác
kèm theo
Tần số 19 3 1
Tỷ lệ 73% 13% 4%
Nhận xét: Có 73% bệnh nhân cần sửa van 3
lá do hở, 13 % bệnh nhân cần sửa van 2 lá do hở,
có 4% bệnh nhân cần cắt vách ngăn nhĩ (T).
Thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể
Thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể trung
bình: 72 phút.
Hình 6: Tỷ lệ (%) thời gian chạy THNCT
Nhận xét: Nhóm thời gian chạy THNCT
chiếm nhiều nhất là ≤ 60 phút, 50%. Trong đó
nhanh nhất: 35 phút, dài nhất: 120 phút.
Thời gian kẹp ĐMC
Thời gian kẹp ĐMC trung bình: 40 phút.
Hình 7: Tỷ lệ (%) thời gian kẹp ĐMC.
Nhận xét: Nhóm thời gian kẹp ĐMC chiếm
nhiều nhất là 21-40 phút: 65%. Trong đó thời
gian kẹp ĐMC nhanh nhất là 20 phút, dài nhất là
90 phút.
Thời gian thở máy
- Thời gian thở máy trung bình là 12 giờ.
Hình 8: Tỷ lệ (%) thời gian thở máy.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 117
Nhận xét: Nhóm thời gian thở máy < 12 giờ
chiếm tỷ lệ cao nhất 73%. Trong đó, thời gian thở
máy ngắn nhất 5 giờ, dài nhất 48 giờ (1 bệnh
nhân có viêm phổi, suy tim sau mổ).
Thời gian nằm hồi sức tích cực(ICU)
Thời gian nằm ICU trung bình là 32.5 giờ.
Hình 9: Tỷ lệ thời gian nằm ICU.
Nhận xét: Nhóm thời gian nằm ICU < 24 giờ
chiếm tỷ lệ cao nhất 58%. Trong đó, ngắn nhất là
12 giờ, dài nhất là 72 giờ có 2 bệnh nhân, 1 bệnh
nhân bị viêm phổi, 1 bệnh nhân có hội chứng
thần kinh (nói nhảm) sau PT.
Biến chứng sau phẫu thuật
Hình 10: Biến chứng sau PT.
Nhận xét: Viêm phổi sau PT và TDMP là 2
biến chứng sau PT hay gặp nhất 21 %, có 17 %
bệnh nhân bị TDMT, tuy nhiên không có trường
hợp nào phải mổ lại. Có 1 bệnh nhân (4%) có hội
chứng thần kinh sau PT (nói nhảm) được chụp
CTscan sọ não không thương tổn thực thể.
Thời gian nằm viện sau PT
Thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung
bình là 9,7 ngày.
Hình 11: Tỷ lệ thời gian nằm viện sau PT.
Nhận xét: Nhóm thời gian nằm viện chiếm
nhiều nhất là 8 - 11 ngày 58%. Trong đó, ngắn
nhất là 5 ngày, dài nhất là 22 ngày trên 1 bệnh
nhân có viêm phổi và suy tim sau PT.
BÀN LUẬN
Phẫu thuật sửa chữa bệnh lý tim bẩm sinh
đơn giản hiệu quả, an toàn với đường mở
ngực dọc xương ức kinh điển. Trên thế giới và
trong nước đã và đang phát triển phẫu thuật ít
xâm lấn điều trị tim bẩm sinh; nhiều tác giả
nghiên cứu, báo cáo: đường mổ kinh điển dọc
xương ức, mở ngực trước-bên phải, đường mở
cạnh ức phải có cắt sụn sườn, đường mổ mũi
ức hay phần dưới xương ức, mỗi đường mổ
đều có những ưu và khuyết điểm nhất định.
Trong số đó đường mổ phần dưới xương ức
được áp dụng phổ biến nhất vì: hệ dẫn lưu
đơn giản, ít gây đau; thời gian nằm viện ngắn;
tính thẩm mỹ rất cao, đặc biệt nữ trẻ tuổi. Từ
đó giảm chi phí điều trị. Các đường mổ xâm
lấn tối thiểu khác có ít nhiều sự bất lợi: biến
dạng thành ngực, dị cảm xung quanh mô
tuyết vú, gãy xương sườn,(5,8).
Đường mổ mũi ức hoặc xương ức đoạn
thấp được Bichell và cộng sự(5,1) thực hiện rộng
rãi từ năm 1996. Đường mổ cắt mũi ức đối với
trẻ nhỏ < 5t, đường mổ dọc xương ức đoạn
thấp đối với trẻ lớn và người lớn và kết quả
trên 135 bệnh nhân cho thấy sự an toàn, thành
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 118
công của phẫu thuật. Thời gian, biến chứng
sau phẫu thuật, không khác biệt nhiều so
với đường mổ kinh điển(5).
Trong kết quả của chúng tôi: nữ: 62% nhiều
hơn nam: 38%, rất giống và phù hợp với tình
trạng bệnh lý, kết quả nghiên cứu của nhiều tác
giả khác (7,4). Tuổi trung bình: 34,8 (nhỏ nhất: 17;
lớn nhất: 62), thật sự lớn tuổi hơn so với các tác
giả khác (7,8), vì đặc điểm BN của chúng tôi
thường là bệnh tim bẩm sinh người lớn, tác giả
Seipelt RG: 3.8 3.7; tác giả Vinod A Sebastiana:
1 - 122 tháng (trung bình 22). Trong khi ở các
nước phát triển tim bẩm sinh được điều trị ngay
từ nhỏ, nên nghiên cứu và kết quả đạt được trên
bệnh nhân nhỏ tuổi.
Thời gian trung bình THNCT và kẹp động
mạch chủ lần lượt là: 72 phút và 40 phút, kết quả
nầy ngắn hơn so với Toshifumi Murashita: 131
33; 70 26; và rất gần với tác giả Vinod A
Sebastiana: 59 phút; 38 phút. Thời gian này tác
giả Seipelt dài hơn vì phẫu thuật bệnh lý bẩm
sinh phức tạp hơn (4F,..).
Thời gian trung bình thở máy và nằm hồi
sức 12 giờ và 32,5 giờ, có hơi dài hơn so với
Seipelt RG: 9,7 0,4 giờ; 1,8 0,7 ngày, tác giả
nầy có rút nội khí quản một số ca ngay tại phòng
mổ.
Thời gian trung bình nằm bệnh viện sau
phẫu thuật 9,7 ngày; Seipelt RG: 12 3 ngày;
Vinod A Sebastiana: 2-56(3).
Biến chứng chiếm tỷ lệ cao là viêm phổi và
tràn dịch màng phổi: 21%. Tràn dịch màng ngoài
tim lượng ít: 17%, phần lớn điều trị nội khoa.
Kết quả của chúng tôi giống như nhiều tác
giả khác: không có trường hợp nào phải mổ lại,
không có trường hợp nào tồn lưu tổn thương sau
mổ, không có trường hợp nào tử vong (7,8,4).
Bảng 3.
Tuổi Thời gian chạy máy Thời gian kẹp đm chủ Thời gian nằm viện Tử vong
Seipelt RG 3,8 3,7 192 46 49,9 12 0
Vinod A Sebastiana 1-22th 59 38 2-56(4) 0
Toshifumi Murashita 12,8 5 94-206(131) 40-122(70) 13,4 0
Lethanhkhanhvan 34,8 72 40 9,7 0
Tác giả Byrne báo cáo 59 bệnh nhân người
lớn: không có chảy máu sau mổ, nhiểm trùng,
hay tử vong. Tác giả Del Nido(2) báo cáo qua
đường mổ dưới xương ức điều trị thông liên nhĩ
với kết quả tốt tương tự. Tác giả Khan báo cáo
115 bệnh nhân mở ngực ½ dưới xương ức, giử
lại cán ức với kết quả giảm thời gian nằm viện (4
ngày) và không có biến chứng, tử vong.
Chúng tôi không có trường hợp nào phải
tiến đến cưa toàn bộ xương ức, trong khi có vài
trường hợp được báo cáo chuyển sang cưa toàn
bộ xương ức.
KẾT LUẬN
Đường mổ nữa dưới xương ức đã được ứng
dụng rộng rãi, an toàn mang tính thẩm mỹ cao,
đa số các trường hợp đều lành sẹo rất tốt, không
co kéo, không xảy ra biến chứng nhiễm trùng
xương ức, nhiễm trùng trung thất.
Đường mổ nhỏ ít xâm lấn nầy đạt được
những lợi ích rất lớn, thời gian mổ rút ngắn, ít
nguy cơ chảy máu, ít đau vì vậy bệnh nhân sẽ
hồi phục nhanh hơn, giúp thời gian thở máy,
thời gian nằm hồi sức ngắn, giảm chi phí điều trị.
Khoa học y học ngày càng phát triển hướng
đến phẫu thuật can thiệp tối thiểu, phẫu thuật
nội soi hay can thiệp nội mạch, phẫu thuật tim
qua đường mổ nhỏ nữa dưới xương ức có thể
ứng dụng thường qui và đồng thời hướng đến
phẫu thuật toàn diện qua nội soi, phẫu thuật
phối hợp(Hybrid), hay phẫu thuật Robot.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bichell DP (2000), “Minimal access approach for the repair of
atrial septal defect: the initial 135 patients”, Ann Thorac Surg; 70:
115-118.
2. Del Nido PJ, Bichell DP (1998), “Minimal-access surgery for
congenital heart defects”, Semin Thorac Cardiovasc Surg;1: 75–80.
3. Farhat F, Metton O, Jegaden O (2004), “Benefits and
complications of total sternotomy and ministernotomy in
cardiac surgery”, Surg Technol Int, 13: 199-205.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 119
4. Murashita T, Hatta E, Miyatake T, Kubota T, Sasaki S, Yasuda
K (1999), “Partial median sternotomy as a minimal access for
the closure of subarterial ventricular septal defect”, The Japanese
Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, Volume 47, Issue
9, pp 440-444.
5. Nguyễn Công Hựu, Nguyễn Hoàng Nam,“Phẫu thuật tim hở
ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ đóng thông liên nhĩ dưới tuần
hoàn ngoài cơ thể, tim đập, không cặp động mạch chủ”,
1/12/17.
6. Nicholson IA, Bichell DP, Bacha EA, Del Nido PJ (2001),
“Minimal sternotomy approach for congenital heart
operations”, Ann Thorac Surg;71(2): 469-72.
7. Sebastian VA, Guleserian KJ, Leonard SR, Forbess JM (2009)
“Ministernotomy for repair of congenital cardiac disease”,
Interact Cardiovasc Thorac Surg. 2009 Nov, 9(5): 819-21.
8. Seipelt RG, Popov A, Danner B, Paul T, Tirilomis T,
Schoendube FA, Ruschewski W (2010), “Minimally invasive
partial inferior sternotomy for congenital heart defects in
children”, Cardiovasc Surg (Torino), 51(6): 929-33.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_phau_thuat_duong_mo_nua_duoi_xuong_uc_dieu_tri_tim.pdf