Tài liệu Ứng dụng nội soi trong điều trị lồng ruột: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 385
ỨNG DỤNG NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ LỒNG RUỘT
Đinh Quang Lê Thanh*, Nguyễn Thị Bích Uyên**, Ngô Kim Thơi*
TÓM TẮT
Mở đầu: Mổ tháo lồng có ứng dụng nội soi là một cách tiếp cận mới trong điều trị phẫu thuật bệnh lồng ruột
ở trẻ em. Tuy nhiên cho đến nay, tiêu chuẩn chung cho mổ hở và mổ nội soi tháo lồng vẫn chưa nhận được sự
đồng thuận giữa các phẫu thuật viên. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả ban đầu của việc ứng dụng nội soi
trong điều trị tháo lồng tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật trong điều trị nội soi tháo lồng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca.
Kết quả: 12 trẻ bị lồng ruột được điều trị bằng nội soi tháo lồng trong khoảng thời gian từ 01/2015 đến
07/2016 tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Nhỏ nhất là 6 tháng, lớn nhất là 13 tuổi. Có 9 nam, 3 nữ. Có 7(58,3%) bơm
hơi tháo lồng thất bại...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng nội soi trong điều trị lồng ruột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 385
ỨNG DỤNG NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ LỒNG RUỘT
Đinh Quang Lê Thanh*, Nguyễn Thị Bích Uyên**, Ngô Kim Thơi*
TÓM TẮT
Mở đầu: Mổ tháo lồng có ứng dụng nội soi là một cách tiếp cận mới trong điều trị phẫu thuật bệnh lồng ruột
ở trẻ em. Tuy nhiên cho đến nay, tiêu chuẩn chung cho mổ hở và mổ nội soi tháo lồng vẫn chưa nhận được sự
đồng thuận giữa các phẫu thuật viên. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả ban đầu của việc ứng dụng nội soi
trong điều trị tháo lồng tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật trong điều trị nội soi tháo lồng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca.
Kết quả: 12 trẻ bị lồng ruột được điều trị bằng nội soi tháo lồng trong khoảng thời gian từ 01/2015 đến
07/2016 tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Nhỏ nhất là 6 tháng, lớn nhất là 13 tuổi. Có 9 nam, 3 nữ. Có 7(58,3%) bơm
hơi tháo lồng thất bại; 3(25%) tắc ruột do lồng ruột, 2(16,7%) lồng ruột tái phát nhiều lần sau bơm hơi tháo lồng.
Đặc điểm lúc mổ: 9(75%) được sử dụng trocar nhiều cổng và 03 (25%) được sử dụng trocar 01 cổng. 4 (33,3%)
lồng ruột non. 8(72,7%) phải mở cân rốn để tháo lồng bằng tay. 6 (50%) có nguyên nhân gây lồng. Một (9,1%)
bị rách thanh mạc trong lúc tháo lồng qua nội soi. Về xử trí: 1 (8,3%) không có lồng ruột và không có nguyên
nhân, được khâu cố định ruột; 5 (41,7%) được tháo lồng đơn thuần qua nội soi hay đưa qua rốn tháo lồng bằng
tay; 6 (50%) có nguyên nhân được tháo lồng và cắt nối ruột. Không có TH nào phải chuyển qua mổ hở. Nguyên
nhân gây lồng ruột gồm: 2 do túi thừa Meckel, 2 do polyp, 1 do lymphoma, 1 do nang ruột đôi manh tràng. Thời
gian mổ 81,25 ± 45,48 phút. Thời gian ăn lại đường miệng có trung vị là 2 ngày. Thời gian nằm viện 7.33 ± 3.02
ngày. Thời gian từ lúc phẫu thuật cho đến lúc xuất viện 5.92 ± 2.35 ngày. Phần lớn (66,7%) có thời gian từ lúc
phẫu thuật đến lúc xuất viện trong vòng 5 ngày.
Kết luận: Có thể sử dụng nội soi an toàn và hiệu quả trong điều trị lồng ruột cho những trường hợp tháo
lồng bằng hơi thất bại, lồng ruột tái phát nhiều lần, lồng ruột nghi có nguyên nhân thực thể và lồng ruột có tắc
ruột nhưng bụng không trướng nhiều.
Từ khóa: Lồng ruột, mổ tháo lồng.
ABSTRACT
LAPAROSCOPIC REDUCTION IN TREATMETN OF INTUSSUSCEPTION
Dinh Quang Le Thanh, Nguyen Thi Bich Uyen, Ngo Kim Thoi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 386 - 390
Background: Laparoscopic reduction is a new approach for treatment of intussusception in children.
However, until now, there is no consensus of criteria for open and laparoscopic reduction. We conducted this
study to assess the outcome of laparoscopic reduction at Children’s Hospital 1.
Objectives: To evaluate outcome of laparoscopic reduction.
Method: Retrospective case series.
Results: There were 12 cases treated with laparoscopic reduction from 01/2015 to 07/2016 at CH1. Age
range was from 6 mo to 13 yr. There were 9 male, 3 female. There were failure of pneumatic reduction in 7
(58.3%) cases, bowel obstruction in 3 (25%), recurrent intussusception after pneumatic reduction in 2 (16.7%).
Intraoperative characteristics: 9(75%) using multiple cannula technique and 3 (25%) using single-port technique.
* Khoa Ngoại Tổng Hợp – Bệnh viện Nhi Đồng 1 ** Bộ môn Ngoại Nhi – Đại học Y Dược Tp. HCM.
Tác giả liên lạc: BS. Đinh Quang Lê Thanh ĐT: 0905911923 Email: dql.thanh@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 386
Seven cases (33.3%) had ileo-ileal intussusception. Eight cases (72.7%) needed to make a bigger incision at
umbilical for open reduction. Six (50%) had pathologic lead points. One (9.1%) had serosa scratched during
laparoscopic reduction. Operative management: 1 (8.3%) without intussusception and no lead point was fixed
bowel to abdominal wall with suture, 5 (41.7%) had reduction only, 6(50%) with leadpoints had reduction and
anastomosis. There was no case converted to laparotomy. Leadpoints included: 2 with Meckel’s diverticulum, 2
with polyp, 1 with lymphoma, 1 with duplication of cecum. Operative time 81.25 ± 45.48 phút. Time to full feed 2
days. LOS 7,33 ± 3.02. Discharge time from operation 5,92 ± 2,35 day. Most of cases (66.7%) had discharge time
from operation within 5 days.
Conclusion: Laparoscopic reduction can be used safely and effectively in cases with failure of pneumatic
reduction, recurrent intussusception after pneumatic reduction, suspection of pathological lead point and bowel
obstruction.
Key words: Intussusception, surgery reduction.
MỞ ĐẦU
Lồng ruột là một trong những cấp cứu ngoại
khoa thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ
nhũ nhi và trẻ tập đi. Hiện nay điều trị lồng ruột
gồm hai nhóm phương thức, nhóm điều trị
không mổ và nhóm điều trị mổ. Với điều trị
không mổ, ngày nay, trên thế giới, có nhiều
phương tiện để tháo lồng như tháo lồng bằng
barium dưới chụp X-quang, tháo lồng bằng nước
dưới siêu âm hoặc nội soi và tháo lồng bằng hơi.
Tỷ lệ thành công của tháo lồng không mổ hiện
nay khá cao, tùy theo từng trung tâm và phương
thức tháo lồng được sử dụng, nhưng nhìn chung
tỷ lệ này đạt từ 80% trở lên(1,10). Về điều trị mổ, do
tỷ lệ thành công của tháo lồng không mổ cao nên
các bác sĩ chỉ đặt vấn đề mổ khi tháo lồng không
mổ thất bại hay khi bệnh nhi có chống chỉ định
với tháo lồng không mổ. Cho đến nay, đối với
hầu hết các bệnh nhi có chỉ định mổ, mổ hở tháo
lồng vẫn là phương pháp điều trị được lựa chọn
của các phẫu thuật viên. Trong khoảng 20 năm
trở lại đây, từ khi phẫu thuật nội soi được ứng
dụng trong ngoại nhi, khái niệm mổ tháo lồng
qua nội soi bắt đầu được giới thiệu đến các phẫu
thuật viên(10). Đến nay, tiêu chuẩn chung cho mổ
hở và mổ nội soi tháo lồng vẫn chưa nhận được
sự đồng thuận giữa các phẫu thuật viên.
Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, hiện nay, chúng
tôi điều trị trẻ lồng ruột bằng bơm hơi tháo lồng
đối với những trẻ không có chống chỉ định của
tháo lồng không mổ, tỷ lệ thành công rất cao.
Năm 2015, trong 1807 ca lồng ruột, 98,9% trường
hợp tháo lồng bằng hơi thành công, chỉ 1,1%
phải mổ để tháo lồng. Áp lực chúng tôi sử dụng
cho trẻ tùy thuộc vào lứa tuổi và áp lực dao động
từ 80 – 120 mmHg. Khi trẻ thất bại với tháo lồng
bằng hơi biểu hiện qua: (1) các triệu chứng tháo
lồng không rõ; (2) siêu âm vẫn còn khối lồng, trẻ
sẽ được mổ tháo lồng. Trước đây, chúng tôi sử
dụng mổ hở để tháo lồng với đường mổ ngang
trên rốn lệch phải. Tuy nhiên, hai năm trở lại
đây, chúng tôi bắt đầu ứng dụng nội soi để mổ
tháo lồng cho trẻ có những chỉ định sau: (1) tháo
lồng bằng hơi thất bại, (2) lồng ruột có nguyên
nhân, (3) lồng ruột tái phát nhiều lần. Qua
nghiên cứu này, chúng tôi muốn đánh giá kết
quả bước đầu của việc ứng dụng nội soi trong
điều trị tháo lồng. Chúng tôi không nhằm mục
đích đưa ra tiêu chuẩn để mổ hở hay mổ nội soi.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả phẫu thuật trong điều trị
nội soi tháo lồng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu tất cả các trường hợp có chẩn đoán
lồng ruột được điều trị bằng nội soi tháo lồng
trong khoảng thời gian từ 01/2015 đến 07/2016 tại
bệnh viện Nhi Đồng 1. Các thông số về đặc điểm
của trẻ sẽ được thu thập. Ngoài ra để đánh giá
kết quả mổ nội soi, chúng tôi thu thập thêm thời
gian nằm viện, thời gian phẫu thuật, thời gian ăn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 387
lại bằng đường miệng, tỷ lệ biến chứng trong mổ
và sau mổ.
Kỹ thuật mổ nội soi
Hiện nay, tại bệnh viện chúng tôi, có hai
phương pháp đặt các trocar trong mổ nội soi
tháo lồng. Cách vô 03 trocar, trong đó, 1 trocar
(05/10mm) ở rốn, 02 trocar 05mm ở hai bên hố
chậu (Hình 1). Cách đặt trocar này tương tự như
cách đặt trocar khi mổ ruột thừa. Cách hai là
cách vô trocar 01 cổng (Hình 2). Với cách này, chỉ
cần một đường rạch da duy nhất ở quanh rốn,
đặt túi dụng cụ 01 cổng, từ đó đưa dụng cụ tháo
tác vào ổ bụng qua cổng này.
Tùy tính chất khối lồng, nếu có thể tháo lồng
qua nội soi và lồng ruột không có nguyên nhân,
chúng tôi không mở rộng cân rốn để đưa ruột ra
ngoài kiểm tra. Trong trường hợp, khối lồng
chặt, không thể tháo lồng qua nội soi hoặc sau
tháo lồng, nghi ngờ hay phát hiện có nguyên
nhân gây lồng, chúng tôi sẽ mở rộng cân rốn
khoảng 1-1,5cm để đưa ruột ra ngoài thao tác.
Việc tháo lồng, xử trí nguyên nhân gây lồng bao
gồm cắt nối ruột đều được thực hiện qua vết mổ
này (Hình 3).
KẾT QUẢ
Hồi cứu hồ sơ trong khoảng 01/2015 –
07/2016, có tổng cộng 12 trẻ bị lồng ruột được
điều trị với nội soi tháo lồng (Bảng 1). Trẻ nhỏ
nhất là 6 tháng và lớn nhất là 13 tuổi. Tỷ lệ
nam/nữ: 3/1 (9 nam; 3 nữ). Trong số các trẻ này,
có 7 trẻ bơm hơi tháo lồng thất bại (58,3%); 3 trẻ
được chẩn đoán tắc ruột do lồng ruột, không còn
chỉ định bơm hơi tháo lồng (25%), 2 trẻ lồng ruột
tái phát nhiều lần sau bơm hơi tháo lồng, nghi
ngờ có nguyên nhân thực thể (16,7%). Trong 12
trẻ này, có 1 trẻ được mổ khi không có lồng ruột
ở thời điểm đưa ra chỉ định nhưng trẻ đã được
bơm hơi tháo lồng nhiều trong cùng đợt nhập
viện này và trên siêu âm nghi ngờ có nguyên
nhân gây lồng ruột.
Bảng 1. Đặc điểm phẫu thuật
1 cổng 3 cổng Tổng cộng
Tổng cộng 3 (25%) 9 (75%) 12
Có lồng 2 9 11
Tháo lồng bằng tay 1 7 8 (72,7%)
Có nguyên nhân 1 5 6 (50%)
Rách thanh mạc 0 1 1 (9,1%)
Chuyển mổ hở 0 0 0
Về phương thức mổ, có 9 trẻ được sử dụng
trocar nhiều cổng (75%) (Hình 1) và 03 trẻ được
sử dụng trocar 01 cổng (25%) (Hình 2). Trong 11
trẻ có khối lồng lúc mổ, có 4 trường hợp lồng
ruột non-ruột non chiếm 33,3%. Tỷ lệ phải mở
cân rốn để tháo lồng bằng tay là 72,7% (8 trẻ)
(Hình 3). Có 6 trường hợp có nguyên nhân gây
lồng ruột (50%). 01 trường hợp bị rách thanh
mạc trong lúc tháo lồng qua nội soi chiếm 9,1%.
Hình 1. Trocar nhiều cổng (3 cổng).
Hình 2. Trocar 1 cổng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 388
Hình 3. Mở rộng cân rốn để tháo lồng và kiểm tra
điểm khởi lồng.
Về xử trí, trong 12 trẻ được mổ nội soi, 01/12
trẻ không có lồng ruột và không có nguyên
nhân, được khâu cố định đoạn cuối hồi tràng
vào manh tràng – manh tràng vào thành bụng
phải. 05/12 trẻ tháo lồng đơn thuần qua nội soi
hay đưa qua rốn tháo lồng bằng tay. 06/12
trường hợp còn lại có nguyên nhân được tháo
lồng và xử lý nguyên nhân bao gồm có cắt nối
ruột. Không có trường hợp nào phải chuyển qua
mổ hở.
Về nguyên nhân gây lồng ruột, 02 trường
hợp do túi thừa Meckel, 02 trường hợp do
polype ruột non, 01 trường hợp do lymphoma
và 01 trường hợp do nang ruột đôi manh tràng.
Thời gian mổ trung bình 81.25 ± 45.48 phút.
Thời gian ăn lại đường miệng có trung vị là 2
ngày. Thời gian nằm viện trung bình là 7,33 ±
3.02 ngày. Thời gian từ lúc phẫu thuật cho đến
lúc xuất viện trung bình 5,92 ± 2,35 ngày. Có 8 trẻ
có thời gian từ lúc phẫu thuật đến lúc xuất viện
trong vòng 5 ngày (66,7%).
BÀN LUẬN
Trong khoảng 50 năm trở lại đây, nội soi
được ứng dụng nhiều trong phẫu thuật nhi và
cho thấy những lợi ích nhất định. Nội soi được
sử dụng để điều trị lồng ruột lần đầu tiên 1997
bởi tác giả Schier(10). Đến nay, nhiều trung tâm đã
ứng dụng kỹ thuật này trong điều trị những
trường hợp lồng ruột cần mổ. Chỉ định chính xác
cho nội soi chưa được sự thống nhất, đồng thuận
giữa các phẫu thuật viên, nhưng nhìn chung, có
một số chỉ định thường được các nghiên cứu
nhắc đến: tháo lồng không mổ thất bại, lồng ruột
tái phát nhiều lần và lồng ruột có nguyên
nhân(1,6). Trong nghiên cứu này của chúng tôi, các
trường hợp được chỉ định can thiệp nội soi cũng
rơi vào các chỉ định trên. Có 2 trường hợp chúng
tôi chỉ định mổ ngay mà không tháo lồng bằng
hơi vì trẻ đã có triệu chứng tắc ruột rõ và tình
trạng bụng trướng không nhiều nên không cản
trở tầm nhìn khi thao tác nội soi. Chúng tôi cho
rằng với những trường hợp bụng trướng nhiều,
chỉ định nội soi nên được cân nhắc kỹ lưỡng hơn
do cái quai ruột trướng làm hạn chế không gian
thao tác cũng như tầm nhìn của phẫu thuật viên.
Một số tác giả cho rằng việc tháo lồng hoàn
toàn bằng nội soi có thể làm tổn thương thành
ruột như rách thanh mạc do các dụng cụ nội soi
gây ra. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ ghi
nhận 01 trường hợp duy nhất bị rách thanh mạc
trong 4 trường hợp tháo lồng hoàn toàn bằng
dụng cụ nội soi. 8 trường hợp còn lại, chúng tôi
tháo lồng một phần bằng dụng cụ nội soi đến
khi khối lồng di chuyển đến vùng manh tràng và
hồi tràng. Ở thời điểm này, nếu việc tháo lồng
bằng các dụng cụ nội soi khó khăn, chúng tôi sẽ
mở rộng cân rốn và đưa khối lồng ra ngoài.
Thường kích thước khối lồng ở giai đoạn này
không lớn, vừa đủ để đưa qua vết mổ vùng rốn
có chiều dài 1-2cm. Chúng tôi nhận thấy, những
trường hợp lồng ruột có nguyên nhân thực thể,
khó có thể tháo lồng hoàn toàn bằng dụng cụ nội
soi trong ổ bụng do nguyên nhân thực thể kẹt
trong khối lồng. Những trường hợp này, nếu cố
gắng thao tác bằng dụng cụ có thể làm rách
thanh mạc hoặc thủng đoạn ruột lồng.
Chúng tôi không ghi nhận có sự khác biệt về
thời gian mổ giữa can thiệp nhiều cổng và một
cổng. Điều này một phần tùy thuộc vào nguyên
nhân có hay không và cách xử trí nguyên nhân
gây lồng ruột. Nếu ngoài việc tháo lồng, phẫu
thuật viên còn giải quyết nguyên nhân thì những
trường hợp này thời gian phẫu thuật sẽ dài hơn
so với những trường hợp chỉ tháo lồng đơn
thuần. Về giải quyết nguyên nhân gây lồng, thời
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 389
gian ca mổ cần cắt nối ruột sẽ lâu hơn so với chỉ
mở ruột để xử trí nguyên nhân mà không cần cắt
nối ruột. Có một trường hợp không có lồng ruột
nhưng thời gian mổ lâu nhất trong nhóm nghiên
cứu này (165 phút). Trường hợp này không có
lồng và không có nguyên nhân thực thể nhưng
trên lâm sàng, trẻ tháo lồng nhiều lần (10 lần),
nên chúng tôi đã khâu cố định manh tràng vào
thành bụng phải và hồi tràng vào manh tràng
qua trocar 1 cổng. Thao tác khâu qua trocar 1
cổng khá khó khăn khi các dụng cụ đều đồng
trục với nhau nên việc tạo các nút buộc chỉ
không dễ dàng. Chúng tôi nghĩ rằng việc thêm
một trocar 5mm ở hố chậu phải sẽ giúp cho tháo
tác thuận tiện hơn, rút ngắn thời gian phẫu
thuật, đặc biệt là ở những cơ sở mới ứng dụng
kỹ thuật nội soi trong điều trị các bệnh lý ngoại
nhi như bệnh viện chúng tôi. Lợi điểm của trocar
1 cổng so với trocar 3 cổng là hạn chế được
đường mổ và khi cần có thể đưa ruột ra ngoài
kiểm tra hay thao tác dễ dàng.
Chúng tôi nhận thấy với kỹ thuật nội soi,
nhu động ruột hoạt động khá sớm và thời gian
trẻ nằm viện sau mổ không dài. Đa số thời gian
ăn lại sau mổ là 2 ngày và thời gian hậu phẫu là
5 ngày (3-11 ngày). Chúng tôi có 2 trường hợp có
thời gian từ lúc mổ đến lúc xuất viện từ 10 ngày
trở lên, cả hai trường hợp này đều có thời gian
ăn lại sau mổ 2 ngày, nhưng do có bệnh lý nội
khoa kèm theo nên thời gian hậu phẫu dài hơn
so với những trường hợp khác. Có 3 trường hợp
trẻ được nhập viện vài ngày trước khi được chỉ
định mổ, 01 trẻ nằm tại khoa hô hấp do bệnh
viêm hô hấp, 02 trẻ được tháo lồng bằng hơi
nhiều lần trước khi chỉ định mổ. Diễn tiến sau
mổ của tất cả các trường hợp này đều thuận lợi,
không ghi nhận có biến cố nào xảy ra gồm cả
biến cố nhiễm trùng vết mổ.
Mổ nội soi đã được chứng minh trong các
bệnh lý khác có tính thẩm mỹ cao hơn. Chúng
tôi cũng nhận thấy kết quả tương tự trong
nghiên cứu này. Với ba đường mổ trong trocar
nhiều cổng trong đó một đường mổ được giấu
hoàn toàn trong rốn với trường hợp không cần
mở rộng cân rốn và 02 đường mổ 05mm được
giấu dưới nếp bụng thấp, như vậy trên bụng trẻ
gần như không thấy vết mổ. Trong những
trường hợp can thiệp một cổng hoặc cần mở
rộng cân rốn trong can thiệp nhiều cổng, vết mổ
được nhìn thấy trên ổ bụng không rõ do vết mổ
được giấu một phần trong rốn và phần nhìn thấy
được nằm sát rốn, có chiều dài tối đa là 1-1,5cm.
Với đường mổ ngắn như vậy, trẻ sẽ ít đau hơn
và nhờ đó trẻ mau chóng trở lại sinh hoạt
thường ngày hơn.
Trước đây, khi còn mổ hở, chúng tôi chọn
đường mổ ngang trên hoặc dưới rốn với đường
mổ tốn thiểu để có thể thao tác và quan sát
thương tổn là 4cm. Trong đó, có những trường
hợp, khi đưa ruột ra ngoài đã không còn thấy
khối lồng. Điều này có thể giải thích là do khi trẻ
được gây mê với giãn cơ, động tác đưa từng quai
ruột ra ngoài để kiểm cũng có tác dụng tháo lồng
hoặc siêu âm cho kết quả dương tính giả trước
mổ. Tuy nhiên, với kỹ thuật nội soi, chúng tôi
vừa có thể chẩn đoán với những đường mổ tối
thiểu và vừa có khả năng giải quyết khối lồng
cũng như xử trí nguyên nhân, nhờ đó tránh
được những nguy cơ liên quan đến vết mổ cho
trẻ về sau như nguy cơ tắc ruột. Ngoài ra, trong
mổ hở, việc chọn đường mổ giúp thao tác thuận
tiện, dễ dàng và nhanh gọn thương tổn là điều
rất quan trọng, nhưng với phẫu thuật nội soi,
nhờ có sự hướng dẫn của camera định vị thương
tổn toàn ổ bụng trước khi đặt các trocar thao tác
nên vấn đề này không còn được đặt nặng.
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, với số liệu không
nhiều và không so sánh với những trẻ được mổ
hở nên chúng tôi chưa thể kết luận chắc chắn mổ
nội soi hiệu quả và ưu thế hơn mổ hở. Tuy
nhiên, với những kết quả đạt được và từ những
nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới,
chúng tôi nhận thấy có thể sử dụng nội soi để
điều trị lồng ruột, một phương pháp an toàn và
hiệu quả trong những trường hợp tháo lồng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 390
bằng hơi thất bại, lồng ruột tái phát nhiều lần,
lồng ruột nghi có nguyên nhân thực thể và lồng
ruột có tắc ruột nhưng bụng không trướng
nhiều.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Almaramhy HH (2011). "Laparoscopic reduction of
intussusception in children: role in primary and revisional
reduction after failed non-surgical therapies". Int J Health Sci
(Qassim), 5(1):pp.71-8.
2. Apelt N, et al (2013), "Laparoscopic treatment of intussusception
in children: a systematic review", J Pediatr Surg, 48(8):pp.1789-93.
3. Bonnard A, et al (2008). "Indications for laparoscopy in the
management of intussusception: A multicenter retrospective
study conducted by the French Study Group for Pediatric
Laparoscopy (GECI)". J Pediatr Surg, 43(7):pp.1249-53.
4. Burjonrappa SC (2007). "Laparoscopic reduction of
intussusception: an evolving therapeutic option". JSLS,
11(2):pp.235-7.
5. Cheung ST, et al (2007). "Minimally invasive approach in the
management of childhood intussusception". ANZ J Surg,
77(9):pp.778-81.
6. Houben CH, et al (2016). "What is the role of laparoscopic
surgery in intussusception?". ANZ J Surg, 86(6):pp.504-8.
7. Jiang J, et al (2013). "Childhood intussusception: a literature
review". PLoS One, 8(7):pp.68482.
8. Kia KF, et al (2005). "Laparoscopic vs open surgical approach for
intussusception requiring operative intervention". J Pediatr Surg,
40(1):pp.281-4.
9. Poddoubnyi IV, et al (1998). "Laparoscopy in the treatment of
intussusception in children". J Pediatr Surg, 33(8):pp.1194-7.
10. Schier F (1997). "Experience with laparoscopy in the treatment of
intussusception". J Pediatr Surg, 32(12):pp.1713-4.
Ngày nhận bài báo: 17/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_noi_soi_trong_dieu_tri_long_ruot.pdf