Ứng dụng nền tảng công nghệ skyline trong xây dựng dữ liệu sa bàn số 3d phục vụ công tác chỉ huy– tham mưu trong tác chiến biển đảo

Tài liệu Ứng dụng nền tảng công nghệ skyline trong xây dựng dữ liệu sa bàn số 3d phục vụ công tác chỉ huy– tham mưu trong tác chiến biển đảo: Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 177 ỨNG DỤNG NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ SKYLINE TRONG XÂY DỰNG DỮ LIỆU SA BÀN SỐ 3D PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỈ HUY– THAM MƯU TRONG TÁC CHIẾN BIỂN ĐẢO Nguyễn Cảnh Hùng*, Nguyễn Đức Định, Lê Ngọc Tú, Hoàng Văn Toàn, Trần Bình Minh, Mạc Văn Viên Tóm tắt: Sa bàn tác chiến là công cụ hết sức quan trọng, hỗ trợ đắc lực trong công tác chỉ huy - tham mưu tác chiến như hỗ trợ trong lập kế hoạch tác chiến, đánh giá các tình huống tác chiến, trình bày diễn biến của kế hoạch tác chiến và đánh giá kết quả sau khi kết thúc nhiệm vụ. Hiện nay, sa bàn tác chiến được thực hiện theo phương pháp đắp thủ công nên tốn thời gian công sức và tồn tại nhiều hạn chế. Sử dụng sa bàn số 3D sẽ giúp rút ngắn thời gian chuẩn bị, tiết kiệm chi phí, thể hiện không gian chiến trường một cách trực quan sinh động, thể hiện khu vực tác chiến từ tổng thể đến chi tiết, thể hiện các giai đoạn của quá trình tác chiến một cách...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng nền tảng công nghệ skyline trong xây dựng dữ liệu sa bàn số 3d phục vụ công tác chỉ huy– tham mưu trong tác chiến biển đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 177 ỨNG DỤNG NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ SKYLINE TRONG XÂY DỰNG DỮ LIỆU SA BÀN SỐ 3D PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỈ HUY– THAM MƯU TRONG TÁC CHIẾN BIỂN ĐẢO Nguyễn Cảnh Hùng*, Nguyễn Đức Định, Lê Ngọc Tú, Hoàng Văn Toàn, Trần Bình Minh, Mạc Văn Viên Tóm tắt: Sa bàn tác chiến là công cụ hết sức quan trọng, hỗ trợ đắc lực trong công tác chỉ huy - tham mưu tác chiến như hỗ trợ trong lập kế hoạch tác chiến, đánh giá các tình huống tác chiến, trình bày diễn biến của kế hoạch tác chiến và đánh giá kết quả sau khi kết thúc nhiệm vụ. Hiện nay, sa bàn tác chiến được thực hiện theo phương pháp đắp thủ công nên tốn thời gian công sức và tồn tại nhiều hạn chế. Sử dụng sa bàn số 3D sẽ giúp rút ngắn thời gian chuẩn bị, tiết kiệm chi phí, thể hiện không gian chiến trường một cách trực quan sinh động, thể hiện khu vực tác chiến từ tổng thể đến chi tiết, thể hiện các giai đoạn của quá trình tác chiến một cách rõ ràng, hỗ trợ rất nhiều công cụ để tổng hợp tính toán địa hình, có khả năng tích hợp được rất nhiều các thông tin và dữ liệu thay vì các thông tin tĩnh như sa bàn đắp thủ công. Trong bài báo này, tác giả trình bày tổng quan về sa bàn tác chiến, thành phần và ưu điểm của sa bàn số 3D. Tiếp theo, sẽ trình bày về quy trình xây dựng dữ liệu sa bàn số 3D. Trong phần cuối, tác giả sẽ giới thiệu một số kết quả xây dựng sa bàn số 3D phục vụ công tác chỉ huy - tham mưu trong tác chiến biển đảo. Từ khóa: Sa bàn số 3D; Sa bàn tác chiến; Tác chiến biển đảo; Bản đồ số; Hải đồ số. 1. MỞ ĐẦU Chuẩn bị phương án tác chiến, xây dựng kế hoạch trên nền hải đồ, giao nhiệm vụ trên sa bàn luôn là nội dung không thể thiếu trong công tác huấn luyện diễn tập sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng Hải quân nói riêng và các đơn vị quân đội nói chung. Sự phát triển của công nghệ hiện nay cho phép việc tạo lập sa bàn số 3D một cách nhanh chóng, chi tiết, thể hiện trực quan sinh động, đáp ứng được yêu cầu của việc giao nhiệm vụ trên sa bàn trong tham mưu tác chiến. Các công nghệ được sử dụng để xây dựng, phát triển sa bàn số 3D hiện nay có thể kể đến là Global Mapper, Gaia, WorldBuilder, TerraRay, Unity và giải pháp Skyline. Trong đó một số công nghệ mang tính riêng rẽ, chỉ phục vụ cho xây dựng địa hình 3D (Gaia, WorldBuilder, Unity), một số không hỗ trợ công nghệ phân phối luồng (streaming) dữ liệu như (Global Mapper). Skyline là nền tảng công nghệ tổng thể, hoàn thiện bao gồm các giải pháp cho máy chủ và máy trạm. Skyline đảm bảo đồng bộ cho một quy trình xây dựng sa bàn số 3D từ xây dựng dữ liệu địa hình, phát triển ứng dụng sa bàn số đến triển khai vận hành. Skyline là nền tảng công nghệ tiên tiến, được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới. Việc lựa chọn giải pháp công nghệ của một hãng duy nhất (Skyline) để phục vụ xây dựng các loại dữ liệu địa hình 3D sẽ đảm bảo tính đồng bộ, tối ưu hóa thực thi. Trong bài báo này, tác giả tập trung trình bày tổng quan về sa bàn tác chiến, chuẩn hóa các quy trình xây dựng dữ liệu sa bàn số 3D theo từng phần mềm công cụ, đề xuất quy trình tổng hợp để xây dựng dữ liệu sa bàn số 3D dựa trên nền tảng công nghệ Skyline và trình bày một số kết quả đạt được trong xây dựng dữ liệu sa bàn số 3D phục vụ chỉ huy-tham mưu tác chiến biển đảo. Qua đó tạo điều kiện cho các đơn vị tiếp cận được công nghệ, xây dựng định hướng ứng dụng công nghệ Công nghệ thông tin N. C. Hùng, , “Ứng dụng nền tảng công nghệ Skyline tác chiến biển đảo.” 178 trong chỉ huy - tham mưu tác chiến, đặc biệt trong định hướng xây dựng sa bàn số 3D thay thế cho sa bàn theo phương án đắp thủ công. 2. TỔNG QUAN VỀ SA BÀN TÁC CHIẾN PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỈ HUY - THAM MƯU TRONG TÁC CHIẾN BIỂN ĐẢO 2.1. Ý nghĩa Sa bàn tác chiến là mô hình hóa địa hình khu vực tác chiến, thể hiện được địa hình cũng như các đặc điểm địa hình, các đối tượng tác chiến, hầm hào công sự trận địa. Sa bàn tác chiến hỗ trợ đắc lực công tác chỉ huy-tham mưu trong tác chiến, bao gồm: - Hỗ trợ lập kế hoạch tác chiến: Trong quá trình lập kế hoạch, sa bàn cung cấp cách nhìn trực quan về các yếu tố địa hình giúp cho chỉ huy có thêm thông tin để bố trí hỏa lực, lực lượng, lập kế hoạch hành quân; - Thể hiện các phương án tác chiến: Sử dụng Sa bàn và các mô hình đại diện cho các đối tượng tác chiến giúp cho chỉ huy có thể nhanh chóng xây dựng và thể hiện các phương án tác chiến, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá được các tình huống; - Trình bày, biểu diễn được diễn biến của kế hoạch tác chiến: Sa bàn tác chiến hỗ trợ người chỉ huy truyền đạt kế hoạch tác chiến trực quan sinh động, các diễn biến của kế hoạch cũng được thể hiện thông qua việc bố trí lại các đối tượng trên sa bàn; - Đánh giá được kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ. 2.2. Phân loại, đặc điểm của các loại sa bàn tác chiến Về quy mô có thể phân chia sa bàn tác chiến thành hai loại: Sa bàn tác chiến cấp chiến dịch và sa bàn tác chiến cấp chiến thuật. - Sa bàn tác chiến cấp chiến dịch: Là sa bàn một khu vực rộng lớn, có thế đến hàng trăm km2, phục vụ cho cán bộ tham mưu, chỉ huy cao cấp nghiên cứu tình hình chung cho toàn bộ chiến dịch và thường được đắp ở tỷ lệ 1/10.000 đến 1/25.000. - Sa bàn chiến thuật: Là sa bàn vài ba chục km2 hoặc hẹp hơn, phục vụ cho nghiên cứu một trận chiến đấu thường ở cấp sư đoàn trở xuống và thường được đắp ở tỷ lệ 1/1.000 đến 1/1.500. Về cách thức xây dựng có thể được phân thành hai loại: Sa bàn tác chiến được thực hiện theo phương pháp đắp thủ công và sa bàn số 3D. - Sa bàn được thực hiện theo phương pháp đắp thủ công: Loại sa bàn này được đắp thủ công từ các vật liệu như cát, giấy, mica, tường, gạch ốp lát, đèn trang trí... Việc thực hiện xây dựng sa bàn theo phương pháp này tốn kém, mất nhiều thời gian và tồn tại nhiều hạn chế như chỉ mô hình hóa được một khu vực tác chiến hẹp, việc thể hiện không được linh hoạt, các thông tin thể hiện là tĩnh không thay đổi, không thể hiện được các giai đoạn tác chiến. - Sa bàn số 3D: Sa bàn số 3D là mô hình sa bàn được xây dựng và hiển thị trên máy tính hoặc các thiết bị hiển thị khác, việc xây dựng và sử dụng sa bàn số 3D có nhiều ưu điểm hơn so với sa bàn được đắp thủ công, cụ thể: + Tiết kiệm rất nhiều về thời gian chuẩn bị, chi phí xây dựng; Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 179 + Thể hiện không gian chiến trường một cách trực quan sinh động, thể hiện được khu vực tác chiến từ tổng thể đến chi tiết và trong một khu vực tác chiến rộng lớn; + Thể hiện các giai đoạn của quá trình tác chiến một cách rõ ràng; + Hỗ trợ rất nhiều công cụ để tổng hợp tính toán địa hình, cũng như thể hiện được các hiệu ứng về thời tiết, về cháy nổ, hỏa lực...; + Có khả năng tích hợp được rất nhiều các thông tin và dữ liệu thay vì các thông tin tĩnh như sa bàn đắp thủ công. 2.3. Yêu cầu đối với sa bàn số 3D Các yêu cầu đối với sa bàn số 3D tùy thuộc vào quy mô, tính chất của nhiệm vụ. Tuy nhiên về tổng thể, một sa bàn số 3D phải thỏa mãn được ít nhất các yêu cầu cơ bản như sau: - Thể hiện trực quan địa hình khu vực tác chiến với nhiều tỷ lệ khác nhau; - Cung cấp đầy đủ, thuận lợi các công cụ để tác nghiệp trên sa bàn, các công cụ để phân tích, tính toán, tổng hợp địa hình và vũ khí trang bị, hỗ trợ được người chỉ huy ra quyết định; - Cung cấp khả năng trình diễn cùng với các hiệu ứng thể hiện kế hoạch tác chiến như cháy nổ, âm thanh... cũng như các hiệu ứng ảnh hưởng đến kế hoạch tác chiến như các hiệu ứng về thời tiết; - Lưu trữ được các kế hoạch tác chiến và các giai đoạn của kế hoạch tác chiến. 2.4. Các thành phần dữ liệu của sa bàn số 3D Các thành phần dữ liệu của sa bàn số 3D bao gồm: - Các lớp dữ liệu địa hình nền (ảnh địa hình, DEM); - Các lớp địa hình 3D (nhà cửa, cây cối, hầm hào, công sự); - Các lớp thông tin chuyên đề (địa danh, đường sá, ao hồ, sông ngòi...); - Các ký hiệu quân sự 2D; - Các mô hình đối tượng 3D: Vũ khí, xe pháo, trang thiết bị; 3. TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ SKYLINE 3.1. Tổng quan về giải pháp công nghệ Skyline Skyline là nền tảng công nghệ tổng thể, hoàn thiện bao gồm các giải pháp cho máy chủ và máy trạm. Bộ sản phẩm Skyline cung cấp đầy đủ các công cụ để xây dựng dữ liệu địa hình, tổ chức lưu trữ, phân phối dữ liệu, phát triển ứng dụng và triển khai vận hành cho người dùng cuối.Các sản phẩm của Skyline được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như quốc phòng, công nghiệp, cứu hộ cứu nạn, quy hoạch đô thị, phát triển hạ tầng... tại nhiều nước trên thế giới, Tại Việt Nam, Skyline đã cung cấp giải pháp cho một số Bộ ban ngành trong đó điển hành là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Bản đồ/BTTM. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ trên thế giới, công nghệ của Skyline là giải pháp thích hợp nhất để phát triển và vận hành các ứng dụng dùng để quản lý, hiển thị, phân tích, tương tác, khai thác dữ liệu địa hình như sa bàn số 3D. 3.2. Các thành phần trong bộ giải pháp Skyline Các phần mềm, công cụ trong giải pháp Skyline được chia thành ba nhóm sản phẩm sau đây: Công nghệ thông tin N. C. Hùng, , “Ứng dụng nền tảng công nghệ Skyline tác chiến biển đảo.” 180 - Nhóm sản phẩm xây dựng dữ liệu địa hình trong giải pháp Skyline: Bao gồm các sản phẩm công cụ phục vụ xây dựng dữ liệu địa hình 3D từ mô hình số độ cao (DEM), ảnh bản đồ địa hình, ảnh vệ tinh. Các sản phẩm công cụ trong nhóm phần mềm này bao gồm: PhotoMesh, CityBuilder, TerraBuilder, TerraExplorer Pro; - Nhóm sản phẩm dịch vụ điện toán gồm phần mềm Globe Server: Là giải pháp công nghệ điện toán cho phép tổ chức, lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên máy chủ và phân phối dữ liệu đến các máy trạm trong môi trường mạng; - Nhóm sản phẩm hệ thông tin địa lý 3D: Bao gồm các phần mềm, công cụ và thư viện API để phát triển các ứng dụng Desktop (TerraExplorer for Desktop), ứng dụng di động (TerraExplorer for Mobile) và ứng dụng Web (TerraExplorer for Web). Hình 1. Mô hình tổng quan giải pháp công nghệ Skyline. Các sản phẩm và dịch vụ trong bộ giải pháp công nghệ của Skyline liên kết với nhau tạo thành giải pháp công nghệ hoàn chỉnh, thống nhất từ xây dựng, tổ chức lưu trữ dữ liệu, phát triển ứng dụng và vận hành hệ thống. 4. QUY TRÌNH XÂY DỰNG DỮ LIỆU SA BÀN SỐ 3D TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ SKYLINE Trong giải pháp công nghệ Skyline, TerraBuilder được dùng để xây dựng dữ liệu nền địa hình từ dữ liệu mô hình số độ cao, ảnh vệ tinh, bản đồ địa hình. PhotoMesh được dùng để tự động tạo các mô hình lưới 3D từ các ảnh 2D. CityBuilder được dùng để hợp nhất các mô hình lưới 3D được tạo ra từ PhotoMesh cùng với các lớp phân loại, các lớp mô hình 3D và lớp thông tin xây dựng BIM để tạo lớp dữ liệu mô hình lưới 3D (3DML layer). 4.1. Quy trình xây dựng dữ liệu bằng phần mềm TerraBuilder Quy trình xây dựng dữ liệu của TerraBuilder bao gồm các bước: Chuẩn bị dữ liệu đầu vào, tạo dự án, tải các lớp dữ liệu vào dự án, tạo tháp phân giải, sinh dữ liệu và hiệu chỉnh kết quả. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 181 TT Bước Diễn giải 1 Chuẩn bị dữ liệu Chuẩn bị các dữ liệu đầu vào cho dự án gồm mô hình số độ cao (DEM), ảnh vệ tinh, ảnh bản đồ địa hình ở các khu vực, các tỷ lệ cần xây dựng địa hình cho dự án. Các dữ liệu này đã được biên tập dựa trên các công cụ phần mềm GIS như Globe Mapper, ArcGIS. 2 Tạo dự án, thiết lập các tham số cho dự án Tạo dự án TerraBuilder, thiết lập các tham số cho dự án bao gồm: Mô hình dự án (Project Model) là Planar cho dự án với bề mặt phẳng và Globe cho bề mặt cầu, hệ toạ độ (Project Coordinate System), định dạng và chất lượng ảnh đầu vào, các thiết lập thư mục chứa các tệp Pyramid, thư mục chứa dữ liệu đầu ra. 3 Tải các lớp dữ liệu vào dự án và thiết lập các tham số dữ liệu Tải các lớp dữ liệu đầu vào cho dự án (DEM, ảnh vệ tinh, ảnh bản đồ địa hình) và thiết lập các tham số cho các lớp dữ liệu, bao gồm: Độ phân giải trong dự án (UPP), độ phân giải lớn nhất có thể nhìn thấy (Max Visible UPP), hệ toạ độ, độ sáng, màu sắc. 4 Tạo tháp phân giải cho các lớp dữ liệu Tạo tháp phân giải (Pyramid Resolution) cho các lớp dữ liệu. Việc thiết lập tháp phân giải hợp lý cho các lớp dữ liệu làm tăng khả năng phân phối dữ liệu theo luồng (Streaming). 5 Sinh dữ liệu Sinh dữ liệu (.MPT). TerraBuilder thực hiện cơ chế sinh dữ liệu dựa trên tính toán song song, tận dụng tối đa tài nguyên phần cứng trong một máy tính hoặc trong mạng máy tính. Khái niệm Fuser được gắn cho một tiến trình tạo dữ liệu song song. Tại bước này TerraBuider cho phép chọn các Fuser nào sẽ tham gia vào quá trình tạo dữ liệu. 6 Hiệu chỉnh kết quả Kết quả của TerraBuilder là cơ sở dữ liệu địa hình nền, được sử dụng trực tiếp tại máy trạm hoặc được tổ chức lưu trữ trên máy chủ và được phát theo luồng đến các máy trạm. Sau khi được xây dựng, các tệp dữ liệu này cần được kiểm tra về chất lượng để xác định được tính chuẩn xác của dữ liệu đầu vào cũng như tính đúng đắn của các tham số, các thao tác trong quá trình biên tập dữ liệu. 4.2. Quy trình xây dựng dữ liệu bằng phần mềm PhotoMesh Quy trình biên tập dữ liệu của PhotoMesh bao gồm các bước: Chuẩn bị dữ liệu đầu vào, tạo dự án, tải các lớp dữ liệu, sinh dữ liệu và hiệu chỉnh kết quả. TT Bước Diễn giải 1 Chuẩn bị ảnh đầu vào PhotoMesh hỗ trợ hầu như tất cả các định dạng ảnh. Thông tin địa lý và các thông số thiết bị chụp được lưu trong ảnh là cơ sở để PhotoMesh tính toán, xây dựng địa hình. PhotoMesh có thể xây dựng địa hình từ các Công nghệ thông tin N. C. Hùng, , “Ứng dụng nền tảng công nghệ Skyline tác chiến biển đảo.” 182 tập ảnh được chụp từ các thiết bị khác nhau, có độ phân giải khác nhau. 2 Tạo dự án, thiết lập các thiết lập các tham số cho dự án Với dự án PhotoMesh, người dùng có thể nhanh chóng biên tập lại dữ liệu các mảnh địa hình có sự thay đổi mà không cần biên tập lại cả khu vực địa hình. 3 Tải dữ liệu đầu vào Thực hiện tải ảnh vào dự án, kiểm tra tính đầy đủ của tập ảnh, hiệu chỉnh thông tin ảnh; xác định điểm khống chế; xác định khu vực vùng nước; thiết lập tham số vùng tam giác đạc AT. 4 Sinh dữ liệu PhotoMesh hỗ trợ tính toán song song trên các lõi của bộ vi xử lý của các máy tính trong hệ thống mạng, tận dụng tối đa tài nguyên phần cứng để tăng tốc độ tối đa cho quá trình xây dựng dữ liệu. 5 Hiệu chỉnh kết quả PhotoMesh hỗ trợ xem kết quả dưới dạng 3D, người dùng sau đó có thể chỉnh sửa dữ liệu đầu ra bằng các phần mềm khác như thay đổi các vùng dữ liệu bị lỗi, xóa bỏ các đối tượng không cần thiết hoặc thay đổi các tham số đầu vào và sinh lại dữ liệu. 4.3. Quy trình xây dựng dữ liệu bằng phần mềm CityBuilder Quy trình xây dựng dữ liệu của CityBuilder bao gồm các bước: Chuẩn bị dữ liệu đầu vào, tạo dự án, tải các lớp dữ liệu, sinh dữ liệu và hiệu chỉnh kết quả. TT Bước Diễn giải 1 Chuẩn bị dữ liệu Các lớp dữ liệu đầu vào cho một dự án CityBuilder bao gồm: - Mô hình lưới 3D (3DML Model): Được tạo bởi phần mềm PhotoMesh; - Lớp phân loại (Classification Layer): Phân loại các đối tượng trên mô hình lưới 3D bằng các trường thông tin phục vụ truy vấn dữ liệu, có thể được tạo ra từ phần mềm TerraExplorer; - Model Layer: Các lớp mô hình địa vật được xây dựng để chồng lên địa hình, được xây dựng bằng phần mềm TerraExplorer từ các mô hình 3D (3D Model) theo định dạng shape file; - BIM Layer: Lớp thông tin xây dựng (FBX), được tạo ra từ các phần mềm thiết kế và dựng 3D trong xây dựng như Revit; - Các dữ liệu về mô hình số độ cao và ảnh địa hình: Được đưa vào để tạo lớp địa hình nền cho dự án CityBuilder. 2 Tạo dự án, thiết lập các thiết lập các tham số cho dự án Tạo dự án và thiết lập các tham số cho dự án như: Hệ toạ độ dự án (Project Coordinate System), Độ phân giải cao nhất ở mức chấp nhận được (Max. Best Resolution), Cơ sở dữ liệu địa hình (Terrain Database). Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 183 3 Tải và cập nhật các lớp dữ liệu Tải các lớp dữ liệu đã được chuẩn bị vào dự án, thiết lập các tham số cho các lớp dữ liệu tương ứng, bao gồm: độ cao, góc quay (Yaw, Pitch, Roll), tỷ lệ phóng đại (Scale), ẩn hiện các lớp, tô màu, hệ toạ độ. 4 Sinh dữ liệu CityBuilder cho phép quản lý và cấu hình các Fuser là các tiến trình sinh dữ liệu song song, tận dụng tối đa được tài nguyên phần cứng các máy tính trong mạng. Thời gian sinh dữ liệu cơ bản phụ thuộc vào các lớp dữ liệu trong dự án. 5 Hiệu chỉnh kết quả Kết quả CityBuilder là lớp mô hình lưới 3D (3DML Layer). Kết thúc quy trình sinh dữ liệu, CityBuilder cho phép người dùng bổ sung, hiệu chỉnh thông tin các lớp và sinh lại các phần sữ liệu nếu chưa đạt yêu cầu. 4.4. Quy trình xây dựng dữ liệu sa bàn số 3D Dựa trên quy trình xây dựng dữ liệu theo từng phần mềm công cụ và thử nghiệm, tác giả đề xuất quy trình xây dựng dữ liệu sa bàn số 3D trên giải pháp công nghệ Skyline như sau: Hình 2. Quy trình xây dựng dữ liệu sa bàn số 3D. Quy trình này được mô tả như sau: PhotoMesh được sử dụng để tạo mô hình lưới 3D từ các ảnh 2D, mô hình này là đầu vào cho TerraExplorer Pro kết hợp với các mô hình 3D và các lớp thông tin để tạo ra các lớp phân loại, các lớp mô hình (Model Layer). CityBuilder sau đó sẽ hợp nhất các mô hình lưới 3D (3DML Model) cùng với các lớp phân loại, lớp mô hình 3D được tạo ra từ TerraExplorer 184 ho 3D này cùng v TerraBuilder t (Feature Layer), các mô hình 3D và các ký hi 3D và đư 4.5 ngh KHCN c 4.5 gi sa bàn s giui, thgiuildera hình) 4.5 ặc các lớp BIM để tạo lớp mô h . Ứng K ệ Skyline đ .1. D D ớimô h .2. D ết quả nghi ế giớu sa b ợc tổ chức hiển thị, khai thác tr d ấp Nh ữ liệu sa b ình sa bànDEM 250m. D 250msa bàn s ố 3D tr ữ liệu sa b ụng trong dự án KHCN m Hình 3 Hình 4 N. C. Hùng, , ới c ừ các ảnh địa h ã à nư ên c đư àn s àn s ên n àn s ơ s ứu, quy tr ợc ứng dụng v ớc m ố 3D phạm vi Thế giới đ ền tản các luildera h . K . K ở dữ liệu địa h ã s ố 3D phạm vi Thế giới đưgiuildera h ết quả xây dựng sa b ố 3D khu vực Việt Nam ết quả xây dựng sa b ố “ ình xây d CNC.M03.DAHT/2018 như sau: Ứng dụng nền tảng công nghệ Skyline tác chiến biển đảo ình và mô hình s ào xây d ình l ình n ph ư ình n ên ph ã s ựng dữ liệu sa b ới 3D (3DML Layer). Lớp mô h ố CNC.M03.DAHT/2018 ình n ph àn s ền 3D (.mpt ho ệu quân sự 2D để tạo th ần TerraExplorer. ựng dữ liệu sa b ạm vi TTerraExplorer Pro/ArcMap. àn s ố độ cao (DEM), các lớp thông tin ưgi ố 3D ố 3D khu vực Việt Nam ớu sa b ố 3D phạm vi Thế giới3Ddữ liệu ạm vi Thanh giuildera ph àn s ạm vi t ặc .tbp) đ ố 3D tr àn s àn s h Công ngh ố 3D trong dự án ố 3D phạm vi Thế ế giới ên n ược tạo ra từ ành sa bàn s ền tảng công . . ệ thông tin hình quh ình l ư .” ới ố Thông tin Tạp chí Nghi gi TerraBuilder, d biên t 4.5 vệ tinh mức 13 bằng phần mềm T chuyên đ tập bằng phần mềm TerraExplorer Pro/ArcMap. của sa b công ngh th dữ liệu sa b liệu sa b hư phòng, qu thi dựng giải pháp sa b tác chi trong l bàn s cầu của ng [1]. Du v ớimô h .3. D D Trong bài báo này, tác gi ế giới. Nội dung trọng tâm của b ớng phát tri Trong giai đo ện kho dữ liệu sa b ập bằ) đ ữ liệu sa b Hình 5 ến. Trong t ĩnh vực công nghệ thông tin (AI, BigData) sẽ đ ố 3D thông minh hóa, có khả năng xử lý dữ liệu lớn để đáp ứng nhanh y Xây d khoa h ực V ình s ữ liệu sa b ề (h àn tác chi ệ n àn s ản lý t ên c . K ày so v àn s ố 3D đ ười d ựng mô h ọc công nghệ ứu KH&CN iệt Namựng sa b ệt Namựng90m. Dữ liệu địa h ữ liệu các lliệu địa h ưchính, giao thông, thư àn s - ành chính, giao thông, th ết quả xây dựng sa b ển các ứng dụng tr àn s 15, mô hình s ến, tr ố 3D dựa tr ài nguyên môi trư ạn tiếp theo, ngo ương lai g ùng. ố 3D khu vực từ Phú Y erraBuilder k 5. K ới các công nghệ khác đang đ ư àn s ình s ố 3D khu vực từ Phú Y ẾT LUẬN V ợc đề xuất giúp độc giả tiếp cận đ àn s ố 3D ho quân s ình bày v ố bề mặt v ả tr ên n ố 3D, nhóm nghi ần, các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 TÀI LI ự, àn s ố độ DEM 30m. Dữ liệu địa h ết hợp với CityBuilder, dữ liệu các lớp thông tin ình bày t ền tảng công nghệ Skyline. Quy tr àn ch Số Đặc san ố 3D giới đ ề giải pháp công nghệ Skyline, điểm mạnh của ài báo t ên công ngh ờng v ài vi ình n ợc bTerraExplorer Pro/ArcMap. àn s À HƯ ệc tiếp tục xây dựng th ỉnh để phục vụ công tác chỉ huy ỆU THAM KHẢO à b ủy hệ, địa danh, khu vực quân sự) đ ố 3D khu vực Phú Y ổng quan về ý nghĩa, đặc điểm v à quy ho ản đồ trực ảnh sử dụng công nghệ đo ảnh ền đ ên đ ỚNG PHÁT TRIỂN ập trung v CNTT ình n ên đ ệ Skyline phục vụ cho an ninh quốc ên ưv ược bi ến Vũng T ạch đô thị. cứu sẽ tiếp tục nghi , 04 ực Việt Namựng sa b ền đ ến Vũng T ược sử dụng trong - 20 ư ành chính, giao thông, thư ào đ ư 19 ợc bi ề xuất quy tr ư ợc ứng dụ ên t àu àu đư ên đ ợc công nghệ mới, định ình n êm d ập bằng phần mềm ợc xây dựng từ ảnh ến Vũng T ữ liệu nhằm ho ng đ ền đ ình xây d ên c ư nư ình xây d - ể xây dựng sa àn s ợc bi à yêu c ớc v ứu để xây tham mưu ên t ược bi àu ựng dữ 185 ố 3D . à trên ựng ợc ập ên ầu àn êu Công nghệ thông tin N. C. Hùng, , “Ứng dụng nền tảng công nghệ Skyline tác chiến biển đảo.” 186 máy bay không người lái (UAV), TS. Bùi Tiến Diệu, ResearchGate, 2016. [2]. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Lidar thành lập bản đồ 3D khu vực đô thị, Đặng Thanh Tùng, Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014. [3]. Nghiên cứu xây dựng quy trình bay chụp, xử lý ảnh hàng không theo công nghệ số phục vụ công tác thành lập bản đồ địa hình cơ bản, ThS Trần Phúc Thắng, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam/Bộ Tài nguyên và Môi trường [4]. TerraExplorer Programmer Guide, Skyline Sofware Inc, 2017. ABSTRACT APPLICATION OF SKYLINE TECHNOLOGY FOUNDATION IN BUILDING 3D DIGITAL MODEL DATA SERVING FOR COMMAND–ADVISING FOR COMBAT ON THE SEA AND ISLANDS Thoroughly grasping the mission on the model of determination is an important content in the commanding exercise - advising for combat on the sea and island. At present, the model of determination is made by manual method, so it takes time and effort and many limitations exist. Using 3D virtual table will help shorten the preparation time, save costs, show the battlefield space visually and vividly, show the combat area from the whole to the details, show the stages section of the combat process clearly. In this page, the author presents an overview of model's determination, composition and advantages of 3D virtual table. Next, the author will present the construction process and data types editing process of 3D virtual table. In the final section, the author will present some results of building a 3D virtual table for command - advising for combat on the sea and island. Keywords: 3D virtual table; Model of determination; Sea and island operations; Digital map; Digital sea map. Nhận bài ngày 18 tháng 12 năm 2018 Hoàn thiện ngày 27 tháng 02 năm 2019 Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2019 Địa chỉ: Viện Công nghệ thông tin/Viện KH-CN quân sự. * Email: hungbka48@gmail.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_hung_8767_2150170.pdf
Tài liệu liên quan