Tài liệu Ứng dụng mô hình hồi quy binary logistic xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia mô hình trồng nhãn kiểu mẫu: An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 46 – 52
46
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY BINARY LOGISTIC XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA MÔ HÌNH TRỒNG NHÃN KIỂU MẪU
Trần Thanh Dũng1
1Trường Đại học Cần Thơ
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 27/12/2017
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
08/02/2018
Ngày chấp nhận đăng:
06/2018
Title:
An application of binary
logistic model to determine the
factors influencing on the
modeling of longan planting
Keywords:
Binary Logistic, models,
longan, participation
Từ khóa:
Binary Logistic, kiểu mẫu,
nhãn, sự tham gia
ABSTRACT
The study aims to identify the factors influencing on the participation of
longan planting model that is esential for a local agricultural economic
development. The results show that longan planting for patterns was more
economical than the traditional one by the T-test at a significance level of
5%. Paticularly, the study used the Binary Logistis regression mode...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng mô hình hồi quy binary logistic xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia mô hình trồng nhãn kiểu mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 46 – 52
46
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY BINARY LOGISTIC XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA MÔ HÌNH TRỒNG NHÃN KIỂU MẪU
Trần Thanh Dũng1
1Trường Đại học Cần Thơ
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 27/12/2017
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
08/02/2018
Ngày chấp nhận đăng:
06/2018
Title:
An application of binary
logistic model to determine the
factors influencing on the
modeling of longan planting
Keywords:
Binary Logistic, models,
longan, participation
Từ khóa:
Binary Logistic, kiểu mẫu,
nhãn, sự tham gia
ABSTRACT
The study aims to identify the factors influencing on the participation of
longan planting model that is esential for a local agricultural economic
development. The results show that longan planting for patterns was more
economical than the traditional one by the T-test at a significance level of
5%. Paticularly, the study used the Binary Logistis regression model to
identify the factors influencing on the paticipation of the longan models,
including background education, cooperative participation, and farmers’
experiences.
TÓM TẮT
Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia mô hình trồng
nhãn kiểu mẫu rất cần thiết để xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển kinh
tế nông nghiệp địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông dân trồng
nhãn kiểu mẫu đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trồng nhãn truyền thống thông
qua kiểm định T-test mức ý nghĩa 5%. Đặc biệt, đề tài sử dụng mô hình hồi
quy Binary Logistic để nhận ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia mô
hình trồng nhãn kiểu mẫu là trình độ học vấn, sự tham gia hợp tác xã và kinh
nghiệm của nông dân.
1. GIỚI THIỆU
Sự phát triển của công nghệ thông tin nói riêng và
khoa học công nghệ nói chung đang tác động
mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống
xã hội. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin không
chỉ giới hạn trong nâng cao hiệu quả quản lý, cắt
giảm chi phí mà còn tạo nên những thay đổi căn
bản nền tảng vận hành và phát triển của nhiều lĩnh
vực của nền kinh tế - xã hội. Cho nên một nước có
nền kinh tế mạnh về nông nghiệp như Việt Nam
thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản
xuất là hết sức quan trọng tạo ra bước đột phá tư
duy và là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu
mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.
Nhãn là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế
cao, có giá trị dinh dưỡng, được trồng với diện
tích và sản lượng rất lớn ở Đồng bằng sông Cửu
Long (Trần Văn Hâu & Đỗ Minh Huân, 2011).
Tuy nhiên, hiện nay trên nhãn xuất hiện bệnh chổi
rồng chiếm hơn 60% diện tích nhà vườn, gây
giảm năng suất và cả chất lượng làm cho đời sống
người dân trồng nhãn gặp nhiều khó khăn. Ở Sóc
Trăng, mô hình trồng nhãn kiểu mẫu được nhóm
nông dân áp dụng đưa các tiến bộ kỹ thuật mới
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 46 – 52
47
vào sản xuất như: tỉa cành tạo tán, khắc cành, bón
phân hợp lý, xử lý ra hoa đã đẩy lùi được bệnh
chổi rồng, hiệu quả sản xuất tăng rõ rệt (Bộ Nông
nghiệp & Phát triển Nông thôn, 2013). Thế
nhưng, số hộ cũng như diện tích tham gia vào mô
hình trồng nhãn kiểu mẫu còn quá ít, nên chưa
kiểm soát được bệnh hại trên cây trồng. Do đó
việc áp dụng mô hình hồi quy Binary Logistic
nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
vào mô hình trồng nhãn kiểu mẫu là hết sức thiết
thực giúp cơ quan quản lý tại địa phương có
những giải pháp tăng cường sự tham gia của nông
dân vào mô hình trồng nhãn kiểu mẫu góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của
Phòng Nông nghiệp huyện Kế Sách, tỉnh Sóc
Trăng, niên giám thống kê, các bài báo, tạp chí có
uy tín.
Số liệu sơ cấp được thu thập 60 quan sát mẫu theo
phương pháp ngẫu nhiên phân tầng để đảm bảo
tính chính xác và khoa học, bao gồm 30 hộ tham
gia mô hình trồng nhãn kiểu mẫu và 30 hộ trồng
nhãn theo truyền thống chưa tham gia mô hình.
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng công cụ PRA
phỏng vấn KIP 3 chuyên gia am hiểu về mô hình
và phỏng vấn nhóm nông dân để biết được tình
hình sản xuất và những thuận lợi khó khăn khi
tham gia mô hình.
2.2 Phương tiện nghiên cứu
Sau khi phỏng vấn, số liệu được nhập vào Excel
và được rà soát kiểm tra cẩn thận trước khi đưa
vào phần mềm SPSS. Phần mềm SPSS được sử
dụng để mã hóa và phân tích số liệu đề tài.
2.3 Phương pháp phân tích
Đề tài này chủ yếu sử dụng mô hình hồi quy
Binary Logistic phân tích theo phương pháp của
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)
để nhận ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
trồng nhãn kiểu mẫu. Bên cạnh đó, kiểm định T-
test và phân tích bảng chéo Crosstab cũng được sử
dụng để làm nổi bật thông tin sản xuất cũng như
hiệu quả tham gia mô hình trồng nhãn kiểu mẫu.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thực trạng sản xuất nhãn
Những nông hộ trồng nhãn trên địa bàn nghiên
cứu có sự lựa chọn hướng canh tác khác nhau phù
hợp với điều kiện từng hộ. Đề tài sử dụng kiểm
định T-test ở mức ý nghĩa 5% để có cơ sở đối
chiếu so sánh những hộ tham gia mô hình trồng
nhãn kiểu mẫu với những hộ trồng nhãn truyền
thống về thông tin của nông hộ, tình hình sản xuất
và hiệu quả mang lại.
3.1.1 Thông tin nông hộ và sản xuất
Trước đây ở những vùng nông thôn điều kiện học
tập khó khăn cho nên nông dân trồng nhãn trong
vùng nghiên cứu có trình độ chưa cao chỉ ở mức
cấp 2. Trình độ học vấn của nông dân chưa cao
gây ảnh hưởng đến việc ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất, thêm vào đó họ lại sử dụng
bề dày kinh nghiệm lâu năm của mình để sản
xuất. Trong đó nhóm nông dân trồng nhãn theo
truyền thống có nhiều kinh nghiệm hơn nông dân
theo kiểu mẫu và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê thông qua kiểm định T-test ở mức ý
nghĩa 5%. Tuy vậy, đây cũng là một khó khăn cho
việc chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đến nông
dân vì những người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm
họ thường khó chấp nhận kỹ thuật mới (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2016).
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 46 – 52
48
Đất đai là tư liệu không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng diện tích đất canh tác của nông
hộ trong vùng còn ít, chưa được 1 hecta/hộ, những hộ trồng nhãn theo kiểu mẫu và theo truyền thống có
sự chênh lệch không đáng kể.
Năng suất và chất lượng trái nhãn phụ thuộc rất nhiều vào tuổi cây nhãn. Theo Nguyễn Văn Nghiêm
(2011), cây còn nhỏ (dưới 10 năm) cho năng suất không cao bằng những cây đã ra trái ổn định, những
cây có độ tuổi quá cao (trên 30 năm) năng suất sẽ giảm và chất lượng thấp hơn. Nhãn trong vùng nghiên
cứu trung bình được 12 tuổi đa số tập trung từ 10 đến 20 tuổi, đây là độ tuổi mà theo hầu hết nông dân
đều cho rằng nằm trong giai đoạn cho trái ổn định của cây nhãn.
Tham gia các lớp tập huấn là việc rất cần thiết, ảnh hưởng rất lớn đến cách chăm sóc, kỹ thuật trồng nhãn
và nâng cao kinh nghiệm sản xuất cho người dân, từ đó giúp đem lại hiệu quả tài chính cao cho nông hộ.
Trong mô hình trồng nhãn kiểu mẫu tất cả hộ nông dân đều hiểu được ý nghĩa tham gia các lớp tập huấn
nên tất cả đều tham gia tập huấn. Những hộ trồng nhãn theo mô hình truyền thống thì chỉ có 43,3% tham
gia tập huấn. Đa số các buổi tập huấn ở địa phương chủ yếu về cách chăm sóc cây nhãn, cách phòng trị
chổi rồng và kỹ thuật cắt tỉa nhãn. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn giúp nông dân trang bị được những
kiến thức và kỹ thuật đầy đủ tiên tiến giúp cho việc canh tác nhãn hiệu quả và mang lại lợi nhuận nhiều
hơn.
Cơ hội tham gia tập huấn nhiều là do nông hộ
trồng nhãn kiểu mẫu đều là thành viên của tổ chức
xã hội mà cụ thể ở địa phương này là hợp tác xã
Thắng Lợi, trong khi những hộ trồng nhãn truyền
thống có đến 86,7% số hộ chưa tham gia tổ chức
xã hội ở địa phương. Hợp tác xã Thắng Lợi ngoài
tổ chức tập huấn về các biện pháp cắt tỉa, phun
thuốc bón phân, biện pháp dưỡng cho cây ra cơi
đọt mạnh để trổ hoa nhiều, đậu trái tốt hợp tác
xã còn hỗ trợ vốn vay cho xã viên, các nhà vườn
Bảng 1. Thông tin nông hộ
Đặc điểm Kiểu mẫu Truyền thống Tổng thể
Học vấn trung bình của chủ hộ (cấp) 2,23 1,87 2,05
Diện tích đất canh tác trung bình (ha/hộ) 0,72 0,65 0,68
Kinh nghiệm trồng nhãn (năm) 11,67 17,60 14,63a
Tuổi cây (năm) 13,10 10,93 12,02
a Có sự khác biệt qua kiểm định T-test ở mức ý nghĩa 5%
0
20
40
60
80
100
Tập huấn Tổ chức xã hội
Truyền thống
Kiểu mẫu
Hình 1. Sự tham gia của nông dân
%
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 46 – 52
49
còn được các cán bộ kỹ thuật thường xuyên đến
thăm vườn để hướng dẫn cũng như xử lý kịp thời
các tình huống xấu xảy ra.
3.1.2 Hiệu quả mô hình trồng nhãn kiểu mẫu
Trong suốt thời gian trồng nhãn, điều quan tâm
nhất của nông dân là hiệu quả mang lại. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, những hộ tham gia mô hình
kiểu mẫu cho lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao
hơn nhiều so với hộ chưa tham gia mô hình
(thông qua kiểm định T-test ở mức ý nghĩa 5%).
Nông dân trồng nhãn theo kiểu mẫu có hiệu quả
cao hơn trồng theo truyền thống là do chi phí
thấp. Như đã phân tích nội dung trên, những hộ
theo mô hình kiểu mẫu đều là thành viên của hợp
tác xã nên được tập huấn rất nhiều về kỹ thuật
mới như bón phân cân đối, phun thuốc đúng liều,
mua vật tư ở đại lý cấp 1 hay mua trực tiếp công
ty bảo vệ thực vật nên chi phí đầu vào rất thấp
hơn có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa 5%) so với
hộ trồng nhãn truyền thống. Hợp tác xã còn triển
khai nhiều phong trào chăm sóc vườn khỏi bệnh,
nhất là bệnh chổi rồng, cho nên nhà vườn kiểu
mẫu không phải tốn chi phí nhiều cho thuốc trị
cũng như công lao động chăm sóc thêm như
những vườn truyền thống.
Doanh thu cao của nông dân trồng nhãn kiểu mẫu
cũng là lý do mang lại hiệu quả tốt trong sản xuất.
Doanh thu nhiều phải kể đến kết quả sản xuất cho
năng suất cao và giá bán trội. Nông hộ trồng nhãn
theo kiểu mẫu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới
trong quá trình chăm sóc nhãn nên nhãn chẳng
những đạt về số lượng mà chất lượng trái cũng
làm hài lòng người tiêu dùng cho nên thương lái
thu mua với giá cao hơn (có ý nghĩa ở mức 5%)
so với nhãn được trồng theo truyền thống.
Qua kết quả này đã chỉ ra được vai trò rất lớn của
hợp tác xã mang lại cho thành viên tham gia.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn
Văn Sánh (2015) cũng cho kết quả lợi nhuận nông
dân tăng lên khi tham gia hợp tác xã nông nghiệp
so với nông dân cá thể bên ngoài hợp tác xã. Có lẽ
vì thế, Adref (2011) cho rằng, hợp tác xã nông
nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển
nông thôn thông qua việc phát triển các hoạt động
nông nghiệp và Dung (2011) cũng khẳng định
hợp tác xã nông nghiệp được xem như là những tổ
chức quan trọng nhất trong việc hỗ trợ phát triển
nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng.
Tất cả hộ trồng nhãn theo kiểu mẫu đều tham gia
vào hợp tác xã Thắng Lợi. Hợp tác xã này hoạt
động rất hiệu quả trong chuyển giao kỹ thuật mới,
sử dụng vật tư đầu vào nhưng chưa quá tốt
trong khâu giải quyết đầu ra sản phẩm. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, 100% nông dân đều bán trái
nhãn cho thương lái mà không có bất kỳ hợp đồng
tiêu thụ nào. Mặc dù nông dân trồng nhãn kiểu
mẫu bán nhãn với giá trung bình cao hơn 3.000
đồng/kg so với hộ trồng nhãn truyền thống do
thương lái tin tưởng vào uy tín của hợp tác xã,
nhãn trồng kiểu mẫu đẹp và chất lượng hơn. Tuy
nhiên, nông dân không thể nào không cảnh giác
những chuyện bị thương lái ép giá hay dội hàng
như tình hình thịt heo trong những tháng qua.
Người nông dân hiện đang rất quan tâm vấn đề về
giá đầu ra được ổn định, không phải bị mất qua
các khâu trung gian. Cho nên, vấn đề về hợp đồng
tiêu thụ nhãn là rất cần thiết cho nông dân yên tâm
sản xuất mà hợp tác xã cần quan tâm trong thời
gian tới. Có như thế mới phát huy và nâng cao vai
Bảng 2. Hiệu quả mô hình trồng nhãn
Chỉ tiêu Kiểu mẫu Truyền thống Tổng thể
Tổng chi phí (triệu đồng/ha) 69,90 81,30 75,60
a
Doanh thu (triệu đồng/ha) 196,78 84,63 140,71
a
Lợi nhuận (triệu đồng/ha) 12,69 0,33 6,51
a
Hiệu quả đồng vốn (lần) 2,94 1,05 2,00
a
aCó sự khác biệt qua kiểm định T-test ở mức ý nghĩa 5%
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 46 – 52
50
trò của hợp tác xã như Trần Thanh Dũng (2017)
đã nêu, vai trò của hợp tác xã nông nghiệp đó là tổ
chức lại hình thức sản xuất, cung cấp tiến bộ kỹ
thuật mới, hỗ trợ vốn, giảm chi phí vật tư đầu vào
và hợp đồng bao tiêu đầu ra được giá cao và ổn
định mang lại hiệu quả cao cho nông dân.
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia mô
hình trồng nhãn kiểu mẫu
3.2.1 Xây dựng mô hình
Tham gia trồng nhãn theo kiểu mẫu giúp nông dân
giảm chi phí, tăng thu nhập đem lại lợi nhuận cao,
vì vậy cần phải nhận ra các yếu tố ảnh hưởng đến
sự tham gia vào mô hình của nông dân để có giải
pháp tác động hiệu quả.
Mô hình hồi quy Binary Logistic là nghiên cứu
mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ (biến độc
lập) và đối tượng phân tích (biến phụ thuộc).
Trong hồi quy logistic thì đối tượng nghiên cứu
được thể hiện qua các biến số nhị phân, còn các
yếu tố nguy cơ có thể được thể hiện qua các biến
số liên tục hoặc các biến nhị phân hay các biến
thứ bậc và có sự nghịch đảo của hàm phân phối
xác suất chuẩn hóa là sự kết hợp tuyến tính của
các biến giải thích được nghiên cứu bởi nhà thống
kê David R. Cox (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2008).
Mô hình hồi quy Binary Logistic được ứng dụng
rất nhiều để xác định các yếu tố tác động hay dự
đoán khả năng xảy ra của một hiện tượng kinh tế
xã hội như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu học nghề của lao động nông thôn tỉnh Hậu
Giang (Phạm Ngọc Nhàn, 2017), xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng gạo đạt chuẩn
GAP (Trần Thanh Dũng, 2015), sự thích ứng của
thanh niên trong xây dựng nông thôn mới tỉnh
Kiên Giang (Nguyễn Ngọc Đệ, 2016) Trong
nghiên cứu này, mô hình hồi quy Binary Logistic
để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
mô hình trồng nhãn kiểu mẫu được xây dựng như
sau:
Log(P/(1-P)) = B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3
Trong đó:
P: xác suất nông dân tham gia mô hình trồng
nhãn kiểu mẫu nhận giá trị 1.
Như vậy, 1-P là xác xuất nông dân không tham
gia mô hình nhận giá trị 0.
Các biến độc lập Xi được diễn giải trong Bảng 3:
Bảng 3. Diễn giải các biến độc lập Xi trong mô hình hồi quy BINARY LOGISTIC
Biến số Diễn giải
X1: Kinh nghiệm (năm) Số năm nông dân trồng nhãn.
X2: Hợp tác xã (1 = có, 0 = không)
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu nông dân có tham gia
hợp tác xã và 0 nếu nông dân không tham gia.
X3: Trình độ học vấn (cấp) Trình độ của nông dân tại thời điểm phỏng vấn.
3.2.2 Kết quả mô hình
Đề tài sử dụng phương pháp Forward lần lượt đưa
từng biến độc lập vào mô hình và sẽ giữ lại chúng
nếu các biến đó có ý nghĩa thống kê đến khi mô
hình tốt cho kết quả tốt nhất. Kết quả phân tích
cho thấy có ba yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
của nông dân vào mô hình trồng nhãn kiểu mẫu là
sự tham gia vào hợp tác xã, trình độ học vấn và
kinh nghiệm của nông dân với xác suất dự đoán
đúng lên đến 77,56% và giá trị -2Log likelihood
là 87,52 đủ nhỏ để khẳng định mô hình tổng thể
phù hợp.
Yếu tố tham gia hợp tác xã có mức ý nghĩa 0,00;
hệ số hồi quy 1,18 hệ số này tỷ lệ thuận với sự
tham gia mô hình trồng nhãn kiểu mẫu của nông
dân, nghĩa là khi nông hộ có tham gia hợp tác xã
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 46 – 52
51
thì khả năng tham gia mô hình càng cao. Hiện nay
có rất nhiều tổ chức hợp tác kinh tế rất thành công
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nên Chính phủ
rất quan tâm ban hành Quyết định số
62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích
phát triển hợp tác và cũng là tiêu chí trong xây
dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, thực tế người
dân trong vùng còn ngại chưa tin tưởng vào lối
làm ăn tập thể, bị ảnh hưởng bởi hoạt động hợp
tác xã kiểu cũ. Do đó vai trò của chính quyền địa
phương là rất quan trọng trong công tác tuyên
truyền về vai trò, ý nghĩa của hợp tác xã kiểu mới
bằng các phương tiện thông tin đại chúng, trình
diễn mô hình hợp tác hiệu quả nhằm thu hút sự
chú ý và tham gia của đông đảo nông dân.
Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy BINARY LOGISTIC
Yếu tố Hệ số hồi quy (B) Mức ý nghĩa (Sig.) Exp(B)
Tham gia hợp tác xã 1,18 0,00 3,26
Trình độ học vấn 1,23 0,04 3,41
Kinh nghiệm -0,21 0,00 0,23
Hằng số 4,19 0,01 66,13
- 2Log likelihood: 87,52
Xác suất dự đoán đúng: 77,56%
Trình độ học vấn là yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ thuận
với sự tham gia mô hình trồng nhãn kiểu mẫu của
nông dân với mức ý nghĩa 0,04 và hệ số hồi quy
là 1,23. Nghĩa là khi nông dân có trình độ học vấn
càng cao thì khả năng tham gia vào mô hình càng
nhiều. Thật vậy, trình độ học vấn cao giúp nông
dân dễ tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới có thể dễ
đáp ứng yêu cầu của mô hình trồng nhãn kiểu
mẫu. Người dân ở nông thôn thường có trình độ
học vấn thấp do điều kiện học tập khó khăn và
chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học. Do
đó, nông dân cần học hỏi thêm nhiều kiến thức,
kinh nghiệm trong sản xuất, nhất là các tiến bộ kỹ
thuật mới trong các buổi hội thảo, tập huấn để
đáp ứng kịp thời sự phát triển của nông nghiệp
trong thời kỳ mới cũng như thích ứng trong mô
hình trồng nhãn kiểu mẫu.
Kinh nghiệm trong sản xuất phản ảnh bề dày thời
gian canh tác của nông dân, qua đó nông dân rút
ra được những tồn tại cũng như phát huy những
thế mạnh trong canh tác. Thế nhưng theo Nguyễn
Ngọc Đệ (2016) thì nông dân có nhiều kinh
nghiệm lại mang tính bảo thủ cao, khó chấp nhận
những tiến bộ kỹ thuật mới. Thật vậy, kết quả
trong nghiên cứu này cũng thể hiện mối tương
quan nghịch giữa kinh nghiệm và sự tham gia mô
hình trồng nhãn kiểu mẫu với hệ số hồi quy nhỏ
hơn 0 và mức ý nghĩa <0,05. Cho nên, vấn đề vận
động những hộ nông dân lớn tuổi và có nhiều năm
canh tác tham gia mô hình rất khó, đòi hỏi có
nhiều sự giải thích khéo léo, có bằng chứng hiệu
quả mô hình cụ thể rõ ràng mới có thể thuyết phục
họ tham gia kiểu canh tác mới.
KẾT LUẬN
Kết quả phân tích cho thấy, nông dân tham gia
trồng nhãn kiểu mẫu cho hiệu quả cao hơn hộ
trồng nhãn truyền thống thông qua kiểm định T-
test ở mức ý nghĩa 5%. Mô hình hồi quy Binary
Logistic đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng
đến sự tham gia mô hình trồng nhãn kiểu mẫu là
sự tham gia hợp tác xã, trình độ học vấn và kinh
nghiệm của nông dân.
KHUYẾN NGHỊ
Kết quả này giúp nhà quản lý có cơ sở đề xuất các
giải pháp tăng cường khả năng tham gia vào mô
hình trồng nhãn kiểu mẫu đó là phải hướng nông
dân tham gia mô hình kinh tế hợp tác và chia sẻ
kinh nghiệm từ mọi phương tiện về mô hình trồng
nhãn kiểu mẫu; góp phần vào hoạch định chiến
lược nâng cao thu nhập cho nông dân.
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 46 – 52
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aref, F. (2011). Agricultural Cooperatives for
Agricultural Development in Iran. Life Science
Journal, 8 (1), 82-83.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. (2013).
Sổ tay hướng dẫn phòng trừ nhện lông nhung
truyền bệnh chổi rồng hại nhãn. Hà Nội: Nhà
xuất bản Nông nghiệp.
Dung N.M. (2011). Characteristics of the
Agricultural Cooperatives and Its Service
Performance in Bac Ninh province, Vietnam.
J. ISSAAS Vol 17, 1, 68-79.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc.
(2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, tập 2. Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
Nguyễn Ngọc Đệ. (2016). Nghiên cứu khả năng
thích ứng của thanh niên trong xây dựng nông
thôn mới tỉnh Kiên Giang. Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp tỉnh Kiên Giang.
Nguyễn Văn Nghiêm. (2011). Nghiên cứu xác
định giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản
xuất nhãn hàng hóa tại huyện Sông Mã, tỉnh
Sơn La. Đề tài thuộc dự án khoa học công
nghệ nông nghiệp vốn vay ADB.
Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Văn Sánh. (2015).
Hợp tác xã nông nghiệp Tiến Đạt huyện Vĩnh
Lợi – lợi ích đem lại cho thành viên. Tạp chí
khoa học Đại học Cần Thơ, 36, 23-30
Phạm Ngọc Nhàn. (2017). Ứng dụng mô hình hồi
quy Binary Logistic xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến nhu cầu học nghề của lao động
nông thôn. Tạp chí Khoa học và Công Nghệ
Đại học Đà Nẵng, 3, 70-73.
Trần Thanh Dũng. (2015). Tính sẵn lòng sử dụng
gạo đạt chuẩn GAP. Bản tin khoa học kinh tế
trẻ Trung tâm phát triển Khoa học và Công
nghệ trẻ, 1, 59-65.
Trần Thanh Dũng. (2017). Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến sự tham gia hợp đồng tiêu thụ
lúa giữa nông dân và doanh nghiệp. Tạp chí
Khoa học và Công Nghệ Đại học Đà Nẵng, 3,
118-122.
Trần Văn Hâu và Đỗ Minh Huân. (2011). Khảo
sát đặc điểm sinh trưởng, sự ra hoa và phát
triển trái nhãn E-DOR (Dimocarpus Longan
Lour.) tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 20b, 129-
138.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1569815658_05_tran_thanh_dung_xpdf_5127_2189593.pdf