Ứng dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hoá học ở trường Trung học Phổ thông

Tài liệu Ứng dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hoá học ở trường Trung học Phổ thông: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0005 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 39-49 This paper is available online at ỨNG DỤNG LƯỢC ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Thân1, Phạm Hồng Bắc2 1Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Giang, Hà Giang 2Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Lược đồ tư duy (còn gọi là sơ đồ tư duy, bản đồ tư duy, LĐTD) là một kĩ thuật dạy học đã được sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt được áp dụng nhiều ở các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực phát huy khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS). Bài báo này giới thiệu một số ứng dụng lược đồ tư duy vào một số phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học theo hợp đồng, dạy học theo góc, dạy học theo dự án trong giảng dạy hoá học ở trường Trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hoá học ở trường Trung học Phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0005 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 39-49 This paper is available online at ỨNG DỤNG LƯỢC ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Thân1, Phạm Hồng Bắc2 1Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Giang, Hà Giang 2Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Lược đồ tư duy (còn gọi là sơ đồ tư duy, bản đồ tư duy, LĐTD) là một kĩ thuật dạy học đã được sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt được áp dụng nhiều ở các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực phát huy khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS). Bài báo này giới thiệu một số ứng dụng lược đồ tư duy vào một số phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học theo hợp đồng, dạy học theo góc, dạy học theo dự án trong giảng dạy hoá học ở trường Trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học ở trường Trung học phổ thông (THPT) trong giai đoạn mới. Từ khóa: Lược đồ tư duy, dạy học hoá học, trung học phổ thông, dạy học tích cực. 1. Mở đầu Trong mục tiêu của giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới theo nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khoá XI, đổi mới PPDH được coi là một trong những giải pháp then chốt về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam. Qua thực tế áp dụng trong giảng dạy các PPDH tích cực đang triển khai hiện nay, chúng tôi nhận thấy các PPDH theo hợp đồng, dạy học theo góc, dạy học theo dự án là các phương pháp dạy học phát huy khả năng tự học, tự sáng tạo, phát triển kĩ năng mềm cho HS thực hiện đúng mục tiêu đổi mới giáo dục [1], [2]. Các phương pháp này đều có đặc điểm chung là chuyển nội dung bài học thành các nhiệm vụ học tập, mà khi thực hiện xong các nhiệm vụ này, HS sẽ lĩnh hội được nội dung bài học. Tuy nhiên các nhiệm vụ này thường được thực hiện một các riêng lẻ chưa có sự gắn kết với nhau. Khi sử dụng kĩ thuật LĐTD [3] bằng cách hệ thống hoá các nội dung bài học thành LĐTD sẽ giúp HS hiểu kiến thức một cách sâu sắc trong mối quan hệ qua lại với nhau, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của các PPDH này. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu về các PPDH theo hợp đồng, dạy học theo góc, dạy học theo dự án và gợi ý về cách sử dụng LĐTD trong các phương pháp dạy học này trong giảng dạy hoá học ở trường THPT. Ngày nhận bài: 15/7/2015. Ngày nhận đăng: 10/2/2016. Liên hệ: Phạm Hồng Bắc, e-mail: bacph@hnue.edu.vn 39 Nguyễn Thị Thân, Phạm Hồng Bắc 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số phương pháp dạy học tích cực 2.1.1. Dạy học theo hợp đồng a. Khái niệm Học theo hợp đồng là một hoạt động học tập trong đó mỗi HS được một hợp đồng trọn gói bao gồm các nhiệm vụ/bài tập bắt buộc khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. HS chủ động và độc lập quyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ/bài tập và thứ tự thực hiện các bài tập/nhiệm vụ đó theo khả năng của mình. Học theo hợp đồng là một hình thức tổ chức dạy học cho phép giáo viên (GV) quản lí, kiểm soát và đánh giá được năng lực học tập của từng HS, nghĩa là tạo cơ hội học tập cho tất cả HS trong lớp theo trình độ, nhịp độ và theo năng lực [1, 2]. b. Quy trình tổ chức dạy học theo hợp đồng [1, 2]: GIAI ĐOẠN 1: CHUẨN BỊ Bước 1: Chọn nội dung và thời gian phù hợp: + Nội dung: GV chọn nội dung tổ chức dạy học; HS tự quyết định thứ tự thực hiện các nhiệm vụ được giao + Thời gian: Tùy theo nội dung học tập. Những HS có nhịp độ chậm thì hoàn thành nhiệm vụ bắt buộc trên lớp trong giờ học; nhiệm vụ tự chọn có thể thực hiện ngoài giờ học hoặc ở nhà. theo hợp đồng Bước 2: Thiết kế bản hợp đồng tập học tập Căn cứ vào nội dung, thời gian và điều kiện cụ thể, GV có thể lựa chọn và thiết kế bản hợp đồng phù hợp. Bản hợp đồng phải đủ chi tiết để HS có thể tìm hiểu dễ dàng, kí hợp đồng và thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập và hợp tác, bao gồm các nhiệm vụ bắt buộc (được xây dựng dựa trên chuẩn kiến thức – kĩ năng của môn học) và nhiệm vụ tự chọn (mang tính củng cố, mở rộng, nâng cao hoặc liên hệ thực tế). GIAI ĐOẠN II: TỔ CHỨC DẠY HỌC Bước 1: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và hợp đồng học tập, thời gian tối đa để thực hiện các nhiệm vụ. Bước 2: Tổ chức cho HS nghiên cứu và kí hợp đồng. GV kí xác nhận và bản hợp đồng. Tổ chức và hỗ trợ HS cho có hiệu quả. Bước 3: GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện hợp đồng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, HS có thể tự sửa lỗi, tự đánh giá qua việc đối chiếu kết quả với đáp án của GV, hoặc chấm chéo bài hoặc sửa lỗi cho nhau trong nhóm. Bước 4. Tổ chức nghiệm thu, thanh lí hợp đồng – Nếu giao nhiệm vụ HS hoàn thành ở nhà, GV nghiệm thu hợp đồng tại lớp học. – GV nghiệm thu hợp đồng dựa trên cơ sở tự đánh giá (hệ thống sửa lỗi hoặc đáp án) và đánh giá đồng đẳng (đánh giá giữa các HS với nhau). 2.1.2. Dạy học theo góc a. Khái niệm: Dạy học theo góc là một PPDH theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau [1]. b. Quy trình thực hiện học theo góc 40 Ứng dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học... * Giai đoạn 1: Chuẩn bị Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả về nội dung bài học, địa điểm, đối tượng HS (khả năng tự định hướng, mức độ làm việc chủ động, tích cực). Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học dựa vào mục tiêu bài học, các PPDH cần phối hợp với PPDH theo góc; chuẩn bị cụ thể về thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc. * Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học theo góc Bước 1: Bố trí không gian lớp học/góc phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập (đảm bảo đủ tài liệu phương tiện, đồ dùng học tập cần thiết ở mỗi góc). Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập Bước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các góc theo cặp, cá nhân hay nhóm nhỏ tại mỗi góc (theo yêu cầu của hoạt động). Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập. 2.1.3. Dạy học theo dự án a. Khái niệm: Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này có thể được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện [1, 2, 4]. b. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án [1, 2, 4] Bước 1: HS quyết định chủ đề và xác định mục tiêu dự án Bước 2: HS xây dựng kế hoạch thực hiện bao gồm những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. Bước 3: Thực hiện dự án học tập theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm Kết quả thực hiện dự án học tập có thể được công bố dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo bằng văn bản, bài trình diễn PowerPoint, poster, mô hình, lập trang web, tạo mô hình hay vật thật,... Hoặc những hành động phi vật chất, như biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một buổi tuyên truyền nhằm tạo ra các tác động xã hội, phòng triển lãm trưng bày tranh ảnh, quay video clip,. . . Bước 5: Đánh giá dự án học tập, do GV và HS đánh giá cả quá trình thực hiện và kết quả đạt được. Việc đánh giá có thể tiến hành trước, trong và sau khi kết thúc dự án, bằng cả các phương pháp quan sát, vấn đáp và viết. Hoạt động xem xét lại dự án để rút ra những kinh nghiệm cho việc phát triển dự án hoặc thực hiện các dự án tiếp theo. 2.2. Sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hoá học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực 2.2.1. Sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học theo hợp đồng Trong dạy học theo hợp đồng, HS tự tìm hiểu, khám phá nội dung kiến thức bài học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng. GV có thể sử dụng LĐTD trong dạy học theo hợp đồng bằng cách thêm nhiệm vụ hoàn thành nội dung kiến thức toàn bài hay một phần của bài học thông qua LĐTD, các nhiệm vụ khác HS vẫn tiến hành bình thường. Khi báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, HS báo cáo sản phẩm là các nội dung trong phiếu học tập GV giao và LĐTD của mình. Như vậy, bên cạnh việc lĩnh hội được kiến thức bài học, HS có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua LĐTD. Điều này sẽ giúp HS liên hệ được các nhiệm vụ học tập của mình với nội 41 Nguyễn Thị Thân, Phạm Hồng Bắc dung bài học, đồng thời giúp các em hiểu rõ hơn nhiệm vụ của mình cũng như nội dung bài học. Việc áp dụng PPDH theo hợp đồng đạt hiệu quả tốt nhất khi thực hiện các nội dung ôn tập, luyện tập [5, 6, 7]. Ví dụ bài: Luyện tập Hiđrocacbon không no (Hoá học lớp 11). Đặc điểm của bài luyện tập có 2 phần: Phần kiến thức cần nhớ: Tổng hợp những nội dung, kiến thức trọng tâm. LĐTD hiệu quả để HS khái quát và liên kết các kiến thức. Nhiệm vụ lập LĐTD này nên là nhiệm vụ bắt buộc, giao cho HS thực hiện ở nhà và làm việc theo tổ để HS có thời gian tự ôn tập, trao đổi và trình bày sản phẩm của nhóm. Việc giao nhiệm vụ này có thể chia thành các mức: + Mức 1: LĐTD có câu hỏi GV xác định các kiến thức trọng tâm, và đưa ra LĐTD dưới dạng hệ thống các câu hỏi cụ thể, rõ ràng. HS không phải tự xác định những kiến thức trọng tâm, mà chỉ cần tìm các thông tin trả lời các câu hỏi của GV và ôn tập theo hệ thống nội dung đó. Hình 1. Mức 2: LĐTD câm (Hình 2). GV sẽ nêu những nội dung chính cần ôn tập dưới dạng các từ khoá. HS tự tổng kết các kiến thức của các nội dung đó. Ở mức độ này, HS cần tư duy và tìm tòi nhiều hơn. Mức 3: HS tự xây dựng LĐTD. Ở mức độ này, GV chỉ nêu lên yêu cầu lập LĐTD tổng kết nội dung kiến thức của bài, hoặc của chương. HS sẽ tự xác định các nội dung chính và các nội dung trọng tâm. Đây là mức độ khó, HS có cơ hội thể hiện những sáng tạo, phong cách riêng của mình. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế nhất định khi HS không nhấn mạnh được những nội dung chính, tổng hợp một cách lan man. 42 Ứng dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học... Hình 2. – Phần luyện tập: GV cho HS làm các bài tập định lượng và định tính để HS nắm vững các kiến thức cần nhớ. Với phần này, GV có thể đưa ra một PHT có hệ thống các bài tập tăng dần mức độ từ dễ đến khó. Khi áp dụng PPDH theo hợp đồng, GV cần đưa ra bản hợp đồng có các nhiệm vụ yêu cầu hoàn thành các bài tập đó. 43 Nguyễn Thị Thân, Phạm Hồng Bắc Bản hợp đồng sẽ bao gồm các nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn, cùng với những kí hiệu chỉ dẫn cụ thể về thời gian, cách thức hoạt động. Những bài tập đưara đòi hỏi yêu cầu tối thiểu là HS đạt được những chuẩn kiến thức và kĩ năng, đạt được yêu cầu của bài học. 2.2.2. Sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học theo góc [7, 8] Trong PPDH theo góc, các nhóm HS lĩnh hội nội dung kiến thức bài học thông qua việc thực hiện nhiệm vụ tại các góc và trả lời câu hỏi trong các phiếu học tập. Việc cho HS hệ thống hoá lại kiến thức đó dưới dạng LĐTD sẽ giúp HS hiểu và ghi nhớ nội dung bài học sâu sắc hơn. GV có thể thực hiện việc này bằng cách yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức trong các phiếu học tập dưới dạng LĐTD. Khi báo cáo sản phẩm, nội dung lí thuyết HS sẽ báo cáo dưới dạng LĐTD, nội dung bài tập HS sẽ báo cáo dưới dạng phiếu học tập. Ví dụ: Dạy học bài Axit sunfuric (Hoá học lớp 11) Hoạt động 1 (15 phút) – GV nêu mục tiêu, cách thực hiện nhiệm vụ theo góc, thời gian mỗi góc: 12 phút - Nêu tóm tắt mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi góc. Yêu cầu HS lựa chọn góc phù hợp theo phong cách học, sở thích và năng lực của mình. – GV hướng dẫn HS thực hiện các góc học tập theo nhóm. Hoạt động 2 (50 phút) – HS chia thành 3 góc học tập: góc phân tích, góc quan sát, góc trải nghiệm. GV phát mục tiêu, nhiệm vụ, phiếu học tập tại các góc học tập cho mỗi HS. GV giải đáp các thắc mắc của HS, nhóm HS, trợ giúp nếu cần thiết. – GV nhắc nhở HS luân chuyển góc học tập trong trật tự. Hoạt động 3 (15 phút) Tổng kết GV yêu cầu đại diện nhóm HS lên trình bày sản phẩm học tập dưới dạng LĐTD. Yêu cầu các HS khác lắng nghe, đánh giá các sản phẩm học tập của nhóm mình và nhóm khác. Các nhóm bổ sung, hoàn thiện cho sản phẩm của mình. GV trình chiếu đáp án để HS so sánh và tự đánh giá. Hoạt động 4 (5 phút): GV tổng kết lại bài học trên LĐTD (máy chiếu), cũng có thể chọn một sản phẩm LĐTD do HS trình bày để tổng kết nội dung bài học, giúp HS khái quát lại kiến thức trọng tâm cần nắm (Hình 3). *Nhiệm vụ của các góc GÓC PHÂN TÍCH Mục tiêu − Trình bày được cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính axit của H2SO4, sản xuất H2SO4, cách nhận biết axit sunfuric và muối sunfat. − Chứng minh được H2SO4 đặc có tính oxi hoá mạnh. Nhiệm vụ − Cá nhân nghiên cứu SGK bài axit sunfuric và muối sunfat. 44 Ứng dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học... Hình 3. − Chia công việc cho mỗi cá nhân hoàn thành Phiếu học tập số 1. − Nhóm hoàn thành sản phẩm vào LĐTD. Phiếu học tập số 1 1. Axit sunfuric – Viết công thức cấu tạo của H2SO4, xác định số oxi hoá của S. – Nêu một số tính chất vật lí của H2SO4: trạng thái, màu sắc, tính tan. – Nêu, giải thích và so sánh tính chất hoá học của H2SO4 loãng và đặc (viết PTHH minh hoạ). 2. Muối sunfat – Trình bày tính tan của một số muối sunfat. – Trình bày phương pháp nhận biết ion sunfat và viết PTHH minh hoạ. GÓC QUAN SÁT Mục tiêu: Tiến hành quan sát các video thí nghiệm cho biết tính vật lí, tính chất hoá học, phương pháp điều chế H2SO4, cách nhận biết ion sunfat. Nhiệm vụ: − Từ đặc điểm cấu tạo phân tử, số oxi hoá của S trong phân tử, hãy dự đoán tính chất hoá học cơ bản của H2SO4 và đề xuất các phản ứng hoá học để kiểm chứng. − Quan sát clip thí nghiệm. Thảo luận nhóm và hoàn thành Phiếu học tập số 2. − Hoàn thành sản phẩm của nhóm dưới dạng LĐTD. 45 Nguyễn Thị Thân, Phạm Hồng Bắc Phiếu học tập số 2 Stt Tên thí nghiệm Hiện tượng, giải thích Yêu cầu 1 Quan sát lọ H2SO4 đặc. GV tiến hành thí nghiệm: Cho khoảng 2ml nước vào ống nghiệm, thêm vài giọt H2SO4 đặc vào, HS theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của dung dịch (sờ tay bên ngoài ống nghiệm). Nhận xét trạng thái, màu, mùi. Nhận xét tính tan của H2SO4 đặc. 2 HS quan sát clip thí nghiệm. TN1: Cho một mảnh Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, quan sát hiện tượng. TN2: Nhỏ H2SO4 đặc vào đường saccarozơ. HS quan sát, mô tả thí nghiệm. Nêu tính chất của H2SO4 đặc. 3 Quan sát dây chuyền sản xuất axit H2SO4. Tóm tắt các giai đoạn. GÓC TRẢI NGHIỆM Mục tiêu: Tiến hành làm các thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV nhằm kiểm chứng lại một số tính chất của H2SO4 và cách nhận biết ion sunfat. Nhiệm vụ: − HS trong nhóm thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của GV trong Phiếu học tập số 3. − Thống nhất kết quả và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3. Phiếu học tập số 3 Stt Tên thí nghiệm Hiện tượng, giải thích Yêu cầu 1 Cho vài giọt H2SO4 loãng vào giấy quỳ tím. Nhận xét TCHH của H2SO4 loãng. 2 Có 2 ống nghiệm, mỗi ống cho vào khoảng 2ml dung dịch H2SO4 loãng. Ống 1: cho một viên Zn, quan sát. Ống 2: cho một mảnh Cu vào, quan sát hiện tượng, rồi đun sôi ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn đến khi có khí mùi hắc thoát ra thì dừng lại, cho bông tẩm xút lên miệng ống nghiệm. So sánh tính chất của dung dịch H2SO4 loãng và đặc. 3 Cho H2SO4 + BaCl2: cho vào ống nghiệm 2ml H2SO4 loãng, cho vài giọt BaCl2 vào. Nêu phương pháp hoá học nhận biết ion sunfat. GÓC ÁP DỤNG Mục tiêu: Từ kiến thức đã chuẩn bị trước áp dụng hoàn thành các bài tập. Nhiệm vụ: Hoàn thành Phiếu học tập số 4. 46 Ứng dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học... Phiếu học tập số 4 Bài 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng hoá học sau (cá nhân) FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → Na2SO3 → Na2SO4 → NaCl→ NaNO3 ↓ HCl→ H2S→ H2SO4 Bài 2. Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Phân biệt các dung dịch đã cho mà không dùng thêm hoá chất nào khác. 2.2.3. Sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học theo dự án Các dự án học tập trong dạy học theo dự án có thể phân thành 3 loại liên quan tới thời gian: dự án nhỏ (thực hiện ngay trong tiết học), dự án trung bình (thực hiện ngoài giờ, báo cáo kết quả dự án ở tiết học tuần kế tiếp) và dự án lớn (thực hiện ngoài giờ, báo cáo kết quả dự án sau 2 – 10 tuần) [4, 8, 9, 10]. * Dự án nhỏ a. Các nội dung kiến thức để xây dựng dự án nhỏ Các đề tài mang tính tổng quát để xây dựng dự án nhỏ là các nội dung liên quan tới chất: Tính chất của chất A; Vai trò của chất A trong thực tiễn đời sống, sản xuất; Phương pháp điều chế, bảo quản và sử dụng chất A. b. Mục tiêu chính: Tìm hiểu các tính chất vật lí hoặc tính chất hoá học hoặc ứng dụng của chất A ở mức độ liệt kê; Hiểu sơ lược cơ sở lí thuyết và nội dung của các ứng dụng đó; Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu SGK, sách tham khảo; Lập LĐTD nội dung chủ đề; Trình bày sản phẩm ở dạng LĐTD đơn giản. c. Phương pháp thực hiện: GV nêu chủ đề dự án, mục tiêu của dự án và các câu hỏi định hướng nội dung dự án (qua phiếu học tập)⇒ Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm có sự phân công công việc cho cá nhân trong nhóm⇒ HS làm việc cá nhân, nhóm theo kế hoạch⇒ Tổ chức báo cáo sản phẩm của dự án. * Dự án trung bình a. Các nội dung kiến thức để xây dựng dự án trung bình Đề tài các dự án trung bình thường về cơ bản giống hướng đề tài của dự án nhỏ, khác về quy mô và thời gian thực hiện dự án, bao gồm: Tính chất của chất A; Vai trò của chất A trong thực tiễn đời sống, sản xuất; phương pháp điều chế, bảo quản và sử dụng chất A; Ảnh hưởng các chất đến môi trường không khí, nước, đất; các biện pháp khắc phục. b. Mục tiêu chính: Tìm hiểu các tính chất vật lí, hoá học hoặc ứng dụng của chất A ở mức độ sâu sắc; Hiểu cơ sở lí thuyết và nội dung của các tính chất và ứng dụng đó; Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu ngoài SGK; Lập LĐTD nội dung chủ đề; Trình bày sản phẩm bằng LĐTD và báo cáo có áp dụng CNTT. c. Phương pháp thực hiện dự án trung bình: GV giới thiệu kế hoạch học tập chương và xác định nội dung dự án⇒ Chia nhóm HS, xây dựng được bộ câu hỏi định hướng, xác định mục tiêu của dự án⇒ GV đưa ra những yêu cầu về quá trình thực hiện và về sản phẩm của dự án, đưa chỉ dẫn về cách thức tổ chức, thực hiện, tài liệu tham khảo, kế hoạch đánh giá và cách thức đánh giá ⇒ GV quy định thời gian nộp sản phẩm dự án. HS phân công công việc và thực hiện kế hoạch đã đặt ra. GV giám sát, theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện dự án ⇒ GV tổ chức 1 − 2 tiết học để các nhóm báo cáo sản phẩm. GV cùng với HS tổng hợp các kết quả đánh giá (các bảng kiểm, phiếu đánh giá) và cho điểm dự án nhóm và từng cá nhân. *Dự án lớn Dạy học theo dự án có thể nói là PPDH đặc biệt sử dụng hiệu quả trong dạy học theo chủ 47 Nguyễn Thị Thân, Phạm Hồng Bắc đề tích hợp, liên hệ các kiến thức giữa các môn học, gắn liền các kiến thức trên lớp với kiến thức thực tiễn. Các dự án này thường là các dự án lớn, HS thực hiện trong khoảng 2 – 10 tuần. Sau khi HS học xong một nội dung nào đó trên lớp – thường nội dung theo bài học hoặc chương, GV cho HS thực hiện các dự án liên quan. Ví dụ, sau khi học xong bài Glucozơ (Hoá học lớp 12), HS xây dựng dự án học tập tìm hiểu về glucozơ thông qua bảng kế hoạch sau: Nhiệm vụ Nội dung hoạt động Kế hoạch thực hiện Thời gian Sản phẩm 1 Tìm hiểu chung về glucozơ – Thiết kế LĐTD bài Glucozơ. – Xây dựng kịch bản mở đầu cho dự án. – Làm video mở đầu cho dự án (các thành viên trong nhóm tự đóng kịch). 3 ngày 2 ngày 2 ngày LĐTD và video 2 Vai trò và chức năng của glucozơ trong đời sống – Tìm kiếm tư liệu về vai trò và chức năng của glucozơ trong cơ thể, trong đời sống. – Xây dựng bài báo cáo PowerPoint. 4 ngày 2 ngày LĐTD và bài PowerPoint 3 Sự chuyển hoá glucozơ trong cơ thể và bệnh tiểu đường – Tìm kiếm tư liệu. – Báo cáo PowerPoint về quá trình chuyển hoá glucozơ trong cơ thể. – Báo cáo PowerPoint về bệnh tiểu đường và cách phòng tránh. 2 ngày 3 ngày 2 ngày LĐTD và bài PowerPoint 4 Sử dụng một số nguồn glucozơ tự nhiên – Tìm kiếm tư liệu, đi thực tế tìm hiểu về các phương pháp chế biến, sử dụng, bảo quản một số thực phẩm chứa glucozơ. – Thực hành làm rượu từ quả dâu và làm giấm chuối. – Báo cáo PowerPoint về quy trình làm rượu dâu, giấm chuối. – Mẫu giấm và rượu tự làm. 3 ngày 10 ngày LĐTD và bài PowerPoint và mẫu rượu, giấm 2.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm và kết quả Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi của việc dạy học hoá học sử dụng các PPDH theo hợp đồng, dạy học theo góc, dạy học theo dự án có sử dụng LĐTD trong giảng dạy hoá học ở trường THPT. TNSP được tiến hành vào năm học 2015 - 2016 tại 6 lớp 10, 11, 12 của 3 trường THPT tại tỉnh Hà Giang là Trường THPT Chuyên Hà Giang thành phố Hà Giang; THPT Việt Vinh; THPT Quản Bạ, với tổng số HS thực nghiệm là 244 và đối chứng là 240 HS; 22 giáo viên. Kết quả thực nghiệm được thu thập và xử lí theo phương pháp thống kê toán học về cả các mặt định tính và định lượng qua các kết quả bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi, đánh giá sản phẩm và bài kiểm tra 15 phút của HS và các phiếu hỏi của GV. Do khuôn khổ có hạn của bài báo này, những phân tích và đánh giá cụ thể chúng tôi sẽ trình bày ở bài báo khác để chỉ rõ ưu điểm của việc sử dụng LĐTD trong một số PPDH tích cực, góp phần nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học ở trường THPT. 48 Ứng dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học... 3. Kết luận Trong dạy học Hoá học ở trường THPT, GV có thể sử dụng các PPDH tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi loại bài có cách tiến hành thực hiện thích hợp, song có thể sử dụng rất linh hoạt. Nhờ tính khái quát cao, tính trực quan sinh động, tính hệ thống và khoa học, LĐTD khiến HS hứng thú hơn với việc học, và qua đó hình thành và bồi dưỡng năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, năng lực tự học,... cũng như một số kĩ năng mềm khác cần thiết cho hoạt động học tập và lao động sau này cùng cộng đồng. Bản thân việc sử dụng LĐTD trong dạy học nói chung, dạy học Hoá học THPT nói riêng đã là một kĩ thuật dạy học tích cực, song nếu biết phối hợp sử dụng hợp lí LĐTD với các PPDH tích cực sẽ đem lại nhiều hiệu quả cao hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học ở trường THPT. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng, 2010. Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [2] Trần Bá Hoành, Cao Thị Thặng, Phạm Lan Hương, 2003. Áp dụng dạy học tích cực môn Hoá học. Dự án Việt – Bỉ. [3] Tony Buzan, 2008. Bản đồ tư duy. Nxb Lao động, Hà Nội. [4] Phạm Hồng Bắc, 2013. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hoá phi kim chương trình hoá học Trung học phổ thông. Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Đỗ Thị Quỳnh Mai, 2015. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm dạy học phân hoá trong dạy học phần hoá học phi kim ở trường Trung học phổ thông. Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học phổ thông môn Hoá học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [7] Trần Thị Thu Huệ, 2010. Dạy học theo góc, theo dự án, theo hợp đồng trong dạy học hoá học ở trường Trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, Số 243, tr 51. [8] Nguyễn Thị Hồng Gấm, 2012. Phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên thông qua dạy học phần hoá vô cơ và lí luận phương pháp dạy học hoá học ở trường Cao đẳng sư phạm. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [9] Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, 2014. Phương pháp dạy học môn Hoá học ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm. [10] Nguyễn Ngọc Duy, 2014. Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần hoá học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 6/2014, tr. 132 - 142. ABSTRACT Using mindmaps when teaching high school chemistry Nowadays, the mindmap is a technique that is used widely in teaching, particularly in project based–learning, contract method and teaching corner, to develop student activity, creativity and initiative. This paper shows a way to effectively apply mindmap when teaching high school Chemistry. Keywords: Mindmap, teaching chemistry, high school, active teaching method. 49

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3929_ntthan_59_2134594.pdf
Tài liệu liên quan