Tài liệu Ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm nucleic acid (NAT) trong sàng lọc máu tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy - Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
107
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM NUCLEIC ACID (NAT) TRONG
SÀNG LỌC MÁU TẠI TRUNG TÂM TRUYỀN MÁU CHỢ RẪY -BỆNH
VIỆN CHỢ RẪY TP.HCM
Phạm Lê Nhật Minh*, Trần Văn Bảo*, Nguyễn Trường Sơn*, Phan Thị Mỹ Kim*, Nguyễn Thị Kiều*,
Trần Thị Thanh Nhàn*, Nguyễn Quốc Bình*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm Nucleic Acid (NAT) đối với HBV, HCV và
HIV ở người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy-Bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng: Gồm 156.352 mẫu máu của người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy
từ tháng 07/2015 đến 12/2016.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang, hồi cứu.
Kết quả: Trong 156.352 mẫu máu từ người hiến máu tình nguyện được xét nghiệm bằng phương pháp
huyết thanh học, phát hiện 1345 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ lần lượt với HBV: 0,59%; HCV: 0,14% và HIV:
0,13%. Từ đó, 151.194 mẫu máu âm tính với phương pháp huyết thanh học được xét nghiệm NAT, phát h...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm nucleic acid (NAT) trong sàng lọc máu tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy - Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
107
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM NUCLEIC ACID (NAT) TRONG
SÀNG LỌC MÁU TẠI TRUNG TÂM TRUYỀN MÁU CHỢ RẪY -BỆNH
VIỆN CHỢ RẪY TP.HCM
Phạm Lê Nhật Minh*, Trần Văn Bảo*, Nguyễn Trường Sơn*, Phan Thị Mỹ Kim*, Nguyễn Thị Kiều*,
Trần Thị Thanh Nhàn*, Nguyễn Quốc Bình*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm Nucleic Acid (NAT) đối với HBV, HCV và
HIV ở người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy-Bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng: Gồm 156.352 mẫu máu của người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy
từ tháng 07/2015 đến 12/2016.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang, hồi cứu.
Kết quả: Trong 156.352 mẫu máu từ người hiến máu tình nguyện được xét nghiệm bằng phương pháp
huyết thanh học, phát hiện 1345 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ lần lượt với HBV: 0,59%; HCV: 0,14% và HIV:
0,13%. Từ đó, 151.194 mẫu máu âm tính với phương pháp huyết thanh học được xét nghiệm NAT, phát hiện
thêm 136 mẫu dương tính với HBV-DNA chiếm tỷ lệ 0,09% (1/1.112), 1 mẫu dương tính với HIV-RNA ở giai
đoạn cửa sổ, chiếm tỷ lệ 0,0007% (1/151.194) và 1 mẫu dương tính với HCV-RNA ở giai đoạn cửa sổ, chiếm tỷ lệ
0,0007% (1/151.194).
Kết luận: Áp dụng kỹ thuật xét nghiệm NAT là cần thiết và hiệu quả vì giúp phát hiện sớm sự hiện diện
HBV-DNA, HCV-RNA và HIV-RNA trong mẫu thử bằng việc rút ngắn giai đoạn cửa sổ, đồng thời làm giảm
thiểu nguy cơ lây nhiễm các vi rút qua đường truyền máu để từ đó đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân khi truyền
máu.
Từ khóa: huyết thanh học, Nucleic Acid Testing (NAT)
ABSTRACT
APPLYING NUCLEIC ACID TESTING (NAT) TO SCREENING HBV, HCV AND HIV FOR BLOOD
DONORS AT CHO RAY BLOOD TRANSFUSION CENTER- CHO RAY HOSPITAL
Pham Le Nhat Minh, Tran Van Bao, Nguyen Truong Son, Phan Thi My Kim, Nguyen Thi Kieu,
Tran Thi Thanh Nhan, Nguyen Quoc Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 3 - 2017: 107 - 114
Objective: Evaluation on applying NAT to screening HBV, HCV and HIV for blood donors at Cho Ray
Blood Transfusion Center (Cho Ray BTC)- Cho Ray Hospital.
Subjects: 156,352 blood samples from blood donors at Cho Ray BTC from July, 2015 to December, 2016.
Methods: Retrospective, descriptive statistic. Performing serology and NAT to screening blood samples.
Results: 156,352 blood samples screened by serology method, we detected 1,345 positive samples. The
percentage of HBV; HCV; HIV respectively: 0.59%; 0.14%; 0.13%. Then 151,194 negative samples with serology
method were tested by NAT. There were 136 positive samples detected with HBV-DNA (0.09%), 1 case detected
with HIV-RNA (0.0007%) in window period and 1 case also detected with HCV-RNA (0.0007%) in window
* * Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy- Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Phạm Lê Nhật Minh ĐT: 0919223989 Email: stevenminh79@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
108
period.
Conclusions: By shorten window period, NAT is really an effective solution to screening blood donor to
ensure the safety on blood transfusion.
Key words: serology, Nucleic Acid Testing (NAT)
ĐẶT VẤN ĐỀ
An toàn trong truyền máu là một nội dung
quan trọng luôn được quan tâm trong dịch vụ
truyền máu. Khái niệm An toàn trong truyền
máu được hiểu chung nhất là đảm bảo an toàn
cho người hiến tặng máu, bệnh nhân, người làm
công tác truyền máu và đặc biệt không để lây
nhiễm các bệnh qua đường máu cho các đối
tượng trên. Từ trước đến nay, chúng ta đã áp
dụng phương pháp huyết thanh học với nhiều
kỹ thuật để sàng lọc máu, ví dụ như kỹ thuật
miễn dịch gắn men (ELISA), miễn dịch vi hạt
hoá phát quang (CMIA)...Tuy nhiên, hạn chế của
các kỹ thuật này chính là chưa rút ngắn được
giai đoạn cửa sổ vì vậy vẫn chưa thật sự đảm
bào sự an toàn trong truyền máu(2,3). Việc ứng
dụng phương pháp sinh học phân tử với kỹ
thuật xét nghiệm Nucleic Acid (NAT) trong sàng
lọc máu sẽ góp phần nâng cao an toàn trong
truyền máu bằng cách phát hiện sớm chất liệu di
truyền của vi rút và rút ngắn giai đoạn cửa sổ
trong nhiễm các vi rút gây viêm gan siêu vi B
(HBV), viêm gan siêu vi C (HCV) và vi rút gây
suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV)(1,8).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 156.352 mẫu máu của người hiến máu
tình nguyện tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy-
Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 07/2015 đến
12/2016.
Vật liệu, thuốc thử và trang thiết bị
-5 ml máu đông và 6 ml máu chống đông
EDTA của người hiến máu
-Bộ sinh phẩm xét nghiệm HBV, HCV và
HIV của Murex bằng kỹ thuật miễn dịch gắn
men (ELISA) trên hệ thống xét nghiệm miễn
dịch tự động ETIMAX.
-Bộ sinh phẩm xét nghiệm HBV, HCV và
HIV của Abbott bằng kỹ thuật miễn dịch vi hạt
hoá phát quang (CMIA) trên hệ thống xét
nghiệm tự động Architect I2000SR của Abbott.
-Bộ sinh phẩm xét nghiệm NAT multiplex
phát hiện đồng thời chất liệu di truyền của HBV
(HBV-DNA), HCV (HCV-RNA) và HIV (HIV-
RNA) bằng hệ thống phân tích tự động cobas®
TaqScreen MPX, phiên bản 2.0 của Roche.
-Sinh phẩm định lượng enzyme Alanine
Amino Transferase (ALT) được tiến hành bằng
kỹ thuật đo động học enzyme trên hệ thống máy
sinh hoá tự động Advia 1800 của Siemens.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, hồi cứu
Thực hiện xét nghiệm kháng nguyên
HBsAg, kháng nguyên-kháng thể HCV, kháng
nguyên-kháng thể HIV cho tất cả các mẫu máu
bằng phương pháp Huyết thanh học. Chỉ những
mẫu thử có kết quả âm tính với phương pháp
huyết thanh học sẽ được xét nghiệm bằng
phương pháp sinh học phân tử với kỹ thuật xét
nghiệm NAT multiplex phát hiện đồng thời
DNA của HBV, RNA của HCV và HIV-1, HIV-2.
KẾT QUẢ
Kết quả xét nghiệm HBV, HCV, HIV bằng
phương pháp huyết thanh học
Bảng1: Kết quả HBV, HCV và HIV bằng PP. Huyết
thanh học.
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm HBV của người hiến
máu tình nguyện khi xét nghiệm bằng phương
Vi rút
Số
mẫu
thử
Mẫu Dương tính Mẫu Âm tính
Số mẫu
(+)
Tỷ lệ %
Số mẫu
(-)
Tỷ lệ %
HBV
156.35
2
923 0,59 155.429 99,41
HCV 223 0,14 156.129 99,86
HIV 199 0,13 156.153 99,87
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
109
pháp huyết thanh học chiếm tỷ lệ cao nhất là
0,59%; tỷ lệ nhiễm HCV là 0,14% và HIV
là 0,13%.
Kết quả xét nghiệm HBV-DNA, HCV-
RNA, HIV-RNA bằng phương pháp sinh
học phân tử (kỹ thuật xét nghiệm NAT)
Trong 156.352 mẫu thử được xét nghiệm
HBV, HCV và HIV bằng phương pháp huyết
thanh học, chúng tôi phát hiện 1.345 mẫu thử
dương tính. Từ đó, 151.194 mẫu thử có kết quả
âm tính với HBV, HCV và HIV bằng phương
pháp huyết thanh học được tiếp tục thực hiện
xét nghiệm NAT.
Kết quả xét nghiệm HBV-DNA
Bảng 2: Kết quả xét nghiệm HBV-DNA.
Nhận xét: Trong 151.194 mẫu thử xét nghiệm
HBV-DNA, chúng tôi phát hiện 136 mẫu dương
tính, chiếm tỷ lệ 136/151.194 (0,09%).
Kết quả xét nghiệm HCV-RNA
Bảng 3: Kết quả xét nghiệm HCV-RNA.
Số mẫu
thử
HCV-RNA
Tỷ lệ nhiễm
Số mẫu (+)
Số mẫu thử
(-)
151.194 01 151.193
1/151.194
(0,0007%)
Nhận xét: Trong 151.194 mẫu thử xét nghiệm
HCV-RNA, chúng tôi phát hiện 01 mẫu dương
tính ở giai đoạn cửa sổ, chiếm tỷ lệ 1/151.194
(0,0007%).
Kết quả xét nghiệm lần đầu
Bảng 4: Kết quả xét nghiệm HCV bằng PP. Huyết
thanh học và sinh học phân tử lần 1.
Phương
pháp
xét nghiệm
Phương pháp Huyết
thanh học
Phương pháp Sinh
học phân tử
ELISA CMIA HCV-RNA
Kết quả Âm tính Âm tính Dương tính
Nhận xét: Kết quả xét nghiệm HCV bằng các
kỹ thuật của phương pháp huyết thanh học đều
cho kết quả âm tính. Riêng kỹ thuật NAT cho kết
quả Dương tính với HCV ở chu kỳ 37,7.
Biểu đồ 1:Kết quả đo của kỹ thuật xét nghiệm HCV-RNA lần đầu.
Nhận xét: Biểu đồ 1 thể hiện kết quả đo của
kỹ thuật xét nghiệm NAT ở lần lấy mẫu đầu,
nhận thấy HCV được phát hiện ở chu kỳ 37,7 so
với đối chứng nội được phát hiện ở chu kỳ 35,7.
Xét nghiệm định lượng enzyme Alanine Amino
Transferase (ALT) lần 1
Bảng 5: Kết quả xét nghiệm enzyme ALT lần 1.
Xét nghiệm Định lượng enzyme
ALT
Chỉ số bình thường
Kết quả 11 U/L 5 49 U/L
Nhận xét: Kết quả xét nghiệm định lượng
enzyme ALT là 11U/L vẫn nằm trong ngưỡng
bình thường.
Kết quả xét nghiệm trên mẫu lấy lại lần 2 (cách lần
đầu 2 tháng)
Bảng 6: Kết quả xét nghiệm HCV bằng PP.Huyết
thanh học và sinh học phân tử lần 2.
PP.Xét
nghiệm
Phương pháp Huyết
thanh học
Phương pháp
Sinh học phân
tử
ELISA CMIA HCV-RNA
Kết quả Dương tính Dương tính Dương tính
Nhận xét: Kết quả xét nghiệm HCV bằng
phương pháp huyết thanh học và sinh học phân
tử ở lần lấy mẫu thứ hai cách lần lấy mẫu đầu 2
tháng đều cho kết quả Dương tính với HCV.
Số mẫu thử
HBV-DNA
Tỷ lệ nhiễm
Số mẫu (+) Số mẫu (-)
151.194 136 151.058
136/151.194(0,09
%)
1/1.112
Cường
độ
huỳnh
quang
HCV Đối chứng nội
Chu kỳ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
110
Biểu đồ 2: Kết quả đo của kỹ thuật xét nghiệm HCV-RNA lần 2
Nhận xét: Qua biểu đồ 2 thể hiện kết quả đo
của kỹ thuật xét nghiệm NAT ở lần lấy mẫu thứ
hai cách lần lấy mẫu đầu 2 tháng, nhận thấy
HCV được phát hiện ở chu kỳ 34,3 so với đối
chứng nội được phát hiện ở chu kỳ 35,4.
Xét nghiệm định lượng enzyme Alanine Amino
Transferase (ALT) lần 2.
Bảng 7: Kết quả xét nghiệm enzyme ALT lần 2.
Xét nghiệm Định lượng enzyme
ALT
Chỉ số bình
thường
Kết quả 11 U/L 5 49 U/L
Nhận xét: Kết quả xét nghiệm định lượng
enzyme ALT là 11U/L vẫn nằm trong ngưỡng
chỉ số bình thường.
Kết quả xét nghiệm HIV-RNA
Nhận xét (Bảng 8): Trong 151.194 mẫu thử
xét nghiệm HIV-RNA, chúng tôi phát hiện 01
mẫu dương tính ở giai đoạn cửa sổ, chiếm tỷ lệ
1/151.194 (0,0007%).
Bảng 8: Kết quả xét nghiệm HIV-RNA
Số mẫu
thử
HIV-RNA
Tỷ lệ nhiễm
Số mẫu (+) Số mẫu (-)
151.194 01 151.193
1/151.194
((0,0007%)
Kết quả xét nghiệm lần đầu
Bảng 9: Kết quả xét nghiệm HIV bằng bằng
PP.Huyết thanh học và sinh học phân tử lần 1.
PP.Xét
nghiệm
Phương pháp Huyết
thanh học
Phương pháp Sinh
học phân tử
ELISA CMIA HIV-RNA
Kết quả Âm tính Âm tính Dương tính
Nhận xét: Kết quả xét nghiệm HIV bằng
PP.Huyết thanh học cho kết quả âm tính. Riêng
kỹ thuật xét nghiệm NAT cho kết quả Dương
tính với HIV ở chu kỳ 34,1.
Biểu đồ 3:.Kết quả đo của kỹ thuật xét nghiệm NAT lần 1
Nhận xét: Qua biểu đồ 3 thể hiện kết quả đo
của kỹ thuật xét nghiệm NAT ở lần lấy mẫu đầu
nhận thấy HIV được phát hiện ở chu kỳ 34,1 so
với đối chứng nội được phát hiện ở chu kỳ 34,6.
Kết quả xét nghiệm trên mẫu lấy lại lần 2(cách lần
đầu 09 ngày)
Nhận xét (bảng 10): Kết quả xét nghiệm HIV
bằng PP.Huyết thanh học và sinh học phân tử ở
lần lấy mẫu thứ hai cách lần lấy mẫu đầu 9 ngày
đều cho kết quả Dương tính với HIV.
Bảng 10: Kết quả xét nghiệm HIVbằng PP.Huyết
thanh học và sinh học phân tử lần 2.
PP.Xét
nghiệm
Phương pháp Huyết
thanh học
Phương pháp Sinh
học phân tử
ELISA CMIA HIV-RNA
Kết quả Dương
tính
Dương tính Dương tính
Cường
độ
huỳnh
quang
Chu kỳ
HCV Đối chứng nội
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
111
Biểu đồ 4: Kết quả đo của kỹ thuật xét nghiệm NAT lần 2.
Nhận xét: Qua biểu đồ 4 thể hiện kết quả đo
của kỹ thuật xét nghiệm NAT ở lần lấy mẫu thứ
hai cách lần lấy mẫu đầu 9 ngày, nhận thấy HIV
được phát hiện ở chu kỳ 19,2 so với đối chứng
nội được phát hiện ở chu kỳ 35,3.
BÀN LUẬN
Kết quả xét nghiệm HBV, HCV, HIV bằng
phương pháp huyết thanh học
Trong 156.352 mẫu máu xét nghiệm sàng lọc
HBV, HCV và HIV bằng phương pháp huyết
thanh học, tỷ lệ nhiễm HBV là 0,59%, HCV là
0,14% và HIV là 0,13%.
Tỷ lệ nhiễm HBV trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn kết quả của tác giả Phạm
Tuấn Dương tại Hà Nội (0,94%)(17); tác giả Trần
Thị Thúy Hồng tại Đà Nẵng (1,22%)(21), tác giả
Trương Thị Kim Dung tại TP.HCM (2,69%) (22);
tác giả Nguyễn Văn Nghĩa ở Cần Thơ (4,53%)(10)
và thấp hơn so với những kết quả nghiên cứu
mà chúng tôi và đồng nghiệp thực hiện năm
2014, 2015(11,14,15), có thể do hiện nay chúng tôi
đang áp dụng xét nghiệm nhanh kháng nguyên
bề mặt HBV (HBsAg) ở người hiến máu lần đầu
trước khi tiếp nhận máu và các chiến lược tuyên
truyền, vận động người hiến máu tự sàng lọc
mình trước khi hiến máu thật sự phát huy tính
hiệu quả.
Tỷ lệ nhiễm HCV trong nghiên cứu của
chúng tôi cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của
tác giả Phạm Tuấn Dương ở Hà Nội (0,33%)(17),
tác giả Trương Thị Kim Dung ở TP.HCM
(0,275%)(22) có thể do sự khác biệt về vùng
miền,phạm vi tiếp nhận máu.
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Văn Nghĩa ở Cần Thơ (0,07%)(10); tác giả
Phạm Tuấn Dương tại Hà Nội (0,12%)(17) có thể là
do phạm vi nghiên cứu của chúng tôi tại
TP.HCM và 5 tỉnh miền Đông Nam bộ vốn là
trung tâm về kinh tế, du lịch của cả nước, có tốc
độ phát triển kinh tế khá nhanh, đi kèm với sự
phát triển về kinh tế là sự phát sinh của nhiều tệ
nạn xã hội nên tỷ lệ nhiễm HIV có thể cao hơn
các địa phương khác.
Kết quả xét nghiệm HBV-DNA, HCV-
RNA, HIV-RNA bằng phương pháp sinh
học phân tử (kỹ thuật xét nghiệm NAT)
Trong 151.194 mẫu máu đã có kết quả âm
tính với HBV, HCV và HIV bằng phương pháp
huyết thanh học, khi tiến hành xét nghiệm NAT,
chúng tôi phát hiện thêm 136 trường hợp dương
tính HBV-DNA chiếm tỷ lệ 0,09% (1/1.112); 01
trường hợp dương tính HIV-RNA ở giai đoạn
của sổ, chiếm tỷ lệ 0,0007% (1/151.194) và 01
trường hợp dương tính với HCV-RNA cũng vào
giai đoạn của sổ, chiếm tỷ lệ 0,0007% (1/151.194).
Kết quả xét nghiệm HBV-DNA
Tỷ lệ phát hiện HBV-DNA trong nghiên cứu
của chúng tôi là 136/151.194, tương đương với tỷ
lệ 1/1.112, thấp hơn so với tác giả Phan Nguyễn
Thanh Vân tại TP.HCM với tỷ lệ HBV–DNA
dương tính là 10/10.349(18); tác giả Đoàn Thành ở
Huế với tỷ lệ dương tính HBV-DNA là 0, 109%(5);
tác giả Nguyễn Thị Thanh Dung ở Hà Nội với tỷ
lệ dương tính HBV-DNA là 1/1.028(9) và cao hơn
so các tác giả nước ngoài: tác giả H. Ohnuma tại
Nhật là 112/6.805.010(13); tác giả Hisham
Abdelaziz Morsitại Ả Rập là 4/13.435(7); tác giả
Soisaang Phikulsod tại Thái Lan là 1/2800(19).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
112
Điều này có thể lý giải là do Việt Nam nằm trong
vùng dịch tể viêm gan B với tỷ lệ nhiễm HBV
trong dân số khá cao (10-15%)(4).
Kết quả xét nghiệm HCV-RNA
Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện
được 1 trường hợp dương tính với HCV-RNA ở
giai đoạn cửa sổ. Ở mẫu thử đầu, chúng tôi sử
dụng phương pháp huyết thanh học với các kỹ
thuật ELISA và CMIA để tầm soát HCV nhưng
vẫn không phát hiện được sự hiện diện của HCV
trong mẫu thử. Tuy nhiên, chúng tôi đã phát
hiện sự hiện diện của HCV bằng phương pháp
sinh học phân tử với kỹ thuật xét nghiệm NAT ở
chu kỳ 37,7. Do giai đoạn chuyển đổi huyết
thanh của HCV khá phức tạp, khoảng 95%
người nhiễm HCV không có các biểu hiện lâm
sàng rõ ràng vì vậy rất khó để xác định nhiễm
HCV trong thời kỳ cửa sổ. Có một yếu tố giúp
bác sĩ điều trị nghĩ đến nhiễm HCV là chỉ số
enzyme Alanine Amino Transferase (ALT) tăng
cao do có sự phá hủy tế bào gan và làm chức
năng gan bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong trường
hợp này, chỉ số enzyme ALT của người cho máu
vẫn nằm trong giới hạn bình thường, có thể
đang trong giai đoạn đầu nhiễm HCV. Trong
giai đoạn này, chỉ có thể phát hiện HCV bằng kỹ
thuật xét nghiệm NAT(2,3).
Vào 2 tháng sau, chúng tôi đã lấy mẫu lần 2
và kiểm tra đồng thời bằng hai phương pháp
huyết thanh học và sinh học phân tử, kết quả ghi
nhận được cả 2 phương pháp xét nghiệm này
đều cho kết quả dương tính với HCV. Xét
nghiệm chỉ số enzyme ALT vẫn nằm trong giới
hạn bình thường. Kết quả trên một lần nữa
khẳng định kỹ thuật xét nghiệm NAT đã giúp
phát hiện người cho máu nhiễm HCV ở giai
đoạn cửa sổ.
Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với kết
quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Dung tại Hà Nội với tỷ lệ HCV-RNA dương tính
là 1/131.949(9); tác giả Đoàn Thành tại Huế là
0,007%(5) có thể do sự khác biệt về vùng miền và
cao hơn so với các tác giả nước ngoài khác.Theo
nghiên cứu của các tác giả ngoài nước, tỷ lệ phát
hiện HCV-RNA bằng kỹ thuật xét nghiệm NAT
sau khi đã có kết quả xét nghiệm bằng phương
pháp huyết thanh học âm tính cũng rất thấp.
Nghiên cứu của tác giả H. Ohnuma tại Nhật là
25/6.805.010(13); tác giả R Offergeld tại Đức là
1/4.400.000(12); tác giả Susan L. Stramer tại Mỹ là
1/230.000(20); tác giả Soisaang Phikulsod tại Thái
Lan là 1/490.000(19).
Kết quả xét nghiệm HIV-RNA
Qua nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện 01
trường hợp dương tính HIV-RNA ở giai đoạn
cửa sổ, chiếm tỷ lệ 0,0007 %. Đây là trường hợp
đầu tiên chúng tôi phát hiện nhiễm HIV ở giai
đoạn cửa sổ bằng kỹ thuật xét nghiệm NAT tại
Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy. Tại lần đầu lấy
mẫu, xét nghiệm NAT đã phát hiện HIV-RNA
dương tính, các kỹ thuật xét nghiệm khác bằng
phương pháp huyết thanh học đều cho kết quả
âm tính. Vào 9 ngày sau, chúng tôi đã lấy mẫu và
xét nghiệm lại thì đều phát hiện HIV dương tính
ở cả kỹ thuật xét nghiệm NAT, ELISA
và CMIA(16).
Tỷ lệ nhiễm HIV-RNA trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Thị Thanh Dung (1/131.949)(9)
và cao hơn các nghiên cứu của tác giả ngoài
nước có thể là do phân bố vùng dịch tể khác
nhau, tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng Việt
Nam vẫn còn cao. Theo nghiên cứu của tác giả
H. Ohnuma tại Nhật, tỷ lệ HIV-RNA dương tính
là 4/6.805.010(13), tác giả Susan L. Stramer tại Mỹ
là 1/3.100.000(20).
Như vậy, qua nghiên cứu này, chúng tôi
nhận thấy rằng chỉ áp dụng phương pháp huyết
thanh học vào trong xét nghiệm trước truyền
máu như hiện nay là chưa đủ và chưa đảm bảo
an toàn cho bệnh nhân khi truyền máu. Qua
nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện phương
pháp huyết thanh học đã bỏ sót 138 trường hợp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
113
nhiễm HBV, HCV và HIV. Nếu như không tiến
hành xét nghiệm NAT của HBV, HCV và HIV,
chúng tôi không thể nào phát hiện sự hiện diện
sớm của vi rút và sẽ đem những đơn vị máu này
truyền cho bệnh nhân.
Xét nghiệm NAT với tính năng vượt trội là
phát hiện sớm chất liệu di truyền của vi rút khi
chúng xâm nhập vào cơ thể, vì vậy đã rút ngắn
giai đoạn cửa sổ. Thời gian phát hiện sự hiện
diện của vi rút bằng kỹ thuật xét nghiệm NAT
đối với HIV là 11 ngày, HBV là 25 ngày và HCV
là 59 ngày(6). Chính nhờ vậy mà chúng tôi đã
phát hiện sớm sự hiện diện của HBV ở 136
trường hợp, 1 trường hợp nhiễm HCV và 1
trường hợp nhiễm HIV mà phương pháp huyết
thanh học không phát hiện được, đồng thời ngăn
chặn kịp thời sự lây truyền các vi rút trên cho
bệnh nhân khi truyền máu. Điều này đã khẳng
định ưu thế của xét nghiệm NAT so với phương
pháp huyết thanh học và sự cần thiết của việc
ứng dụng xét nghiệm NAT trong sàng lọc máu,
từ đó giúp chúng tôi chọn ra những đơn vị máu,
chế phẩm an toàn nhất để truyền cho bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu với 156.352 mẫu máu từ
người hiến máu tình nguyện được xét nghiệm
bằng phương pháp huyết thanh học, chúng tôi
phát hiện 1.345 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ lần
lượt với HBV, HCV, HIV là 0,59%; 0,14%; 0,13%.
Từ đó, 151.194 mẫu máu âm tính với phương
pháp huyết thanh học được xét nghiệm NAT,
phát hiện thêm 136 mẫu dương tính với HBV-
DNA chiếm tỷ lệ 0,09% (1/1.112); 1 mẫu dương
tính với HIV-RNA ở giai đoạn cửa sổ, chiếm tỷ lệ
0,0007% (1/151.194) và 1 mẫu dương tính với
HCV-RNA cũng ở giai đoạn cửa sổ, chiếm tỷ lệ
0,0007% (1/151.194).
Như vậy, xét nghiệm NAT thực sự phát huy
tính hiệu quả khi ứng dụng vào trong xét
nghiệm sàng lọc máu, góp phần quan trọng
trong việc làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ
nhờ phát hiện sớm sự hiện diện của vi rút và làm
tăng sự an toàn cho bênh nhân khi truyền máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2013). Thông tư 26/2013/TT-BYT ngày 19/06/2013.
Hướng dẫn hoạt động truyền máu.
2. Bùi Thị Mai An (2004). Các bệnh nhiễm trùng truyền qua
đường máu và an toàn truyền máu. Bải giảng Huyết học-Truyền
máu. Trường đại học Y Hà Nội. Bộ môn Huyết học-Truyền
máu, Nhà xuất bản y học. pp. 275-285.
3. Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Trí (2014). Những phát minh và
tiến bộ trong lĩnh vực bảo đảm an toàn truyền máu trên thế
giới và tại Việt Nam. Môt số chuyên đề Huyết học-Truyền máu,
Nhà xuất bản y học,Tập V. pp. 38-49.
4. Đỗ Trung Phấn (2012). Bệnh nhiễm trùng truyền qua đường
truyền máu. Truyền máu hiện đại: Cập nhật và ứng dụng trong
điều trị bệnh. Nhà xuất bản giáo dục. pp. 273-370.
5. Đoàn Thành, Nguyễn Duy Thăng, Đồng Sỹ Sằng, Nguyễn Thị
Bích Tuyết, Trương Quốc Phong (2016). Khảo sát tỷ lệ dương
tính HBV, HCV và HIV ở người hiến máu tình nguyện sau khi
bổ sung xét nghiệm NAT tại Trung tâm truyền máu khu vực
Huế. Tạp chí y học Việt Nam. Tập 446. Số đặc biệt tháng 09/2016.
pp. 57-64.
6. J. Coste, C.Defer, C.Saura (1999). Routine experience and future
development of virus NAT application. Molecular biology in
blood transfusion: pp. 105-110.
7. Morsi H., MD (2011). Routine Use of Mini-Pool Nucleic Acid
Testing (MP-NAT) Multiplex Assay for Sero-Negative Blood
Donors-Journal of the Egyptian Society of Haematology &
Research, Vol. 7, No. 2.
8. Nguyễn Anh Trí (2010). Chuyên khoa Huyết học-Truyền máu
Việt Nam trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển. Môt
số chuyên đề Huyết học-Truyền máu, Nhà xuất bản y học, Tập III.
pp. 7-21.
9. Nguyễn Thị Thanh Dung, Trần Vân Chi, Trần Thị Thuý Lan,
Trần Thị Hoài Thu, Hoàng Văn Phương, Nguyễn Thị Huyền
Trang, Phạm Tuấn Dương, Nguyễn Anh Trí (2016). Nghiên
cứu ứng dụng kỹ thuật NAT sàng lọc các tác nhân lây truyền
qua đường máu tại Viện Huyết học-Truyền máu TW. Tạp chí y
học Việt Nam. Tập 446. Số đặc biệt tháng 09/2016. pp. 116-126.
10. Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Xuân Việt, Lê Hoàng Oanh
(2014). Khảo sát tình hình hiến máu tình nguyện tại bệnh viện
Huyết học -Truyền máu Cần Thơ năm 2013. Kỷ yếu các công
trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành Huyết học-Truyền
máu, Tạp chí y học tháng 10-Số đặc biệt/2014.pp. 7-14.
11. Nhữ Thị Dung (2015). Nghiên cứu đặc điểm nhân khẩu học và tỷ lệ
nhiễm một số bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu ở người hiến
máu tình nguyện tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy. Luận văn tốt
nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2. pp. 39-84.
12. Offergeld R, Faensen D, Ritter S, Hamouda O (2005).
Department for Infectious Disease Epidemiology, Robert Koch
Institute, Berlin, Germany. Surveillance report. Human
immunodeficiency virus, hepatitis C and hepatitis B infections
among blood donors in Germany 2000-2002: risk of virus
transmission and the impact of nucleic acid amplification
testing-Euro surveillance, Volume 10, Issue 2, 01 February 2005.
13. Ohnuma H, et al (2001). The first large-scale nucleic acid
amplification testing (NAT) of donated blood using multiplex
reagent for simultaneous detection of HBV, HCV, and HIV-1
and significance of NAT for HBV. Microbiol Immunol 45: pp.
667-672.
14. Phạm Lê Nhật Minh, Nguyễn Thuý Hương, Trần Văn Bảo,
Nguyễn Trường Sơn, Phan Thị Mỹ Kim, Nguyễn Thị Kiều,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
114
Trần Nhựt Điền, Đặng Tú Hoa, Trần Thị Phương Thu, Nguyễn
Quốc Bình (2016). Đánh giá hiệu quả kỹ thuật xét nghiệm
nucleic acid (NAT) đối với HBV, HCV và HIV ở người hiến
máu tình nguyện tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy-Bệnh
viện Chợ Rẫy TP.HCM. Tạp chí y học Việt Nam. Tập 446. Số đặc
biệt tháng 09/2016. pp. 102-109.
15. Phạm Lê Nhật Minh, Nguyễn Thúy Hương, Trần Văn Bảo,
Phan Thị Mỹ Kim, Nguyễn Thị Kiều (2015). Bước đầu đánh giá
hiệu quả của kỹ thuật Nucleic Acid Testing (NAT) trong xét
nghiệm vi rút viêm gan B, viêm gan C và HIV qua đường
truyền máu tại Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy. Tạp chí y học
TP.HCM. Phụ bản của tập 19, số 5, 2015. pp. 148-152.
16. Phạm Lê Nhật Minh, Nguyễn Thúy Hương, Trần Văn Bảo,
Phan Thị Mỹ Kim, Nguyễn Thị Kiều (2015). Nhân một trường
hợp phát hiện HIV trong giai đoạn cửa sổ bằng kỹ thuật
Nucleic Acid Testing (NAT) tại Trung tâm truyền máu Chợ
Rẫy. Tạp chí y học TP.HCM. Tập 19, số 6. pp. 105-109.
17. Phạm Tuấn Dương, Nguyễn Thị Thanh Dung, Trần Vân Chi,
Trần Thúy Lan, Đỗ Thị Hiền, Nguyễn Thị Hương, Trần Quang
Nhật, Hoàng Văn Phương(2014). Kết quả xét nghiệm sàng lọc
HBV, HCV, HIV, Giang Mai ở người hiến máu tại Viện Huyết
học-Truyền máu TW năm 2012-2013, Kỷ yếu các công trình
nghiên cứu khoa học chuyên ngành Huyết học-Truyền máu,
Tạp chí y học tháng 10-Số đặc biệt/2014. pp. 45-49.
18. Phan Nguyễn Thanh Vân, Hoàng Thị Tuệ Ngọc, Nguyễn Châu
Trưởng, Nguyễn Thị Như Nguyện, Phù Chí Dũng(2015). Bước
đầu triển khai kỹ thuật khuếch đại acid nucleic (KT NAT)
trong sàng lọc máu để phát hiện HIV, HCV và HBV tại Bệnh
viện Truyền máu-Huyết học. Chuyên đề Truyền máu-Huyết học.
Nhà xuất bản y học TP.HCM. pp. 373-376.
19. Soisaang Phikulsod, Sineenart Oota, et al(2009). One-year
experience of nucleic acid technology testing for human
immunodeficiency virustype 1, hepatitis C virus, and hepatitis
B virus in Thai blood donations-TRANSFUSION Volume 49,
June 2009: pp. 1126-1135.
20. Stramer SL,., Glynn SA, et al (2004). Detection of HIV-1 and
HCV Infections among Antibody-Negative Blood Donors by
Nucleic Acid–Amplification Testing.. N engl j med 351;8
www.nejm.org august 19, 2004.
21. Trần Thị Thúy Hồng, Nguyễn Hữu Thắng và Cs (2014). Đánh
giá hiệu quả sử dụng test nhanh và ELISA HBsAg trong sàng
lọc người hiến máu tại Đà Nẵng. Kỷ yếu các công trình nghiên
cứu khoa học chuyên ngành Huyết học-Truyền máu. Tạp chí y
học Việt Nam tháng 10-Số đặc biệt/2014. pp. 50-56.
22. Trương Thị Kim Dung, Phù Chí Dũng, Nguyễn Phước Bích
Hạnh, Nguyễn Thị Tuyết Thu, Trần Thị Trang, Đào Ngọc
Tuyền, Mai Thanh Truyền, Trần Thị Hân (2015). Nhận xét tình
hình hoạt động của ngân hàng máu bệnh viện Truyền máu
Huyết học TP.HCM trong 15 năm từ 2000-2014. Tạp chí y học
TP.HCM. Phụ bản của tập 19, số 4, 2015. pp. 489-496.
Ngày nhận bài báo: 29/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2016
Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_ky_thuat_xet_nghiem_nucleic_acid_nat_trong_sang_loc.pdf