Tài liệu Ứng dụng kỹ thuật vi chiết pha lỏng sử dụng dung môi xanh (choline chloride – urea) để định lượng chì và cadimi trong dầu ăn - Cù Hoàng Yến: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 469
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT VI CHIẾT PHA LỎNG SỬ DỤNG
DUNG MÔI XANH (CHOLINE CHLORIDE – UREA)
ĐỂ ĐỊNH LƯỢNG CHÌ VÀ CADIMI TRONG DẦU ĂN
Cù Hoàng Yến*, Phan Bích Hà*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hiện nay để định lượng chì và Cadimi trong dầu ăn phòng kiểm nghiệm thường sử dụng
phương pháp vô cơ hóa mẫu ướt hoặc vô cơ hóa mẫu khô để xử lý mẫu dầu ăn trước khi đem phân tích trên máy
AAS hoặc ICP-MS. Hai phương pháp xử lý mẫu này có những nhược điểm như thời gian xử lý mẫu kéo dài, dễ
gây nhiễm bẩn mẫu và sinh ra nhiều chất thải độc hại. Dung môi DESs (Deep eutectic solvents) - một dung môi
xanh được tác giả Abbot và cộng sự giới thiệu vào năm 2003 được sử dụng để chiết và xác định kim loại trong
các nền mẫu khác nhau. Trong đó, DES tạo bởi Choline Chloride – Urea (ChCl-U) là dung môi tan trong nước có
thể chiết được chì và cadimi trong mẫu dầu ăn, loại bỏ nền mẫu mà không cần phải qua qu...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng kỹ thuật vi chiết pha lỏng sử dụng dung môi xanh (choline chloride – urea) để định lượng chì và cadimi trong dầu ăn - Cù Hoàng Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 469
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT VI CHIẾT PHA LỎNG SỬ DỤNG
DUNG MÔI XANH (CHOLINE CHLORIDE – UREA)
ĐỂ ĐỊNH LƯỢNG CHÌ VÀ CADIMI TRONG DẦU ĂN
Cù Hoàng Yến*, Phan Bích Hà*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hiện nay để định lượng chì và Cadimi trong dầu ăn phòng kiểm nghiệm thường sử dụng
phương pháp vô cơ hóa mẫu ướt hoặc vô cơ hóa mẫu khô để xử lý mẫu dầu ăn trước khi đem phân tích trên máy
AAS hoặc ICP-MS. Hai phương pháp xử lý mẫu này có những nhược điểm như thời gian xử lý mẫu kéo dài, dễ
gây nhiễm bẩn mẫu và sinh ra nhiều chất thải độc hại. Dung môi DESs (Deep eutectic solvents) - một dung môi
xanh được tác giả Abbot và cộng sự giới thiệu vào năm 2003 được sử dụng để chiết và xác định kim loại trong
các nền mẫu khác nhau. Trong đó, DES tạo bởi Choline Chloride – Urea (ChCl-U) là dung môi tan trong nước có
thể chiết được chì và cadimi trong mẫu dầu ăn, loại bỏ nền mẫu mà không cần phải qua quá trình xử lý mẫu.
Mục tiêu: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật vi chiết pha lỏng sử dụng dung môi xanh (Choline Chloride –
Urea) để định lượng chì (Pb) và cadimi (Cd) trong dầu ăn.
Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát xử lý mẫu dầu ăn bằng kỹ thuật vi chiết pha lỏng sử dụng dung môi
xanh (ChCl-U). Sau đó, định lượng chì và cadimi bằng phương pháp quang phổ nguồn plasma cảm ứng cao tần
kết nối khối phổ (ICP-MS).
Kết quả: Xây dựng quy trình định lượng Pb, Cd có hàm lượng thấp hơn 10 ng/g trong dầu ăn bằng
phương pháp chiết và đo trên ICP-MS với giới hạn phát hiện (LOD) là 0,5 ng/g, giới hạn định lượng (LOQ) là 1
ng/g, hiệu suất thu hồi đạt từ 82,6 % – 102,4 %, độ lặp lại 14,0 %, độ tái lập nội bộ phòng thí nghiệm 18,1 % và
giá trị độ không đảm bảo đo là 30,7 %.
Kết luận: Phương pháp chiết và đo trên ICP-MS có độ nhạy, độ chính xác cao trong xác định Pb, Cd ở hàm
lượng thấp trong dầu ăn. Quy trình xây dựng được đơn giản, dễ áp dụng, độ chính xác cao, thời gian chiết ngắn,
thân thiện với môi trường.
Từ khóa: chì, cadimi, dung môi xanh, dầu ăn
ABSTRACT
APPLICATION OF LIQUID PHASE EXTRACTION TECHNIQUE USING GREEN SOLVENT
(CHOLINE CHLORIDE - UREA) TO QUANTIFY LEAD (PB) AND CADMIUM (CD) IN COOKING OIL
Cu Hoang Yen, Phan Bich Ha
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 469 - 474
Background: Currently, to quantify lead (Pb) and cadmium (Cd) in laboratory cooking oil, it is often
necessary to use a wet or dry digestion method to treat cooking oil samples before analyzing on AAS or ICP-MS.
These two sample treatment methods have disadvantages such as prolonged sample processing time, being easy to
contaminate samples and producing many hazardous wastes. DESs (Deep eutectic solvents) as green solvents
were introduced in 2003 by Abbot et al. which were used to extract and identify metals in different substrates. In
particular, DES created by Choline Chloride - Urea (ChCl-U) is a water-soluble solvent that can extract lead and
cadmium from edible oil samples, remove the sample base without having to process the sample.
Objectives: To study of the application of liquid phase extraction technique using green solvent (Choline
*Viện Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Cù Hoàng Yến ĐT: 0384139754 Email: cuhoangyen@iph.org.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 470
Chloride - Urea) to quantify lead (Pb) and cadmium (Cd) in cooking oil.
Methods: We assessed the treatment of cooking oil samples by liquid phase extraction technique using green
solvent (ChCl-U). After that, we quantified lead and cadmium by spectral mass spectrometry (ICP-MS) method.
Results: We completed the determination procedure for determination of Pb, Cd with content less than
10 ng / g in cooking oil by extraction and measurement method on ICP-MS with detection limit (LOD) of
0.5 ng/g, the quantitative limit (LOQ) was 1 ng/g, the recovery efficiency ranged from 82.6% - 102.4%, the
repeatability of the method was 14.0%, the internal reproducibility was 18.1% and the measurement
uncertainty value was 30.7%.
Conclusions: The extraction and measurement method on ICP-MS has high sensitivity and accuracy in
determining Pb, Cd at low content in cooking oil. The construction process is simple, easy to apply, high
accuracy, short extraction time, environmentally friendly.
Keywords: lead, cadmium, DES, oil
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chì và cadimi là các kim loại nặng có thời
gian bán hủy dài, có độc tính và có nguy cơ đối
với sức khoẻ con người. Độc tính của cadimi
được biểu hiện bằng một loạt các hội chứng; tác
dụng phụ bao gồm rối loạn chức năng thận, tăng
huyết áp, tổn thương gan, nhiễm độc sinh sản,
tổn thương phổi sau khi tiếp xúc với đường hô
hấp và ảnh hưởng đến xương(10). Ngộ độc chì đã
được công nhận là gây nguy cơ đối với sức khoẻ
cộng đồng, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển. Tiếp xúc với chì dẫn đến những ảnh
hưởng độc hại khác nhau đối với chức năng
máu, thận và sinh sản cũng như hệ thần kinh
trung ương(4). Liên minh châu Âu đã khuyến cáo
mức tối đa là 100 ng/g chì trong dầu ăn trong khi
không có ngưỡng đặc biệt nào đối với
cadmium(7). Các kỹ thuật quang phổ nguyên tử
(AS) bao gồm quang phổ hấp thụ nguyên tử
(AAS)(5,8,11) quang phổ phát xạ plasma (ICP)(1,3) là
những kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất để
xác định dư lượng kim loại trong dầu ăn. Tuy
nhiên, việc xác định trực tiếp dư lượng kim loại
trong dầu ăn của AS cho kết quả không ổn định
do độ nhớt cao và hàm lượng hữu cơ cao của
dầu(8,11). Những hạn chế khác có thể phải đối mặt
trong quá trình phân tích trực tiếp dầu ăn của
AS bao gồm khó khăn về việc nạp mẫu bằng bộ
hút khí nén hoặc lò graphite, tạo ra nhiều nhiên
liệu và ngọn lửa không bền trong trường hợp
của AAS và AES, mẫu lan rộng trong quang phổ
hấp thu nguyên tử lò graphite, gây mất ổn định
hoặc sự tắt plasma trong ICP và các nhiễu do tạo
thành các liên kết đa nguyên tử với các dạng
carbon trong ICP-MS(6). Do đó, cần chuẩn bị mẫu
trước khi định lượng trên thiết bị phân tích. Hiện
nay phòng kiểm nghiệm thường sử dụng
phương pháp vô cơ hóa mẫu ướt hoặc vô cơ hóa
mẫu khô để xử lý mẫu dầu ăn trước khi đem
phân tích trên máy AAS hoặc ICP-MS. Phương
pháp xử lý mẫu này có những nhược điểm như
thời gian xử lý mẫu kéo dài, dễ gây nhiễm bẩn
mẫu và sinh ra nhiều chất thải độc hại.
Dung môi DESs (Deep eutectic solvents) một
dung môi xanh được tác giả Abbot và cộng sự
giới thiệu vào năm 2003 được sử dụng để chiết
và xác định kim loại trong các nền mẫu khác
nhau. Trong đó, DES tạo bởi Choline Chloride –
Urea (ChCl-U) là dung môi tan trong nước có
thể chiết được chì và cadimi trong mẫu dầu ăn,
loại bỏ nền mẫu mà không cần phải qua quá
trình xử lý mẫu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu thử
Mẫu dầu dừa và dầu oliu được gửi kiểm
nghiệm tại Viện Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh
năm 2018.
Hóa chất
Nước khử ion (nước loại I – theo ASTM),
Choline chloride ≥98%, Urê ≥98% , HNO3 đậm
đặc, HCl đậm đặc, HNO3 10% (v/v), HCl 10% (v/v).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 471
Dung dịch pha loãng C: HNO3 5% và HCl
0,5% (v/v).
Dung dịch nội chuẩn (IS): Rh 50 µg/L, Bi 50
µg/L trong dung dịch C.
Dung dịch hiệu chỉnh tín hiệu: Li, Co, Y, Ce
và Tl 2 µg/L trong dung dịch C.
Pha chế DES (ChCl-U) cho mỗi mẻ kiểm
nghiệm như sau một mol của Choline chloride
(13,96 g) được trộn với hai mol urê (12,01 g). Hỗn
hợp được khuấy ở 100°C cho đến khi tạo ra chất
lỏng không màu đồng nhất. Thử tính chất hóa lý
sau pha chế gồm nhiệt độ đông đặc/nhiệt độ
nóng chảy (12oC), tỉ trọng (1,21 g/cm3).
Chất chuẩn
Chuẩn hỗn hợp Pb, Cd 100 mg/L, chuẩn Pb
trong dầu 1000 mg/L, chuẩn Cd trong dầu
1000 mg/L.
Từ chuẩn hỗn hợp Pb, Cd 100 mg/L pha
thành các chuẩn trung gian và chuẩn làm việc
bằng dung dịch C. Dựng đường chuẩn trong
khoảng 0 ÷ 10 g/L.
Dụng cụ
Micropipet 0,1-1,0 mL, 0,02-0,2 mL; bình
định mức 10 mL, 50 mL, 100 mL; ống nhựa PP
50 mL. Các dụng cụ sau khi rửa (bằng chất tẩy
rửa) được làm sạch bằng cách ngâm trong
dung dịch acid HNO3 10%, tráng sạch với
nước khử ion.
Thiết bị
Hệ thống máy ICP-MS: Khả năng quét khối
(m/z): 5 – 240 amu, độ phân giải 0,9 amu tại 10%
chiều cao peak; có buồng va chạm/phản ứng sử
dụng khí He, phân biệt được động năng để giảm
cản nhiễu do hình thành đa nguyên tử.
Tủ ủ nhiệt có điều chỉnh nhiệt độ, thời gian
và vận tốc lắc, máy ly tâm, máy vortex, cần phân
tích có độ chính xác 0,1 mg, tủ hút khí độc, máy
lọc nước 18 MΩ.
Xử lý mẫu
Áp dụng quy trình của tác giả Mehdi Karimi
và cộng sự (năm 2015) để pha chế DES (ChCl-U)
và ly trích Pb, Cd trong dầu ăn(9): cân mẫu vào
trong ống nghiệm, thêm 200 µL hỗn hợp của
DES (ChCl-U) và HNO3 2% ở tỉ lệ 4:1 được thêm
vào. Hỗn hợp được lắc (vortex), sau đó đặt trong
tủ lắc - ủ ở 50°C và lắc 5 phút (300 vòng/phút).
Việc tách pha được thực hiện bằng cách ly tâm
hỗn hợp ở tốc độ 4500 vòng/phút trong 5 phút.
DES (ChCl-U) chứa chất phân tích nằm ở dưới
cùng của ống nghiệm, pha dầu được loại bỏ,
chiết xuất được chuyển vào cốc mẫu tự động của
ICP-MS sau pha loãng thành 5 – 10 mL bằng
dung dịch acid HNO3 1%. Tiến hành khảo sát
theo quy trình trên cho mẫu dầu ô liu và dầu
dừa với lượng mẫu thử nghiệm lần lượt là 1g,
5g, 10g, 28g ở 2 lượng chuẩn thêm vào là 1ng/g
và 10 ng/g mẫu, kết quả được đánh giá bằng
hiệu xuất thu hồi trung bình của n = 6 lần lặp lại
ở mỗi khối lượng
Đánh giá khả năng chiết
Để đánh giá khả năng chiết Pb, Cd trong
dầu ăn của DES, chúng tôi sử dụng mẫu dầu ô
liu, dầu dừa nhiễm Pb, Cd với hàm lượng 10
ng/g tiến hành xử lý mẫu theo quy trình chiết(9)
và qui trình vô cơ hóa mẫu ướt (EAM 4,7-
FDA). Mỗi mẫu được phân tích 10 lần. Đánh
giá kết quả bằng chuẩn thống kê t-test (đạt yêu
cầu khi không có sự sai khác hệ thống giữa 2
trị trung bình: t-thực nghiệm < t-lý thuyết, p
tính được > 0,05).
Tối ưu các thông số của ICP-MS
Định lượng Pb, Cd trong dịch chiết bằng kỹ
thuật ICP-MS. Trong kỹ thuật ICP-MS nội chuẩn
được lựa chọn theo tiêu chí gần về khối lượng
nguyên tử và mức năng lượng ion hoá với
nguyên tố phân tích và không tồn tại trong mẫu.
Tối ưu hóa quá trình phun sương trong nền mẫu
với tiêu chí tín hiệu nguyên tố kiểm tra 115In
>40000 (cps/µg/L) và tỉ lệ oxid CeO/Ce ≤0,025.
Lựa chọn thời gian tiêm mẫu cho tín hiệu Pb, Cd
(cps) cao nhất với với RSD ≤5%, độ thu hồi nội
chuẩn đạt 80 – 120%. Tối ưu hóa thời gian rửa
sau tiêm mẫu sao cho thời gian ngắn nhất với tín
hiệu Pb, Cd của mẫu trắng sau khi đo mẫu có
nồng độ gấp 5 lần nồng độ cao nhất đường
chuẩn là thấp nhất.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 472
Xác định các thông số của phương pháp
Tiến hành khảo sát các thông số tối ưu của
quá trình chiết mẫu cũng như các thông số của
ICP-MS. Tiến hành dựng đường chuẩn trong
khoảng 0 ÷ 10g/L để khảo sát độ tuyến tính. Để
xác định độ đặc hiệu/chọn lọc của phương pháp,
chúng tôi phân tích lặp lại 06 lần mẫu dầu có và
không có Pb, Cd. Trong điều kiện nghiên cứu,
độ đúng được khảo sát thông qua xác định hiệu
suất thu hồi, sử dụng mẫu dầu dừa và dầu ôliu
có thêm chuẩn tại 03 nồng độ 1, 5, 10ng/g. Khảo
sát độ lặp lại, tiến hành phân tích 06 lần mẫu dầu
dừa và dầu ôliu thêm chuẩn trong cùng một
ngày thực nghiệm. Để tính độ tái lập nội bộ
phòng thí nghiệm, tiến hành phân tích 06 lần
mẫu dầu dừa và dầu ôliu thêm chuẩn bởi nhân
viên thử nghiệm khác vào một thời điểm thử
nghiệm khác.
Giá trị giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn
định lượng (LOQ) được khảo sát dựa trên mẫu
trắng. Phân tích 10 lần, tính độ lệch chuẩn.
LOD = 3SD + Xtb. LOQ = 10SD + Xtb.
Độ không đảm bảo đo của phương pháp
được tính dựa trên số liệu định trị phương
pháp(2).
Chúng tôi sử dụng tài liệu Appendix F, trang
9 AOAC 2016 làm tiêu chí đánh giá các thông số
định trị phương pháp.
KẾT QUẢ
Xử lý mẫu
Kết quả thu được ở Bảng 1 và 2.
Bảng 1: Hiệu suất thu hồi ở nồng độ thêm chuẩn 1 (ng/g)
Dầu Oliu thêm
chuẩn 1 (ng/g)
Lượng mẫu
(g)
Hiệu suất thu hồi trung
bình (n = 6) (%)
Dầu dừa thêm
chuẩn 1 (ng/g)
Lượng mẫu
(g)
Hiệu suất thu hồi trung
bình (n = 6) (%)
Pb 1 98,1 Pb 1 95,9
5 101,9 5 96,0
10 102,4 10 96,5
28 36,0 28 36,1
Cd 1 95,6 Cd 1 90,0
5 95,7 5 90,1
10 95,8 10 90,0
28 35,0 28 36,0
Bảng 2: Hiệu suất thu hồi ở nồng độ thêm chuẩn 10 (ng/g)
Dầu Oliu thêm
chuẩn 10 (ng/g)
Lượng mẫu
(g)
Hiệu suất thu hồi trung
bình (n = 6) (%)
Dầu dừa thêm
chuẩn 10 (ng/g)
Lượng mẫu
(g)
Hiệu suất thu hồi
trung bình (n = 6) (%)
Pb 1 84,5 Pb 1 91,6
5 25,1 5 25,5
10 15,0 10 16,5
28 3,8 28 4,0
Cd 1 86,9 Cd 1 84,9
5 24,5 5 25,2
10 14,0 10 15,5
28 3,6 28 3,9
Điều kiện chạy máy
Bảng 3: Thông số ICP-MS và bộ tiêm mẫu tự động.
Thông số Kết quả
Nội chuẩn IS Bi, Rh
Tốc độ phun sương (L/phút) 0,86
Thời gian tiêm mẫu (giây) 15
Thời gian rửa giữa 2 mẫu (giây) 8
Công suất nguồn cao tần (W) 1450
Tốc độ dòng Ar tạo plama (L/phút) 17
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 473
Đánh giá khả năng chiết
Kết quả chi tiết được trình bày trong Bảng 4.
Bảng 4: So sánh kết quả phân tích Pb, Cd có hàm lượng 10 ng/g trong mẫu dầu dừa và ô liu bằng phương
pháp chiết và phương pháp EAM 4.7 - FDA
Loại mẫu Chỉ tiêu
Nồng độ trung bình (ng/g)
tthực nghiệm p
Phương pháp chiết Phương pháp EAM 4.7 - FDA
Dầu dừa
Pb 9,40 9,95 1,1332 0,23
Cd 8,71 8,72 0,0123 0,93
Dầu Oliu
Pb 8,56 8,85 0,4679 0,53
Cd 8,74 8,60 0,5235 0,94
Các thông số định trị phương pháp
Kết quả chi tiết được trình bày trong Bảng 5.
Bảng 5: Các thông số định trị phương pháp
Khoảng tuyến tính
Hiệu suất thu
hồi
Độ lặp lại
Độ tái lập
nội bộ
Giới hạn
phát hiện
Giới hạn
định
lượng
Độ không
đảm bảo
đo
Kết quả đạt
được
Pb
Cd
0 ÷ 10ng/g, R
2
= 0,998
0 ÷ 10ng/g, R
2
= 0,999
84,5 – 102,6%
82,6 – 95,8%
14,0%
13,7%
16,4%
18,1%
0,5 g/kg
0,5 g/kg
1 g/kg
1 g/kg
27,3%
30,7%
Tiêu chí đánh giá R
2
≥ 0,995 60 -115% <21% <32% ≤100 g/kg <44%
Phân tích mẫu thực
Phân tích 10 mẫu dầu ăn được gửi đến kiểm
nghiệm tại Trung tâm Kiểm Nghiệm An Toàn
Thực Phẩm Khu Vực Phía Nam (Bảng 6).
Bảng 5: Hàm lượng Pb, Cd trong 10 mẫu dầu ăn
bằng phương pháp chiết
Stt Tên mẫu
Kết quả (ng/g)
Pb Cd
1 Dầu thực vật 1,8 1,9
2 Dầu dừa thô 1,5 2,1
3 Dầu dừa tinh luyện 1 1,4 Không phát hiện
4 Dầu dừa tinh luyện 2 Không phát hiện Không phát hiện
5 Dầu dừa 1,1 1,2
6 Dầu phộng 2,4 3,7
7 Dầu nành Không phát hiện Không phát hiện
8 Dầu oliu 1 < 1,0 Không phát hiện
9 Dầu oliu 2 < 1,0 Không phát hiện
10 Dầu oliu 3 Không phát hiện Không phát hiện
BÀN LUẬN
Xử lý mẫu
Mẫu phân tích được lấy có khối lượng thích
hợp sao cho hàm lượng Pb và Cd lần lượt không
quá 10 ng do khả năng bão hòa của lượng thuốc
thử DES (CCl-U) khảo sát. Kết quả này có sự
khác biệt với phương pháp của tác giả Mehdi
Karimi và cộng sự (hàm lượng Cd không quá 0,4
ng) do thiết bị phân tích khác nhau, trong nghiên
cứu này là ICP-MS với kỹ thuật pha loãng mẫu
và của tác giả Mehdi Karimi và cộng sự là thiết
bị GF-AAS với kỹ thuật làm giàu mẫu(9).
Đánh giá khả năng chiết
Phép kiểm t được sử dụng nhằm so sánh kết
quả phân tích hàm lượng Pb, Cd 10 ng/g trong
mẫu dầu ô liu, dầu dừa giữa phương pháp chiết
và phương pháp vô cơ hóa mẫu ướt cho thấy
không có sự sai khác hệ thống giữa 2 trị trung
bình (ttn0,05). Hai phương pháp
cho kết quả tương đương nhau khi định lượng
Pb và Cd. Điều này chứng tỏ dung dịch DES
(CCl-U) pha chế chiết được Pb, Cd ra khỏi nền
mẫu dầu oliu và dầu dừa.
Các thông số định trị phương pháp
Do khoảng tuyến tính của kỹ thuật ICP-MS
khá rộng (6 – 9 bậc), hơn nữa khi hàm lượng
Pb, Cd quá cao sẽ gây nhiễm bẩn hệ thống do
đó không thực hiện khảo sát khoảng tuyến
tính. Khoảng làm việc được lựa chọn trong
khoảng từ 0 ng/g – 10 ng/g để phân tích mẫu
phù hợp tiêu chuẩn và không gây bẩn hệ thống.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 474
Trên khoảng nồng độ khảo sát 1, 5, 10
ng/g, hiệu suất thu hồi của Pb và Cd trên nền
dầu dừa và oliu trong khoảng 82,6 – 102,6%,
đạt tiêu chí theo AOAC, chứng tỏ phương
pháp cho độ đúng đạt yêu cầu để sử dụng tại
phòng thí nghiệm.
Độ lặp lại và tái lặp nội bộ lớn nhất của
phương pháp là 14,0% và 18,1% đều nhỏ hơn
tiêu chí cho phép của AOAC, chứng tỏ phương
pháp đạt độ chụm.
Qua khảo sát thực nghiệm, giới hạn phát
hiện và giới hạn định lượng của phương pháp
lần lượt là 0,5 g/kg và 1 g/kg. Do giới hạn cho
phép của Pb trong dầu là 100 g/kg, như vậy giá
trị MLOQ hoàn toàn thích hợp cho mục đích
kiểm tra chất lượng dầu ăn.
Dựa trên số liệu định trị, chúng tôi tính được
độ không đảm bảo đo lớn nhất của phương pháp
chiết là 30,7% nhỏ hơn tiêu chí Codex CAC/GL 54-2004.
Các thông số định trị đều đạt tiêu chí đánh
giá cho thấy phương pháp này có thể được áp
dụng tại phòng thí nghiệm.
Phân tích mẫu thực
Phân tích 10 mẫu dầu ăn được gửi đến kiểm
nghiệm tại Trung tâm Kiểm Nghiệm An Toàn
Thực Phẩm Khu Vực Phía Nam.
Kết quả cho thấy phương pháp chiết phát
hiện được chì và cadimi ở hàm lượng <1ng/g: 03
mẫu dầu không phát hiện chì; 2 mẫu dưới giới
hạn định lượng và 5 mẫu dầu có hàm lượng chì
từ 1,1 ng/g – 2,4 ng/g. 06 mẫu dầu không phát
hiện cadimi và 4 mẫu dầu có hàm lượng từ 1,2
ng/g – 3,7 ng/g. Tất cả các mẫu dầu đều có hàm
lượng chì đạt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN
8-2: 2011.
KẾT LUẬN
Xây dựng quy trình phân tích Pb, Cd trong
dầu ăn sử dụng dung môi xanh (ChCl-U) để
chiết và định lượng bằng thiết bị ICP-MS với
giới hạn phát hiện (LOD) là 0,5 ng/g, giới hạn
định lượng (LOQ) là 1 ng/g, hiệu suất thu hồi
đạt từ 82,6 – 102,4%, độ lặp lại là 14,0%, độ tái
lập nội bộ phòng thí nghiệm là 18,1%, hiệu suất
thu hồi của phương pháp 82,6% – 102,4% và độ
không đảm bảo đo lớn là 30,7% trên nền mẫu
dầu dừa và dầu oliu.
KIẾN NGHỊ
Tiếp tục khảo sát lượng DES (CCl-U) để chiết
được Pb, Cd ở hàm lượng > 10 ng/g cũng như
khảo sát khả năng chiết các kim loại khác của
DES (CCl-U) trên các nền mẫu thực phẩm khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beauchemin D (2006). Inductively coupled plasma mass
spectrometry. Anal Chem, 78:4111–4136.
2. Bertil M, Havard H, Mikael K, Teemu N (2007). Nordtest
handbook for calculation of measurement uncertainty based on
quality control and method validation. The first International
Proficiency Testing Conference, pp.26-30.
3. Cindric IJ, Zeiner M, Steffan I (2007). Trace elemental
characterization of edible oils by ICP–AES and GFAAS.
Microchem J, 85:136–139.
4. Dadfarnia S, Salmanzadeh AM, Shabani AMH (2008). A novel
separation/pre- concentration system based on solidification of
floating organic drop micro- extraction for determination of lead
by graphite furnace atomic absorption spectrometry. Anal Chim
Acta, 623:163–167.
5. Karadjova I, Zachariadis G, Boskou G, Stratis J (1998).
Electrothermal atomic ab- sorption spectrometric determination
of aluminium, cadmium, chromium, copper, iron, manganese,
nickel and lead in olive oil. J Anal at Spectrom, 13:201–204.
6. Lepri FG, Chaves ES, Vieira MA, et al (2011). Determination of
trace elements in vegetable oils and biodiesel by atomic
spectrometric techniques-a review. Appl Spectrosc Rev, 46:175–206.
7. López-García I, Vicente-Martínez Y, Hernández-Córdoba M
(2014). Determination of cadmium and lead in edible oils by
electrothermal atomic absorption spec- trometry after reverse
dispersive liquid–liquid microextraction. Talanta, 124:106–110.
8. Martin-Polvillo M, Albi T, Guinda A (1994). Determination of
trace elements in edible vegetable oils by atomic absorption
spectrophotometry. J Am Oil Chem Soc, 71:347–353.
9. Mehdi K, Shayessteh D, Mohammad Ali HS, Fatemeh T,
Davood A (2015). Deep eutectic liquid organic salt as a new
solvent for liquid-phase microextraction and its application in
ligandless extraction and preconcentration of lead and
cadmium in edible oils. Talanta, 144:648 – 654.
10. Mena C, Cabrera C, Lorenzo M, Lopez M (1996). Cadmium
levels in wine, beer and other alcoholic beverages: possible
sources of contamination. Sci Total En- viron, 181:201–208.
11. Reyes MNM, Campos RC (2006). Determination of copper and
nickel in vegetable oils by direct sampling graphite furnace
atomic absorption spectrometry. Talanta, 70:929–932.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 469_6135_2212127.pdf