Tài liệu Ứng dụng kỹ thuật REAL-TIME PCR để xác định các týp hpv trong mẫu mô tổn thương tiền ung thư và ung thư ở cổ tử cung, âm đạo: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 190
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT REAL-TIME PCR ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC TÝP HPV
TRONG MẪU MÔ TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ
VÀ UNG THƯ Ở CỔ TỬ CUNG, ÂM ĐẠO
Đoàn Thị Phương Thảo*, Nguyễn Đại Thức*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các týpvi rút HPV trên mẫu có tổn thương Condyloma, CIN 1, CIN 2, CIN 3 và
carcinoma tế bào gai ở cổ tử cung, âm đạo.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Trong 87 mẫu phân tích, có 56 trường hợp HPV dương tính, tiến hành định genotype HPV ghi
nhận 27/56 trường hợp (48,22%) nhóm HPV “nguy cơ cao”, 14/56 trường hợp (25%) nhóm HPV “nguy cơ
thấp”, 4/56 trường hợp (7,16%) nhóm đa nhiễm có nguy cơ cao, còn lại 11/56 trường hợp (19,64%) là nhóm
HPV chưa xác định được nguy cơ. Trong nhóm HPV “nguy cơ cao” có HPV 16 chiếm tỷ lệ cao nhất: 12/56
(21,43%), thứ hai là HPV 52 có tỷ lệ 9/56 (16,07%), thứ 3 là HPV 18 có 5/56 (8,93%) còn lại HPV 58, HPV 16
+ 18, HP...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng kỹ thuật REAL-TIME PCR để xác định các týp hpv trong mẫu mô tổn thương tiền ung thư và ung thư ở cổ tử cung, âm đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 190
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT REAL-TIME PCR ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC TÝP HPV
TRONG MẪU MÔ TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ
VÀ UNG THƯ Ở CỔ TỬ CUNG, ÂM ĐẠO
Đoàn Thị Phương Thảo*, Nguyễn Đại Thức*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các týpvi rút HPV trên mẫu có tổn thương Condyloma, CIN 1, CIN 2, CIN 3 và
carcinoma tế bào gai ở cổ tử cung, âm đạo.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Trong 87 mẫu phân tích, có 56 trường hợp HPV dương tính, tiến hành định genotype HPV ghi
nhận 27/56 trường hợp (48,22%) nhóm HPV “nguy cơ cao”, 14/56 trường hợp (25%) nhóm HPV “nguy cơ
thấp”, 4/56 trường hợp (7,16%) nhóm đa nhiễm có nguy cơ cao, còn lại 11/56 trường hợp (19,64%) là nhóm
HPV chưa xác định được nguy cơ. Trong nhóm HPV “nguy cơ cao” có HPV 16 chiếm tỷ lệ cao nhất: 12/56
(21,43%), thứ hai là HPV 52 có tỷ lệ 9/56 (16,07%), thứ 3 là HPV 18 có 5/56 (8,93%) còn lại HPV 58, HPV 16
+ 18, HPV 18 + 58, HPV 6 + 52, HPV 11 + 52 mỗi loại có 1/56 (1,79%).
Kết luận: Tỷ lệ nhiễm HPV trong các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung với Condyloma (77,8%),
Condyloma kèm CIN1 (100%), CIN (37,5%), CIN2 (50%), CIN3 (64,5%) và Carcinôm tế bào gai cổ tử cung
(90%). Tỷ lệ nhiễm HPV nguy cơ thấp và HPV nguy cơ cao khác biệt có ý nghĩa thống kê theo mức độ tổn
thương loạn sản cổ tử cung với p = 0,006. Với tỷ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao trong loạn sản độ cao và Carcinôm
tế bào gai cao hơn các tổn thương tiền ung thư với mức độ tổn thương Condyloma, loạn sản nhẹ và loạn sản vừa
cổ tử cung có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001.
Từ khóa: HPV, ung thư cổ tử cung, realtime PCR định týp HPV, chẩn đoán phân tử HPV.
ABSTRACT
APPLICATION OF REAL-TIME PCR TECHNIQUE TO DETECT TYPES OF HPV INFECTION IN
TISSUES SAMPLESPRECANCEROUS LESIONS, CANCER IN CERVIX AND VAGINA
Doan Thi Phuong Thao, Nguyen Dai Thuc
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 190 - 195
Objectives: Identify types of HPV in samples with lesions of Condyloma, CIN 1, CIN 2, CIN 3 and
Squamous cell carcinoma of the cervix, vagina.
Methods: Cross-sectional discription.
Results: A total of 87 samples were analyzed, there are 56 positive HPV cases, the genotypes were recorded
in 27/56 cases (48.22%) belonging to "high risk" HPV group, 14/56 cases (25%) "low risk" group, 4/56 cases
(7.16%) multi-type of high risk group were infected, while the remain 11/56 cases (19.64%) were unidentified
risk. HPV 16 had the highest rate in the High risk group: 12/56 (21.43%); the second was HPV 52 with 9/56
(16.07%); the third was HPV 18 with 5/56 (8.93%); the rest were HPV 58, HPV 16 + 18, HPV 18 + 58, HPV 6 +
52, HPV 11 + 52 each accounted for 1/56 (1.79%).
Conclusions: The prevalence of HPV infection in cervical precancerous lesions with Condyloma (77.8%),
Condyloma and CIN1 (100%), CIN1 (37.5%), CIN2 (50%), CIN3 (64.5 %) and Squamous cell carcinoma
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Đại Thức, ĐT: 0909636293, Email: nguyendaithuctb@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 191
(90%). The incidence of low-risk HPV and high-risk HPV differed statistically from the level of cervical dysplasia
with p = 0.006. The prevalence of high-risk HPV infections in high-grade cervical dysplasia and Squamous cell
carcinoma was higher than precancerous lesions with the degree of injury of Condyloma, mild dysplasia and
cervical dysplasia were statistically significant, with p < 0.001.
Keywords: HPV, cervical cancer, HPV types, real time PCR to detect HPV, HPV molecular diagnosis in.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Human Papillomavirus (HPV) là tác nhân
lây nhiễm thường gặp nhất qua đường tình dục
và là nguyên nhân quan trọng dẫn tới ung thư
cổ tử cung (UTCTC), loại ung thư đứng hàng
thứ hai trong các loại ung thư ở nữ giới(12).
HPV thuộc họ Papillomaviridea với hơn 200
genotype khác nhau về vật liệu di truyền. Hiện
nay, có khoảng 40 genotype HPV đã được xác
định ở niêm mạc đường sinh dục người. Trong
đó có 8 genotype HPV (HPV-16, -18, -31, -33, -35,
-45, -52, và -58) là những genotype phổ biến
nhất, có liên quan tới hơn 90% các trường hợp
UTCTC trên toàn thế giới và riêng HPV-16, -18
gặp ở 70% các trường hợp(3,6).
Hàng năm trên thế giới, ước tính có khoảng
529.000 ca mắc mới và 275.000 trường hợp tử
vong do UTCTC. Trong đó, 85% tổng số các
trường hợp bệnh gặp ở những nước đang phát
triển(11). Tại Việt Nam, theo thống kê của WHO
(2010), UTCTC hiện đang là loại ung thư chiếm
tỷ lệ cao nhất ở nữ giới lứa tuổi 15 - 44, với hơn
6000 ca nhiễm mới (tỷ lệ: 11,7 trên 100,000 phụ
nữ) và tử vong hơn 3000 trường hợp mỗi năm(12).
Điều đặc biệt quan tâm là phần lớn các trường
hợp UTCTC thường được phát hiện ở giai đoạn
muộn, trong khi quá trình diễn tiến từ nhiễm vi
rút đến ung thư thường trải qua trong một thời
gian dài. Các bệnh do nhiễm HPV gây ra kể cả
UTCTC, có thể chữa khỏi hẳn nếu được phát
hiện sớm. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc thực hiện
xác định genotype HPV, đặc biệt là các mẫu có
chẩn đoán mô bệnh học (MBH) là Condyloma,
CIN 1, CIN 2, CIN 3 và Carcinoma tế bào gai cổ
tử cung, còn hạn chế cả về nghiên cứu mô bệnh
học và về phát triển kỹ thuật định genotype
HPV trên mô vùi nến. Vì vậy, nghiên cứu này
được thực hiện giúp tăng khả năng dự báo tình
trạng nhiễm HPV, phát hiện những người có
nguy cơ mắc UTCTC để quá trình can thiệp điều
trị các tổn thương tiền ung thư và ung thư giai
đoạn sớm hiệu quả hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ nhiễm HPV trên mẫu mô có
tổn thương Condyloma, CIN 1, CIN 2, CIN 3 và
Carcinoma tế bào gai ở cổ tử cung, âm đạo bằng
kỹ thuật Realtime PCR.
Khảo sát các mối liên quan giữa chẩn đoán
mô bệnh học Condyloma, CIN 1, CIN 2, CIN 3
và Carcinoma tế bào gai ở cổ tử cung – âm đạo
với các genotype HPV.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện
trong thời gian từ tháng 05/2015 đến tháng
05/2016 tại Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu
87 bệnh nhân có chẩn đoán tiền ung thư và
ung thư cổ tử cung, âm đạo được gửi mẫu tại Bộ
môn Giải Phẫu Bệnh và Bộ môn Xét Nghiệm -
Đại học Y Dược Tp. HCM trong giai đoạn từ
5/2015 đến 5/2016.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Chọn mẫu có đủ tiêu bản được chẩn đoán
giải phẫu bệnh là Condyloma, loạn sản độ 1,2,3
và carcinôm tế bào gai ở cổ tử cung hay âm đạo.
Tất cả các bệnh phẩm sinh thiết được vùi trong
paraffin.
Tiêu chuẩn loại trừ
Mẫu mô trên paraffin quá nhỏ (< 0,5 mm).
Quy trình phân tích mẫu
Bước 1: Thu nhận mẫu bệnh phẩm cắt mỏng
8 - 10 µm trong khoảng 4 - 5 lát mỏng từ khối
paraffin trong tube eppendorf 1,5 ml. Khử
paraffin bằng xylen.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 192
Bước 2: Ly trích DNA HPV.
Bước 3: Sử dụng 2 cặp mồi MY09/MY11 và
GP5+/GP6+ bằng phương pháp Non-stop
Nested PCR để phát hiện sự hiện diện HPV
DNA nằm trên vùng gene L1, đồng thời kiểm tra
sự tinh sạch và hiện diện của beta-globin bằng
cặp mồi HBG-F/HBG-R để khẳng định quá trình
li trích DNA thành công.
Bước 4: Xác định genotype HPV (dựa vào
phản ứng realtime PCR dựng đường cong chảy).
Thống kê, xử lý số liệu
Thông tin chung: họ tên và tuổi bệnh nhân,
kết quả được chẩn đoán MBH.
Các biến định tính như: PCR HPV: dương
tính, âm tính, số týp HPV bị nhiễm được diễn
giải ở dạng tần số và tỷ lệ.
Phân tích kết quả thu được theo chương
trình SPSS 16. Test χ2 được sử dụng trong so
sánh giữ nhóm HPV DNA dương tính và nhóm
HPV DNA âm tính và các mối tương quan giữa
các biến.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm giải phẫu bệnh
Qua 87 mẫu phân tích ghi nhận tỷ lệ phân bố
mô bệnh học được thu thập có các mức độ là:
Condyloma (20,69%), Condyloma có CIN 1
(2,3%), CIN 1 (18,39%), CIN 2 (11,49%), CIN 3
(35,63%) và còn lại là Carcinôm tế bào gai
(11,49%). Trong đó mức độ tổn thương CIN 3
chiếm tỷ lệ cao nhất (35,63%).
Phân bố mức độ tổn thương mô bệnh học theo
nhóm tuổi
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là
47,06 với tuổi nhỏ nhất là 22 và lớn nhất là 81.
Biểu đồ 1 - Phân bố mô bệnh học theo nhóm tuổi
Tỷ lệ nhiễm HPV trên mẫu mô bệnh học
Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm HPV qua xét nghiệm Realtime
PCR trên MBH
Nhiễm HPV Số lượng Tỷ lệ (%)
HPV dương tính 56 64,37
HPV âm tính 31 35,63
Tổng số 87 100
Trong các týp HPV dương tính, HPV 16
chiếm tỷ lệ cao nhất 21,43 %, thứ hai là HPV
chưa xác định týp có tỉ lệ là 19,64% và thứ 3 là
HPV 52 và HPV 11 cùng có tỷ lệ 16,1%. Với các
týp đa nhiễm HPV 11 + 52, HPV 6 + 52, HPV 18 +
58, HPV 16 + 18 chỉ ghi nhận được mỗi loại là
1,79%.
Các mối liên quan giữa tỉ lệ nhiễm HPV theo
mức độ tổn thương mô bệnh học
Test χ2 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tỷ lệ nhiễm HPV với mức độ tổn
thương MBH ở cổ tử cung (p = 0,045). Trong đó,
tỷ lệ nhiễm HPV ở Condyloma có CIN 1 chiếm
tỷ lệ cao nhất 100% và Carcinoma tế bào gai
chiếm tỷ lệ thứ hai là 90%, sau đó kế tiếp là
Condyloma 77,8%, CIN 3 có 64,5%, CIN 2 có
50% và CIN 1 chiếm tỷ lệ thấp nhất 37,5%.
Bảng 2. Sự phân bố của các týp HPV theo mức độ
tổn thương biểu mô CTC
Condyloma,
CIN 1
CIN 2,
CIN3
Tổng
HPV nguy
cơ thấp
HPV6 (n,%) 5 (13,9) 0 (0,0) 5 (6,5)
HPV11 (n,%) 8 (22,2) 0 (0,0) 8 (10,4)
HPV nguy
cơ cao
HPV16 (n,%) 1 (2,8) 6 (14,6) 7 (9,1)
HPV18 (n,%) 1 (2,8) 4 (9,8) 5 (6,5)
HPV52 (n,%) 2 (5,6) 5 (12,2) 7 (9,1)
HPV58 (n,%) 0 (0,0) 1 (2,4) 1 (1,3)
Đa nhiễm (n,%) 2 (5,6) 2 (4,8) 4 (5,2)
HPV chưa xác định (n,%) 3 (8,3) 7 (17,1) 10 (13,0)
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ
lệ nhiễm các týp HPV “nguy cơ cao” và HPV
“nguy cơ thấp” với mức độ tổn thương mô bệnh
học cổ tử cung. Trong đó, tỷ lệ nhiễm các týp
HPV “nguy cơ cao” có mức độ tổn thương mô
bệnh học cao hơn so với HPV “nguy cơ thấp” (p
< 0,001).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 193
BÀN LUẬN
Đặc điểm mô bệnh học
Trên 87 mẫu mô bệnh học được nghiên cứu
có kết quả chẩn đoán như sau: mức độ CIN 1 có
41,38%, CIN 2 và CIN 3 có 47,13% còn lại là
carcinoma tế bào gai 11,49%, cho thấy sự phân
bố cũng khá đồng đều với tổn thương tiền ung
thư cô tử cung.
Độ tuổi của bệnh nhân
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có
giới hạn về độ tuổi, mẫu mô bệnh học được chọn
dựa trên các mức độ tổn thương loạn sản và
carcinoma tế bào gai. Sau đó chúng tôi mới phân
theo nhóm mức độ tổn thương và nhóm tuổi.
Với nghiên cứu này, Carcinôm tế bào gai chỉ
gặp ở độ tuổi từ 50 - 59 và trên 60 tuổi. Mức độ
loạn sản biểu mô cổ tử cung tăng dần theo độ
tuổi. Theo tác giả Nguyễn Thúy Hương, UTCTC
thường gặp ở khoảng tuổi 40 - 49 và 50 - 59 tuổi,
không có sự khác biệt lớn giữa hai nhóm tuổi 40
- 49 và 5 - 59(9). Và tác giả Phạm Việt Thanh
(2009) nghiên cứu ở nhóm tổn thương CIN 2,
CIN 3 và UTCTC ở trong nhóm 40 - 49 tuổi(10).
Như vậy nghiên cứu này cũng phù hợp với kết
quả của các tác giả khác về độ tuổi có tổn thương
loạn sản và UTCTC.
Tỷ lệ nhiễm HPV theo nhóm tuổi
Theo nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ
nhiễm HPV cao nhất ở nhóm tuổi 20 - 29 chiếm
80%, 30 - 39 chiếm 57,9%, 40 - 49 chiếm 58,2%, 50
- 59 chiếm 60,9 % còn lại nhóm trên 60 tuổi có
61,5%. Nhận thấy tỷ lệ nhiễm HPV ở các nhóm
tuổi đều có sự tương đồng, không có sự khác
nhau rõ rệt giữa các nhóm tuổi.
Tỷ lệ nhiễm HPV trên mẫu mô bệnh học cổ tử
cung
Kết quả sau khi phân tích bằng kỹ thuật PCR
thu được sau cùng bằng 2 cặp mồi MY09/MY11
và GP5+/GP6+ có tỷ lệ HPV dương tính 56 ca
(64,37%), trong đó HPV týp có nguy cơ cao là 31
ca (55,4%).
So sánh với các nghiên cứu trước đây, kết
quả nghiên cứu chúng tôi cũng phù hợp với các
tác giả khác cũng thực hiện trên mẫu mô vùi nến
với các cặp mồi khác nhau cũng cho tỷ lệ 43,3 %
HPV(+) với cặp mồi MY09/MY11 của tác giả
Pezhman Mahmoodi (2016)(5) và tỷ lệ 82,5 %
HPV (+) với 2 cặp mồi MY09/MY11, GP5+/GP6+
của tác giả Seyed Jalal Kiani(12).
Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm HPV bằng các cặp mồi khác
nhau trong các nghiên cứu
Tác giả
nghiên cứu
Tỷ lệ HPV dương
tính với PCR
dùng cặp mồi
MY09/MY11
Tỷ lệ HPV dương
tính với Nested
PCR dùng 2 cặp
mồi MY09/MY11 và
GP5+/GP6+
Pezhman
Mahmoodi
(2016)
(
5
)
26/60 ca (43,3 %) -
Seyed Jalal
Kiani
(12) - 66/80 ca (82,5%)
Nghiên cứu
này
30/87 ca (34,5%) 56/87 ca (64,37%)
Bảng 4. So sánh tỷ lệ nhiễm HPV với các nghiên cứu
khác
Tác giả nghiên cứu Dân số nghiên cứu
Tỷ lệ nhiễm
HPV (%)
Adiba Siddiqa (2014)
(
1
)
CIN, UTCTC 94,81
Nguyễn Phi Hùng
(2011)
(
8
) CIN, UTCTC 97.1
Vũ Thị Nhung (2007)
(13)
CIN, UTCTC 73,6
Zhao (2001)
(Error! Reference
source not found.) CIN, UTCTC 41
Lê Minh Nguyệt
(2002)
(
4
) CIN, UTCTC 35,4
Nghiên cứu này
Condyloma, CIN,
Carcinoma tế bào gai
64,4
Tỷ lệ nhiễm HPV dương tính trong nghiên
cứu này là 64,37% thấp hơn nghiên cứu của
Adiba Siddiqa(1), Nguyễn Phi Hùng (2011)(8),Vũ
Thị Nhung (2007)(13) và cao hơn Lê Thị Minh
Nguyệt (2002)(4), Zhao (2001)(14). Tỷ lệ chênh giữa
mỗi nghiên cứu có thể do cách chọn lựa đối
tượng tham gia nghiên cứu như tuổi của quần
thể dân số nghiên cứu, tỷ lệ phân bố của các tổn
thương trên mẫu mô bệnh học. Nếu tổn thương
theo chiều hướng nặng thì tỷ lệ nhiễm HPV có
thể tăng lên. Phụ nữ trong nhóm tuối 40 - 49
chiếm tỷ lệ cao nhất chứng tỏ tổn thương bất
thường trong biểu mô thường tập trung ở nhóm
tuổi này. Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy không có sự khác biệt về tần suất nhiễm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 194
HPV và tỷ lệ các týp HPV giữa các nhóm tuổi.
Với 56 trường hợp thực hiện xét nghiệm
HPV dương tính, chúng tôi tiến hành định
genotype HPV và ghi nhận được nhóm HPV
“nguy cơ cao” có 27/56 trường hợp (48,22%),
nhóm HPV “nguy cơ thấp” có 14/56 trường hợp
(25%) và nhóm đa nhiễm có nguy cơ cao là 4/56
trường hợp (7,16%) còn lại HPV chưa xác định
được nguy cơ 11/56 trường hợp (19,64%).
Bảng 5. Tỷ lệ nhiễm genotype HPV16 và HPV18 so
với các nghiên cứu.
Tác giả nghiên cứu
Tỷ lệ Nhiễm
HPV 16 (%)
Tỷ lệ Nhiễm
HPV 18 (%)
Vũ Thị Nhung (2007)
(13)
22,7 6,6
Phạm Việt Thanh(2009)
(100 35,5 13,2
Bao (2008)
(
2
)
24,8 7,1
Nguyễn Phi Hùng
(2011)
(
8
) 41,8 16,5
Seyed Jalal Kiani
(2016)
(12) 60,6 15,1
Nghiên cứu này 21,43 8,93
So sánh với các tác giả về genotype HPV 16,
HPV 18 cho thấy càng về sau tỷ lệ ghi nhận được
HPV16, HPV18 càng cao hơn so với các năm về
trước và so với nghiên cứu chúng tôi. Như vậy
trong nghiên cứu về phân loại định gynotype
HPV của chúng tôi vần còn nhiều hạn chế có thể
do chọn nhóm quần thể nghiên cứu hay do sử
dụng chưa nhiều các cặp mồi đặc hiệu để so
sánh và sự hạn chế trong bảo quản DNA trong
mô vùi nến làm DNA bị gãy đứt. Mặc dù xác
định tỷ lệ nhóm HPV “chưa xác định được“ còn
cao chiếm 11/56 (19,64%) và tỷ lệ nhóm HPV
“nguy cơ cao” còn thấp so với các tác giả nhưng
bước đầu chúng tôi đã ghi nhận được tỷ lệ
nhiễm HPV cũng khá tương đồng với các tác giả.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong
các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử
cung thì tỷ lệ nhiễm HPV khác nhau có ý
nghĩa thống kê (p = 0,045). Tỷ lệ nhiễm HPV
nguy cơ thấp và HPV nguy cơ cao khác biệt có
ý nghĩa thống kê theo mức độ loạn sản với p =
0,006. Trong đó, tỷ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao
ở loạn sản cổ tử cung độ cao và UTCTC cao
hơn loạn sản cổ tử cung độ thấp, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tỷ lệ nhiễm HPV trong các tổn thương tiền
ung thư cổ tử cung với Condyloma (77,8%),
Condyloma kèm CIN1 (100%), CIN1 (37,5%),
CIN2 (50%), CIN3 (64,5%) và Carcinôm tế bào
gai cổ tử cung (90%).
Tỷ lệ nhiễm HPV nguy cơ thấp và HPV
nguy cơ cao khác biệt có ý nghĩa thống kê theo
mức độ loạn sản với p = 0,006.
Tỷ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao trong loạn sản
độ cao và Carcinôm tế bào gai cao hơn các tổn
thương tiền ung thư với mức độ tổn thương
Condyloma, loạn sản nhẹ và loạn sản vừa cổ tử
cung có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam hiện
nay, cần triển khai thêm nhiều nghiên cứu để
đưa ra được quy trình chuẩn tin cậy trong chẩn
đoán bằng kỹ thuật Real-time PCR phát hiện
HPV có nguy cơ cao hay nguy cơ thấp gây
UTCTC một cách chính xác nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adiba Siddiqa, Maidah Zainab (2014). Prevalence and
Genotyping of high risk HPV in cercical cancer samples from
Punjab, Pakistan. Virus, pp: 2762-2777.
2. Bao YP, Smith JS, Qiao YL, ACCPAB members (2008). Human
papillomavirus type distribution in women from Asia: a meta-
analysis. International Journal of Gynecologycal cancer. 18(1): 71-9.
3. Burd EM (2003). Human papillomavirus and cervical cancer.
Clinical Microbiology Review. 16(1): 1-17.
4. Lê Minh Nguyệt. (2002). “Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm
HPV với nghịch sản và ung thư cở tử cung”. Luận án chuyên
khoa cấp II chuyên ngành sản phụ khoa.
5. Mahmoodi P et al (2016). Molecular detection and typing of
Human Papillomaviruses in Paraffin-Embedded cervical.
Cancer and Pre-cancer tissue specimens, Iran J CancerPrev; 9(1),
Published 2016 Feb 22 10.17795/ijcp-3752.
6. Matsushita K, Miyashita M, Ishizaki A et al (2011). Oral and
cervical Human Papillomavirus infection among female sex
workers in Japan. Japan journal of infectious disease. 64: 34 – 39.
7. Meijer CJ, De Roda HAM, Walboomers JM, Van de Brule AJ et
al (1995). The use of general primers GP5 and GP6 elongated at
their 3′ ends with adjacent highly conserved sequences
improves human papillomavirus detection by PCR. J Gen Virol.
76: 1057-1062.
8. Nguyễn Phi Hùng (2011) “Nghiên cứu xác định các týp HPV
thường gặp trong ung thư cổ tử cung. Y học Thành Phố Hồ Chí
Minh. Phụ bản số 2, tr 165-166.
9. Nguyễn Thúy Hương (2004). Nghiên cứu hình thái học của
ung thư biểu mô xâm nhập cổ tử cung có sự liên quan với một
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 195
số đặc điểm lâm sàng, tiên lượng bệnh. Luận án tiến sĩ y học.
Trường đại học y Hà Nội.
10. Phạm Việt Thanh (2006). Chương trình tầm soát HPV trong
ung thư cổ tử cung. Tạp chí Y học thực hành 550, Tr 13-24.
11. Sanjose DS, Diaz M, Castellsague X, Clifford G, Bruni I, Munoz
N, Bosch FX (2007). Worldwide prevalence and gynotype
distribution of cervical human papillomavirus DNA in women
with normal cytology: A meta-analysis. Lancet Infections disease.
7: 453-459.
12. Seyed Jalal Kiani (2015). Detection and Typing of Human
Papilloma viruses by Nested Multiplex Polymerase Chain
Reaction Assay in Cervical Cancer. Jundishapur J Microbiol;
8(12), 23-38.
13. Vũ Thị Nhung (2007) Khảo sát tình hình nhiễm các týp HPV ở
phụ nữ Thành Phố Hồ Chí Minh bằng kỹ thuật sinh học phân
tử. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. Phụ bản chuyên đề ung bướu
học (tập 10), (số 4), tr 402-407.
14. Zhao F, Li N, Ma J (2001). Study of he association between
human papillomavirus infection and cervical cancer in
Xianguan county Shanxi province, Zhonghua Liu Xing Bing
Xue Za Zhi, Patricia trial. Lancet Oncology, 22(5), pp 375-378.
Ngày nhận bài báo: 31/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_ky_thuat_real_time_pcr_de_xac_dinh_cac_typ_hpv_tron.pdf