Ứng dụng hysys

Tài liệu Ứng dụng hysys: CHƯƠNG V: ứNG DụNG HYSYS V.1 Giới thiệu về HYSYS 1.1 Phần mềm HYSYS Hình V.1.1: Giao diện của HYSYS 3.2 HYSYS là sản phẩm phần mềm của công ty Aspentech (tên cũ là HYPROTECH), chuyên cung cấp phần mềm công nghệ xử lý dầu khí, cho phép lập mô hình mô phỏng các quá trình chế biến dầu - khí. Chương trình kết hợp các dữ liệu hồi quy, cơ sở nhiệt động học và công nghệ chưng cất dầu khí để thiết kế, mô phỏng và phân tích hệ thống xử lý khí, bao gồm dòng khí lý tưởng, khí hỗn tạp và dòng chảy nhiều pha. HYSYS có thể cài đặt dễ dàng trên tất cả các máy vi tính với một thư viện dữ liệu rộng lớn, có khả năng đáp ứng hầu hết các công việc thiết kế, nghiên cứu trong ngành công nghệ lọc dầu cũng như trong xử lý chế biến khí. Việc nhập dữ liệu được hướng dẫn cặn kẽ trong quá trình làm việc nên rất đơn giản trong thao tác. HYSYS đồng thời cũng có khả năng báo lỗi (bằng màu đỏ, hoặc viền màu vàng) tại các thiết bị mô phỏng khi dữ liệu tính toán nhập vào không hợp lệ. Việc điều hành và tính toán ...

doc44 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ứng dụng hysys, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V: ứNG DụNG HYSYS V.1 Giới thiệu về HYSYS 1.1 Phần mềm HYSYS Hình V.1.1: Giao diện của HYSYS 3.2 HYSYS là sản phẩm phần mềm của công ty Aspentech (tên cũ là HYPROTECH), chuyên cung cấp phần mềm công nghệ xử lý dầu khí, cho phép lập mô hình mô phỏng các quá trình chế biến dầu - khí. Chương trình kết hợp các dữ liệu hồi quy, cơ sở nhiệt động học và công nghệ chưng cất dầu khí để thiết kế, mô phỏng và phân tích hệ thống xử lý khí, bao gồm dòng khí lý tưởng, khí hỗn tạp và dòng chảy nhiều pha. HYSYS có thể cài đặt dễ dàng trên tất cả các máy vi tính với một thư viện dữ liệu rộng lớn, có khả năng đáp ứng hầu hết các công việc thiết kế, nghiên cứu trong ngành công nghệ lọc dầu cũng như trong xử lý chế biến khí. Việc nhập dữ liệu được hướng dẫn cặn kẽ trong quá trình làm việc nên rất đơn giản trong thao tác. HYSYS đồng thời cũng có khả năng báo lỗi (bằng màu đỏ, hoặc viền màu vàng) tại các thiết bị mô phỏng khi dữ liệu tính toán nhập vào không hợp lệ. Việc điều hành và tính toán các thông số công nghệ mang tính logic cao nên việc thêm hay bớt các thiết bị rất đơn giản và không đòi hỏi nhập lại số liệu ban đầu cũng như lập lại quy trình. Nguyên lý chung của chương trình dựa trên sự bảo toàn và cân bằng vật chất, phương trình năng lượng thông qua các phương pháp tính toán cân bằng, chuyển đổi pha ..., với hầu hết các phương trình tính toán được áp dụng cho lưu chất. Trong quá trình xây dựng mô hình, dòng khí nguyên liệu sau khi đi qua mỗi thiết bị trong hệ thống xử lý sẽ có giá trị thay đổi về các thông số như : trạng thái, thành phần mole, nhiệt độ. Các thiết bị trong mô hình được kết nối với nhau thông qua việc thiết lập thông số đầu vào và thông số đầu ra của từng thiết bị. HYSYS có thanh công cụ (Palette) trong đó có định nghĩa sẵn các loại thiết bị được sử dụng trong công nghệ xử lý khí. Bằng cách chọn loại thiết bị trên Palette và nhập tên dòng sản phẩm vào và dòng sản phẩm ra khỏi thiết bị thì trên mô hình sẽ tự kết nối các thiết bị lại với nhau. Khi ta cung cấp giá trị các thông số của dòng khí nguyên liệu hay thông số của các thiết bị,... thì HYSYS sẽ nhanh chóng tính toán các thông số dòng khí đầu ra. Một khi các thông số đầu vào của các thiết bị hay dòng khí đã được nhập đầy đủ thì chương trình sẽ ghi nhớ các thông số đó và dùng để tính toán các module kế tiếp khi ta cung cấp đủ thông tin cần thiết về các thiết bị hay dòng sản phẩm kế tiếp trong quá trình xây dựng mô hình. Nếu ta thay đổi các thông số đầu vào của dòng khí nguyên liệu hay thông số hoạt động của thiết bị thì chương trình sẽ tự động tính lại hết các thông số còn lại. Ví dụ như : Đối với một dòng vật chất thông thường, khi đã biết các thông số nhiệt độ, áp suất, thành phần mole, lưu lượng,...thì HYSYS sẽ tự động tính toán các thông số còn lại như: Thành phần lỏng - hơi, khối lượng riêng, độ nhớt, hệ số dẫn nhiệt, enthapy, entropy,... HYSYS còn có khả năng tính toán hai chiều và sử dụng thông tin một phần. Chương trình được chia làm nhiều phần (unit) nhỏ, mỗi unit là một thiết bị như tháp chưng cất, van điều khiển áp suất,... và khả năng tự xác định thêm thông số nào có thể tính toán từ các dòng nối với unit đó. Khả năng truyền dữ liệu của HYSYS thể hiện khi HYSYS được cung cấp thêm một thông tin mới , chương trình sẽ lập tức thực hiện các tính toán có thể và truyền các kết quả mới này tới các thiết bị có thể sử dụng chúng. Quá trình này sẽ được tiếp diễn cho tới khi một khoảng cách giữa hai thiết bị hoặc thiết bị cuối cùng hoàn tất. Ngoài ra, HYSYS còn có khả năng tự động tính toán lại. Đó là khi người thiết kế loại bỏ một thông số nào đó thì chương trình sẽ tự động loại bỏ tất cả các thông số tính toán được từ thông số cũ và giả định chúng chưa biết. Các thông số không liên quan (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến thông số bị loại bỏ sẽ vẫn được giữ lại. 1.2 Quản lí Cơ sở Mô phỏng (The Simulation Basic Manager) HYSYS dùng khái niệm “ Gói dung dịch” (fluid package) để chứa tất cả mọi dữ liệu cần thiết cho việc thực hiện tính toán “nhanh” (flash) các thông số tính chất của vật liệu. Phương pháp này cho phép xác định tất cả mọi thông số ( tính chất, thành phần, thành phần giả thuyết, các thông số tương tác, phản ứng, bảng số liệu... ) vào trong một bộ phận riêng. Cơ sở mô phỏng là một tính chất được thể hiện cho phép tạo ra và thao tác cho mỗi “Gói dung dịch” trong việc thiết kế hệ thống. Tab đang được mở trong Cơ sở mô phỏng, có tên là “ Gói dung dịch”, trong đó chứa danh sách hiện có của “Gói” trong lưu đồ. Chúng ta có thể sử dụng “Gói dung dịch” không chỉ trong phạm vi của một mô hình bằng cách nhập nó vào những lưu đồ khác và kết nối các lưu đồ lại với nhau. Hình V.1.2.1: Xây dựng “ gói dung dịch” Trong gói “dung dịch hiện tại” có chứa những nút sau: - View: Chỉ hoạt động khi đã có sẵn một “ gói dung dịch” trong mô hình. Nó cho phép xem các tính chất thể hiện đối với “gói dung dịch” được chọn. - Add: Cho phép tạo ra và nhập một “gói dung dịch” vào trong mô hình. - Delete: Xóa một “gói dung dịch” được chọn ra khỏi mô hình. - Copy: Tạo ra một bản sao của “gói dung dịch” được chọn, mọi thông số đều được giữ nguyên ngoại trừ tên, khả năng này rất có ích trong việc thay đổi “gói dung dịch”. - Import: Cho phép nhập “gói dung dịch” được chọn từ đĩa. “ Gói dung dịch” là file có phần mở rộng là .fpk. - Export: Cho phép xuất “gói dung dịch” được chọn vào đĩa. “Gói dung dịch” được xuất có thể được gọi ra nhập vào một mô hình khác bằng cách sử dụng choc năng Import. Chọn phương trình trạng thái: Trong cơ sở mô phỏng, HYSYS đưa ra khá nhiều phương trình trạng thái. Trong phạm vi của luận văn này chọn phương trình trạng thái (Equation of state) theo PENG-ROBINSON. Hình V.1.2. 2: Chọn phương trình trạng thái - Nhập liệu thành phần cho “Gói dung dịch”: Chọn “View...”, trong thư viện, chọn “Add Pure” để nhập cấu tử, chọn “Remove...” để xóa cấu tử không cần thiết. Chọn “View…”, trong thư viện, chọn “Add Pure” để nhập cấu tử, chọn “Remove…” để xúa cấu tử khụng cần thiết. Hình V.1.2.3: Nhập thành phần cho “Gói dung dịch” - Chọn đơn vị dùng trong mô hình. Từ “Tool Menu” chọn “Preferences” rồi chuyển sang Tab “Variable”. Các đơn vị cơ bản như sau: * Nhiệt độ: oC * áp suất: bar * Lưu lượng: m3/d_(gas) Hình V.1.2.4: Chọn đơn vị sử dụng trong mô phỏng - Nhập liệu dòng “streams” Trong HYSYS có hai kiểu dòng “streams”. + Dòng nguyên liệu (Material streams): là dòng có chứa một tập các thành phần cấu tử và những thông số như là nhiệt độ, áp suất và lưu lượng, còn được gọi là “Dòng công nghệ”. + Dòng năng lượng (Energy streams): là dòng chỉ chứa một thông số là “Nhiệt lượng - Heat flow”, đại diện cho công suất của việc gia - giảm nhiệt trong mô hình như là năng lượng dẫn động bơm và máy nén. + Trong trang “Composition” nhập thành phần cấu tử, theo phần trăm mole, khối lượng. + Trong trang “Conditions” nhập các thông số áp suất, nhiệt độ, lưu lượng. Các thông số khác thì HYSYS tự tính. - Lựa chọn “thiết bị vận hành” Có nhiều cách để nhập “Thiết bị vận hành - Unit Operations” trong HYSYS, ở đây dùng cách nhập từ thanh công cụ (PALETTE) gọi nhanh bằng phím F4. Hình V.1.2.5: Thanh công cụ (Palette) - Chức năng vẽ Giản đồ pha + Trong ô “Attachments”, của dòng công nghệ chọn thuộc tính “Utilities” và nhấn chọn “Create” thì màn hình “Available Utilities” sẽ xuất hiện và chọn tiếp “Envelope”: Hình V.1.2.6: Màn hình Available Utilities Hình V.1. 2.7: Thông số trạng thái tới hạn và cực đại + Trạng thái tới hạn: - Nhiệt độ tới hạn (Critical Temperature): - 11,750C - áp suất tới hạn (Critical Pressure): 110,3 bar + Trạng thái cực đại: - Nhiệt độ cực đại (Cricondentherm): 64,070C - áp suất cực đại (Cricondenbar): 120,2 bar Chuyển sang Tap “Performance” để quan sát giản đồ pha: Hình V.1.28 Giản đồ pha của khí V.2 Xây dựng quá trình mô phỏng Trong phạm vi của đồ án này tác giả ứng dụng HYSYS để mô phỏng một phần công nghệ của Giàn nén khí nhỏ (MKC), kết hợp với giải pháp mà tác giả đưa ra nhằm tận thu tối đa lượng Condensate để bơm về Giàn nén khí trung tâm và bơm về bờ cùng với khí khô và đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ thống thu gom và xử lý khí. Quá trình mô phỏng gồm những cụm sau: Cụm thu gom và xử lý tại MSP-3 đến MSP-4, Giàn nén khí nhỏ và hệ thống thu gom condensate. 2.1 Lưu đồ công nghệ chung - Lưu đồ công nghệ được trình bày trên (Hình V.2) gồm cụm xử lý khí, thu gom condensate trên giàn nén khí nhỏ, MSP-4 và tàu chứa dầu VSP-01. Đây là lưu đồ kết hợp quá trình xử lý khí và thu gom condensate, mô phỏng lượng condensate mất mát tại MSP-4 và tàu chứa dầu, lưu đồ có được sau khi hoàn thành quá trình mô phỏng. Hình V.2 Mô phỏng lưu đồ công nghệ xử lý khí - thu gom condensate trên GNKN và MSP-4 và thất thoát trên tàu chứa. - Lưu đồ công nghệ được trình bày trên (Hình V.2.1) gồm cụm thu gom và xử lí khí MSP-3 đến MSP-4, lưu đồ có được sau khi hoàn thành quá trình mô phỏng. Hình V.2.1 Mô phỏng lưu đồ công nghệ MSP-3 – MSP-4 -Lưu đồ công nghệ được trình bày trên (Hình V.2.2) gồm cụm thu gom và xử lý khí trên Giàn nén khí nhỏ và cụm thu gom Condensate trắng chuyển sang MSP-1 và Giàn nén khí trung tâm, lưu đồ có được sau khi hoàn thành quá trình mô phỏng. Hình V.2.2 Mô phỏng lưu đồ công nghệ thu gom Condensate GNKN - MSP-1 Mô phỏng cụm thu gom và xử lí khí trên Giàn nén khí nhỏ - Nhập liệu dòng khí vào bình S-1 • Thành phần khí trình bày trong Bảng V.2.1a • Lưu lượng: 17.000 (m3/giờ) • áp suất: 6,0 (Bar) • Nhiệt độ: 28 (0C) Hình V.2.2.1: Dòng khí vào bình S-1 Bảng V.2.2.1a thành phần khí đầu vào bình tách S-1 Hình V.2.2.1b Nhập bình tách S-1 Hình V.2.2.1c Giản đồ pha của khí vào bình S-1 - Nhập bình tách đầu vào máy nén cấp I (S-101) Bình này là bình tách hai pha, đầu vào là khí thấp áp 5,1 bar, nhiệt độ 27.30C lưu lượng 16.972 m3/giờ, khí đầu ra đi đến máy nén cấp I, thành phần nặng ra từ đáy bình đến cụm xử lí nước tại MSP-4. - Hình V.2.2.2: Nhập bình tách đầu vào cấp I (S-101) Hình V.2.2.2a Giản đồ pha của khí vào bình tách S-101 - Nhập máy nén cấp I (1ST STAGE) Máy nén cấp I có nhiệm vụ nén khí lên 11,34 bar, nhiệt độ 940C khí đầu ra sẽ đến quạt làm mát bằng không khí, máy nén được dẫn động bằng dòng năng lượng Energy Q-1. Hình V.2.2.3: Nhập máy nén cấp I (1ST STAGE) - Nhập quạt làm mát bằng không khí ( T-100A)) Khí ra khỏi máy nén có nhiệt độ khá cao 94oC, nhiệm vụ của quạt là giảm nhiệt độ của dòng khí xuống còn khoảng 40oC. Hình V.2.2.4 Nhập quạt làm mát bằng không khí (T-100A) - Nhập thiết bị trộn dòng (MIX-100) Dòng 8 là khí sau quạt làm mát cấp I và dòng 7 là condensate sau bình tách S-103 Hình V.2.2.5: Nhập thiết bị trộn dòng (MIX-100) - Nhập bình tách cấp II (S-102) Bình này là bình tách hai pha, đầu vào là khí sau khi đã làm mát ở cấp I, khí đầu ra đi đến máy nén cấp II, thành phần nặng ra từ đáy bình đến cụm xử lí nước condensate tại MSP-4. Hình V.2.2.6 Nhập bình tách cấp 2 (S-102) - Nhập máy nén cấp II (2ND STAGE) Máy nén cấp II có nhiệm vụ nén khí, tăng áp suất từ 11.34 bar và 400C lên đến 24,05 bar, nhiệt độ khoảng 89 oC, dòng khí này đi đến thiết bị trao đổi nhiệt khí - condensate T - 103 Hình V.2.2.7 Nhập máy nén cấp II (2ND STAGE) - Nhập thiết bị trao đổi nhiệt khí – Condensate (T-103) Thiết bị thực hiện trao đổi nhiệt 2 chiều Hình V.2.2.8 Thiết bị trao đổi nhiệt khí -condensate + Dòng khí sau cấp nén thứ 2 (nhiệt độ 960C) được làm mát đến 920C bởi dòng condensate tiết lưu từ bình S-104 (nhiệt độ 24,40C). + Dòng condensate tiết lưu từ bình S-104 (nhiệt độ 24,40C) được gia nhiệt bởi dòng khí sau cấp nén thứ 2 lên đến 74 0C. - Nhập quạt làm mát bằng không khí (T-100B) Dòng khí sau khi ra khỏi thiết bị T-103 có nhiệt độ 92, nhiệm vụ của quạt làm mát là giảm nhiệt độ xuống 36,20C. Hình V.2.2.9 Quạt làm mát bằng không khí T-100B - Nhập bình tách (S-103) Bình này là bình tách hai pha, đầu vào là khí sau khi đã làm mát ở cấp II, khí đầu ra đi đến máy nén cấp III, thành phần nặng ra từ đáy bình đến cụm xử lí nước condensate tại MSP-4. Hình V.2.2.10 Bình tách (S-103) - Nhập máy nén cấp III (3RD STAGE) Khí sau bình tách S-103 có áp suất 22,3 bar, nhiệt độ 36,20C vào máy nén cấp III và nhiệm vụ của máy nén cấp 3 là nâng áp suất lên 47 bar. Hình V.2.2.11 Máy nén cấp III (3RD STAGE) - Nhập quạt làm mát bằng không khí (T-100C) Nhiệm vụ của quạt là giảm nhiệt độ của khí xuống 360C trước khí vào bình trao đổi nhiệt T-102. Hình V.2.2.12 Quạt làm bằng không khí (T-100C) - Nhập thiết bị trao đổi nhiệt khí - nước biển (T102) Hình V.2.2.13 Thiết bị trao đổi nhiệt khí nước biển. Thiết bị làm mát khí bằng nước biển T-102 có nhiệm vụ giảm nhiệt độ của khí từ 360C xuống 300C trước khí vào bình S-104. - Nhập bình tách (S-104) Bình tách này có nhiệm vụ tách condensate ra khỏi khí đã làm mát sau Thiết bị trao đổi nhiệt T-102. Hình V.2.2.14 Thiết bị tách (S-104) - Nhập máy nén cấp VI (4TH STAGE) Khí sau bình tách S-104 vào máy nén cấp 4 với nhiệt độ 300C và 47,2 bar qua máy nén cấp 4 tăng lên 101,9 bar và 960C Hình V.2.2.15 Máy nén cấp IV (4TH-STAGE) - Nhập quạt làm mát bằng không khí (T-100D) Khí sau cấp nén thứ IV có áp suất 101,9 bar lên quạt làm mát, nhiệm vụ của quạt là giảm nhiệt độ của khí xuống còn 400C và vào hệ thống thu gom chung cung cấp khí cho khai thác Gaslift. Hình V.2.2.16 Quạt làm mát bằng không khí (T-100D) - Kết quả mô phỏng: - Kết quả tính toán: Hysys tự tính các giá trị và cho kết quả theo bảng sau. - Danh mục các thiết bị chính - Giản đồ pha của khí vào máy nén Hình V.2.2.17 Giản đồ pha của khí vào nén cấp I - Giản đồ pha khí đầu ra khỏi máy nén Hình V.2.2.18 Giản đồ pha của khí ra khỏi máy nén 2.3 Mô phỏng công nghệ lượng condensate thất thoát tại giàn khai thác và tại tàu chứa dầu thương phẩm. Condensate từ Giàn nén khí nhỏ được thu gom và vận chuyển sang bình thu gom dầu 100 m3. Mô phỏng các quá trình công nghệ thu gom từ GNKN đã được trình bày ở phần 2.2. - Nhập thiết bị trộn dòng (MIX-102) Tại thiết bị này cho phép hoà trộn các dòng condensate 22, 23, 27 từ các bình tách khí - condensate sau khi đã giảm áp xuống 3 bar, nhiệt độ 30,30C tại dòng 21. Dòng 21 có giản đồ pha được thể hiện trên Hình V.2.3.2 Hình V.2.3.1 Thiết bị trộn dòng MIX-102 Hình V.2.3.2 Giản đồ pha của condensate ra khỏi thiết bị trộn dòng - Nhập dòng dầu MSP-4 Dầu sau khi tách khí tại bình 25 m3 được đưa qua bình 100 m3 để ổn định dầu và tách nước. áp suất tại đây 1 bar và nhiệt độ 450C. Hình V.2.3.3 Dầu MSP-4 Thành phần dầu thô như sau: Bảng V.2.3.4 Thành phần dầu thô MSP-4 Hình V.2.3.5 Giản đồ pha của dầu thô MSP-4 - Nhập bình tách V-100 Bình tách V-100 là bình chứa dầu thô và tách nước, dầu thô được bơm ra tàu chứa. Tại đây dòng condensate từ GNKN được hoà chung với dòng dầu và một phần condensate hoá hơi tại đây và xả ra đuốc đốt. áp suất trong bình V-100 vào khoảng 1 bar, 450C. Được thể hiện trên hình V.2.3.7 và V.2.3.8. Hình V.2.3.6 Bình tách V-100 Hình V.2.3.7 Giản đồ pha của khí tại bình V-100 Hình V.2.3.8 Giản đồ pha của dầu tại bình V-100,bơm ra tàu chứa Dòng dầu từ MSP-4 và dòng dầu từ các giàn khai thác khác được bơm ra tàu chứa và được gia nhiệt lên đến 550C. - Nhập thiết bị gia nhiệt E-101 Thiết bị gia nhiệt E -101 là loại thiết bị dùng nước nóng làm môi chất truyền nhiệt. Nhiệt lượng dùng để cấp nhiệt cho dòng nước nóng trên được lấy từ tuabin khí xả của tuabin phát điện. Hình V.2.3.9 Thiết bị gia nhiệt E -101 Hình V.2.3.10 Giản đồ pha của dòng dầu đến tàu chứa VS-01 Dòng dầu đến tàu chứa VSP-01 gồm dầu thô từ MSP-4 và một số giàn khác. Thành phần của dầu thô như đã trình bày ở Hình V.2.3.4. Nhiệt độ 550C và áp suất tại tàu chứa là 0.2 đến 0.3 bar. - Nhập tàu chứa dầu VSP-01 Tàu VSP-01 đóng vai trò như là một bể chứa ổn định dầu thô trước khi bơm đi tiêu thụ. Tại đây xảy ra quá trình cân bằng lại pha , pha hơi được xả ra môi trường qua đường xả vent, pha lỏng bơm đến nơi tiêu thụ. Hình V.2.3.11 Tàu chứa dầu VSP-01 Hình V.2.3.12 Giản đồ pha của khí tại tàu chứa Hình V.2.3.13 Giản đồ pha của dầu tại tàu chứa - Kết quả mô phỏng: Hình V.2.3.14 Lưu đồ mô phỏng Condensate thất thoát tại tàu chứa. - Kết quả tính toán - Bảng danh mục các thiết bị chính 2.4 Mô phỏng công nghệ thu gom condensate vận chuyển đến MSP-1- Giàn nén khí trung tâm. Trong phần này ta chỉ lấy thông số đã mô phỏng của các thiết bị từ đường xả condensate sau thiết bị gia nhiệt T-102 để làm thông số cho việc mô phỏng công nghệ đến MSP-1. Các thiết bị thu gom condensate của Giàn nén khí nhỏ đã được trình bày trong phần trước. - Nhập dòng 18. Dòng 18 là sản phẩm condensate trắng được tách ra từ bình tách S-104, sau khi đã gia nhiệt lên đến 71,40C và các thông số , giản đồ pha thể hiện trong bảng sau: Bảng V.2.4.1 Dòng condensate 18 Hình V.2.4.2 Giản đồ pha của dòng 18 - Nhập van giảm áp PV-101 Van PV-101 có nhiệm vụ giảm áp suất của dòng condensate từ 29 bar xuống 11 bar trước khi hoà chung với dòng khí của MSP-8. Đầu vào là dòng condensate 18 và dòng ra khỏi van là dòng 14. Hình V.2.4.3 Van giảm áp PV-101 - Giản đồ pha của dòng condensate sau PV-101 Hình V.2.4.4 Giản đồ pha condensate sau van PV-101 - Nhập van BV-102, BV-103 Hai van này có nhiệm vụ đóng, mở khi chuyển đổi dòng công nghệ sang chế độ làm việc thích hợp. Hình V.2.4.5 BV-102 Hình V.2.4.6 BV-103 - Nhập dòng khí từ MSP-8 Dòng khí từ MSP-8 có nhiệt độ 450C, 11 bar, 8.500 m3 và thành phần trong bảng sau: Bảng V.2.4.7 Thành phần khí MSP-8 Hình V.2.4.8 Giản đồ pha của khí từ MSP-8 - Nhập thiết bị trộn dòng MIX-102 Thiết bị trộn dòng thực chất là một đoạn ống cho phép nối 2 dòng công nghệ vào và cùng chung một dòng ra. Dòng vào thứ nhất (to MSP-1) là dòng condensate từ Giàn nén khí nhỏ và dòng vào thứ 2 là dòng khí từ MSP-8. Dòng ra là dòng đI đến MSP-1. Hình V.2.4.9 Thiết bị trộn dòng MIX-102 - Nhập dòng công nghệ MSP-1 Tại dòng công nghệ đi MSP-1 có nhiệt độ 36.90C, áp suất 11 bar, lưu lượng 8.740 m3/giờ thể hiện trong bảng sau: Hình V.2.4.10 Dòng công nghệ đi MSP-1 - Giản đồ pha của dòng công nghệ đi MSP-1 Tại áp suất 11 bar, 410C với lưu lượng 8.750 m3/giờ trên đường ống công nghệ đi MSP-1ta có giản đồ pha như trên. Nhìn vào giản đồ pha ta nhận thấy tại điểm B dòng công nghệ ở trạng thái một pha khí. Hình V.2.4.11 Giản đồ pha của khí đI MSP-1 Nếu giữ nguyên áp suất 11 bar, giảm nhiệt độ xuống 36.90C. Nhìn vào giản đồ pha ta nhận thấy dòng công nghệ vẫn ở trạng thái 1 pha khí. Do đó ta vận chuyển được lượng khí này về Giàn nén khí trung tâm. Hình V.2.4.12 Giản đồ pha của khí tại GNKTT - Kết quả mô phỏng - Kết quả tính toán - Danh mục các thiết bị chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHƯƠNG V.doc