Ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam

Tài liệu Ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam: 36 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 209- Tháng 10. 2019 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam Phạm Thị Huyền Học viện Ngân hàng- Phân viện Bắc Ninh Ngày nhận: 13/09/2019 Ngày nhận bản sửa: 30/09/2019 Ngày duyệt đăng: 21/10/2019 Thực tiễn cho thấy, các thành tựu về công nghệ số và Fintech là động lực quan trọng và cũng là phương tiện để đạt được những kết quả đột phá về tài chính toàn diện ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây. Thông qua Fintech, các tổ chức tài chính có thể phát triển các kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử, xóa đi rào cản về không gian cũng như thời gian, cho phép cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí rẻ hơn, từ đó tạo điều kiện cho người nghèo, người ở khu vực vùng xâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi. Hiện nay, ở Việt Nam mức độ tiếp cận tài chính còn ở tỷ lệ thấp, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), có khoảng 90% ...

pdf19 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 209- Tháng 10. 2019 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam Phạm Thị Huyền Học viện Ngân hàng- Phân viện Bắc Ninh Ngày nhận: 13/09/2019 Ngày nhận bản sửa: 30/09/2019 Ngày duyệt đăng: 21/10/2019 Thực tiễn cho thấy, các thành tựu về công nghệ số và Fintech là động lực quan trọng và cũng là phương tiện để đạt được những kết quả đột phá về tài chính toàn diện ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây. Thông qua Fintech, các tổ chức tài chính có thể phát triển các kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử, xóa đi rào cản về không gian cũng như thời gian, cho phép cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí rẻ hơn, từ đó tạo điều kiện cho người nghèo, người ở khu vực vùng xâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi. Hiện nay, ở Việt Nam mức độ tiếp cận tài chính còn ở tỷ lệ thấp, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), có khoảng 90% giao dịch của người dân vẫn là giao dịch tiền mặt, chỉ có 39,8% người trưởng thành có tài khoản tại các tổ chức tài chính. Đặc biệt, 69% dân số ở khu vực nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tài chính. Trong khi đó, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động thông minh khá là cao (55%), là cơ hội để người dân dễ dàng tiếp cận được với các dịch vụ tài chính hơn. Do đó, bài nghiên cứu này sẽ tập trung tìm The application of Fintech in promoting financial conclusion in Vietnam Abstract: In practice, digital and Fintech achievements are an important driving force and a means to achieve breakthrough financial results in many countries in recent years. Through Fintech, financial institutions can develop e-banking service supply channels, remove spatial and temporal barriers, allowing financial services supply to be cheaper, thereby creating conditions for the poor people in remote areas to access to banking services anytime, anywhere. Currently, in Vietnam the level of financial inclusion is still low, according to the State Bank of Vietnam (2018), about 90% of people’s transactions are still cash transactions, only 39.8 % of adults have accounts at financial institutions. In particular, 69% of the population in rural areas still face with difficulties in accessing financial services. Meanwhile, the percentage of people using smart mobile phones is quite high (55%), which is an opportunity for people to easily access to financial services. Therefore, this research paper will focus on researching the status of Fintech development, from which to introduce some solutions to apply Fintech in promoting financial inclusion in Vietnam. Keywords: Financial inclusion, Fintech, Fintech enterprise. Huyen Thi Pham, M.Ec Email: huyenpt.bn@hvnh.edu.vn Banking Academy of VietNam, Bacninh Campus PHẠM THỊ HUYỀN 37Số 209- Tháng 10. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng hiểu thực trạng phát triển Fintech, để từ đó đưa ra những giải pháp ứng dụng Fintech nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Từ khóa: tài chính toàn diện, Fintech, doanh nghiệp Fintech 1. Khái quát về Fintech và tài chính toàn diện Khái niệm Fintech Fintech- viết tắt của từ Financial Technology- có nghĩa là Công nghệ tài chính. Fintech đề cập đến việc tận dụng sáng tạo công nghệ trong các hoạt động vào dịch vụ tài chính. Ở phương diện đầy đủ hơn, theo Wikipedia trích dẫn từ Huffington Post (2017) Fintech được định nghĩa là một ngành công nghiệp tài chính mới áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Có thể đưa ra khái niệm về Fintech như sau: Fintech là áp dụng công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại vào lĩnh vực tài chính- ngân hàng (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán). Theo đó, đặc trưng của Fintech là việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ dựa trên công nghệ thông qua các ứng dụng (phần mềm), được người sử dụng dễ dàng tải về cài đặt trên các thiết bị thông minh. Như vậy, để áp dụng các giải pháp và dịch vụ thông minh trong cung ứng các dịch vụ với mức chi phi thấp hơn, hiệu quả và thuận tiện hơn các dịch vụ truyền thống, thì xu hướng hợp tác giữa các công ty Fintech và các tổ chức tài chính là tất yếu. Theo Lê Huyền Ngọc (2018), khác với thị trường tài chính truyền thống gồm hai đối tượng, các định chế tài chính (ngân hàng, công ty tài chính, đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán) và khách hàng, đối tượng của Fintech gồm 3 bên là các định chế tài chính, các doanh nghiệp Fintech, và khách hàng tác động qua lại lẫn nhau. Qua đó, ngoài những dịch vụ thông thường như thanh toán, cho vay, chuyển tiền, Fintech còn cung cấp các dịch vụ tài chính trải rộng hơn như gọi vốn cộng đồng (crowd-funding), cho vay ngang hàng (peer to peer lending), tư vấn tài chính cá nhân (Personal Finance), công nghệ bảo hiểm (Insur-Tech), tiền tệ số (Crypto Blockchain), quản trị dữ liệu (Data Management) Như vậy, có thể thấy các ứng dụng đa dạng của Fintech đang tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng, quản trị rủi ro. Không những thế, Fintech cũng tác động đến cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, chiến lược phát triển và mọi mặt kinh doanh của cả hệ thống tài chính ngân hàng. Khái quát về tài chính toàn diện Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), tài chính toàn diện hay còn gọi là tài chính bao trùm (financial inclusion) là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Lê Thảo Hương, Chu Nhật Anh (2019), khi đo lường tài chính toàn diện của một quốc Ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam 38 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 209- Tháng 10. 2019 gia cần xem xét trên 2 nhóm chỉ số sau: - Sở hữu và sử dụng tài khoản là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiếp cận tài chính của một quốc gia vì hầu hết các dịch vụ tài chính đều bắt nguồn từ việc sở hữu tài khoản. Hơn thế, tỷ lệ phần trăm người trưởng thành sở hữu thẻ ghi nợ và tín dụng cũng được sử dụng để đánh giá mức độ phổ biến của tài khoản. Do vậy, 3 chỉ số để đo lường mức độ tiếp cận của tài khoản là: Tài khoản (tài khoản, % tuổi từ 15 trở lên), thẻ ghi nợ (sở hữu thẻ ghi nợ, % tuổi từ 15 trở lên) và thẻ tín dụng (sở hữu thẻ tín dụng, % tuổi từ 15 trở lên). - Tiết kiệm và vay tiền từ các tổ chức tài chính chính thức đóng vai trò thiết yếu trong việc phổ biến tài chính toàn diện. Để đo lường mức độ tiếp cận tài chính từ tiết kiệm và vay tiền cần xem xét các nhóm chỉ tiêu sau: Vay tiền (vay từ tổ chức tài chính, % tuổi từ 15 trở lên) và tiết kiệm (gửi tiền tại tổ chức tài chính, % tuổi từ 15 trở lên). Theo Dự thảo về Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (NHNN, 2018), Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có mức độ tiếp cận đến các dịch vụ tài chính ở mức thấp. Điều này được thể hiện thông qua số liệu do cơ sở dữ liệu Global Findex (World Bank, 2017) cung cấp, cụ thể là tỷ lệ người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản chỉ là 30,8%, cao hơn Lào (29,1%), Campuchia (21,7%) và Myanmar (26,0%) nhưng thấp so với Indonesia (49%) và thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (80,2%), Malaysia (85,3%), Thái Lan (81,6%). Khu vực nông thôn Việt Nam có 1.806 xã có ngân hàng, chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động, chiếm 20,1% tổng số xã; tỷ lệ người dân mở và sử dụng tài khoản ngân hàng ở khu vực nông thôn còn thấp, đạt 25,2%, trong khi con số này ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ lần lượt là 80,7%, 81,1%, 40,7% và 79,3% (World Bank, 2017). Từ những chỉ tiêu này cho thấy, mức độ tiếp cận các dịch vụ tài chính của Việt Nam còn thấp, đặc biệt là khu vực nông thôn Việt Nam. Có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của tài chính toàn diện nhưng theo Nguyễn Thị Hòa (2017), tài chính toàn diện có vai trò đối với các cấu phần của nền kinh tế bao gồm: - Về phía cầu, tài chính toàn diện giúp gia tăng sự giàu có và ổn định cuộc sống bằng cách tăng cường quản lý tài chính cá nhân, từ đó gia tăng tiết kiệm cho người dân. Đồng thời tài chính toàn diện còn góp phần thực hiện thanh toán, chuyển tiền an toàn, tiện lợi và đặc biệt là tiếp cận tín dụng một cách chủ động trong các kế hoạch chi tiêu và đầu tư. Điều này hoàn toàn đúng cho cả cá nhân và các tổ chức kinh tế. - Về phía cung, tài chính toàn diện giúp tăng lợi nhuận, giảm bớt rủi ro và phát triển bền vững. Khi tài chính toàn diện phát triển sẽ giúp các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính mở rộng được thị trường, đa dạng hóa được cơ cấu khách hàng và sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là giảm bớt rủi ro. - Đối với nền kinh tế, thúc đẩy tài chính toàn diện giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP của mỗi quốc gia, từ đó thúc đẩy tăng trưởng việc làm và các hoạt động kinh tế. Khi yếu tố kinh tế được đảm bảo thì yếu tố xã hội cũng được quan tâm nhiều hơn, điển hình là chênh lệch giàu nghèo trong xã hội được giảm bớt. PHẠM THỊ HUYỀN 39Số 209- Tháng 10. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Vai trò của Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện Với những ưu thế về đổi mới sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ linh hoạt và hiệu quả, Fintech không những giúp giảm chi phí mà còn mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tài chính cho nhiều đối tượng khách hàng, bên cạnh các mô hình ngân hàng truyền thống. Theo Nguyễn Thị Hoà (2017), có 55 quốc gia đã cam kết thực hiện tài chính toàn diện. Khi cam kết thực hiện tài chính toàn diện, các quốc gia sẽ kỳ vọng đẩy nhanh tốc độ và động lực cải cách, tạo ra một môi trường chính sách phù hợp và khuyến khích sự cạnh tranh cho phép các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng đổi mới và mở rộng cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, tài chính toàn diện dựa trên Fintech sẽ có các lợi ích sau: (i) Gia tăng tiếp cận dịch vụ qua kênh giao dịch điện tử; (ii) Bổ sung các dịch vụ tài chính phù hợp với các nhu cầu của khách hàng trên nền tảng giao dịch số; (iii) Giảm chi phí (cả phía nhà cung cấp cũng như người sử dụng); (iv) Giảm rủi ro mất mát, trộm cắp như trong các giao dịch tiền mặt. Tại Việt Nam, theo Dự thảo về chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2015, định hướng đến năm 2030 (NHNN, 2018), mục tiêu của tài chính toàn diện là đảm bảo mọi cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính phù hợp với chi phí hợp lý; đặc biệt chú trọng tới nhóm dân cư hiện chưa được tiếp cận dịch vụ như người nghèo, người dân sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, tài chính toàn diện còn hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút và thúc đẩy các nhóm cá nhân, doanh nghiệp đã tiếp cận dịch vụ tài chính có thể sử dụng nhiều dịch vụ hơn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Để đạt được mục tiêu của tài chính toàn diện, Fintech đóng một vai trò hết sức to lớn nhờ vào việc giải quyết được những khó khăn hiện nay trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện. Cụ thể: (i) Fintech giúp đổi mới và khả năng đột phá về công nghệ từ đó giúp các doanh nghiệp Fintech cũng như các tổ chức tài chính đưa ra những sản phẩm, dịch vụ nhanh hơn, tiếp cận được với nhiều đối tượng hơn; (ii) giảm bớt chi phí và rút ngắn thời gian giao dịch làm cho khách hàng hài lòng hơn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ; (iii) đa dạng hóa các loại sản phẩm dịch vụ cho khách hàng để thiết kế ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn; (iv) nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. 2. Thực trạng phát triển Fintech tại Việt Nam- cơ hội và thách thức 2.1. Thực trạng phát triển Fintech tại Việt Nam Theo Trịnh Ngọc Lan (2019), Fintech tại Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn khởi đầu nhưng phát triển nhanh chóng, số lượng các công ty Fintech đã tăng gần gấp bốn lần, từ khoảng 40 công ty vào cuối năm 2016 lên đến gần 150 công ty tính đến tháng 6/2019, hoạt động tại các phân khúc khác nhau bao gồm thanh toán, cho vay, blockchain và sinh trắc học. Nếu như năm 2016, Fintech mới chỉ tập trung vào lĩnh vực thanh toán thì đến nay, các doanh nghiệp Fintech đã mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác. Và các doanh nghiệp Fintech trong không gian thanh toán kỹ thuật số nói riêng, đã phát triển về số lượng và chất lượng tại Việt Nam. Hiện Ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam 40 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 209- Tháng 10. 2019 tại chúng chiếm 47% tổng số khởi nghiệp Fintech và có khoảng 78 startup Fintech đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước rót vốn, và dự kiến sẽ còn tăng theo đà phát triển của Fintech. Có khoảng 72% số công ty Fintech lựa chọn hợp tác với ngân hàng để cùng kinh doanh, cung ứng dịch vụ. Mặc dù Fintech đã phát triển sang nhiều phân khúc khác nhau nhưng thanh toán vẫn là lĩnh vực chủ đạo và chiếm phần lớn. Theo Trịnh Ngọc Lan (2019), tính đến tháng 6/2019, có 30 tổ chức không phải ngân hàng (bao gồm công ty Fintech và tổ chức tài chính không phải ngân hàng) đã được NHNN cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (trong đó có 27 tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử). Đặc biệt, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, thanh toán di động đã trở thành xu hướng với các công nghệ như mã QR, tiếp xúc trường gần NFC, số hóa thông tin thẻ, ví điện tử Trong tổng số 35 NHTM thì có 16 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán QR với hơn 50.000 điểm chấp nhận thanh toán QR code. Và có 76 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet, 44 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán điện thoại di động NHNN (2018). Về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch được thể hiện qua Bảng 1. Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của làn sóng Fintech trên thế giới và Việt Nam, NHNN đã chủ động đối thoại với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này gia nhập thị trường Fintech. Ngày 16/3/2017, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định 328/QĐ- NHNN thành lập Ban Chỉ đạo Fintech. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo này là hoàn thiện hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam, bao gồm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của các công ty Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Theo Báo cáo kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo Fintech (NHNN, 2018; và NHNN, 2019), Ban chỉ đạo đã có nhiều hoạt động, như năm 2018 đã tổ chức cuộc thi sáng tạo Fintech Việt Nam, tổ chức các chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 của Ban chỉ đạo là nghiên cứu, hoàn thiện Đề án xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng (Relulatory Sandbox) tại Việt Nam. Theo báo cáo của Solidiance (2018), dòng vốn đổ vào thị trường Fintech Việt Nam năm 2016 chỉ là 129 triệu USD thì sang năm 2017 là 150 tỷ USD. Chính sự phát triển mạnh mẽ này đã làm cho các chuyên gia trong Ngành tin rằng sự phát triển của Fintech có thể mang lại những cơ hội nhất định đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Fintech. 2.2. Cơ hội để phát triển Fintech nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam Việt Nam đang hưởng lợi rất nhiều từ cơ Bảng 1. Số lượng và giá trị giao dịch qua Internet và điện thoại di động năm 2018 Số lượng giao dịch 2018 (triệu giao dịch) So sánh năm 2017 Giá trị giao dịch năm 2018 (nghìn tỷ đồng) So sánh năm 2017 Thông qua kênh Internet 256 +34% 16.188 +20% Thông qua kênh điện thoại di động 185 +41% 1.860 +170% Nguồn: NHNN (2018) PHẠM THỊ HUYỀN 41Số 209- Tháng 10. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng cấu dân số vàng, theo báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2019), Việt Nam với trên 95 triệu dân thì có 64,9% dân số dưới 35 tuổi, đây là nhóm tuổi thích nghi nhanh với những giải pháp công nghệ. Khoảng 67% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và đa phần không có tài khoản ngân hàng và khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính- ngân hàng. Điều này cho thấy khoảng trống trong thị trường cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ở khu vực nông thôn Việt nam còn rất lớn. Một cơ hội nữa để thị trường Fintech phát triển đó là cơ sở hạ tầng viễn thông ngày càng được đầu tư, phát triển hoàn thiện. Mạng điện thoại di động 3G/4G phủ khắp cả nước với ba nhà mạng lớn là Viettel, Mobiphone và Vinanphone. Ngoài ra, theo Báo cáo về hoàn thiện hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam (NHNN, 2018), Việt Nam có khoảng 51 triệu người sử dụng điện thoại thông minh (chiếm 55% dân số), và có khoảng 50 triệu người sử dụng Internet (chiếm khoảng 52% dân số). Như vậy, với dân số trẻ và tỷ lệ dùng điện thoại di động, internet cao, Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho cuộc cách mạng Fintech. Với tỷ lệ sử dụng điện thoại smartphone khá là cao (chiếm 55% dân số) nhưng tỷ lệ người dân sử dụng các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại lại thấp (Vietnam digital landcape, 2019). Hình 2 thể hiện tỷ lệ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh tại Việt Nam, qua đó cho thấy tỷ lệ sử dụng ứng dụng ngân hàng là thấp nhất trong số các ứng dụng được thống kê. Một cơ hội để Fintech phát triển nữa là khoảng trống thị trường còn rất rộng. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ người dân trên 15 tuổi sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Theo báo cáo của Vietnam digital landscape (2019), tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng là 31%, nhưng các tỷ lệ khác là rất thấp như tỷ lệ có thẻ tín dụng chỉ là 4,1%, tỷ lệ sử dụng chuyển và nhận tiền qua điện thoại mới chỉ là 3,5%, tỷ lệ mua hàng trực tuyến và thực hiện thanh toán hóa đơn trực tuyến là 21%, tỷ lệ nữ giới thực hiện thanh toán qua internet là 21%, đối với nam giới là 20% (Hình 2). Theo báo cáo của Solidiance (2018), Việt Nam có 59% dân số người trưởng thành sở hữu tài khoản ngân hàng, nhưng so với các nước khác trong khu vực thì tỷ lệ này vẫn thấp hơn. Cụ thể, như ở Thái lan thì tỷ lệ này chiếm 86% và Malaysia thì tỷ lệ này là 92%. Hơn thế nữa, số lượng chi Hình 1. Tỷ lệ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh năm 2018 Nguồn: Vietnam digital landscape, 2019 Ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam 42 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 209- Tháng 10. 2019 nhánh NHTM tại Việt Nam cũng thấp nhất (Bảng 2). Như vậy, thị trường vẫn còn một khoảng trống lớn để các công ty Fintech cũng như các tổ chức tài chính phát triển. Ngoài ra, Fintech tại Việt Nam còn tương đối non trẻ, vì vậy có rất nhiều cơ hội để phát triển. Theo Solidiance (2018), thị trường Fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD vào năm 2017 và sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Đặc biệt, các doanh nghiệp Fintech hiện nay mới chủ yếu tập trung vào một số ít ngành nhất định, còn nhiều ngành khác còn chưa có sự đầu tư như kêu gọi vốn cộng đồng, tín dụng. Từ những phân tích trên cho thấy thị trường Fintech tại Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển, do khoảng trống trong thị trường rất lớn. Đây chính là cơ hội để Việt Nam tận dụng Fintech nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện bằng cách giải quyết bài toán về thủ tục xét duyệt xét duyệt và tính năng tiện dụng. Khi áp dụng công nghệ để tăng thêm những tiện ích, tính năng cho những sản phẩm tài chính thì Hình 2. Tỷ lệ người dân trên 15 tuổi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng năm 2018 Nguồn: Vietnam digital landscape, 2019 Bảng 2. Số lượng chi nhánh ngân hàng thương mại tại một số quốc gia năm 2018 Nước Số lượng CN NHTM Số lượng CN NHTM/100.000 người trưởng thành Số lượng chi nhánh NHTM/1.000km2 Đức 9.407 13,46 27,72 Hàn Quốc 7.136 16,26 73,80 Nhật Bản 37.591 34,10 104,43 Malaysia 2.654 11,49 8,22 Ấn Độ 133.491 14,06 44,95 Trung Quốc 99.462 8,78 10,61 Philippines 6.195 8,87 20,92 Indonesia 32.730 17,39 18,13 Lào 96 3,04 0,59 Thái Lan 6.986 12,37 13,73 Việt Nam 2.719 3,87 8,91 Nguồn: IMF(2018) PHẠM THỊ HUYỀN 43Số 209- Tháng 10. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng người dùng sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn vì những tiện ích mà sản phẩm tài chính mang lại, từ đó thu hút thêm được nhiều người dùng, đặc biệt là ứng dụng fintech trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra, liên quan đến các khoản vay, thì khi ứng dụng fintech, các tổ chức tín dụng sẽ rút ngắn được thời gian xét duyệt, đa dạng hóa hình thức cho vay từ đó mở rộng được đối tượng tiếp cận với sản phẩm tín dụng. 2.3. Thách thức để phát triển Fintech nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam Cơ hội để phát triển Fintech tại Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên thách thức đối với Fintech tại thị trường Việt Nam cũng không hề ít. Theo NHNN (2018), các thách thức để phát triển Fintech như: - Khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ cho Fintech phát triển: Các chính sách phát triển Fintech thông qua các Chương trình, Đề án rất quan trọng đối với phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển Fintech nói riêng. Tuy vậy, khuôn khổ pháp lý về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một phần cho lĩnh vực công nghệ tài chính trong thanh toán, chưa đầy đủ và đồng bộ với các lĩnh vực tài chính khác. Cụ thể, thể chế quản lý hoạt động Fintech chưa được đề cập tại bất kỳ văn bản pháp lý cụ thể nào; chưa có quy định về đơn vị chuyên trách hỗ trợ, xử lý các vấn đề liên quan tới hoạt động Fintech; các quy định pháp lý hiện hành liên quan tới hoạt động nghiệp vụ của các TCTD chưa cho phép việc áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán. - Số lượng ít các doanh nghiệp tham gia vào Fintech: Các doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đầu. Hoạt động của Fintech chủ yếu là hoạt động thanh toán; các dịch vụ quản lý tài sản, quản lý thanh khoản, quản lý danh tính, quản lý đầu tư, quản lý rủi ro, quản lý kinh doanh; bảo hiểm, bảo lãnh phát hành; dịch vụ tư vấn tài chính tự động,... cần được phát triển để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới. - Chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể bao gồm cơ quan quản lý, các định chế tài chính, doanh nghiệp Fintech và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động Fintech. - Đặc biệt là ý thức người tiêu dùng sản phẩm Fintech còn hạn chế cả về thói quen cũng như hiểu biết. Thói quen dùng tiền mặt đã ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi người dân nên việc thay đổi thói quen này là cả một khó khăn đối với các doanh nghiệp Fintech. Hơn thế nữa, người dân lại chưa có ý thức bảo mật những thông tin của cá nhân trong quá trình sử dụng dịch vụ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng cũng như các tổ chức tài chính. Dù ngành Tài chính ngân hàng luôn được đánh giá là một trong những ngành được quan tâm đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, có năng lực tốt về bảo mật dữ liệu người dùng, đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống. Tuy nhiên, đây vẫn là những thách thức thường trực đối với các tổ chức tài chính là vấn đề bảo mật thông tin cá nhân và an ninh mạng. Sản phẩm, dịch vụ ngày càng số hóa, người dùng ngày càng sử dụng thiết bị số, kết nối liên tục, đa kênh, đa phương tiện chính là môi trường thuận lợi để tội phạm sử dụng công nghệ cao, tin tặc (hackers), kẻ xấu khai thác các yếu điểm để gian lận, trục lợi từ người dùng và xâm nhập hệ thống. Ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam 44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 209- Tháng 10. 2019 3. Đề xuất giải pháp thúc đẩy ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam Fintech có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện ở các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trên cơ sở phân tích cơ hội, thách thức và thực trạng phát triển Fintech ở Việt Nam, tác giả xin đưa ra một số giải pháp để ứng dụng Fintech nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam như sau: Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động của các công ty Fintech. Mặc dù NHNN đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động Fintech, tuy nhiên, hiện nay, ngoại trừ khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực thanh toán của Fintech, các lĩnh vực khác của Fintech như gọi vốn, cho vay, quản lý dữ liệu chưa có khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh. Xuất phát từ những thách thức để phát triển Fintech thì hiện nay mới chỉ có Ban chỉ đạo Fintech và QĐ 999/QĐ-TTg của Chính phủ đã giao cho NHNN thành lập cơ chế quản lý thử nghiệm Sandbox cho hoạt động Fintech là khuôn khổ pháp lý cho những doanh nghiệp Fintech hoạt động. Do đó, NHNN cần phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để giúp cho các doanh nghiệp Fintech phát triển, ví dụ như quy định cơ quan nào cấp giấy phép cho các doanh nghiệp Fintech. Nếu như các doanh nghiệp Fintech có giấy phép hoạt động thì họ sẽ hoạt động hiệu quả hơn là hoạt động cầm chừng khi chưa có giấy phép. Khi công ty Fintech phát triển cũng mang lại nhiều cơ hội hơn cho các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và ở vùng xâu, vùng xa có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính qua các trung gian cung cấp chính thức. Thứ hai, các doanh nghiệp Fintech cần tìm ra mô hình kinh doanh khả thi hơn bằng các tìm kiếm các giải pháp mới và mạnh mẽ hơn. Có 6 mô hình kinh doanh của Fintech là thanh toán, quản lý tài sản, huy động vốn từ cộng đồng, cho vay, thị trường tài chính, và dịch vụ bảo hiểm nhưng hiện nay các doanh nghiệp fintech mới tập chung chủ yếu vào hoạt động thanh toán trong khi nhu cầu thị trường về những sản phẩm dịch vụ khác còn rất lớn. Chẳng hạn như các doanh nghiệp Fintech có thể ứng dụng công nghệ blockchain và trí tuệ nhân tạo vào để xây dựng nền tảng cho vay để từ đó rút ngắn thời gian xét duyệt khoản vay, mở rộng được với những khách hàng không có lịch sử tín dụng, khách hàng ở vùng sâu, vùng xa nhưng có sử dụng điện thoại di động hay mạng xã hội, từ đó tăng được mức độ tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính hơn. Nhưng có những rào cản nhất định để các doanh nghiệp fintech mở rộng mô hình kinh doanh đó là vấn đề pháp lý và hệ sinh thái chưa hoàn thiện. Thứ ba, các công ty Fintech và các tổ chức tín dụng có thể đưa ra những ứng dụng về công nghệ trong lĩnh vực tài chính nông nghiệp. Các hộ nông dân nhỏ có vai trò vô cùng quan trọng nhưng họ lại thường gặp khó khăn là thiếu vốn để đầu tư vào trang trại để nâng cao năng suất. Fintech trong nông nghiệp nhằm cung cấp những công cụ có thể giải quyết những khó khăn về nhu cầu sản phẩm tài chính mà các hộ nông dân gặp phải hàng ngày, đó là khó khăn khi tiếp cận những nguồn vốn vay và những sản phẩm thanh toán. Khi ứng dụng Fintech sẽ cung cấp được các giải pháp mà cách cung ứng sản phẩm truyền thống chưa thỏa mãn được nhu cầu trong lĩnh vực nông nghiệp. Ứng dụng Fintech trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là cung ứng PHẠM THỊ HUYỀN 45Số 209- Tháng 10. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng sản phẩm tiết kiệm, vay vốn, bảo hiểm và thanh toán thông qua các kênh số như điện thoại di động, máy tính bảng từ đó sẽ làm tăng các yếu tố như tốc độ nhanh, tiếp cận 24/7, an toàn và minh bạch. Thứ tư, xây dựng và triển khai những biện pháp tổng thể để tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính, nâng cao hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ tài chính của người dân. Vì thực tế, nhận thức và hiểu biết tài chính của người dân còn hạn chế nhưng lại có nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính trong khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của đời sống. Như vậy, thực hiện giáo dục tài chính để tăng nhận thức và các kỹ năng là vô cùng cần thiết. Từ đó sẽ tăng khả năng sử dụng, đánh giá lợi ích, rủi ro của các sản phẩm, dịch vụ tài chính do các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chính thức để người tiêu dùng tài chính sáng suốt lựa chọn các sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu thực tế của cá nhân  Tài liệu tham khảo 1. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (2019), Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia” 2. Ban chỉ đạo Fintech- Ngân hàng nhà nước Việt Nam(2018), Báo cáo hoàn thiện hệ sinh thái Fintech Việt Nam 3. Ban chỉ đạo Fintech- Ngân hàng nhà nước Việt Nam( (2018, 2019), Báo cáo kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo Fintech Việt Nam 4. IMF (2018), Financial access surveys 2018, 598B5463A34C 5. Nguyên Hà (2017), Fintech- Hướng phát triển mới hay nhất thời tại Việt Nam, https://techinsight.com.vn/fintech- huong-phat-trien-moi-hay-xu-huong-nhat-thoi-tai-viet-nam/ 6. Nguyên Hà (2018), Nhận định về tương lai của Fintech, https://doimoisangtao.vn/news/2018/9/27/nhn-nh-v-tng- lai-ca-fintech 7. Nguyễn Thị Hòa (2017), Tổng quan về tài chính toàn diện, vai trò của công nghệ số trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, Hội thảo Banking Vietnam 2017 8. Trịnh Ngọc Lan (2019), Phát triển hệ sinh thái Fintech: bài học kinh nghiệm và đề xuất hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam, nham-huong-toi-phat-trien-ben-vung-tai-viet-nam-23949.html 9. Lê Huyền Ngọc (2018), Tác động của Fintech đối với hoạt động ngân hàng và một số đề xuất đề ngân hàng- Fintech cùng phát triển tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo “Tương lai của Fintech và Ngân hàng: Phát triển và đổi mới”, trang 147-156 10. Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Lê Thảo Hương, Chu Nhật Anh (2019), Xây dựng và phân tích chỉ số tài chính toàn diện, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng số tháng 7/2019 11. Nghiêm Thanh Sơn (2019), Fintech tại Việt Nam: Nắm bắt xu hướng để “chuyển mình” phát triển, http:// thoibaonganhang.vn/fintech-tai-viet-nam-nam-bat-xu-huong-de-chuyen-minh-phat-trien-84199.html 12. Nguyễn Văn Tâm (2018), Phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam- cơ hội và thách thức, vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-tra/phat-trien-cong-nghe-tai-chinh-tai-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc-142310. html 13. Solidiance (2018), Unlocking VietNam’growth potential, https://solidiance.com/insights/white-papers/unlocking- vietnams-fintech-growth-potential/download?token=gjXgpJDZwm 14. Viện chiến lược Ngân hàng- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Sơ lược về tài chính toàn diện 15. Viện chiến lược Ngân hàng- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Dự thảo về chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2015, định hướng đến năm 2030 16. We are social Singgapore, Vietnam digital landscape 2019 report, https://www.slideshare.net/HoangDungQuy/we- are-social-vietnam-2019-vietnam-digital-landscape-2019-report 17. World Bank (2017), Cơ sở dữ liệu Global Findex, https://globalfindex.worldbank.org/sites/globalfindex/ files/2018-04/2017%20Findex%20full%20report_indicator%20table.pdf 46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 209- Tháng 10. 2019 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam- những vấn đề cần tháo gỡ Trần Thị Xuân Anh Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng Nguyễn Thị Lâm Anh Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng Trần Anh Tuấn Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng Ngô Thị Hằng Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 13/05/2019 Ngày nhận bản sửa: 10/07/2019 Ngày duyệt đăng: 22/07/2019 Việt Nam hiện đã xác định tăng trưởng xanh là một chiến lược để phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh đang là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai và biến đổi khí hậu. Để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đòi hỏi một nguồn vốn lớn tập trung cho các dự án xanh. Cùng với hệ thống ngân hàng, thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng là những kênh huy động vốn quan trọng cho các dự án xanh, từ đó dần hình thành nên hệ thống tài chính xanh phục vụ cho mục tiêu chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Nghiên cứu này phân tích thực trạng tài chính xanh phục vụ cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế xanh trên cơ sở hệ thống các công Green finace for Vietnam economic development- the problems need to improve Abstract: Green growth has been recently identified as a strategy for sustainable development in Vietnam, particularly in the context of being a country heavily affected by natural disasters and climate change. In order to implement a green growth strategy, a large capital source is required for green projects. In addition with the banking system, the capital market in general and the bond market in particular, are important capital mobilization channels for green projects, thereby gradually forming a green financial system to serve the national strategic targets. This article analyses the current state of green finance used for the requirements of green economic growth, based on the system of green financial instruments, green financial institutions, and green financial markets. Thence, the authors assess the positive aspects as well as the shortcomings and limitation in the development of green finance to serve the green economic growth in Vietnam. Keywords: green growth, green finance, green credit, green bonds. Anh Thi Xuan Tran, Ph.D Email: anhttx@hvnh.edu.vn Anh Thi Lam Nguyen, Ph.D Email: nguyenlamanh@hvnh.edu.vn Tuan Anh Tran, M.Ec Email: trantuan@hvnh.edu.vn Hang Thi Ngo, M.Ec Email: ngothihang.taichinh@gmail.com Organization of all: Finance faculty, Banking Academy of Vietnam TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGUYỄN THỊ LÂM ANH - TRẦN ANH TUẤN - NGÔ THỊ HẰNG 47Số 209- Tháng 10. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng cụ tài chính xanh, định chế tài chính xanh và thị trường tài chính xanh. Từ đó đánh giá những mặt tích cực cũng như những điểm còn bất cập, hạn chế trong việc phát triển tài chính xanh phục vụ cho tăng trưởng kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay. Từ khoá: Tăng trưởng xanh, Tài chính xanh, Tín dụng xanh, Trái phiếu xanh 1. Đặt vấn đề Tăng trưởng xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội (UNEP, 2016). Đây cũng được xem là phương thức thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững dựa trên những yếu tố bền vững, đồng thời gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội. Tài chính xanh là tài chính phục vụ cho tăng trưởng kinh tế xanh nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Tài chính xanh bao gồm các dịch vụ tài chính, thể chế, các sáng kiến và chính sách quốc gia, và các sản phẩm tài chính (nợ, vốn chủ sở hữu, bảo hiểm, và tài sản đảm bảo); được thiết kế để thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả trong bảo tồn nguồn vốn tự nhiên và huy động các nguồn lực (ADB- Mehta, 2017). Với quan điểm này, tài chính xanh: - Gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững của xã hội, cụ thể với mục tiêu phát triển nền kinh tế với hàm lượng phát thải carborn thấp- nền kinh tế tăng trưởng xanh. - Góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính khả thi, hiệu quả của các dự án kinh tế về phát triển xanh ở các giai đoạn khác nhau của quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh với những nhu cầu khác nhau (Dawson, 2015). Trên thực tế, các nguồn tài chính phục vụ cho phát triển kinh tế xanh rất đa dạng, tuy nhiên tựu chung lại tài chính xanh được huy động từ hai nguồn chính gồm nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn tư nhân. Sau đó nguồn tài chính này được giải ngân thông qua nhiều trung gian/ kênh tài chính và sử dụng nhiều loại công cụ tài chính khác nhau. Các công cụ tài chính được sử dụng sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như rủi ro, lợi nhuận kỳ vọng, mức độ thanh khoản, hình thức pháp lý và các kịch bản đầu tư khác nhau (Bảng 1). Tại Việt Nam, cùng với việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 ngày 25/9/2012, giải pháp “Huy động nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh” cũng được Thủ tướng Chính phủ quy định, trong đó chỉ rõ “Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, nhất là DNNVV triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh theo tiêu chí tăng trưởng xanh”. Ngày 20/3/2014, “Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014- 2020” chính thức được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014, Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam- những vấn đề cần tháo gỡ 48 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 209- Tháng 10. 2019 trong đó quy định về các nguồn vốn thực hiện các hoạt động gồm: - Nguồn tài chính công cho tăng trưởng xanh: Nguồn tài chính nhà nước (quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Bảo vệ môi trường); Nguồn tài chính hỗ trợ từ phía Nhà nước thông qua chính sách ưu đãi thuế, đất đai đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá thân thiện với môi trường; Nguồn vốn tín dụng thông qua hai hình thức: Tín dụng nhà nước thông qua các chương trình hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và nguồn vốn tín dụng được thực hiện thông qua nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức tín dụng (TCTD). - Nguồn tài chính tư nhân cho phát triển kinh tế xanh: Nguồn tài chính doanh nghiệp phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xanh; nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các khoản viện trợ phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ hoạt động sản xuất xanh, thân thiện với môi trường; nguồn vốn từ thị trường tài chính (thị trường cổ phiếu xanh, thị trường trái phiếu xanh và các thị trường xanh khác). Trên cơ sở hai nguồn lực chính, hệ thống tài chính xanh tại Việt Nam bước đầu được xây dựng và phát triển, đến nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song vẫn còn những thách thức, khó khăn cần tháo gỡ, phần tiếp theo sẽ phân tích cụ thể những nội dung này. 2. Thực trạng tài chính xanh tại Việt Nam 2.1. Các công cụ tài chính xanh Về mặt lý thuyết, các công cụ tài chính xanh bao gồm công cụ nợ, công cụ vốn, công cụ phái sinh, bảo hiểm. Thực tế tại Việt Nam hiện nay, công cụ nợ được xây dựng và phát triển mạnh nhất trong hệ thống các công cụ tài chính, trong đó gồm trái phiếu xanh, tín dụng xanh. ○ Trái phiếu xanh: Việt Nam đã bắt đầu phát hành thí điểm trái phiếu xanh từ năm 2016 thông qua dự án phối hợp giữa Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cùng với Cơ quan Hợp tác quốc tế của Đức (GIZ) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với hai chủ thể phát hành là Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Năm 2016, TP. HCM phát hành 523,5 tỷ đồng (tương đương 24 triệu USD) trái phiếu kỳ hạn 15 năm để tài trợ cho 11 dự án xanh, chính quyền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu huy động 80 tỷ đồng (tương đương 3,7 triệu USD) trái phiếu kỳ hạn 5 năm để tài trợ cho một dự án về quản lý nguồn nước (Bộ Tài chính, 2019). Việc công cụ trái phiếu xanh đã bắt đầu được sử dụng, đem lại một kênh huy động vốn hiệu quả cho các chính quyền địa phương trong việc tài trợ cho các dự án xanh. Tuy nhiên, giá trị phát hành của trái phiếu xanh so với quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam khoảng 51 tỷ USD trong năm 2018 là quá nhỏ bé và không đáng kể. Cụ thể, năm 2010, tổng giá trị trái phiếu lưu hành khoảng gần 300 nghìn tỷ đồng, giá trị này đã tăng gần 4 lần, lên mức 1.180 nghìn tỷ đồng vào năm 2018, tốc độ tăng bình quân 18,7%/năm (ADB, 2019). Xét về mặt cơ cấu, trái phiếu xanh ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là trái phiếu chính quyền địa phương tài trợ cho các dự án xanh, gần như hệ thống các doanh nghiệp chưa tham gia phát hành trái phiếu xanh để huy động vốn. Đây cũng là đặc thù riêng trên thị trường trái phiếu Việt Nam TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGUYỄN THỊ LÂM ANH - TRẦN ANH TUẤN - NGÔ THỊ HẰNG 49Số 209- Tháng 10. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng với tỷ trọng trái phiếu chính phủ chiếm đa số, duy trì tại mức trên 90% trong giai đoạn từ 2010- 2018 (ADB, 2019). So sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tổng giá trị trái phiếu xanh nói riêng và trái phiếu nói chung tại Việt Nam còn khá khiêm tốn: - Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia có quy mô vay nợ trên thị trường trái phiếu thấp nhất so với các quốc gia còn lại (Biểu đồ 1). Hai quốc gia có điểm xuất phát tương đồng ở mức khoảng 14% GDP vào năm 2010, cho đến năm 2018, tốc độ tăng của Việt Nam cao hơn, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam chiếm 21,1% GDP trong khi Indonesia chỉ đạt 19,6%. Malaysia và Singapore là hai quốc gia có quy mô thị trường trái phiếu lớn nhất: Malaysia duy trì tỷ lệ khoảng 97% GDP trong giai đoạn nghiên cứu, còn quy mô của thị trường Singapore liên tục tăng ổn định từ 96,9% năm 2010 cho tới 116,3% vào năm 2018. Tốc độ tăng trưởng ổn định cũng có thể được thấy tại thị trường Thái Lan, trong khi thị trường Philippines có xu hướng giảm nhẹ theo thời gian (ADB, 2019). - Tính đến hết tháng 11/2018, quy mô thị trường trái phiếu xanh Đông Nam Á khoảng 5 tỷ USD bao gồm 6 quốc gia trong khu vực với 19 nhà phát hành. Xét theo tiêu chí về tiền tệ phát hành, trái phiếu được niêm yết bằng USD chiếm gần Bảng 1. Nguồn tài chính, trung gian thực hiện và công cụ tài chính xanh Nguồn: Mehta, 2017 Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam- những vấn đề cần tháo gỡ 50 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 209- Tháng 10. 2019 50%, theo sau là đồng nội tệ Myanmar và Singapore chiếm tỷ lệ 20% cho mỗi quốc gia, phần còn lại là đồng tiền nội tệ của các quốc gia khác. Xét theo tiêu chí về tiêu chuẩn xanh của các dự án, Indonesia, Malaysia và Philippines là những quốc gia đi đầu trong việc chuẩn hóa các tiêu chuẩn xanh theo tiêu chuẩn thế giới, có sự thẩm định của tổ chức độc lập hoặc dự án có chứng chỉ an toàn với biến đổi khí hậu. Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia có phát hành trái phiếu xanh, tuy nhiên các dự án “xanh” này chưa được sự kiểm chứng, công nhận của tổ chức quốc tế chuyên nghiệp về loại hình dịch vụ này (ADB, 2019). - Tính đến hết năm 2018, Indonesia là quốc gia đạt được giá trị phát hành trái phiếu xanh lớn nhất với quy mô khoảng gần 2 tỷ USD, theo sau là Singapore và Myanmar với trị giá tương ứng là 1,76 tỷ USD và 979 triệu USD (Biểu đồ 2); Việt Nam, Thái Lan và Philippines mới dừng lại ở quy mô phát hành khá khiêm tốn, trong khi Việt Nam là 27 triệu USD thì Thái Lan và Philippines lần lượt là 60 triệu và 226 triệu USD (Climate Bonds Initiative, 2018). Với cơ cấu và quy mô trái phiếu xanh nêu trên, giá trị huy động vốn từ trái phiếu xanh tại Việt Nam không những thấp so với khu vực mà cũng vô cùng khiêm tốn so với nhu cầu tài trợ cho các dự án tăng trưởng xanh hàng năm của quốc gia, dự kiến để thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững, Việt Nam sẽ cần khoảng 30,7 tỷ USD tới năm 2020 và 21,2 tỷ USD cho 10 năm tiếp theo (GIZ, 2018), đây là một nhu cầu vốn rất lớn so với khả năng hiện có từ việc thu hút qua kênh trái phiếu xanh. Mặt khác, việc phát hành trái phiếu xanh của các chính quyền địa phương nhằm tài trợ các dự án xanh đang thiếu những tổ chức kiểm định để xác định dự án có thực sự “xanh”, chẳng hạn dự án có thực sự hiệu quả trong việc làm giảm khí thải độc hại ra môi trường, vốn vay của dự án có thực sự được dùng cho mục đích môi trường Chính vì vậy, các cơ quan quản lý cần tạo ra bộ tiêu chuẩn môi trường rõ ràng và có cơ chế giám sát cụ thể để xác định dự án “xanh” theo các chuẩn mực tiên tiến trên thế giới hiện nay, chỉ có như thế, các dự án tại Việt Nam mới có khả năng thu hút thêm dòng vốn ngoại. ○ Tín dụng xanh: Để đạt được mục tiêu chiến lược về tăng trưởng xanh, Việt Nam đang có những bước đi cơ bản nhằm hoàn thiện khung chính sách để thúc đẩy các hoạt động liên quan tới kinh tế xanh. Trong đó, ngành ngân hàng được đánh giá là ngành tiên phong về chính sách, quy trình và sản phẩm dịch vụ tài chính xanh. Bước đầu, các chính sách thúc đẩy phát triển tín dụng xanh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tập trung định hướng dòng tín dụng vào phục vụ nông nghiệp nông thôn, nông nghiệp xanh, dự án thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng (Nghị định số 41/2010/NĐ- CP, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Quyết định 1050/QĐ-NHNN). Gần đây nhất, Chính phủ ra Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 về việc triển khai gói tín dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Theo đó, ngày 24/4/2017, NHNN đã ban hành Quyết định số 813/QĐ-NHNN chỉ đạo các NHTM triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Gói tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao có sự tham gia của 8 ngân hàng, trong đó có các ngân hàng lớn như Agribank TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGUYỄN THỊ LÂM ANH - TRẦN ANH TUẤN - NGÔ THỊ HẰNG 51Số 209- Tháng 10. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng (triển khai gói cho vay 50.000 tỷ đồng) và Vietcombank (10.000 tỷ đồng). Năm 2018, NHNN ra Quyết định số 1604/ QĐ-NHNN về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam hướng đến từng bước tăng tỷ trọng vốn tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh cần ưu tiên hỗ trợ trong Danh mục dự án xanh do NHNN ban hành; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đi cùng với xây dựng thói quen thân thiện với môi trường cho khách hàng trong khuôn khổ các hoạt động ngân hàng; phát triển mạnh các kênh giao dịch điện tử, các dịch vụ, phương thức thanh toán mới trên nền tảng công nghệ hiện đại. Theo đó, mục tiêu cụ thể tới năm 2025, 100% ngân hàng xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; 100% Biểu đồ 1. Quy mô thị trường trái phiếu so với GDP của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Nguồn: ADB, 2019 Biểu đồ 2. Quy mô phát hành trái phiếu xanh tại một số quốc gia trong khu vực Nguồn: Climate Bonds Initiative, 2018 Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam- những vấn đề cần tháo gỡ 52 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 209- Tháng 10. 2019 các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay, kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng; ít nhất 10- 12 ngân hàng có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội; 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh. Trên cơ sở khung pháp lý nêu trên, tín dụng xanh không ngừng được mở rộng về quy mô và chất lượng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết quý III/2018, dư nợ tín dụng xanh đạt 235.717 tỷ đồng, chiếm 3,4% tổng dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế. Có thể thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trên tổng dư nợ tín dụng trong năm 2018 đã tăng lên đáng kể so với các năm trước, so với năm 2015 tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh năm 2018 đã tăng lên gấp 2 lần (Bảng 2). Mặc dù quy mô tín dụng xanh trong nền kinh tế còn khiêm tốn, nhưng tín dụng Bảng 1. Các chính sách thúc đẩy phát triển tín dụng xanh 1 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn (thay thế NĐ số 41/2010/NĐ-CP) 2 Quyết định 1050/QĐ-NHNN năm 2014 của Thống đốc NHNN về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; bao gồm các chương trình thí điểm cho vay theo mô hình chuỗi sản xuất trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp, mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mô hình liên kết chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu. 3 Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ về triển khai gói tín dụng khuyến khích phát triển nông thôn công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 của Thống đốc NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo NQ 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ. 4 Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 24/3/2014 của Thống đốc NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. 5 Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 của Thống đốc NHNN về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ NHNN Bảng 2. Tổng dư nợ tín dụng xanh 2015- 2018 Đơn vị: tỷ VNĐ, % Quý Tổng dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng xanh Tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh IV/2015 4.655.890 73.334 1,6% IV/2016 5.505.406 87.781 1,6% IV/2017 6.512.018 180.121 2,8% III/2018 6.985.654 235.717 3,4% Nguồn: NHNN, tác giả tổng hợp TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGUYỄN THỊ LÂM ANH - TRẦN ANH TUẤN - NGÔ THỊ HẰNG 53Số 209- Tháng 10. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng xanh đang tăng trưởng rất nhanh, đạt 19,7% trong năm 2016, 105,2% trong năm 2017 và 30,9% tính tới hết quý III/2018. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng của toàn bộ nền kinh tế đạt khoảng 18% trong năm 2016, 2017 và 7,27% tính tới hết quý III/2018. Theo NHNN, tính tới tháng 6/2017, số ngân hàng có báo cáo tài chính Biểu đồ 3. Dư nợ tín dụng và tín dụng xanh 2015-2018 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Biểu đồ 4. Quy mô đầu tư vào các dự án năng lượng sạch (2011- 2017) Nguồn: Climatescope, 2018 Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam- những vấn đề cần tháo gỡ 54 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 209- Tháng 10. 2019 xanh là 20 và số ngân hàng có báo cáo đánh giá rủi ro Môi trường và xã hội là 20. ○ Cổ phiếu xanh Mặc dù Việt Nam có một thị trường chứng khoán (TTCK) tương đối phát triển với gần 1.000 cổ phiếu niêm yết trên 2 sở giao dịch chứng khoán và lượng vốn hoá ở mức hơn 183 tỷ USD, chiếm khoảng 82% GDP (UBCKNN, 2018), song nhóm cổ phiếu xanh chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể. Tuy nhiên, những biến động trên thị trường gần đây cho thấy cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, theo tiêu chí xanh, bền vững đang được nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài quan tâm thông qua quỹ đầu tư. Báo cáo của UBCKNN (2018) cho thấy giá trị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam đạt gần 33 tỉ USD. Trong đó, có không ít nguồn tiền đến từ các quỹ đầu tư dựa trên tiêu chí xanh, phát triển bền vững. Cụ thể trong giai đoạn 2011- 2017, khoảng 75% vốn đầu tư nước ngoài hỗ trợ cho chiến lược tăng trưởng xanh trên TTCK tập trung vào các dự án năng lượng sạch. Biểu đồ 6 cho thấy quy mô đầu tư vào các dự án năng lượng sạch biến động rất mạnh theo thời gian, chẳng hạn năm 2016 quy mô đầu tư đạt giá trị lớn nhất là 714,5 triệu USD, ngay lập tức giảm xuống chỉ còn 197,6 triệu USD trong năm 2017. Biểu đồ 5 chỉ ra, không chỉ ở Việt Nam, quy mô đầu tư vào các dự án năng lượng sạch trong khu vực Đông Nam Á cũng liên tục biến động mạnh theo thời gian. Trong khu vực, Thái Lan và Philippines là những quốc gia thu hút được lượng vốn đầu tư lớn vào các dự án năng lượng sạch. Trong toàn bộ giai đoạn 5 năm từ 2012- 2017, giá trị đầu tư tại Thái Lan dẫn đầu với mức 8,3 tỷ USD, theo sau là Philippines và Indonesia với giá trị lần lượt là 6,9 tỷ và 5,3 tỷ USD. Việt Nam và Malaysia thu hút được lượng vốn tương đương nhau ở mức khoảng 1,8 tỷ USD. Như vậy, với khẩu vị đầu tư của một số quỹ đầu tư cũng như nhà đầu tư nước ngoài hiện nay, nếu Việt Nam nhanh chóng thúc đẩy phát triển thị trường vốn xanh, bao gồm cổ phiếu và trái phiếu xanh, thì sẽ sớm thu hút được nhiều hơn dòng vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư theo các tiêu chí xanh và bền vững. Biểu đồ 5. Quy mô đầu tư các dự án sạch trong khu vực Đông Nam Á Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Climatescope, 2018 Còn nữa (xem tiếp kỳ sau)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_fintech_trong_thuc_day_tai_chinh_toan_dien_tai_viet_nam_2849_2211211.pdf
Tài liệu liên quan