Ứng dụng của báo hiệu số 7 vào tổng đài alcatel e10 (obc 283)

Tài liệu Ứng dụng của báo hiệu số 7 vào tổng đài alcatel e10 (obc 283): Phần II: ứng dụng của báo hiệu số 7 Vào tổng đài alcatel e10 (obc 283) Chương IV: Tổng quan về tổng đài a1000 e10 (ocb 283) IV.1. Vị trí và ứng dụng của A1000 E10 IV.1.1. Vị trí của tổng đài A1000 E10 trong mạng viễn thông Tổng đài Alcatel1000 E10 là hệ thống chuyển mạch hoàn toàn số hoá, điều khiển theo chương trình lưu trữ SPC, do hãng Alcatel CIT cuả Pháp chế tạo. Vói tính năng đa ứng dụng, A1000 E10 có thể đảm đương chức năng của một tổng đài hoàn chỉnh, từ tổng đài thuê bao dung lượng nhỏ tới tổng đài chuyển tiếp hay cổng quốc tế dung lượng lớn. Hình IV.1. Vị trí của A1000 E10 trong mạng thoại Trong đó: S: Tổng đài vệ tinh L: Tổng đài nội hạt TR: Tổng đài chuyển tiếp CID: Tổng đài quốc tế gọi ra CIA: Tổng đài quốc tế gọi vào CIT: Tổng đài chuyển tiếp quốc tế A1000 E10 là một hệ thống có cấu trúc mở với phần mềm và phần cứng độc lập, các khối chức năng được phân biệt rõ ràng nhờ các giao diện chuẩn nhờ đó mà các phần riêng biệt của hệ thống có thể dễ dàng phát ...

doc55 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ứng dụng của báo hiệu số 7 vào tổng đài alcatel e10 (obc 283), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II: ứng dụng của báo hiệu số 7 Vào tổng đài alcatel e10 (obc 283) Chương IV: Tổng quan về tổng đài a1000 e10 (ocb 283) IV.1. Vị trí và ứng dụng của A1000 E10 IV.1.1. Vị trí của tổng đài A1000 E10 trong mạng viễn thông Tổng đài Alcatel1000 E10 là hệ thống chuyển mạch hoàn toàn số hoá, điều khiển theo chương trình lưu trữ SPC, do hãng Alcatel CIT cuả Pháp chế tạo. Vói tính năng đa ứng dụng, A1000 E10 có thể đảm đương chức năng của một tổng đài hoàn chỉnh, từ tổng đài thuê bao dung lượng nhỏ tới tổng đài chuyển tiếp hay cổng quốc tế dung lượng lớn. Hình IV.1. Vị trí của A1000 E10 trong mạng thoại Trong đó: S: Tổng đài vệ tinh L: Tổng đài nội hạt TR: Tổng đài chuyển tiếp CID: Tổng đài quốc tế gọi ra CIA: Tổng đài quốc tế gọi vào CIT: Tổng đài chuyển tiếp quốc tế A1000 E10 là một hệ thống có cấu trúc mở với phần mềm và phần cứng độc lập, các khối chức năng được phân biệt rõ ràng nhờ các giao diện chuẩn nhờ đó mà các phần riêng biệt của hệ thống có thể dễ dàng phát triển và mở rộng chức năng. A1000 E10 là một hệ thống tin cậy do các khối được phân chia về vật lý. Nó có thể thích ứng được với những vùng địa dư khác nhau, từ nơi thưa thớt dân cư đến các thành phố đông dân, trong những điều kiện khí hậu khác nhau. Ưu điểm của A1000 E10 là có thể bảo dưỡng tại chỗ ngay tại tổng đài hay tập trung cho một nhóm vài tổng đài hoặc có thể vừa bảo dưỡng tại chỗ vừa bảo dưỡng tập chung trong cùng một thời điểm. A1000 E10 có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ viễn thông khác nhau đáp ứng yêu cầu viễn thông hiện tại và tương lai như: Điện thoại cơ bản, dịch vụ trong ISDN, dịch vụ trong IN và các dịch vụ khác. Nó có thể cung cấp và quản lý được mọi loại hệ thống báo hiệu trong mạng. Vị trí của A1000 E10 trong mạng điện thoại được mô tả trong hình IV.1 Tổng đài A1000 E10 được phát triển với kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến với cấu trúc mở và phần mềm mềm dẻo được xây dựng xung quanh hệ thống đa xử lý A8300, đã và đang góp phần quan trọng để phát triển mạng toàn cầu thành mạng gia tăng giá trị. IV.1.2. Cấu trúc phân hệ của tổng đài A1000 E10 A1000 E10 được cấu thành từ ba phân hệ như hình vẽ IV.2 Gồm có: Phân truy nhập thuê bao với nhiệm vụ đấu nối và giao tiếp các đường dây thuê bao số và tương tự. Phân hệ đấu nối và điều khiển với nhiệm vụ xử lý các cuộc gọi và thiết lập các kết nối. Phân hệ vận hành khai thác và bảo dưỡng thực hiện chức năng vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Mỗi phân hệ có phần mềm riêng phù hợp với chức năng của nó. Các phân hệ giao tiếp với nhau qua các chuẩn kết nối. Bằng nguyên tắc phân phối chức năng giữa các module trong mỗi phân hệ, do vậy A1000 E10 có các ưu điểm sau: Tiết kiệm đầu tư cho lắp đặt ban đầu. Phát triển dần khả năng đấu nối và khả năng xử lý. Tối ưu độ an toàn cho cả hệ thống. Dễ dàng nâng cấp, phát triển kỹ thuật cho một phần riêng hay một số phần của hệ thống. IV.1.3 . Giao tiếp ngoại vi của A1000 E10 Tổng đài A1000 E10 có thể giao tiếp được với mọi mạng khác nhau trong một mạng toàn cầu, điều này được thể hiện trong hình IV.3 Trong đó: (1): Là thuê bao Analog 2, 3 hoặc 4 dây. (2): Thuê bao ISDN, truy nhập cơ sở 2B+D, tốc độ 144 Kb/s. (3): Thuê bao ISDN, truy nhập sơ cấp 30B+D, tốc độ 2, 048 Mb/s. (4)$(5): Luồng PCM tiêu chuẩn (2 Mb/s, 32 kênh). (6)$(7): Mạng số liệu hoặc mạng dịch vụ gia tăng tốc độ 64 kb/s. (8): Đường số liệu 64 Kb/s (giao thức X25, giao tiếp Q3) hoặc đường tương tự với tốc độ nhỏ hơn 19200 bit/s (giao thức V24). Kênh D được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau theo, sự phân mức ưu tiên đó là: Ưu tiên 1: Dùng cho báo hiệu. Ưu tiên 2: Dùng cho chuyển mạch gói tốc độ chậm. Ưu tiên 3: Dùng cho đo lường từ xa. Trong truy nhập cơ sở kênh D có tốc độ 16 Kb/s, còn trong truy nhập sơ cấp kênh D có tốc độ 64 Kb/s. Kênh B được gọi là kênh tiếng, tốc độ 64 Kb/s. Hình IV.3. Giao tiếp của tổng đài trong mạng. IV.1.4. Các dịch vụ của tổng đài A1000 E10. Xử lý cuộc gọi: Tổng đài A1000 E10 xử lý tất cả các cuộc gọi vào/ra trong mạng chuyển mạch điện thoại công cộng, mạng quốc gia và mạng quốc tế. Nó thực hiện truyền số liệu giữa các thuê bao ISDN cũng như truyền số liệu vào/ra mạng chuyển mạch gói, mạng thông tin di động GSM. Các cuộc gọi bao gồm: Cuộc gọi nội hạt: Thuê bao tư nhân và công cộng. Cuộc gọi trong vùng: Gọi ra, gọi vào, gọi chuyển tiếp. Cuộc gọi quốc gia: Gọi ra, gọi vào, chuyển tiếp. Cuộc gọi quốc tế: Tự động hoặc bán tự động, gọi ra hoặc gọi vào. Các cuộc gọi qua khai thác viên: Gọi ra, gọi vào. Cuộc gọi tới các dịch vụ đặc biệt. Cuộc gọi đo kiểm (Testing). Các cuộc gọi tới mạng thông minh. Các cuộc gọi di động: Gọi ra, gọi vào và chuyển tiếp. Đối với thuê bao Analog Hạn chế các cuộc gọi đi và gọi đến. Dịch vụ đường dây nóng. Đường dây không tính cước. Xác nhận tính cước tức thời. Các đường dây tạo tuyến tức thời. Xung tính cước 12 - 16 KHz. Đường dây đảo cực nguồn. Đường dây nhóm: Đường gọi ra, gọi vào, gọi hai chiều ưu tiên. Đường quay số vào trực tiếp. Đường ưu tiên trong nhóm. Đường VIP (Very Important Person) hoặc đường ưu tiên. Đường lập hoá đơn chi tiết. Dịch vụ bắt giữ cuộc gọi. Dịch vụ đợi cuộc gọi. Dịch vụ quay lại con số thuê bao cuối cùng. Dịch vụ thoại hội nghị. Dịch vụ ngắt cuộc gọi. Dịch vụ quay số tắt. Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi. Dịch vụ tự động gọi lại nếu bận. Dịch vụ thuê bao vắng mặt. Dịch vụ đánh thức. Dịch vụ hạn chế gọi ra. Đối với thuê bao số (Digital Subcriber) Các thuê bao số ngoài việc sử dụng các dịch vụ giống như thuê bao Analog còn có một số thuộc tính sau đây: - Dịch vụ mạng: Chuyển mạch kênh 64Kb/s giữa các thuê bao. Chuyển mạch kênh trong dải tần cơ bản ( 0, 3 - 3, 4 )KHz - Dịch vụ xa: Facsimile (Fax) nhóm 2 hoặc nhóm 3. Fax nhóm 4 (64Kb/s). Videotex. Telex cho kênh B hoặc X. 25 để phù hợp với kênh B. Audiovideotex 64 Kb/s. Audiography 64Kb/s. - Dịch vụ bổ sung: 1 đến 4 vùng địa dư. Quay số trực tiếp vào con số phân nhiệm. Xung cước trên kênh D. Tính tổng cước cuộc gọi. Chuyển tạm thời thiết bị. Liệt kê các cuộc gọi không trả lời Giấu con số chủ gọi. Báo hiệu User- to-User (tên người gọi, Password. . . ). Quản lý dịch vụ khung. Chức năng chuyển mạch dịch vụ Trong trường hợp cuộc gọi giữa mạng thoại và mạng dịch vụ được mạng thông minh xử lý thì phần áp dụng của điểm chuyển mạch dịch vụ SSP của Alcatel 1000 E10 cho phép xâm nhập vào điểm điều khiển báo hiệu của mạng thông minh. Bằng một mã số đặt cho dịch vụ, SSP gọi SCP để thiết lập cuộc gọi giữa mạng thoại và mạng dịch vụ (sử dụng kênh báo hiệu số 7). Giao tiếp được sử dụng gọi là giao thức truy nhập mạng trí tuệ INAP (Intelligent Network Access Protocol). SCP quản lý quá trình xử lý gọi, trong suốt quá trình xử lý gọi SCP quản lý SSP. Đấu nối với Operator Khi cần thiết cần sự can thiệp của người điều hành, A1000 E10 có sử dụng hệ thống SYSOPE. Hệ thống này là: Cấu trúc model và linh hoạt có thể được sử dụng để xử lý cho từ vài hệ thống nội hạt đến vài trăm hệ thống nội hạt hoặc ở xa, hoặc trong một vùng hoặc ở nhiều vùng khác nhau. Hoạt động với độ tin cậy cao, phần mềm của nó có cấu trúc phân cấp, có thể thay đổi dễ dàng tại bất kỳ thời điểm nào và nó đề cập đến nhiều chức năng: các nhóm lưu lượng, hoá đơn tính toán đo lường tải và lưu lượng. Chức năng vận hành bảo dưỡng Quản trị/giám sát các sự cố: Quản trị theo kiểu khiếu nại, tự động đo kiểm đường dây thuê bao, trung kế, hiển thị cảnh báo, xác định vị trí lỗi, thống kê các cuộc gọi vận hành thiết bị đầu cuối thông minh. Giám sát hoạt động: Tệp thuê bao, các nhóm, các dịch vụ hỗ trợ, thiết bị thuê bao, lệnh của tổng đài, phiên dịch, tạo tuyến tính cước, báo hiệu số 7. Quản trị cước: Tính cước tại chỗ LAMA, tính cước tập trung CAMA, lập hoá đơn tính cước chi tiết công cộng, theo các vùng thời gian. . . Quản trị hoạt động của tổng đài: Kết quả đo lường (lưu lượng, đường dây thuê bao, xung tính cước, phiên dịch, đếm thời gian gọi) bao gồm cả số liệu cước. Bảo an: Dùng mã khoá cho các trạm và cho người điều hành để tránh xâm nhập không được phép. Xử lý lưu lượng: Các khả năng xử lý của tổng đài A1000 E10 tuỳ thuộc vào môi trường hoạt động của nó. Sau đây là một chỉ tiêu cho một môi trường tham khảo trung bình ( Bảng 1) Cấu hình Thuê bao cố định ( CA/s) Thuê bao di động ( CA/s) Rút gọn ( C) 16 Tới 18 16 tới 18 Nhỏ ( P ) 32 tới 36 32 tới 36 Trung bình và lớn ( M&G) 280 64 Bảng 1: Lưu lượng xử lý của các tổng đài có cấu hình khác nhau Dung lượng xử lý cực đại của hệ thống là: 280CA/s (cuộc thử/giây) theo khuyến nghị Q543 của CCITT về tải kênh B là 1000000 BHCA ( cuộc thử giờ bận ). Dung lượng đấu nối của trường chuyển mạch chính lên tới 2048 LR, cho phép: Thông lượng 25000 Erlangs Đấu nối 200000 thuê bao cố định Đấu nối 60000 đường trung kế. Ngoài ra, hệ thống còn được trang bị một kỹ thuật tự điều chỉnh tinh vi nhằm tránh quá tải. Kỹ thuật này phân phối theo cấp trung tâm và nội hạt, đảm bảo hệ thống tránh được quá tải trong khi có các cuộc gọi ưu tiên. Tại trung tâm, kỹ thuật này dựa trên việc tính toán số lượng các cuộc gọi yêu cầu và số cuộc gọi được đáp ứng để tiến hành chọn lựa các cuộc gọi sẽ bị từ chối nhằm giữ cho bộ xử lý làm việc với mức giới hạn tải cho phép. Tại mức nội hạt, kỹ thuụât này dựa trên việc quan sát tải của bộ xử lý (tỷ lệ chiếm dùng, số lượng đang chờ) và gửi các xác nhận quá tải của bất kỳ trạm nào tới mức trung tâm để xử lý. IV.2.Cấu trúc tổng quan của tổng đài A1000 E10 IV.2.1.Cấu trúc và chức năng của tổng đài A1000 E10 Trong tổng đài A1000 E10 tổ chức điều kiển OCB 283 là phiên bản mới nhất của đơn vị điều khiển của tổng đài. OCB 283 được xây dựng theo trạm, các trạm đều là các trạm đa xử lý, nhờ đó tổng đài A1000 E10 có được độ linh hoạt cao trong xử lý với tất cả các cấu hình dung lượng. A1000 E10 gồm ba phân hệ: Phân hệ truy nhập thuê bao. Phân hệ đấu nối và điều khiển. Phân hệ vận hành, khai thác và bảo dưõng. Phân hệ truy nhập thuê bao là một phần của hệ thống A1000 E10, nó không thuộc OCB 283 mà OCB 283 bao gồm hai phân hệ còn lại. Cấu trúc chức năng của OCB 283 được xây dựng từ các trạm đa xử lý, được mô tả trong hình IV.4. Khối cơ sở thời gian BT Khối thời gian cơ sở dùng để phân phối thời gian và đồng bộ cho các đường LR, các đường PCM và cho các thiết bị nằm ngoài tổng đài. BT có cấu trúc bội ba tức là có 3 bộ tạo sóng với độ chính xác 10-6. Bộ tạo thời gian có thể là tự trị hoặc phụ thuộc vào nhịp chủ chuẩn bên ngoài để đồng bộ hệ thống với mạng. Ma trận chuyển mạch chính MCX. MCX là ma trận vuông với một tầng chuyển mạch T. Có cấu trúc kép hoàn toàn, cho phép đấu nối tới 2048 đường LR. LR là đường ma trận hay đường mạng là đường PCM nội bộ, với một khung tín hiệu gồm 32 kênh, 16 bits/kênh. MCX có thể thực hiện được các kiểu kết nối sau: Đấu nối đơn hướng giữa bất kỳ một kênh nào vào với bất kỳ một kênh đầu ra, có thể thực hiện đấu nối đồng thời số lượng cuộc nối bằng số lượng kênh đầu ra. Đấu nối giữa 1 kênh đầu vào bất kỳ với M kênh ra. Đấu nối N kênh đầu vào với bất kỳ N kênh đầu ra có cùng cấu trúc khung. Đấu nối này được gọi là đấu nối N x 64 Kb/s. MCX do chức năng COM điều khiển (COM gọi là bộ điều khiển chuyển mạch ma trận) nó có nhiệm vụ: Thiết lập và giải phóng đấu nối, sử dụng phương pháp điều khiển đầu ra. Phòng vệ đấu nối, đảm bảo đấu nối để chuyển mạch số liệu chính xác. Hình IV.4 Cấu trúc chức năng của tổ chức điều khiển OCB 283 Khối điều khiển trung kế PCM ( URM ) URM cung cấp chức năng giao tiếp giữa các đường PCM phía bên ngoài với hệ thống OCB 283. Các đường PCM có thể từ: Tổng đài vệ tinh CSND và từ bộ tập trung thuê bao xa CSED. Tổng đài khác sử dụng báo hiệu kênh riêng hay báo hiệu kênh chung số 7. Từ thiết bị thông báo số ghi sẵn của Alcatel. Ngoài ra URM còn thực hiện các chức năng sau: Biến đổi mã nhị phân thành HDB3 (theo hướng LR -> PCM) và ngược lại từ HDB3 thành mã nhị phân ( theo hướng PCM -> LR). Biến đổi 8 bit trên PCM thành 16 bit trên LR. Chiết và xử lý các tín hiệu báo hiệu đường trong TS # 16 (hướng từ PCM -> OCB 283 ). Chèn báo hiệu đường vào TS # 16 ( hướng từ OCB 283-> PCM) Khối quản trị thiết bị phụ trợ ETA ETA cung cấp các chức năng sau: Tạo Tone (GT) Thu, phát tín hiệu đa tần (RGF) Thoại hội nghị (CCF) Cung cấp đồng hồ cho tổng đài Hình IV.5 Chức năng của khối ETA Quản lý mạng báo hiệu số 7 (PC ) và quản lý giao thức báo hiệu số 7 (PUPE) PUPE thực hiện các chức năng xử lý giao thức báo hiệu số 7, bao gồm: Chức năng xử lý mức 2 (kênh báo hiệu). Chức năng định tuyến bản tin (một phần của mức 3). PC thực hiện chức năng quản trị mạng báo hiệu số 7, gồm có: Chức năng quản trị mạng báo hiệu (một phần mức 3). Phòng vệ PUPE. Các chức năng giám sát khác. Xử lý cuộc gọi MR MR thực hiện chức năng thiết lập và giải phóng đấu nối cho các cuộc thông tin. MR sẽ tham khảo cơ sở dữ liệu của TR để đưa ra quyết định xử lý cuộc gọi theo danh mục tín hiệu báo hiệu nhận được như: Xử lý các cuộc gọi mới, giải phóng thiết bị, điều khiển chuyển mạch. . . Ngoài ra khối xử lý gọi MR còn thực hiện các chức năng quản trị khác như điều khiển kiểm tra trung kế, quan trắc. . . MR có cấu trúc đa thành phần, gồm phần trao đổi (MLMR/E) và 1 đến 4 Macro (MLMR/M), 1 Macro gồm 512 thanh ghi, trong đó các thanh ghi đầu và cuối của mỗi Macro không được sử dụng cho tín hiệu gọi mà dùng để quan trắc, đo kiểm. Mỗi cuộc gọi sẽ chiếm một thanh ghi trong 1 Macro nào đó. Khi có 2 hay nhiều hơn MR cùng làm việc thì chúng sẽ làm việc ở chế độ chia tải động. Cơ sở dữ liệu TR TR thực hiện chức năng quản trị và phân tích cơ sở dữ liệu của thuê bao, trung kế, nhóm trung kế. TR cung cấp cho MR các đặc tính của thuê bao và trung kế theo yêu cầu của MR để thiết lập và giải phóng các kết nối cho các cuộc gọi. TR còn đảm bảo phối hợp giữa con số nhận được và địa chỉ của nhóm trung kế hoặc thuê bao (tiền phân tích, phân tích, và biên dịch). TR được chia làm 2 vùng: Vùng dành cho thuê bao trong đó có các file liên quan đến con số thuê bao, con số thiết bị, các dịch vụ nếu có. . . Vùng dành cho trung kế trong đó có các file về kênh trung kế, nhóm trung kế, hệ thống báo hiệu có liên quan. . . Khối đo lường và tính cước TX Chức năng TX thực hiện việc tính cước cho các cuộc thông tin. TX thực hiện: Tính toán số lượng cước cho mỗi cuộc gọi. Lưu trữ số liệu cước cho các thuê bao mà tổng đài chuyển mạch quản lý. Cung cấp các thông tin cần thiết cho công việc lấy hoá đơn cước chi tiết theo yêu cầu từ O & M. Ngoài ra TX còn thực hiện một số chức năng quan trắc (quan trắc thuê bao, trung kế). TX có cấu trúc đa thành phần với TX/E và TX/M. TX/M gồm 4 Macro, mỗi Macro có 2048 thanh ghi, mỗi thanh ghi trong Macro sẽ phục vụ giám sát cho một cuộc gọi. Khối quản trị kết nối GX GX có chức năng phòng vệ và xử lý các đấu nối khi nhận được: Các yêu cầu đấu nối và ngắt đấu nối từ MR hoặc MQ. Các lỗi đấu nối được chuyển từ các COM. GX giám sát các tuyến nhất định của phân hệ đấu nối và điều khiển theo định kỳ hoặc theo yêu cầu. Khối phân bản tin (MQ) Chức năng của MQ là định dạng và phân phối một số bản tin nội bộ nhất định. Ngoài ra nó thực hiện: Giám sát các kết nối bán cố định: Đường số liệu. Xử lý và chuyển các bản tin từ ETA vào GX. Các trạm trợ giúp MQ hoạt động như cổng giao tiếp cho các bản tin với vòng ghép thông tin. Phần mềm điều khiển thông tin MLCC MLCC thực hiện nhiệm vụ điều khiển việc vận chuyển các bản tin cho các dịch vụ trong mạng trí tuệ IN. Nó có cấu trúc đa thành phần, bao gồm: Phần mềm điều khiển trung tâm chính MLCC/P. 4 phần mềm điều khiển thông tin phụ MLCC/S. Mỗi module MLCC/S0, MLCC/S1, MLCC/S2, MLCC/S3 quản lý 3000 cuộc thông tin đồng thời. Khi cài đặt MLCC phải có 2 thành phần trong mạng là SSP và SCP. Phần mềm quản trị dịch vụ GS MLGS được sử dụng cho các dịch vụ trong mạng trí tuệ, đây là phần mềm đa thành phần, giống như MLCC. Chức năng vận hành bảo dưỡng O & M Các chức năng của phân hệ vận hành và bảo dưỡng được thực hiện bởi phần mềm vận hành và bảo dưỡng OM. Nó cho phép xâm nhập đến tất cả các thiết bị phần cứng và phần mềm của hệ thống tổng đài A1000 E10 thông qua thiết bị đầu cuối là máy tính thuộc phân hệ vận hành và bảo dưỡng như: Bàn điều khiển, môi trường từ tính, máy đầu cuối thông minh. Những chức năng này có thể chia thành 2 nhóm: Vận hành ứng dụng điện thoại. Vận hành và ứng dụng hệ thống. Ngoài ra phân hệ vận hành và bảo dưỡng còn thực hiện các chức năng sau: Nạp phần mềm và số liệu cho các khối kết nối, các khối điều khiển cho các khối truy nhập thuê bao số. Cập nhật và lưu trữ thông tin về hoá đơn tính cước chi tiết. Tập trung số liệu cảnh báo từ các trạm điều khiển và đấu nối thông qua mạch vòng cảnh báo MAL. Phòng vệ tập trung của hệ thống. Phân hệ vận hành và bảo dưỡng còn cho phép thông tin hai chiều với mạng vận hành và bảo dưỡng ở mức vùng hoặc mức quốc gia (TMN). Mạch vòng thông tin ( MIS, MAS ) Để truyền thông tin từ trạm này đến trạm kia trong tổng đài A1000 E10 sử dụng từ 1 đến 5 mạch vòng thông tin. Việc chuyển bản tin được thực hiện thông qua môi trường gọi là mạch vòng thông tin với giao thức riêng biệt. Nó được xử lý theo chuẩn IEE 802.5. Vòng ghép thông tin có hai loại, về nguyên lý giống hệt nhau: Vòng ghép liên trạm (MIS): Trao đổi các bản tin giữa các SMC hoặc giữa các SMC với SMM. Vòng ghép truy nhập trạm điều khiển chính ( MAS): Trao đổi các bản tin giữa SMC và SMA, SMT và SMX. Chế độ quản lý mạch vòng thông tin: Tại một thời điểm luôn có một trạm ở chức năng giám sát mạch vòng nhưng vai trò giám sát mạch vòng không cố định. Bất kỳ một trạm nào cũng có thể trở thành giám sát được tuỳ thuộc vào trạng thái hoạt động của nó. Mạch vòng được trang bị kép làm việc ở chế độ phân tải. IV.2.2. Cấu trúc phần cứng và phòng vệ trong A1000 E10 IV.2.2.1.Cấu trúc phần cứng của A1000E10. Phần cứng 0CB 283 được xây dựng từ các trạm đa xử lý. Các trạm đa xử lý hầu hết được xây dựng xung quanh hệ thống đa xử lý A8300. Chúng được kết nối với nhau bằng các mạch vòng thông tin là MIS và MAS. Có 5 loại trạm điều khiển tương ứng với chức năng mà chúng đảm nhiệm, đó là: Trạm điều khiển chính (SMC). Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ và báo hiệu số 7 (SMA). Trạm điều khiển trung kế (SMT). Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch (SMX). Trạm điều khiển vận hành và bảo dưỡng (SMM). Hình IV.6 mô tả cấu trúc phần cứng của OCB 283. IV.2.2.2. Phòng vệ trong tổng đài A1000 E10 Độ tin cậy hoạt động của hệ thống dựa trên cơ sở việc chia chức năng phòng vệ thành các module phòng vệ nhỏ hơn. Phòng vệ có cấu trúc phân cấp đó là cấp tại chỗ được cài đặt trong từng trạm và cấp tập trung được cài đặt trong SMM. Các đơn vị phòng vệ này có khả năng phát hiện ra các lỗi, vị trí lỗi cho tới tình trạng lỗi, chúng có thể báo trước việc dừng hệ thống do đó mà ta có thể cập nhật lại khi có sự cố. Phòng vệ nội hạt: Phát hiện và chỉ thị lỗi bên trong mỗi trạm điều khiển hay mỗi phân cấp thông tin. Trung tâm phòng vệ trong trạm SMM, thực hiện: Quản lý trạm: Giám sát hoạt động của trạm, định vị, bảo dưỡng, khởi tạo lại. Chuyển đổi trạng thái trạm dự phòng. Quản lý MIS, MAS. Quản trị các kết cuối PCM. Sử dụng các công cụ PGS để xử lý trong giao tiếp với hệ thống. Ngoài ra, toàn bộ hệ thống đều có dự phòng. Các phần tử phải được phòng vệ trong tổng đài A1000 E10 gồm các trạm và các mạch vòng thông tin. Đối với trạm thì nguyên tắc chính của chức năng phòng vệ là: Tự nhận biết lỗi. Nếu trạm có lỗi thì trạm tự cách ly, lỗi không lây lan. Nếu trạm bị lỗi nặng thì trạm sẽ tự bị khoá. Một trạm phải có một trạng thái đặc trưng cho khả năng xử lý lưu lượng của nó, trạng thái này các trạm khác đều biết. Một trạm là một tổ chức có khả năng cấu hình lại để nếu nó có sự cố thì chức năng của nó sẽ được nạp cho trạm khác. Đối với mạch vòng thông tin: Mỗi mạch vòng thông tin MIS, MAS luôn gồm 2 vòng, vòng A và vòng B Phòng vệ mạch vòng gồm 3 mức: Mức trạm: Bằng thủ tục truy nhập trên mạch vòng. Mức vòng: Bằng thiết bị được cài đặt trong các bộ tự thích nghi. Mức hệ thống: Bằng quản trị vòng. Kết quả của phòng vệ là khi có lỗi thì bộ tự thích nghi sẽ cắt không đấu nối vào mạch vòng. CHƯƠNG V: cấu trúc và chức năng trạm đa Xử lý điều khiển thiết bị phụ trợ và báo hiệu số 7 (sma) V.1. Vai trò và vị trí của trạm SMA. Trạm đa xử lý điều khiển thiết bị phụ trợ và báo hiệu số 7 (SMA) thực hiện các chức năng sau: Quản trị việc tạo tone và các thiết bị phụ trợ khác do MLETA đảm nhiệm. Xử lý giao thức báo hiệu số 7 do MLPUPE đảm nhiệm. Tuỳ thuộc vào cấu hình và lưu lượng cần xử lý mà SMA được cài đặt một phần mềm quản trị thiết bị phụ trợ ETA, một phần mềm xử lý giao thức báo hiệu số 7 PUPE hay cả hai phần mềm này. Trạm SMA của OCB 283 bao gồm các thiết bị phụ trợ sau: Các bộ thu phát đa tần. Các mạch thoại hội nghị. Các bộ tạo tone. Quản trị đồng hồ. Trạm điều khiển phụ trợ SMA là đơn vị đấu nối UR, nó được kết nối với: Ma trận chuyển mạch chính MCX bằng 8 đường ma trận LR, thông qua hệ thống kết nối mà SMA còn nhận được các đồng hồ cơ sở thời gian từ STS. Mạch vòng thông tin truy nhập mạng điều khiển chính MAS để trao đổi thông tin giữa SMA và các khối điều khiển khác của OCB283. Mạch vòng cảnh báo MAL. Vị trí của trạm SMA được mô tả như trong hình V.1 V.2. Cấu trúc chức năng của trạm SMA. V.2.1.Cấu trúc tổng quát của trạm đa xử lý A8300. Một trạm đa xử lý trong tổng đài A1000E10 thường được xây dựng xung quanh hệ thống đa xử lý Alcatel 8300, hệ thống này gồm: Một hay nhiều bộ ghép nối thông minh (coupler). Một hay nhiều bộ xử lý. Các thành phần nối với nhau bằng BUS. Các thành phần liên hệ với nhau qua bộ nhớ chung. Thông tin hai chiều giữa các thành phần do hệ thống cơ sở (HYPERVISOR-là phần mềm hệ thống hay còn là hệ điều hành của trạm) chỉ đạo. Hình V. 2 mô tả cấu trúc của một trạm đa xử lý. Trong cấu trúc này bộ nhớ chia làm hai vùng: Vùng nhớ cục bộ. Vùng nhớ chung. Vùng nhớ chung được chia làm nhiều vùng nhỏ, với địa chỉ riêng biệt của từng vùng, tương ứng với địa chỉ truy nhập của từng mP trên BUS nhằm tránh xung đột. V.2.2. Cấu trúc chức năng của một trạm SMA. SMA có thể có các mạch in sau: Một bộ ghép nối chính. Tuỳ theo dung lượng xử lý cuộc gọi mà có thể có: Một bộ xử lý chính (PUP). Một bộ xử lý phụ (PUS). Một bộ nhớ chung (MC). Có từ 1 tới 12 coupler thực hiện các chức năng như: Xử lý tín hiệu tiếng (CSTV). Xử lý báo hiệu đa giao thức (CSMP). Quản trị đồng hồ. Mỗi coupler xử lý tín hiệu tiếng CSTV thực hiện một trong các chức năng sau: Thu phát tần số ký hiệu là RGF. Thoại hội nghị, ký hiệu CCF. Tạo tone, ký hiệu GT. Đo kiểm những biến động ngẫu nhiên. Coupler xử lý báo hiệu đa giao thức CSMP có thể thực hiện xử lý: Giao thức báo hiệu số 7 (SS7). Giao thức điều khiển đường số liệu mức cao (HDLC). Tố chức điều khiển A8300 trong trạm SMA được mô tả trong hình vẽ V. 3. V. 3. Cấu trúc phần cứng của trạm SMA. Trạm SMA được xây dựng xung quanh hệ thống đa xử lý A8300, các bảng mạch in khác nhau được đấu nối với BUS tiêu chuẩn BSM (16bit) như là một phương tiện thông tin. Trên thực tế, có tới 16 bảng mạch in có thể nối tới BSM, đó là: Một cặp bảng ACAJA/ACAJB quản trị việc trao đổi thông tin qua MAS. Thực hiện chức năng chính CMP. Một bảng mạch in ACMCQ hoặc ACMCS hỗ trợ cấp phát bộ nhớ cho trạm. Một bảng mạch in ACUTR thực hiện chức năng bộ xử lý chính PUP. Một bảng mạch in ACUTR thực hiện chức năng bộ xử lý phụ PUS. Có tối đa 12 mạch in thực hiện các chức năng đặc biệt của trạm SMA: Một hay nhiều bảng thực hiện chức năng tạo tone, thu phát đa tần, thoại hội nghị ICTSH. Một hay hai bảng xử lý giao thức báo hiệu số 7 ACHIL. Một bảng tạo đồng hồ cho tổng đài ICHOR. Một số bảng sau đây có thể có trong trạm nhưng không được nối vào BSM: Một cặp bảng ICID, thực hiện chức năng giao tiếp giữa các nhánh của SMX và SMA. Một bảng ACALA thu thập các cảnh báo xuất hiện trong SMA để chuyển tới mạch vòng cảnh báo MAL. Ưu điểm của cấu trúc này là có thể mở rộng cấu hình tại cùng thời điểm với việc tăng dung lượng xử lý cuộc gọi, hoặc tăng khả năng vận hành tuỳ thuộc vào số lượng và kiểu bảng mạch in được chọn. Cấu trúc phần cứng của trạm SMA được mô tả trong hình V. 4. SMA có tối đa là 20 bảng mạch in và 2 bảng mạch nguồn CV. Sau đây ta xét một số chức năng của một số bảng mạch: a. Các chức năng của bảng mạch ICTSH Chức năng thông tin đồng thời giữa các thuê bao: Chức năng này cho phép tối đa 4 thuê bao có thể thông tin đồng thời, ngoài ra nó còn có thể: Thêm vào thoại hội nghị tính năng nghe lén. Chỉ thị giờ gọi. Thiết lập cuộc gọi bởi điện thoại viên. Một bảng ICTSH có thể thiết lập 8 mạch thoại hội nghị 4 người. Chức năng tạo tone GT: Cho phép tạo ra tần số âm thanh. Các tần số này có thể là đơn tần, 2 tần số, 3 tần số hoặc 4 tần số và cực đại là tổ hợp của 8 tần số. Âm thường được sử dụng như âm chuông, âm báo bận... Các âm được phân biệt với nhau bởi: Tần số âm [hz]. Cường độ âm [db]. Thời gian của âm [ms]. Một bảng ICTSH tạo được 32 tần số âm thanh. Chức năng thu và tạo các tần số RGF: Thiết bị đầu cuối RGF phân tích và phát các tín hiệu nằm trong dải tần âm thanh. Thông thường đây là các tín hiệu đơn hay đa tần tương ứng với một mã báo hiệu. Trong OCB 283, RGF được định vị động bởi các khối điều khiển trong một mã báo hiệu. Nó phát hiện sự có mặt của tín hiệu và truyền các tần số tới các trạm điều khiển. 8 mạch kết cuối RGF được thực hiện trong một bảng RGF. Mã đo kiểm trên trung kế được xử lý như các mã đặc biệt của RGF. Chức năng giám sát điều chế: Chức năng này cho phép giám sát các bảng thông báo đã được ghi sẵn, nó hoạt động giống như một nhận biết tín hiệu tiếng nói. Chức năng quản trị giám sát điều chế được xử lý như một mã RGF đặc biệt. Phần mềm này được nạp khi khởi tạo trạm và nó xác định chức năng mà bảng mạch in ICTSH sẽ thực hiện. b. Các chức năng bảng mạch in ACHIL Bảng mạch in này xử lý mức 2 cho 16 kênh báo hiệu kiểu HDLC và nó có các Sever thực hiện chức năng kiểm tra khung như sau: Với báo hiệu HDLC: - Phía phát: Gửi cờ. Tính toán mã thặng dư vòng(CRC). Chèn các con số zero vào chuỗi bit, truyền sau byte cờ để tránh cờ giả. - Phía thu: Nhận biết và tách các số zero trong chuỗi bit nhận được từ đường truyền sau byte cờ. Kiểm tra CRC. Nhận cờ. Với báo hiệu SS7. - Phía phát: Tự động gửi các khung FISU khi trên đường báo hiệu không có MSU hoặc LSSU được truyền trên đó. Phát lại các khung trạng thái LSSU theo lệnh. - Phía thu: Tự động phân tích và nhận biết các khung FISU. c, Chức năng bảng mạch in ICHOR Chức năng của bảng mạch in ICHOR là tạo đồng hồ cho tổng đài hoạt động và giữ độ chính xác, độ ổn định đồng hồ cho OCB 283. Tín hiệu thời gian được phân phối kép trong mạng chuyển mạch. Tín hiệu thời gian cũng phải được bảo vệ chống lại sự trôi pha khi phải điều chỉnh lại thời gian và phải được bảo vệ chống lại việc mất tín hiệu thời gian khi phần cứng của đồng hồ hoạt động không bình thường. d. Chức năng của coupler ACAJA/ACAJB Coupler ACAJA/ACAJB cho phép nối mạch vòng thông tin MAS để thực hiện thông tin hai chiều với các trạm diều khiển khác trong tổng đài. Các thông tin được trao đổi giữa SMA và MAS gồm: Báo hiệu kênh riêng từ các bảng ICTSH, nhận biết các tín hiệu tần số âm thanh do các bộ RF và RGF phát ra. Các bản tin (vào/ra), các ứng dụng được thực hiện bởi các bộ xử lý trong SMA như bản tin định vị, bản tin báo hiệu số 7... e. Các chức năng bảng mạch in ACALA Bảng mạch in này thực hiện chức năng thu thập cảnh báo. Bảng mạch ACALA có nguồn riêng. Trong SMA các thực thể phát cảnh báo là các bảng nguồn CV. f. Các chức năng bảng mạch in ICID ICID thực hiện chức năng phòng vệ cho các nhóm đường mạng GLR. Bảng mạch in ICID thực hiện các chức năng: Nhận 8 đường ma trận LR và cơ sở thời gian có liên quan thông qua bảng mạch in RCID từ một nhánh của ma trận chuyển mạch chính SMX. Phát 8 đường truy nhập LA và 8 cơ sở thời gian có liên quan tới đơn vị đấu nối UR (SMA - SMT). Xen thời gian có liên quan DT bằng 8 đường ma trận tới từ nhánh còn lại của SMX. Đồng bộ các đường LR tới từ SMX với các đường xen thêm này. Xử lý các bit thêm vào trên các đường LR. Tạo ra các tín hiệu thích ứng với các đường truy nhập LA. Tạo ra các tín hiệu xen vào. Xử lý các đường truy nhập vào (LAE) và tạo ra các đường truy nhập ra (LRE). V. 4. Các phần mềm chức năng trong trạm SMA. V. 4. 1. Phần mềm MLETA. MLETA thực hiện các chức năng sau: Chức năng xử lý gọi: Nhận và xử lý các tần số (báo hiệu ghi phát ). Quản trị các nguồn thu phát đa tần RGF. Trao đổi trạng thái các nguồn phát đa tần RGF. Quản trị các mạch in ICTSH. Xử lý thứ tự phát các tần số (báo hiệu ghi phát). Thiết lập thoại hội nghị. Chức năng quản trị đồng hồ. Chức năng quan trắc (tải các nguồn ICTSH). Chức năng bảo dưỡng: Kiểm tra liên tục các đường truy nhập nội bộ trong trạm (LA). Kiểm tra module thông báo. Kiểm tra tự động bảng mạch in ICTSH và ICHOR khi chúng đang hoạt động. V. 4. 2. Phần mềm chức năng MLPUPE MLPUPE là phần mềm chức năng xử lý giao thức SS7, MLPUPE thực hiện: Giao tiếp với mạng SS7 của CCITT như: Phát và thu các bản tin của mạng SS7. Định tuyến bản tin SS7. Quản trị riêng các kênh báo hiệu. Quản trị riêng lưu lượng báo hiệu. Xử lý gọi: Xử lý các cuộc gọi qua mạng đIện thoại trong mạng chuyển mạch kênh. Xử lý các cuộc gọi TUP và ISUP. Các phần báo hiệu khác nhau đã được nạp trong UTC. Việc chọn lựa được thực hiện bằng một mạch cổng do một mã báo hiệu đã được định trước cho từng nhóm trung kế xử lý. Quản trị các kênh báo hiệu số 7. Xử lý các cuộc gọi thuê bao CSN. Vận hành và bảo dưỡng: Quản trị các file UTC. Quan trắc các trung kế báo hiệu số 7. Xử lý lỗi, cảnh báo và đo kiểm một phần tử nào đó do trạm đảm nhận. Các phần mềm trong trạm SMA được mô tả trong hình V. 5. Hình V. 5 cho ta thấy trong trạm SMA ngoài hai phần mềm chức năng (ML) còn có: HYPERVISOR (ký hiệu là HYP): Phần mềm hệ thống hay còn gọi là hệ điều hành của trạm. HYP có chức năng giao tiếp phần cứng của trạm với các ứng dụng của nó. SUPERVISOR (ký hiệu là SUP): Phần mềm trao đổi công việc, trao đổi chức năng. SUP thực hiện giao tiếp giữa HYP và ML, nhận lệnh từ HYP phân bố tới các phần mềm chức năng có liên quan. SUP còn đảm nhận quản trị công việc, mỗi công việc có nhiều dịch vụ, SUP phân phôí thời gian cho các dịch vụ. Chương VI: Quản trị hệ thống ss7 trong tổng đài A1000 E10 Vi. 1. Phân bố phần mềm ss7 Phần mềm báo hiệu số 7 trong tổng đài A1000 E10 được lưu trữ trong File trạm ký hiệu XUTC. Nó gồm hai phần mềm thành phần, còn gọi là phần mềm chức năng ký hiệu ML PC và ML PUPE. MLPC được cài đặt trong trạm đa xử lý điều khiển chính SMC, nó thực hiện chức năng mức 3 của SS7, như quản trị mạng báo hiệu, quản trị lưu lượng, quản trị lưu trình, phòng vệ PUPE. . . Trong tổ chức điều khiển OCB của tổng đài A1000 E10, MLPC được cấu trúc kép, hoạt động theo kiểu hoạt động/dự phòng. ML PUPE được cài đặt trong trạm đa xử lý điều khiển cung cấp thiết bị phụ trợ SMA. MLPUPE thực hiện chức năng xử lý giao thức báo hiệu số 7, quản trị trạng thái các kênh trung kế, là cầu giao tiếp thông tin giữa thông tin từ đơn vị đấu nối thuê bao vào OCB. MLPUPE có cấu trúc dự phòng theo kiểu phân tải n+1, trong đó n³ 2 ở trạng thái hoạt động và luôn luôn có một MLPUPE ở trạng thái dự phòng. Ta có sơ đồ khối tổng đài A1000 E10 và các phần mềm báo hiệu số 7 tương ứng trong hình Vi. 1. VI. 2. Mô hình ss7 trong A1000 E10. Để có thể đáp ứng được các dịch vụ thông tin mới và thoả mãn các nhu cầu thông tin với các tổng đài khác trên mạng quốc gia và quốc tế, hãng Alcatel CIT đã trang bị trong tổng đài A1000 E10 phần mềm và những trang thiết bị phù hợp tuân thủ các khuyến nghị về SS7 mà ITU-T đã đưa ra. Cấu trúc chức năng của MTP mức 1. Trong A1000 E10 MTP 1 bao gồm: Các khe thời gian (TS) trên các đường PCM đấu nối với các điểm báo hiệu của các tổng đài (AFCTE). Các khe thời gian trên các đường mạng nội bộ LR đấu nối OCB với đơn vị đấu nối thuê bao CSNL (AFVTE), với trạm điều khiển đấu nối trung kế (AFVTE). Các khe thời gian trên các đường mạng nội bộ LR đấu nối OCB với trạm đa xử lý cung cấp thiết bị phụ trợ và xử lý giao thức báo hiệu số 7 SMA (AFTSX). Đường đấu nối bán cố định trong mạng chuyển mạch, như mô tả trong hình VI.2. Hình VI.2 Các đường số liệu báo hiệu trong A1000 E10 Trong đó: MRM: Môdule điều khiển đấu nối trung kế đến tổng đài khác. MRS: Môdule điều khiển đấu nối trung kế đến tổng đài vệ tinh của A1000 E10. ALRXE: Địa chỉ chức năng chuyển mạch của LR vào SMX. ALRXS: Địa chỉ chức năng chuyển mạch của LR ra khỏi SMX. AFCTE: Địa chỉ chức năng của khe thời gian trên PCM vào SMT. AFVTE: Địa chỉ chức năng của khe thời gian trên LR vào SMX. AFTSX: Địa chỉ chức năng của khe thời gian trên LR giữa SMX và SMA. VTSM: Kết cuối ảo kênh vật lý. ACHIL: Bảng mạch in thực hiện chức năng quản trị đường số liệu báo hiệu số 7. Mỗi bảng này quản trị cực đại 16 đường báo hiệu, tương ứng 16 VTSM kết cuối kênh vật lý, tương ứng với 16 COC. Cấu trúc chức năng của MTP mức 2: Chức năng của mức 2 trong A1000 E10 do bảng ACHIL thực hiện, ACHIL thực hiện xử lý đa giao thức cho cả HDLC và SS7, bao gồm: Trên phương diện HDLC: Phía phát: Phát cờ tạo khung tín hiệu, tính toán mã CRC, chèn Zero. Phía thu: Nhận biết và chiết Zero, kiểm tra CRC, xử lý cờ. Trên phương diện SS7: Phía phát: Gửi các khung FISU để giám sát kênh báo hiệu một các liên tục khi không có MSU hay LSSU được truyền giữa 2 điểm báo hiệu. Phát lại các khung theo lệnh. Phía thu: Phân tích, nhận biết một cách tự động các khung FISU. Tuỳ theo dung lượng của tổng đài mà người ta có thể các đặt từ 2 đến 15 phần mềm PUPE trong từ 2 đến 15 SMA, trong đó chỉ cần một phần mềm PUPE dự phòng. Và mỗi SMA như vậy có thể cài đặt từ 1 đến 2 bảng ACHIL. Cấu trúc chức năng MTP mức 3: Như đã giới thiệu trong phần tổng quan. MTP mức 3 thực hiện các chức năng: Xử lý bản tin báo hiệu: Nhận biết, phân phối, định tuyến. Quản trị mạng báo hiệu: Quản trị lưu lượng, quản trị tuyến, quản trị kênh. Trong A1000 E10, chức năng này do hai phần mềm thực hiện đó là MLPC và MLPE như hình vẽ 5.3. Trong đó MLPE thực hiện chức năng định tuyến cho bản tin, nó được cài đặt trong SMA. MLPC thực hiện chức năng mức 3 còn lại như quản trị mạng báo hiệu số 7, quan trắc, phòng vệ PUPE. Cấu trúc chức năng mức 4: Mức ứng dụng UP thực hiện chức năng tạo bản tin, xử lý bản tin. Mức này do phần mềm MLPU thực hiện. Nó liên quan đến thủ tục xử lý gọi TUP và ISUP, vì thủ tục xử lý gọi trong A1000 E10 sử dụng giao thức báo hiệu số. Đồng thời MLPU còn thực hiện chức năng quản trị trạng thái các đường trung kế vào/ ra. Hình VI. 3 Tương quan giữa SS7 trong A1000 E10 với ITU-T Vi. 3. Phòng vệ phần mềm ss7. Các trạm và các phần mềm trong hệ thống điều khiển của tổng đài A1000 E10 được trang bị tính năng tự phát hiện lỗi, tự khắc phục các lỗi nhẹ và nếu trường hợp lỗi không thể tự khắc phục được nó báo đến phần mềm phòng vệ tập trung để yêu cầu giải quyết. Ngoài ra các trạm lỗi còn có khả năng tự cách ly lỗi để tránh lây lan, và nó còn được các trạm khác giám sát để phát hiện trạng thái ngừng hoạt động kịp thời. Khi có sự cố, các trạm tự ngừng hoạt động và chuyển lưu lượng cho trạm dự phòng, tuỳ thuộc vào tổ chức kiểu dự phòng của trạm. Đối với phần mềm PUPE, phần mềm dự phòng đã được nạp sẵn trong trạm dự phòng do đó khi có sự cố thì dưới sự điều khiển của MLPC nó sẽ chuyển đổi trạng thái từ dự phòng thành hoạt động ngay không ảnh hưởng đến lưu lượng xử lý gọi. Các bước phòng vệ được mô tả trong hình VI. 4. Bước 1. Giả sử trong tổng đài có 3 SMA có chức năng PUPE, trong đó PUPE3 ở trạng thái dự phòng. Nếu lỗi xảy ra ví dụ trong SMA1 có PUPE đang hoạt động. Khi đó phần mềm phòng vệ tại chỗ đặt trong từng trạm sẽ nhận bản tin lỗi, phân tích và vì lỗi nặng nó gửi bản tin yêu cầu khoá trạm đến phần mềm phòng vệ tập trung trong SMM, bản tin này chuyển qua phần mềm phân phối bản tin MLMQ. Bước 2. SMM nhận bản tin, phân tích và nó gửi bản tin khoá trạm lỗi, chuyển PUPE1 đang hoạt động vào trạng thái không hoạt động, đồng thời nó gửi bản tin báo cho các trạm khác trên mạch vòng thông tin biết SMA1 đang bị khoá để các trạm khác không gửi bản tin cho SMA1. Bước 3. Khi này MLPUPE1 không xử lý lưu lượng, do vậy từ SMA1 nó gửi bản tin thông báo cho phần mềm phòng vệ PUPE là MLPC trong SMC biết. Bước 4. MLPC nhận và phân tích bản tin, ngay sau đó nó gửi bản tin đến SMA3 chuyển đổi phần mềm PUPE3 từ dự phòng thành hoạt động. Bước 5. Đồng thời nó gửi bản tin yêu cầu cấu hình lại đường dữ liệu báo hiệu vào SMA3, bản tin này được chuyển qua MLMQ đến MCX. Khi đó tất cả mọi lưu lượng được chuyển đến PUPE3 xử lý thay PUPE1. Bước tiếp theo người điều hành có thể khoá trạm SMA1 và sửa chữa, sau khi sửa xong thì MLPUPE 1 sẽ ở trạng thái dự phòng. VI. 4. Thủ tục quản trị ss7. Trong tổng đài A1000 E10 mạng báo hiệu số 7 được phân chia thành 3 mạng riêng biệt được mô tả trong hình VI. 5. Mạng nội hạt: Giữa đơn vị đấu nối thuê bao CSN và ma trận chuyển mạch. Mạng quốc gia: Giữa các chuyển mạch thuê bao, các tổng đài chuyển tiếp và các tổng đài quốc tế. Mạng quốc tế: Giữa các tổng đài quốc tế. Trong mỗi mạng đều có một điểm báo hiệu SP. Trong mạng nội hạt, con số SP của mọi mạng nội hạt đều mang con số 255, trong đó nó bao gồm nhiều điểm SP nội hạt, tuỳ thuộc vào dung lượng đơn vị đấu nối thuê bao CSN. Các đường dữ liệu được mô tả trong hình VI. 6. Trong quá trình thực hiện trao đổi báo hiệu số 7, chức năng chính là chức năng biên dịch. Mục đích của chức năng biên dịch là để cho phép định tuyến các đơn vị tín hiệu bản tin từ điểm báo hiệu này đến điểm báo hiệu khác. Trong đó như phần 1 ta đã biết có điểm báo hiệu gốc, nơi phát bản tin OPC, điểm báo hiệu thu bản tin DPC, các thông tin này nằm trong nhãn định tuyến. Trường chọn lựa kênh báo hiệu SCS tương ứng với các bít thấp nhất của mã nhận dạng kênh trung kế CIC. Hình VI.6 Vị trí của các thành phần quản trị mạng báo hiệu số 7. Điểm báo hiệu phải phân tích nhãn định tuyến của bản tin. Theo kiểu phân tải và luật phân tải trên SCS để xác định việc định tuyến, và cuối cùng là chùm kênh trung kế và kênh được chọn để định tuyến cho các bản tin. Luật phân tải phải được thực hiện theo hai mức: Chọn chùm kênh trung kế trong cùng một tuyến. Chọn kênh báo hiệu trong chùm đã được lựa chọn. Từ điểm báo hiệu đích sẽ cho ta biết tập liên kết báo hiệu. Từ tập liên kết báo hiệu ta sẽ biết được danh sách tâp các liên kết báo hiệu. Từ danh sách tập liên kết báo hiệu ta sẽ biết được danh sách các kênh báo hiệu. Hình vẽ VI. 7 mô tả các đặc tính này. Tuỳ theo kiểu của mạng mà người điều hành khi thực hiện các lệnh quản trị phải khai báo: Mạng nội hạt: Kiểu mạng TYR= RL. Mạng quốc gia: Kiểu mạng TYR= RN. Mạng quốc tế: Kiểu mạng TYR= RI Hình VI.7. Liên kết giữa các điểm báo hiệu VI. 5. Điểm báo hiệu Tuyến báo hiệu phù hợp với điểm báo hiệu đích. Từ điểm báo hiệu sẽ cho ta biết được tuyến báo hiệu (ASM). Phù hợp với điểm báo hiệu này là một kiểu điểm báo hiệu (TASN). Thường điểm báo hiệu hiện đang được sử dụng cho các tổng đài trên mạng đều là kiểu đơn riêng biệt (INDIV). Điểm báo hiệu đích có hoạt động tốt hay không được mô tả qua tham số khả năng truy nhập (ACCE), với các trạng thái sau đây: INA: Không làm việc, không truy nhập được. ACP: Truy nhập từng phần hoặc truy nhập 1 phần. ACT: Hoạt động tốt, có khả năng truy nhập hoàn toàn. NCR: Chưa được tạo. Có khả năng truy nhập hoàn toàn tương đương với trường hợp nối các khả năng truy nhập của các chùm kênh báo hiệu theo tuyến này (từ ACF 0 đến ACF 3). Điểm báo hiệu được mô tả trong hình VI. 8. Các khả năng truy nhập của chùm kênh báo hiệu như sau: A: Chùm kênh báo hiệu rỗi và có thể truy nhập được. I: Chùm kênh báo hiệu rỗi nhưng không thể truy nhập được. H: Chùm kênh không thích hợp. X: Chùm kênh báo hiệu không làm việc. R: Yêu cầu chuyển giao bị hạn chế. Hình VI.8 Điểm báo hiệu VI. 6. Tuyến báo hiệu Tuyến báo hiệu là tập hợp đồng nhất các chùm kênh báo hiệu cùng loại. Đồng nhất được hiểu là tất cả các chùm kênh báo hiệu trong tuyến đều có cùng tốc độ và phương thức sửa sai. Mỗi tuyến báo hiệu gồm có: ít nhất một chùm kênh báo hiệu ( cực đại là 4, từ NFSM0 đến NFSM3). Hoạt động theo luật phân tải tương ứng với SCS. Luật (LAW) phân bố trên chùm kênh cũng như trên kênh báo hiệu được biểu diễn bằng một ma trận 16 hàng x N cột, mô tả trong hình VI. 9. Theo luật này thì ứng với mỗi SCS ta có một danh sách theo thứ tự giảm dần các thành phần, mà những thành phần này tương ứng với các thứ tự của các chùm kênh trong tuyến (RANF) hoặc các kênh trong chùm kênh (RANC). N là độ sâu của luật, độ sâu này tương ứng với con số tối đa thành phần mà luật này tác động ứng với một SCS cho trước, tức tương đương với số kênh hoặc số chùm kênh báo hiệu. LOI ASM SCS Thứ tự ưu tiên 0 if SCS=1 2 15 0123 1230 2301 3012 RANF 0 NFSM i RANF 1 NFSM j RANF 2 NFSM k RANF 3 NFSM l Hình VI.9 Luật phân bố trên chùm kênh báo hiệu của hướng VI. 7. Chùm kênh báo hiệu Một chùm kênh báo hiệu là một tập các kênh báo hiệu với cùng đặc tính. Chùm kênh phụ thuộc vào: Con số điểm báo hiệu mà chùm kênh đấu nối tới. Luật phân bố trên chùm kênh. Đặc tính ( tốc độ, phương thức sửa sai: CORR0) Danh mục các kênh báo hiệu (COC) Đối với mỗi COC (0<COC<15) có một con số thứ tự COC trong chùm kênh (0< RANC <15). Ta có luật phân bố trên các đường COC trong chùm kênh như trong hình VI. 10. LOI NFSM SCS Thứ tự ưu tiên 0 if SCS=1 2 15 0123 1230 2301 3012 RANC 0 COC n HìnhVI.10 Luật phân bố trong chùm kênh RANC 1 COC m RANC 2 COC o RANC 3 COC p VI. 8. Kênh báo hiệu Một kênh báo hiệu bao gồm hai kênh số liệu (một kênh trên đôi dây phát, một kênh trên đôi dây thu), các kênh này đều có cùng tốc độ. Đường truyền dẫn hai chiều được sử dụng để phát các bản tin báo hiệu số 7 của ITU-T. Một kênh báo hiệu bao gồm: Phần tử mức 1: Đó là một liên kết số liệu báo hiệu (LSD), tương đương với một khe thời gian vật lý (TS) đấu nối đến điểm báo hiệu đối phương (SP), đấu nối bán cố định trong ma trận chuyển mạch MCX và TS đến SMA. Phần tử mức 2: Liên quan tới kết cuối báo hiệu thực TSM và kết cuối báo hiệu ảo TSV. TSM nằm bên trong modul ACHIL, TSM là bộ kết cuối phần cứng và được chia thành các khe thời gian gọi là VTSM (có chỉ số vật lý 0-31). Mỗi VTSM quản lý một đường COC, một modul ACHIL quản lý 16 COC. TSV cũng được phân chia tương tự như TSM. Khi tạo COC, người điều hành phải đưa ra con số kết cuối kênh ảo TSV, từ đó hệ thống sẽ tự chọn lựa con số TSM tương ứng với cấu hình (TSVÛ TSM). TSM kết hợp với TSV làm tăng độ tin cậy cho hệ thống báo hiệu SS7. Mối tương quan này được biểu thị trong hình VI. 11. Hình VI.11 Mối tương quan giữa TSV Û TSM. Trong quá trình khai thác, chỉ quản lý được các kênh ảo trong bộ kết cuối ảo, các kênh thực trong bộ kết cuối thực do hệ thống tự quản lý. Trong quá trình hoạt động, nó sẽ chọn ngẫu nhiên một kênh thực rỗi. Như vậy, các kỹ thuật viên chỉ có thể can thiệp được vào TSV. Trạng thái của kênh báo hiệu ETCS gồm 2 thành phần: ETCS = xxxx + yyyy. xxxx: Trạng thái kênh vật lý yyyy: Phương thức chuyển bản tin NCNT: Không được đấu nối. INAC: Không họat động. ACTI: Đang hoạt động. INIT: Đang khởi tạo. NAFF: Chưa được tạo. BLOM: Bị khoá do lệnh MMC. BLOS: Bị khoá do hệ thống. NBLO: Không bị khoá. BLOD: Khoá hướng đi. BLOA: Khoá hướng về. Hình VI.12 Trình tự xây dựng hệ thống báo hiệu số 7 Kết luận chung SS7 là hệ thống báo hiệu sử dụng phương thức chuyển mạch gói trong mạng chuyển mạch kênh, nó được thiết kế để cung cấp một hệ thống báo hiệu chung chuẩn Quốc tế. Đến nay, gần 100% tuyến Quốc tế đã và đang sử dụng SS7. Mạng quốc gia gần 60% tuyến sử dụng SS7. Điều đó đã chứng minh tính hiệu quả và năng lực của SS7. Với một tổng đài có độ tin cậy cao, SS7 trong A1000 E10 đang đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa các dịch vụ mới vào mạng và cùng chuyển mạch ATM, với sự hỗ trợ của SS7 thì A1000 E10 sẽ là tổng đài sẵn sàng cho mạng thế hệ tiếp theo của Tổng công ty BCVT Việt Nam. Ngày nay, ngành Bưu điện đã hoàn thành việc số hoá mạng viễn thông, từng bước đưa SS7 và A1000 E10 vào sử dụng. Do vậy, đồ án “ Nghiên cứu tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 và vấn đề ứng dụng trong tổng đài A1000 E10 ” mang ý nghĩa thực tiễn cao. Sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu, thực hiện và thực tập đồ án tại Học viện công nghệ BCVT đã giúp em có những hiểu biết sâu hơn về SS7 và tổng đài A1000 E10 để có thể thực hiện tốt công việc cài đặt mới, quản lý kênh báo hiệu phục vụ cho công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên: Nguyễn Hữu Trung đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô trong khoa Điện Tử Viễn Thông . Do còn hạn chế về trình độ và thời gian nên đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn. Sinh viên Nguyễn Công Đức tra cứu các từ viết tắt Từ viết tắt ý nghĩa ae Bộ triệt tiêu tín hiệu hồi Eccho canceller aes Khối chương trình vận hành hệ thống System operation package (SOP) (RTOS software set) ag Nhan đề toàn cầu Global title agl Phần mềm môi trường công nghệ Software engeering environment ap Địa chỉ vật lý Physical address ard Bộ copy dữ liệu tự động Data copier automaton as Địa chỉ hệ thống System address ass Tạo tuyến báo hiệu số 7 No7 signalling routing at Bộ nối đầu cuối Terminal adaptor athos Kiểu dạng thiết kế vận hành hệ thống của bộ đa xử lý thông tin Alcatel 8300 Former designation of operating system of Alcatel 8300 communication multiprocessor auc Trung tâm chứng thực Authentication Centre bba Thư viện phần mềm cơ sở Basic software library bbu Thư viện phần mềm trạng thái Site software library bhca Cuộc gọi có thể thực hiện trong giờ bận Busy Hour Call Attempt bl Bus nội bộ Local bus bm Băng từ Magnetic tape borsht Pin, quá tải, chuông, giám sát, lai ghép, kiểm tra Battery, Overload, Ringing, Supervision, Hybrid, Test. bsc Bộ điều khiển trạm cơ sở Base Station Controller bsm Bus trạm đa xử lý Multiprocessor station bus bss Hệ thống trạm cơ sở Base Station System bt Cơ sở thời gian Time base bts Trạm thu phát cơ sở Base Transceiver Station c Ngôn ngữ bậc cao được định nghĩa bởi Richie và Kernigan mà đã trở thành một tiêu chuẩn trong công nghệ chế tạo phần mềm High level languege defined by Richie and Kernigan wich has become a standard in the softwaer industry cas Điểm chuyển mạch dịch vụ hoặc báo hiệu kênh kết hợp Service Switching Point (SSP) or Chanel Associated Signalling (according to context) ccb End-to-end information ccal Bộ phối hợp cảnh báo chính Main alarm coupler ccf Mạch hội nghị Conference circuit ccitt Uỷ ban tư vấn điện thoại và điện tin quốc tế International telegraph and telephone consultative commitee ccitt no7 Hệ thống báo hiệu kênh chung được định nghĩa bởi CCITT ccm Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động (MSC) Mobile service switching centre (MSC) ccs7 Xem CCITT No7 cde Hộp phân bố điện năng Power distribution box ccx Hệ thống ma trận chuyển mạch Switching matrix system cem Kết hợp điện từ Eletro Magnetic compatibility (EMC) cet Trung tâm quản lý hoá đơn và cước Charging and billing centre chaa Thông tin giữa thuê bao số và thuê bao số User-to-user information chill Ngôn ngữ bậc cao CCITT CCITT High Level Languege clth Bộ phối hợp các đường truyền báo hiệu HDLC HDLC transmission link coupler cmp Bộ phối hợp đa lộ chính Main multiplex coupler cms Bộ phối hợp đa lộ thứ cấp Secondary multiplex coupler cn Bộ tập trung số Digital concentrator cne Bộ tập trung số từ xa Remote digital concentrator cnem Bộ tập trung số từ xa thu nhỏ Remote contractor cnep Bộ tập trung từ xa chính Main remote concentrator cnes Bộ tập trung từ xa thứ cấp Secondary remote concentrator emc Tương hợp điện từ Electro Magnetic Compatility emi Nhiễu điện từ Electro Magnetic Interference esd Sự phóng điện tĩnh Electro Static Dicharge et Đầu cuối tổng đài Exchange Termination (SMT context) et Đầu cuối tổng đài Exchange Termination (ISDN context) eta Xem ML ETA etp Đàu cuối tổng đài và bộ xửlý Exchange Termination and Processor (SMT context) etn Thiết bị đầu cuối số Digital Terminal Equipment etsi Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu European Telecommunication Standards Institute etu Đơn vị đầu cuối tổng đài Exchange Termination Unit (SMT context) e10 Hệ thống ALCATEL 1000 E10 ALCATEL 1000 E10 system etu Đơn vị đầu cuối tổng đài Exchange Termination Unit (SMT context) e10 Hệ thống ALCATEL 1000 E10 ALCATEL 1000 E10 system E10(OCB283) Hệ thống ALCATEL 1000 E10 được trang bị với OCB283 ALCATEL 1000 E10 system equipped with OCB283 fd Lập hoá đơn liết kê các cuộc gọi(chi tiết) Itemized (or detailed) Billing fiaf Bản hướng dẫn địa chỉ file File address catalogue gas Nhóm bộ nối báo hiệu Signalling adaptor group glr Nhóm các đường ma trận Group of matrix links grut Nhóm các thiết bị đầu cuối Terminal equipment group gsm Hệ thống toàn cầu đối với thông tin di động Global System for Mobile communication (pan European network) gt Bộ phát âm báo Tone generator gta Nhóm xử lý thiết bị phụ trợ Auxiliary equipment processing group (in CSN) gx Xem ML GX hdb3 Mã lưỡng cực mật độ cao High Density Bipolar code hdlc Điều khiển đường dữ liệu mức cao High level Data Link Control hlr Bộ kiểm tra cục bộ Home Location Register hyp HYPervisor ias Giao tiếp SMM với cảnh báo SMM interface for alamr (RTOS software set) icdc CSN giao tiếp với đơn vị kết nối và điều khiển CSN interface with connection and control units icne Giao tiếp UCN-CNE UCN-CNE interface (in CSN) ieee Viện kỹ thuật điện và điện tử The Institute of Elctrical and Electronic Engineers ilr Giao tiếp các đường ma trận Matrix link interface ime Hình ảnh nhớ có thể thực hiện Executable memory image in Mạng thông minh Intelligent Network inap Thủ tục truy nhập mạng thông minh Intelligent Network Access Protocol ind Mã được gửi đến một địa chỉ mới hoặc trạng thái không thể hoạt động Code to be forwarded or disable status (according to context) inda Mã tạo tuyến trước đó nếu đã sửa đổi mã tạo tuyến Previous routing code if routing code modified isdn Mạng số đa dịch vụ thích hợp Intergrated Services Digital Network ispabx Tổng đài cơ quan dịch vụ thích hợp Intergrated Service Private Branch Exchange isup Phần thuê bao số mạng đa dịch vụ thích hợp Intergrated Service digital network User Part it Khe thời gian (TS) hoặc ngắt Time Slot (TS) or InTerrupt (according to context) ita Thiết bị tài sản khách hàng Customer Premises Equipment (CPE) iwf Chức năng giao tiếp công việc (sự thích nghi sóng radio đối với việc truyền số liệu) InterWorking Funtion (radio adaptation for data transmission) j64 Truy nhập chuyên dụng tới các đường dữ liệu 64kbit/s Access dedicated to 64kbit/s data links la Đường truy nhập Access Link lapd Thủ tục truy nhập đường (kênh D) Link Access Protocol (chanel D) las Đường truy nhập Access Link lbuc Phần mềm cơ sở đơn vị điều khiển Control unit basic software lbut Phần mềm cơ sở đơn vị đầu cuối Terminal unit basic software lcut Phần mềm chung đơn vị đầu cuối Terminal unit common software ld Đường dữ liệu Data link lds Các thông số kỹ thuật và ngôn ngữ mô tả (SDL) Specification and Description Language (SDL) lfn Tên file logic Logical File Name lic Mã nhận dạng LLP LLP Indentification Code LLp Đường logic thường trực Permanent logical link llp-b Đường logic thường trực được tiêu chuẩn hoá Standardized permanent logical link llp-p Đường logic thường trực được yêu cầu hoá Customized permanent logical link locavar Đánh dấu lỗi(tên của phần mềm giám sát và sửa lỗi) Fault tracing (generic software name) lr Đường ma trận Matrix Link lre Đường ma trận ngoài External matrix link lri Đường ma trận bên trong Internal matrix link lrs Đường ma trận ngoài Outgoing matrix link(previously: switching network output line) lsp Đường bán thường trực Semi-permanent link ma Chương trình Macro Macroprogram mal Vòng cảnh báo Alarm multiplex map Phần ứng dụng di động Mobile Application Part mas Vòng cảnh báo truy nhập trạm điều khiển chính Main control station multiplex mc Bộ nhớ chung Common memory mcx Ma trận chuyển mạch chính Host switching matrix (previously: switching network) mf Đa tần Multifrequency (signalling mode) mic Điều biến xung mã (PCM) Pulse code modulation (PCM) mis Mạch vòng liên trạm Inter-station mutilplex ml Máy phần mềm (thường gọi là phần mềm) Software machine ml cc ML điều khiển gọi(xử lý gọi trong ngữ cảnh thông tin di động) Call control ML (call handling in mobile radio context) ml com ML trạm điều khiển ma trận chuyển mạch Matrix switch controler ML ml eta ML quản lý thiết bị phụ trợ (hoặc mạch dịch vụ) Server circuit (or auxilary equipment) manager ML ml gs ML trạm điều khiển dịch vụ(ngữ cảnh thông tin di động) Server controler ML (mobile radio context) ml gx ML bộ xử lý hệ thống ma trận Matrix system handler ML ml mq ML phân bố bản tin Message distribution (to URM, ETA, GX) ML ml mr ML bộ xử lý gọi Call handler ML ml oc ML bộ tạo tuyến bản tin OM OM messaga router ML ml pc ML trạm điều khiển báo hiệu số 7 SS7controler ML ml pupe ML bộ xử lý giao thức báo hiệu số 7 SS7 protocol handler ML ml saba ML mô phỏng thuê bao tương tự Analogue subscriber ML ml sm Phần mềm (ML) trên trạm: bộ điều khiển chức năng chung (thông tin, lưu tải, phòng vệ,..) đối với mỗi trạm SM Station ML: common function (kernel, communication,loading,defence) controler for each SM station ml tr Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và thuê bao Subscriber and analysis database manager ML ml tx Phần mềm đo lường lưu thoại và tính cước cuộc gọi Call charging, and traffic measurement ML ml urm ML bộ xử lý PCM PCM handler ML mp Thiết bị ghi nhận thông báo Recorded announcement machine mpn Thiết bị thông báo số hoặc bộ điều khiển dịch vụ thoại Digital announcement machine or voice service controller mpna Thiết bị thông báo số ACATEL ACATEL digital announcement machine mq Xem ML MQ mr Xem ML MR msc Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động Mobile service Switvhing Centre (Alcatel 900 system architecture element) mt Xem BM mtp Phần chuyển bản tin (trong CCITT No7) Message Transfer Part (in CCITT No7) mtt Module bộ xử lý cấu trúc khung Frame handler module mtu Đơn vị băng từ Magnetic Tape Unit nd Số thiết kế Designation Number ne Số thiết bị Equipment Number ncm-ocom Trung tâm quản lý mạng-Thiết bị khai thác và bảo dưỡng được trung tâm hoá OCB283 Network Management Centre-OCB283 Centralized Operation and Maintenance (equipment) nss Số phân hệ (địa chỉ cơ bản trong CCITT No7) hoặc phân hệ mạng Subsystem number (addressing element in CCITT No7) or Network Subsystem nt Đầu cuối mạng Network Termination oc Xem ML OC ol Module phần mềm Software module ocom Chức năng khai thác và bảo dưỡng được trung tâm hoá OCB283 OCB283 Centralized Operation and maintenance (function) om Phần mềm (hoặc chức năng) khai thác và bảo dưỡng trong ALCATEL 1000 E10 In ACATEL 1000 E10 operation/maintenance software (or function) osi Liên kết hệ thống mở Open System Interconnection ovs Đơn vị tổng hợp tín hiệu thoại Voice synthesis unit p/r Làm việc/Chờ Active/Standby pc Xem ML PC pcm Điều biến xung mã Pusle Code Modulation pcs Điểm điều khiển dịch vụ (SCP) [Phần tử cấu trúc tổng quát mạng thông minh; được gọi RCP đối với ứng dụng thông tin di động] Service control point (SCP) [intelligent network general architecture element element; called RCP for mobile radio application] pe Trạng thái kiểm tra Test position peb Điểm vào giá Rack entry point pgs Trạm giám sát chung General supervisory station pil Làm việc,dẫn hướng,hoặc điều khiển Active,Pilot,or control plmn Mạng di động công cộng Public Land Mobile Network pmd Post Mortem Dump ps Điểm báo hiệu Signallimg point pstn Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng Public Switched Telephone Network (recommanded abbreviation) pts Điểm chuyển báo hiệu (STP) Signalling Transfer Point (STP) pup Đơn vị xử lý chính Main processor unit pupe Xem ML PUPE pus Đơn vị xử lý thứ cấp Secondary processor unit pu32 Đơn vị xử lý 32-bit 32-bit processor unit rcp Chuyển lại chu kỳ phòng vệ hoặc điểm điều khiển sóng vô tuyến Preventive cyclic retransmission or Radio Control Point (according to context) rcx Ma trận chuyển mạch Switching Matrix (CSN context) reja Bộ phát đáp kiểm tra đầu nối thuê bao Subscribers junctor test responder rejex Bộ phát đáp kiểm tra đầu nối nối thuê bao ngoài Extenal subscriber junctor test responder rejin Xem REJA rela Bộ kiểm phát đáp kiểm tra đường thuê bao Subscriber line test respnder relex Bộ phát đáp kiểm tra đường thuê bao ngoài Extenal subscriber line test responder rem Mạng quản lý viễn thông Telecommunication Management Network(TMN) res Chế độ chờ Standby (cf. PIL) rgf Bộ thu và xử lý tần số Frequency generator receiver rgt Mạng quản lý viễn thông Telecommunications management network (TMN) rhm Man-machine communication (by operator command) rnis ISDN rtc Mạng điện thoại chuyển mạch Switched telephone network (see PSTN) rtos Hệ thống vận hành của bộ đa xử lý thông tin ALCATEL 8300 Operating System of the ALCATEL 8300 communication multiprocessor rtpc Xem PSTN sab Khuếch đại và lựa chọn nhánh (trong CCX) Branch selection and amplification (in CCX) sad Địa chỉ phụ Sub-ADdess sam Trạm điều biến cung cấp nguồn Modular power supply station sapi Bộ nhận dạng điểm chuyển mạch dịch vụ Service Access Point Identifier sccp Điểm điều khiển liên kết báo hiệu Signalling Connection Control Point scp Điểm điều khiển dịch vụ Service Control Point (mobile radio context) scsi Giao tiếp hệ thống máy tính nhỏ Small Computer System Interface sda Quay số trực tiếp Direct dialling-in sde Trạm cung cấp nguồn Power supply station sdl Ngôn ngữ mô tả và các tính năng kỹ thuật Specification and Description Languege seq Bộ quét SEQuencer sg Nhóm dò tìm phụ Search subgroup sgf Hệ thống quản lý file File management system sio Dịch vụ tổng đài trung kế tuỳ ý Optional trunk exchange service sm Trạm điều khiển Control station sma Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ Auxiliary equipment control station smc Trạm điều khiển chính Main control station smm Trạm bảo dưỡng Maintenance station smt Trạm điều khiển trung kế Trunk control station smx Trạm điều khiển ma trận Matrix control station sop Chương trình khai thác hệ thống System Operation Package sp Điểm báo hiệu Signalling Point spa Originating-only lines spb Terminating-only lines sscs Điểm điều khiển liên kết báo hiệu Signalling connection control point(SCCP) sse Trạm giám sát ngoài External supervision station ssgt Transaction capabilities application part (TCAP) ssom Phần mềm giao tiếp OM-RTOS OM-RTOS interface software ssp Điểm chuyển mạch dịch vụ Service Switching Point sssi Bộ phận dịch vụ tức thời (4 đến 6 tầng OSI) Intermediate service part (OSI layers 4 to 6) sstm Bộ phận chuyển bản tin Message transfer part (MTP) ssu User part (UP) ssur Intergrated Service digital network User Part (ISUP) ssut Telephone user part (TUP) ssutr2 ISDN telephone user part-version 2 ss7 Báo hiệu kênh chung số 7 Common channel signalling No7 st Đầu cuối chuyển mạch Switching Terminal stp Điểm chuyển báo hiệu Signalling Transfer Point sts Trạm cơ sở thời gian và đồng bộ Synchronization and time base station sup Chương trình giám sát Supervisor (or SUPervisor) program syser Lỗi hệ thống SYStem ERror ta/s Cuộc gọi thực hiện trên giây Call attempt per second tabad Board for 8 analogue subscribers with facilities tabae Board for 16 analogue subscribers with facilities tabak Board for 16 analogue subscribers without facilities tabas Board for 16 analogue subscribers without facilities tabn Bo mạch thuê bao số " truy nhập cơ sở" Digital subscribers board "basic access" tadl Terminal unit 4 codirection junction at 64 Kbits/s tadp Bo mạch thuê bao số "truy nhập sơ cấp" Digital subscribers board "primary access" tahc Cuộc gọi được thực hiện trong giờ bận (BHCA) Busy hour call attemp (BHCA) tbtd Bo mạch tín hiệu cơ sở thời gian (CSND) Time base signal board (CSND) tbus (telbus) Telecommunication BUS tc Đầu cuối tổng đài Exchange termination (ET)[ISDN context] tcap Transaction Capabilities Application Part tcbtl Bo mạch tín hiệu cơ sở thời gian (CSNL) Time base signal board (CSNL) tccob Invertor coupler board tccs Bo mạch ghép nối kênh báo hiệu Signalling channel coupling board tcnd Bo mạch đảo Invertor board tco Kiểm tra sự liên tục Continuity check tcrmt Multi power supply convertor tdqf Terminal unit 4 specialized link LF 2-4 wires te Thiết bị đầu cuối Terminal Equipment (or user terminal) tei Bộ nhận dạng điểm cuối đầu cuối Terminal Endpoint Identifier tfilmb Terminal unit for film and tone tflc Đơn vị đầu cuối dây C C wire terminal unit thlr Bo mạch giao tiếp đường mạng và đồng hồ Clock and network line interface board thlr12 Bo mạch giao tiếp đường mạng và đồng hồ (đối với CNEP và CNES) Clock and network line interface board (for CNEP and CNES) ti Đầu cuối thông minh Intelligent terminal tied Kiểm tra sự nhận dạng thực thể lỗi Faulty entity indentification test tl Đầu cuối đường Line terminal tmlab Bo mạch đo đường thuê bao Subscribers line measurement board tmn Mạng quản lý viễn thông Telecommunication Management Network tmqr Marker board for the RCX tmuc2m Bo mạch nhớ Memory board tna Đầu cuối thuê bao số Digital subscriber termination (NT2) tne Digital end terminal tnr Đầu cuối mạng số (NT1) Digital network termination (NT1) tosc Bo mạch của bộ hiện sóng Oscillator board tpol Bo mạch định dạng và kiểm tra UT Positioning and test UT board tpos Định dạng UT, kiểm tra và quản lý cảnh báo UT Positioning UT, test and alarm management UT tpus Bo mạch bộ xử lý Processor board tr Xem ML TR trcx Bo mạch ma trận Matrix board trf8 Bo mạch bộ thu tần số Frequencies receiver board ts Khe thời gian Time slot tsitl Bo mạch ghép nối TCBTL TCTBL coupling board tsuc Bo mạch lựa chọn đơn vị điều khiển Control unit solection board tsurv Bộ khuếch đại cung cấp nguồn Power supply booster ttn Đầu cuối điện thoại số Digital telephonic terminal ttrs Bo mạch bộ chuyển đổi mã và đồng bộ hoá lại CRC4 resynchronization and transcoder board ttrsb Bo mạch bộ chuyển đổi mã và đồng bộ hoá lại CRC4 CRC4 resynchronization and transcoder board tty Máy in từ xa Teleprinter tup Phần ứng dụng điện thoại Telephone User Part tutp Đơn vị đầu cuối xử lý gói Packet process terminal unit tvdr Bảo vệ các đường thuê bao song song chống lại sự quá điện áp Parallal subscriber line protection against overvoltage tvrf Bảo vệ các đường thuê bao song song chống lại sự quá điện áp và nhiễu sóng radio, sóng điện lực Parallal subscriber line protection against overvoltage and radio-electric perturbation (reinforces immunity) ty Đầu cuối in (trong sự liên hệ với đầu cuối bộ vận hành: VDU) Printing terminal (in contrast with operator terminal: VDU) ucn Đơn vị điều khiển số (trong CSN) Digital control unit (in CSN) ucx Đơn vị điều khiển và kết nối (trong CSN: UCN ngoại trừ GTA) Connection and control unit (in CSN: UCN except GTA) uli Eliverable unit up User Part ur Đơn vị truy nhập (hoặc kết nối) Access (or connection) unit ura Đơn vị truy nhập (hoặc kết nối) thuê bao (CSN hoặc CSE) Subscriber access (or connection) unit (CSN or CSE) urm Xem ML URM ut Đơn vị đầu cuối Terminal unit (CSN context) utc Term identifying archive storage for the ML PUPE and ML PC utp Đơn vị xử lý khung Frame handler unit(FHU) vdu Đơn vị hiển thị hình ảnh (hoặc đầu cuối bộ vận hành) Visual display unit (or operator terminal) vlr Visitor Location Register wam Phương pháp truy nhập trạm làm việc (tên của một đầu cuối điều khiển ALCATEL 8300) xbus Bus chung tiêu chuẩn của hệ thống ALCATEL 8300 Tài liệu tham khảo ALCATEL 1000 E10 ( OCB - 283 ). IFA 1995 2. General Documentation. TOME: 1 VOLUME: 1 FILE: 2 3. Data Management. IFA 1994 Tổng đài. Người dịch: Ks Nguyễn Thanh Kỳ. 1995. 5. Chuyển mạch số - Các hệ thống quản lý mạng. Người dịch: Ks Nguyễn Thanh Kỳ. Pts Phạm Văn Dương. 1997. 6. Tổng đài điện tử E10B. Tài liệu giảng dạy: Trường Công nhân Bưu Điện 1990.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docUngdung BH so7-54.DOC