Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong công an thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong công an thành phố Hồ Chí Minh: 113 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Thị Giang*, Nguyễn Lam** TÓM TẮT Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; là cầu nối để đưa pháp luật vào đời sống xã hội làm cho mỗi thành viên trong xã hội nhận thức được tính công bằng của pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật. Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) giúp người dân tiếp cận thông tin một cách dễ dàng. Đây chính là công cụ hữu hiệu vừa để thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL vừa góp phần định hướng dư luận. Vấn đề hiện nay đòi hỏi cần phải đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong PBGDPL bắt kịp với xu hướng tiếp cận thông tin của người dân. Việc ứng dụng CNTT nhằm truyền tải những thông tin một cách nhanh và chính xác, qua đó góp phần đưa những nội dung cần phải thực hiện vào công tác áp dụng pháp luật. ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong công an thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
113 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Thị Giang*, Nguyễn Lam** TÓM TẮT Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; là cầu nối để đưa pháp luật vào đời sống xã hội làm cho mỗi thành viên trong xã hội nhận thức được tính công bằng của pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật. Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) giúp người dân tiếp cận thông tin một cách dễ dàng. Đây chính là công cụ hữu hiệu vừa để thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL vừa góp phần định hướng dư luận. Vấn đề hiện nay đòi hỏi cần phải đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong PBGDPL bắt kịp với xu hướng tiếp cận thông tin của người dân. Việc ứng dụng CNTT nhằm truyền tải những thông tin một cách nhanh và chính xác, qua đó góp phần đưa những nội dung cần phải thực hiện vào công tác áp dụng pháp luật. Từ khoá: ứng dung công nghệ thong tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thành phố Hồ Chí Minh INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATION IN THE COMMUNICATION, POPULATION OF LEGAL EDUCATION IN THE POLICE OF HO CHI MINH CITY ABSTRACT Propaganda, dissemination and legal education (PBGDPL) is an important part of political education and ideology; is a bridge to bring the law into social life, making each member of society aware of the fairness of the law, the benefits of law observance. Before the strong development of information technology (IT), people can easily access information. This is an effective tool to implement propaganda, PBGDPL has contributed to the orientation of public opinion. The current problem requires the promotion of IT application in PBGDPL to keep up with the trend of people accessing information. The application of IT aims to convey information quickly and accurately, thereby contributing to the content that needs to be implemented in the application of law. Keywords: Ho Chi Minh City’s application of information technology, propaganda, dissemination and legal education * ThS. Công an Thành phố Hồ Chí Minh. ** Công an Thành phố Hồ Chí Minh, HV Cao học Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ứng dụng công nghệ thông tin ... 114 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Luật PBGDPL ngày càng được áp dụng hiệu quả trên thực tế, nội dung PBGDPL ngày càng bám sát công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, với nhu cầu cuộc sống, với các vấn đề dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, hình thức phổ biến ngày càng được đổi mới với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả. Quan điểm chỉ đạo công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CAND cần phải nhạy bén kịp thời trước tình hình trong nước, thế giới có nhiều diễn biến phức tạp càng đòi hỏi phải chủ động, nhạy bén để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL, do đó các cơ quan, đơn vị chức năng phải bám sát tình hình thời cuộc, tình hình thực tiễn công tác đảm bảo an ninh trật tự, những vấn đề mới nảy sinh để kịp thời tuyên truyền, giải thích. Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin giúp người dân tiếp cận thông tin một cách dễ dàng. Đây chính là công cụ hữu hiệu vừa để thực hiện công tác tuyên truyền PBGDPL vừa góp phần định hướng dư luận. Vấn đề hiện nay đòi hỏi cần phải đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong PBGDPL bắt kịp với xu hướng tiếp cận thông tin của người dân. Việc ứng dụng CNTT đã được khai thác sử dụng các cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật; Cổng thông tin điện tử/Trang thông tin điện tử; Đối thoại; Giải đáp vướng mắc trực tuyến; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; sử dụng mạng xã hội qua ứng dụng facebook, fanpageNhờ vậy đã giúp công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, triển khai công tác PBGDPL thuận lợi, hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí, thúc đẩy cải cách hành chính, tạo sức lan tỏa lớn đến đông đảo người dân trong xã hội và sự đồng thuận trong xã hội trong thực thi chính sách, pháp luật. Khai thác triệt để thế mạnh của việc ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền, PBGDPL, bảo đảm cung cấp thông tin pháp luật kịp thời, nhanh chóng, có thể triển khai trên diện rộng một cách thường xuyên, liên tục. Đây được coi là biện pháp phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an thành phố Hồ Chí Minh (CATP) nói riêng. 2. ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PBGDPL Xác định được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền, PBGDPL, hằng năm CATP lồng ghép nội dung công tác tăng cường PBGDPL trên báo chí và ứng dụng CNTT vào Kế hoạch công tác PBGDPL năm của CATP và nghiêm túc triển khai thực hiện đến toàn thể đơn vị, cán bộ chiến sĩ (CBCS). Có nhiều cách thức để thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL gắn với ứng dụng CNTT như: Báo điện tử; trang thông tin điện tử, mạng internet; phát thanh có hình, trong đó tuyên truyền pháp luật trên mạng internet và trang tin điện tử là một trong những hình thức tuyên truyền, PBGDPL có hiệu quả trong thời đại bùng nổ CNTT hiện nay. Ưu điểm của hình thức này là có thể hướng tới phổ biến pháp luật cho nhiều đối tượng, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, đây là một lợi thế lớn của internet so với các hình thức PBGDPL khác. Tuyên truyền, PBGDPL trên mạng internet là một hình thức tuyên truyền hiện đại nhằm truyền tải những thông tin, yêu cầu, nội dung của các quy định pháp luật đến người dân, giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt kịp thời, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu. Có nhiều cách thức khác nhau để thực hiện tuyên truyền pháp luật trên mạng internet, dưới đây là một số mô hình, cách thức phổ biến: - Cung cấp văn bản quy phạm pháp luật (QPPL): Hiện nay văn bản pháp luật vẫn là nguồn luật chủ yếu của hệ thống pháp luật 115 nước ta. Vì vậy, tìm hiểu văn bản pháp luật luôn là một nhu cầu lớn của mọi tổ chức, cá nhân. Điều này đặt ra yêu cầu khi đưa các văn bản pháp luật lên mạng internet cần phải đảm bảo chính xác, tính hệ thống, tính cập nhật, kịp thời cung cấp những thông tin về các quy định mới, những chính sách mới của nhà nước đến CBCS và người dân. Điều này đòi hỏi người thực hiện phải nhanh chóng cập nhật các thông tin mới về các kỳ họp của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân - Hỏi đáp pháp luật: Đây là một trong các hình thức tuyên truyền có hiệu quả. Các câu hỏi có nhiều dạng, trực tiếp, gián tiếp thông qua các tình huống, một sự kiện xảy ra trong thực tế. Hiện nay nguồn hình thành các câu hỏi đáp pháp luật có 02 dạng: Một là độc giả truy cập vào trang web rồi gửi câu hỏi cho Ban biên tập; hai là Ban biên tập nghiên cứu, phát hiện thấy những vấn đề nhiều người quan tâm rồi xây dựng nội dung các vấn đề đó dưới dạng hỏi đáp. Tuy nhiên, người biên tập cần lưu ý phải lựa chọn câu hỏi, câu trả lời phù hợp và cần sắp xếp câu hỏi đáp pháp luật một cách khoa học, dễ tìm, dễ tra cứu khi cần thiết. - Xây dựng các chuyên mục chuyên sâu về pháp luật: Các chuyên mục tuyên truyền sâu về pháp luật cung cấp kiến thức sâu rộng về từng vấn đề pháp luật cụ thể. Song song với việc đảm bảo về nội dung kiến thức, các chuyên mục này cần chú ý đến vấn đề trình bay, biên soạn nội dung dưới dạng sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh sinh động để người đọc dễ theo dõi. - Đưa các tài liệu tuyên truyền pháp luật lên mạng internet: Chuyển nội dung của các ấn phẩm tuyên truyền đã xuất bản thành dữ liệu điện tử và đăng tải dữ liệu đó trên mạng internet. Như vậy các tài liệu tuyên truyền pháp luật đăng trên mạng internet có nội dung giống như nội dung của các ấn phẩm đã xuất bản. Cách làm này không những tiết kiệm thời gian mà còn tiết kiệm được chi phí. - Tổ chức giao lưu trực tuyến: Đây là hình thức đối thoại qua mạng internet. Hiện nay hình thức này đang ngày càng trở nên phổ biến. Để tổ chức tốt cần chuẩn bị chủ đề cụ thể, rõ ràng, người tổ chức và người giải đáp cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung vấn đề đặt ra, chú ý đến những vấn đề thời sự đang được nhiều người quan tâm . Bố trí hệ thống máy móc đảm bảo chất lượng và phân công đội ngũ nhân sự giúp việc, phục vụ tốt cho buổi giao lưu. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019 - 2021”; trong đó, chú trọng sử dụng hiệu quả Cổng thông tin điện tử vào việc PBGDPL và đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Mục tiêu cụ thể của Đề án là năm 2019 xây dựng Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật dùng chung toàn quốc trên cơ sở nâng cấp trang Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp; liên kết, chia sẻ, cập nhật đầy đủ thông tin về pháp luật đồng bộ, thống nhất trong cả nước. Tháng 8/2012, CATP đã đưa vào hoạt động Cổng thông tin điện tử CATP nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ hành chính công, góp phần củng cố công tác quản lý nhà nước về ANTT; đồng thời tuyên truyền công tác đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng lực lượng CATP ngày càng trong sạch, vững mạnh. Cổng TTĐT CATP đi vào hoạt động nhằm mục đích tuyên truyền, phản ánh về kết quả của lực lượng CATP trong công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn TP; tuyên truyền về công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật; phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm; hiệu quả công tác cải cách hành chính góp phần giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan đến công tác của CATP; kịp thời công bố các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Bộ Công an, CATP; tích hợp các trang thông tin dịch vụ công của CATP nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động Ứng dụng công nghệ thông tin ... 116 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật của lực lượng CATP đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân liên hệ với các đơn vị CATP để giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp thông tin tố giác tội phạm; đồng thời cung cấp những thông tin về các hoạt động nổi bật của lực lượng CATP đến cán bộ chiến sỹ CATP và nhân dân. Số lượng người truy cập vào Cổng TTĐT CATP ngày càng tăng nhanh, qua đó cho thấy Cổng TTĐT CATP từ khi đi vào hoạt động đã đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ chính trị, mục đích hoạt động, định hướng tuyên truyền của CATP; trở thành một kênh thông tin chính thống có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, cập nhật thông tin của người dân về công tác cải cách hành chính, cung cấp các thủ tục hành chính trực tuyến mức 2, kết quả hoạt động đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội... 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PBGDPL 3.1. Thành tựu đã đạt được Việc ứng dụng công nghệ thông tin mang lại nhiều hiệu quả tích cực, có tác động và ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp công khai, minh bạch, tiên tiến, phục vụ nhân dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công lý, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Trong giai đoạn 2015-2018, CATP đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông trên địa bàn (các báo, tạp chí, Đài truyền hình, Đài phát thanh Thành phố, Đài tiếng nói Nhân dân, Truyền Hình Công an nhân dân) để trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo tính thời sự, phản ánh được công tác xây dựng lực lượng, đấu tranh phòng chống tội phạm nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của lực lượng CATP. Thông qua đó, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thành phố. CATP đã phối hợp với Đài Truyền Hình thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), đã tổ chức tập huấn cho CBCS sử dụng phần cứng và phần mềm dựng phim (Dựng phim trên máy tính), trao đổi kinh nghiệm về công tác biên tập tin bài. Ngoài ra, CATP luôn tạo điều kiện cho CBCS làm công tác tuyên truyền tự học tập nâng cao kiến thức về nghiệp vụ và pháp luật; các đơn vị trực thuộc xây dựng các tin bài về triển khai thi hành các bộ luật, luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân và CATP như: Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Bộ luật Hình sự năm 2015Tích cực lồng ghép các nội dung công tác PBGDPL trong các bản tin, chương trình về an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn Thành phố; các hoạt động liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm hình sự, tội phạm kinh tế, tội phạm môi trường, công tác giữ gìn đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT); các biện pháp chủ động nâng cao cảnh giác phòng ngừa tội phạm gây án tại địa bàn dân cư; tuyên truyền một số hoạt động về công tác đảm bảo ANTT của lực lượng Công an; thông tin một số qui định, mức xử phạt về luật hình sự, giao thông; các gương người tốt việc tốt trong việc tăng cường ý thức chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cưvà các tin bài về công tác xây dựng lực lượng trong toàn CATP, trọng tâm là công tác tổ chức sinh hoạt chính trị; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm và xử lý nghiêm minh vi phạm kỷ luật của CBCS. Thông qua hệ thống camera giám sát, CATP chủ động phối hợp thường xuyên với Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) và Đài tiếng nói nhân dân Thành phố (VOH) trong việc duy trì cung cấp, trao đổi thông tin nhằm thông báo tình hình 117 TTATGT cho tài xế lái xe biết để chọn hướng đi khác phù hợp, tránh vào khu vực ùn tắc và lực lượng CSGT kịp thời bố trí lực lượng phân luồng, điều hòa giao thông, không để ùn tắc giao thông phức tạp kéo dài. Các đơn vị kỹ thuật đã chủ động nghiên cứu, xây dựng các phần mềm kỹ thuật và nguồn tài nguyên số phục vụ công tác kết quả tuyên truyền của các cơ quan, đơn vị, chủ động chia sẻ thông tin, tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc; kịp thời phê phán quan điểm sai trái, thông tin xấu độc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng, định hướng tư tưởng, dư luận trong CBCS và nhân dân. Có nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả tích cực trong công tác tuyên truyền, PBGDPL, như: Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn đã thành lập nhóm “Tin nóng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy” trên mạng xã hội zalo để kết nối với phóng viên các báo đài trên địa bàn Thành phố để thông tin kịp thời về các nội dung phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn; Phòng Phòng CSGT ĐB-ĐS tổ chức triển khai thí điểm phát loa tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành Luật Giao thông đường bộ tại 02 giao lộ khu vực trung tâm Thành phố vào giờ cao điểm là: Nguyễn Văn Cừ - Trần Hưng Đạo và Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Trãi... Nội dung PBGDPL ngày càng bám sát công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, với nhu cầu cuộc sống, với các vấn đề dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; hình thức PBGDPL được đổi mới với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả. 3.2. Hạn chế Bên cạnh thành tựu, công tác PBGDPL nói chung, ứng dụng CNTT trong PBGDPL nói riêng đã bộc lộ tồn tại, hạn chế như: Một số cơ quan, tổ chức, đoàn thể, địa phương chậm đổi mới trong tổ chức triển khai thực hiện, nội dung PBGDPL còn chậm đổi mới, dàn trải chưa sát với đặc điểm, đối tượng, địa bàn, lĩnh vực và nhu cầu thông tin về pháp luật của người dân, Đặc biệt việc ứng dụng CNTT còn chậm, chưa tận dụng triệt để thành tựu của CNTT, kỹ thuật số để kết nối, chia sẻ thông tin và khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bảo đảm cho công tác PBGDPL trên môi trường mạng, gây lãng phí nguồn lực đầu tư cho công tác này. Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trên cổng thông tin điện tử đã được triển khai, tuy nhiên chưa có các nội dung đột phá, có điểm nhấn, do đó vấn đề đặt ra là làm với nội dung phong phú đa dạng, canh tranh với các trang điện tử. Tình hình an ninh thông tin trên internet diễn biến phức tạp. Theo khảo sát sơ bộ có tới 80% các trang tin điện tử còn nhiều sơ hở trong đảm bảo an ninh thông tin, nhiều hệ thống thông tin còn có khiếm khuyết chưa được cập nhật và quan tâm đúng mức nên đã gây ra những sự cố đáng tiếc ảnh hưởng tới các dịch vụ hành chính điện tử, thương mại điện tử và các hình thức ứng dụng CNTT khác. Vì vậy khi thực hiện tuyên truyền pháp luật trên mạng internet cần lưu tâm đến vấn đề bảo mật thông tin, biện pháp phòng, chống sự xâm nhập của các đối tượng. Số lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền PBGDPL chưa thật sự đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, việc ứng dụng CNTT vào công tác PBGDPL vẫn chưa được quan tâm đúng mức. 3.3. Giải pháp thực hiện nhằm nâng cao ứng dụng CNTT vào PBGDPL - Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học của cuộc cách mạng 4.0, quán triệt và thực hiện Luật An ninh mạng, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. - Đa dạng hóa các hình thức, biện pháp PBGDPL; nâng cao chất lượng hoạt động quản lý công tác này đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. - Bám sát những nội dung liên quan đến công tác ứng dụng CNTT liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biên giáo dục pháp luật qua Ứng dụng công nghệ thông tin ... 118 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật đó nâng cao công tác thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm. - Phối hợp nhiều hình thức, biện pháp để thực hiện, trong đó có: phổ biến pháp luật trực tiếp (thông qua hội nghị phổ biến, quán triệt, thông qua cuộc họp, giao ban đơn vị; tập huấn chuyên sâu về một số văn bản pháp luật, một số lĩnh vực pháp luật); cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; đăng trên công báo; thông qua các phương tiện truyền thông; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; thông qua các hoạt động thực thi nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị - Kết hợp, ứng dụng CNTT trong cách thức triển khai một số hoạt động tại một số địa bàn có điều kiện, cần xây dựng thêm mô hình tủ sách pháp luật điện tử. Để hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật mang lại hiệu quả cao, bên cạnh đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, những người tham gia. - Tiến hành nâng cấp, bố trí nguồn lực để xây dựng, vận hành, duy trì hoạt động Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của cả nước bảo đảm hoạt động liên tục; thường xuyên cập nhật, kết nối, chia sẻ thông tin về phổ biến, giáo dục pháp luật trên môi trường mạng; chuẩn hóa cấu trúc dữ liệu thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật. - Đẩy mạnh công tác tập huấn ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ tư pháp, tuyên truyền viên pháp luật, báo cáo viên pháp luật, đồng thời đội ngũ thực hiện công tác này cần phải chủ động tìm hiểu, ứng dụng CNTT để người dân có thể tiếp cận một cách dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả hơn nữa. Nhằm góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL thì việc tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác này là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh hiện nay. Để pháp luật ngày càng đi sâu vào cuộc sống của người dân, CATP tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL nhằm giữ vững an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công an (2016), Nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân, NXB Lao Động. 2. Báo cáo tổng kết Đề án “Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2015 – 2018” của Công an thành phố. 3. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. 4. Nguyễn Nhâm (2017), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – từ góc nhìn an ninh phi truyền thống. 5. Quốc hội (2012), Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. 6. Đặng Thị Tuyết Hạnh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật , Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp số 6/2013, tr10-13. 7. GS.TS Hoàng Thị Kim Quế (2011), Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay, Khoa học pháp lý, Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh, số 4/2011, tr.3-8. 8. Phạm Thanh Tuyền (2009), Những vấn đề cần quan tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay, Dân chủ và Pháp luật, Bộ tư pháp, số 9/2009, tr.56-61.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_3727_2159511.pdf
Tài liệu liên quan