Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng một số dạng bài tập luyện nói tiếng Nga trình độ cơ bản tại Học viện Kỹ thuật quân sự

Tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng một số dạng bài tập luyện nói tiếng Nga trình độ cơ bản tại Học viện Kỹ thuật quân sự: 81KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) TRAO ĐỔI v NGUYỄN THỊ HỒNG NGA*, ĐÀO THỊ HỒNG HÀ**, ĐOÀN THỊ MINH HẰNG*** *Học viện Kỹ thuật Quân sự,  thaoanhnguyen256@gmail.com *Học viện Kỹ thuật Quân sự,  dthh110483@gmail.com *Học viện Kỹ thuật Quân sự,  doanminhhang266@gmail.com Ngày nhận bài: 16/3/2019; ngày sửa chữa: 03/5/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019 1. MỞ ĐẦU Tại học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS), tiếng Nga được giảng dạy theo chương trình không chuyên, kỹ năng nói không được giảng dạy như một môn học riêng biệt, nhưng lại là một phần không thể thiếu trong quá trình kiểm tra, đánh giá. Trong những năm gần đây, môn tiếng Nga trình độ cơ bản (B1) được đưa vào chương trình chính khóa. Thực tế giảng dạy cho thấy, học viên học tiếng Nga gặp phải những khó khăn nhất định như: thiếu môi trường tiếng; thời gian luyện nói trên lớp ít, năng lực ngoại ngữ của nhiều học viên khối các ngành kỹ thuật ít nhiều còn hạn chế; thái độ học tập chưa thật sự nghiêm túc...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng một số dạng bài tập luyện nói tiếng Nga trình độ cơ bản tại Học viện Kỹ thuật quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
81KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) TRAO ĐỔI v NGUYỄN THỊ HỒNG NGA*, ĐÀO THỊ HỒNG HÀ**, ĐOÀN THỊ MINH HẰNG*** *Học viện Kỹ thuật Quân sự,  thaoanhnguyen256@gmail.com *Học viện Kỹ thuật Quân sự,  dthh110483@gmail.com *Học viện Kỹ thuật Quân sự,  doanminhhang266@gmail.com Ngày nhận bài: 16/3/2019; ngày sửa chữa: 03/5/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019 1. MỞ ĐẦU Tại học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS), tiếng Nga được giảng dạy theo chương trình không chuyên, kỹ năng nói không được giảng dạy như một môn học riêng biệt, nhưng lại là một phần không thể thiếu trong quá trình kiểm tra, đánh giá. Trong những năm gần đây, môn tiếng Nga trình độ cơ bản (B1) được đưa vào chương trình chính khóa. Thực tế giảng dạy cho thấy, học viên học tiếng Nga gặp phải những khó khăn nhất định như: thiếu môi trường tiếng; thời gian luyện nói trên lớp ít, năng lực ngoại ngữ của nhiều học viên khối các ngành kỹ thuật ít nhiều còn hạn chế; thái độ học tập chưa thật sự nghiêm túc; hệ thống bài tập luyện ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC XÂY DỰNG MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP LUYỆN NÓI TIẾNG NGA TRÌNH ĐỘ CƠ BẢN TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ TÓM TẮT Mục đích cuối cùng của dạy kỹ năng nói tiếng Nga là hình thành ở người học khả năng sử dụng lời nói tiếng Nga không chuẩn bị, năng lực tiến hành hội thoại tự do, diễn đạt suy nghĩ của bản thân và sử dụng tiếng Nga như một phương tiện giao tiếp trong các tình huống tự nhiên. Tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, học viên học tiếng Nga theo chương trình không chuyên với mục tiêu đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành, vì vậy, kỹ năng nói tiếng Nga không được chú trọng, dẫn đến kết quả học tập không cao. Bởi vậy, trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng một số dạng bài tập luyện nói nhằm tăng thời gian luyện tập kỹ năng cho học viên, góp phần cải thiện chất lượng học tiếng Nga tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Từ khóa: bài tập, công nghệ thông tin, kỹ năng nói, tự học kỹ năng nói chưa phong phú, tâm lý sợ sai nhất là khi đưa ra các phát ngôn không có thời gian chuẩn bị trước; đặc biệt là chưa có hệ thống bài tập luyện nói nào sử dụng công nghệ thông tin để học viên có thể tự luyện tập. Đây chính là những nguyên nhân cơ bản khiến kết quả dạy và học nói chưa được như mong muốn. 2. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TIẾNG NGA NÓI CHUNG VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI NÓI RIÊNG Ngày nay công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào mọi hoạt động của đời sống xã hội. Đối 82 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v TRAO ĐỔI với dạy học nói chung, và dạy học ngoại ngữ nói riêng, việc áp dụng công nghệ thông tin được coi là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Theo các tác giả Абашева (2007), Bahadorfar và Omidvar (2014), những ứng dụng cụ thể của công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ gồm có: ứng dụng trong tìm kiếm, thu thập và phân tích dữ liệu nguồn; ứng dụng trong biên soạn giáo trình, xây dựng ngữ liệu điện tử; ứng dụng trong thuyết trình, giảng dạy và ứng dụng trong kiểm tra đánh giá. Nhiều nhà giáo dục học cũng đã thấy lợi ích của việc khuyến khích người học sử dụng máy tính và mạng để tham gia các hoạt động học tập, tìm kiếm thông tin, trao đổi thông tin Máy vi tính được sử dụng hiệu quả trong việc soạn giáo án điện tử, soạn bài kiểm tra, thiết kế các dạng bài tập và phần mềm học tập cho học viên. Đặc biệt, máy vi tính có nối mạng Internet sẽ là kênh thông tin vô cùng phong phú, là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho công việc giảng dạy và học tập. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao chất lượng học tập cho người học, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, khuyến khích và tạo điều kiện cho người học chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học, tự rèn luyện bản thân. (Семенова và Слепухин, 2013, tr.99). Nhờ có những tính năng mới và ưu việt nên máy vi tính được sử dụng có hiệu quả trong quá trình dạy học, giúp cho chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao. Cũng như bất kỳ một ngôn ngữ nào khác, tiếng Nga được giảng dạy theo bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, kỹ năng nghe và nói có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau, đây là hai hoạt động gắn liền với nhau trong quá trình giao tiếp. Dạy nói không thể thực hiện được nếu không hiểu được ngôn ngữ dưới dạng âm thanh hoặc ngược lại. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sử dụng khái niệm của tác giả Dương Đức Niệm (2008, tr. 273): "dạy kỹ năng nói là dạy kỹ năng dùng lời nói để diễn đạt các ý tưởng của mình thông qua các phương tiện ngôn ngữ thuộc phong cách trung hòa". Có thể nói rằng, mục đích cuối cùng của dạy kỹ năng nói là "luyện cho học sinh năng lực sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện giao tiếp dưới dạng độc thoại hoặc đối thoại" (Dương Đức Niệm, 2008, tr.276). Theo các nhà ngôn ngữ học Акишина, Каган (2002), các tiêu chí để đánh giá mức độ nắm bắt kỹ năng lời nói là: hiểu được những gì đang nói; độ chính xác về ngữ âm, ngữ điệu; độ chính xác về ngữ pháp; độ chính xác trong sử dụng từ ngữ; lời nói trôi chảy, rõ ràng, tốc độ hợp lý. Vì vậy, những yếu tố cần thiết trong rèn luyện, phát triển kỹ năng nói tiếng Nga bao gồm: kỹ thuật nói, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng lời nói, kỹ năng giao tiếp. Vậy đâu là vai trò của công nghệ thông tin (CNTT) trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói tiếng Nga? Trước hết, CNTT giúp người dạy tìm kiếm, lựa chọn ngữ liệu học tập phù hợp để rèn luyện từng loại kỹ năng riêng biệt (từ cách phát âm chuẩn cho đến khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt trong từng tình huống giao tiếp cụ thể). CNTT cũng giúp người dạy tổ chức hoạt động dạy học phù hợp với nội dung, hoàn cảnh học tập; thiết kế những nhiệm vụ học tập và hoạt động học tập có tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Trên cơ sở nắm vững đặc điểm của người học, người dạy có thể ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy để chỉnh sửa lỗi ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cho học viên; khắc phục nhược điểm thiếu hụt môi trường tiếng, tạo ra các tình huống giao tiếp ảo để người học luyện tập. Đối với người học, nhiều chương trình (phần mềm) đã được xây dựng nhằm hỗ trợ cho việc tự học, tự ôn tập, trong đó, các yếu tố kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động cũng như trí lực được hết sức chú trọng. 3. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC NÓI TIẾNG NGA TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ 3.1. Giảng viên Trong gần 10 năm giảng dạy tại bộ môn tiếng Nga ở khoa Ngoại ngữ, Học viện KTQS, chúng tôi nhận thấy đội ngũ giảng viên tiếng Nga của bộ 83KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) TRAO ĐỔI v môn không có nhiều biến động về số lượng (do số giảng viên nghỉ hưu và giảng viên mới tuyển tương đối cân bằng), tuy nhiên, giảng viên trẻ chiếm số lượng khá lớn. Hiện nay, bộ môn có 14 giảng viên tiếng Nga, trong đó có 03 tiến sỹ, 11 thạc sỹ (01 giảng viên trong số này đang học NCS). Trong những năm qua, công tác đào tạo và bồi dưỡng giảng viên được chú trọng. Các giảng viên của bộ môn rất tích cực tham gia các đợt tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn do Trung tâm Văn hóa – Khoa học Nga và phân viện Puskin tổ chức; tham gia các hội nghị khoa học về phương pháp giảng dạy tiếng Nga tại các trường trong và ngoài Quân đội hoặc do khoa tổ chức. Mỗi năm có 1-2 giảng viên được đi thực tập tại các trường của Liên bang Nga. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là dạy nói, đội ngũ giảng viên của bộ môn cũng có những khó khăn đáng kể: giảng dạy tiếng Nga trong điều kiện không có môi trường tiếng, một số giảng viên học dài hạn ở Nga nhưng về nước đã lâu; một số khác chỉ đi thực tập ở Nga trong thời gian ngắn nên đôi khi chưa thật tự tin, chưa thật chuẩn xác trong nói và dạy nói tiếng Nga. Thậm chí, trong quá trình dạy nói còn có những giảng viên lạm dụng tiếng Việt hoặc hạn chế trong ứng dụng CNTT. 3.2. Học viên Theo quy định chung, những học viên đã đạt trình độ cơ sở (A2) mới được học tiếng Nga trình độ cơ bản (B1). Đầu năm học 2018-2019, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả cho thấy: đa số học viên không yêu thích môn học; theo thói quen học viên chỉ quan tâm đến việc học từ vựng, học các quy tắc và các dạng bài tập ngữ pháp; là học viên không chuyên nên họ chỉ tập trung học để đọc tài liệu chuyên ngành mà ít tập trung, chưa cố gắng rèn luyện kỹ năng nói, vì vậy, hầu hết học viên có kỹ năng nói kém. Thực tế, sau khi ra trường, về đơn vị công tác, nhiều học viên không dùng đến tiếng Nga. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho tinh thần học tập của học viên bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, cho dù học nói ở dạng nào, độc thoại hay hội thoại, rào cản tâm lý luôn là rào cản rất lớn và khó vượt qua. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, bất kỳ lời nói nào khi được phát ra đều phải có động cơ, người nói cần có sự mong muốn, có mục đích để nói. Tuy nhiên, qua quan sát của chúng tôi, học viên rất thụ động trong giờ học nói. Hầu hết học viên chỉ nói khi được chỉ định, thậm chí là bị bắt buộc. Một số học viên căng thẳng, mất tự tin, gần như không xác định được động cơ và mục đích lời nói. Từ đó, cơ chế sản sinh lời nói trở nên chậm chạp, phản xạ kém, nói thành tiếng thì gần như bế tắc. Ngoài thời gian học nói với giáo viên trên lớp, học viên không tự luyện nói ở nhà, cũng không có phần mềm hỗ trợ luyện nói nào được sử dụng. 3.3. Chương trình giảng dạy, giáo trình Theo khung chương trình giảng dạy đã được phê duyệt và đang được áp dụng tại Học viện KTQS, môn tiếng Nga B1 được giảng dạy với thời lượng 180 tiết, bao gồm cả phần tiếng Nga văn phong khoa học kỹ thuật. Giáo trình được sử dụng để giảng dạy ở chương trình B1 là Наше время (первый сертификационный уровень). Đây là giáo trình giảng dạy, trong đó mỗi bài gồm phần kiến thức ngữ pháp, các bài tập luyện ngữ pháp, luyện kỹ năng tổng hợp chứ không phải giáo trình phát triển từng kỹ năng riêng biệt. Do vậy, những bài tập luyện nói cho học viên còn ít về số lượng, không phong phú về dạng bài và thời lượng cho kỹ năng này không nhiều. Đặc biệt, chưa có những dạng bài tập luyện nói ứng dụng CNTT dành riêng cho học viên trong quá trình tự học. Điều này ảnh hưởng nhiều đến kết quả dạy và học nói tiếng Nga tại Học viện trong thời gian qua. 3.4. Kết quả thi nói B1 những năm qua Từ khóa 48, trình độ B1 bắt đầu được giảng dạy trong chương trình chính khóa. Chúng tôi tiến hành thống kê và kết quả thi nói B1 của học viên được thể hiện trong bảng 1. 84 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v TRAO ĐỔI Bảng 1. Kết quả thi nói B1 của học viên tại Học viện Kỹ thuật Quân sự Kết quả thi nói B1 (tổng điểm 20) Khóa Không đạt Điểm 10 – dưới 14 Điểm 14 – dưới 18 Điểm 18 – 20 48 52/120 (43%) 48/120 20/120 0 49 126/219 (57%) 65/219 27/219 1/219 50 119/199 (59%) 57/199 23/199 0 Từ kết quả trên có thể thấy, tỷ lệ học viên không đạt điểm trung bình cho kỹ năng nói chiếm tỷ lệ rất cao (chiếm từ 43%, 57% và 59% tương ứng với 3 năm). Tỷ lệ điểm kém tăng dần có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quy chế thi thay đổi. Năm đầu tiên áp dụng thi nói (đối với K48), học viên có thời gian chuẩn bị là 10 phút, K49 được chuẩn bị 5 phút còn K50 hầu như không có thời gian chuẩn bị. Đây cũng là lý do khiến cho kết quả thi nói ngày càng giảm. Đặc thù của học viên học tiếng Nga tại Học viện KTQS là các học viên không chuyên, trình độ tiếng Nga hầu hết để phục vụ mục đích đọc hiểu tài liệu chuyên ngành nên bản thân các em không quá chú trọng đến kỹ năng nói. Hơn nữa, kết quả thi là tổng điểm cả 4 kỹ năng cộng lại, chỉ cần thỏa mãn điều kiện tổng điểm đạt 50/100 trở lên và không có kỹ năng nào bị điểm liệt. Vì thế, con số hơn 50% điểm dưới trung bình không có nghĩa là từng đó học viên bị trượt môn. Mặc dù vậy, kết quả thi nói kém cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả chung. 3.5. Những lỗi thường gặp trong quá trình rèn luyện và phát triển kỹ năng nói tiếng Nga của học viên Qua quá trình quan sát, ghi chép và tổng hợp các kết quả trong quá trình dạy nói và kiểm tra nói, các lỗi thường gặp của học viên có ở tất cả các cấp độ ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cách diễn đạt. Lỗi ngữ âm bao gồm: đọc sai âm, đọc sai trọng âm và không phân biệt được các loại ngữ điệu trong giao tiếp. Những lỗi phổ biến này do bị chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ mà học viên đã học trước đó, cũng như trong tiếng Nga có những âm đặc biệt không có trong tiếng mẹ đẻ của người học. Cụ thể, các lỗi ngữ âm học viên thường mắc là không phát âm đúng được các phụ âm /ш/, /ж/, /ц/, /щ/, /ч/; nhầm lẫn khi phát âm các cặp âm /ш – щ/, /з – ж/, /б – п/, /с – щ/, /л – н/, /ж – р/, /с – ш/, /с – ц/; không nắm được các quy luật nhược hóa nguyên âm, vô thanh, hữu thanh, chuyển hóa phụ âm, nhất là những từ liên quan đến nhược hóa nguyên âm sau phụ âm mềm. Phần lớn học viên vẫn đọc часы /ч˄сы/, площадь /плош∂т’/ мужчина /ужчин∂/ trong khi cách phát âm đúng của những từ này là /чисы/, /площит’/, /мущин∂/. Bên cạnh đó, lỗi sai trọng âm cũng là lỗi rất thường gặp, đặc biệt với những từ mà khi biến số, biến cách hoặc chia theo ngôi thì trọng âm cũng thay đổi (слова́ – сло́ва, окна́ – о́кна, до́ктор – доктора́, учи́ться – у́чится, хочу́ – хо́чешь – хоти́м...). Một yếu tố không kém phần quan trọng khi nói tiếng Nga là ngữ điệu. Nói sai ngữ điệu có thể gây hiểu nhầm trong giao tiếp, bởi lẽ trong tiếng Nga, rất nhiều câu chỉ được phân biệt là câu kể, câu hỏi hay câu cảm thán nhờ vào dấu chấm câu (khi viết) và ngữ điệu (khi nói). Chỉ cần nói không đúng ngữ điệu là người nghe có thể hiểu thông tin khác đi, hiệu quả giao tiếp sẽ không còn. Ví dụ: Его зовут Дима. (ИК- 1) - Anh ta tên là Di-ma. Его зовут Дима?(ИК-3) - Anh ta tên là Di-ma phải không? Сколько цветов?(ИК-2) – Có bao nhiêu bông hoa (loại hoa)? Сколько цветов!(ИК-5) – Có bao nhiêu là hoa này! Các lỗi từ vựng thường gặp nhất là: không phân biệt được các từ có cùng nghĩa khi dịch sang tiếng việt (учить – учиться – изучать – заниматься; знать – понимать – узнавать; поступать – сдавать; из – из-за – от – по...); không nắm được các từ cùng gốc nên gặp khó 85KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) TRAO ĐỔI v khăn trong việc sử dụng các cấu trúc tương đương. (Đặc thù của tiếng Nga là có những dãy từ rất dài: động từ, danh từ, tính từ, trạng từ... được cấu tạo từ một từ cùng gốc учить – учиться – учитель – учительница – ученик – ученица – учёба – учение – учёный) hoặc không phân biệt được các cặp tính từ gần nghĩa dạng: разный – различный; особый – особенный, дружный – дружеский – дружественный, длинный – длительный, короткий – краткий ... Ngoài ra, học viên còn gặp khó khăn trong việc sử dụng động từ, nhất là động từ chuyển động. Học viên cũng thường gặp rất nhiều khó khăn khi phải phân biệt động từ chuyển động không sử dụng phương tiện và có phương tiện, động từ một hướng và hai hướng, đặc biệt là các động từ có tiền tố và sử dụng giới từ sau nó. Trong bình diện ngữ pháp, những lỗi thường gặp là chia và sử dụng động từ không đúng dạng thức, biến đổi sai các dạng thức ngữ pháp của từ. Học viên thường nhầm lẫn giống, số của danh từ, tính từ, đại từ sở hữu khi cần sử dụng ở các cách khác nhau. Một số học viên chỉ nói được khi đã dịch được câu nào đó từ tiếng Việt (tức là tư duy qua tiếng mẹ đẻ, lấy tiếng mẹ đẻ làm trung gian) dẫn đến lời nói không đúng ngữ pháp, sử dụng không đúng từ vựng, gây buồn cười cho người nghe. Ví dụ: Я часто иду спать в 10 часов вечера. (Câu đúng phải là Я часто ложусь спать в 10 часов вечера.) Я есть брат и сестра. (Câu đúng phải là У меня есть брат и сестра.) Я нравится русский язык. (Câu đúng phải là Мне нравится русский язык.) Đối với cách diễn đạt, trong tiếng Nga, khi sử dụng câu phức có chứa liên từ như: Я знаю, что Антон приехал из Москвы; Мой друг не пришёл, потому что он занят..., người nói phải dừng sau dấu phẩy, nhưng đa số học viên lại dừng sau liên từ theo kiểu: Я знаю что, Антон приехал из Москвы; Мой друг не пришёл потому что, он занят... Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy lỗi nghiêm trọng nhất học viên mắc phải là không hiểu câu hỏi, không hiểu tình huống dẫn đến mục đích giao tiếp không đạt được. Lỗi này là tổng hợp các lỗi thuộc các bình diện ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các nghi thức lời nói. 4. XÂY DỰNG MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP LUYỆN NÓI TIẾNG NGA TRÌNH ĐỘ CƠ BẢN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Để việc rèn luyện và phát triển kỹ năng nói đạt hiệu quả, người học cần được luyện tập qua một hệ thống bài tập liên quan đến các bình diện như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và nghi thức lời nói ... Thông thường các dạng bài tập được chia thành bài tập ngôn ngữ và bài tập giao tiếp. Bài tập ngôn ngữ thường có các dạng như bài tập phản xạ, bài tập thay thế, bài tập chuyển hoá, bài tập đặt câu, bài tập hỏi đáp... Bài tập giao tiếp bao gồm bài tập hỏi-đáp, bài tập tình huống, bài tập tái tạo, bài tập tranh luận, bài tập sáng tạo ... Qua những phân tích về chương trình, giáo trình, lỗi điển hình và kết quả thi nói trong những năm gần đây của học viên tại Học viện KTQS, chúng tôi mạnh dạn ứng dụng CNTT để xây dựng một số dạng bài tập luyện nói, giúp học viên tăng thời lượng rèn luyện kỹ năng, hỗ trợ học viên trong việc tự kiểm tra và sửa lỗi, góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Các dạng bài tập được xây dựng dựa trên ngữ liệu là file nghe do người bản ngữ đọc, giúp học viên tiếp xúc nhiều hơn với âm thanh của người bản ngữ, sử dụng phần mềm để nghe, ghi lại câu hỏi, câu trả lời hoặc các phát ngôn của mình; nghe lại, có sóng âm so sánh lời của mình với file gốc để đánh giá mức độ tiệm cận với lời nói của người bản ngữ. Phần mềm chúng tôi gợi ý cho học viên sử dụng trong quá trình học tập là: Chương trình học tiếng Nga trên máy tính; ứng dụng chỉnh sửa file âm thanh Audacity; phần mềm chuyển file word thành giọng nói sử dụng trên điện thoại thông minh; hệ thống 86 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v TRAO ĐỔI hỗ trợ dạy và học tiếng Nga tại Học viện KTQS Để minh họa cho phần này, chúng tôi sử dụng ngữ liệu theo chủ đề: Sở thích (Караванова Н.Б., 2006) 4.1. Bài tập ngôn ngữ Trong nhóm này, các dạng bài phù hợp nhất với việc ứng dụng công nghệ thông tin là bài tập nghe – nhắc lại; bài tập thay thế. Học viên có thể nghe – nhắc lại các từ, cụm từ, câu, hội thoại để luyện cách phát âm đúng, đọc đúng ngữ điệu, tiếp xúc với các mẫu lời nói cần thiết theo chủ đề. Bài tập 1: Nghe, nhắc lại các từ, cụm từ заниматься интересоваться увлекаться литература (поэзия, стихи, проза) искусство (живопись, театр, опера, балет) классическая музыка современная музыка консерватория культура история готовить/приготовить (Караванова Н.Б., 2006, tr.213-214) Bài tập 2: Nghe và nhắc lại các câu Чем вы занимаетесь в свободное время? Я занимаюсь спортом. Чем вы интересуетесь? Я интересуюсь литературой. Чем вы увлекаетесь? Я увлекаюсь театром. Я собираю марки, открытки, фотографии, автограф. (Караванова Н.Б., 2006, tr.213-214) Bài tập 3: Nghe câu mẫu, thay thế Học viên sẽ nghe câu mẫu, thay thế một từ hoặc cụm từ nào đó bằng các từ, cụm từ tương đương, đọc và ghi âm lại các phương án thay thế của mình. Ví dụ: "Я играю в футбол" - Học viên sẽ thay từ футбол bằng các từ волейбол, баскетбол, теннис, пинг-понг, бадминтон, шахматы... "Я люблю заниматься спортом" - Học viên sẽ thay заниматься спортом bằng các cụm từ читать книги, слушать музыку, смотреть фильмы, собирать марки, путешествовать, готовить ... "Я увлекаюсь театром" - Học viên sẽ thay театром bằng các từ музыкой, балетом, оперой, живописью, архитектурой, литературой, историей... (Караванова Н.Б., 2006, tr.214) Bài tập 4: Nghe hội thoại và nhắc lại - Виктор, что ты любишь делать в свободное время? - В свободное время я люблю слушать музыку. - А какую музыку ты любишь? - Больше всего я люблю классическую музыку. - А кто твой любимый композитор? - Мой любимый композитор – Чайковский. - А современная музыка тебе не нравится? - Хорошая современная музыка мне тоже нравится, но меньше, чем классическая. - А где ты слушаешь музыку: дома или в консерватории? - В выходные дни я обычно хожу в консерваторию или в театр. Дома я тоже часто слушаю музыку, у меня есть хорошие пластинки. (Караванова Н.Б., 2006, tr.222-223) 87KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) TRAO ĐỔI v 4.2. Bài tập giao tiếp Trong các dạng bài tập phát triển kỹ năng giao tiếp, loại bài đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi được sử dụng nhiều nhất và phù hợp hơn cả trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Học viên sẽ nghe câu hỏi bất kỳ và trả lời câu hỏi đó, hoặc nghe câu trả lời rồi đặt câu hỏi cho nó. Câu hỏi hoặc câu trả lời mà học viên đặt ra được ghi âm lại, giáo viên có thể kiểm tra và sửa lỗi giúp học viên. Ví dụ 1: Trả lời các câu hỏi sau Чем вы занимаетесь в свободное время? Какую музыку ты любишь? Кто твой любимый поэт? Кто ваши любимые художники? Каким видом спорта ты занимаешься? Ví dụ 2: Đặt câu hỏi cho các câu trả lời sau Её любимый композитор - Чайковский. Да, иногда я хожу на выставки. Я увлекаюсь русской живописью. Нет, я не могу готовить. Может быть, она интересуется русской историей или поэзией. Ngoài ra, bài tập tình huống cũng thường được sử dụng để luyện kỹ năng nói cho học viên. Từ những tình huống cụ thể, học viên có thể đặt mình vào yêu cầu của tình huống để giao tiếp dưới dạng độc thoại hoặc hội thoại. Ví dụ: Что вы скажете, если: Вы хотите пригласить друга в театр на новый спектакль. Вы опоздали на урок. Объясните, почему вы опоздали. Вы пришли к врачу. Скажи ему, как вы себя чувствуете. Вас пригласили в гости, и вы можете пойти. Это книга вашего друга и вы хотите её читать. 4.3. Các phần mềm, ứng dụng có thể áp dụng vào luyện nói. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi gợi ý cho học viên một số phương tiện ứng dụng công nghệ thông tin để rèn luyện kỹ năng nói. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, gần như 100% học viên sử dụng điện thoại thông minh và máy tính cá nhân. Đây là điểm vô cùng thuận lợi để học viên tăng thêm thời lượng cho kỹ năng nói. 4.3.1. Chương trình học tiếng Nga trên máy tính Russian for all. 1000 tasks. Level 1; Level 2; Level 3. Đây là phần mềm học liệu dành riêng cho học viên học tiếng Nga từ khi bắt đầu học cho đến khi đạt tới trình độ B1, dễ dàng cài đặt trên máy tính cá nhân. Trong số các bài tập được thiết kế, có những bài dành riêng để luyện âm và phát triển kỹ năng nói, trong đó file nghe do người bản ngữ đọc phù hợp với từng trình độ, có chức năng ghi âm và so sánh sóng âm để học viên tự nghe lại và xem mức độ tiệm cận của mình so với file gốc. Giao diện của chương trình có hỗ trợ cả tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Trung. Học viên có thể nhấp chuột để chọn đúng loại bài phát triển kỹ năng nói và luyện theo chương trình. 4.3.2. Ứng dụng chỉnh sửa file âm thanh Audacity trên máy tính và ứng dụng “Máy thu âm” trên điện thoại. Trên thực tế có nhiều phần mềm thực hiện được chức năng ghi âm lời nói nhưng chúng tôi gợi ý sử dụng các phần mềm này vì nó hỗ trợ mở file âm thanh nhiều định dạng khác nhau và ghi chèn lời nói của mình vào đoạn trống. Thông thường, chúng tôi áp dụng loại bài tập nghe, trả lời câu hỏi hoặc đặt câu hỏi cho câu trả lời có sẵn. Học viên mở ứng dụng, mở file nghe gốc sau đó ghi âm câu trả lời của mình chèn vào khoảng trống giữa các 88 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v TRAO ĐỔI lời nói phát ra. File cuối cùng xuất ra là file trộn cả âm thanh gốc và âm thanh do học viên nhắc lại hoặc trả lời câu hỏi. Loại bài tập luyện theo dạng này giúp học viên có phản xạ nhanh trong các tình huống giao tiếp, rất phù hợp với một dạng bài trong phiếu thi nói. 4.3.3. Hệ thống hỗ trợ dạy và học tiếng Nga tại Học viện Kỹ thuật Quân sự < hethongtichhop.com.> Các dạng bài luyện nói sẽ được giáo viên đưa vào hệ thống và tạo cấu trúc của một buổi học trên phòng máy. Học viên sử dụng máy tính tại phòng học tiếng, vào mạng nội bộ, thực hiện các yêu cầu của bài học và ghi âm lại, gửi file về máy chủ. Giáo viên sẽ nghe, kiểm tra và sửa lỗi cuối buổi học hoặc trong buổi học sau. Ưu điểm của phương pháp này là nhiều học viên cùng thực hiện một lúc các yêu cầu của giảng viên, thực hiện đúng nội dung yêu cầu. Tuy nhiên, loại bài này cần phải sử dụng phòng học tiếng, mỗi học viên phải có tài khoản đăng ký và có giáo viên tổ chức lớp học. 4.3.4. Ứng dụng chuyển văn bản thành âm thanh @voice aloud reader Tác giả đã tìm các phần mềm thực hiện công đoạn này đối với văn bản bằng tiếng Nga và chỉ tìm được một phần mềm có thể sử dụng trên điện thoại thông minh. Đó là phần mềm @voice aloud reader. Khi sử dụng phần mềm này, học viên cần kết hợp với phần mềm thu âm. Học viên chạy phần mềm thu âm, mở tiếp phần mềm @voice aloud reader. Từ giao diện của chương trình @voice aloud reader, học viên sẽ mở file word chứa những câu cần luyện, chạy chương trình. Phần mềm sẽ tự động chuyển văn bản thành âm thanh. Học viên có thể dừng ở bất kỳ chỗ nào (sau mỗi từ, mỗi cụm từ, mỗi câu mỗi đoạn ...) để nhắc lại, đặt câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi. Cả quá trình này được phần mềm thu âm ghi lại. Kết thúc mỗi phần, học viên sẽ có một file nghe hoàn chỉnh gồm lời nói chuyển đổi và câu trả lời hoặc câu hỏi tương ứng. Tuy lời nói được chuyển sang từ văn bản không có giọng điệu sinh động như các hội thoại giao tiếp thực, nhưng ưu điểm của nó là có thể chuyển bất kỳ nội dung nào thành tiếng, cho nên khi cần luyện nói bất kỳ nội dung gì, từ câu ngắn cho tới cả bài nói theo chủ đề, học viên đều có thể chuyển đổi thành lời và nghe đi nghe lại bất cứ khi nào thuận tiện. Phần mềm này rất hữu ích đối với học viên vì các em không cần phải có file nghe gốc. Câu hỏi, câu trả lời hoặc bài nói theo chủ đề các em có thể chuẩn bị trước, nhờ các thầy cô chữa cho đúng và bắt đầu luyện tập. 5. KẾT LUẬN Học tập là một quá trình tiếp thu kiến thức lâu dài. Do động cơ và thái độ học tập của nhiều học viên chưa thật sự đúng mực; các công cụ hỗ trợ học tiếng Nga chưa phong phú nên kết quả học tập tiếng Nga nói chung, luyện nói tiếng Nga trình độ cơ bản nói riêng tại học viện KTQS chưa cao. Để giúp học viên có tư liệu luyện nói đa dạng, hiệu quả, chúng tôi đã ứng dụng CNTT trong việc xây dựng một số dạng bài tập luyện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các mẫu hành động, lời nói theo từng nhóm chủ đề giao tiếp phù hợp với chương trình. Bộ bài tập này sẽ dần dần được bổ sung, chỉnh sửa để giúp học viên tăng thời lượng thực hành kỹ năng nói khi sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp phần nào trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Nga tại Học viện KTQS./. 89KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) TRAO ĐỔI v APPLICATION OFIT IN DESIGNING EXERCISES TO IMPROVE RUSSIAN SPEAKING SKILLS AT MILITARY TECHNICAL ACADEMY NGUYEN THI HONG NGA, DAO THI HONG HA, DOAN THI MINH HANG Abstract: Developing communicative competence including ability to express ideas and thoughts as well as the ability to communicate effectively and spontaneously in real-life contexts is the primary goal of Russian language programs. At MTA, however, leaners are enrolled in language programs, where the focus is on developing students’ reading competence rather than speaking skills. As the result, students’ performance at oral exams are often far from satisfaction. This paper explores ways of applying IT in designing systematic exercises to provide students with frequent practice in speaking Russian, which is expected to make great contribution to overall quality improvement in Russian teaching and learning at MTA. Keywords: application of IT, exersices, self-study, speaking skill Received: 16/3/2019; Revised: 03/5/2019; Accepted for publication: 15/5/2019 Tài liệu tham khảo: Dương Đức Niệm (2008), Phương pháp dạy học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Bahadorfar, M. and Omidvar, R., (2014), Technology in teaching speaking skill. Acme International Journal of Multidisciplinary Research. Volume - II, Issue- IV. Абашева И.Х. (2007), Использование мультимедиа-программ и Интернет-ресурсов в обучении иностранному языку, Известия Российского государственного педагогического университета им. А.И. Герцена, № 37. Акишина А.А., Каган О.Е. (2002), Учимся учить, Русский язык, Москва. Караванова Н.Б. (2006), Говорите правильно, Русский язык, Москва. Семенова И.Н., Слепухин А.В., (2013), Информационные технологии в образовании, Образование и наука, № 5.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_viec_xay_dung_mot_so_dang_bai_tap_luyen_noi_tieng_nga_trinh_do_co.pdf